You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

LỚP: HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG XANH L02


NHÓM: 03
HỌC KỲ 211, NĂM HỌC 2021-2022

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG XANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ NĂNG


LƯỢNG GIÓ TẠI HÀ TĨNH

GVGD: Trần Công Binh

STT SVTH MSSV


1 Trần Công Kha 1810206
2 Đào Anh Quân 1712809
3 Phan Quốc Trung 1810622
4 Đặng Quang Trường 1613833
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................2

NỘI DUNG ...........................................................................................3


1. Hiện trạng về nguồn năng lượng gió và mặt trời ............................................. 3
1.1. Hiện trạng chung của nước Việt Nam ...............................................................................3
1.2. Hiện trạng tại Hà Tĩnh .......................................................................................................4
2. Tiềm năng về phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở Hà Tĩnh 7
2.1. Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời.........................................................................7
2.2. Tiềm năng phát triển năng lượng gió.................................................................................8
3. Đề xuất các giải pháp phát triển năng lượng gió và mặt trời tại Hà Tĩnh ... 12
3.1. Ứng dụng các thiết bị trí tuệ nhân tạo vào hệ thống ...................................................... 12
3.2. Tạo điều kiện các hộ gia đình tư nhân tiếp cận với điện mặt trời.................................. 12
3.3. Cải thiện mức giá của điện mặt trời ................................................................................ 13
3.4. Thực hiện chủ trương của nhà nước về phát triển điện tái tạo ..................................... 13
4. Dự đoán xu hướng phát triển sắp tới .............................................................. 15
4.1. Điện mặt trời áp mái......................................................................................................... 15
4.2. Công nghệ vi biến tần ...................................................................................................... 15
4.3. Lưu trữ năng lượng mặt trời ........................................................................................... 16
4.4. Điện gió ngoài khơi .......................................................................................................... 17

KẾT LUẬN .........................................................................................18

1
MỞ ĐẦU
Cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang và sẽ phải
đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa
thạch nội địa, giá dầu biến động, và các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an
toàn trong cung ứng năng lượng… Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng
lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng,
đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời… được coi là một trong những
giải pháp phát triển bền vững.

Xuất phát từ các yêu cầu đó, “Phân tích nguồn năng lượng mặt trời và năng
lượng gió tại Hà Tĩnh” có ý nghĩa rất quan trọng, xác định rõ tiềm năng nguồn năng
lượng mặt trời và năng lượng gió tại Hà Tĩnh, góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chiến
lược phát triển năng lượng tái tạo góp phần giảm ô nhiễm môi trường khu vực, đồng
thời góp phần phát triển kinh tế vùng.

Phương pháp nghiên cứu:

- Sưu tầm cái thông tin có sẵn trên Internet.


- Phân tích dữ liệu dựa vào những kiến thức đã học và tài liệu thu thập được.

2
NỘI DUNG
1. Hiện trạng về nguồn năng lượng gió và mặt trời
1.1. Hiện trạng chung của nước Việt Nam
Hiện trạng phát triển điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam, theo số liệu mới
nhất tính đến hết ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả
nước đã đạt khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn
điện của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có khoảng 8.000 MW là điện mặt trời
mái nhà và hơn 8.400 MW điện mặt trời trang trại lớn. Trong những năm trở lại
đây nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước đang xúc tiến và tìm kiếm cơ hội đầu
tư vào dự án điện mặt trời nối lưới quy mô lớn trong phạm vi cả nước. Hiện nay,
có khoảng 115 dự án quy mô công suất lớn, nối lưới đã được xúc tiến đầu tư tại
một số tỉnh có tiềm năng điện mặt trời lớn như tại các tỉnh miền Trung (từ Hà
Tĩnh đến Bình Thuận) và đồng bằng sông Cửu Long ở các mức độ khác nhau
như: xin chủ trương khảo sát địa điểm, xin cấp phép đầu tư, lập dự án đầu tư xây
dựng. Tính tới hết tháng 7/2021, Bộ Công Thương đã phê duyệt hơn 172 dự án
với tổng công suất trên 15.260 MW, con số này được hiểu là chưa tính tới 7.700
MW điện mặt trời áp mái nhà đã được ghi nhận hoà lưới tới ngày 1/1/2021.

Về năng lượng gió tại Việt Nam, là một trong những quốc gia chịu tác
động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ra sức đầu tư sản xuất điện
gió nhằm bắt kịp nhu cầu năng lượng trong nước đang tăng vọt và giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam đang đề ra các mục tiêu phát triển điện
gió tham vọng hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực. Song song đó, các chính
sách hấp dẫn cũng đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Tổng công suất điện gió hiện nay là 327 MW. Với nguồn vốn nước ngoài đang
tăng lên, Việt Nam dự kiến vào năm 2021 sẽ lắp đặt các dự án điện gió cả ngoài
khơi lẫn trong đất liền nhằm nâng công suất lên 1GW. Nếu thành công, Việt Nam
sẽ vượt qua Thái Lan để vươn lên dẫn đầu ngành năng lượng gió trong khu vực.
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean) phát triển điện gió ngoài khơi với các dự án đã được lắp đặt hiện đạt 99
MW. Không dừng lại ở đó, trong bản quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hiện

3
hành, Việt Nam còn có mục tiêu nâng tổng công suất điện gió lên 6.000 MW vào
năm 2030.

1.2. Hiện trạng tại Hà Tĩnh

Phát triển năng lượng tái tạo đang được tỉnh Hà Tĩnh xác định là một trong
những chiến lược phát triển mới, lâu dài của tỉnh. Những năm gần đây, tỉnh Hà
Tĩnh đang tạo điều kiện thuận lợi về các chính sách, ưu tiên khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn với các dự án lớn
về điện mặt trời ở các huyện Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Kỳ Anh…, hay các dự án
điện gió, cụm điện gió ở Kỳ Anh.

1.2.1. Năng lượng mặt trời

Theo đó, trong tổng số diện tích trên 1.500 ha các nhà đầu tư khảo sát,
nghiên cứu các dự án điện mặt trời, hiện đã có 132 ha được UBND tỉnh Hà Tĩnh
chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hà Tĩnh hiện có 13 dự án điện mặt trời với công suất 1.432 MWp, tổng
diện tích 1.541 ha của các doanh nghiệp đang nghiên cứu, khảo sát đầu tư trên
địa bàn.

Trong đó, kể từ khi Dự án điện mặt trời Cẩm Hòa tại huyện Cẩm Xuyên
(là dự án đầu tiên tại Hà Tĩnh) chính thức đi vào hoạt động phát điện lên lưới
điện quốc gia đã tạo nên một bước phát triển kinh doanh mới mẻ cho các nhà đầu
tư.

Đây là dự án do Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư với công
suất 50 MWp, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng trên diện tích 65ha. Dự án
được đầu tư theo Quyết định quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh số
2875/QĐ-BCT ngày 15/8/2018 của Bộ Công Thương và được UBND tỉnh Hà
Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3851/QĐ-UBND ngày
31/10/2017.

Nhận thấy tiềm năng và lợi thế về phát triển điện mặt trời tại Hà Tĩnh, hiện
2 dự án điện mặt trời của Công ty TNHH GA Power Solar Park (CHLB Đức) có

4
công suất 58 MWp, tổng diện tích đất sử dụng 58ha tại huyện Cẩm Xuyên và
huyện Hương Sơn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng để triển khai dự án.

Các dự án đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho phép bổ sung quy
hoạch bao gồm: Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Mỹ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm
Xuyên), Nhà máy Điện mặt trời Kỳ Sơn (xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) do Công ty
Cổ phần Tập đoàn Trường Thành làm chủ đầu tư có tổng công suất là 524 MWp,
tổng diện tích 500 ha; Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Lạc (xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm
Xuyên) của Công ty Cổ phần Năng lượng HLT, công suất 100 MWp có diện tích
120 ha.

Ngoài các dự án đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý bổ sung quy hoạch,
các dự án điện mặt trời đang được các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu như: Nhà
máy Điện mặt trời ECO SUN, Nhà máy Điện mặt trời Hồng Lộc, Nhà máy Điện
mặt trời Ngọc Sơn, Nhà máy Điện mặt trời Hương Sơn...

Như vậy, số dự án điện mặt trời ở Hà Tĩnh tương đối nhiều , tổng công
suất lớn, diện tích đất để triên khai dự án lớn, nhưng số dự án đã đưa vào hoạt
động chỉ có 1 dự án, các dự án còn lại đang triển khai. Chỉ có 2 dự án là có yếu
tố đầu tư nước ngoài, các dự án còn lại đều do các công ty trong nước làm chủ
đầu tư.

1.2.2. Năng lượng gió

Song song với tiềm năng và lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo từ
các dự án điện mặt trời thì Hà Tĩnh đang được đánh giá là một trong những tỉnh
có tiềm năng rất lớn để phát triển các dự án điện gió.

Theo đó, được khảo sát, lập dự án, xin chủ trương đầu tư từ năm 2017, Dự
án trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh là dự án điện gió đầu tiên ở Hà Tĩnh sẽ
được Tập đoàn HBRE của doanh nhân Hồ Tá Tín đầu tư xây dựng tại dãy núi
Hoành Sơn thuộc huyện Kỳ Anh (cũ) nay địa phận Thị xã Kỳ Anh. Dự án có tổng
mức đầu tư khoảng hơn 4.258 tỷ đồng, với tổng công suất 120MW, sản lượng
điện dự kiến phát lên lưới 356.368MWh/năm. Theo kế hoạch, trong giai đoạn
xây dựng dự án sẽ được phân bổ trên một vùng diện tích khảo sát 1.400 ha.

5
Dự kiến dự án sẽ được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành vào cuối
năm 2021. Đây là dự án đầu tiên tại Hà Tĩnh về điện gió và là dự án duy nhất
đảm bảo giải tỏa công suất.

Một dự án khác về điện gió có quy mô 100 cột điện gió, turbin gió, công
suất mỗi turbin là 2,6MWh trị giá 200 triệu USD đang được nhà đầu tư Công ty
TNHH Danvit Expres (Cộng Hòa Séc) cùng với các chuyên gia tư vấn đến địa
phương để khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu đầu tư. Trước đó, tháng 4/2019, Biên
bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trong thời hạn 2 năm của Hà Tĩnh và Công ty TNHH
Danvit Expres có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
và Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis đã tạo thuận lợi để bổ sung dự án vào
quy hoạch chung của tỉnh. Hai bên cùng thỏa thuận và có giải pháp tích cực nhằm
bảo đảm sự hợp tác có tính khả thi cao, dự án thực hiện đúng quy định pháp luật
Việt Nam.

Mới đây, tháng 4/2020 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng
cũng vừa có văn bản trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất cụm dự án điện
gió 4.915 tỷ đồng của Công ty CP Năng lượng Phước Trung vào Quy hoạch phát
triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện
VII điều chỉnh).

Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh do Công ty CP Năng lượng Phước Trung
đề xuất xây dựng tại các xã: Kỳ Tân, Kỳ Tây, Lâm Hợp và Kỳ Văn (huyện Kỳ
Anh), với tổng mức đầu tư 4.915 tỷ đồng. Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh gồm
3 nhà máy, được xây dựng trên diện tích 31ha, với tổng công suất lắp đặt 150MW,
sản lượng điện phát lên lưới khoảng 482 GWh/năm; thời gian vận hành vào quý
III /2021.

Trước đó, ngày 6/12/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản
đồng ý về mặt chủ trương cho phép Công ty CP Năng lượng Phước Trung nghiên
cứu, khảo sát thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án nhà máy điện gió tại huyện
Kỳ Anh. Quá trình thực hiện là 18 tháng bao gồm thời gian khảo sát đo gió.

Việc xác định đầu tư cho năng lượng sạch đang là mục tiêu được tỉnh Hà
Tĩnh hướng đến để góp phần phát triển ngành năng lượng quốc gia, tạo cơ hội
6
lớn cho các doanh nghiệp tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư
đang “ồ ạt” đầu tư vào lĩnh vực này đang là một cuộc chơi đắt đỏ mà chủ đầu tư
và doanh nghiệp phải lường trước.

2. Tiềm năng về phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở Hà Tĩnh
2.1. Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời

Theo đánh giá, Hà Tĩnh có tiềm năng phát triển điện mặt trời trên địa bàn
nằm ở mức trung bình khá so với các vùng trên toàn quốc . Với tổng mức bức xạ
mặt trời tương đối cao, trung bình 1562 kWh/m2/năm.

Sản lượng điện trung bình và cường độ bức xạ mặt trời các tháng trong năm 2019 tại
Hà Tĩnh (theo https://re.jrc.ec.europa.eu)
Trạm Hà Tĩnh thường có số giờ nắng nhiều hơn các trạm khác, trung bình
năm có tới 1778 giờ nắng, khoảng hơn 5 giờ nắng mỗi ngày phân bố không đồng
đều các tháng trong năm. Bên cạnh đó, trạm Hương Khê có vị trí không xa so với
trạm Hà Tĩnh lại có số giờ nắng ít (tháng 1 năm 2010 chỉ có 22,6 giờ nắng). Số
giờ nắng giữa các tháng trong năm cũng có sự phân hóa rõ rệt.

7
Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Hà Tĩnh

Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hương Khê (theo
http://thietbidienmattroi.com.vn)
2.2. Tiềm năng phát triển năng lượng gió

8
Với mặt bằng thuận lợi, nguồn năng lượng gió lớn 4 mùa, hạ tầng truyền
tải khá đồng bộ, thuận lợi… Hà Tĩnh đã và đang là “thỏi nam châm” hút các
nhà đầu tư vào dự án điện gió trong đất liền và điện gió ngoài khơi.

Để đánh giá cụ thể hơn về tiềm năng gió tại Hà Tĩnh ta cần phải căn cứ
vào bản đồ gió. Theo Wind Atlas của WB thì tiềm năng gió tại tỉnh Hà Tĩnh như
sau:
• Ở độ cao 10m, mật độ gió và tốc độ gió trung bình hàng năm là
247W/m2 và 4,42m/s (thấp)
• Ở độ cao 50m, mật độ gió và tốc độ gió trung bình hàng năm là
555W/m2 và 6,35m/s (trung bình)
• Ở độ cao 100m, mật độ gió và tốc độ gió trung bình hàng năm là
659W/m2 và 7,28 m/s (tương đối cao)
• Ở độ cao 150m, mật độ gió và tốc độ gió trung bình hàng năm là
736W/m2 và 7,82m/s. (cao)
• Ở độ cao 200m, mật độ gió và tốc độ gió trung bình hàng năm là
792W/m2 và 8,19m/s (cao).

Tiềm năng gió của Hà Tĩnh ở độ cao 200m (theo https://globalwindatlas.info)

9
Về điện gió trong đất liền theo ông Hồ Tá Tín - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
HBRE cho biết, dự án Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh sẽ lắp đặt các trạm
tuabin đón gió trên dãy Hoành Sơn, có độ cao hơn mực nước biển 100m. Chủ
đầu tư đã thuê đơn vị tư vấn nước ngoài khảo sát rất kỹ về tiềm năng gió. Kết quả
cho thấy, tốc độ gió tại các vị trí đặt tuabin đều đạt trên 8m/s. Đặc biệt, ở vị trí
này có thể đón gió quanh năm theo 3 hướng (Đông Bắc, Tây Nam và Đông Nam).

Phối cảnh thiết kế các trụ tuabin tại Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh.

Cùng với dự án điện gió của HBRE đang được triển khai ở đất liền, Hà
Tĩnh có 137 km bờ biển. Đây là mặt bằng lý tưởng để đầu tư dựng các tua bin
đón gió và trạm điều hành điện gió. Theo ông Nguyễn Viết Tuấn – Giám đốc
Công ty Đầu tư năng lượng Thiên Long, kết quả khảo sát năng lượng gió của
đơn vị tư vấn cho thấy, khu vực biển Kỳ Nam có lượng gió rất lớn, được xem là
“túi gió” của khu vực biển miền Trung với tốc độ gió trung bình trong năm đạt
trên 8m/s, trong đó nhiều tháng lên đến 9m/s. Đây là tốc độ gió lý tưởng để làm
dự án điện gió hiệu quả (tốc độ gió bình quân cho lắp đặt điện gió là 6,5m/s).

10
Để thu hút đầu tư dự án điện năng lượng sạch, tỉnh Hà Tĩnh cũng chú trọng
đầu tư hạ tầng truyền tải điện khá tốt 2 trạm biến áp 500 kV, 5 tuyến đường dây
500 kV; 2 trạm biến áp 220 kV, 9 tuyến đường dây 220 kV; 9 trạm biến áp 110
kV, 13 tuyến dây 110 kV và hơn 2.640 km đường dây trung, hạ áp. Ngoài ra, tỉnh
Hà Tĩnh đã có kế hoặc đầu tư từ năm 2016 đến 2025 cho hệ thống trạm biến áp
và đường dây cao áp, siêu cao áp 110 kV, 220kV và 500kV để thuận lợi cho việc
truyền tải điện.

Kế hoạch quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2025 (theo
http://ievn.com.vn)
Bên cạnh các tiềm năng về địa lý, khí hậu ban lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh còn
tạo môi trường thông thoáng, định hướng mở cửa đón tiếp các nhà đầu tư vào
tỉnh. Theo đó, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều động thái tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp
trong trong quá trình đầu tư.

Trước đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải
đã có văn bản giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên
quan rà soát, tổng hợp việc chấp hành các quy định của pháp luật và nội dung
11
liên quan trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp về
năng lượng. Đồng thời giao các sở ngành liên quan căn cứ các quy hoạch quy
định pháp luật kiểm tra, xem xét tham mưu phương án xử lý và báo cáo lại UBND
tỉnh.

Ưu tiên đầu tư các dự án năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo không chỉ
đáp ứng nhu cầu trên địa bàn Hà Tĩnh mà còn góp phần thực hiện mục tiêu an
ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh góp phần
thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển
năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

3. Đề xuất các giải pháp phát triển năng lượng gió và mặt trời tại Hà Tĩnh
3.1. Ứng dụng các thiết bị trí tuệ nhân tạo vào hệ thống

Trí tuệ nhân tạo – artificial intelligence đem đến các giải pháp theo dõi hệ
thống điện mặt trời cho các nhà cung cấp và người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp họ điều chỉnh và giảm thiểu chất thải bằng cách thu thập
dữ liệu và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh khả năng quản lý mức
tiêu thụ, trí tuệ nhân tạo cũng có thể ngăn chặn các trường hợp xảy ra sự cố khẩn
cấp và cung cấp khả năng quản lý thảm họa.

Những thiết bị được tích hợp AI có thể kể đến như đồng hồ thông minh
và bộ thu năng lượng. Những thiết bị tân tiến này sẽ được xây dựng với mục đích
ghi lại những thay đổi trong điều kiện khí tượng và nhiệt độ của hệ thống, từ đó
hỗ trợ dự đoán các trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra và có thể tự động điều chỉnh
cài đặt của hệ thống.

Các thiết bị được tự động hoá sẽ khuyến khích các quy trình bảo trì và
giảm nhu cầu thuê lao động bên ngoài để kiểm tra hệ thống.

3.2. Tạo điều kiện các hộ gia đình tư nhân tiếp cận với điện mặt trời

Xu hướng sản xuất của thế giới đang hướng đến việc cung cấp các nguồn
năng lượng phi tập trung thế hệ mới như tấm pin mặt trời hoặc máy phát năng
lượng gió tới gần hơn các hộ gia đình tư nhân. Việc sử dụng điện mặt trời tại các
khu vực tư nhân như vậy giúp người tiêu dùng kiểm soát việc sử dụng năng lượng
12
của họ tốt hơn. Các thiết bị này được thiết kế để có thể được lắp đặt tại các ngôi
nhà và cả trong các khu chung cư, do đó, người dùng có thể tạo ra bao nhiêu năng
lượng tùy thích và bán phần còn lại cho các nhà cung cấp năng lượng hoặc trung
gian phân phối.

Trên thực tế, nhiều quốc gia đã lên kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng
sạch, nhưng những kế hoạch và cam kết của họ vẫn không thể đáp ứng được yêu
cầu ngày càng tăng và sự thay đổi của cơ sở hạ tầng. Những quốc gia đang phát
triển vẫn đối mặt với tình trạng sử dụng than và khí đốt trong các hộ gia đình.
Việc tăng khả năng tiếp cận cho các hộ gia đình tư nhân sẽ giúp các chủ gia đình
tạo ra tác động và tăng tốc những thay đổi trong một quốc gia.

3.3. Cải thiện mức giá của điện mặt trời

Khả năng tiếp cận năng lượng mặt trời làm tăng tính ngang giá của điện
mặt trời và điện lưới quốc gia vì càng nhiều hộ gia đình tư nhân có thể lắp đặt
máy phát năng lượng tư nhân, giá thành của điện mặt trời càng rẻ. Vào năm 2020,
thị trường điện mặt trời sẽ chứng kiến những thay đổi về giá, có nghĩa là năng
lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác sẽ trở nên hợp lý hơn, dễ dàng tiếp cận
hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống khi so sánh với than hoặc khí đốt.

Các công nghệ đã liệt kê ở trên như công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ
tự động hoá sẽ có đóng góp to lớn trong việc khiến năng lượng mặt trời trở nên
“thân thiện với người dùng” hơn và đưa việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở
cấp độ cá nhân hơn.

3.4. Thực hiện chủ trương của nhà nước về phát triển điện tái tạo

Thứ nhất, tập trung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển năng
lượng; phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
khác trên địa bàn tỉnh. Kịp thời rà soát, đánh giá tổng thể tiềm năng phát triển
năng lượng của tỉnh, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo để đề xuất đưa vào quy
hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030.

13
Thứ hai, tham gia với các bộ, ngành Trung ương xây dựng các cơ chế,
chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn
năng lượng tái tạo. Tỉnh tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đưa vào quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia các dự án điện gió, điện mặt trời...Cụ thể: Đối với điện
gió, rà soát lại quy hoạch để có kế hoạch phát triển các dự án điện gió phù hợp;
không phát triển điện gió trên đất có rừng tự nhiên, rừng đặc dụng; hạn chế tối
đa thu hồi đất rừng phòng hộ đầu nguồn; tiến hành đánh giá tổng quan vấn đề tác
động môi trường của các dự án điện gió để đảm bảo các mục tiêu vừa phát triển
“cánh đồng điện gió”, vừa đảm bảo môi trường sinh thái, ổn định đời sống người
dân vùng dự án và phục vụ phát triển du lịch. Đối với điện mặt trời, khuyến khích
phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước; ưu tiên dành lại quỹ đất cho phát
triển đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển sản xuất nông nghiệp theo
quy hoạch; không phát triển điện mặt trời trong các khu, cụm công nghiệp.

Thứ ba, rà soát các lĩnh vực sản xuất tiêu thụ năng lượng để giảm thiểu
cường độ tiêu thụ năng lượng. Tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những
lĩnh vực, ngành và sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao. Có chính sách
khuyến khích tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp,
xây dựng, nông nghiệp và giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ tư, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, công khai quy hoạch,
danh mục các dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút mọi thành phần kinh
tế tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng. Có cơ chế khuyến khích các
doanh nghiệp đang đầu tư năng lượng tái tạo cùng chung tay xây dựng hạ tầng
lưới điện để đáp ứng việc giải tỏa năng lượng điện trên địa bàn, tránh tình trạng
quá tải. Có chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ đối với các địa phương
có dự án phát triển điện năng, nhất là tái định cư, giải quyết việc làm, sinh kế cho
người dân có đất bị thu hồi. Xây dựng cơ chế và khung pháp lý bảo đảm cho việc
tuân thủ quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia. Xử lý nghiêm đối với các dự
án đầu tư chậm triển khai, làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

14
4. Dự đoán xu hướng phát triển sắp tới
4.1. Điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái nhà đang là xu hướng phát triển năng lượng bền vững
hiện nay và đã được Chính phủ khuyến khích sử dụng. Bên cạnh đó, điện mặt
trời áp mái còn giúp hộ gia đình, doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện, tiết kiệm
hiệu quả.

Điện mặt trời áp mái nhà là mô hình sản xuất điện từ các tấm pin năng
lượng, hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn điện. Thực tế cho thấy, việc phát
triển điện mặt trời áp mái đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho người sử dụng. Trong
đó, sản lượng điện sản xuất hằng ngày dùng không hết được ngành điện mua lại,
tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho người sử dụng. Cùng với đó, phần mái được
cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời còn giúp giảm nhiệt cho
ngôi nhà. Ngoài ra, phát triển điện mặt trời áp mái góp phần giảm áp lực lên phụ
tải lưới điện, tiết kiệm chi phí phát triển đường dây truyền tải…

Bên cạnh ưu điểm về hiệu quả kinh tế thì điện năng lượng mặt trời là sản
phẩm xanh, thân thiện với môi trường và đang được khuyến khích sử dụng. Được
biết, hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ
inverter nối lưới và một điện kế 2 chiều. Điện kế 2 chiều được lắp đặt để đo đếm
điện năng tiêu thụ ở cả 2 chiều: Chiều nhận từ lưới điện của điện lực và chiều
phát từ điện mặt trời lên lưới điện của điện lực. Người dân khi sử dụng nguồn
điện từ năng lượng mặt trời sẽ không mất chi phí vận hành; bên cạnh đó, chi phí
bảo trì thấp, trong quá trình vận hành không gây ra tiếng ồn và khói bụi.

4.2. Công nghệ vi biến tần

Vi biến tần chuyển đổi dòng điện một chiều từ hệ thống PV thành dòng
điện xoay chiều. Công nghệ này có lợi thế hơn so với các đơn vị chuỗi thông
thường như: Thiết kế hệ thống linh hoạt hơn, dễ cài đặt và tối ưu hóa năng suất.
Bên cạnh đó, dòng điện phân tán an toàn hơn.

Điều thú vị là công nghệ vi biến tần hứa hẹn còn nhiều tiềm năng hơn nữa.
Nhu cầu về các tấm pin dạng phim mỏng đang gia nhập thị trường ngày càng

15
tăng và các bộ biến tần siêu nhỏ mới có thể hỗ trợ cuộc cách mạng. Vi biến tần
có nhiều lợi thế và không nghi ngờ gì nữa, nó là một lĩnh vực có tiềm năng phát
triển.

4.3. Đường năng lượng mặt trời

Sự ra đời của con đường năng lượng mặt trời là một trong những xu hướng
của ngành năng lượng mặt trời để mong đợi trong năm 2021. Hãy tưởng tượng
lượng năng lượng mà các con đường trên thế giới có thể tạo ra. Các nghiên cứu
cho rằng các con đường bao phủ từ 0,2 đến 0,5 phần trăm bề mặt Trái đất.

Hơn nữa, có một kỳ vọng rằng phần trăm có thể tăng 60% trước năm 2050.
Những đổi mới công nghệ hiện đại của tấm PV có thể chịu được trọng lượng
nặng của một chiếc xe. Việc sử dụng các mô-đun năng lượng mặt trời có thể biến
những con đường nhựa mà chúng ta có ngày nay thành những nhà sản xuất năng
lượng lớn. Nó đã xảy ra ở Trung Quốc, nơi dự án đường cao tốc năng lượng mặt
trời đầu tiên đang được thực hiện.

Scott Brusaw, một kỹ sư điện và điện tử người Mỹ, là bộ não đằng sau các
con đường năng lượng mặt trời. Đã có những phát triển trong các đơn vị năng
lượng mặt trời đặc biệt mà mọi người có thể đi bộ hoặc lái xe qua. Đây là một sự
đổi mới sẽ chỉ hiện diện cho đường ô tô trong vài năm tới. Tuy nhiên, các dự án
thí điểm về bãi đậu xe và lối đi với mật độ giao thông thấp và dày đặc đã có sẵn.

Idaho là khu vực đầu tiên ở Hoa Kỳ tiến hành thử nghiệm dự án đường
năng lượng mặt trời kéo dài khoảng 70 km. Một phân tích đang được tiến hành
để xem liệu có thể nhân rộng dự án ở các khu vực khác của Hoa Kỳ hay không.
Do đó, khi chúng ta di chuyển, đường mặt trời là một trong những điều tuyệt vời
để mong đợi rất sớm.

4.4. Lưu trữ năng lượng mặt trời

Vào năm 2019, tiện ích PG&E ở California bắt đầu tiến hành cắt điện để
giảm nguy cơ cháy rừng. Động thái này khiến nhiều người mất điện một thời
gian. Trong thời gian ngừng hoạt động, một công ty lưu trữ năng lượng mặt trời
đã chứng minh rằng lượng khách truy cập vào trang pin của họ tăng hơn 15 lần.
16
Sản xuất năng lượng mặt trời chỉ xảy ra khi có ánh nắng mặt trời. Bộ lưu
trữ có ích vì năng lượng dư thừa được lưu trữ và sử dụng trong những giờ sản
xuất thấp. Các nhà lắp đặt năng lượng mặt trời đang ngày càng tìm thấy ý thức
về môi trường và tài chính trong việc lắp đặt các tấm pin và pin năng lượng mặt
trời để lưu trữ năng lượng.

Khi lĩnh vực năng lượng mặt trời tiếp tục phát triển, bạn không thể đánh
giá thấp tầm quan trọng của việc lưu trữ năng lượng. Chúng cần phải đi đôi với
nhau. Do đó, hãy mong đợi nhiều sự phát triển trong lĩnh vực này.

4.5. Điện gió ngoài khơi

Tài nguyên năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng lượng mới và đang
được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay.

Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các tuabin
gió và được chế tạo với tuổi thọ cao hơn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trên
biển. Mặt khác, các trang trại năng lượng gió ngoài khơi sẽ là những điểm tham
quan, du lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền
trên biển của Tổ quốc.

Với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành về phát triển
năng lượng tái tạo biển, điện gió ngoài khơi, năng lượng sóng, thủy triều và hải
lưu, các nguồn vốn lớn và công nghệ điện gió ngoài khơi từ Liên minh châu Âu
dễ dàng tham gia phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Đây là cơ hội cho Việt Nam có tiềm năng, đột phá đi đầu ASEAN, trở
thành một trung tâm điện gió ngoài khơi lớn của thế giới và thúc đẩy các ngành
công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và tương lai xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang
khu vực ASEAN và lân cận.

17
KẾT LUẬN
Mặc dù còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về các số liệu thống kê đầu vào nhưng
thông qua những gì nhóm chúng em thu thập được thì ta có thể thấy Hà Tĩnh có một
tiềm năng năng lượng mặt trời, năng lượng gió to lớn. Mặc dù có tiềm năng to lớn như
vậy nhưng để khai thác được các nguồn năng lượng này tại Hà Tĩnh thì rất cần một sự
đầu tư bài bản, cụ thể, đủ mạnh ở cấp quốc gia và phải đặt nó vào vị trí quan trọng nhằm
tạo ra những tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách, kế hoạch, lộ trình
phát triển cụ thể. Khó khăn, thách thức lớn nhất để phát triển nguồn điện này là cần có
cơ chế chính sách ổn định và lựa chọn được chủ đầu tư có năng lực về tài chính, cũng
như có kinh nghiệm đầu tư, triển khai thực hiện và khả năng thu xếp vốn tốt. Với việc
nhận diện được các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, kinh tế, công nghệ và xã hội và đề
xuất các giải pháp tháo gỡ; với sự chung tay, giúp sức của các cấp quản lý, lãnh đạo của
tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và nhà nước nói chung, đồng thời cùng với sự nỗ lực của các
doanh nghiệp liên quan, nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió được kỳ vọng sẽ
phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

18

You might also like