You are on page 1of 115

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

LỜI MỞ ĐẦU

Đứng trên góc độ của mỗi người khác nhau thì tiền lương lại có vai trò khác
nhau. Nếu như đối với người lao động thì tiền lương là lợi ích của họ thì đối với người
sử dụng lao động tiền lượng lại là chi phí. Cần phải lựa chọn phương pháp tiền lương
phù hợp với từng đối tượng lao động, không những trả đúng, trả đủ mà còn tạo động
lực cho người lao động. Do vậy để có một chính sách tiền lương hợp lý có lợi cho
người lao động và người sử dụng lao động luôn là vấn đề được quan tâm.
Công tác quản lý tiền lương là một trong những chức năng quan trọng trong
công tác quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp. Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan
trọng, là một bộ phận cấu thành giá sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại là nguồn
thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác tiền
lương doanh nghiệp phải tuân theo nhưng nguyên tắc và những chính sách chế độ
đối với người lao động.
Trong chế độ tiền lương mới của Nhà nước đã được ban hành thực hiện một
phần cơ bản là xác định rõ tính chất của từng ngành nghề cụ thể để có nhóm lương và
hệ số lương phù hợp, phân chia rõ rệt các khu vực. Đây là một vấn đề đổi mới trong
chính sách tiền lương nhằm khắc phục các bất hợp lý trong chế độ tiền lương cũ.
Vì vậy trong doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương,
định mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sụ phân phối công
bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là
động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải thiện đời
sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp
bách.
Qua thời gian học tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần vận tải và đưa đón thợ
mỏ - VINACOMIN được sự giúp đỡ của các cán bộ, công nhân viên Công ty, các thầy
cô trong khoa Kinh tế trường Đại học Mỏ Địa chất. Trong đồ án này em xin trình bày
nội dung của đề tài “Hoàn thiện quy chế trả lương Công ty cổ phần vận tải và đưa
đón thợ mỏ - Vinacomin năm 2019”.
Bản đồ án gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và điều kiện sản xuất của yếu của Công ty CP vận
tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP vận tải và
đưa đón thợ mỏ - Vinacomin năm 2019
Chương 3: Hoàn thiện quy chế trả lương Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin năm 2019

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 1 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Do thời gian đi thực tập có hạn hẹp, trình độ bản thân còn hạn chế, nên bản đồ
án không thể tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm. Em rất mong được sự góp ý
của các thầy, các cô và các bạn để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
Xin cám ơn các phòng, ban và các Phân xưởng và các đồng chí Lãnh đạo Công
ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin đã giúp đỡ để em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này.
Rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các phòng ban, đơn vị liên
quan và quý Thầy cô cho Em được bảo vệ đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cẩm Phả, ngày ….. tháng ….. năm 2020


Sinh viên

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 2 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ
ĐƯA ĐÓN THỢ MỎ - VINACOMIN

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 3 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
1.1. Tình hình chung của Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin
* Thông tin chung:
Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin là một doanh nghiệp hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng
sản Việt Nam – TKV.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ ĐƯA ĐÓN THỢ MỎ -
VINACOMIN.
Tên giao dich quốc tế: VINACOMIN – TRANSPORTATION AND MINER
COMMUTING SERVICE JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Cẩm Đông, Thành phố Cẩm Phả,
Tỉnh Quảng Ninh.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin
Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin tiền thân là Xí nghiệp
Vận tải hành khách thuộc Công ty Than Cẩm Phả được thành lập ngày 01/01/1987.
Công ty được thành lập với nhiệm vụ là đưa đón công nhân, cán bộ các đơn vị sản xuất
than vùng Cẩm Phả đi làm và về.
Đến năm 1997, xí nghiệp là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty than Việt
Nam và được đổi tên thành Xí nghiệp Vận tải và Đưa đón thợ mỏ theo quyết định số
20/QĐ - BCN ngày 29/12/1997 của Bộ Công Nghiệp. Và đến năm 2000, xí nghiệp
trực thuộc Công ty Vật tư vận tải và Xếp dỡ.
Cùng với sự phát triển chung của ngành than, đầu năm 2004 xí nghiệp chuyển
đổi mô hình tổ chức sản xuất thành Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ theo
quyết định số 2910/QĐ-HĐQT ngày 23/12/2003 của hội đồng quản trị Tổng công ty
Than Việt nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin).
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón Thợ mỏ - Vinacomin là doanh nghiệp sản
xuất dịch vụ theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng với mục đích thành lập doanh
nghiệp, là đơn vị vận tải ô tô chuyên ngành của ngành than. Chức năng chính của
Công ty là đưa đón CBCNV của các đơn vị trong và ngoài ngành than vùng Cẩm phả
đến các khai trường sản xuất than đi về. Ngoài ra Công ty còn có một bộ phận vận tải
than cho các mỏ và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng các loại phương tiện vận tải.
Công ty được Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và các cổ
đông giao quản lý và sử dụng vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh. Công
ty phải tự cân đối thu chi, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh trước
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và các cổ đông.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón Thợ mỏ là doanh nghiệp cổ phần, trực
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Việt nam, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 4 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Đưa đón cán bộ công nhân viên của các Công ty trong Tập đoàn Công nghiệp
Than – Khoáng sản Việt Nam đi làm và về.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn.
- Đảm bảo giờ đi làm và về cho CBCNV và giờ tác nghiệp sản xuất của các mỏ,
các Công ty trong dây chuyền sản xuất than.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và đơn vị chủ quản.
- Tuân thủ luật pháp về chế độ kế toán, tài chính do Nhà nước ban hành.
- Tự bù đắp chi phí, chịu trách nhiệm phát triển và bảo toàn vốn của Nhà nước
và các Cổ đông tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo an toàn lao động, cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống
CBCNV.
- Bảo vệ môi trường môi sinh trong suốt quá trình sản xuất.
- Chủ động tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay thế công nghệ mới phù hợp
với điều kiện sản xuất kinh doanh.
1.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5700477326 do Phòng Đăng
ký kinh doanh Tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22/12/2003,
đăng ký thay đổi lần 4 ngày 18/01/2013 là:
- Vận tải hành khách đường bộ khác.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động khác.
- Chế biến và kinh doanh than.
- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
- Điều hành tua du lịch.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
1.2. Điều kiện vật chất – kỹ thuật của Công ty
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin nằm tại trung tâm Thành
phố Cẩm Phả - là nơi tập trung các mỏ than lớn nhất toàn tỉnh Quảng Ninh. Từ bãi
trung tâm điều hành xe của Công ty đều rất thuận tiện để di chuyển đón công nhân các
mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu, Thống Nhất, Dương Huy, Quang Hanh….
Ngoài ra, thành phố Cẩm Phả có rất nhiều điều kiện phát triển các hoạt động
kinh tế đối nội, đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận công nghệ hiện
đại…với một lực lượng lao động dồi dào, có trình độ cao đến từ khắp các tỉnh thành
trong cả nước, đây là điều kiện lý tưởng giúp công ty mở rộng được thị trường và đa
dạng hóa khách hàng tại Công ty.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 5 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
1.2.2. Quy trình vận chuyển công nhân và sửa chữa ô tô của Công ty
Sản phẩm của Công ty bao gồm:
- Vận chuyển hành khách bằng ô tô cho các mỏ là sản phẩm dịch vụ vận chuyển
người đi làm cả 3 ca/ngày (Vận chuyển cả đi và về).
- Dịch vụ cơ khí sửa chữa xe ô tô là sản phẩm dịch vụ đơn chiếc sau sửa chữa,
bảo dưỡng, cải hoán, nâng cấp...
Ngoài ra Công ty còn có hai đội xe vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển than, đất
đá cho các mỏ bằng xe ô tô có tải trọng từ 10 đến 20 tấn.
1.2.2.1. Quy trình vận chuyển đưa đón hành khách bằng ô tô
Do địa bàn thị xã rộng, CBCNV công tác trong các mỏ cư trú rải rác trên địa
bàn nên việc bố trí xe vận chuyển theo quy trình công nghệ sau:
+ Lượt vận chuyển đi: Xe ô tô đón công nhân tại các bến xe trong nội thị, vận
chuyển tập kết tại các bến trung chuyển (bến này có thể đi được đến tất cả các công
trường của các mỏ), tại đây CBCNV trong cùng công trường sẽ đổi xe để đến nơi mình
làm việc.
+ Lượt đón về: ô tô đón công nhân từ các công trường về bến trung chuyển, tại
đây công nhân lại đảo xe về các bến nội thị tại nơi mình cư trú.

Đội xe Bến xe Bến trung Các mỏ: Cao Sơn,


nội thị chuyển Cọc Sáu, Đèo nai...

Bến xe Bến trung


nội thị chuyển
Hình 1.1: Quy trình vận chuyển công nhân

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 6 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.2: Sơ đồ tuyến lệnh vận chuyển công nhân

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 7 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Sản lượng thanh toán với các mỏ bằng vé đi, vé về và xác định bằng Km lăn
bánh hoặc T/km (Tấn km vận chuyển).
1.2.2.2. Quy trình sửa chữa ô tô
(Gồm cả công nghệ sửa chữa và gia công phục hồi)
Để đảm bảo chất lượng sửa chữa, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thì các
công đoạn như: kiểm tra phân loại các chi tiết trước khi lắp ráp cụm được thực hiện
đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật nghiêm túc chặt chẽ, cán bộ công nhân trực tiếp sản
xuất có trình độ kinh nghiệm.

Tiếp nhận Giải thể Kiểm tra, Gia công Lắp ráp
thiết bị cần tháo rời phân loại phục hồi cụm tổng
sửa chữa chi tiết chi tiết thành

Kiểm tra Sơn tân Lắp ráp xe Chạy thử


xuất trang vỏ (rà) cụm
xưởng xe máy

Hình 1.3: Quy trình sửa chữa ô tô


Các công đoạn như: vận hành thử (chạy rà trên các cụm tổng thành) được thực
hiện trên các băng thử nghiệm chuyên dùng.
Công đoạn kiểm tra xuất xưởng được thực hiện với yêu cầu vận hành thực tế,
kiểm tra sự hoạt động đồng bộ của các hệ thống (đặc biệt là hệ thống phanh, lái...), nếu
đạt được yêu cầu mới cho xuất xưởng.
Sản lượng thanh toán là lần sửa chữa.
1.2.2.3. Công nghệ vận chuyển than
Công ty vận chuyển thuê cho các mỏ bằng xe ô tô tải hàng hóa chủ yếu là các
loại than do mỏ bốc xúc ô tô có nhiệm vụ vận chuyển hàng ra cảng tiêu thụ hoặc bãi
chứa của mỏ. Sản lượng được thanh toán bằng T/km vận chuyển.
1.2.3. Trang thiết bị máy móc chủ yếu
Việc trang bị kỹ thuật đối với Công ty hiện tại rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu
cao sản lượng nhưng phải phù hợp với điều kiện và kết cấu của Công ty. Trong suốt
quá trình hoạt động, Công ty hiện đang hoạt động sản xuất với dây chuyền các phương
tiện vận tải và các xe ô tô chở người và chở thân đất, được Tập đoàn đầu tư trang bị
cho nhiều loại máy móc với số lượng, chủng loại, mã hiệu như sau:
Với số lượng máy móc, phương tiện vận tải như trên, có thể thấy Công ty đã
được trang bị tương đối đầy đủ máy móc thiết bị cho sản xuất chính và phụ trợ làm
cho dây chyền sản xuất hoạt động liên tục được đồng bộ và năng suất cao. Điều đó tạo
điều kiện để sử dụng vốn cố định tốt nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 8 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Bảng thống kê một số thiết bị chủ yếu Công ty tại ngày 31/12/2019
Bảng 1-2
Số lượng Đang Chờ
TT Tên nước thiết bị Nước sản xuất
hiện có hoạt động thanh lý
1 Máy biến áp Nhật, LXô 7 6 1
2 Máy xúc dầu Nhật, LXô 7 5 2
3 Daewoo H.Quốc 35 33 2
4 KAMAZ 6511 Liên Xô 21 21 0
5 KAMAZ 6520 Liên Xô 23 23 2
6 Xe Transico Hàn Quốc 25 25 0
7 Xe Transico K52 Hàn Quốc 126 126 0
… … … … … …
Đồng thời Công ty đã cố gắng nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị. Hầu
hết các máy móc thiết bị đã huy động đưa vào sản xuất, điều đó cho thấy việc tận dụng
máy móc thiết bị vào sản xuất là rất tốt thể hiện rõ ở số máy móc thiết bị chờ thanh lý
chiếm tỷ lệ ít. Công ty Cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ là một doanh nghiệp có
nhiệm vụ sản xuất và tự hạch toán trong cơ chế thị trường. Hiểu rõ tầm quan trọng của
tính chuyên môn hóa trong việc quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chính vì thế ở Công ty đã có sự chuyên môn hóa từ nội bộ các phòng ban đến các
phân xưởng, các tổ đội sản xuất.
1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội của Công ty
1.3.1. Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa
1.3.1.1. Tình hình tập trung hóa sản xuất
Công ty Cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực vận tải hành khách, vận tải than đất và sửa chữa cơ khí. Trong các năm
qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam,
Công ty luôn đầu tư, tổ chức sản xuất đưa đón công nhân mỏ mang tính tập trung hóa
cao để từ đó hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất do Tập đoàn đề ra.
1.3.1.2. Tình hình chuyên môn hóa sản xuất
Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ là một doanh nghiệp có nhiệm vụ sản
xuất và tự hạch toán trong cơ chế thị trường. Hiểu rõ tầm quan trọng của tính chuyên
môn hóa trong việc quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì thế
ở Công ty đã có sự chuyên môn hóa từ nội bộ các phòng ban đến các phân xưởng, các
tổ đội sản xuất.
1.3.1.3. Tình hình hợp tác hóa sản xuất
Đê đảm bảo cho hoạt động vận tải và sửa chữa cơ khí tại Công ty phát triển
mạnh hơn nữa, Công ty đã thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị ở cả
trong và ngoài Công ty như: Công ty than Thống Nhất TKV, Công ty than Dương

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 9 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Huy, Công ty than Quang Hanh, hệ thống các ngân hàng…cùng với tập trung hóa
chuyên môn hóa tình hình hợp tác hóa cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình
sản xuất tại Công ty.
1.3.2. Tổ chức quản lý sản xuất, lao động ở Công ty
1.3.2.1. Tổ chức quản lý sản xuất
Công ty cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ – VINACOMIN tổ chức bộ máy
quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Nhìn vào sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức
được chia thành các khối, đứng đầu mỗi khối đều có một người phụ trách dưới sự chỉ
đạo của Giám đốc, các phòng chức năng nghiệp vụ giúp Giám đốc theo dõi, kiểm tra
từng mặt hoạt động của Công ty về việc phân công trách nhiệm lãnh đạo quản lý, chỉ
huy điều hành sản xuất kinh doanh giữa Giám đốc với các Phó giám đốc, Kế toán
trưởng và quan hệ lề lối làm việc.
Trong thực tế sản xuất mỗi hình thức tổ chức sản xuất trên đều khá phức tạp đòi
hỏi trình độ quản lý vừa sâu vừa rộng, trong đó Giám đốc Công ty thực hiện chỉ đạo
và điều hành giám sát các quá trình SXKD của Công ty thông qua các mệnh lệnh sản
xuất. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ điều hành giám sát các quá trình SXKD
của Công ty đến từng phân xưởng công trường, đồng thời làm tham mưu cho Giám
đốc để có những quyết định đúng đắn kịp thời để hoạt động SXKD của Công ty đạt
hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty gồm: 07 phân xưởng vận tải
,01 phân xưởng sửa chữa, bảo dưỡng các cấp có công suất sửa chữa cấp trung đại tu;
08 phòng ban quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ.
Nhìn chung bộ máy quản lý và điều hành Công ty đã thực hiện tương đối tốt
nhiệm vụ điều hành quản lý hoạt động SXKD đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng
của từng bộ phận trong dây chuyền với nhiệm vụ giao theo kế hoạch sản xuất.
* Bộ máy lãnh đạo
+ Giám đốc: Là đại diện pháp luật của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Đại Hội
đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về tổ chức sản xuất điều hành kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước, cơ quan chủ quản theo quy định, thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo
hợp đồng đã ký.
+ 02 Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc Công ty
trong từng lĩnh vực đã phân công:
- Phó Giám đốc kỹ thuật: là người giúp Giám đốc về lĩnh vực công tác kỹ thuật
công nghệ bảo dưỡng sửa chữa, chất lượng sản phẩm, bảo vệ quân sự, phòng chống
cháy nổ, môi trường, đào tạo bồi dưỡng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chăm lo đời sống
CBCN …

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 10 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Phó Giám đốc sản xuất: Do là người giúp Giám đốc về các lĩnh vực thực hiện
kế hoạch sản xuất, bố trí điều hành thiết bị vận tải, công tác an toàn - bảo hộ lao động,
đầu tư, xây dựng cơ bản, ...
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế
toán, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
và pháp luật Nhà nước về toàn bộ công tác và chế độ tài chính của Công ty.
* Các phòng ban chức năng.
+ Văn phòng Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức thực hiện
các vấn đề sau: Hành chính quản trị trong phạm vi Công ty. Thi đua tuyên truyền văn
thể, Thông tin liên lạc, Y tế chăm lo sức khoẻ cho người lao động;
+ Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc tổ chức thực
hiện các công tác sau: Tổ chức cán bộ; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân; Tổ chức
lao động và quản lý lao động; Định mức lao động; Xây dựng kế hoạch, nghiệm thu
tiền lương và các chế độ với người lao động
+ Phòng Kế hoạch: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty
thực hiện các vấn đề kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản; tổng hợp phương
hướng, biện pháp, thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty theo kỳ kế hoạch; công tác đầu
tư phù hợp cơ chế quản lý của Nhà nước và phân cấp của cấp trên.
+ Phòng Kế toán - Thống kê: Tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán, tài
chính trong Công ty theo quy định của pháp luật; Cung cấp số liệu kịp thời cho việc
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài
chính theo kỳ kế hoạch.
+ Phòng Bảo vệ - Quân sự: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về việc thực
hiện các quy định thuộc vấn đề công tác bảo vệ an ninh và quân sự, bảo vệ tài sản của
Công ty và tính mạng của CBCNV; Thanh tra pháp chế.
+ Phòng An toàn: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện các
vấn đề an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động; công tác bảo hiểm đối với thiết bị
và người lao động.
+ Phòng Kỹ thuật – vật tư: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc
thực hiện các vấn đề quản lý kỹ thuật ô tô, kỹ thuật cơ điện khí và các tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ thông tin, quản lý môi trường theo đúng các cơ chế quản lý kỹ thuật của
Nhà nước. Công tác tổ chức thực hiện các vấn đề mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư
phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 11 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Đại hội đồng CĐ HĐQT

Ban Kiểm soát GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc phụ trách Phó Giám đốc phụ trách
kỹ thuật Sản xuất - An toàn

Phòng Phòng
Phòng Phòng Văn Phòng Phòng
Kế Tổ Phòng
Kỹ Bảo phòng Kế An
toán chức ĐHSX
thuật – vệ Giám hoạch toàn
Thống Lao
Vật tư Quân đốc
kê động
sự

Phân
Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân xưởng
xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng xưởng sửa
vận tải vận tải vận tải vận tải vận tải vận tải vận tải chữa
số 1 số 2 số 3 số 4 số 5 số 8 số 9

Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin

Sinh viên: Hoàng Thị


12 Châm Anh Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
+ Phòng Điều hành sản xuất: Có chức năng tham mưu xây dựng các phương
án biện pháp bố trí điều hành xe vận chuyển của Công ty có hiệu quả cao nhất. Thay
mặt Giám đốc Công ty chỉ huy điều hành sản xuất toàn Công ty theo phương án sản
xuất đã phê duyệt có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu an toàn cho người và thiết
bị, đúng giờ đi về với chi phí vận chuyển hợp lý và đạt doanh thu cao.
* Khối đơn vị sản xuất.
+ Gồm 07 Phân xưởng vận tải chở người: 04 Phân xưởng bố trí tại vùng Cẩm
Phả, 01 đơn vị vùng Hạ Long, 02 đơn vị bố trí tại vùng Uông Bí.
+ 01 Phân xưởng Sửa chữa bảo dưỡng.
1.3.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất
Tình hình tổ chức sản xuất của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin được thực hiện như sau:
Khối sản xuất nằm dưới sự chỉ huy của Phòng điều hành sản xuất, phòng điều
hành có nhiệm vụ điều hành sản xuất, cân đối các tuyến lệnh hợp lý, phối hợp với các
phòng liên quan kiểm tra giám sát công tác sản xuất tại các phân xưởng. Khối sản xuất
gồm có 08 phân xưởng sau:
Phân xưởng vận tải số 2, 3, 4, 5, 8, 9: Có nhiệm vụ chuyên chở công nhân mỏ
đi và về.
Phân xưởng vận tải số1: Có nhiệm vụ vận chuyển công nhân và than đất theo
hợp đồng Công ty đã ký kết với các mỏ.

Quản đốc phân xưởng

Phó QĐ Phó QĐ Phó QĐ Phó QĐ Phó QĐ NV


số 1 số 2 số 3 số 4 số 5 kinh tế

Tổ sản Tổ sản Tổ sản Tổ sản Tổ sản


xuất số 1 xuất số 2 xuất số 3 xuất số 4 xuất số 5
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại phân xưởng chính
Phân xưởng sửa chữa : Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe trong và ngoài
Công ty.
Phân xưởng phục vụ: Phục vụ ăn uống cho CBCNV trong Công ty.
Công ty giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản cho các phân
xưởng, các phân xưởng có trách nhiệm bố trí việc thực hiện công tác sản xuất của
mình, đảm bảo đạt năng suất. an toàn và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra Công ty thực hiện

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 13 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
giao khoán tiền lương cho các đơn vị sản xuất căn cứ vào khối lượng sản phẩm, công
việc hoàn thành. giao khoán các chi phí chủ yếu như chi phí về vật tư, nhiên liệu…
1.3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
Công ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin là một Công ty cổ phần
trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam. Để đạt hiệu quả vận
tải và sửa chữa tốt, căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng năm và căn cứ vào kế
hoạch của Tập đoàn hướng dẫn, Công ty luôn lập kế hoạch chuẩn bị tốt cho các khâu
sản xuất sao cho sát với thực tế nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đó, dựa vào nhu
cầu vật tư, nhu cầu lao động tiền lương, nhu cầu vận tải và sửa chữa cơ khí của từng
phân xưởng để cân đối năng lực sản xuất.
Kế hoạch được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao về
cho Công ty, từ đó dựa vào tình hình thực tế Công ty lập kế hoạch sao cho phù hợp.
Công ty xây dựng kế hoạch của Công ty dựa trên căn cứ sau:
- Nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch của tập đoàn than giao.
- Khả năng vận tải và sửa chữa cơ khí của Công ty
- Tài liệu phân tích hoạt động sản xuất kin doanh của Công ty năm trước
- Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh
doanh.
Tập đoàn Công ty CP Phân xưởng Các tổ
CN Than – Vận tải & vận tải sản xuất
Khoáng sản Đưa đón thợ Phân xưởng
Việt Nam mỏ sửa chữa

Hình 1.6: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tại Công ty
1.3.4. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty
Tổ chức lao động khoa học, trong đó sắp xếp lao động hợp lý là vấn đề quan
trọng có tác dụng làm gọn nhẹ dây chuyền sản xuất, kích thích người lao động phát
huy năng lực và trình độ nghề nghiệp, vân dụng hợp lý thời gian làm việc của người
lao động nâng cao hiệu quả lao động.
Lao động là nhân tố cơ bản của sản xuất, sử dụng lao động hợp lý góp phần
tăng năng suất lao động từ đó tăng được sản lượng sản xuất tạo điều kiện xem xét hạ
giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ – Vinacomin
tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và quy định
của VINACOMIN. Công ty có tổng số lao động năm 2019 là 796 người, trong đó số
công nhân lái xe là 453 người, thợ cơ điện khí là 139 người, công nhân phục vụ phụ
trợ là 101 người và gián tiếp là 101 người.
Chế độ làm việc của các phòng ban làm việc 5 ngày/ tuần mỗi ngày làm việc 8h
nghỉ thứ bày và chủ nhật, với các phân xưởng đội xe chế độ làm việc theo chu kỳ đảo ca

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 14 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
nghịch làm việc 8h/ca, theo chế độ liên tục công nhân bố trí nghỉ luân phiên trong tuần.
Thời gian làm việc trong ngày được quy định như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN DOANH NGHIỆP NĂM 2019
Bảng 1-3
TH 2019
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
(31/12/2019)
TT Chỉ tiêu
Số Tỷ
Đại Cao Trung CNK Chưa
lượng trọng học đẳng cấp T ĐT
(người) (%)
Tổng cộng toàn công ty 796 100 239 46 200 310 0
Kết cấu (%) 20,56 5,95 28,82 44,67
I Lao động công nghệ 594 74,62 122 35 171 265 0
1 Lái xe
2 - V/c hành khách 453 56,91 93 27 131 202 0
3 - V/c than, dịch vụ khác 2 0,25 0 0 1 1 0
4 Thợ cơ điện khí 139 17,46 29 8 40 62 0
II Lao động phụ trợ 101 12,69 17 5 24 37 0
1 - NV phục vụ trên xe 16 2,01 3 1 5 7 0
2 - LĐ phục vụ 16 2,01 3 1 5 7 0
3 - Thủ kho 4 0,50 1 0 1 2 0
4 - NTSP 8 1,01 2 0 2 4 0
5 - BVVT 12 1,51 2 1 3 5 0
6 - Kiểm tra bến tuyến, an toàn 27 3,39 6 2 8 12 0
7 - Nấu ăn 18 2,26 4 1 5 8 0
III Lao động quản lý 101 12,69 96 5 0 0 0
1 Giám đốc 1 0,13 1
2 Phó Giám đốc 2 0,25 2
3 Trưởng ban Kiểm soát 1 0,13 1
4 Kế toán trưởng 1 0,13 1
5 Chủ tịch Công đoàn 1 0,13 1
6 Trưởng phòng 8 1,01 8
7 Quản đốc 8 1,01 8
8 Phó phòng 18 2,26 17 1
9 Phó quản đốc 37 4,65 36 1
10 Cán bộ NV 24 3,02 21 3
- Đối với văn phòng Công ty, các phân xưởng sửa chữa và phân xưởng phục vụ
làm việc theo giờ hành chính:
+ Sáng : 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
+ Chiều: 12 giờ 30 phút giờ đến 16 giờ.
Đối với các phân xưởng vận tải:
+ Ca 1 từ 4 giờ đến 12 giờ
+ Ca 2 từ 10 giờ đến 18 giờ

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 15 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
+ Ca 3 từ 21 giờ đến 5 giờ.
Do yêu cầu của sản xuất Giám đốc công ty có thể huy động mọi người lao động làm
thêm giờ. Số giờ làm thêm trong ngày không quá 4 giờ, tổng số giờ làm thêm trong năm
của một người không quá 200 giờ. Trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả tai nạn lao
động, thiên tai.. thì giám đốc có thể huy động quá số giờ quy định trên nhưng phải được
người lao động đồng ý. Lịch đảo ca được thể hiện trên sơ đồ sau:

Ca sản
xuất T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7

Ca I A B

Ca II B C

Ca III C A

Hình 1.7: Sơ đồ lịch đảo ca Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát,
Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ
lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc lao động được tuân thủ chặt chẽ.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 16 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Kết luận chương 1
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công
ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin luôn đoàn kết vượt qua mọi khó khăn
thử thách phát huy tinh thần tự lực tự cường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn do khách quan và chủ
quan mang lại. Do vậy, Công ty cần phải tận dụng và phát huy những thuận lợi cũng
như khắc phục những khó khăn hiện tại sau:
* Khó khăn
- Do ảnh hưởng từ sự khó khăn của nền kinh tế nói chung, đối với Tập đoàn
than, trong quý III thị trường tiêu thụ than giảm mạnh, thuế xuất khẩu tăng vì vậy sản
lượng tiêu thụ 6 tháng cuối năm đạt thấp dẫn đến doanh thu vận chuyển của Công ty
giảm, việc thanh toán giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn vẫn còn chậm dẫn đến
tình trạng ứ đọng vốn...
- Giá cả thị trường biến động trong đó giá nhiên liệu tăng giảm thất thường, phí
giao thông đường bộ lớn làm tăng các khoản chi phí giá thành, trong khi đó doanh thu
lại không tăng.
- Thời tiết diễn biến bất thường, bão lớn, mưa nhiều. Mật độ phương tiện tham
gia giao thông trên mỏ cao, phức tạp, quốc lộ 18A có nhiều đoạn sửa chữa, nâng cấp
có nhiều nguy cơ gây mất an toàn. Sản xuất các mỏ có nhiều biến động. Yêu cầu về
chất lượng thiết bị, chất lượng phục vụ đưa đón công nhân mỏ ngày càng cao trong khi
Tập đoàn đang có xu hướng tiết giảm đầu tư.
* Thuận lợi
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và của các phân xưởng được bố
trí hợp lý, không chồng chéo, thích ứng với cơ chế thị trường, đạt hiệu quả.
- Tình hình tổ chức lập kế hoạch và tổ chức sản xuất luôn đổi mới và tạo sự cân
đối, phối hợp gắn liền giữa việc lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch gắn liền
với sản xuất kinh doanh.
- Công ty có đội ngũ lao động có năng lực và trình độ, đội ngũ lãnh đạo của
công ty giàu kinh nghiệm, trình độ học vấn vững vàng, có tinh thần sáng tạo, yêu
nghề, đoàn kết nên đã vượt qua được nhiều khó khăn của cơ chế thị trường để đứng
vững tồn tại và phát triển.
- Thực hiện chủ trương của Tập đoàn về tạm dừng các dự án đầu tư xây dựng
chưa cần thiết; tập trung nguồn lực để duy trì phát triển sản xuất, chuyên môn hoá các
ngành nghè. Công ty đã tập trung phát triển và mở rộng dịch vụ đưa đón công
nhân,thực hiện các dự án đầu tư xe chở công nhân đáp ứng kịp thời yêu cầu công nhân
mỏ đi làm bằng xe có điều hoà và thiết bị nghe nhìn, đầu tư thiết bị để nâng cao năng
lực, chất lượng sửa chữa xe của Công ty và cho khách hàng.
Những khó khăn và thuận lợi được nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2019 của Công ty CP vận tải và đưa
đón thợ mỏ – Vinacomin và sẽ được được làm rõ hơn trong chương 2 sau đây.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 17 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Chương 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ ĐƯA ĐÓN THỢ MỎ -
VINACOMIN NĂM 2019

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 18 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một công cụ đắc lực trong quản lý
kinh tế nói chung và quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp mỏ nói riêng. Công tác phân
tích được bắt đầu từ việc đánh giá chung tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu,
từ đó rút ra các kết luận sơ bộ. sau đó phân tích từng hoạt động sản xuất kinh doanh để
đi đến kết luận chính xác và sát với thực tế những điều kiện khó khăn. những điểm
mạnh, điểm yếu đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục.
2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 của Công ty CP
vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin
Năm 2019 Công ty Cổ phần Vận tải và Đưa đón thợ mỏ - Vinacomin đã hoàn
thành tương đối tốt các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch đã đề ra. Tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty năm 2019 được phản ánh quan bảng số liệu 2-1 cho thấy:
- Thực hiện chỉ đạo xã hội hóa của TKV, các đơn vị trong TKV đã chuyển thuê
ngoài 30% số lượng công nhân đi xe. Do vậy sản lượng vận chuyển công nhân của
Công ty ngày càng giảm. Sản lượng vận chuyển hành khách theo vé năm 2019 giảm
128.232 vé so với thực hiện năm 2018 tương ứng với giảm 2,12%. Sản lượng vận
chuyển theo tkm cũng giảm 1.632.722 tkm so với thực hiện năm 2018 tương ứng với
5,37%. Cả sản lượng theo vé và theo tkm đều giảm so với kế hoạch năm. Sản lượng
giảm dẫn đến doanh thu vận chuyển cũng giảm theo. Doanh thu vận chuyển công nhân
và than năm 2019 giảm 2.882 trđ so với năm 2018 và tăng 13.558 trđ so với kế hoạch
năm 2019.
- Về sửa chữa xe cho các đơn vị bên ngoài: năm 2019 Công ty thực hiện sửa
chữa 14 xe, 09 cụm động cơ với giá trị ước tính hơn 13 tỷ đồng, tăng 56,91% so với
cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân là do lượt xe vào sửa chữa tại xưởng tăng và các xe
chủ yếu là sửa chữa nặng nên giá trị doanh thu sửa chữa lớn.
- Dù sản lượng vận chuyển giảm tuy nhiên doanh thu tăng do đó lợi nhuận năm
2019 tăng 151 trđ tương ứng với 2,85% so với thực hiện năm 2018 và tăng 413 trđ
tương ứng với 8,19% so với kế hoạch năm 2019. Điều này cho thấy Công ty đã có
nhiều cố gắng trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động và sử dụng chi phí tiết
kiệm hơn.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2019 là 14.942 trđ giảm 2.481 trđ
tương tứng giảm 14,24% so với năm 2018 thể hiện công ty đã thực hiện tốt các nghĩa
vụ nộp thuế.
- Năng suất lao động bình quân năm 2019 đạt 368 trđ/người-năm, tăng 26
trđ/ng-năm so với năm 2018, nguyên nhân là do tốc độ giảm doanh thu nhỏ hơn tốc độ
giảm của số lượng lao động. Năng suất lao động năm 2019 tăng thể hiện công ty đã sử
dụng lao động hiệu quả hơn năm 2018.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 19 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU


B¶ng 2-1
Năm 2019 So sánh
STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 TH 2019/TH 2018 TH 2019/KH 2019
KH TH
+/- % +/- %
1 Sản lượng sản xuất
- Hành khách Vé 6.044.604 6.000.000 5.916.372 -128.232 -2,12 -83.628 -1,39
- Tkm giao ca Tkm 30.409.617 29.800.000 28.776.895 -1.632.722 -5,37 -1.023.105 -3,43
- Tkm vận chuyển than Tkm 91.932 150.000 37.695 -54.237 -59,00 -112.305 -74,87
2 Tổng doanh thu Tr.đồng 306.571 290.100 309.113 2.542 0,83 19.013 6,55
Vận chuyển công nhân + than Tr.đồng 297.040 280.600 294.158 -2.882 -0,97 13.558 4,83
Sản xuất khác Tr.đồng 9.531 9.500 14.955 5.424 56,91 5.455 57,42
3 Hoạt động tài chính + khác Tr.đồng 1.142 1.000 1.025 -117 -10,25 25 2,50
4 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 64.965 0 58.447 -6.518 -10,03
Tài sản ngắn hạn bình quân " 44.408 44.368 -40 -0,09
Tài sản dài hạn bình quân " 85.522 72.527 -12.995 -15,19
5 Tổng CBCNV toàn DN BQ Người 897 868 840 -57 -6,35 -28 -3,23
Trong đó : CNSX chính bình quân Người 794 765 739 -55 -6,93 -26 -3,40
6 Năng suất lao động bq tháng
Tính bằng chỉ tiêu giá trị
- Tính cho 1 CNV toàn DN Tr.đ/ng.năm 342 334 368 26 7,67 34 10,11
- Tính cho 1 CNSX chính Tr.đ/ng.năm 386 379 418 32 8,33 39 10,30
7 Tổng quỹ lương Tr.đồng 87.092 84.041 88.093 1.001 1,15 4.052 4,82
Tr.đố : Tổng quỹ lương của CNSX chính Tr.đồng 73.412 71.483 73.129 -283 -0,39 1.646 2,30
8 Tiền lương bình quân hàng tháng Đ/ng-thg 8.091.044 8.068.452 8.739.385 648.341 8,01 670.933 8,32
Tính cho 1 CNV toàn DN Đ/ng-thg 8.091.044 8.068.452 8.739.385 648.341 8,01 670.933 8,32
Tính cho 1 CNSX chính Đ/ng-thg 7.704.870 7.786.819 8.246.392 541.522 7,03 459.572 5,90
9 Tổng giá thành sản xuất Tr.đồng 297.443 285.060 302.315 4.872 1,64 17.255,44 6,05
10 Giá trị gia tăng Tr.đồng 139.507 134.731 128.413 -11.094 -7,95 -6.318,42 313,26
11 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 5.301 5.040 5.453 151 2,85 413 8,19
Trong đó: LN thuần từ hđkd Tr.đồng 5.301 5.040 5.453 151 2,85 413 8,19
12 Nộp ngân sách nhà nước Tr.đồng 17.423 15.000 14.942 -2.481 -14,24 -58 -0,39
13 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 4.050 5.040 4.327 277 6,84 -713 -14,14

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 20 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Năm 2019, số lượng lao động Công ty là 840 người giảm gần 60 người so
với năm 2018. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2019 thực hiện kết luận của Tổng
Giám đốc yêu cầu các đơn vị trng tập đoàn thực hiện tái cơ cấu bộ máy tổ chức
đồng thời tiết giảm lao động phụ trợ phục vụ nhằm đảm bảo tiết giảm chi phí sản
xuất cho các đơn vị, Công ty trong năm đã giảm được 57 người, do đó tổng số lao
động trong năm 2019 còn 840 người giảm 6,35% so với năm 2018 và giảm 3,23%
so với kế hoạch. Tổng quỹ lương năm 2019 tăng 1.001 trđ so với năm 2018 và tăng
4,82% so với kế hoạch. Tổng quỹ lương tăng, tổng số lao động giảm do đó thu nhập
bình quân trong năm tăng 648 nghìn đồng tương ứng tăng 8,01% so với năm 2018.
Nhìn chung, qua phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin cho thấy kết quả sản xuất
kinh doanh của Công ty năm 2019 là tốt so với năm 2018 và vượt kế hoạch đề ra,
nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã chú trọng đến nâng cao năng suất lao động,
chất lượng phục vụ, tiết kiệm chi phí và đảm bảo thu nhập của người lao động, có
những chế độ khuyến khích người lao động phù hợp.
Có được kết quả vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là sự cố gắng không mệt mỏi
của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty để sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao hơn, tăng thu nhập cho chính mình và xây dựng Công ty ngày càng phát
triển vững mạnh hơn.
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp dịch vụ
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu giá trị sản lượng
Qua việc phân tích này sẽ giúp cho Công ty thấy được khả năng phát triển và
tầm nhìn về khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ bảng 2-2 cho thấy tổng doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018 và
vượt mức kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng tăng đơn giá vé
vận chuyển của năm 2019. Cụ thể năm 2019, tổng doanh thu là 309.113 trđ tăng so
với năm 2018 là 2.542 trđ, tương ứng tăng 0,83 % và vượt kế hoạch 6,55%, tương
ứng 19.013 trđ. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu sửa chữa thiết bị tăng,
còn lại doanh thu vận chuyển công nhân và than giảm.
Giá trị gia tăng năm 2019 giảm mạnh 7,95% so với năm 2018 nhưng vẫn đạt
gần 130 tỷ đồng cho thấy sự đóng góp hiệu quả xã hội của Công ty vẫn rất cao.
Trong bảng chỉ tiêu giá trị sản lượng cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng so với
năm 2018 tuy nhiên mức tăng không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã
sử dụng chi phí tương đối tiết kiệm, tái cơ cấu lại doanh nghiệp để hoạt động hiệu
quả hơn, mặt khác do xu hướng ngày nay, giá cả xăng dầu ngày một giảm.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 21 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG
Bảng 2.2 ĐVT: Trđ
Năm 2019 So sánh TH 2019 với
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 TH 2018 KH 2019
KH TH
± % ± %
1 Sản lượng sản xuất
+ Hành khách Vé 6.044.604 6.000.000 5.916.372 -128.232 -2,12 -83.628 -1,39
+ Tkm giao ca Tkm 30.409.617 29.800.000 28.776.895 -1.632.722 -5,37 -1.023.105 -3,43
+ Tkm vận chuyển than Tkm 91.932 150.000 37.695 -54.237 -59,00 -112.305 -74,87
2 Tổng doanh thu tr.đồng 306.571 290.100 309.113 2.542 0,83 19.013 6,55
- Vận chuyển công nhân + than tr.đồng 297.040 280.600 294.158 -2.882 -0,97 13.558 4,83
- Sản xuất khác tr.đồng 9.531 9.500 14.955 5.424 56,91 5.455 57,42
3 Hoạt động tài chính + khác tr.đồng 1.142 1.000 1.025 -117 -10,25 25 2,50
4 Doanh thu thuần tr.đồng 306.571 290.100 309.113 2.542 0,83 19.013 6,55
5 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 4.050 5.040 4.327 277 6,84 -713
6 Giá trị gia tăng tr.đồng 139.507 134.731 128.413 -11.094 -7,95 -6.318 -4,69
- Khấu hao TSCĐ tr.đồng 30.941 30.650 21.050 -9.891 -31,97 -9.600 -31,32
- Tiền lương tr.đồng 87.092 84.041 88.093 1.001 1,15 4.052 4,82
- Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 4.050 5.040 4.327 277 6,84 -713 -14,14
- Nộp ngân sách Nhà nước tr.đồng 17.423 15.000 14.942 -2.481 -14,24 -58 -0,39

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 22 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

2.2.2. Phân tích giá trị sản lượng sản xuất theo mặt hàng và theo khách hàng
Qua việc phân tích này có thể thấy được sự phân bổ về sản lượng sản xuất
theo mặt hàng và theo khách hàng, từ đó làm cơ sở cho việc định hướng tới các
khách hàng của Công ty, thu hút nhiều đối tượng khách hàng giúp tăng doanh thu
cho Công ty.
Xét giá trị sản lượng theo khách hàng của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ
mỏ - Vinacomin qua bảng số liệu 2-3.
Qua bảng số liệu cho thấy giá trị sản lượng của toàn Công ty giảm là do giá
trị sản lượng của vận chuyển công nhân giảm 2.703.593 trđ tương đương 0,91% so
với năm 2018. Trong các đơn vị thuê Công ty vận chuyển công nhân bao gồm hơn
20 đơn vị trong đó Công ty than Hạ Long, Công ty TNHH than Uông Bí, Công ty
TNHH than Nam Mẫu, Công ty than Vàng Danh, Công ty than Dương Huy, Công
ty than Khe Chàm có giá trị sản lượng thuê vận chuyển công nhân cao nhất. Trong
năm sản lượng giảm nhiều nhất là Công ty than Vàng Danh giảm 6.489.901 nghìn
đồng tuong ứng với giảm 23,42%, Công ty than Thống Nhất giảm 1.474.785 nghìn
đồng tương ứng giảm 45,35%, công ty than Núi Béo giảm 1.637.893 nghìn đồng
tương ứng giảm 29,26%... Lí do trong năm 2019 thực hiện chỉ thị xã hội hóa của
Tập đoàn nên các mỏ dần thực hiện thuê ngoài vận chuyển dẫn đến sản lượng Công
ty giảm mạnh.
Đối với giá trị sản lượng vận chuyển than, hiện tại Công ty chỉ vận chuyển
duy nhất cho Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả. Nguyên nhân là do các Công ty
khách hàng khu vực Cẩm Phả (Công ty sản xuất than trực tiếp thuộc Tập đoàn
TKV) đang có xu hướng tự thành lập các phân xưởng vận tải tự vận chuyển than đất
để tiết giảm chi phí sản xuất nhằm mục đích giảm giá thành.
Để duy trì hoạt động và mở rộng thêm vùng sản xuất cũng như tăng doanh
thu thì Công ty cần chú trọng hơn tới việc đảm năng lực cũng như chất lượng vận
chuyển để cải thiện tốt hơn mối quan hệ khách hàng và tìm kiếm những khách hàng
tiềm năng mới.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 23 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG VÀ THEO KHÁCH HÀNG
Bảng 2-3
So sánh TH 2019
Năm 2018 Năm 2019
với TH 2018
TT Khách hàng
HK Giá trị sản HK Giá trị sản
TKm TKm +/- %
(vé) lượng (vé) lượng
(1000đ)
(1000đ) (1000đ)
I CHỞ CÔNG NHÂN 30.409.617 6.044.604 296.715.767 28.776.895 5.916.372 294.012.174 -2.703.593 -0,91
1 Cty than Đèo Nai 1.065.077 373.710 10.792.445 1.165.253 367.250 11.332.821 540.376 5,01
2 Cty than Cọc Sáu 1.775.963 557.554 16.201.528 1.649.260 552.029 15.742.672 -458.856 -2,83
3 Cty than Cao Sơn 1.248.132 554.909 16.886.197 1.168.169 554.095 16.730.006 -156.191 -0,92
4 Cty than Thống Nhất 124.846 111.093 3.252.202 79.472 57.199 1.777.417 -1.474.785 -45,35
5 Cty than Mông Dương 1.891.098 151.404 13.147.833 1.698.234 140.545 14.933.318 1.785.485 13,58
6 Cty than Khe Chàm 757.121 843.040 21.108.595 990.955 854.776 22.753.493 1.644.898 7,79
7 Cty than Dương Huy 6.911 853.267 23.692.636 12.189 882.772 24.889.644 1.197.008 5,05
8 Cty T Tây Nam Đá Mài 360.366 294.236 12.108.405 432.905 295.629 12.724.689 616.284 5,09
9 Công ty CN HC Mỏ 1.362.594 840 6.847.960 1.201.690 470 6.132.711 -715.249 -10,44
10 Cty than Quang Hanh 120.563 520.546 10.884.814 93.640 548.293 11.478.307 593.493 5,45
11 C.ty than Hạ Long 83.700 743.078 29.188.314 43.281 774.719 31.179.564 1.991.250 6,82
12 Công ty xây lắp mỏ 892.801 65.075 5.983.783 1.002.785 29.165 5.887.738 -96.045 -1,61
13 Công ty KV và Cảng CP 412.760 512 2.080.573 393.057 416 2.017.067 -63.506 -3,05
14 TT ĐHSX - TKV 116.514 581.606 115.488 589.332 7.726 1,33
15 Cty than Hòn Gai - TKV 1.215.607 6.070.020 953.186 4.864.813 -1.205.207 -19,86
16 Cty CP than Hà Tu 1.927.531 9.664.883 1.983.635 10.113.411 448.528 4,64
17 Cty TT Hòn Gai 1.028.572 5.145.894 1.032.778 5.262.714 116.820 2,27
18 Cty CP than Núi Béo 1.119.743 5.598.182 776.732 3.960.289 -1.637.893 -29,26
19 Cty TNHH T Uông Bí 7.243.072 36.243.398 7.076.795 36.099.386 -144.012 -0,40

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 24 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
20 Cty TNHH T Nam Mẫu 378.735 927.112 23.720.017 1.242.163 793.037 25.227.564 1.507.547 6,36
21 Cty Khô vận Đá Bạc 189.615 950.689 179.769 916.763 -33.926 -3,57
22 Cty CP T Vàng Danh 5.519.703 27.715.193 4.166.932 21.225.292 -6.489.901 -23,42
23 Đơn vị khác 1.568.593 48.228 8.850.600 1.318.527 65.977 8.173.163 -677.437 -7,65
II CHỞ THAN 91.932 324.428 37.695 146.289 -178.139 -54,91
IV SỬA CHỮA THIẾT BỊ+ KHÁC 9.531.220 14.954.067 5.422.847 56,90
TỔNG SỐ 30.501.549 6.044.604 306.571.415 28.814.590 5.916.372 309.112.530 2.541.115 0,83

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 25 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất theo các đơn vị sản xuất
Đối với một Công ty thì đơn vị sản xuất là những đơn vị quan trọng hình
thành nên Công ty, cấu thành nên bộ máy sản xuất của Công ty. Đặc biệt với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỏ thì đơn vị sản xuất không thể thiếu trong quá
trình sản xuất.
Trong hoạt động vận tải thì các phân xưởng vận tải chở người và phân xưởng
chở than đất là các đơn vị chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất. Qua việc phân
tích tình hình sản xuất sản lượng theo đơn vị sản xuất để thấy được đơn vị sản xuất
nào hiệu quả, đơn vị nào ít hiệu quả hơn, đánh giá sự đóng góp của từng khu vực
sản xuất (vùng Uông Bí, vùng Hạ Long, vùng Cẩm Phả) vào việc hoàn thành sản
lượng chung của cả Công ty, đồng thời xác định đơn vị yếu kém hay tiến tiến nhằm
có biện pháp phổ biến những kinh nghiệm, khắc phục những nhược điểm.
Qua bảng 2.4 phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất nhận thấy: các
phân xưởng vận tải có tỷ trọng tương đương nhau khoảng 13,14%. Tổng giá trị sản
lượng toàn Công ty năm 2019 tăng so với năm 2018 là 2.542 trđ, tương ứng tăng
0,83%. Do đó sản lượng vận chuyển tại hầu hết các đơn vị đều tăng. Giá trị sản
lượng tại các phân xưởng vùng Cẩm Phả tương đối ổn định, biến động ít. Trong các
đơn vị/ phân xưởng vận tải ta nhận thấy phân xưởng vận tải 8 giảm nhiều nhất về
giá trị vận tải, giảm hơn 5 tỷ đồng so với năm 2018. Từ đơn vị vận tải mạnh nhất
trong doanh nghiệp chiếm hơn 15% tỷ trọng năm 2018 thành đơn vị vận tải trung
bình chỉ chiếm hơn 13% tỷ trọng năm 2019. Nguyên nhân là trong năm 2019 các
đơn vị sản xuất vùng Uông Bí dần thực hiện chủ trương xã hội hóa của TKV: tổ
chức đấu thầu chào hàng cạnh tranh công khai các chuyến vận chuyển công nhân
dẫn đến sản lượng vùng Uông Bí giảm. Đa số các đơn vị sản lượng đều tăng. Đối
với PXVT số 1, 3, 4 và PXSClà các đơn vị có doanh thu tăng nhiều nhất. Điều đó
chứng tỏ các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tăng sản lượng của đơn vị góp
phần đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Năm 2019 giá trị sửa chữa cơ khí tại PXSC tăng, thực hiện năm 2019 tăng
9,25% so với năm 2018, tăng 1.267 trđ. Điều này là do phân xưởng đã nỗ lực tìm
kiếm khách hàng vào xưởng sửa chữa xe trong công ty, giá trị sửa chữa xe tại
xưởng cao, hầu hết là các xe sửa chữa nặng nên doanh thu sửa chữa tăng.
Đầu năm 2017 Công ty đã tiến hành sáp nhập PXVT số 6 vào PXVT số 1 tuy
nhiên giá trị vận chuyển than ngày càng giảm do các mỏ tự vận chuyển để tiết kiệm
chi phí.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 26 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO ĐƠN VỊ
Bảng 2.4 ĐVT: Trđ
TH 2018 KH 2019 TH 2019 So sánh TH 2019 với
Giá trị Giá trị Giá trị
TT Tên Đơn vị Kết cấu Kết cấu Kết cấu TH 2018 KH 2019
sản sản sản
(%) (%) (%)
lượng lượng lượng +/- % +/- %
1 Phân xưởng vận tải số 1 40.947 13,36 41.000 14,13 42.437 13,73 1.490 103,64 1.437 103,50
2 Phân xưởng vận tải số 2 40.748 13,29 40.000 13,79 41.129 13,31 381 100,94 1.129 102,82
3 Phân xưởng vận tải số 3 40.696 13,27 40.000 13,79 43.657 14,12 2.961 107,28 3.657 109,14
4 Phân xưởng vận tải số 4 40.305 13,15 39.000 13,44 41.516 13,43 1.211 103,01 2.516 106,45
5 Phân xưởng vận tải số 5 40.967 13,36 40.000 13,79 41.039 13,28 72 100,18 1.039 102,60
7 Phân xưởng vận tải số 8 46.389 15,13 40.000 13,79 41.015 13,27 -5.374 88,42 1.015 102,54
8 Phân xưởng vận tải số 9 42.831 13,97 40.100 13,82 43.365 14,03 534 101,25 3.265 108,14
9 Phân xưởng sửa chữa 13.688 4,47 10.000 3,45 14.955 4,84 1.267 109,25 4.955 149,55
Toàn Công ty 306.571 100 290.100 100 309.113 100 2.542 100,83 19.013 106,55

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 27 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

2.2.4. Phân tích tình hình sản xuất theo thời gian
Nhìn chung trong năm 2019 Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề
vượt kế hoạch 0,83%. Trong các tháng Công ty chủ yếu là vượt kế hoạch tuy nhiên
vẫn có tháng sản lượng thấp không đạt kế hoạch nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khách quan như thời tiết hay các ngày lễ tết mà sản lượng của Công
ty theo các tháng cũng thay đổi theo. Xét bảng số liệu sau:
BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THEO THỜI GIAN
Bảng 2.5 ĐVT: Trđ
So sánh So sánh
Giá trị sản lượng
TH2019/TH2018 TH2019/KH2019
Tháng
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
TH 2018 KH 2019 TH 2019 +/- % +/- %
% % %
1 30.439 9,93 25.000 8,62 30.829 9,97 390 1,28 5.829 23,32
2 14.265 4,65 20.000 6,89 18.056 5,84 3.791 26,58 -1.944 -9,72
3 21.228 6,92 25.000 8,62 20.044 6,48 -1.184 -5,58 -4.956 -19,82
4 24.639 8,04 28.000 9,65 25.120 8,13 481 1,95 -2.880 -10,29
5 30.369 9,91 28.000 9,65 29.365 9,50 -1.004 -3,31 1.365 4,88
6 30.291 9,88 30.000 10,34 28.681 9,28 -1.610 -5,31 -1.319 -4,40
7 17.056 5,56 19.000 6,55 16.587 5,37 -469 -2,75 -2.413 -12,70
8 29.944 9,77 28.000 9,65 29.543 9,56 -401 -1,34 1.543 5,51
9 30.557 9,97 28.000 9,65 29.211 9,45 -1.346 -4,41 1.211 4,33
10 26.679 8,70 19.100 6,58 28.164 9,11 1.485 5,57 9.064 47,46
11 25.207 8,22 20.000 6,89 26.216 8,48 1.009 4,00 6.216 31,08
12 25.897 8,45 20.000 6,89 27.297 8,83 1.400 5,40 7.297 36,49
Tổng 306.571 100,00 290.100 100,00 309.113 100,00 2.542 0,83 19.013 6,55
Qua bảng trên có thể thấy trong năm 2019 giá trị sản lượng ở hầu hết các
tháng đều giảm so với năm 2018 cụ thể giá trị sản lượng giảm cao nhất vào tháng 6
năm 2018 với giá trị là 28.681 trđ, giảm 1.610 trđ so với năm 2018 tương ứng giảm
5,31%, tiếp đến là tháng 9 với giá trị 29.211 trđ, giảm 1.346 trđ bằng 4,41%.
Nguyên nhân là do trong các tháng này thời tiết diễn biến xấu mưa nhiều, sản lượng
vận chuyển giảm cùng với việc giá vé bị điều chỉnh giảm dẫn đến giá tri sản lượng
bị giảm mạnh. Các tháng 8, 9, 10, 11, 12 có sản lượng gần đồng đều với nhau và
tăng giảm không đáng kể so với năm 2018. Tuy nhiên giá trị sản lượng vẫn đạt kế
hoạch đề ra nguyên nhân là do giá trị sản lượng kế hoạch đã được Tập đoàn điều
chỉnh giảm vào tháng 10/2019 so với kế hoạch giao ban đầu.
Thông qua biểu đồ nhịp nhàng của quá trình sản xuất kết hợp với chỉ tiêu
Hnn ta thấy:
Hệ số nhịp nhàng:
100 x 7 + 443,074
Hnn = = 0,95
100 x 12

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 28 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Từ biểu đồ và Hnn cho thấy quá trình sản xuất của Công ty diễn ra tương đối
nhịp nhàng, tuy rằng còn nhiều tháng không hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Vì vậy
Công ty cần cố gắng hơn nữa khắc phục những yếu kém của mình để tránh xảy ra
sự cố nào dẫn đến quá trình sản xuất bị gián đoạn.

Hình 2-1: Biểu đồ phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất
2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) và năng lực sản xuất
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của
nền kinh tế quốc dân đồng thời là yếu tố cơ bản nhất của vốn kinh doanh. Tài sản cố
định giữ vai trò đặt biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đối với
một doanh nghiệp, tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và
nâng cao năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất, trình độ, công nghệ. năng
lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất.
Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ gắn liền với việc xác định và đánh giá
trình độ tận dụng năng lực sản xuất của Doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích là
đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định, xác định các nhân tố ảnh hưởng để từ đó
đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
Việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ là một bộ phận vô cùng quan trọng
của công việc phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp và là công cụ giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp nắm được thực trạng và khả năng sản xuất kinh doanh
của mình, tìm ra ưu nhược điểm trong hệ thống sản xuất kinh doanh hiện có, xác
định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu xuất sử dụng TSCĐ. Từ đó có thể đề ra các
biện pháp kịp thời để khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Để biết được tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty CP vận tải và đưa đón thợ
mỏ - Vinacomin năm 2019 ta đi phân tích từng nội dung cụ thể sau:
1. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
a. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 29 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một vai trò
và vị trí khác nhau trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, chúng thường
xuyên biến đổi về quy mô và tình trạng kỹ thuật. Vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng cần đầu tư thêm máy móc thiết bị mới cũng như giảm những TSCĐ không còn
sử dụng được, không mang lại hiệu quả. Theo số liệu trên bảng phân tích tình tăng
(giảm) TSCĐ của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin ta có thể thấy
một số vấn đề sau:
Trong năm 2019 xét một cách tổng thể thì cho ta thấy giá trị tài sản TSCĐ
cuối năm giảm so với đầu năm, tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ giảm là do Công ty đã thực
hiện thanh lý nhiều phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc. Tổng giá trị TSCĐ
thanh lý là hơn 12 tỷ đồng, trong đó thanh lý hơn 12 tỷ đồng từ TSCĐ là phương
tiện vận tải. TSCĐ tăng hơn 1,2 tỷ đồng chủ yếu là tăng phương tiện vận tải, vật
kiến trúc.
Nếu chia theo nhóm thì trong năm các nhóm thể hiện tăng, giảm như sau:
Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc, nhóm thiết bị dụng cụ quản lý trong năm không
có tăng giảm nguyên nhân là do Công ty đã hoàn thành các hạng mục đầu tư từ
những năm trước.
Nhóm máy móc thiết bị trong năm hầu như không có biến động, đây cũng là
điều dễ hiểu đối với đặc điểm mô hình tổ chức sản xuất của công ty là công ty
chuyên về lĩnh vực vận tải.
Nhóm Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn giảm giá trị đáng kể. Trong
năm 2019 Công ty đã thực hiện thanh lý một số thiết bị lâu năm hỏng hóc không
phù hợp cho sản xuất giá trị 12.286 trđ dẫn đến nguyên giá nhóm này cuối năm còn
335.091 trđ. Trong năm công ty đầu tư mới 01 xe con phục vụ sản xuất giá trị 1.208
trđ dẫn tới tăng nguyến giá 1,2 tỷ. Là Công ty chuyên về vận tải hành khách, trong
những năm tiếp theo công ty nên chú trọng đến công tác đầu tư đổi mới trang thiết
bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của công ty từ đó
mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 30 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2019
Bảng 2.6
Số đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm Bình quân cả năm
Tỉ trọng Hệ số Hệ số
Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
TT Khoản mục Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Nguyên giá CN/ĐN tăng giảm
trọng trọng trọng trọng
(Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (%) (Ht) (Hg)
(%) (%) (%) (%)
Tổng số 381.367 100 1.224 100 12.286 100 370.305 100 375.836 100 0,00 0,003 0,032
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 29.234 7,67 0,00 0,00 29.234 7,89 29.234 7,78 0,23 0,000 0,000
2 Máy móc thiết bị 5.929 1,55 16 1,28 0,00 5.945 1,61 5.937 1,58 0,05 0,003 0,000
Phương tiện vận tải,
3 346.169 90,77 1.208 98,72 12.286 100,00 335.091 90,49 340.630 90,63 -0,28 0,004 0,035
thiết bị truyền dẫn
4 Thiết bị- dụng cụ quản lý 35 0,01 35 0,01 35 0,01
5 TSCĐ khác

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 31 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Một số hệ số sử dụng khi phân tích:


+ Hệ số tăng TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ
Ht =
Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
+ Hệ số giảm TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ
Hg =
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
Như vậy, Ht =0,003 > Hg = 0,032
Nguyên giá và hệ số tăng TSCĐ nhỏ hơn nhiều so với nguyên giá TSCĐ và
hệ số giảm. Cho thấy trong năm 2019 Công ty chưa quan tâm đầu tư cải tiến TSCĐ,
trang bị sản xuất.
Như vậy trong giai đoạn này Công ty đã chưa có nỗ lực đầu tư tài sản, thiết
bị sản xuất, dây chuyền công nghề hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật vào để sản xuất
tăng sản lượng hàng năm, tuy nhiên Công ty đã tiến hành thanh lý nhượng bán
những tài sản không cần thiết và hết hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh.
b. Phân tích kết cấu TSCĐ
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại được chia theo nhiêu
tiêu thức khác nhau, mỗi loại tài sản có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình
sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu, tình trạng
kỹ thuật. Để thấy tính hợp lý của việc đầu tư vốn cố định và đánh giá đúng đắn mức
độ sử dụng tài sản cố định ta tiến hành xét kết cấu tài sản cố định và sự biến động
của nó trong năm 2019.
Kết cấu của TSCĐ được thể hiện trong bảng 2.6. Nhìn vào bảng số liệu trên
có thể đưa ra nhận xét như sau:
Trong năm 2019 nguyên giá của nhóm phương tiện vận tải, thiết bị truyền
dẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, là cấu thành chủ yếu giá trị TSCĐ của Công ty.
Đầu năm nhóm này chiếm 90,77% tổng tài sản, đến cuối năm tỷ trọng của nhóm
này giảm còn 90,49% tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm Công ty đã thực
hiện thanh lý nhượng bán nhiều phương tiện vận tải đã lạc hậu, cũ để đầu tư mới.
Tuy nhiên với kết cấu này cho thấy Công ty trong những năm trước đã đầu tư mạnh
cho các phương tiện vận tải để đảm bảo được nhu cầu về cả số lượng và chất lượng
phục vụ công nhân mỏ ngành than nói riêng và ngành dịch vụ vận tải nói chung nên
trong năm 2019 Công ty đã tạm thời không đầu tư để ổn định nguồn vốn sản xuất.
Kết cấu này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
Máy móc thiết bị trong năm 2019 dù tăng về cả mặt nguyên giá lẫn tỷ trọng
nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ cụ thể: đầu năm tỷ trọng đạt 1,55% đến cuối năm tăng
lên đạt 1,61%. Nguyên nhân là do theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam, Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin đã

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 32 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

giảm khối lượng sửa chữa xe ngoài để chú trọng vào dịch vụ đưa đón công nhân, do
đó công ty chỉ đầu tư một lượng nhỏ vào nhóm này.
Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc là nhóm có tỷ trọng lớn thứ 2, đầu năm chiếm
7,67% tổng giá trị tài sản, đến cuối năm tăng lên đạt 7,89%.
Nhóm thiết bị, dụng cụ quản lý giảm dần trong các năm 2018, 2019 chiếm tỷ
trọng năm 2019 còn 0,01.
Nhìn chung kết cấu TSCĐ của Công ty trong năm là khá hợp lý tạo điều kiện
phát huy được hiệu suất hoạt động của thiết bị tránh đầu tư vào máy móc thiết bị dư
thừa gây lãng phí.
2. Phân tích chất lượng TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là hiện tượng giảm dần giá trị của tài sản trong quá trình sử
dụng. Sự hao mòn sẽ đưa dần TSCĐ đến hết khấu hao, chờ thanh lý. Do đó. đi liền
với quá trình sản xuất là sự hao mòn của TSCĐ. sản xuất càng đẩy mạnh thì mức độ
hao mòn càng nhanh.
Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản là việc làm hết sức quan trọng. từ đó
có thể đưa ra đánh giá chính xác mức độ cũ hay mới của TSCĐ để có thể đưa ra
biện pháp cải thiện. đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ta có tỷ lệ hao mòn được xác
định theo công thức sau:
Mức khấu hao luỹ kế
Tỷ lệ hao mòn = x 100, %
Nguyên giá TSCĐ

Tình trạng trang bị kỹ thuật của máy móc thiết bị được thể hiện ở bảng 2.7.
Qua bảng số liệu cho thấy: Toàn bộ TSCĐ của Công ty CP vận tải và đưa
đón thợ mỏ - Vinacomin đầu năm đã khấu hao được tương đối cao: 85,19%, đến
cuối năm tỷ lệ này là hơn 89,99%. Trong đó thiết bị, dụng cụ quản lý có tỷ lệ hao
mòn 100%, tức là đã khấu hao hết; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn có tỷ lệ
hao mòn là hơn 87%, đầu năm máy móc thiết bị có tỷ lệ hao mòn là hơn 72% và
đến cuối năm tỷ lệ hao mòn giảm còn 75% nhưng vẫn rất cao. Tỷ lệ hao mòn thấp
nhất là nhà cửa vật kiến trúc với tỷ lệ 66,39% tại thời điểm cuối năm, vào thời điểm
đầu năm là hơn 58%.
Qua đây, cho thấy tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị của Công ty chưa
thực sự tốt. Tỷ lệ hao mòn tài sản còn ở mức cao chứng tỏ máy móc thiết bị ít được
đầu tư. Do vậy trong những năm tới Công ty cần có kế hoạch đầu tư mua mới máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải- thiết bị truyền dẫn nhằm phát huy tối đa hiệu quả
sử dụng tài sản, từng bước đầu tư đồng bộ hóa thiết bị.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 33 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CHUNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2019
Bảng 2.7
Số đầu kỳ Số cuối kỳ +/-
Giá trị còn Thm
STT Chỉ tiêu Nguyên giá KH lũy kế Giá trị còn lại Thm Nguyên giá KH lũy kế Thm
lại CN/ĐN
(Tr.đồng) (Tr.đồng) (Tr.đồng) (%) (Tr.đồng) (Tr.đồng) (%)
(Tr.đồng) (%)
Cộng 381.367 324.887 56.480 85,19 370.305 333.245 37.060 89,99 4,80
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 29.234 17.031 12.203 58,26 29.234 19.408 9.826 66,39 8,13
2 Máy móc thiết bị 5.929 4.318 1.611 72,83 5.945 4.501 1.444 75,71 2,88
3 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 346.169 303.503 42.666 87,67 335.091 309.301 25.790 92,30 4,63
4 Thiết bị- dụng cụ quản lý 35 35 - 100,00 35 35 - 100,00 0,00
4 TSCĐ khác

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 34 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

3. Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ


Đánh giá chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định giúp cho nhà doanh nghiệp
thấy được tình hình sử dụng tài sản cố định của mình là hiệu quả trong quá trình sản
xuất hay chưa, giúp doanh nghiệp tìm ra được biện pháp khắc phục yếu kém trong
khâu tổ chức, bố trí tài sản cố định để từ đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản cố định được đánh giá qua hai chỉ tiêu tổng
hợp là hiệu suất tài sản cố định và hệ số huy động ( hệ số đảm nhận) tài sản cố định.
a. Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hệ số hiệu suất tài sản cố định cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định
trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm.
- Nếu tính bằng hiện vật:
Q
Hhs = Vbq ( tấn/ triệu đồng).
Trong đó:
Q: Khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ.
Vbq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đồng).
- Nếu tính bằng giá trị:
G
Hhs = Vbq ( đồng/ đồng).
Trong đó:
G: Giá trị sản xuất sản phẩm làm ra trong kỳ.
b. Hệ số huy động tài sản cố định
Là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất tài sản cố định.
1 Vbq
Hhđ = Hhs hoặc Hhđ = G
Chỉ tiêu này cho thấy để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ (tính bằng
hiện vật hoặc giá trị ), doanh nghiệp phải huy động một lượng tài sản cố định là bao
nhiêu.
Nếu hệ số huy động tài sản cố định càng nhỏ chứng tỏ hệ số sử dụng tài sản cố
định càng cao.
Ta có:
Vbq = Vđk + Vt - Vg ( đồng)
Trong đó:
Vđk : Giá trị tài sản cố định ở đầu kỳ.
Vt : Giá trị tài sản cố định tăng trong kỳ.
n
∑ Vti∗Tt
i=1

Vt = 12 ( đồng)

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 35 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Tt : Số tháng tăng.
Vg : Gía trị tài sản cố định giảm trong kỳ.
n
∑ Vgi∗Tg
i=1

Vg = 12 ( đồng)
Tg : Số tháng giảm.
Để thấy được tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty CP vận tải và đưa
đón thợ mỏ ta đi xét bảng số liệu sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 2.8
SS TH2019/TH2018
STT Chỉ tiêu ĐVT TH2018 TH2019 Chỉ số
±
(%)
1 Doanh thu thuần Trđ 306.571 309.113 2.541 100,83
2 Giá trị TSCĐ bình quân
a Nguyên giá bình quân Trđ 380.473 375.836 -4.637 98,78
- Đầu năm Trđ 379.578 381.367 1.789 100,47
- Cuối năm Trđ 381.367 370.305 -11.062 97,10
b Giá trị còn lại bình quân Trđ 70.853 46.770 -24.083 66,01
- Đầu năm Trđ 85.226 56.480 -28.746 66,27
- Cuối năm Trđ 56.480 37.060 -19.420 65,62
3 Hệ số hiệu suất
Tình theo giá trị
- Tính theo nguyên giá TSCĐ đồng/đồng 0,81 0,82 0,02 102,07
- Tính theo giá trị còn lại TSCĐ đồng/đồng 4,33 6,61 2,28 152,75
4 Hệ số huy động TSCĐ
Tình theo giá trị
- Tính theo nguyên giá TSCĐ đồng/đồng 1,24 1,22 -0,03 97,97
- Tính theo giá trị còn lại TSCĐ đồng/đồng 0,23 0,15 -0,08 65,47
Qua bảng , cho thấy năm 2019 hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin tương đối tốt so với năm trước biểu hiện
cụ thể:
Năm 2019 hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ tính theo nguyên giá bằng
102,07% so với năm 2018. Nếu tính theo giá trị còn lại, hiệu quả sử dụng TSCĐ
năm 2019 lại cao hơn năm 2018, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng từ 4,43 năm 2018
lên 6,61 năm 2019. Điều này phản ánh năm 2019 cứ một đồng GTCL tài sản cố
định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 6,61 đồng doanh thu.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là khá tốt. Công ty
không đầu tư vào tài sản nhiều trong khi hiệu quả sản xuất mang lại lại tăng so với
năm trước. Trong những năm tiếp theo Công ty cần có những biện pháp để duy trì
và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 36 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Xét theo hệ số huy động TSCĐ, ta cũng thấy rõ năm 2019 Công ty phải huy
động ít TSCĐ hơn năm 2018 để sản xuất ra 1 triệu đồng doanh thu. Xét theo giá trị
còn lại, năm 2019 để sản xuất 1 trđ doanh thu Công ty cần huy động 0,15 trđ TSCĐ,
bằng 64,47 % so với năm 2018. Theo nguyên giá, năm 2019 để tạo ra 1trđ doanh
thu Công ty phải huy động 1,22 trđ TSCĐ, bằng 97,97 % so với năm 2018.
Như vậy qua phân tích hai hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động
TSCĐ của Công ty trong giai đoạn 2018-2019 ta nhận thấy trong năm 2019 Công ty
sử dụng TSCĐ khá hiệu quả so với năm 2018. Để tiếp tục duy trì điều này đòi hỏi
trong những năm tới Công ty cần có biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ hơn nữa, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong
những năm tới.
2.3.2 Phân tích năng lực sản xuất (năng lực vận chuyển)
Đối với Công ty Cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ thì năng lực vận chuyển
là một chỉ tiêu quan trọng của quá trình sản xuất. Phân tích năng lực vận chuyển
giúp ta đánh giá được chất lượng vận tải của Công ty.
Tại Công ty Cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin có nhiệm vụ
chủ yếu là phục vụ đưa đón công nhân mỏ đi và về, năng lực vận chuyển công nhân
của cả Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Năng lực sản xuất khâu vận chuyển công nhân tháng
T Chủng loại Transico Transico Daewoo
ĐVT
T K52 K46
1 Số ô tô cùng loại Cái 164 2 3
2 Số ca làm việc Ca 3 3 3
3 Số ngày làm việc/tháng Ngày 26 26 26
4 Số ngày làm việc thực tế/tháng Ngày 24 25 25,3
5 NLSX theo công suất Lượt người/năm 7.982.208 86.112 129.168
6 NLSX thực tế Lượt người/năm 7.368.192 82.800 125.690
7 Hệ số tổng hợp 0,92 0,96 0,97
Trong đó Qcs= Tổng số xe x Số ghế x Ca hoạt động x Số ngày x 12 tháng
Qtt= Tổng số xe x Số ghế x Ca hoạt động x Số ngày lv thực tế x 12
Qua tính toán cho thấy hệ số tổng hợp xe Transico K52 là 0,92; xe Transico
K46 là 0,96; xe Daewoo là 0,97. Qua đó có thể thấy trình độ tận dụng năng lực khâu
vận chuyển công nhân là tương đối tốt.
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 37 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LƯỢNG VÀ KẾT CẤU LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 2.10
TH 2018 TH 2019 SS TH 2019/TH 2018
S (31/12/2018) (31/12/2019) Số lượng (người) +/-
Chỉ tiêu
TT Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Chỉ số Tỷ trọng
±
(người) (%) (người) (%) % (%)
Tổng cộng toàn công ty 855 100,00 796 100,00 - 59 - 6,90 -
I Lao động công nghệ 643 75,20 594 74,62 - 49 - 7,62 - 0,58
1 Lái xe
- V/c hành khách 484 56,61 453 56,91 - 31 - 6,40 0,30
- V/c than, dịch vụ khác 12 1,40 2 0,25 - 10 - 83,33 - 1,15
2 Thợ cơ điện khí 147 17,19 139 17,46 - 8 - 5,44 0,27
II Lao động phụ trợ, phục vụ 109 12,75 101 12,69 - 8 - 7,34 - 0,06
1 - NV phục vụ trên xe 23 2,69 16 2,01 - 7 - 30,43 - 0,68
2 - LĐ phục vụ 16 1,87 16 2,01 - - 0,14
3 - Thủ kho 4 0,47 4 0,50 - - 0,03
4 - NTSP 8 0,94 8 1,01 - - 0,07
5 - BVVT 12 1,40 12 1,51 - - 0,10
6 - Kiểm tra bến tuyến, an toàn 27 3,16 27 3,39 - - 0,23
7 - Nấu ăn 19 2,22 18 2,26 - 1 - 5,26 0,04
III Lao động quản lý 103 12,05 101 12,69 - 2 - 1,94 0,64
1 Giám đốc 1 0,12 1 0,13 - - 0,01
2 Phó Giám đốc 2 0,23 2 0,25 - - 0,02
3 Trưởng ban Kiểm soát 1 0,12 1 0,13 - - 0,01
4 Kế toán trưởng 1 0,12 1 0,13 - - 0,01
5 Chủ tịch Công đoàn 1 0,12 1 0,13 - - 0,01
6 Trưởng phòng 8 0,94 8 1,01 - - 0,07
7 Quản đốc 8 0,94 8 1,01 - - 0,07
8 Phó phòng 18 2,11 18 2,26 - - 0,16
9 Phó quản đốc 37 4,33 37 4,65 - - 0,32
10 Cán bộ NV 26 3,04 24 3,02 - 2 - 7,69 - 0,03
Mục đích và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương là
phải làm rõ mức độ tăng giảm lượng lao động và tình hình trả lương ở Công ty cho
nhân viên đã hợp lý chưa.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 38 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh và là
nguồn đầu vào quan trọng nhất có tính quyết định đến hiệu quả nguồn đầu vào khác.
Do vậy việc phân tích sử dụng lao động của Công ty và tìm ra biện pháp
khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng và cần thiết.
2.4.1. Phân tích số lượng và kết cấu lao động
Như chúng ta đã biết bên cạnh việc trang bị máy móc thiết bị cho dây chuyền
sản xuất thì việc sử dụng lao động và bố trí nhân viên hợp lý cũng quyết định một
phần đến năng suất . Vì vậy việc đảm bảo số lượng, chất lượng lao động phục vụ
cho sản xuất kinh doanh được Công ty rất chú trọng quan tâm.
Số liệu phân tích được tập hợp trong bảng dưới.
Qua Bảng 2.10 cho thấy tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty trong
năm 2019 là 796 người, trong khi đó năm 2018 tổng số cán bộ công nhân viên là
855 người. Trong năm 2019 tổng số CBCNV trong công ty giảm so với năm 2018
là 59 người, tương ứng giảm 6,90%. Lao động công nghệ tại Công ty chủ yếu là lái
xe vận chuyển công nhân, lái xe vận chuyển than và thợ cơ điện khí. Tổng số lượng
lao động công nghệ chiếm 74,62% trên tổng số lao động toàn Công ty, tỷ trọng này
tăng so với năm 2018 chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào khâu sản xuất, tăng tỷ lệ
lực lượng lao động chính và giảm tỷ lệ lao động phục vụ, phụ trợ xuống.
Lao động phục trợ, phục vụ giảm từ 109 người năm 2018 xuống còn 101
người năm 2019 tương ứng giảm 8 người bằng 7,34%. Trong đó giảm nhiều nhất là
ngành nghề nhân viên phục vụ tương ứng với 7 người bằng 30,43%, nấu ăn giảm 1
người tương ứng giảm 5,26%. Số nhân viên phục vụ trên xe giảm là do Công ty đã
thực hiện bố trí đào tạo chuyển nghề lái xe hoặc thợ sửa chữa đối với những công
nhân đảm bảo sức khỏe và tay nghề đồng thời vận động nghỉ tái cơ cấu đối với
những lao động không đủ sức khỏe.
Đối với lao động quản lý, công ty luôn thực hiện đảm bảo đủ tỷ lệ lao động
quản lý dưới 10% tổng số lao động công ty.
Trong những năm tới Công ty cần có biện pháp cân đối lao động tốt hơn để
đáp ứng được nhu cầu mở rộng phát triển Công ty.
Để xem xét việc tăng, giảm số lượng công nhân viên như vậy có hợp lý với việc
thực hiện kế hoạch và tiết kiệm tương đối lao động của công ty hay không ta có công thức
sau:
Qsx 1
Nlđ1 = Nlđo * Qsxo
Trong đó:
Nlđ1 : Số lao động cần thiết năm 2019.
Nlđo : Số lao động thực tế năm 2018( hoặc kế hoạch năm 2019).
Qsx1 : Giá trị sản lượng than sản xuất năm 2019.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 39 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Qsxo : Giá trị sản lượng than sản xuất năm 2018 ( hoặc kế hoạch năm
2019).
Giả sử các chỉ tiêu về năng suất lao động và cơ cấu lao động trong kế hoạch
năm 2019 không có nhiều thay đổi so với năm 2018, số công nhân lao động sản xuất
để sản xuất là:
309 .113
N 2019 =855× =862
306 .571 (người)
309. 113
N KH 2019 =807× =860
290. 100 ( người)
Trên thực tế lượng công nhân trực tiếp sản xuất của công ty là 796 người.
Vậy công ty đã tiết kiệm số lao động tương đối so với năm 2018 là:
862– 796= 66 người
So với kế hoạch năm 2019 công ty đã tiết kiệm tương đối là:
860 – 807 = 53 người
Như vậy công ty đã thực hiện tiết kiệm tương đối so với kế hoạch và thực
hiện năm 2018.
Nhìn chung năm 2019 công ty có những chính sách thay đổi cơ cấu tổ chức
để phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Phân tích chất lượng lao động
Xét theo trình độ chuyên môn qua bảng 2-11 cho thấy lực lượng lao động tại
Công ty có chất lượng chưa cao: trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ trong đó
đại học và cao đẳng chiếm 26,52% trong đó đại học chiếm 20,56%, cao đẳng chiếm
5,95%, trung cấp chiếm 28,82%, còn lại là công nhân kỹ thuật. Đây là một khó khăn
lớn đối với Công ty vì lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao thì khả năng nắm
bắt công việc, làm chủ thiết bị càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo: 101 người có trình độ đại học và cao đẳng (trong
đó chủ yếu là trình độ về kỹ thuật và kinh tế), 0 người có trình độ trung cấp. Điều
này cho thấy chất lượng lao động của Công ty tương đối cao.
Công nhân lao động chiếm chủ yếu lực lượng lao động trong Công ty, nhưng
xét theo trình độ chuyên môn cho thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ là
180 người trên tổng số 796 lao động tương đương 22,61%, còn lại chủ yếu là công
nhân kỹ thuật. Điều này cho thấy chất lượng chuyên môn của công nhân lao động
của Công ty chưa cao nhưng là phù hợp với yêu cầu công việc. Công ty nên có
chương trình khuyến khích cho người lao động tích cực học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn và tay nghề để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 40 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN DOANH NGHIỆP NĂM 2019
Bảng 2.11
TH 2019
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
(31/12/2019)
S
Chỉ tiêu
TT Số
Tỷ trọng
lượng Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT Chưa ĐT
(%)
(người)
Tổng cộng toàn công ty 796 100,00 239 46 200 310 -
Kết cấu (%) 20,56 5,95 28,82 44,67
I Lao động công nghệ 594 74,62 122 35 171 265 -
1 Lái xe
2 - V/c hành khách 453 56,91 93 27 131 202 -
3 - V/c than, dịch vụ khác 2 0,25 0 0 1 1 -
4 Thợ cơ điện khí 139 17,46 29 8 40 62 -
II Lao động phụ trợ 101 12,69 17 5 24 37 -
1 - NV phục vụ trên xe 16 2,01 3 1 5 7 -
2 - LĐ phục vụ 16 2,01 3 1 5 7 -
3 - Thủ kho 4 0,50 1 0 1 2 -
4 - NTSP 8 1,01 2 0 2 4 -
5 - BVVT 12 1,51 2 1 3 5 -
6 - Kiểm tra bến tuyến, an toàn 27 3,39 6 2 8 12 -
7 - Nấu ăn 18 2,26 4 1 5 8 -
III Lao động quản lý 101 12,69 96 5 - - -
1 Giám đốc 1 0,13 1
2 Phó Giám đốc 2 0,25 2
3 Trưởng ban Kiểm soát 1 0,13 1
4 Kế toán trưởng 1 0,13 1
5 Chủ tịch Công đoàn 1 0,13 1
6 Trưởng phòng 8 1,01 8
7 Quản đốc 8 1,01 8
8 Phó phòng 18 2,26 17 1
9 Phó quản đốc 37 4,65 36 1
10 Cán bộ NV 24 3,02 21 3
2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động là đánh giá trình độ sử dụng
tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lí của chế độ công tác, ảnh hưởng của
việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất.
a. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ giúp Công ty xác định
được công tác tận dụng thời gian lao động là có hiệu quả hay chưa?
Có thể thấy số ngày công làm việc có hiệu quả và số giờ công làm việc có
hiệu quả của năm 2019 đều thấp hơn so với năm 2018. Cụ thể tổng số ngày công
làm việc có hiệu quả giảm 7.017 ngày tương đương với 3,25%, nhưng tổng số giờ
công làm việc có hiệu quả tăng thêm 62,478 giờ tương đương với tăng thêm 4,82%
do số giờ làm việc có hiệu quả của một công nhân tăng lên.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 41 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG
Bảng 2.12
Năm 2019 So sánh thực hiện 2019 với
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2018 TH 2018 KH 2019
KH TH
+/- % % %
1 Số Lao động bình quân Người 897 868 840 -57 -6,35 -28 -3,23
2 Tổng số ngày công theo lịch (1*360) Ngày 322.920 312.480 302.400 -20.520 -6,35 -10.080 -3,23
3 Tổng số ngày công theo chế độ (1*300) Ngày 269.100 260.400 252.000 -17.100 -6,35 -8.400 -3,23
4 Tổng số ngày công có hiệu quả Ngày 216.177 210.056 209.160 -7.017 -3,25 -896 -0,43
5 Tổng số giờ công có hiệu quả Giờ công 1.297.062 1.260.336 1.359.540 62.478 4,82 99.204 7,87
6 Số ngày làm việc thực tế bq cả năm của 1 CNV (4/1) Ngày/năm 241 242 249 8 3,32 7 2,89
7 Số giờ làm việc thực tế bq có hiệu quả (5/4) Giờ/ngày 6 6 6,5 1 8,33 1 8,33
8 Số giờ làm việc bình quân cả năm mỗi công nhân (6*7) Giờ/năm 1.446 1.452 1.619 173 11,93 167 11,47

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 42 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Để tìm hiểu nguyên nhân tăng, giảm thêm của số ngày công và giờ công làm
việc có hiệu quả hãy xét chúng trong mối quan hệ ảnh hưởng của một số nhân tố
chủ yếu:
Tổng số giờ công có hiệu quả:
T = n * h * l (giờ công)
n: Số ngày làm việc thực tế bình quân cả năm của một công nhân viên
(ngày/năm)
h: Số giờ làm việc thực tế bình quân có hiệu quả (giờ/ngày)
l: Số lao động bình quân theo danh sách (người)
- Số ngày làm việc thực tế bình quân cả năm của một công nhân viên năm
2017 tăng so với năm 2016 làm cho tổng số giờ công có hiệu quả tăng:
DT(n) = Dn * ho * lo = ( 249-241 ) * 6*897 = 43.056 (giờ công)
- Số giờ làm việc thực tế bình quân có hiệu quả của năm 2017 tăng so với
năm 2016 làm cho tổng số giờ công có hiệu quả tăng:
DT(h) = n1 * Dh * lo = 249 * ( 6,5-6 ) *897= 111.677 (giờ công)
- Số lao động bình quân của năm 2017 giảm so với năm 2016 làm cho tổng
số giờ công có hiệu quả giảm:
DT(l) = n1 * h1 * Dl = 249 *6,5 *(840-897) = - 92.255 (giờ công)
Vậy hai nhân tố trên tăng lên so với năm 2015 làm cho tổng số giờ công có
hiệu quả tăng lên :
DT = DT(n) + DT(h) + DT(l) = 43.056 + 111.677 – 92.255= 62.478 (giờ công)
Có thể thấy trong năm 2019 Công ty đã sử dụng thời gian lao động hợp lý
hơn năm 2018, đề nghị trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục phát huy hơn nữa để
góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty.
b. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình sử dụng thời gian lao động
Qua việc phân tích này có thể đánh giá được trình độ sử dụng thời gian lao
động của công nhân trong Công ty, từ đó chỉ ra những nguyên nhân cụ thể của việc
lãng phí thời gian lao động, nhằm đưa ra những biện pháp thiếu sót đó. Để tìm hiểu
trước hết phải đi phân tích nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động.
Nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động ngoài những nguyên nhân
ngừng sản xuất ngoài ý muốn không có trong kế hoạch, còn lại những nguyên nhân
khác đều có trong kế hoạch của Công ty.
Những nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động được tập hợp trong
bảng. Nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động chủ yếu là do nghỉ phép, nghỉ
ốm, nghỉ việc tiêng, học tập....
Qua bảng trên cho thấy các ngày nghỉ phép , nghỉ ốm, nghỉ việc riêng học
tập ...đều tăng lên đáng kể so với năm 2018.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 43 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Bảng phân tích nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động
ĐVT: Ngày Bảng 2-13
TT Nguyên nhân 2018 2019 ± %

1 Nghỉ phép 4.896 5.623 727 114,85


2 Nghỉ thai sản 640 652 12 101,88
3 Nghỉ ốm 1.100 1.248 148 113,45
4 Nghỉ việc riêng - Học tập 2.131 2.285 154 107,23
5 Nghỉ tai nạn lao động 72 78 6 108,33
6 Nghỉ điều dưỡng 325 350 25 107,69
Nghỉ do những nguyên
7 1.221 1.827 606 149,63
nhân khác
Tổng 10.385 12.063 1.678 116,16

Các lí do này hầu như đã được Công ty xét trong kế hoạch để có sự điều
chỉnh về sản xuất sao cho sản xuất luôn được nhịp nhàng và không bị gián đoạn,
nhưng thời gian nghỉ đều nhiều hơn kế hoạch khiến cho việc sản xuất bị ảnh hưởng
ít nhiều.
2.4.4. Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức
lao động. Phân tích năng suất lao động là cơ sở để Công ty tìm ra điểm còn yếu
kém, cần phải khắc phục để phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy nó
là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích luỹ
để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Để tìm hiểu kĩ hơn về năng suất lao động của Công CP vận tải và đưa đón
thợ mỏ - Vinacomin thể hiện qua bảng 2-13:
Xét năng suất lao động tính bằng giá trị: Năm 2019 năng suất lao động tính
cho một công nhân viên toàn Công ty và cho một công nhân trực tiếp sản xuất đều
tăng so với năm 2018. Cụ thể, tính cho một công nhân toàn Công ty năm 2019 là
368 trđ/ng- năm, tăng 26 trđ/ng-năm, tương ứng tăng 7,67%, còn tính cho một công
nhân trực tiếp sản xuất tăng 32 trđ/ng-năm, tương ứng tăng 8,33% so với năm 2018.
Nguyên nhân là doanh thu trong năm 2019 tăng lao động lại giảm so với
năm 2018. Để tăng NSLĐ trong các năm tiếp theo, Công ty cần tiếp tục cố gắng
hơn nữa trong công tác lãnh đạo, quản lí, tổ chức lao động của mình phù hợp với
từng đặc điểm ngành nghề để có thể phát huy được hết tiềm lực của lao động..

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 44 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TOÀN DOANH NGHIỆP
Bảng 2.14
Năm 2019 So sánh TH 2019 với
S
TH năm TH 2018 KH 2019
T Chỉ tiêu ĐVT
2018 KH TH Chỉ số Chỉ số
T +/- +/-
% %
1 Doanh thu HĐSXKD Tr.đ 306.571 290.100 309.113 2.542 0,83 19.013 6,55
Vận chuyển công nhân + than Tr.đồng 297.040 280.600 294.158 -2.882 -0,97 13.558 4,83
Sản xuất khác Tr.đồng 9.531 9.500 14.955 5.424 56,91 5.455 57,42
2 Tổng số lao động BQ Người 897 868 840 -57 -6,35 -28 -3,23
Trong đó: CN SX than bq Người 794 765 739 -55 -6,93 -26 -3,40
3 NSLĐ bình quân năm
Tính theo đơn vị giá trị
- Tính cho 1 CN toàn DN Tr.đ/ng.năm 342 334 368 26 7,67 34 10,11
- Tính cho 1 CN SX chính Tr.đ/ng.năm 386 379 418 32 8,33 39 10,30

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 45 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN
Bảng 2.15 ĐVT: Trđ
Năm 2019 So sánh thực hiện 2019với
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 TH 2018 KH 2019
KH TH
+/- % +/- %
1 Tổng doanh thu Tr.đ 306.571 290.100 309.113 2.542 0,83 19.013 6,55
Vận chuyển công nhân + than Tr.đ 297.040 280.600 294.158 -2.882 -0,97 13.558 4,83
Sản xuất khác Tr.đ 9.531 9.500 14.955 5.424 56,91 5.455 57,42
2 Đơn giá tiền lương đ/1000đ DT
V/c công nhân đ/1000đ DT 290 290 291 1 0,34 1 0,34
Sản xuất khác đ/1000đ DT 160 160 160 0 0,00 0 0,00
3 Tổng quỹ lương Tr.đ 87.092 84.041 88.093 1.001 1,15 4.052 4,82
4 Tổng công nhân viên Người 897 868 840 -57 -6,35 -28 -3,23
Tiền lương bình quân trên 1000 đ doanh
5 Đ/1000đ 284 290 285 1 0,32 -5 -1,63
thu ( 3/1x1000)
6 Tiền lương bình quân tháng 1 CNV Đ/ng-th 8.091.044 8.068.452 8.739.385 648.341 8,01 670.933 8,32

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 46 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
2.4.5. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
Qua bảng cho thấy tổng doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2019 là 2.542 trđ
tương ứng tăng 0,83%. Tổng quỹ lương năm 2019 cũng tăng so với năm 2018 là
1,15%.
Chi phí tiền lương trên tổng doanh thu:
87.092
Năm 2018 = x 100 = 28,41%
306.571

88.093
Năm 2017 = x 100 = 28,50%
309.113
Đơn giá tiền lương bình quân thực hiện năm 2019 tăng nhẹ so với năm 2018.
Tổng quỹ tiền lương cũng tăng theo, nguyên nhân là do trong năm 2019 tổng doanh
thu tăng và số lượng lao động giảm so với năm 2018.
Tiền lương bình quân năm 2019 đạt 8,739 triệu đồng tương ứng tăng 8,01% so
với thực hiện năm 2018 và tăng 8,32% so với kế hoạch năm 2018. Để xét tính hợp lý
của việc tăng NSLĐ và tiền lương bình quân ta xét công thức sau:
- NSLĐ thực hiện năm 2019,Wth đạt 368 Trđ/ng- năm
- NSLĐ thực hiện năm 2018, W0 đạt 342 Trđ/ng-năm.
* Ta có tốc độ tăng NSLĐ:
368
Wth
Iw = = x 100 = 107,60%
W0 342
* Tốc độ tăng tiền lương Il
8.739
IL = x 100 = 108%
8.091
Qua so sánh ta thấy IL >IW như vậy chưa đảm bảo hạ giá thành. Do đó tình hình
sử dụng quỹ lương trong năm là chưa tốt. Trong thời gian tới Công ty vẫn cần có biện
pháp tích cực hơn trong vấn đề chi phí tiền lương.
2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 47 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH THEO CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ
Bảng 2-16
So sánh So sánh
STT Yếu tố chi phí Năm 2018 KH 2019 TH 2019 TH 2019 với TH2018 TH 2019 với KH2019
+/- % +/- %
1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu 130.733.916.068 120.150.000.000 145.637.214.227 14.903.298.159 11,40 25.487.214.227 21,21
- Nguyên liệu 66.787.849.562 57.553.060.000 86.150.982.663 19.363.133.101 28,99 28.597.922.663 49,69
- Nhiên liệu 63.227.568.771 61.952.240.000 58.572.882.690 -4.654.686.081 -7,36 -3.379.357.310 -5,45
- Động lực 718.497.735 644.700.000 913.348.874 194.851.139 27,12 268.648.874 41,67
2 Chi Phí Nhân công 101.507.754.007 101.260.000.000 101.904.876.118 397.122.111 0,39 644.876.118 0,64
- Tiền lương 87.092.000.000 85.260.000.000 86.902.283.560 -189.716.440 -0,22 1.642.283.560 1,93
- BHXH, BHYT, CPCĐ 10.642.493.007 11.400.000.000 10.445.686.558 -196.806.449 -1,85 -954.313.442 -8,37
- Ăn ca 3.773.261.000 4.600.000.000 4.556.906.000 783.645.000 20,77 -43.094.000 -0,94
3 Khấu hao TSCĐ 30.941.238.733 30.650.000.000 21.050.167.374 -9.891.071.359 -31,97 -9.599.832.626 -31,32
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.636.366.043 5.900.000.000 6.359.470.799 -276.895.244 -4,17 459.470.799 7,79
5 Chi phí khác bằng tiền 27.624.123.586 27.100.000.000 27.363.714.889 -260.408.697 -0,94 263.714.889 0,97
Tổng giá thành 297.443.398.437 285.060.000.000 302.315.443.407 4.872.044.970 1,64 17.255.443.407 6,05

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 48 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Qua bảng phân tích giá thành theo yếu tố chi phí sản xuất bảng 2-16 ta thấy
tổng chi phí năm 2019 tăng so với năm 2018 là4.872.044.970đồng tương ứng với
1,64%. Trong năm Công ty đã thanh lý nhiều tài sản hết khấu hao cũ hỏng hóc không
còn phù hợp cho sản xuất nên khấu hao tài sản cố định giảm 9.891.071.359 đồng so
với năm 2018.
Trong năm chỉ có chi phí nguyên liệu, vật liệu tăng 9.891.071.359 đồng so với
năm 2018 tương ứng tăng 11,40% nguyên nhân là do giá dầu trong năm nhiều lần điều
chỉnh giá tăng dẫn đến tăng chi phí cho công ty. Trong thời gian tới, Công ty cần tiếp
tục có các biện pháp cụ thể nhằm giảm chi phí như tăng cường tuyên truyền cho người
lao động, quản lý chặt chẽ , tiến hành quản lý chặt chẽ việc theo dõi đánh giá phân tích
khi thay thế phụ tùng vật tư.
2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành vận chuyển công nhân năm 2019 của Công ty
Kết cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá
thành toàn bộ. Phân tích kết cấu giá thành nhằm chỉ ra chi phí chưa hợp lý trong giá
thành, từ đó có biện pháp điều chỉnh để có được kết cấu hợp lý.
Do sản phẩm sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại với nhiều đơn vị tính
khác nhau như vé, Tkm hành khách, Tkm vận chuyển, lượt sửa chữa tuy nhiên tỷ lệ
chi phí vận chuyển than và lượt sửa chữa rất ít nên tác giả xin phân tích kết cấu chi phí
sản xuất tính gộp vào cả chi phí vận chuyển công nhân.
Năm 2019 chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong giá thành sản phẩm vận chuyển công nhân, với kết cấu lần lượt là 48,17
và 33,71.
Kết cấu giá thành của sản phẩm vận chuyển của Công ty là tương đối hợp lý.
Tuy nhiên Công ty cũng cần giám sát chặt chẽ lại với chi phí tiền lương vì mức tăng
kết cấu đáng kể so với năm 2018.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 49 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU GIÁ THÀNH VẬN CHUYỂN CÔNG NHÂN
CỦA SẢN PHẨM TRONG NĂM 2019 CỦA CÔNG TY
Bảng 2.17
Năm 2019 SS TH 2019/TH 2018 SS TH 2019/KH2019
TH 2018
KH TH SS về số tiền(trđ) +/- SS về số tiền(trđ) +/-
TT Các yếu tố chi phí Tỉ Tỉ Tỉ
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Số tiền Tỉ trọng
trọng +/- % trọng +/- % trọng
(tr.đ) (%) (tr.đ) (tr.đ) (%)
(%) (%) (%)

1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 130.734 43,94 120.150 42,15 145.637 48,17 14.903 111,40 4,24 25.487 121,21 6,02
a Vật liệu 66.788 22,45 57.553 20,19 86.151 28,50 19.363 128,99 6,05 28.598 149,69 8,31
b Nhiên liêu 63.228 21,25 61.952 21,73 58.573 19,37 -4.655 92,64 -1,87 -3.379 94,55 -2,36
c Động lực 718 0,24 645 0,23 913 0,30 195 127,12 0,06 269 141,67 0,08
2 Chi phí nhân công 101.626 34,15 101.260 35,52 101.905 33,71 279 100,27 -0,44 645 100,64 -1,81
a Tiền lương 87.210 29,31 85.260 29,91 86.902 28,75 -308 99,65 -0,56 1.642 101,93 -1,16
b Các khoản trích theo lương 10.642 3,58 11.400 4,00 10.446 3,46 -197 98,15 -0,12 -954 91,63 -0,54
c Ăn ca 3.773 1,27 4.600 1,61 4.557 1,51 784 120,77 0,24 -43 99,06 -0,11
3 Khấu hao TSCĐ 30.941 10,40 30.650 10,75 21.050 6,96 -9.891 68,03 -3,44 -9.600 68,68 -3,79
4 CP dịch vụ thuê ngoài 6.636 2,23 5.900 2,07 6.359 2,10 -277 95,83 -0,13 459 107,79 0,03
5 CP khác bằng tiền 27.624 9,28 27.100 9,51 27.364 9,05 -260 99,06 -0,23 264 100,97 -0,46
Tổng 297.562 100,00 285.060 100,00 302.315 100,00 4.754 101,60 0,00 17.255 106,05 0,00
Tổng giá thành đơn vị 0,049 100 0,048 100,00 0,051 100 0,002 103,80 0,000 0,004 107,552 0,00
Sản lượng tính giá thành 6.044.604 6.000.000 5.916.372

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 50 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
2.5.3. Phân tích nhiệm vụ giảm giá thành vận chuyển than, đất
Việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành nhằm đánh giá mức
độ giảm giá thành của doanh nghiệp.
Với đặc thù là doanh nghiệp vận tải, điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn do
có nhiều công ty cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, chi phí đầu tư tăng lên, ngoài ra do
biến động phức tạp của giá cả thị trường do vậy Công ty không đặt ra cho mình nhiệm
vụ giảm giá thành so với năm trước mà đặt ra nhiệm vụ chỉ tăng giá thành trong giới
hạn nhất định. Nhiệm vụ này thể hiện:
+ Mức tăng giá thành theo kế hoạch:
MKH = QKH x (ZKH – Zg) (đồng) (2-13)
Trong đó:
QKH: Sản lượng sản xuất trong kỳ theo kế hoạch, tkm
ZKH: Giá thành đơn vị sản phẩm theo kế hoạch, đồng/tkm
Zg: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ gốc (năm 2018), đồng/tkm
Thay số:
MKH = 6.000.000 x (0,048 – 0,049) = -10.306 (triệu đồng)
+ Tỷ lệ tăng giá thành theo kế hoạch:
M KH
T KH = ×100 %
Q KH xZ g (2-14)
−10 . 306
Thay số: TKH = 6 .000 .000×0, 048 x100% =-3,61%
Như vậy, do có dự báo về sự biến động giá cả cũng như điều kiện sản xuất nên
trong năm 2019 Công ty đã đề ra kế hoạch giá thành đơn vị giảm 3,61% so với năm
trước.
+ Mức tăng giá thành theo thực tế:
Mtt = Qtt x (Ztt - Zg) (đồng) (2-15)
Trong đó:
Mtt: Mức tiết kiệm thực tế, đồng
Qtt: Sản lượng thực tế, tkm
Ztt: Giá thành đơn vị thực tế kỳ phân tích, đồng/tkm
Zg: Giá thành đơn vị kỳ gốc, đồng/tkm
Thay số: Mtt = 5.916.372x (0,051– 0,049) = 11.066 (tr.đ)
+ Tỷ lệ tăng giá thành theo thực tế:
M tt
T tt = x 100 %
Q tt ×Z g (2-16)
5.916.372×0,051¿
11.066¿ ¿
Thay số: Ttt = ¿ x 100% = 3,66 %.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 51 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Qua những con số tính toán bên trên cho thấy, trong năm 2019: theo dự kiến (kế
hoạch đề ra), doanh nghiệp tiết kiệm tương đối chi phí sản xuất là 10.306 tr.đồng, song
kết quả thực tế công ty chi vượt 11.066 tr.đồng.
Trong kế hoạch công ty dự kiến sẽ giảm giá thành 3,61%, song thực tế tăng
3,66% so với năm trước.
2.5.4. Phân tích mức chi phí trên 1000 đồng DT
Chỉ tiêu mức chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M) cho ta biết để tạo ra 1000
đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
M = ( Tổng chi phí / Doanh thu) x 1.000

306 .571
M2018=297 .443 x 1000 = 1.031 đ/1000đ DT

309 .113
M2019=302 .315 x 1000 = 1.022 đ/1000đ DT
Như vậy để tạo ra 1000 đồng doanh thu trong năm 2018 Công ty phải bỏ ra
1.031 đồng chi phí trong khi đó để tạo ra 1000 đồng doanh thu trong năm 2019 thì
Công ty dùng 1.022 đồng chi phí. Cho thấy năm 2019 hoạt động kinh doanh của Công
ty hiệu quả hơn so với năm 2018.
2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Phân tích hoạt động tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở cac bảo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định. Giữ chúng luôn có mối ảnh hưởng
qua lại. Hoạt động kinh doanh tốt là tiền đề cho tình hình tài chính tốt, và ngược lại,
hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty có thể thấy được thực trạng
tình hình tài chính trong năm, và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tới. Phân tích tình hình tài
chính giúp đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của Công ty, khả năng sinh lời và
triển vọng phát triển, đồng thời giúp Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh và mục
tiêu kinh tế chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh tế chiến lược thể hiện thông qua
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty
2.6.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 52 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Dựa vào bảng 2-18 ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có, cơ cấu tài sản,
nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
Qua bảng 2-18 ta thấy tổng tài sản của Công ty cuối năm 2019 là 121.417 trđ
tăng 9.046 tr đ tương ứng tăng 8,05% so với thời điểm đầu năm, trong đó hầu hết là tăng
ở tài sản ngắn hạn. Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn ở cuối năm 2019 là 47.492 trđ(chiếm 39,11% so với tổng tài sản),
tăng 6.248 triệu đồng (tăng 15,15%) so với đầu năm.
Tài sản dài hạn ở cuối năm tăng 2.798 triệu đồng TSCĐ tương ứng tăng 3,93% so
với thời điểm đầu năm do trong năm Công ty đã thanh lý các phương tiện vận tải cũ,
hỏng hóc, lỗi thời khiến cho nguyên giá TSCĐ giảm từ 381.367 triệu đồng tại thời điểm
đầu năm xuống còn 370.305 triệu đồng cuối năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm 8.358 triệu
đồng tuy nhiên chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm tăng 19.625 trđ.
Việc tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty ở thời điểm cuối năm là do các
khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 5.167 trđ so với năm 2018. Điều này chứng
tỏ Công ty đã để kế hoạch nợ trả tiền trong ngắn hạn. Đây là một biện pháp Công ty sử
dụng để duy trì các kế hoạch trong tháng. Hàng tồn kho cuối năm cũng tăng một khoản
1.769 trđ tương ứng 42,49%.
Về kết cấu tài sản của Công ty, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản lớn
hơn tỷ trọng của tài sản ngắn hạn như vậy là hợp lý. Bởi việc đầu tư vào tài sản làm
tăng sản lượng, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận góp phần giữ vững vị thế của Công
ty trong ngành than.
Về nguồn vốn, qua bảng 2-18 cho thấy, cũng như tổng tài sản, nguồn vốn của
công ty có sự biến động, cuối năm 2019 tổng nguồn vốn tăng 9.046 triệu đồng tương
ứng tăng 8,05% so với đầu năm. Nguồn vốn tăng là do Nợ phải trả tăng từ 73.916 triệu
đồng thời điểm đầu năm lên 82.060 đồng tại thời điểm cuối năm, tương ứng với tăng
11,02%. Trong đó nợ ngắn hạn giảm 571 trđ ở thời điểm cuối năm so với đầu năm,
còn nợ dài hạn cuối năm tăng 8.715 trđ tương ứng tăng 63,64% so với đầu năm. Đây là
dấu hiệu không tốt cho tình hình tài chính của Công ty. Vốn chủ sở hữu của Công ty ở
thời điểm cuối năm làm tăng gần 1 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng nguồn vốn giảm từ 34,22% đầu năm xuống còn 32,42% ở thời điểm cuối năm.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 53 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng 2.18
Đầu năm 2019 Cuối năm 2019 SS CN 2019/ĐN2019
SS về số tiền(trđ) +/-
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ
S Số tiền Số tiền tỷ
trọng trọng
T (Tr.đồng) (Tr.đồng) +/- % trọng
(%) (%)
T (%)
TÀI SẢN
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 41.244 36,70 47.492 39,11 6.248 15,15 2,41
I Tiền và các khoản tương đương tiền 599 0,53 902 0,74 303 50,56 0,21
1 Tiền 599 0,53 902 0,74 303 50,56 0,21
2 Các khoản tương đương tiền
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1 Chứng khoán kinh doanh
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*)
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 34.466 30,67 38.705 31,88 4.238 12,30 1,21
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 33.578 29,88 32.564 26,82 -1.013 -3,02 -3,06
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 386 0,34 5.553 4,57 5.167 1.339,53 4,23
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
5 Phải thu về cho vay ngắn hạn
6 Các khoản phải thu khác 503 0,45 587 0,48 85 16,82 0,04
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
8 Tài sản thiếu chờ xử lý
IV Hàng tồn kho 4.164 3,71 5.933 4,89 1.769 42,49 1,18
1 Hàng tồn kho 4.164 3,71 5.933 4,89 1.769 42,49 1,18
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 54 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
V Tài sản ngắn hạn khác 2.015 1,79 1.952 1,61 -63 -3,10 -0,19
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 2.015 1,79 1.233 1,02 -782 -38,81 -0,78
2 Thuế GTGT được khấu trừ 719
3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
4 Giao dịch mua bán lại tráI phiếu chính phủ
5 Tài sản ngắn hạn khác
B TÀI SẢN DÀI HẠN 71.128 63,30 73.926 60,89 2.798 3,93 -2,41
I I - Các khoản phải thu dài hạn
1 Phải thu dài hạn của khách hàng
2 Trả trước cho người bán dài hạn
3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
4 Phải thu nội bộ dài hạn
5 Phải thu dài hạn khác
6 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
II Tài sản cố định 56.480 50,26 37.060 30,52 -19.420 -34,38 -19,74
1 Tài sản cố định hữu hình 56.480 50,26 37.060 30,52 -19.420 -34,38 -19,74
304,9
- Nguyên giá 381.367 339,38 370.305 9 -11.062 -2,90 -34,39
-
- 274,4
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -324.887 289,12 -333.245 6 -8.358 2,57 14,66
2 Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3 Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
III Bất động sản đầu tư 8.210 7.804 6,43 -406 -4,95 6,43

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 55 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Nguyên giá 9.091 9.091 7,49 0 0,00 7,49
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -881 -1.287 -1,06 -406 46,11 -1,06
IV Tài sản dở dang dài hạn 0 0,00 19.625 16,16 19.625 16,16
1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 19.625 16,16 19.625 16,16
V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1 Đầu tư vào công ty con
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3 Đầu tư dài hạn khác
4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
VI Tài sản dài hạn khác 6.438 5,73 9.438 7,77 2.999 46,58 2,04
1 Chi phí trả trước dài hạn 6.438 5,73 9.438 7,77 2.999 46,58 2,04
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3 Tài sản dài hạn khác
100,0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 112.372 121.417
100,00 0 9.046 8,05 0,00
NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ 73.916 65,78 82.060 67,58 8.144 11,02 1,81
I Nợ ngắn hạn 60.221 53,59 59.650 49,13 -571 -0,95 -4,46
1 Phải trả người bán ngắn hạn 15.935 14,18 24.679 20,33 8.745 54,88 6,15
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.766 1,57 100 0,08 -1.665 -94,31 -1,49
4 Phải trả người lao động 26.208 23,32 22.671 18,67 -3.537 -13,50 -4,65
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 81 0,07 81 0,07 -1 -0,63 -0,01
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn
7 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
8 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.336 1,19 1.228 1,01 -108 -8,12 -0,18

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 56 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
9 Dự phòng phải trả ngắn hạn
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 14.378 12,79 10.482 8,63 -3.896 -27,10 -4,16
11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 518 0,46 409 0,34 -109 -20,99
12 Quỹ bình ổn giá
13 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ
II Nợ dài hạn 13.695 12,19 22.410 18,46 8.715 63,64 6,27
1 Phải trả dài hạn người bán dài hạn
2 Người mua trả tiền trước dài hạn
3 Chi phí phải trả dài hạn
4 Phải trả nội bộ về vồn kinh doanh
5 PhảI trả nội bộ dài hạn
6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
7 Phải trả dài hạn khác 130 0,12 30 0,02 -100 -76,92 -0,09
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 13.565 12,07 22.380 18,43 8.815 64,98 6,36
9 Trái phiếu chuyển đổi
10 Cổ phiếu ưu đãi
11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
12 Dự phòng phải trả dài hạn
13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 38.456 34,22 39.358 32,42 902 2,34 -1,81
I Vốn chủ sở hữu 38.456 34,22 39.358 32,42 902 2,34 -1,81
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 32.798 29,19 32.798 27,01 0 0,00 -2,17
2 Thặng dư vốn cổ phần
3 Vốn khác của chủ sở hữu 473 473 0,39 0 0,00 0,39
4 Cổ phiếu quỹ (*)
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6 Chệnh lệch tỷ giá hối đoái

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 57 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
7 Quỹ đầu tư phát triển 1.135 1.760 1,45 625 55,03 1,45
8 Quỹ dự phòng tài chính
9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.050 4.327 3,56 277 6,84 3,56
12 Nguồn vốn đầu tư XDCB
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
1 Nguồn kinh phí
2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
100,0
Tổng cộng nguồn vốn 112.372 121.417
100,00 0 9.046 8,05 0,00

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 58 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bảng 2.19 ĐVT : Tr.đồng

Thuyết Năm So sánh


STT Chỉ tiêu Năm2019
minh 2018 +/- %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.1 306.571 309.113 2.541 0,83
2 Các khoản giảm trừ
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 306.571 309.113 2.541 0,83
4 Giá vốn hàng bán 6.2 263.704 268.518 4.815 1,83
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.868 40.594 -2.274 -5,30
6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.3 10 15 5 47,53
7 Chi phí hoạt động tài chính 6.4 4.730 2.141 -2.589 -54,74
Trong đó : Chi phí lãi vay
8 Chi phí bán hàng
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.7 33.740 33.797 57 0,17
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.408 4.671 263 5,96
11 Thu nhập khác 6.5 1.131 848 -283 -25,00
12 Chi phí khác 6.6 238 67 -171 -71,92
13 Lợi nhuận khác 893 782 -111 -12,47
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.301 5.453 151 2,85
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 6.9 1.251 1.125 -126 -10,05
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.050 4.327 277 6,84

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 59 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.10 1.235 1.319 84 6,80

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 60 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
b. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty qua Báo cáo kết quả
kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời
cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước trong một kỳ kế toán.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có thể kiểm
tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá
vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí thu nhập của
hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình
hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Công ty đối với nhà nước, đánh giá xu
hướng phát triển của Công ty qua các kì khác nhau.
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Công ty được tiến hành thông qua
phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh giữa kỳ này và kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và
số tương đối trên từng chỉ tiêu phân tích. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
năm 2019 được phản ánh qua bảng phân tích 2-19.
Trong năm 2019 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công là
309.113 trđ tương ứng tăng 2.541 triệu đồng so với năm 2018. Doanh thu tăng là
do trong năm Công ty đã điều chỉnh tăng được giá vé vận chuyển công nhân và giá
trị xe sửa chữa ngoài tăng.
Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2019 là 268.518 trđ tương ứng tăng
1,83% so với năm 2018. Giá vốn hàng bán tăng là do chi phí tiền lương và chi phí
khấu hao TSCĐ tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019
giảm nhẹ 2.274 triệu đồng tương ứng giảm 5,30%.
Trong năm 2019, các khoản chi phí đa số đều giảm: Chi phí tài chính năm
2019 giảm 2.589 bằng 54,74%, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 tăng nhẹ 57
trđ, tăng 0,17% so với năm 2018. Có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu tăng (0,83%
so với năm 2018) tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,17% so với năm
2017. Điều này chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty rất tốt, Công ty cần tiếp
tục phát huy có các chính sách hợp lý để thực hiện tiết kiệm chi phí.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 tăng 263 trđ tương ứng
tăng 5,96% so với năm 2018. Doanh thu tài chính năm 2019 tăng 5 trđ so với năm
2018.
Thu nhập khác năm 2019 giảm từ 1.131 năm 2018 xuống còn 848 trđ tương
ứng giảm 25% so với năm 2018. Thu nhập khác giảm mạnh, chi phí khác năm 2019
giảm một mức là 171 trđ tương ứng giảm 71,92%. Chính vì vậy mà lợi nhuận khác
năm 2019 giảm là 111 trđ so với năm 2018.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 61 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 5.453 trđ tăng151 trđ tương ứng tăng
2,85% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 4.327 trđ tăng 277 trđ
tương ứng tăng 6,84 % so với năm 2018.
Như vậy, trong năm Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả đã
kéo theo lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2018 tăng từ 1.235 tr đ lên 1.319 trđ năm
2019 tức tăng 84 trđ tương ứng bằng 6,80%. Công ty cần tiếp tục có các biện pháp
phù hợp để tăng lãi cơ bản trên cổ phiếu của Công ty để củng cố thêm niềm tin và
hấp dẫn các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.
Tóm lại năm 2019 là một năm mà Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ
hoạt động kinh doanh có hiệu quả, điều đó được biểu hiện ở các chỉ tiêu trong báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 như doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, lợi nhuận khác, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lãi cơ
bản trên cổ phiếu đa phàn đều tăng. Từ những kết quả đạt được Công ty cần đánh
giá hiệu quả hoạt động của mình và có những biện pháp để khắc phục được những
khó khăn để sản xuất đạt hiệu quả và khắc phục những mặt còn tồn tại trong các
năm tiếp theo.
2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
1. Vốn hoạt động thuần
Là số vốn tối thiểu của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt
động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này,
doanh nghiệp có khả năng đảm bảo chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường
xuyên cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất
kỳ một khoản nào khác.
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ TX - TSDH
Ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm Công ty vốn hoạt động thuần đều âm.
Điều này có thể gây sức ép về mặt tài chính cho doanh nghiệp, Công ty phải sử
dụng vay nợ ngắn hạn để chi trả cho nhu cầu về TSDH. Tuy nhiên, cuối năm vốn
hoạt động thuần có mức âm nhỏ hơn đầu năm nên mức độ khó khăn của tình hình
đảm bảo nguồn vốn có xu hướng giảm.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 62 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN

CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
(theo tính ổn định của nguồn tài trợ)
Bảng 2.20 ĐVT: Trđ
SS CN 2019/ĐN2019
STT Chỉ tiêu ĐVT ĐN 2019 CN 2019
+/- %
I Tổng tài sản Tr.đ 112.372 121.417 9.046 8,05
1 Tài sản dài hạn Tr.đ 71.128 73.926 2.798 3,93
2 Tài sản ngắn hạn Tr.đ 41.244 47.492 6.248 15,15
II Tổng nguồn vốn Tr.đ 112.372 121.417 9.046 8,05
1 Nguồn tài trợ thường xuyên Tr.đ 52.151 61.767 9.617 18,44
- Vốn chủ sở hữu Tr.đ 38.456 39.358 902 2,34
- Nợ dài hạn Tr.đ 13.695 22.410 8.715 63,64
2 Nguồn tài trợ tạm thời Tr.đ 60.221 59.650 -571 -0,95
- Nợ ngắn hạn Tr.đ 60.221 59.650 -571 -0,95
C Chỉ tiêu phân tích
1 Vốn hoạt động thuần Tr.đ -18.978 -12.158 6.819 -35,93
2 Hệ số tài trợ thường xuyên đ/đ 0,46 0,51 0,04 9,62
3 Tỷ suất nợ đ/đ 65,78 67,58 1,81 2,75
4 Tỷ suất tự tài trợ đ/đ 34,22 32,42 -1,81 -5,28
5 Hệ số giữa NTTTT so với TSNH đ/đ 1,46 1,26 -0,20 -13,98
6 Hệ số nợ phải trả đ/đ 0,66 0,68 0,02 2,75
7 Hệ số NTTTX so với TSDH đ/đ 0,73 0,84 0,10 13,96
8 Hệ số vốn CSH so với nguồn TTTX đ/đ 0,74 0,64 -0,10 -13,59
9 Hệ số tài trợ tạm thời đ/đ 0,54 0,49 -0,04 -8,33
2. Hệ số tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ của doanh nghiệp thì nguồn tài
trợ thường xuyên chiếm mấy phần chiếm mấy phần
Hệ số tài trợ Nguồn TTTX
=
thường xuyên Tổng nguồn tài trợ
Hệ số tài trợ thường xuyên ở cuối năm là 0,51 tăng 0,04% tương ứng 9,62%
so với đầu năm. Hệ số này cho biết trong tổng nguồn vốn mà công ty đang sử dụng
thì có 0,51 phần ở thời điểm cuối năm được tài trợ từ nguồn tài trợ thường xuyên và
0,46 phần ở thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này ở mức trung bình và tăng nhẹ ở cuối
năm chứng tỏ khả năng tài trợ của công ty đã được cải thiện ở cuối năm.
3. Hệ số tài trợ tạm thời
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ tài sản của công ty (nguồn vốn)
thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 63 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời =
Tổng nguồn vốn
Qua bảng cho thấy hệ số này ở đầu năm là 0,54, cuối năm giảm còn 0,49 đ/đ.
Ta có thể thấy, cuối năm hệ số này giảm so với đầu năm chứng tỏ khả năng độc lập
về tài chính của công ty đang có xu hướng tăng lên, nguồn tài trợ tạm thời (nợ ngắn
hạn) giảm trong tổng nguồn vốn có thể hiểu là nợ dài hạn đang dần thay thế nợ ngắn
hạn, điều này khiến cho Công ty có nhiều thời gian hơn trong việc thanh toán các
khoản nợ.
4. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết trong 1 đồng nguồn tài trợ thường xuyên có bao nhiêu
phần là vốn chủ sở hữu.

Hệ số vốn CSH so với Vốn CSH


=
nguồn TTTX Nguồn tài trợ TX
Hệ số vốn CSH so với nguồn tài trợ thường xuyên ở thời điểm cuối năm là
0,64 tức là trong nguồn tài trợ thường xuyên có 0,64 phần là của công ty bỏ ra, hệ
số này giảm 0,1 tức là giảm 13,59% so với thời điểm đầu năm. Ở cả thời điểm cuối
năm, hệ số nàygiảm so với đầu năm và vẫn còn nhỏ cho thấy mức độ tự tài trợ vốn
của công ty là khá thấp, nguồn vốn của công ty chủ yếu là đi vay dài hạn.
5. Hệ số nợ phải trả
Hệ số này cho biết trong nguồn vốn tài trợ thì có bao nhiêu phần là vốn
nguồn tài trợ tạm thời .
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ phải trả =
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ cuối năm là 0,68 phản ánh trong 1 đồng vốn kinh doanh Công ty
đang sử dụng có 0,68 đồng được hình thành vào các khoản nợ vào cuối năm. Tuy
nhiên hệ số này vẫn còn quá cao chứng tỏ công ty chưa chủ động về mặt tài chính,
nguồn vốn chủ yếu là đi vay và chiếm dụng từ bên ngoài. Vì vậy Công ty cần phải
có biện pháp nâng cao tính độc lập về tài chính như tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu,
giảm các khoản nợ phải trả…
6. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên đối với tài sản dài hạn
Hệ số này cho biết trong TSDH thì có bao nhiêu phần là vốn nguồn tài trợ
thường xuyên.

Nguồn TTTX
Hệ số tài trợ của nguồn TTTX TSDH =
TSDH
Cuối năm hệ số này là 0,84 tức là 1 đơn vị tài sản dài hạn mà công ty đang sử
dụng được tài trợ bởi 0,84 đơn vị từ nguồn tài trợ thường xuyên. Ở thời điểm đầu
năm hệ số này là 0,73 đ cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty không đủ

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 64 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
trang trải cho TSDH và phải sử dụng khoản nợ ngắn hạn để bù đắp, điều này gây
sức ép về tài chính và rủi ro cho công ty. Tuy nhiên tình hình này đã được cải thiện
ở thời điểm cuối năm.
7. Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời tài sản ngắn hạn
Hệ số này cho biết trong TSNH thì có bao nhiêu phần là vốn nguồn tài trợ
tạm thời tài trợ .
Nguồn TTTT
Hệ số tài trợ của nguồn TTTT TSNH =
TSNH
Hệ số này ở cuối năm là 1,26 và thời điểm đầu năm là 1,46 giảm 0,2 tương
ứng giảm 13,98%. Như vậy nguồn tài trợ tạm thời ở thời điểm cuối năm đã chưa
được cải thiện đủ trang trải cho tài sản ngắn hạn và nóchưa được bù đắp một phần
bởi nguồn tài trợ thường xuyên.
Như vậy qua việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty ta thấy cơ cấu nguồn vốn ở thời điểm cuối năm đã có
thay đổi tích cực hơn tuy nhiên công ty vẫn cần phải có những biện pháp thiết thực
hơn để giảm bớt việc đi vay.
Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty, còn sử dụng
các chỉ tiêu sau:
Nợ phải trả (Anv)
Tỷ suất nợ = x 100% (%)
Tổng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu


Tỷ suất tự tài trợ = x 100% (%)
Tổng nguồn vốn
Qua bảng chỉ tiêu cho thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty là
tương đối thấp. Vì tài sản được đầu tư từ nguồn vốn đi vay chiếm tới 65,78 % ở đầu
năm và đến cuối năm con số này tăng nhẹ lên đạt 67,58% , với tỷ suất nợ lớn như
vậy chứng tỏ Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đến các thời hạn thanh toán
nợ. Vì vậy Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để đảm bảo nguồn vốn tốt hơn
cho sản xuất kinh doanh.
2.6.3. Phân tích và khả năng thanh toán và tình hình thanh toán của Công ty
2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là xem xét tình hình thanh
toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp. Qua phân tích tình
hình thanh toán, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài
chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Do các khoản nợ phải thu và nợ
phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các công nợ đối với người mua, người bán nên
khi phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản nợ phải thu của người mua (tiền bán
hàng hoá, dịch vụ) và khoản nợ phải trả người bán (tiền mua hàng hoá, vật tư, dịch
vụ). Phân tích tình hình thanh toán một cách tổng quát để xem xét tình hình tài chính

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 65 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
của doanh nghiệp có thực sự ổn định, lành mạnh cũng như để đánh giá khả năng tổ
chức, huy động, phân phối và quản lý vốn.
Số liệu phân tích trong bảng 2-21 cho thấy, cuối năm so với đầu năm, các
khoản phải thu và các khoản phải trả đều giảm .Cụ thể là các khoản phải thu cuối
năm là 38.117 tr.đồng tăng so với đầu năm là 4.154 tr.đồng (tăng 12,23%). Trong
khi các khoản phải trả cuối năm cũng tăng 8.244 tr.đồng tăng 11,19%.
Kết quả này chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều còn số vốn đi chiếm
dụng giảm. Các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là phải thu ngắn hạn. Đây là số
vốn Công ty đang bị các đối tượng liên quan chiếm dụng, trong đó là khoản phải thu
của khách hàng tăng mạnh,còn phải trả trước cho người bán giảm. Cho thấy công ty
chưa kiểm soát được chặt chẽ khoản phải thu của khách hàng; các khoản phải trả
người bán tăng gần 9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2019 công ty đầu tư
nhiều trang thiết bị mới và công ty cũng phải ứng trước khi mua vật tư. Do đó, trong
năm 2019 Công ty chưa kiểm soát tốt nguồn vốn, công ty bị chiếm dụng nhiều hơn
năm 2018.
So sánh kết quả đầu năm và cuối năm, vay và nợ ngắn hạn đều giảm, chủ yếu
do nợ ngắn hạn giảm. Nợ ngắn hạn giảm là do phải trả người bán, thuế và các khoản
phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, vay và nợ thuê tài chính ngắn hanh, quỹ
khen thưởng phúc lợi giảm.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 66 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất
BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 2.21
Đầu năm 2019 Cuối năm 2019 SS CN 2019/ĐN2019
S SS về số tiền(trđ) +/-
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
T Tỷ trọng
( Tr.đồng) (%) ( Tr.đồng) (%) +/- %
T (%)
A Các khoản phải thu 33.963 100,0 38.117 100,0 4.154 12,2 -
I Các khoản phải thu ngắn hạn 33.963 100,0 38.117 100,0 4.154 12,2 -
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 33.578 98,9 32.564 85,4 - 1.013 - 3,0 - 13,4
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 386 1,1 5.553 14,6 5.167 1.339,5 13,4
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn
6 Các khoản phải thu khác
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
II Các khoản phải thu dài hạn
1 Phải thu dài hạn của khách hàng
2 Trả trước cho người bán dài hạn
5 Phải thu dài hạn khác
B NỢ PHẢI TRẢ 73.705 100,0 81.949 100,0 8.244 11,2 -
I Nợ ngắn hạn 60.140 81,6 59.569 72,7 - 571 - 0,9 - 8,9
1 Phải trả người bán ngắn hạn 15.935 21,6 24.679 30,1 8.745 54,9 8,5
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.766 2,4 100 0,1 - 1.665 - 94,3 - 2,3
4 Phải trả người lao động 26.208 35,6 22.671 27,7 - 3.537 - 13,5 - 7,9
5 Chi phí phải trả ngắn hạn
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn
8 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.336 1,8 1.228 1,5 - 108 - 8,1 - 0,3
9 Dự phòng phải trả ngắn hạn
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 14.378 19,5 10.482 12,8 - 3.896 - 27,1 - 6,7
11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 518 0,7 409 0,5 - 109 - 21,0 - 0,2
II Nợ dài hạn 13.565 18,4 22.380 27,3 8.815 65,0 8,9
1 PhảI trả nội bộ dài hạn
1 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 13.565 18,4 22.380 27,3 8.815 65,0 8,9
0 0 0,0 0 0,9 0,0

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 67 Lớp KTQTDN Mỏ - K61


Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
2.6.3.2. Phân tích khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán của Công ty là tình trạng sẵn sàng của Công ty trong việc
trả các khoản nợ, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính của
Công ty ở một thời điểm nhất định, Khả năng thanh toán của Công ty không chỉ là mối
quan tâm của bản thân Công ty, mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ
nợ, các cơ quan quản lý.
Khả năng thanh toán của Công ty còn phản ánh chất lượng công tác quản lý tài
chính. Nếu quản lý hoạt động tài chính tốt sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào.
Ngược lại, nếu công tác quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến công nợ dây dưa,
không đảm bảo khả năng chi trả.
Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty, có thể thông qua một số các chỉ
tiêu sau:
a. Vốn luân chuyển
Để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ đủ lượng hàng tồn kho đảm
bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, thuận lợi, Doanh nghiệp phải luôn
duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý. Vốn luân chuyển của Doanh nghiệp phản ánh
tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể
chuyển đổi thành tiền hoặc sử dụng trong vòng một niên độ kế toán mà không đòi hỏi
sự chi trả trong thời gian ngắn.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn - TSDH
Qua bảng cho thấy: Giá trị vốn luân chuyển ở cả đầu năm và cuối năm đều
mang giá trị âm, điều này cho thấy Công ty không đảm bảo về mặt an toàn tài chính.
Điều này thể hiện Công ty phải sử dụng cả vay nợ ngắn hạn để thanh toán cho nhu cầu
về TSDH của Công ty.
b. Hệ số thanh toán tổng quát.
Hệ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo, phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay Công ty
đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả.
Tổng tài sản
KTTTQ =
Nợ phải trả
Tại thời điểm đầu năm hệ số thanh toán tổng quát của Công ty là 1,520; cuối
năm là 1,480 có nghĩa là đầu năm doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1,520 đ đảm
bảo, cuối năm vay 1 đồng có 1,480 đ đảm bảo. Điều này cho thấy các khoản huy động
bên ngoài, Công ty đều có tài sản đảm bảo, tuy nhiên hệ số này chưa cao vì nợ phải trả
còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và có chiều hướng
tăng lên.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 68 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 2.22
S SS CN 2019/ĐN 2019
T Chỉ tiêu ĐVT ĐN 2019 CN 2019
+/- %
T
I Khả năng thanh toán Tr.đ 112.372 121.417 9.046 8,05
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn (TSNH) Tr.đ 41.244 47.492 6.248 15,15
Trong đó
- Tiền và các khoản tương đương tiền Tr.đ 599 902 303 50,56
- Đầu tư tài chính ngắn hạn Tr.đ
2 Khả năng thanh toán dài hạn (TSDH) Tr.đ 71.128 73.926 2.798 3,93
II Nhu cầu thanh toán Tr.đ 73.916 82.060 8.144 11,02
1 Nhu cầu thanh toán ngắn hạn Tr.đ 60.221 59.650 -571 -0,95
Trong đó
- Nợ ngắn hạn Tr.đ 60.221 59.650 -571 -0,95
- Nợ dài hạn đến hạn trả Tr.đ
2 Nhu cầu thanh toán dài hạn Tr.đ 13.695 22.410 8.715 63,64
III Các chỉ tiêu cần tính toán
1 Vốn hoạt động thuần Tr.đ -18.978 -12.158 6.819 -35,93
2 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,520 1,480 -0,04 -2,67
3 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,685 0,796 0,11 16,25
4 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 5,194 3,299 -1,895 -36,49
5 Hệ số khă năng thanh toán nhanh 0,0100 0,0151 0,005 52,00
6 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,0100 0,0151 0,005 52,00
c. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là tỉ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ
ngắn hạn. Nó phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ
ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó Công ty phải dùng tài sản
thực sự của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền,
trong số tài sản đó chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh khoản cao hơn cả.
Tổng tài sản ngắn hạn
KTTNH =
Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty vào đầu năm là 0,685 và
cuối năm là 0,796. Theo tiêu chuẩn K TTNH >=2, trong điều kiện chấp nhận chiếm dụng
thì KTTNH = 1 2, như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty rất thấp nhất
là cuối kỳ còn tăng so với đầu kỳ. Mặc dù do loại hình sản xuất kinh doanh đặc thù là
khai thác khoáng sản, vòng quay vốn dài, cơ cấu vốn chủ yếu tập trung vào đầu tư tài
sản cố định (tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản lớn) do đó tỷ trọng của tài sản
ngắn hạn thấp, nhưng Công ty cũng cần xem xét lại hệ số này để đảm bảo khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn.
d. Hệ số thanh toán nhanh

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 69 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Thể hiện khả năng về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp
ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn
Tiền + CKTĐT + Đầu tư ngắn hạn
KTTnhanh =
Nợ ngắn hạn
Theo kinh nghiệm, KTTnhanh được coi là bình thường khi dao động từ 0,5  1.
Như vậy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty là tương đối thấp. Đầu năm hệ số này là
0,01 tới cuối năm tăng nhẹ lên 0,0151tuy nhiên vẫn rất thấp cho thấy Công ty luôn ở
trong tình trạng căng thẳng về mặt tài chính. Khi kì hạn thanh toán không dài thì doanh
nghiệp càng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
e. Hệ số thanh toán tức thời
Tiền + khoản tương đương tiền
KTTtức thời =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các
khoản công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao chứng tá khả năng thanh toán của doanh
nghiệp dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn băng tiền của
doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn kém. Chỉ tiêu này thấp
quá chứng tá doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ nếu
chỉ tiêu thấp quá kéo dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu phân tích khả năng thanh toán của Công ty cho thấy: Hệ số
hanh toán tức thời cuối năm tăng so với đầu năm. Nhưng cả hệ số thanh toán tức thời ở
đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 rất nhiều. Cho thấy Công ty không có khả năng
thanh toán cùng một lúc hết các khoản nợ vay ngắn hạn. Điều này cho thấy loại tài sản
có tính thanh khoản cao của công ty còn chiếm tỷ lệ nhá. Chưa có khả năng thanh toán
các khoản nợ cùng một lúc
f. Hệ số quay vòng các khoản phải thu.
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Doanh
nghiệp.
Doanh thu thuần
Kpt = (vòng/năm)
Số dư bình quân các khoản phải thu

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 70 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO THỜI KỲ CỦA CÔNG TY
Bảng 2.23
So sánh
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
+/- %
1 Doanh thu thuần 306.571 309.113 2.541 0,83
2 Giá vốn hàng bán 263.704 268.518 4.815 1,83
3 Các khoản phải thu bình quân 38.498 36.040 -2.458 -6,38
Các khoản phải thu đầu năm 43.033 33.963 -9.070 -21,08
Các khoản phải thu cuối năm 33.963 38.117 4.154 12,23
4 Hàng tồn kho bình quân 3.628 5.048 1.420 39,13
Hàng tồn kho đầu năm 3.093 4.164 1.070 34,61
Hàng tồn khcuối năm 4.164 5.933 1.769 42,49
Chỉ tiêu tính
1 Hệ số quay vòng các khoản phải thu (=1/3) 7,96 8,58 0,61 7,71
2 Số ngày doanh thu chưa thu (=3/1x365) 45,84 42,56 -3,28 -7,15
3 Hệ số quay vòng của hàng tồn kho(=2/4) 72,68 53,19 -19,49 -26,81
4 Số ngày của 1 kỳ luân chuyển kho hàng (=4/2x365) 5,02 6,86 1,84 36,64

Từ bảng 2.23 cho thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2019 là 8,58
tăng 0,61 vòng so với năm 2018. Trong cả năm 2018 và 2019 tốc độ thu hồi các khoản
nợ tuy có tăng nhẹ song vẫn hơi thấp, mức độ an toàn tài chính không cao. Công ty
cần có biện pháp tốt để thu hồi các khoản nợ, tránh được các phát sinh những khoản
phải thu khó đòi.
g. Số ngày của doanh thu chưa thu.
Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong một
vòng luân chuyển.
Các khoản phải thu bình quân x 365 , ngày
NPT =
Doanh thu thuần
Số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu của năm 2019 là 42,56 ngày
giảm 3,28 ngày so với năm 2018 ,đây là một chiều hướng tốt với công ty, tuy nhiên
con số vẫn khá lớn làm căng thẳng cho Công ty về thời gian thanh toán các khoản nợ
phải trả do không thu được nợ.
h. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh một đồng hàng tồn kho cần bao nhiêu đồng chi phí vốn.
Giá vốn hàng bán
Khtk = (vòng/năm)
Hàng tồn kho bình quân

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 71 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Trong năm 2019 hàng tồn kho luân chuyển 53,19 vòng, khả năng quay vòng
vốn thấp hơn năm 2018 nhưng số vòng luân chuyển tương đối cao cũng thể hiện công
tác quản lý tồn kho công ty tương đối tốt.
* Số ngày của một kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Là chỉ tiêu cho biết số ngày để quay vòng hết hàng tồn trong kho là bao nhiêu
ngày.
365
Nhtk =
Khtk
Vậy trong năm 2019 hàng tồn kho của Công ty quay một vòng 6,86 ngày, trong
khi đó năm 2018 hết 5,02 ngày do hệ số quay vòng hàng tồn kho năm 2019 thấp hơn
so với năm 2018. Chứng tỏ sự luân chuyển vốn hàng tồn kho năm 2019 hiệu quả hơn
so với năm 2018.
2.6.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở
hữu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng
trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần
thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số
vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ
chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước.
2.6.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn cũng rất quan trọng đối với doanh
nghiệp. Bởi thông qua công tác này, những nhà quản lý kinh doanh sẽ đánh giá được
thực trạng của việc sử dụng vốn ngắn hạn để từ đó tìm ra những tồn tại và biện pháp
khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn nói riêng và vốn kinh doanh
nói chung.
a. Sức sản xuất của vốn ngắn hạn:
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình sản
xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
SSX = , đ/đ
Vốn ngắn hạn bình quân
- Sức sản xuất của vốn ngắn hạn trong năm 2019 là 6,97 phản ánh cứ 1 đ vốn
ngắn hạn bán ra sẽ mang lại 6,97 doanh thu thuần tăng 0,06 đồng so với năm 2018
(tương ứng 0,92%). Nguyên nhân là do năm 2019 vốn ngắn hạn bình quân giảm nhẹ
tuy nhiên doanh thu lại tăng so với năm 2018, từ đó làm cho sức sản xuất của vốn ngắn
hạn tăng.
b. Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 72 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN
Bảng 2.24
So sánh
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2018 TH 2019
+/- %
I Kế quả đầu ra
Giá trị
- Doanh thu Tr.đồng 306.571 309.113 2.541 0,83
- Lợi nhuận Tr.đồng 5.301 5.453 151 2,85
II Tài sản ngắn hạn bình quân Tr.đồng 44.408 44.368 -40 -0,09
- Đầu năm Tr.đồng 47.572 41.244 -6.329 -13,30
- Cuối năm Tr.đồng 41.244 47.492 6.248 15,15
III Chỉ tiêu cần tính toán
1 Sức sản xuất
- Giá trị Đồng/đồng 6,90 6,97 0,06 0,92
2 Sức sinh lời Đồng/đồng 0,12 0,12 0,00 2,95
3 Số vòng luân chuyển Vòng/năm 6,90 6,97 0 0,92
4 Thời gian một vòng luân Ngày/vòng 52,15 51,67 0 -0,91
chuyển
5 Hệ số đảm nhiệm Đồng/đồng 0,145 0,144 0,00 -0,91
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn cho biết cứ một đồng tài sản ngắn hạn tham
gia vào quá trình sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
SSL = , đ/đ
TS ngắn hạn bình quân
Sức sinh lời của vốn ngắn hạn trong năm 2019 là 0,12; tức là cứ 1 đ vốn ngắn hạn
thì sẽ sinh ra 0,12 đ lợi nhuận; tăng 2,95% so với năm 2018.
c. Số vòng luân chuyển:
Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn cho biết để tạo ra được một đồng
doanh thu thuần thì tài sản ngắn hạn phải quay bao nhiêu vòng trong năm
Doanh thu thuần
KLC = , (vòng/năm)
Tài sản ngắn hạn bình quân
Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong năm 2019 thì tài sản ngắn hạn phải
quay 6,97 vòng năm, còn năm 2018 là 6,90 vòng/năm. Tốc độ luân chuyển của TSNH
trong năm 2019 cao hơn năm 2018.
d. Thời gian một vòng luân chuyển:
Cho biết thời gian một vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn là bao nhiêu
ngày.
Thời gian kỳ phân tích
TLC = , ngày/vòng
Số vòng quay trong kỳ của tài sản ngắn hạn
Vậy trong năm 2019 TSNH luân chuyển được một vòng thì hết 51,67 ngày, còn
trong năm 2018 là 52,15 ngày TSNH mới được một vòng. Chứng tỏ thời gian luân
chuyển TSNH trong 2 năm qua của Công ty là tương đối chậm tuy nhiên trong năm
2019 đã có xu hướng giảm đi, điều này là có lợi.
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 73 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
e. Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn cho biết để tạo ra một đồng doanh thu
thuần thì Công ty cần huy động bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn bình quân
Kdm = (đ/đ)
Doanh thu thuần
Trong năm 2018 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần huy động 0,145 đồng
TSNH, nhưng năm 2019 cần huy động 0,144 đồng. Như vậy trong năm 2019 phải huy
động TSNH ít hơn năm 2018.
Qua bảng phân tích cho thấy Công ty sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn
năm 2018. Năm 2019 sức sản xuất TSNH bằng 6,97 tăng so với năm 2018, số vòng
luân chuyển bằng 6,97 vòng cao hơn năm 2018, thời gian một vòng luân chuyển bằng
51,67 ngày ít hơn so với năm 2018, Hệ số đảm nhiệm cũng thấp hơn. Điều này chứng
tỏ Công ty đã tận dụng hết được hiệu quả khi sử dụng TSNH làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
2.6.4.2 Phân tích khả năng sinh lời của nguồn vốn kinh doanh.
a.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với tổng vốn kinh doanh bình quân

Lợi nhuận
DVKD = (đ/đ)
Vốn kinh doanh bìnhquân

TS ngắn hạn bq + TS dài hạn


Vốn kinh doanh bq =
bq
Công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được 3,12 đồng lợi nhuận sau
thuế năm 2018 và 3,70 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2019. Cho thấy Công ty làm ăn
hiệu quả và năm sau cao hơn năm trước.
b.Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế so với tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Dvcsh = X 100% (%)
Vốn chủ sở hữu BQ
Ý nghĩa của chỉ tiêu là cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công ty bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được
11,12 đồng lợi nhuận năm 2019, cao hơn năm 2018 do đó thể hiện công ty sử dụng
đồng vốn bỏ ra hiệu quả.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 74 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VỐN KINH DOANH
Bảng 2.25
So sánh
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2018 TH 2019 Chỉ số
+/-
(%)
1 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 4.050 4.327 277 6,84
2 Vốn kinh doanh Tr.đồng
a Tổng vốn kinh doanh bình quân Tr.đồng 129.930 116.895 -13.035 -10,03
- Đầu năm Tr.đồng 147.488 112.372 -35.116 -23,81
- Cuối năm Tr.đồng 112.372 121.417 9.046 8,05
b Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 38.370 38.907 536 1,40
- Đầu năm Tr.đồng 38.285 38.456 171 0,45
- Cuối năm Tr.đồng 38.456 39.358 902 2,34
b Vốn đầu tư của chủ sở hữu BQ Tr.đồng 32.798 32.798 0 0,00
- Đầu năm Tr.đồng 32.798 32.798 0 0,00
- Cuối năm Tr.đồng 32.798 32.798 0 0,00
3 Các chỉ tiêu cần tính toán
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với
- 3,12 3,70 0,58 18,76
tổng vốn kinh doanh bq %
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so
- 10,56 11,12 0,57 5,37
với tổng vốn chủ sở hữu bq %
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so
12,35 13,19 0,84 6,84
với vốn đầu tư của chủ sở hữu bq %
c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với vốn đầu tư của chủ sở hữu bình quân
Dvđtccs Lợi nhuận sau thuế
= X 100% (%)
h Vốn đầu tư của chủ sở hữu BQ
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ suất doanh lợi của vốn kinh doanh, tỷ suất
doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2019 đều tăng so với năm 2018. Năm 2019 tỷ suất
doanh lợi của vốn chủ sở hữu là13,19% tỷ suất lợi nhuận như vậy là quá thấp làm hiệu
quả kinh doanh giảm, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Cho thấy
trong năm 2019 Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2018.
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty là tương đối tốt. Vốn chủ sở hữu chỉ
đảm bảo được phần nhá cho nhu cầu tài sản phục vụ kinh doanh. Song Công ty đã huy
động được các nguồn khác đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Về việc sử dụng vốn có
phần tăng so với năm trước. Một phần do điều kiện kinh tế chung của Tập đoàn ngày
càng trở lên khó khăn. Song Công ty cần xem xét lại và có biện pháp khắc phục.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 75 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Kết luận chương 2


Mặc dù trong năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn song Công ty đã cố gắng
từng bước khắc phục khó khăn để giữ vững sản xuất. nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của cán bộ công nhân viên. Trong năm Công ty hoàn thành một số chỉ tiêu quan
trọng như sau:
- Sản lượng vận chuyển hành khách theo vé năm 2019 giảm 128.232 vé so với
thực hiện năm 2018 tương ứng với giảm 2,12%. Sản lượng vận chuyển theo tkm cũng
giảm 1.632.722 tkm so với thực hiện năm 2018 tương ứng với 5,37%. Cả sản lượng
theo vé và theo tkm đều giảm so với kế hoạch năm. Sản lượng giảm dẫn đến doanh thu
vận chuyển cũng giảm theo. Doanh thu vận chuyển công nhân và than năm 2019 giảm
2.882 trđ so với năm 2018 và tăng 13.558 trđ so với kế hoạch năm 2019.
- Về sửa chữa xe cho các đơn vị bên ngoài: năm 2019 Công ty thực hiện sửa
chữa 14xe, 09 cụm động cơ với giá trị ước tính hơn 13 tỷ đồng, tăng 56,91 % so với
cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân là do lượt xe vào sửa chữa tại xưởng tăng và các xe
chủ yếu là sửa chữa nặng nên giá trị doanh thu sửa chữa lớn.
- Dù sản lượng vận chuyển giảm tuy nhiên doanh thu tăng do đó lợi nhuận năm
2019 tăng 151 trđ tương ứng với 2,85% so với thực hiện năm 2018 và tăng 413 trđ
tương ứng với 8,19% so với kế hoạch năm 2019. Điều này cho thấy Công ty đã có
nhiều cố gắng trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động và sử dụng chi phí tiết
kiệm hơn.
Về lao động trong năm thay đổi giảm lao động gián tiếp do Công ty thực hiện
tốt công tác tiết kiệm nguồn nhân lực. Song sự thay đổi kết cấu lao động chưa hợp lý.
Bậc thợ của công nhân sản xuất chưa cao, ngày công lao động bình quân công nhân
còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên công ty cần có phương hướng cụ thể tận dụng
năng lực sản xuất, năng suất lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhìn chung, qua phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin cho thấy kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên muốn đạt được các mục tiêu đề ra trong
các năm tới như mở rộng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và lợi
nhuận, công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin cần phát huy điểm mạnh,
khắc phục tồn tại, tận dụng cơ hội, tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh đúng hướng,
tận dụng mọi tiềm năng, nâng cao công tác quản lý.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 76 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Chương 3
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ ĐƯA ĐÓN
THỢ MỎ - VINACOMIN NĂM 2019

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 77 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
3.1. Lập căn cứ cho chuyên đề
3.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao
động là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao
động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá
trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến
công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình
độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày
càng nâng cao. Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, chủ doanh nghiệp trả thù lao cho
người lao động bằng tiền lương hay tiền công.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề tiền lương, tiền công cho người
lao động càng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vì tiền lương, tiền công là
phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao
động tương ứng với thời gian, chất lượng, kết quả lao động của họ. Vì vậy nếu quản lý
tốt tiền lương sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể khuyến khích tinh thần hăng hái lao
động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của
họ. Từ đó, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Tiền lương - thu nhập là một yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp trong việc
thu hút người lao động có trình độ và thợ lành nghề đến với doanh nghiệp. Chỉ khi thu
nhập của người lao động đảm bảo họ mới yên tâm công tác góp phần phát triển bền
vững của doanh nghiệp.
Hiện nay công tác trả lương trong các doanh nghiệp còn có những bất hợp lý
chưa theo kịp với sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp. Trong những năm qua
tốc độ tăng trưởng của ngành than nói chung và Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ
- Vinacomin nói riêng là khá cao, để góp phần thúc đẩy và phục vụ tốt cho công tác
sản xuất kinh doanh của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin thì công
tác trả lương phải phù hợp với điều kịên sản xuất kinh doanh. Là Công ty sản xuất
than, điều kiện làm việc của người lao động nặng nhọc, độc hại, vì vậy thu nhập tiền
lương của người lao động phải tương ứng với sức lao động của họ bỏ ra và phải được
phân phối hợp lý giữa các bộ phận, các nghề và giữa các cá nhân, đảm bảo thực hiện
cơ chế trả lương theo ngành nghề, theo chức danh công việc, theo năng suất, áp dụng
hệ số khuyến khích trả công lao động đối với các loại thợ chủ chốt trong dây chuyền
sản xuất.
3.1.2. Mục đích đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm ra những hạn chế của quy chế trả
lương đang áp dụng tại Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin để hoàn
thiện một quy chế trả lương mới đầy đủ và hợp lý hơn.
b. Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 78 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là bản quy chế trả lương của Công ty CP
vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin năm 2019 và những điều khoản có quan hệ đến
phương pháp phân phối tiền lương, tiền thưởng tới quỹ lương thực hiện cho người lao
động trong bộ phận.
c. Nhiệm vụ
Để giải quyết chuyên đề này thì nhiệm vụ mà tác giả cần làm là:
- Nghiên cứu quy chế trả lương hiện nay
- Nghiên cứu các chế độ chính sách và tiền lương
- Vận dụng các kiến thức lý luận, thực tiễn và các chế độ chính sách để đề xuất
cách hoàn thiện quy chế trả lương của doanh nghiệp.
d. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong chuyên đề này là tổng hợp
và phân tích lý luận thực tiễn, phát hiện các bất hợp lý của phương pháp trả lương
đang áp dụng để đề xuất các ý kiến hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty CP vận
tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin.
3.2. Thực trạng quy chế trả lương trong Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin
3.2.1. Khái quát chung về Quy chế trả lương của Công ty CP vận tải và đưa đón
thợ mỏ - Vinacomin
Quy chế quản lý lao động, tiền lương và phân phối thu nhập Công ty được ban
hành kèm theo Quyết định số: 13/QĐ-HĐQT ngày 16/03/2017 của Hội đồng quản trị
Công ty. Quy chế bao gồm 6 chương và chia thành 31 điều. Bố cục và các nội dung
của quy chế được sắp xếp tương đối rõ ràng, khoa học và logic.
Quy chế tiền lương Công ty được xây dựng căn cứ vào:
- Bộ Luật lao động năm 2012.
- Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/06/2016 của Chính phủ quy định về lao
động, tiền lương, tiền thưởng đối với Công ty có vốn góp, cổ phần chi phối của Nhà
nước.
- Thông tư số 28/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ LĐTBXH vè
việc hướng dẫn thực hiện quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với
công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
- Quyết định số 277/QĐ-TKV ngày 23/02/2017 của HĐTV TKV về việc ban
hành Quy chế quản lý lao động và tiền lương Tập đoàn.
- Quyết định số 279/QĐ-TKV ngày 23/02/2017 của tập đoàn Công nghiệp than
– khoáng sản Viêt Nam về việc quy định mức tiền lương (tháng, ngày, giờ), hệ số giãn
cách tiền lương một số vị trí công việc và cơ chế trả lương theo vị trí việc làm áp dụng
trong TKV.
- Hệ thống Thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong Công ty CP
vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin hiện hành.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 79 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về
đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp.
* Nguyên tắc xây dựng Quy chế tiền lương Công ty
- Trả lương, thưởng cho người lao động phải tuân theo nguyên tắc phân phối
theo lao động, làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc, chức
vụ đó. Trả lương, thưởng phải thật sự là động lực khuyến khích động viên người lao
động không ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công tác hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
- Tiền lương trả cho tập thể cá nhân người lao động căn cứ vào năng suất, chất
lượng, hiệu quả đảm bảo an toàn lao động, an toàn đối với vốn của doanh nghiệp và
mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động.
- Tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc vào đơn giá tiền lương, năng
suất lao động, mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thực hiện và
các khoản trích nộp Tập đoàn theo quy định trong năm và so với năm trước liền kề.
- Công tác lao động tiền và tiền lương phải đảm bảo cân đối lợi ích giữa chủ sở
hữu doanh nghiệp và người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa nhầm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.
- Trả lương, thưởng phải đảm bảo dân chủ, công khai.
- Không dùng quỹ tiền lương để sử dụng vào mục đích khác, không sử dụng
quỹ tiền lương của người lao động để trả cho Người quản lý Công ty.
- Toàn bộ tiền lương của người lao động được thể hiện đầy đủ trên sổ lương của
Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3.2.2. Những nội dung cơ bản của Quy chế trả lương hiện nay của Công ty CP
vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin
3.2.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương và sử dụng quỹ lương
* Nguồn hình thành quỹ tiền lương
1. Quỹ tiền lương năm kế hoạch gồm:
- Quỹ tiền lương của người lao động theo đơn giá từ SXKD.
- Quỹ tiền lương của người quản lý doanh nghiệp.
- Quỹ tiền lương bổ sung từ tiết kiệm chi phí.
- Quỹ tiền lương do các tổ chức Đảng, đoàn thể chuyển trả (nếu có).
2. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có)..
* Sử dụng quỹ lương
1. Quỹ tiền lương của Công ty được tính là 100% và được sử dụng như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo đơn giá sản phẩm, theo
định biên lao động, theo khối lượng công việc giao khoán, lương khuyến khích người
lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, trả lương chế độ (lương
lễ, phép, học…); bổ sung lương dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, lương thu hút ngành nghề…
ít nhất bằng 85% tổng quỹ lương kế hoạch.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 80 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Quỹ tiền lương khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất
lượng, ngày công lao động cao, có thành tích xuất sắc trong công tác, giữ gìn an toàn,
vệ sinh lao động, tiết kiệm chi phí không quá 8% tổng quỹ tiền lương kế hoạch trong
đó ưu tiên sử dụng phần tiền lương này để khuyến khích các mục tiêu về đảm bảo an
toàn, vệ sinh lao động.
- Quỹ dự phòng tiền lương để giải quyết những trường hợp phát sinh, bất
thường trong năm không quá 7%.
2. Việc trích lập và sử dụng quỹ lương khuyến khích, quỹ lương dự phòng phải
đảm bảo nguyên tắc tổng số các quỹ này không vượt quá tỷ lệ do Nhà nước quy định.
3. Khi quyết toán tài chính năm, nếu quỹ tiền lương thực hiện của Công ty cao
hơn phần tiền lương trả cho người lao động tính đến hết thời hạn công bố quyết toán
thuế năm (ngày 31/3 năm liền kề), thì phần chênh lệch tiền lương được trích lập quỹ
lương dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm kế hoạch (nhưng không nằm
trong đơn giá tiền lương của năm kế hoạch) nhằm đảm bảo việc trả lương không bị
gián đoạn, giữ ổn định thu nhập cho người lao động và không được sử dụng vào mục
đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Giám đốc Công ty quyết định sau khi đã thống
nhất ý kiến với Ban chấp hành Công đoàn Công ty, nhưng không quá 17% quỹ lương
thực hiện.
Quỹ dự phòng từ năm trước chuyển sang phải được chi hết trước ngày 30/6 của
năm kế hoạch. Khi chi từ nguồn này Công ty có quyết định chi và ghi rõ nguồn để làm
cơ sở.
3.2.2.2. Các phương pháp trả lương được áp dụng trong Công ty
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng đơn
vị (phòng ban, phân xưởng), Công ty áp dụng các hình thức trả lương như sau:
a. Trả lương khoán theo sản phẩm: áp dụng đối với người lao động trực tiếp làm
ra sản phẩm: công nhân lái xe, phụ xe, thợ các loại...
b. Trả lương khoán theo doanh thu: áp dụng đối với người lao động làm công
việc chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, thừa hành, phục vụ phụ trợ, cán bộ quản lý tại
các phòng ban đơn vị; cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể và các chức danh tương
đương...
c. Trả lương thời gian (năm): áp dụng đối với người quản lý công ty từ chức
danh kế toán trưởng trở lên, cán bộ Đảng, đoàn thể chuyên trách tương đương chức
danh Phó Giám đốc trở lên...
3.2.2.3. Trả lương cho các bộ phận trong Công ty
3.2.2.3.1. Trả lương cho các bộ phận sản xuất trực tiếp
Hàng tháng, căn cứ vào doanh thu kế hoạch và quỹ tiền lương kế hoạch, phân
xưởng thực hiện bố trí lao động đi làm và trả lương cho người lao động.
* Xác định tiền lương của công nhân trong tháng
- Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp tính như sau:
∑ TL = TL SPLX + TLCĐ + TLBS
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 81 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Trong đó:
TLCĐ : Là tiền lương chế độ ( phụ cấp khu vực, phép, lễ ).
TLBS : Là tiền lương Công ty bổ xung ngoài quỹ tiền lương của đơn vị.
TLSPLX : Là tiền lương sản phẩm của công nhân.

TLSP = ( Doanh thu toàn tổ / tổng số ngày công đi làm của tổ) x ngày công đi
làm của công nhân
- Tiền lương của bộ phận quản lý, phục vụ, phụ trợ
∑ TL = TL SP + TLCĐ
Trong đó:
- TLCĐ : Là tiền lương chế độ (Ca 3, phụ cấp khu vực, phép, lễ).
- TLSP : Là tiền lương sản phẩm được xác định theo công thức sau.

TLSP = Doanh thu toàn Phân xưởng x đơn giá 1 điểm lương
* Ví dụ tính lương cho Phân xưởng vận tải số 2 Công ty tháng 11 năm 2019
như sau:
Các chỉ tiêu giao khoán thực hiện tháng 11/2019 như sau:

BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG GIAO KHOÁN CÁC ĐƠN VỊ 2019
Bảng 3.1
Đơn vị Đơn giá TL/1000 đồng doanh thu

PXVT 1,2,3,4 133,0

PXVT 5,8 148,0

PXVT 9 165,0

PXSC 243,0

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 82 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG PHỤ TRỢ, PHỤC VỤ


Bảng 3.2
CHỨC DANH P/X VT SỐ 1,2,3,4,5,8,9 GHI CHÚ

Quản đốc 3,64

Phó quản đốc 3,17

CNNTSP 1,60

Thợ (A1-2)

3/7 1,53

4/7 1,61

5/7 1,69

6/7 1,77

Lao động, vá xăm

2/7 1,31

3/7 1,39

4/7 1,46

5/7 1,53

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 83 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG TỔNG HỢP NGHIỆM THU TIỀN LƯƠNG PXVT 2 11/2019


Bảng 3.3 ĐVT: Đồng
TT Các chỉ tiêu PXVT 2
1 Doanh thu tính lương 3.505.589.468
- Theo vé 2.413.147.546
- Théo chuyến 1.045.985.600
- Vận chuyển nội bộ 46.456.322
- Sản xuất khác
2 Đơn giá tiền lương 133,0
3 Quỹ lương sản phẩm đơn vị 469.421.000
- Tổng tiền lương theo đơn giá 466.243.000
- Tiền lương ngoài sản phẩm 3.020.000
- KK tiết kiệm chi phí điện nước 158.000
4 Tiền lương chế độ, khác 52.022.300
- Thời gian (học, họp, công tác) 4.518.000
- Phép năm 6.354.000
- Phụ cấp chức vụ 3.040.000
- Phụ cấp trách nhiệm 1.465.000
- Phụ cấp ca 3 11.063.000
- Lễ, tết
- Kèm cặp bổ túc
5 Tổng quỹ lương 521.443.300
6 Lao động đi làm 62
7 Tiền lương bình quân 8.410.376
8 Ngày công đi làm 1.352

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 84 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CHẤM CÔNG CHO TỔ QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ PXVT SỐ 1 THÁNG 11/2019


Bảng 3.4
NGÀY TRONG THÁNG TỔNG
T
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3
T HỌ VÀ TÊN 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
1 Nguyễn Văn Hiếu x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
X X X X X X X X X X X
2 Phan Văn Thản đ đ
x x x đ đ
x x x đ đ
x x x đ đ
x x x đ đ đ
x x x 26

X X X X X
3 Nguyễn Tiến Dũng x x đ đ đ đ
x x x x x x x x x x x x x x x x x đ
x x 26

X X X X X X X X
4 Quách Văn Thức đ đ
x x x x x đ đ
x x x x đ
x x x x đ đ
x x x x đ
25

X X X X X X
5 Trần Văn Tuấn x x x x x x x x x x x đ
x đ
x x đ đ đ x x x x x đ
24

Nguyễn Thị Kim


6 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26
Phương
Tổng 153

Ghi chú: Xđ : Ngày công ca 3

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 85 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CHIA LƯƠNG CHO TỔ QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ PXVT SỐ 2 THÁNG 11/2019

Bảng 3.5
Mức tiền Phụ cấp
Chức Tổng Công Tổng TL
TT Họ tên lương theo trách TL thời gian Tiền lương sp
danh công K3 tháng
HĐLĐ nhiệm

1 Nguyễn Văn Hiếu QĐ 6.493.000 724.000 26 - 12.760.000 13.484.000

2 Phan Văn Thản PQĐ 5.682.000 579.000 26 11 721.600 11.113.000 12.413.600

3 Nguyễn Tiến Dũng PQĐ 5.966.000 579.000 26 5 344.000 11.113.000 12.036.000

4 Quách Văn Thức PQĐ 6.264.000 579.000 25 8 578.400 10.685.000 11.842.400

5 Trần Văn Tuấn PQĐ 6.264.000 579.000 24 6 433.800 10.258.000 11.270.800


6 Nguyễn Thị Kim Phương NTSP 4.675.000 26 - 5.609.000 5.609.000
Tổng 153 30 2.077.800 61.538.000 66.655.800

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 86 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG NGHIỆM THU SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU THEO TỔ PXVT SỐ 1

Bảng 3.6

STT Tuyến đi Cung độ vận chuyển Số chuyến Doanh thu


1 PXCĐ - 190 1,5 52 65.000.000
2 PXCĐ - CT xúc 0,55 60 66.030.000
3 PXCĐ - PX ô tô 0,8 117 112.320.000
4 B86 - 4 tầng 1 124 108.624.000
5 B76 - mặt bằng 1,5 92 47.840.000
6 M76 - máng ga + cơ điện 2,6 136 156.400.000
7 Các tuyến khác 15,4 58 78.068.000
Tổng quỹ lương của tổ = Tổng doanh thu x đơn giá TL vùng CP ( 133 đ/ 1000 đồng DT) 84.359.506

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 87 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Bảng 3.7 ĐVT: đồng


Tổng
Mức tiền lương Ngày
TT Họ tên ngày Bổ túc TL thời gian TL SP tháng Tổng tiền lương
theo HĐLĐ công ca 3
công
1 Nguyễn Văn Tiến 5.203.000 26 14 840.500 8.669.356 9.509.856
2 Phạm Duy Hùng 5.203.000 25 14 840.500 8.335.920 9.176.420
3 Lương Văn Kiên 5.203.000 26 12 720.400 8.669.356 9.389.756
4 Nguyễn Tiến Hiệp 5.203.000 26 14 840.500 8.669.356 9.509.856
5 Phạm Quang Hải 4.908.000 24 10 566.300 8.002.483 8.568.783
6 Nguyễn Văn Hậu 4.908.000 20 9 509.700 6.668.736 7.178.436
7 Đỗ Ngọc Hải 4.452.000 25 8.335.920 8.335.920
8 Nguyễn Văn Thắng 4.675.000 21 4 215.800 7.002.172 7.217.972
9 Lê Văn Lý 4.908.000 15 2 113.300 5.001.552 5.114.852
10 Phạm Minh Tuấn 4.908.000 23 3 169.900 7.669.046 7.838.946
11 Vũ Công Sơn 4.675.000 22 6 323.700 7.335.609 7.659.309
12 Vũ Hữu Hùng 4.452.000 26 3.562.000 - 3.562.000
Tổng 253 88 26 8.702.600 84.359.506 93.062.106

BẢNG CHIA LƯƠNG THÁNG 11/2019 CUẢ TỔ SỐ 1

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 88 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Ví dụ tính lương cho bộ phận quản lý:
Chia lương cho phó quản đốc Phan Văn Thản
Mức tiền lương theo HĐLĐ là: 5.682.000 đồng/ tháng.
Phụ cấp trách nhiệm của phó quản đốc là: 579.000 (theo Thang lương, bảng
lương và chế độ phụ cấp lương Công ty hiện hành)
Tổng ngày công đi làm của phó quản đốc trong tháng là: 26 ngày
Tổng công ca 3 của phó quản đốc trong tháng là: 11 ngày
Hệ số lương đi làm ca 3 được tính là 0,3
Tiền lương ca 3 là:
(5.682.000/26) x 11 x 0,3 = 721.600 đồng
Tiền lương sản phẩm chức danh PQĐ là:
(3.505.589.468 x 3,17) / 1.000 = 11.113.000 đồng
Tổng tiền lương tháng 11/2019 của PQĐ Phan Văn Thản là:
721.600 +11.113.000 + 579.000 = 12.413.600 đồng
Ví dụ tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp:
Tính lương cho công nhân: Phạm Duy Hùng
Mức tiền lương theo HĐLĐ của công nhân Hùng là: 5.203.000 đồng/ tháng
Tổng ngày công của công nhân Hùng trong tháng 11 là: 26 ngày
Tổng ngày công đi làm ca 3 của công nhân Hùng trong tháng 11 là: 14 ngày
Hệ số lương đi làm ca 3 được tính là 0,3
Tiền lương ca 3 của công nhân Hùng là:
(5.203.000/26) x 0,3 x 14 = 840.500 đồng
Tiền lương sản phẩm trong tháng là:
(26/247) x 84.359.506 = 8.335.920 đồng
Tổng tiền lương công nhân Hùng nhận trong tháng là:
840.500+8.335.920 = 9.176.420 đồng
3.2.2.3.2. Trả lương cho các bộ phận gián tiếp
Phương pháp trả lương cho khối phòng ban tương tự như phương pháp trả
lương cho khối chỉ huy sản xuất của phân xưởng, tuy nhiên đơn giá điểm lương
giao khoán các ngành nghề khác nhau. Hàng tháng căn cứ vào mức tiền lương giao
khoán các ngành nghề của toàn bộ khu vực văn phòng, Phòng TCLĐ tiến hành chia
lương cho từng chức danh ngành nghề.
Ví dụ tính lương tháng 11 năm 2019 Phòng TCLĐ Công ty:
Tính lương cho Trưởng phòng Nguyễn Hoàng Điệp
Mức tiền lương theo HĐLĐ là: 7.158.000 đồng/ tháng.
Phụ cấp trách nhiệm của Trưởng phòng là: 724.000 (theo Thang lương, bảng
lương và chế độ phụ cấp lương Công ty hiện hành)
Tổng ngày công đi làm của Trưởng phòng trong tháng là: 22ngày
Tiền lương sản phẩm theo giãn cách là: 10.770.000 đồng

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 89 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CHIA LƯƠNG CHO PHÒNG TCLĐ THÁNG 11 NĂM 2019


Bảng 3.8 ĐVT: đồng

Mức tiền Hệ số Hệ số
Tổng Phụ cấp TL theo Tổng TL
STT Họ tên Chức danh lương theo PL thực
công chức vụ giãn cách tháng
HĐLĐ phòng hiện TL

1 Nguyễn Hoàng Điệp TP 7.158.000 22 A 1 724.000 10.770.000 11.494.000


2 Trần Thị Mến Phó phòng 6.578.000 22 A 1 579.000 9.520.000 10.099.000
3 Phạm Trọng Phương Nhân viên 5.966.000 22 A 1 4.550.000 4.550.000
4 Đặng Thị Hân Lao động 5.154.000 22 A 1 3.650.000 3.650.000
5 Vũ Thị Thảo Lao động 4.675.000 22 A 1 3.650.000 3.650.000
Tổng 110 1.303.000 32.140.000 33.443.000

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 90 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Tổng tiền lương tháng 11/2019 của Trưởng phòng Nguyễn Hoàng Điệp là:
724.000 +10.770.000 = 11.494.000 đồng
3.2.2.3.3. Trả lương trong cơ chế khoán chi phí tại Công ty
Quỹ lương và đơn giá tiền lương của Công ty được xác định căn cứ thỏa
thuận phối hợp kinh doanh giữa Công ty và Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng
sản Việt Nam trong đó có các chỉ tiêu sau :
- Tổng số lao động định mức.
- Đơn giá tiền lương cho 1000 đồng doanh thu sản xuất.
- Mức tiền lương bình quân kế hoạch.
- Tỷ trọng quỹ lương giữa khối lao động công nghệ, phụ trợ, phục vụ và quản lý.
Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty tiến hành
xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương giao khoán cho các đơn vị sản xuất và các
phòng ban.
Đơn vị Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương
- Doanh thu theo vé
PX vận tải chở
- Doanh thu theo Tkm bán ra
người
- Doanh thu vận chuyển nội bộ theo nhiệm vụ được giao
- Doanh thu theo Tkm vận chuyển
Bộ phận v/c than
- Doanh thu vận chuyển nội bộ theo nhiệm vụ được giao
- Doanh thu quy đổi của số lần BDSC, SCTX tự làm
- Doanh thu quy đổi các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm
PX SC ô tô
cụm chi tiết sau sửa chữa nhập kho, Doanh thu sửa chữa
khác...
- Doanh thu phục vụ ăn giữa ca, bồi dưỡng….
Bộ phận phục vụ
- Doanh thu phục vụ khác tại Công ty....
Văn phòng Công
Theo mức tiền lương giãn cách nghành nghề
ty
* Đối với các Phân xưởng sản xuất:
QLspKH =  DTKH x Vđg + QLCĐ
Trong đó:
- QLspKH: Quỹ tiền lương SP giao khoán của PX;
- DTKH: Doanh thu kế hoạch của phân xưởng;
- Vđg: Đơn giá tiền lương giao khoán của phân xưởng.
Đơn giá tiền lương không bao gồm các khoản tiền lương theo chế độ, phụ
cấp ca 3. Đơn giá tiền lương của các phân xưởng được xác định căn cứ vào:
- Doanh thu kế hoạch của Phân xưởng.
- Định mức lao động trực tiếp và định biên lao động các khâu quản lý, phục
vụ, phụ trợ (cơ cấu, số lượng, từng chức danh).
- Mức tiền lương ngành nghề và hệ số giãn cách theo thông số giao khoán.
* Đối với khối Phòng ban Công ty.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 91 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, biên chế lao động các phòng ban được bố
trí, mức tiền lương giao khoán theo quy định cho các chức danh CBCV các phòng
ban.
n
QLKH =  Qpbi + QLcđ
i=1
+ Qpbi: Tiền lương kế hoạch tháng của phòng ban i được xác định:
n
Qpbi =  TLGKi
i=1
+ TLGKi : Mức tiền lương giao khoán của CBNV.
Căn cứ vào đơn giá tiền lương kế hoạch, doanh thu kế hoạch tháng, đơn vị
tính quỹ lương kế hoạch làm cơ sở để xác định tiền lương sản phẩm cho công nhân
trực tiếp sản xuất và bố trí lao động gián tiếp đi làm.
Hàng tháng Công ty tổ chức nghiệm thu chi phí tiền lương cùng kì với
nghiệm thu chi phí vào ngày mùng 10 hàng tháng. Quỹ tiền lương thực hiện của
các đơn vị, phòng ban được xác định như sau:
* Đối với các Phân xưởng
Kết thúc tháng kế hoạch quỹ lương sản phẩm thực hiện của các Phân
xưởng được xác định như sau:
QLPXi =  DTTHi x Vđgi + QLcđ + QLkhác
Trong đó:
QLPXi: Quỹ tiền lương thực hiện của Phân xưởng i;
DTTHi: Doanh thu thực hiện trong tháng của phân xưởng i;
Vđgi: Đơn giá tiền lương sản phẩm giao khoán của phân xưởng;
QLcđ::Quỹ tiền lương chế độ của người lao động;
QLkhác: Quỹ tiền lương khác nếu có;
* Đối với các Phòng ban
a. Quỹ tiền lương hàng tháng của các phòng ban công ty được xác định theo
công thức:
QLthi = TLqlpbi + Qcđ + QLkhác
Trong đó: Đqlpbi: Mức tiền lương sản phẩm giao khoán của phòng ban
3.2.2.4. Tình hình thực hiện Quy chế trả lương của Công ty trong những năm
qua
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện tương đối đầy đủ các quy định
trong Quy chế quản lý lao động, tiền lương và phân phối thu nhập của Công ty. Một
số điều khoản được Công ty triển khai cụ thể bằng các quy định riêng. Phương pháp
trả lương theo lương khoán và theo mức tiền lương giãn cách của Tập đoàn đã phần
nào tách bạch được lao động giản đơn và lao động phức tạp, giữa người có trình độ
và người không có trình độ, giữa lãnh đạo và nhân viên.
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 92 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng theo quy chế khá hợp lý và tương
xứng với công sức đóng góp của từng đơn vị, cá nhân, không phân phối bình
quân, công khai, đơn giản, dễ hiểu. Các khoản khuyến khích kịp thời giúp nâng
cao thu nhập cho người lao động, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí trong sản
xuất.
Kết quả thực hiện, lao động Công ty giảm theo chủ trương tái cơ cấu,
mức tiền lương của CBCNV tăng đều qua các năm thể hiện cụ thể qua bảng sau:

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Bảng 3.9
T
Chỉ tiêu ĐVT TH 2017 TH 2018 TH 2019
T
A B 1 2 3 4
1 Chỉ tiêu hiện vật
Theo vé Vé 6.015.467 5.960.000 5.916.372
Tkm v/c công nhân Tkm 33.736.084 30.000.000 28.776.895
TKm v/c than, nước Tkm 286.132 95.000 37.695
2 Doanh thu Tr.đ 301.677 307.713 310.117
Chở công nhân " 287.512 96.716 94.012
Chở than " 887 324 146
Sửa chữa " 10.819 8.363 3.771
Thu tài chính + BT " 2.459 2.310 .188
3 Quỹ tiền lương Tr.đ 83.087 87.092 88.093
Người quản lý " 1.080 1.256 .494
Người lao động " 82.007 85.836 86.599
4 Lao động bình quân Người 955 897 840
Người quản lý " 3 4
Người lao động " 952 893 836
5 TL bình quân 1000đ/th 7.250 8.091 8.739
Người quản lý " 30.000 6.167 1.125
Người lao động " 7.178 8.010 8.632
6 Năng suất lao động trđ/ng/năm 315,89 343,05 369,19
7 Cơ cấu lao động Người 940 855 796
LĐ công nghệ " 586 547 618
LĐ phụ trợ, phục vụ " 249 205 77
LĐ quản lý " 105 103 101

3.2.2.5. Nhận xét ưu nhược điểm về quy chế trả lương của Công ty CP vận tải
và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin
a) Ưu điểm
Công ty đã có quy chế quản lý phân phối quỹ lương từ đầu năm làm cơ
sở cho việc quản lý và phân phối tiền lương được chặt chẽ công bằng hợp lý.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 93 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Việc phân phối tiền lương đã dựa theo các chế độ chính sách của Nhà
nước và cơ bản đã dựa theo nguyên tắc phân phối theo sản phẩm làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hướng ít, không làm không hưởng. Cách phân phối tiền
lương đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ CBNV hiện tại của Tập đoàn than
- khoáng sản Việt Nam.
Công ty có kế hoạch lao động tiền lương từ đầu năm làm cơ sở chuẩn bị
nguồn nhân lực cho yêu cầu sản xuất và biết được nguồn lương để có phương
pháp phân phối hợp lý.
Công ty đã giao được kế hoạch và đơn giá tiền lương từ đầu năm cho
từng đơn vị sản xuất và từng loại sản phẩm.
b) Nhược điểm
+ Quy chế tiền lương của Công ty chưa thể hiện được rõ ràng phương
pháp trả lương cho các đơn vị, cá nhân trong Công ty, vẫn chỉ ở mức chung
chung.
+ Công tác chia lương cho Công nhân dưới phân xưởng cũng có những
nhược điểm như: tiền lương sản phẩm không gắn với số lượng sản phẩm làm mà
mà gắn với ngày công đi làm. Điều này dẫn đến việc không khuyến khích được
công nhân làm việc tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc.
+ Công tác chia lương cho khối phòng ban chưa gắn với doanh thu, chưa
đánh giá được mức độ và thái độ làm việc của cá nhân người lao động. Điểm
lương giao khoán chủ yếu căn cứ trên mức giãn cách tiền lương các ngành nghề.
+ Các điều khoản trong quy chế còn nhiều thiếu sót về câu chữ, nội dung
chưa sát với quy định mà Tập đoàn giao.
3.3. Hoàn thiện quy chế trả lương cho Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin năm 2019
3.3.1. Phương hướng chung
Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong Công ty mới chỉ đảm bảo
một cách tương đối là tiền lương trả theo giá trị sức lao động mà chưa kết hợp
hài hòa giá trị và giá trị sử dụng sức lao động. Vì vậy tác giả sẽ thay thế hệ số
ngày công bằng hệ số đánh giá đối với bộ phận gián tiếp, đối với các công nhân
sản xuất trực tiếp sẽ thay bằng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm để
có thể đánh giá được giá trị sử dụng của người lao động. Hay nói cách khác là
đánh giá mức độ đóng góp của người công nhân trong kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của tập thể.
Xây dựng Quy chế trả lương chú trọng các chính sách sau:
+ Xác định quỹ lương thực hiện của Công ty theo đơn giá tiền lương đã
được thỏa thuận trong hợp đồng phối hợp kinh doanh; đồng thời được điều
chỉnh theo tốc độ tăng (giảm) năng suất lao động và tốc độ tăng (giảm) lợi
nhuận so với thực hiện năm trước theo quy định của Nhà nước.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 94 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Hình 3-2: Trình tự xác định hệ số đánh giá công việc theo đề xuất của tác giả
+ Xây dựng quy định trả lương dựa vào khối lượng và chất lượng sản phẩm
làm ra, kết quả lao động, từng bộ phận, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít
hưởng ít, không phân phối bình quân. Gắn việc trả lương với năng suất chất lượng
hiệu quả công việc. Người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đóng góp
nhiều vào hiệu quả SXKD thì được hưởng thu nhập cao.
+ Gắn chính sách tiền lương với chính sách quản lý, tinh giản lao động,
thay đổi cơ cấu, chất lượng cao. Có chính sách đãi ngộ khuyến khích đối với
người lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, có trình độ quản lý giỏi.
Khuyến khích thuê thực hiện các dịch vụ phục vụ, phụ trợ theo đúng quy định
của pháp luật để phát huy các nguồn lực đầu tư của xã hội, giảm sức ép lao động
cho doanh nghiệp.
3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện
3.3.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tiền lương
Hiện nay, kế hoạch tiền lương của Công ty chỉ gồm các khoản chi chung
chung chưa cụ thể chi tiết và chưa có mức chi cho từng khoản mục (chỉ khống chế
mức tối đa). Điều này dễ dẫn đến tình trạng chi nhầm lẫn giữa các mục, không tính
toán chính xác được quỹ tiền lương sản phẩm để tính giao đơn giá tiền lương đầu
năm cho các đơn vị, quỹ tiền lương dự phòng, không cân đối quỹ tiền lương để tính
toán tăng, giảm đơn giá tiền lương…
-> Hoàn thiện theo tác giả: Để chủ động trong công tác trả lương cho
người lao động trong năm, Công ty nên bổ sung khoản mục xây dựng kế hoạch
hóa quỹ lương cụ thể thành từng khoản mục và trình Giám đốc Công ty phê
duyệt trong Quy chế tiền lương. Trong năm Công ty căn cứ kế hoạch sử dụng
quỹ lương đã xây dựng để thực hiện chi cho người lao động. Ví dụ xây dựng kế
hoạch hóa quỹ lương năm 2019 như sau:

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 95 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG NĂM 2019


Bảng 3.10
T
NỘI DUNG ĐVT T/H NĂM TỶ LỆ
T
I DOANH THU VÀ NGUỒN LƯƠNG
1 Doanh thu tính lương kế hoạch 1000đ 288.600.000
- Vận chuyển công nhân " 280.100.000
- Vận chuyển than đất " 500.000
- Sữa chữa xe ngoài " 8.000.000
2 Nguồn lương kế hoạch ĐG TL 90.745.533
Nguồn lương 2019 84.041.000
Vận chuyển công nhân 290 81.229.000
Vận chuyển than đất 290 145.000
Sữa chữa xe ngoài 160 1.280.000
VCQL 1.387.000
Nguồn lương DP 2018 chuyển sang 6.704.533
II SỬ DỤNG NGUỒN LƯƠNG 1000đ 90.745.533
1 Quỹ lương để lại 1000đ 12.510.000
- Quỹ lương khuyến khích " 6.255.000 7,00
- Quỹ lương dự phòng " 6.255.000 7,00
Quỹ lương thời gian và phân phối lại trả
2 1000đ 22.066.494
cho NLĐ
a Bổ sung lương cho NLĐ 1000đ 14.322.000 16,03
- Ngày 30/4 và 1/5+ giỗ tổ " 1.200.000
- Ngày 2/9 " 800.000
- Ngày truyền thống 12/11 " 800.000
- Tết dương lịch " 800.000
- Tết âm lịch " 5.000.000
- Bổ sung tháng 13 " 5.722.000
Trả lương thời gian (phép,lễ,tết,học
b 1000đ 7.744.494 8,67
họp,p.cấp ca 3, PC TN,khác)
- Phụ cấp ca 3 " 3.436.464
- Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, kiêm nhiệm " 665.505
- Phép năm " 1.843.797
- Công lễ, tết " 1.535.303
- Học, khác " 263.426
3 Quỹ lương sản phẩm trả theo đơn giá nội 1000đ 54.782.039 61,31
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 96 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
bộ trong Công ty
Quỹ lương VCQL " 1.387.000
II Dư cuối kì 0
V TỔNG QUỸ TL CÒN LẠI 0
3.3.2.2. Hoàn thiện trả lương cho các bộ phận sản xuất trực tiếp
* Công tác trả lương cho bộ phận gián tiếp phân xưởng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sức lao động được coi là
hàng hóa. Vì vậy sức lao động cũng sẽ tồn tại hai phạm trù: Giá trị và giá trị sử
dụng, giá trị hàng hóa sức lao động là do thời gian lao động tất yếu của sản xuất
và tái sản xuất sức lao động quyết định (giá trị sức lao động không hiểu theo
nghĩa là hao phí lao động cá biệt, giá trị sức lao động này là giá trị trung bình
phải được xã hội, thị trường chấp nhận), giá trị sử dụng của sức lao động là lao
động, lao động có thể sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Vì vậy tiền lương trả
cho người lao động phải phản ánh được giá trị và giá trị sử dụng sức lao động
của người lao động.
Dưới đây là đề xuất của tác giả về một số bảng đánh giá mức độ đóng
góp của lao động gián tiếp trong công ty và bộ phận quản lý PXVT số 2.
Để phản ánh được giá trị và giá trị sử dụng sức lao động thì tiền lương
của mỗi lao động gián tiếp trong công ty sẽ gồm 2 phần:
Li = L1i + L2 i , đồng
Trong đó:
Li : Tiền lương cấp bậc công việc hay mức lương trong HĐLĐ của người
lao động thứ i
L1i : Tiền lương phản ánh giá trị sức lao động của người lao động thứ i
trong kỳ, đồng.
QDN −Q L min
n
ki
∑ ki
L2 i = i=1 , đồng
Q DN : Quỹ lương của bộ phận lao động gián tiếp, đồng
Q Lmin : Tổng quỹ lương trả cho giá trị sức lao động của lao động gián tiếp
trong kỳ, đồng.
m
∑ L1 i
Q Lmin = i=1 , đồng
m: Số cán bộ công nhân lao động gián tiếp trong công ty
ki : Điểm thành tích của người lao động thứ i (có xét đến năng suất, chất
lượng, hiệu quả công việc, chức danh và vị trí công tác của người lao động thứ
i).
Cách xác định ki được tiến hành theo các bước sau:

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 97 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
a. Mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra của đơn vị (kíp, tổ)
Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong bộ phận chuyên
môn thì không thể thiếu tiêu chí này. Ở Công Ty CP Vận tải và Đưa đón thợ mỏ
- Vinacomin thì được chia thành các phòng ban, phân xưởng và mỗi Phòng ban,
phân xưởng có mức độ hoàn thành kế hoạch khác nhau.
Bảng % Hoàn thành kế hoạch của đơn vị (K1)
Bảng 3.11
Mức Các chỉ tiêu đánh giá K1
1 Hoàn thành kế hoạch dưới 85% 1
2 Hoàn thành kế hoạch dưới mức 100% 2,38
3 Hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra 5,65

Cách xác định điểm, ta có: b=5,65; n=3; M1 =1


Mức tăng tương đối bình quân giữa các mức độ trong bảng:
3−1
a=( √5,65 -1)=1,38
⇒ M2 = M1 .(1+1,38)=1x2,38= 2,38
M3 = M2 .(1+1,38) = 2,38 x 2,38 = 5,65
b. Theo trách nhiệm thực hiện công việc có mức độ phức tạp khác nhau
Yếu tố này phụ thuộc vào nội dung và tính chất của từng công việc theo
từng vị trí công tác của người lao động. Mỗi người lao động tùy theo cương vị,
khả năng có trách nhiệm thực hiện công việc có mức độ phức tạp khác nhau,
trách nhiệm này sẽ được cán bộ quản lý giao cụ thể.
Bảng chỉ tiêu đánh giá tính phức tạp mà công việc đòi hỏi (K2)
Bảng 3.12
Mức Các chỉ tiêu đánh giá K2
1 Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có mức độ ít 1
phức tạp trong lĩnh vực được giao

2 Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có mức độ 1,78
phức tạp trung bình trong lĩnh vực được giao

3 Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có mức độ 3,17
tương đối phức tạp trong lĩnh vực được giao

4 Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có mức độ 5,65
phức tạp cao trong lĩnh vực được giao

Cách xác định điểm, ta có: b=5,65; n=4; M1 =1


Mức tăng tương đối bình quân giữa các mức độ trong bảng:
4−1
a=( √ 5,65 -1)=0,78
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 98 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

M 2 = M .(1+0,78)=1x1,78= 1,78
1

M 3 = M2 .(1+0,78) = 1,78 x 1,78 = 3,17


M4 = M3 .(1+0,78) = 3,17 x 1,78 = 5,65
c. Theo những yêu cầu làm được của cán bộ quản lý đối với người lao động khi
sắp xếp công việc
Yêu cầu này cho thấy những nội dung công việc mà người lao động được
giao vào vị trí nào đó phải làm được. Tùy theo số lượng, tầm quan trọng những
yêu cầu cần phải làm được đối với người lao động mà cán bộ quản lý sẽ xác
định mức điểm mà người lao động đó sẽ được hưởng trong kỳ.
Bảng yêu cầu người lao động phải làm (K3)
Bảng 3.13
Mức Các chỉ tiêu đánh giá K3
1 Làm việc không đúng chức trách 1
2 Thực hiện và tham gia vào công việc theo đúng chức trách. 1,78
3 Thực hiện và tham gia vào công việc theo đúng chức trách, có 3,17
khả năng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tối ưu
4 Thực hiện và tham gia vào công việc theo đúng chức trách. Chủ 5,56
trì xây dựng, tính toán các chương trình, các đề tài nghiên cứu
khoa hoc…và triển khai vào thực tế.
Cách tính điểm, ta có: n= 4, b= 5,65, M1 = 1
Mức tăng tương đối bình quân giữa các mức độ trong bảng:
4−1
a= ( √ 5,65 -1)= 0,78
M2 = M1 .(1+0,78)= 1x1,78= 1,78
M3 = M2 .(1+0,78)= 1,78x1,78= 3,17
M4 = M3 .(1+0,78)= 3,17x1,78=5,56
Sau khi xác định điểm theo từng bảng đánh giá cho từng cán bộ công
nhân viên bộ máy điều hành công nghiệp, ta có hệ số điểm thành tích cho người
lao động thứ i trong kỳ:
i= k1i +k2 i +k3 i
k
Ví dụ: Chia lương cho quản đốc Nguyễn Văn Hiếu theo phương pháp tính
lương tác giả đề xuất như sau:
Tổng công của quản đốc trong tháng là: 26 ngày
Tổng công ca 3 của quản đốc trong tháng là: 0 ngày
Tiền lương theo HĐLĐ của Quản đốc là : 6.493.000 đồng.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 99 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CHIA LƯƠNG CHO TỔ QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ PXVT SỐ 2 DO TÁC GIẢ ĐỂ XUẤT
Bảng 3.14
Tiền lương phản ánh giá trị sử dụng của
người lao động Phụ cấp
Chức Tiền TL thời Tổng
TT Họ tên trách
danh lương L1 Điểm thành tích gian lương
L2 nhiệm
K1 K2 K3 ∑K

1 Nguyễn Văn Hiếu QĐ 6.493.000 5,65 5,65 5,65 16,95 5.773.580 724.000 12.990.580

2 Phan Văn Thản PQĐ 5.682.000 5,65 5,65 3,17 14,47 4.928.832 579.000 721.600 11.911.432
5.966.000 5,65 5,65 3,17 14,47 4.928.832 579.000 344.000 11.817.832
3 Nguyễn Tiến Dũng PQĐ
4 Quách Văn Thức PQĐ 6.264.000 5,65 5,65 1,78 13,08 4.455.364 579.000 578.400 11.876.764

5 Trần Văn Tuấn PQĐ 6.264.000 5,65 3,17 1,78 10,6 3.610.616 579.000 433.800 10.887.416

6 Nguyễn Thị Kim Phương NTSP 4.675.000 2,38 3,17 1,78 7,33 2.496.775 7.171.775

Tổng 35.344.000 30,63 28,94 17,33 76,90 26.194.000 3.040.000 2.077.800 66.655.800

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 100 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Dựa trên doanh thu thực hiện của phân xưởng thì trong tháng mức độ hoàn
thành kế hoạch chung của phân xưởng vận tải số 2 đạt 102%. Do đó điểm K1 của
quản đốc là: 5,65
Với chức danh là quản đốc thì ông Hiếu, là người quản lý chịu trách nhiệm
cao nhất trong phân xưởng nên điểm K2 của ông Hiếu là: 5,65
Trong tháng Quản đốc Hiếu đã làm việc đúng chức trách, chủ động có nhiều biện
pháp quản lý tốt nên điểm K3 là: 5,65
Tổng điểm thành tích của ông tháng là:
5,65 + 5,65 + 5,65 = 16,95 điểm
Tổng điểm của bộ phận chuyên môn là: 76,90 điểm
Tổng lương L2 của bộ phận chuyên môn là:
66.655.800 – 35.344.000= 26.194.000đồng
Tiền lương L2 của Quản đốc Hiếu là:
16,95 / 76,90 * 26.194.000 = 5.773.580 đồng
Phụ cấp trách nhiệm của ông Hiếu trong tháng là: 724.000 đồng
Tổng lương của Quản đốc Hiếu trong tháng là:
6.493.000 + 5.773.580 + 724.000 = 12.990.580 đồng
* Công tác trả lương cho bộ phận sản xuất chính phân xưởng
Căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả đề xuất phương
pháp trả lương theo số lượng sản phẩm trực tiếp nghiệm thu của mỗi công nhân như
sau:
* Đối với các phân xưởng vận tải:
a. Phân phối cho người lao động hưởng theo sản phẩm cá nhân:
Đơn vị phải căn cứ vào phiếu giao việc và nghiệm thu sản phẩm hàng ngày để
trả lương cho người lao động.
n
TLcn = å (Đgi x Qthi ) + TLcđ + TLkhác
i=1
Trong đó: Đgi: Đơn giá sản phẩm thứ i;
Qthi: Khối lượng sản phẩm thực hiện thứ i.
b. Phân phối cho người lao động hưởng theo sản phẩm, doanh thu/ giá trị sản
xuất tập thể:
X
TL cn =å Doanh thu tính lương tháng x Đi + TLcđ + TLkhác
x
Trong đó:

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 101 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Đi: Đơn giá tiền lương tháng của người lao động thứ i.
* Đối với các phân xưởng sửa chữa, phục vụ:
a. Phân phối cho người lao động hưởng theo sản phẩm tập thể:
QLthcn X
TL cn = x Đcni + TLcđ + TLkhác
å Đcn x
Trong đó:
å Đcn: Tổng điểm của người lao động theo sản phẩm doanh thu/ giá trị sản
xuất tập thể;
Đcni: Điểm lương tháng của người lao động thứ i, được tính bằng tổng điểm
lương hàng ngày theo quy định.
b. Phân phối cho người lao động hưởng theo sản phẩm, doanh thu/giá trị sản
xuất tập thể: hưởng như đối với các phân xưởng vận tải.
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG LÁI XE, PHỤC VỤ VÙNG CẨM PHẢ
Bảng 3.15
XE ĐI CÓ PHỤC
LÁI XE
ĐƠN VỊ VỤ GHI
KIÊM
TT KHÁCH HÀNG LÁI PHỤC CHÚ
NHIỆM
XE VỤ
- Điểm lương 1 vé
- Đèo Nai 709 285 852
- Cọc 6 654 261 784
- Cao Sơn 923 371 1.109
-Tây Nam Đá Mài 1.614 646 1.937
- Quang Hanh 921 369 1.105
- Thống Nhất 1.162 464 1.392
- Mông Dương 1.172 468 1.407
- Khe Chàm
+ Km 7 1.250 502 1.500
+ Khu 1, khu 3 642 258 771
- Dương Huy 1.412 565 1.696
- Hạ Long
+ Cẩm Phả - Cẩm Thành 1.412 565 1.696
+ Cẩm Phả - Tân Lập 1.412 565 1.696
+ Tân Lập - Khe Chàm 1.412 565 1.696
+ Cẩm Phả - Hà Ráng 1.098 435 1.306
- Tuyến Mông Dương - miền đông
+ Bình Liêu - Mông Dương 2.082 832 2.500
+ Đầm Hà - Mông Dương 2.082 832 2.500

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 102 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
+ CX Yên Than - Mông Dương 2.082 832 2.500
- Điểm lương 1Tkm 281 110 281

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 103 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG NGHIỆM THU SẢN LƯỢNG, TIỀN LƯƠNG TỔ 1 THÁNG 11/2019


Bảng 3.16
Đèo nai Cọc 6 Cao Sơn TNĐM
Họ và tên QH (vé) TN(vé) MD (vé) KC (vé) TIỀN LƯƠNG (đ)
(vé) (vé) (vé) (vé)
Nguyễn Văn Tiến 910 910 806 780 832 1.014 1.092 962 9.203.766
Phạm Duy Hùng 1.175 1.150 650 1.150 1.125 1.000 - 1.150 9.211.225
Lương Văn Kiên 832 1.248 1.196 1.118 416 416 416 1.248 8.676.388
Nguyễn Tiến Hiệp 936 832 988 962 494 1.014 1.014 9.391.902
Phạm Quang Hải 840 864 1.032 1.200 - 864 888 960 8.754.048
Nguyễn Văn Hậu 400 780 740 600 700 540 500 520 5.943.860
Đỗ Ngọc Hải 1.125 1.000 1.150 850 1.125 1.075 1.050 10 8.896.175
Nguyễn Văn Thắng 840 882 903 546 861 735 966 588 7.681.884
Lê Văn Lý 210 270 720 285 420 300 390 510 3.936.555
Phạm Minh Tuấn 368 874 713 644 460 460 736 828 6.463.069
Vũ Công Sơn 924 374 550 572 1.012 286 1.012 308 6.200.634
Vũ Hữu Hùng - - - - - - - - -
TỔNG 84.359.506

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 104 Lớp: Kinh tế QTKD M ỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG TIỀN LƯƠNG TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT TỔ 1 THÁNG 11/2019


Bảng 3.17
Mức tiền Tổng Ngày
Tổng tiền
TT Họ tên lương theo ngày công ca Bổ túc TL thời gian TL SP tháng
lương
HĐLĐ công 3
1 Nguyễn Văn Tiến 5.203.000 26 14 840.500 9.203.766 10.044.266
2 Phạm Duy Hùng 5.203.000 25 14 840.500 9.211.225 10.051.725
3 Lương Văn Kiên 5.203.000 26 12 720.400 8.676.388 9.396.788
4 Nguyễn Tiến Hiệp 5.203.000 26 14 840.500 9.391.902 10.232.402
5 Phạm Quang Hải 4.908.000 24 10 566.300 8.754.048 9.320.348
6 Nguyễn Văn Hậu 4.908.000 20 9 509.700 5.943.860 6.453.560
7 Đỗ Ngọc Hải 4.452.000 25 8.896.175 8.896.175
8 Nguyễn Văn Thắng 4.675.000 21 4 215.800 7.681.884 7.897.684
9 Lê Văn Lý 4.908.000 15 2 113.300 3.936.555 4.049.855
10 Phạm Minh Tuấn 4.908.000 23 3 169.900 6.463.069 6.632.969
11 Vũ Công Sơn 4.675.000 22 6 323.700 6.200.634 6.524.334
12 Vũ Hữu Hùng 4.452.000 26 3.562.000 - 3.562.000
Tổng 253 88 26 8.702.600 84.359.506 93.062.106

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 105 Lớp: Kinh tế QTKD M ỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Ví dụ tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp:
Tính lương cho công nhân: Phạm Duy Hùng
Mức tiền lương theo HĐLĐ của công nhân Hùng là: 5.203.000 đồng/ tháng
Tổng ngày công của công nhân Hùng trong tháng 11 là: 26 ngày
Tổng ngày công đi làm ca 3 của công nhân Hùng trong tháng 11 là: 14 ngày
Hệ số lương đi làm ca 3 được tính là 0,3
Tiền lương ca 3 của công nhân Hùng là:
(5.203.000/26) x 0,3 x 14 = 840.500 đồng
Tiền lương sản phẩm trong tháng là:

1.175*852+1.150*784+650*1.109+1.150*1937+1.125*1.105+1.000*1.392+1.150*1.500
= 9.211.225 đồng
Tổng tiền lương công nhân Hùng nhận trong tháng là:
840.500+9.211.225= 10.051.725 đồng
3.3.2.3. Hoàn thiện trả lương cho các bộ phận gián tiếp phòng ban
Đối với cán bộ lãnh đạo (Ban Giám đốc, Kế toán trưởng...)
Tiền lương cho cán bộ lãnh đạo được thực hiện theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và điều chỉnh tăng/giảm theo hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, Quỹ tiền lương của cán bộ lãnh đạo được xác
định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, Hằng tháng, cán bộ lãnh
đạo được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương tạm tính cho tháng đó tương ứng với kết
quả sản xuất kinh doanh; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
Cán bộ lãnh đạo trong năm nếu bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật thì phải điều
chỉnh mức tiền lương được thanh toán như sau:
- Bị kỷ luật khiển trách thì được thanh toán tối đa 90% quỹ tiền lương năm được
hưởng.
- Bị kỷ luật cảnh cáo thì được thanh toán tối đa 80% quỹ tiền lương năm được
hưởng.
- Bị kỷ luật hạ bậc lương thì được thanh toán tối đa 70% quỹ tiền lương năm được
hưởng.
- Bị kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc thì được thanh toán tối đa 50% quỹ tiền
lương năm được hưởng tương ứng với số thời gian đương nhiệm.
- Mức tiền lương điều chỉnh thấp nhất không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Đối với cán bộ, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ:


Cách chia lương: Tiền lương hàng tháng của các Cán bộ, nhân viên khối cơ quan
của Công ty được tính như sau:

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 106 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
TL = Tc ( H1+ H2 )  H3
Trong đó: - TL: Tiền lương hàng tháng.
- Tc: Tiền lương theo chức danh được phân theo chức vụ được bổ nhiệm
và trình độ đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung cấp... của cán bộ
Trên cơ sở hệ thống thang bảng lương hiện hành của Nhà nước, hệ số lương bình
quân của khối quản lý, phục vụ hiện tại đang đóng BHXH, hệ số lương đã được duyệt cho
các chức vụ lãnh đạo các phòng, hệ số lương, cấp bậc công việc đang đảm nhiệm của khối
quản lý, tiền lương chức danh (Tc) được tính:
Tc= LCB × Tmin
- LCB: Hệ số lương theo chức danh và trình độ đào tạo
- Tmin: Tiền lương tối thiểu của Công ty
- H1: Hệ số theo khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, hiệu quả
công việc, mức độ hoàn thành công việc.
- H2: Hệ số tăng thêm theo thâm niên công tác (Hệ số này nhằm khuyến khích, động
viên những CBCNV công tác lâu năm, thể hiện sự quan tâm, tôn trọng với thời gian công
tác của CBCNV-áp dụng kinh nghiệm trả lương của Nhật Bản).
- H3: Hệ số hoàn thành chức trách nhiệm vụ của từng phòng ban hàng tháng do
Giám đốc đánh giá.
Cách xác định các hệ số:
Hệ số H1:
Đối với CBCNV làm công tác chuyên môn nghiệp vụ tại Công ty, việc xác định
khối lượng công việc, mức độ phức tạp của công việc, hiệu quả công việc cho cán bộ,
nhân viên được phân thành các nhóm chính như sau:
Đối với các lãnh đạo phòng và tương đương:
- Trưởng phòng và tương đương: 1,6 - 1,8
- Phó phòng và tương đương : 1,5 - 1,6
Giám đốc sẽ trực tiếp duyệt hệ số H1 cho các cấp lãnh đạo phòng.
Đối với nhân viên chuyên môn nghiệp vụ: được chia làm 3 mức như sau:
* Mức 1: áp dụng hệ số 1,4 - 1,5
- Khối lượng công việc nhiều, cường độ lao động cao, tích cực, chủ động trong công
việc.
- Công việc cần có kinh nghiệm kết hợp với kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều
vấn đề kinh tế - kỹ thuật quan trọng của Công ty.
- Công việc phải chủ động chọn phương án, biện pháp để thực hiện linh hoạt, phải
giải quyết nhiều mâu thuẫn nảy sinh liên tục, phức tạp trong quá trình thực hiện phải bàn
bạc, va chạm tác động đến nhiều người, nhiều đơn vị.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 107 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Công việc phải quan hệ rộng, tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi có trình độ giao tiếp
tốt.
* Mức 2: áp dụng cho hệ số 1,2 - 1,3
- Công việc chưa đòi hỏi phải vận dụng kiến thức kinh tế, kỹ thuật có trình độ cao.
- Công việc tuân theo quy trình, quy định cụ thể có tính lặp lại.
- Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm
chưa đáp ứng với công việc đang đảm nhận ở mức 1.
* Mức 3: áp dụng hệ số 1,0 - 1,1:
- Những công việc đơn giản, làm việc ở vị trí tĩnh tại.
- Những công người không đạt được tiêu chuẩn ở mức 2.
Ghi chú:
- Các nhân viên nghiệp vụ hiện đang trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng
ngắn hạn tiền lương hàng tháng được hưởng bằng 85% tiền lương Tc theo trình độ đào
tạo (trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ do Giám đốc quyết định).
Việc xác định hệ số H1 của nhân viên do các trưởng phòng căn cứ mức độ hoàn
thành nhiệm vụ để xác định đảm bảo tính công bằng. Hệ số sẽ được duyệt theo quý (trong
tháng nếu có biến động các phòng chủ động xác định hệ số để thanh toán lương). Việc xét
duyệt phải công khai, nếu có sai phạm thì tiến hành loại nhưn không quá 10% (HS: 0,1).
- Các trưởng phòng rà soát, xem xét chính xác số lao động của đơn vị theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công để xác định chính xác cấp bậc công việc, định biên lao
động làm cơ sở để trả lương hợp lý cho từng người.
Hệ số H2: Mỗi CBCNV có thời gian công tác từ 5 năm trở lên thì được tính thêm hệ
số thâm niên công tác như sau:

Thâm niên công tác Hệ số áp dụng


Từ 5 năm đến 10 năm 0,05
Trên 10 năm đến 15 năm 0,08
Trên 15 năm đến 20 năm 0,1
Trên 20 năm đến 25 năm 0,12
Trên 25 năm đến 30 năm 0,14
Trên 30 năm 0,16

H3: Hệ số hoàn thành chức trách nhiệm vụ của từng phòng ban hàng tháng do Giám
đốc đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hệ số 1,1; hoàn thành nhiệm vụ hệ số =1,0;
không hoàn thành nhiệm vụ hệ số =0,9.
Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 108 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

BẢNG CHIA LƯƠNG CHO PHÒNG TCLĐ DO TÁC GIẢ LẬP


Bảng 3.18
Tiền Phụ cấp
Tổng TL
Họ tên CD lương theo trách Hc H1 H2 H3 TL SP
tháng
HĐLĐ nhiệm

Nguyễn Hoàng Điệp TP 7.158.000 724.000 4.931.000 1,8 0,14 1,1 10.523.000 11.247.000

Trần Thị Mến PP 6.578.000 579.000 4.862.000 1,6 0,12 1,1 9.199.000 9.778.000

Phạm Trọng Phương NV 5.966.000 2.979.000 1,2 0,12 1,1 4.326.000 4.326.000

Đặng Thị Hân LĐ 5.154.000 2.485.000 1,4 0,08 1,1 4.046.000 4.046.000

Vũ Thị Thảo LĐ 4.675.000 2.734.000 1,4 0,08 1 4.046.000 4.046.000

Tổng 29.531.000 1.303.000 17.991.000 32.140.000 33.443.000

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 109 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ - K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

BẢNG SO SÁNH CHIA LƯƠNG CHO PHÒNG TCLĐ DO TÁC GIẢ LẬP
VỚI CÔNG TY LẬP
Bảng 3.19

TT Họ tên CD Công ty lập Tác giả lập Chênh lệch

1 Nguyễn Hoàng Điệp TP 11.494.000 11.247.000 -247.000

2 Trần Thị Mến PP 10.099.000 9.778.000 -321.000

3 Phạm Trọng Phương NV 4.550.000 4.326.000 -224.000

4 Đặng Thị Hân LĐ 3.650.000 4.046.000 396.000

5 Vũ Thị Thảo LĐ 3.650.000 4.046.000 396.000

Tổng 33.443.000 33.443.000 0

3.3.2.4. Hoàn thiện công tác tiền lương trong cơ chế khoán chi phí cho các đơn
vị trong Công ty
Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy quy trình khoán tiền lương của công ty còn có
1 số điểm quản lý về công tác giao khoán còn chưa phù hợp với thực tế sản xuất của
công ty, có nhiều phân xưởng quản lý nhiều vùng cần nhiều số lượng lao động hơn
nhưng đơn giá tiền lương lại giao bằng những đơn vị chỉ quản lý 1 vùng, cần phải
dựa vào các điều kiện thực tế phân xưởng. Ngoài ra, công ty nên thành lập thêm 1
Ban giám sát công tác tiền lương ở phân xưởng, để tìm hiểu rõ hơn cách thức trả
lương của các phân xưởng tránh gây lãng phí lao động, tiền lương và có báo cáo cụ
thể lên giám đốc, để có điều chỉnh cho phù hợp trong tháng tiếp theo.
Nhiệm vụ của ban giám sát nay :
- Giám sát quá trình thực hiện của các phân xưởng của công ty .
- Tìm ra nguyên nhân gây lãng phí lao động và tiền lương của các phân
xưởng.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn tiền lương hợp lý cho phân xưởng.
3.3.3. Tổ chức thực hiện các giải pháp hoàn thiện
Tuyên truyền đến mọi công nhân lao động mục đích ý nghĩa và phương pháp
tính lương theo cách mới thể hiện trong Quy chế trả lương mới của Công ty.
Phòng lao động tiền lương công ty xây dựng dự thảo Quy chế quản lý lao
động và tiền lương mới. Sau đó gửi xuống các phòng ban, công trường để tham gia
đóng góp ý kiến đồng thời gửi lên Ban chấp hành công đoàn Công ty để lấy ý kiến
của Ban chấp hành công đoàn bộ phận.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 110 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Sau khi đã có các ý kiến đóng góp ở các cấp, Phòng Tổ chức lao động làm
văn bản trình Hội đồng quản trị để phê duyệt trước khi đưa vào áp dụng.
Như vậy đảm bảo được tính công khai dân chủ trong việc chi trả lương.
Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái hơn,dân chủ hơn. Từ đó sẽ tạo cho người
công nhân có niềm tin và gắn bó đơn vị. Phát huy được khả năng lao động để hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 111 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Kết luận chương 3

Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy cần thiết phải đổi mới các chính sách, cơ chế quản
lý và trả lương. trong việc đổi mới, trước hết phải đổi mới nhận thức và quan điểm,
vì quan điểm là cơ sở để hình thành đường lối, chính sách và cơ chế.
Con người có vai trò to lớn quyết định sự thành công hay thất bại trong sự
phát triển của xã hội nói chung và sự nghiệp của doanh nghiệp nói riêng, do đó cần
quan tâm đến yếu tố con người. Nhưng trong thực tế những năm trước đây, chúng ta
đã quá đòi hỏi ở con người nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến họ, chưa quan
tâm đến lợi ích của họ mà chỉ nhấn mạnh đến yếu tố tinh thần, lý tưởng và thiếu
quan tâm đến vật chất. Vì vậy, ngày nay chúng ta phải quan tâm đến yếu tố vật chất
mà tiền lương chính là phương tiện để quan tâm đến lợi ích của người lao động. Vì
thế, việc trả lương phải làm cách nào để vẫn đảm bảo nguyên tắc quy định của Nhà
nước, của ngành mà vẫn là đòn bẩy kích thích sản xuất tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Nhìn chung, phương pháp trả lương của Công ty năm 2019 về cơ bản đã
thành công và hợp lý, nhưng bên cạnh đó không thể không tránh khỏi những tồn tại.
Để khắc phục được những nhược điểm đó cần thực hiện dần từng bước với quá
trình thực hiện ràng buộc.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận thấy quy chế trả lương của Công
ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ - Vinacomin là chưa đầy đủ và hợp lý. Để bản quy
chế trả lương được hoàn thiện hơn và quỹ lương phân phối đến tay người lao động
được công bằng. Tác giả đưa ra ý kiến để hoàn thiện những thiếu sót của quy chế
đồng thời đưa ra phương pháp trả lương mới.
Bên cạnh đó, công tác trả lương là một vấn đề rất phức tạp, nó liên quan trực
tiếp đến lợi ích của người lao động, do đó việc trả lương cho người lao động phải
hợp lý và được nghiên cứu kỹ lưỡng, khách quan. Như vậy mới khuyến khích được
người lao động tham gia sản xuất góp phần vào sự phát triển đẩy mạnh sản xuất,
tiêu thụ cũng như công tác tổ chức tiền lương của Công ty ngày càng thêm bền
vững. Để triển khai thực hiện hoàn thiện tốt hơn, nhất thiết phải tiến hành sắp xếp
lại tổ chức tinh giảm biên chế lao động và làm tốt một số công việc sau:
- Ban hành quy chế quản lý chất lượng sản phẩm, quy chế quản lý giá thành
và quy chế quản lý kỹ thuật cơ bản phải đồng bộ với quy chế quản lý và phân phối
thu nhập gắn với việc quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kỹ thuật cơ bản vào
tiền lương của người lao động

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 112 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Giám sát điều chỉnh hoàn thiện kịp thời các mức lao động khi điều kiện sản
xuất thay đổi, có như vậy việc tính toán giao đơn giá tiền lương mới được chính xác
đảm bảo sự công bằng trong phân phối.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 113 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Kết luận chung

Trong quá trình thực tập, học tập và nghiên cứu, nhờ sự phấn đấu nỗ lực của
bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong Khoa Kinh tế, Lãnh
đạo các phòng Tổ chức Lao động, Phòng Kế toán thống kê và các phân xưởng trong
Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ- Vinacomin, đến nay đồ án cơ bản đã hoàn
thành theo đúng nội dung và thời gian quy định. Cuối cùng tác giả đi đến một số kết
luận sau:
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ -
Vinacomin trong năm 2019 có hiệu quả, Công ty đã cơ bản hoàn thành một số chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn một số tồn tại như:
- Bên cạnh những đơn vị sản xuất có hiệu quả thì vẫn còn một số đơn vị
không hoàn thành kế hoạch do công tác tổ chức quản lý và tổ chức lao động chưa
được tốt.
- Công tác phân phối tiền lương đến tay người lao động chưa công bằng và
hợp lý.
Để pháp huy những kết quả đạt được và khắc phục những nhược điểm còn
tồn tại cho những năm tiếp theo, Công ty cần có biện pháp cụ thể như: Nâng cao tay
nghề cho công nhân viên, giảm bớt lao động dôi dư không cần thiết, sử dụng quỹ
tiền lương hợp lý hơn, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
Có biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài Tập đoàn công nghiệp
than khoáng sản Việt Nam.
Từ những vấn đề còn tồn tại của Công ty, tác giả đã nghiên cứu và giải quyết
một vấn đề mà theo tác giả là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề
khác đó là “Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty CP vận tải và đưa đón thợ
mỏ - Vinacomin”.
Trong nội dung của phần chuyên đề này tác giả đã nêu một số ý kiến riêng
nhằm khắc phục một số hạn chế của quy chế trả lương đang áp dụng trong Công ty,
với hy vọng giúp doanh nghiệp có phương pháp phân phối tiền lương hữu hiệu nhất.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 114 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] - Ngô Thế Bính: Kinh tế công nghiệp Mỏ (sdbs lần 3), Hà Nội 2010
[2] - Ngô Thế Bính: Bài giảng định mức lao động, Hà Nội 2001.
[3] - Nguyễn Văn Bưởi: Bài giảng hạch toán kế toán trong Doanh nghiệp mỏ, Hà
Nội 2001.
[4] - Vương Huy Hùng và Đặng Huy Thái: Tổ chức sản xuất Doanh nghiệp mỏ,
NXB giao thông vận tải, Hà Nội 2000.
[5] - Nguyễn Duy Lạc: Bài giảng tài chính Doanh nghiệp mỏ, Hà Nội 2001.
[6] - Phạm Đình Tân và Đặng Huy Thái: Bài giảng hoạch định chiến lược kinh
doanh và kế hoạch hoá Doanh nghiệp công nghiệp, Hà Nội 2000.
[7] - Đặng Huy Thái: Bài giảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp công nghiệp mỏ, Hà Nội 2002.
[8] - Nhâm Văn Toán: Kinh tế quản trị Doanh nghiệp công nghiệp, NXB giao thông
vận tải, Hà Nội 2000.

Sinh viên: Hoàng Thị Châm Anh 115 Lớp: Kinh tế QTKD Mỏ- K61

You might also like