You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH

BÀI CUỐI KÌ CÁ NHÂN


CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
CHO TƯƠNG LAI

Giảng viên hướng dẫn: Cô Huỳnh Kiều Tiên


Họ và Tên Sinh viên: Lê Xuân Quỳnh
MSSV: 31201020486
SĐT liên hệ: 0395604893
Mã lớp học phần: 22C1ECO50104502

Tp. Hồ Chí Minh: 30/10/2022


0
MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài

1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………Trang 3


1.2. Thực trạng sử dụng năng lương trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng…………………………………………………………………..3
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Ở Việt Nam

Chương 2: Năng lượng tái tạo

2.1. Năng lượng tái tạo là gì…………………………………………………….7

2.1.2. Khái niệm năng lượng tái tạo

2.1.2. Các loại năng lượng tái tạo phổ biến ngày nay

2.2. Ưu điểm của việc sử dụng năng lượng tái tạo……………………………..8

2.3. Hạn chế của việc sử dụng năng lượng tái tạo………………………………8

2.4. Cơ hội phát triển……………………………………………………………..9

2.5. Thách thức…………………………………………………………………...10

Chương 3: Phương hướng phát triển

3.1. Các mô hình phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới………………….11

3.2. Việt Nam trên con đường chuyển đổi………………………………………11

3.3. Đánh giá tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam……………12

Chương 4: Tổng Kết

4.1. Kết Luận……………………………………………………………………..13

4.2. Kiến Nghị…………………………………………………………………….13

Phụ Lục…………………………………………………………………………...14
1
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ Viết Tắt Cụm Từ Đầy Đủ

NLTT Năng Lượng Tái Tạo

NMNĐ Nhà Máy Nhiệt Điện

NLSC Năng Lượng Sơ Cấp

OECD Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế

2
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1.Lý do chọn đề tài

Năng lượng là dòng máu nuôi sống nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu năng lượng càng
cao. Như mọi người đều biết bất kì lĩnh vực nào muốn phát triển được thì yếu tố tất yếu đầu vào
năng lượng là không thể thiếu được. Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cũng đã
và đang được quan tâm hơn bao giờ hết và vấn đề cũng bắt đầu nảy sinh từ đây. Các nguồn năng
lượng cũ hiện đang được sử dụng hầu hết là năng lượng không thể tái tạo được, quy trình khai thác
và tạo ra nó cũng tốn kém nhiều chi phí, gây ô nhiễm môi trường. Quay lại với vấn đề phát triển
kinh tế thì muốn phát triển kinh tế bền vững thì nền kinh tế đó phải ít lệ thuộc vào môi trường và
các điều kiện tự nhiên luôn biến đổi, việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ và không làm ảnh hưởng
đến các nguồn lực để phát triển trong tương lai. Đây là những vấn đề mà nguồn năng lượng cũ
đang sử dụng không thể đáp ứng được. Do đó nhu cầu về việc tìm ra nguồn năng lượng mới để
thay thế nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt mà vẫn đáp ứng được tính bền vững của việc phát
triển kinh tế. Cũng từ đó thuật ngữ “Năng lượng tái tạo” ra đời. Thật ra đây cũng không phải là
thuật ngữ quá xa lạ với mọi người. Việc tìm ra nguồn năng lượng mới đã được lên ý tưởng và hình
thành từ những năm đầu của thế kỉ XX nhưng qua nhiều thập niên thì nó vẫn chưa được sử dụng
phổ biến rộng rãi. Vì vậy em chọn đề tài này vì muốn hiểu thêm về các loại năng lượng tái tạo đang
được sử dụng và hướng phát triển các loại năng lượng này trong tương lai.

1.2. Thực trạng sử dụng các loại năng lượng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
1.2.1. Thực trạng ở Việt Nam.

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, với nhịp độ
phát triển khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành năng lượng đóng vai trò
then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát
triển năng lượng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng,
chưa đánh giá đúng mức tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng và để lãng phí.

1.2.1.1. Nguồn năng lượng không tái tạo được

Đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động kinh tế ở nước ta. Hiện nay chủ
yếu đến từ 2 nguồn đó là nhiệt điện và thủy điện.

3
- Nhiệt điện: Số lượng, công suất và công nghệ các nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam
có nhiều biến động, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, dù ở
giai đoạn nào, nhiệt điện than cũng là nguồn điện không thể thiếu.
Thời kì 1991 – 2011: Việt Nam tập trung khai thác mạnh mẽ nguồn thủy điện. Trong suốt
20 năm, Việt Nam chỉ có thêm 5 NMNĐ quy mô vừa và lớn được đưa vào vận hành thương
mại. Do vậy, sản lượng từ nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn này chỉ chiếm 10-16%
tổng sản lượng điện toàn quốc.
Thời kì 2011 – Nay: Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011- 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), đến năm 2020, tổng
công suất các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 42,7% công suất nguồn
toàn hệ thống), sản xuất khoảng 131 tỷ kWh (chiếm 49,3% sản lượng điện). Theo đó, từ
2011, hàng loạt NMNĐ than công suất lớn (600 - 1.200 MW) trên cả nước liên tục được
đưa vào vận hành. Nhiệt điện than ngày càng khẳng định vai trò là nguồn điện chủ lực, đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phụ Lục: Các nhà máy nhiệt điện than được đưa vào vận hành từ năm 1981 đến nay
Một nguồn cung cấp nhiệt điện khác đó là từ dầu khí. Xu hướng sử dụng năng lượng xanh
hơn là tất yếu, ngày càng diễn ra nhanh và mạnh hơn. Với xu hướng như vậy, nhu cầu sử
dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm đi, mức độ cạnh tranh của nhiên liệu hóa thạch so với
các nguồn năng lượng khác sẽ ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó, các thỏa thuận chung về
môi trường sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động dầu khí, thắt chặt chính sách hơn đối với các
hoạt động của lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Ở nước ta hiện nay, hầu hết các mỏ
dầu khí chủ đạo đều đang khai thác với mức độ suy giảm sản lượng cao (Bạch Hổ, cụm mỏ
Sư Tử, Tê Giác Trắng, Lan Tây,…), một phần cũng do thiếu vốn đầu tư và trang thiết bị
máy móc thăm dò khai thác. Do đó, giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến sản lượng dầu trong
nước tiếp tục suy giảm.
- Thủy điện:
Từ 1995 đến năm 2005: Có thể nói, giai đoạn này là đỉnh cao trong sự nghiệp phát triển
thủy điện của đất nước. Nhiều công trình thủy điện được xây dựng và đưa vào vận hành,
bao gồm cả những công trình thủy điện lớn, đa mục tiêu: Thủy điện Ialy, Thủy điện Hàm
Thuận - Đa Mi, Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Tuyên Quang…
Từ 2006 – Nay: Đây là giai đoạn tiếp nối quan trọng trong việc khai thác năng lượng thủy
điện của đất nước. Những dự án thủy điện lớn nhất được xây dựng và hoàn thành trong thời

4
kỳ này như: Thủy điện Sơn La (2400 MW), Thủy điện Lai Châu (1200 MW) và Thủy điện
Huội Quảng (560 MW). Phát triển thủy điện bắt đầu đi vào chiều sâu. Hiện nay, Quy trình
vận hành liên hồ chứa cho các bậc thang thủy điện đã được thiết lập và được Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định ban hành cho tất cả các lưu vực sông có bậc thang thủy điện. Đến
năm 2018, đã có tổng số 80 dự án thủy điện lớn và thủy điện vừa vào vận hành với tổng
công suất lắp máy là 15.999 MW.
1.2.1.2. Nguồn năng lượng có thể tái tạo được.
- Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết năm 2021, tổng công suất
lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam ước đạt khoảng 22.300 MW, chiếm
khoảng 28% công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với
việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ tập trung vào xây dựng các nhà máy, mà còn
tối ưu hóa nguồn năng lượng này trong hệ thống điện cũng là một thách thức không nhỏ.
- Hiện nay hai loại năng lượng tái tạo đang được quan tâm phát triến tại nước ta là năng lượng
mặt trời và năng lượng gió. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện có khoảng 100 dự án
điện gió đăng ký đầu tư ở Việt Nam với tổng công suất hơn 7.000 MW nhưng mới chỉ có 4
dự án với tổng công suất 159,2 MW đi vào vận hành thương mại và dự kiến nâng tổng công
suất lên khoảng 800 MW vào năm 2020, dự đoán khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và
khoảng 6.000 MW vào năm 2030.
- Trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 (Quy
hoạch điện 8) đã đề ra mục tiêu cụ thể, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện
dự kiến tăng từ 27% năm 2021 lên 29% trong năm 2025 và 40% vào năm 2045.
1.2.2. Thực trạng trên thế giới.
Cũng giống như Việt Nam, Thế giới đang phải đương đầu với thách thức khi cần nhiều
năng lượng hơn cho tăng trưởng nền kinh tế, nhưng đồng thời phải cắt giảm khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. Đây rõ ràng là một điều không dễ dàng để thực hiện được trong ngày
một ngày hai mà nó phải là một quá trình chuyển đổi dần.
1.2.2.1. Nguồn năng lượng không tái tạo được
- Hiện nay nguồn năng lượng không tái tạo được vẫn đang chiếm một tỉ trọng khá lớn trong
cơ cấu năng lượng trên thế giới và có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia. Trong khi
một số quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ đang có xu hướng giảm thiểu tiêu thụ nguồn năng
lượng không tái tạo đến từ dầu khí, than đá,.. thì một số thuộc Châu Phi và Châu Á thì tỉ
trọng sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo vẫn còn rất cao.

5
- Theo một báo cáo gần đây Năm 2021 cơ cấu tiêu thụ NLSC của toàn cầu là: Dầu 30,96%;
khí đốt 24,43%; than 26,90%; điện hạt nhân 4,26%; thủy điện 6,77% và năng lượng tái tạo
6,71%.
- Nhìn chung việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng không tái tạo trên thế giới phụ thuộc chủ
yếu vào tiềm năng nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước (các nước Trung Đông,
CIS, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam và Trung Mỹ, nhiều nước châu Á - TBD) và Khả năng tiếp
cận nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong khu vực và quốc tế (nhất là EU, các nước
phát triển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v...).
1.2.2.2.Nguồn năng lượng tái tạo được
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo đang thay thế dần cho năng
lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra ở nhiều quốc gia đi đầu trong nền kinh tế thế giới
điển hình như:
- Từ cuối năm 2018, kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn châu Âu” ra đời. Theo đó, các
thành viên EU dần chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí carbon thấp, an toàn sức
khỏe cho người dân và góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp.
Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, EU đặt mục
tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm
2030, và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt
mục tiêu trung hòa khí thải các bon năm 2050.
- Đức có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc đưa năng lượng tái tạo trở thành mục
tiêu phát triển hàng đầu để thay thế khí đốt. Nhờ sáng kiến khuyến khích đưa năng lượng
tái tạo đến từng hộ gia đình thông qua các khoản trợ cấp của chính phủ, hàng triệu người
dân Đức lắp pin mặt trời trên mái nhà. Thay cho 20 nhà máy điện đốt than, Đức sử dụng
năng lượng được sản xuất từ hơn 1 triệu tấm thu năng lượng mặt trời đặt trên các tòa nhà
và dọc theo các xa lộ, bổ sung 30 terawatt giờ (TWh) vào mạng lưới điện của nước này.
Cho đến nay, khoảng 25% nguồn năng lượng của Đức được sản xuất từ các nguồn tái tạo
như gió, mặt trời và năng lượng sinh khối, đạt tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia công nghiệp
hùng mạnh.
- Chính phủ Mỹ đã đầu tư rất lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng các nhà máy sản xuất
năng lượng tái tạo, cũng như các ngành công nghiệp sản xuất thay thế dần động cơ sử dụng
năng lượng sạch. Bang California (Mỹ) đã xây dựng 2 nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế
giới. Đó là Trang trại Quang điện Topaz (công suất 550MW) và Nhà máy Ivanpah (công

6
suất 392MW). Thành phố Babcock Ranch ở bang Florida (Mỹ) đã trở thành một trong
những thành phố bền vững và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới. Tại đây,
100% điện năng sử dụng đều từ năng lượng tái tạo và áp dụng theo công nghệ điện lưới
thông minh.
- Theo BP Statistical Review of World Energy 2022 Một số nước dẫn đầu trong việc chuyển
đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo (phi thủy điện) chiếm tỷ trọng trên 10% như : Phần
Lan 21,56%; Thụy Điển 21,50%; Bồ Đào Nha 20,84%; Bra-xin 19,02%; LB Đức 18,10%;
Chi-lê 17,47%; Tây Ban Nha 17,36%; VQ Anh 17,27%; Hy Lạp 15,24%; Niu-zi land
13,10%; Hà Lan 12,40%; Ý 11,95%; Úc 10,32%; Áo 10,14%.

CHƯƠNG 2: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO


2.1.Năng lượng tái tạo là gì

2.1.1. Khái niệm năng lượng tái tạo:

Theo Wikipedia năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương
pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn
có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự
sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong
thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến
trong một thời gian dài trên Trái Đất. Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông
thường là dùng để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ
như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch).

2.1.2. Các loại năng lượng tái tạo đang được sử dụng phổ biến ngày nay.

- Năng lượng mặt trời: Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của
dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng
này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện
năng, như trong pin Mặt Trời. Hiện nay đây là một trong những nguồn năng lượng tái tạo phổ
biến nhất trên thế giới và được dự đoán đến năm 2030 sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo
được sử dụng nhiều nhất.

- Năng lượng địa nhiệt: Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng
Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động
phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái
7
Đất. Theo thống kê của của Cơ quan Nghiên cứu Năng lượng mới (EER), hiện nay trên thế giới
có khoảng 50 nước sử dụng địa nhiệt để sản xuất điện năng với tổng công suất hơn 13,2 GW,
tập trung chủ yếu ở Mỹ (hơn 4 GW) và Philippines, Indonesia…, chiếm 0,3% lượng điện năng
sản xuất toàn cầu với tốc độ tăng bình quân 3%/năm.

- Năng lượng gió: Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển
Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió
được con người khai thác từ các tuốc bin gió. Theo số liệu thống kê, hiện nay đã có 130 nước
trên thế giới phát triển điện gió. Tổng công suất điện gió của thế giới tăng nhanh trong khoảng
1 thập kỷ gần đây, đến năm 2020 với tổng công suất lên tới 733 GW cao gần gấp hai lần so với
năm 2011.

- Năng lượng thủy triều: Năng lượng thủy triều hay Điện thủy triều là một dạng của thủy
năng có thể chuyển đỗi năng lượng thu được từ thủy triều thành các dạng năng lượng hữu ích
khác, chủ yếu là điện. Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện
trong các nhà máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do
tiêu thụ dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía
Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt
Trời.

- Năng lượng sinh khối: Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh
vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật Được xem là nguồn năng
lượng tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành
dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo
ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.

2.2. Điểm mạnh của năng lượng tái tạo

- Ưu điểm đầu tiên của năng lượng tái tạo là có thể tái tạo được, trữ lượng vô cùng lớn, có thể vô
tận. Các dạng năng lượng như mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, mưa… có sẵn và tự do sử dụng,
không mất chi phí nhiên liệu. Năng lượng sinh khối cũng có trữ lượng lớn và chi phí nhiên liệu
thấp.

- Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm có thể
đáp ứng để phát triển kinh tế bền vững. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá,
dầu mỏ, khí đốt tự nhiên… đang ngày càng cạn kiệt, chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người

8
thêm khoảng 50-70 năm, ưu điểm này là một thế mạnh vượt trội trong xu thế yếu tố môi trường
đang ngày được quan tâm hơn.

- Nhiều số liệu cho thấy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện mang lại hiệu quả cao
hơn nhiều so với sử dụng năng lượng thông thường. Các dạng năng lượng thông thường để được
chuyển hóa thành điện sẽ được đốt cháy quá quá trình phức tạp tại nhà máy nhiệt điện nhưng không
bao giờ có thể chuyển hóa 100%.Ví dụ ở Anh, sản xuất điện từ khí gas, có đến 54% lượng nhiệt bị
lãng phí trong quá trình sản xuất điện, lượng điện bị lãng phí trong sản xuất từ than đá là 66%, ở
năng lượng hạt nhân là 65%.

- Ưu điểm thứ 4 của năng lượng tái tạo là phong phú, có thể khai thác rộng rãi ở mọi khu vực khác
nhau trên trái đất. Không khan hiếm giống các loại năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than
đá, chỉ tập trung ở một số nước. Năng lượng tái tạo có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau mà các
quốc gia có thể tiếp cận được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

Ngoài ra tùy thuộc vào từng loại năng lượng tái tạo mà nó có những điểm mạnh riêng ví dụ như
năng lượng sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp giúp giảm các bãi chôn xử lý rác,
việc phát triển các loại cây trồng cung cấp cho năng lượng sinh khối còn tăng lượng oxy, giảm
CO2 cho môi trường…

2.3. Hạn chế của năng lượng tái tạo

- Đa số các loại năng lượng tái tạo đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, cần trang bị các trang thiết
bị máy móc hiện đại như năng lượng gió cần có các tuabin gió, năng lương mặt trời cần có các tấm
thu năng lượng hoặc pin mặt trời tùy thuộc vào công suất mong muốn.

- Một số loại năng lượng tái tạo có mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên cao như năng lượng mặt trời
muốn khai thác với công suất lớn thì các nước ở vùng nhiệt đới sẽ thuận lợi hơn, tuy nhiên vào
những ngày mưa, âm u hay ban đêm thì lại không thể khai thác được. Năng lượng gió cũng cần tốc
độ gió tối thiểu là 4m/s để các tua bin có thể hoạt động được và tối đa là 25m/s, nên không phải
vùng nào cũng đủ điều kiện đáp ứng.

- Hiện nay năng lượng tái tạo được đánh giá là vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn các loại năng lượng
truyền thống được. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học hiện đại chi phí
sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng giảm so với năng lượng hóa thạch.

9
Hình 2.1 Giá lắp điện mặt trời từ năng lượng tái tạo mặt trời đang cao hơn từ năng lượng
hóa thạch nhưng ngày càng giảm

2.4. Cơ hội phát triển

Hiện nay năng lượng tái tạo đang có nhiều cơ hội để phát triển hơn bao giờ hết với việc công
nghệ khoa học ngày càng phát triển cho phép các quốc gia có nhiều cơ hội để tiếp cận gần hơn
với các nguồn cung năng lượng tái tạo mà trước đây rất khó tiếp cận như năng lương Hydro, địa
nhiệt, năng lượng sinh hoc,…

Các quốc gia trên thế giới đều có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc đưa năng lượng
tái tạo trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu để thay thế khí đốt như:

- Đức định hướng chiến lược năng lượng nhằm vào các nguồn năng lượng tái tạo. Theo quy
định trong Luật Năng lượng tái tạo (Luật EEG) của Đức, chậm nhất đến năm 2025, năng
lượng tái tạo phải chiếm đến 40-45%; vào năm 2035, con số này là 55-60% trong cơ cấu
năng lượng của quốc gia này.
- Trung Quốc xem việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo là nhiệm vụ trọng tâm. Điều đó
được nhấn mạnh trong kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025”, mục tiêu
đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong tổng

10
kết kế hoạch 5 năm từ 2016-2020, tổng đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp này
đã lên đến hơn 360 tỷ USD.
- EU đã công bố chiến lược hydro, với kế hoạch đầu tư 75 tỷ EUR (83 tỷ USD) để xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế hydro, nỗ lực tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu hydro từ 3% hiện nay
lên 14% vào năm 2050. Nhật Bản tuyên bố chuyển đổi sang nền kinh tế hydro từ năm 2014.
Thậm chí, các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia, cũng sử dụng tiền thu được từ
dầu mỏ để tái đầu tư vào năng lượng hydro, nhằm giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường
năng lượng toàn cầu trong kỷ nguyên hậu nhiên liệu hóa thạch.

2.5. Thách thức

Đi cùng với những cơ hội phát triển thì năng lượng tái tạo cũng gặp không ít những khó khăn
thách thức mà cần phải có thời gian để khắc phục dần.

- Việc phát triển năng lượng tái tạo không được đồng bộ ở khắp các nới trên thế giới. Trong
khi các nước phát triển đang đẩy mạnh chuyển giao cơ cấu nguồn năng lượng thì phần còn
lại của thế giới là những nước kém phát triển vẫn đang tận dụng khai thác các nguồn năng
lượng truyền thống do chưa đủ điều kiện tiếp cận các công nghệ khai thác hiện đại.
- Thách thức tiếp theo đối với phát triển năng lượng tái tạo nằm ở vốn đầu tư và khả năng thu
xếp vốn của chủ đầu tư, trong đó, rào cản tài chính là yếu tố cản trở việc thực hiện một dự án
kinh tế do thiếu tiếp cận với nguồn tài chính phù hợp, hoặc thiếu cơ chế bền vững cung cấp
tài trợ.
- Theo IEA: “Để năng lượng tái tạo đi đúng hướng vào năm 2050, các chính phủ không chỉ
cần giải quyết các thách thức về chính sách và thực thi hiện tại mà còn phải gia tăng tham
vọng đối với tất cả các mục đích sử dụng năng lượng tái tạo”.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1. Các mô hình phát triển NLTT trên thế giới


- Tại Singapore nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới vừa được khánh thành vào cuối năm
2021. Nhà máy này có khả năng sản xuất tới 60 MW điện giúp giảm koangr 32 tấn khí thải
mỗi năm và đặt mục tiêu tạo ra 2GW vào năm 2030.
11
- Tại Hà Lan – một trong nững quốc gia đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là
điện gió. Đây cũng là quốc gia đầu tiên có toàn bộ hệ thống tàu hỏa xe điện công cộng chạy
bằng điện gió. Trên toàn lãnh thổ hà Lan hiện có 2200 tua bin điện gió. Mục tiêu của Hà Lan
là đến năm 2030 điện gió sẽ đáp ứng 40% nhu cầu cấp điện hiện tại.
- Tại một số quốc gia khác trên thế giới như Anh, Mỹ, Indonesia phát triển nhiều mô hình
năng lượng địa nhiệt, trong khi Đức với tham vọng trở thành cường quốc năng lượng tái tạo
từ việc phát triển năng lượng Hydro, mới đây Nhật Bản cũng đã có thử nghiệm hệ thống tạo
năng lượng từ sức gió của các cơn bão.
3.2. Việt Nam trên con đường chuyển đổi
- Hiện nay nhiệt điện than và thủy điện là hai nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng nhà nước đang có các chính sách giảm dần nguồn cung
năng lượng từ 2 yếu tố này và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.
- Với các chính sách nhất quán và cơ chế hỗ trợ cụ thể, lĩnh vực phát triển năng lượng tái
tạo ở Việt Nam đang đón một làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Cuối năm 2018 nước ta đưa vào vận hành 8 nhà máy điện gió với tồng công suất
243MW, 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW, ĐMT có
khoảng 10000 MW được đăng kí.
- Tổng công suất nguồn điện từ NLTT (không kể thủy điện) đã chiếm 2.1% tổng cong suất
toàn hệ thống.
3.3. Đánh gía tình hình phát triển NLTT ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển các loại NLTT
- Với vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài, tốc độ gió trung bình 7m/s rất thuận lợi để
phát triển điện gió.
- Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ có số giờ nắng trong năm cao, nhận
được lượng bức xạ nhiệt lớn tạo điều kiện phát triển ĐMT.
- Ngoài ra, chỉ riêng tại Cà Mau lượng khai thác và chế biến các phế phẩm từ gỗ đạt
khoảng 225000 – 300000 tấn/năm là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối.
- Tổng vốn đầu tư của Nhà Nước và khu vực tư nhân vào lĩnh vực NLTT những năm vừa
qua cũng rất lớn (Năm 2020 tổng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này là 5.1 tỷ USD).
➔ Tuy có nhiều điều kiện phát triển nhưng NLTT ở Việt Nam vẫn phát triển chậm so với
các nước trên thế giới, mới chỉ ở dạng tiềm năng và xuất hiện các dự án vừa và nhỏ.

12
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT

4.1.Kết Luận

Tình hình phát triển NLTT trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có nhiều tín
hiệu tích cực đáng mừng khi mà hầu hết tất cả mọi người đều nhận thức được vấn đề sử dụng
nguồn nguyên liệu hóa thạch không phải là vô tận và gây tác động xấu đến môi trường. Các nước
đều nhận ra phát triển NLTT là điều tất yếu trong bối cảnh năng lượng hóa thạch đang ngày càng
cạn kiệt, vì vậy tăng mạnh đầu tư, phát triển khoa học công nghệ nhằm nghiên cứu, tạo ra nhiều
nguồn năng lượng mới vừa vô tận lại thân thiện với môi trường. Ngày nay ngày càng nhiều các
quốc gia ứng dụng các công nghệ mới này để đưa NLTT vào đời sống sản xuất đáp ứng dần nhu
cầu của con người thay thế dần năng lượng hóa thạch. Chắc chắn vào một ngày không xa NLTT
sẽ là nguồn cung chính cho các hoạt động sản xuất trên thế giới.

4.2. Kiến Nghị

- Việc phát triển NLTT không phải là vấn đề của 1 quốc gia mà của toàn thế giới nên khuyến
khích các quốc gia cùng nhau trao đổi học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.

- Việt Nam nên tích cực học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ tận dụng để khai thác tiềm năng
NLTT sẵn có. Có những chính sách, định hướng quy hoạch cụ thể để đưa vào thực tiễn biến
những dự án trên giấy còn giang dở ứng dụng vào đời sống sản xuất.

- Xác định thế mạnh nguồn NLTT của từng vùng từ đó đưa ra những quy hoạch, giải pháp phát
triển cụ thể nguồn NLTT tại chỗ của vùng đó dần dần phát triển mạng lưới vận tải và đưa đến
những nơi chưa có điều kiện phát triển.

13
Phụ Lục

Bảng 1. Cơ cấu năng lượng sơ cấp (NLSC) tiêu thụ các nước đại diện và toàn
cầu năm 2020 - 2021 theo loại nhiên liệu. Đơn vị tính: EJ.

Khí đốt NL hạt NL tái


Quốc gia/Châu lục Năm Dầu Than Thủy điện Tổng số
TN nhân tạo
2020 4,11 4,08 0,53 0,88 3,65 0,57 13,82
Ca-na-đa
2021 4,17 4,29 0,48 0,83 3,59 0,58 13,94
2020 2,47 3,01 0,24 0,10 0,25 0,35 6,43
Mê hi cô
2021 2,56 3,18 0,23 0,11 0,33 0,39 6,79
Mỹ 2020 32,52 29,95 9,20 7,54 2,67 6,65 88,54
2021 35,33 29,76 10,57 7,40 2,43 7,48 92,97
2020 4,22 1,13 0,59 0,13 3,75 2,19 12,00
Bra-zin
2021 4,46 1,46 0,71 0,13 3,42 2,39 12,57
2020 2,68 1,46 0,19 3,21 0,58 0,73 8,86
Pháp
2021 2,91 1,55 0,23 3,43 0,55 0,74 9,41
2020 4,22 3,14 1,81 0,58 0,17 2,44 12,36
LB Đức
2021 4,18 3,26 2,12 0,62 0,18 2,28 12,6
2020 2,11 2,43 0,21 - 0,43 0,74 5,92
Ý
2021 2,35 2,61 0,23 - 0,41 0,76 6,36
2020 1,51 1,30 0,17 0,04 † 0,36 3,38
Hà Lan
2021 1,51 1,26 0,23 0,03 † 0,43 3,47
2020 2,21 1,17 0,12 0,53 0,29 0,86 5,18
Tây Ban Nha
2021 2,45 1,22 0,16 0,51 0,28 0,97 5,59
2020 1,84 1,66 1,70 - 0,74 0,50 6,44
Thổ Nhĩ Kỳ
2021 1,89 2,06 1,74 - 0,52 0,61 6,83
2020 0,44 1,06 0,96 0,69 0,07 0,09 3,31
U-crai-na
2021 0,46 0,94 0,95 0,78 0,10 0,11 3,33
VQ Anh 2020 2,35 2,63 0,20 0,46 0,06 1,35 7,06
14
2021 2,50 2,77 0,21 0,41 0,05 1,24 7,18
2020 6,34 15,25 3,29 1,96 2,01 0,04 28,88
LB Nga
2021 6,71 17,09 3,41 2,01 2,02 0,06 31,30
Iran 2020 3,22 8,43 0,07 0,06 0,22 0,02 12,02
2021 3,25 8,68 0,07 0,03 0,14 0,02 12,19
2020 6,54 4,07 † - - † 10,62
Ả rập Xê-ut
2021 6,59 4,22 † - - 0,01 10,82
2020 1,62 2,51 0,08 0,01 - 0,04 4,26
UAE
2021 1,81 2,50 0,07 0,10 - 0,05 4,53
2020 1,18 2,10 0,03 - 0,14 0,09 3,54
Ai Cập
2021 1,28 2,23 0,05 - 0,14 0,10 3,79
2020 0,96 0,14 3,56 0,13 0,01 0,15 4,95
Nam Phi
2021 1,04 0,14 3,53 0,09 0,01 0,16 4,98
2020 1,88 1,55 1,69 - 0,14 0,48 5,74
Úc
2021 1,93 1,42 1,63 - 0,15 0,59 5,72
2020 28,74 12,12 82,38 3,32 12,50 8,52 147,58
Trung Quốc
2021 30,60 13,63 86,17 3,68 12,25 11,32 157,65
2020 9,08 2,18 17,40 0,40 1,55 1,58 32,19
Ấn Độ
2021 9,41 2,24 20,09 0,40 1,51 1,79 35,43
2020 2,70 1,35 3,25 - 0,23 0,57 8,10
In-đô-nê-xi-a
2021 2,83 1,33 3,28 - 0,23 0,63 8,31
2020 6,49 3,75 4,57 0,39 0,73 1,20 17,13
Nhật Bản
2021 6,61 3,73 4,80 0,55 0,73 1,32 17,74
2020 1,43 1,38 0,98 - 0,26 0,05 4,10
Ma-lai-xi-a
2021 1,46 1,48 0,89 - 0,30 0,06 4,19
2020 0,88 1,48 0,64 0,09 0,38 0,04 3,52
Pa-ki-xtan
2021 1,02 1,61 0,67 0,14 0,36 0,05 3,86
2020 0,75 0,14 0,73 - 0,07 0,15 1,84
Phi-líp-pin
2021 0,82 0,12 0,79 - 0,09 0,15 1,96
Sing-ga-po 2020 2,96 0,45 0,02 - - 0,01 3,44

15
2021 2,93 0,48 0,03 - - 0,01 3,46
2020 5,06 2,07 3,02 1,45 0,04 0,34 11,99
Nam Triều Tiên
2021 5,39 2,25 3,04 1,43 0,03 0,44 12,58
2020 2,26 1,69 0,76 - 0,04 0,31 5,07
Thái Lan
2021 2,25 1,69 0,81 - 0,04 0,32 5,11
2020 1,00 0,32 2,10 - 0,69 0,11 4,22
Việt Nam
2021 0,94 0,26 2,15 - 0,71 0,27 4,32
2020 174,17 138,44 151,07 24,44 41,09 34,80 564,01
Toàn Thế giới
2021 184,21 145,35 160,10 25,31 40,26 39,91 595,15
2020 78,75 63,31 27,50 16,99 14,02 19,63 220,20
- OECD
2021 83,62 64,62 29,69 17,27 13,57 21,11 229,89
2020 95,42 75,13 123,57 7,46 27,07 15,17 343,82
- Ngoài OECD
2021 100,59 80,73 130,41 8,04 26,69 18,80 365,26
2020 20,24 13,69 5,97 6,20 3,25 7,72 57,07
- EU
2021 21,32 14,28 6,74 6,62 3,24 7,92 60,11

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition.

16
Biểu đồ 1: Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp (TPES) của Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2019 (Nguồn:nangluongvietnam.vn)

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://nangluongvietnam.vn/nang-luong-viet-nam-hien-
trang-va-trien-vong-phat-trien-21878.html
2. https://vneconomy.vn/nang-luong-tai-tao-xu-huong-ap-
dao-trong-tuong-lai
3. https://tainguyenvamoitruong.vn/phat-trien-nang-
luong-gio-tren-the-gioi-va-viet-nam-cid14599.html
4. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/c
hi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM115185
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0
%E1%BB%A3ng_t%C3%A1i_t%E1%BA%A1o
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0
%E1%BB%A3ng_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_
Nam

18

You might also like