You are on page 1of 10

Câu hỏi: Tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam và trên

thế giới.
I. Việt Nam
1. Chính sách thúc đẩy phát triển.

Xây dựng dự án điện gió ngoài khơi đang là cuộc đua hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn.

Tiềm năng dồi dào của điện gió 


Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, Việt Nam có tiềm năng
475 GW điện gió ngoài khơi tại vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 200 m. Hiện nay,
tổng công suất các nhà máy điện đang hoạt động của Việt Nam là 40 GW, với
các nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và cơ bản đang dần tới ngưỡng. Vì
vậy, với tiềm năng điện gió ngoài khơi gấp nhiều lần công suất hiện có, có thể đáp
ứng nhu cầu điện năng hiện tại và tương lai. Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng
phía Nam tốc độ gió trung bình ở độ cao 100 m đạt hơn 7 - 10m/s. Hiện nay,
trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100 MW đã hoạt động
cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2025, lên tới 1.000 MW hay 3
tỷ kWh/năm.
Cụ thể, các trang trại turbin gió tại Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu
quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn cho dự án khoảng hơn 10 năm so với tuổi thọ
turbin 50 năm. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho Bạc Liêu 76 tỷ
đồng/năm và khi hoàn thành, hàng năm, trang trại gió 1.000 MW sẽ góp vào ngân
sách tỉnh gần 760 tỷ đồng.
Cũng theo các chuyên gia, tài nguyên năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng
lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại
ngày nay. Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các
turbin gió và được chế tạo với tuổi thọ cao hơn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt
trên biển. Cùng với đó, trang trại gió ngoài khơi sẽ là những điểm tham quan, du
lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển của
Tổ quốc.

Với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành như Nghị quyết 55
ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 36, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển năng lượng tái tạo, điện
gió ngoài khơi, năng lượng sóng, thủy triều và hải lưu, đặc biệt, khi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thì các nguồn vốn lớn và
công nghệ điện gió ngoài khơi từ EU dễ dàng tham gia phát triển điện gió ngoài
khơi tại Việt Nam. Các chuyên gia và nhà đầu tư hy vọng cơ hội đã hội tụ đủ cho
Việt Nam có thể đột phá đi đầu ASEAN và trở thành một trung tâm điện gió ngoài
khơi lớn của thế giới. Đó cũng là nhân tố thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ
biển hỗ trợ và tương lai xuất khẩu điện gió sang khu vực ASEAN và lân cận.

Điện gió góp phần đẩy mạnh chiến lược kinh tế biển
TS. Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu biển và hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo,
Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, biến đổi khí hậu, phát thải nhà kính từ các
hoạt động sản xuất đang khiến cho Việt Nam khó khăn hơn khi tiếp cận mục tiêu
thiên niên kỷ là đảm bảo phát triển kinh tế trong môi trường mang tính bền vững.
Xu hướng phát triển năng lượng xanh trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi
là giải pháp mang tính đột phá.
Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn cho phát triển, tận dụng nguồn
năng lượng từ biển, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018). Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về các ngành kinh tế biển của cả
nước đến năm 2030 theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải;
Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác
hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Cú hích cho các nhà đầu tư đang mạnh lên từ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ
Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; với nội dung: “Đối với điện gió và điện
mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá
thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt
nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió
ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”.

Đồng thời, Quyết định 2068/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 đã có mục tiêu: Từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và
điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo. Đến năm 2020, hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030, hầu hết các
hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá
bán điện và giá năng lượng hợp lý. Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế
xanh: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với
phương án phát triển bình thường khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm
2030 và phấn đấu vào khoảng 45% vào năm 2050.

Những kiến nghị cần tháo gỡ


Theo Bộ Công thương, đến nay, tổng công suất các dự án điện gió đã được phê
duyệt vào quy hoạch phát triển điện lực trên cả nước là khoảng 4.800 MW, dự kiến
vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2021, chủ yếu ở Khu vực Tây Nam bộ và
Nam Trung bộ. Tuy nhiên, trong số 4.800 MW đã bổ sung quy hoạch, tính đến thời
điểm hiện tại, mới chỉ có 9 dự án điện gió đã đi vào vận hành với quy mô công suất
là 350 MW.

Tổng công suất các Dự án điện gió đã được phê duyệt vào quy hoạch phát triển
điện lực trên cả nước là khoảng 4.800 MW được dự kiến đưa vào vận hành trong
giai đoạn đến năm 2021. Trong tổng số 4.800 MW đã được bổ sung quy hoạch,
tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 Dự án điện gió đã đi vào vận hành với quy
mô công suất là 350 MW.
2. Công suất lắp đặt và giá thành
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_gi%C3%B3_t%E1%BA
%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

And this: http://gizenergy.org.vn/media/app/media/Bao%20cao%20nghien


%20cuu/Status_of_wind_power_development_and_financing_of_these_projects_in_Viet
nam_VN_09042012.pdf
Công suất cực đại trung bình và cực tiểu theo tháng năm 2018

Biểu đồ phụ tải ngày đêm toàn quốc 2018


3. Xu thế phát triển điện gió ở Việt Nam
Tiềm năng phát triển ngành năng lượng điện gió tại Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển nguồn năng lượng điện gió,
thuộc vùng khí hậu gió mùa, được định hình bởi đường bờ biển dài hơn 3.000 km. 39%
lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s, tương đương tiềm năng sản lượng điện gió 513 GW.
Đặc biệt, khoảng 10% trong số đó, được coi là có tiềm năng năng lượng điện gió rất lớn
nằm tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ.

Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng truyền thống như năng lượng hóa thạch đang dần
cạn kiệt và gây ô nhiêm môi trường, sản lượng dự trữ dầu thô và các mỏ dầu khí truyền
thống như Bạch Hổ, Sư Tử, Rồng, Ruby đang sụt giảm; xu hướng thúc đẩy sản xuất điện
từ năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu.

Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã quy hoạch công suất hệ thống điện quốc gia phải đạt
60 GW vào năm 2020, trong đó tỷ trọng năng lượng tái tạo là 9.9%. Tuy nhiên tổng công
suất đến thời điểm này chỉ đạt 56 GW, thấp hơn khoảng 4 GW theo con số được phê
duyệt.

Bước đi chiến lược của những doanh nghiệp Việt nhìn xa


Với thế mạnh là nhà thầu uy tín tại Việt Nam, Công ty cổ phần FECON (mã FCN - sàn
HoSE đã có những quyết sách chuyển mình nhịp nhàng theo xu hướng và nhu cầu của thị
trường chung. Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra vào ngày
18/6/2020, FECON đã tuyên bố chiến lược vươn lên thành nhà thầu xây dựng công
nghiệp và hạ tầng hàng đầu Việt Nam và nhà đầu tư dự án uy tín theo chuẩn quốc tế dựa
trên năng lực xuất sắc về nền, móng và công trình ngầm. FECON đặt mục tiêu chinh
phục lĩnh vực xây dựng công nghiệp và đầu tư dự án năng lượng tái tạo với nhiều dự án
điện gió, điện mặt trời tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Cho đến thời điểm này, FECON đã thi công hoàn thành 4 dự án điện mặt trời, trúng thầu
4 dự án điện gió, đã đầu tư hoàn thành 1 dự án điện mặt trời và đang chuẩn bị tham gia
đầu tư một dự án điện gió công suất 120 MW tại tỉnh Sóc Trăng, đồng thời công ty tiếp
tục nghiên cứu đầu tư 2 dự án điện gió và 2 dự án điện mặt trời với tổng công suất 5 dự
án sau khi hoàn thành khoảng 700 MW.

II. Thế giới


1.Mỹ

Hơn 110GW điện gió đã được lắp đặt tại Hoa Kỳ


Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn nước Mỹ đã có thêm 14 dự án điện gió mới đã
được lắp đặt và đi vào vận hành, với tổng công suất lắp đặt hơn 2.580MW, đưa tổng công
suất điện gió toàn nước Mỹ lên hơn 110GW.
Trong đó, bang Texas dẫn đầu với 810MW các dự án gió mới được lắp đặt, tiếp theo là
các bang Kansas, Colorado, Missouri và Nebraska. Ngoài ra, công suất điện gió tại bang
Missouri đã vượt mốc 1.000MW, trở thành tiểu bang thứ 20 trên toàn nước Mỹ đạt được
con số này.
Ngoài ra, còn khoảng 25.318MW điện gió đang trong quá trình xây dựng, tăng 4% so với
cùng kỳ năm 2019.
Mới đây, theo báo cáo thống kê của Ban Quản lý Thông tin năng lượng Hoa Kỳ, năm
2019, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia, điện gió tại Mỹ đã trở thành “nguồn năng lượng
sạch được sử dụng nhiều nhất”, vượt cả thủy điện. Điện gió đã tạo ra hơn 300 triệu MWh
điện, nhiều hơn thủy điện khoảng 26 triệu MWh.
Theo Giám đốc điều hành AWEA - ông Tom Kiernan, để đạt được kết quả này, phần lớn
do các hoạt động xây dựng và phát triển điện gió vẫn tiếp tục triển khai trong thời gian
dịch bệnh COVID-19 hoành hành, góp phần đảm bảo việc làm cho người lao động và bổ
sung nguồn điện sạch trên toàn nước Mỹ.
Theo:
http://tietkiemnangluong.vn/d6/news/Hon-
110GW-dien-gio-da-duoc-lap-dat-tai-Hoa-
Ky-115-107-13742.aspx

Top 3 “cường quốc” điện gió thế giới


Công suất điện gió của 3 quốc gia: Trung
Quốc, Mỹ, Đức tính đến hết năm 2017 đã
chiếm tới 62% tỷ trọng nguồn điện gió
toàn cầu. Đây là những quốc gia đi đầu về
phát triển điện gió trên thế giới.
Trung Quốc
Đứng đầu thế giới về phát triển điện gió từ
năm 2009 tới nay.
19.660 MW công suất lắp mới năm 2017
(chiếm 37% tổng nguồn điện gió mới toàn Ảnh minh họa
cầu).
Sản lượng điện gió năm 2017: 305,7 TWh, tăng 26% so với năm 2016, đáp ứng 4,8%
tổng lượng điện tiêu thụ của Trung Quốc.
Tổng mức đầu tư điện gió năm 2017: 133.000 tỷ đô-la Mỹ, bằng 40% tổng giá trị đầu tư
của toàn thế giới (333.500 tỷ đô-la Mỹ).
Tổng số tua-bin gió: 104.934 tua-bin.
Mỹ
Điện gió: Nguồn năng lượng tái tạo có công suất phát điện lớn nhất tại Mỹ.
Sản lượng điện gió năm 2017: 250 TWh, đáp ứng 6,3% lượng điện tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
105.500 người làm việc trong ngành công nghiệp điện gió.
Giá điện gió tại Mỹ năm 2017: Giảm 67% so với năm 2009.
54.430 tua-bin gió đang vận hành.
Đức
Dẫn đầu các nước trong Liên minh Châu Âu trong năm 2017 về phát triển nguồn điện
gió: Bổ sung thêm 6.581 MW công suất đặt.
Sản lượng điện gió năm 2017: 105,5 TWh, tăng 25% so với năm 2016, đáp ứng 16,1%
lượng điện tiêu thụ của đất nước.
150.000 người làm việc trong ngành công nghiệp điện gió.
29.844 tua-bin gió đang vận hành.
Dự kiến lắp đặt thêm 3.5 GW điện gió năm 2018.

Theo: http://tietkiemnangluong.vn/d6/news/Top-3-cuong-quoc-dien-gio-the-gioi-111-
136-11324.aspx

CHLB Đức: Chính sách linh hoạt, mềm dẻo


Từ lâu CHLB Đức đã nổi tiếng là nước công nghiệp hàng đầu thế giới chủ trương phát
triển mạnh năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió. Vì vậy, từ năm 1991, nước
Đức đã có mức giá ưu đãi đối với năng lượng gió.
Đến năm 2000, Luật Năng lượng tái tạo của Đức (EEG) bắt đầu có hiệu lực, quy định cụ
thể mức giá ưu đãi đối với mỗi kW điện gió. Chính sách này đã tác động tích cực tới việc
phát triển năng lượng gió của Đức. Chỉ trong vòng 10 năm (2001 – 2010) tổng công suất
lắp đặt tăng từ 8.754 MW (năm 2001) lên 27.214 MW (năm 2010), chiếm 25% công suất
điện gió thế giới và đứng thứ hai sau nước Mỹ. Từ khi ra đời cho đến nay, EEG cũng
thường xuyên điều chỉnh mức giá ưu đãi cho phù hợp với tình hình thị trường và xu
hướng phát triển công nghệ mới.
Ấn Độ: Khuyến khích đầu tư tư nhân
Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là một trong hai nước đang phát triển nằm trong top 10
nước dẫn đầu thế giới về công suất điện gió. Khởi đầu cho thành công này là năm 1980,
khi Cơ quan Nguồn năng lượng (sau chuyển thành Bộ Năng lượng) Ấn Độ được thành
lập nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế. Cơ quan này đã tiến
hành nghiên cứu, xác định, triển khai các dự án điện gió và đưa vào khai thác.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các dự án điện gió.
Ngay sau đó, một loạt các công ty công nghiệp và thương mại, trong đó 97% là công ty
tư nhân đã tiến hành đầu tư, tự sản xuất các thiết bị phát điện, thậm chí còn phục vụ xuất
khẩu. 
Nếu như năm 2000, Ấn Độ mới chỉ có 1.220 MW điện gió, thì sau 5 năm, công suất điện
gió của Ấn Độ đã tăng lên 3 lần, đạt mức 3.595 MW. Chỉ tính riêng trong năm 2004, Ấn
Độ đã lắp đặt được tuabin điện gió mới với tổng công suất 1.112 MW, đưa Ấn Độ vươn
lên hàng thứ năm trên thế giới về công suất, sau CHLB Đức, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ.
Theo: https://www.evn.com.vn/d6/news/Mot-vong-quanh-dien-gio-the-gioi-5-45-
5536.aspx

You might also like