You are on page 1of 41

Lời cảm ơn!

Bốn năm miệt mài học tập và nghiên cứu lý thuyết tại trường em đã được các thầy cô
hướng dẫn và giúp đỡ tận tâm. Với mong muốn trở thành kỹ sư cầu đường em đã nỗ lực hết
mình trong học tập và trong kỳ thực tập kỹ sư. Đây là lần trải nghiệm đầu tiên để người kỹ
sư tương lai có thể học tập trong lao động sản xuất thực tiễn, vận dụng và củng cố những
kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Trung Nam 18 E&C em đã
được cán bộ công nhân viên của công ty tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Bởi
vậy em mới có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập, học hỏi nhiều điều bổ ích từ thực tế và được
trực tiếp tham gia các công việc cùng cán bộ công nhân viên của công ty. Sự thân thiện và
nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty Trung Nam 18 E&C là kỷ niệm đẹp đẽ để lại
trong em sau kỳ thực tập.
Qua kỳ thực tập này em càng thêm tự tin và sẵn sàng để trở thành người kỹ sư thực
thụ trong tương lai gần. Những tri thức mà thầy cô trang bị cho em cùng sự giúp đỡ
của cán bộ công nhân viên công ty Trung Nam 18 E&C trong thời gian thực tập là tài
sản quý giá theo em suốt hành trình của người kỹ sư.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là Thầy Trần Đức Nhiệm đã hướng
dẫn em trong kỳ thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn ông Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công
ty Trung Nam 18 E&C đã giúp đỡ em hoàn thành tốt kỳ thực tập và chúc công ty ngày càng
phát triển lớn mạnh.

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2019


Sinh viên thực tập:
Cường
Nguyễn Quốc Cường

Trang 1
MỤC LỤC
I – MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TẬP
II – NỘI DUNG THỰC TẬP
III – GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
IV – PHOTO, IN ẤN, SCAN 1 SỐ CÔNG TRÌNH CỦA C.TY ĐANG THI CÔNG
V – XIN CHỮ KÍ CỦA TVGS GIAO HỒ SƠ CHO CÁC ĐỐI TÁC CỦA CÔNG TY
VI – CHUYỂN KHO
VII – RA CÔNG TRƯỜNG NHẬN NHIỆM VỤ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG NHÂN THI CÔNG
VIII- LẬP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 1 SỐ CÔNG TRÌNH CẦU THỰC TẾ
IX – LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC

Trang 2
I – MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TẬP
Sau khi đã được trang bị những kiến thức lý thuyết, sinh viên nghành Cầu đường
được đưa tới các đơn vị sản xuất (Viện thiết kế giao thông, Công ty tư vấn khảo sát thiết kế,
các công ty xây dựng cầu đường,...) học tập thực tế. Ở đây, sinh viên được tham gia những
hoạt động sản xuất thực tiễn, liên hệ và áp dụng lý thuyết đã học với thực tế, củng cố và
phát triển kiến thức đã học.
Tại các đơn vị thực tập, sinh viên sẽ tìm hiểu các tài liệu, thu thập các số liệu để
chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp.
II – NỘI DUNG THỰC TẬP
Với sinh viên thực tập tại các đơn vị thi công (công trường), nội dung thực tập như
sau:
1- Photo, in ấn, scan 1 số công trình của công ty đang thi công
2- Đi xin chữ kí của TVGS, TVTK, giao hồ sơ cho các đối tác của công ty.
3- Trực tiếp tham gia chuyển kho chứa vật liệu của công ty đi nơi khác.
4- Tham khảo và tìm hiểu nội dung hồ sơ hoàn công.
5- Trực tiếp ra công trường nhận nhiệm vụ và chỉ đạo công nhân thi công.
6- Lập biện pháp tổ chức thi công 1 số công trình cầu.
7- Lập tiến độ thi công các hạng mục.
III – GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Trung Nam 18 E&C
Quyết định thành lập: giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Công ty cổ phần với mã
số 0313822745 – đăng kí lần đầu ngày 24 tháng 5 năm 2016 do Cục Thuế Thành Phố Hồ
Chí Minh quản lí .
Tên giao dịch đầy đủ: TRUNG NAM 18 E&C CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
Tên giao dịch đối ngoại : TRUNG NAM 18 E&C CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY

Trụ sở giao dịch chính :Tòa nhà Trung Nam 7a/68 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 ,
TP Hồ Chí Minh.

Read more:

Trang 3
Điện thoại : 02838635936 Fax:
Đăng ký kinh doanh số : 0105528894 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 28/09/2011.
Tài khoản số: 12610000147125 Mở tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh Ba Đình.
Mã số thuế : 0105528894
Các ngành nghề kinh doanh của công ty :
- Hoàn thiện công trình xây dựng chi tiết: Sửa chữa, tăng cường các công trình giao
thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kĩ thuật.
- Xây dựng, công trình kĩ thuật dân dụng khác chi tiết: Xây dựng công trình công
nghiệp, Xây dựng công trình thủy lợi, cấp thoát nước, Xây dựng hạ tầng kĩ thuật…..
Giới thiệu chung:
Công ty cổ phần SBTECH là doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp Công ty cổ phần với mã số 0105528894 – đăng kí lần đầu ngày 28 tháng 9
năm 2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Công ty được thành lập bởi các chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy của Bộ môn Sức bền
vật liệu, Khoa Công Trình – Trường Đại học Giao thông Vận tải, với sứ mệnh đưa các
nghiên cứu ứng dụng của sản phẩm khoa học công nghệ trong lĩnh vực kĩ thuật xây dựng
dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện vào thực tiễn đời sống. Theo
phương châm kế thừa, đi tắt đón đầu khoa hoc công nghệ của thế giới. Công ty Cổ phần
SBTECH đã hợp tác nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới, công nghệ mới với các Trường
Đại học quốc tế như: Đại học Tottori (Nhật Bản), Đại học Kỹ Thuật Tổng Hợp Nanyang
(Singapore), Đại học Darmstadt (CHLB Đức), Đặc biệt có sự hợp tác sâu rộng với Hãng
FYFE Asia là tập đoàn lớn trên thế giới chuyên về lĩnh vực sửa chữa tăng cường kết cấu.
Cho đến nay, Công ty Cổ Phần SBTECH đã làm chủ được các công nghệ tiên tiến hiện
đại trong việc tư vấn, thiết kế, xây dựng, kiểm định, sửa chữa, và tăng cường và bảo vệ kết
cấu các công trình như sau:
 Thử tải, kiểm định và đánh giá chất lượng công trình cầu cống, hầm, cảng, đường ô
tô, đường sắt, đường sân bay, nhà dân dụng và công nghiệp, đê đập, nhà máy, cột
tháp,…
 Tư vấn chuyển giao công nghệ và vật liệu mới trong sửa chữa, gia cường kết cấu
công trình xây dựng.

Trang 4
 Tư vấn thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
 Thí nghiệm xác định các đặc tính cơ lý cơ bản của vật liệu xây dựng.
 Phân tích, tính toán và giải quyết các bài toán phức tạp trong kĩ thuật xây dựng và cơ
khí.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn chú trọng công tác đầu tư nâng cao máy
móc thiết bị phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến, thường xuyên tăng cường công tác
đào tạo trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, và công nhân lành
nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho xã hội. Công ty luôn chú trọng chất lượng
sản phẩm là hàng đầu với năng suất lao động cao, giá thành sản phẩm hợp lý để tăng
năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong những năm tới, Công ty Cổ phần SBTECH tiếp tục đầu tư mạnh mẽ
và toàn diện hơn nữa để trở thành một đơn vị mạnh có thương hieeujtreen toàn quốc trong
công tác sửa chữa tăng cường kết cấu.
Với năng lực hiện có, Công ty Cổ phần SBTECH cam kết sẽ hoàn thành dự án theo
đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình khi được chủ đầu tư tin tưởng giao thực hiện.
Trân trọng!

Trang 5
Thời gian thực tập: Từ ngày 10 tháng 6 năm 2019 cho đến nay tại phòng Thi Công dưới sự
chỉ đạo của Anh Trịnh Minh Hải Trưởng Phòng ( Giảng viên bộ môn Sức Bền Vật Liệu –
Khoa Công Trình - Trường Đại học Giao thông vận Tải )
 Đi Công Trình từ ngày 06/05/2021 đến ngày 18/06/2021

- Giới thiệu về công trường: : Sữa chữa các Cầu Nậm Tôn Km13+900, Cầu Bản Cù
Km16+250 thuộc QL48C, tỉnh Nghệ An.
+ Tên công trình: Cầu Nậm Tôn và Cầu Bản Cù
+ Địa điểm: Tỉnh Nghệ An
 GIẢI PHÁP THI CÔNG SỬA CHỮA Cầu Nậm Tôn và Cầu Bản Cù
 Cầu Nậm Tôn
- Thay thế toàn bộ các khe co giãn cũ bị hư hỏng bằng khe co giãn bản thép răng lược loại
MS-RS22-20A (theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05 và tiêu chuẩn cơ sở TCCS
03-2013/MECOSET hoặc tương đương) được sản xuất trong nước, các khe được đổ bằng bê
tông không co ngót cường độ 40Mpa.
- Sửa chữa lề bộ hành trên cầu bị hư hỏng bằng gạch Block trên lớp đệm vữa xi măng
M100.
- Sơn lại lan can tay vịn bằng thép bị han rỉ bằng 2 lớp sơn chống rỉ, một lớp sơn phủ màu
ghi sáng.
 Cầu Bản Cù
- Thay thế toàn bộ các khe co giãn cũ bị hư hỏng bằng khe co giãn bản thép răng lược loại
MS-RS22-20A (theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05 và tiêu chuẩn cơ sở TCCS
03-2013/MECOSET hoặc tương đương) được sản xuất trong nước, các khe được đổ bằng bê
tông không co ngót cường độ 40Mpa.
- Sửa chữa phạm vi mặt cầu BTXM bị hư hỏng cục bộ bằng bê tông không co ngót cường
độ 40Mpa.
IV – TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC BỐ TRÍ CÔNG TRƯỜNG, HÌNH
THỨC TỔ CHỨC ĐỘI SẢN XUẤT
IV.1- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
+ Các phòng ban tham mưa và quản lý:
- Phòng Hành chính nhân sự

Trang 6
- Phòng Kế toán
- Phòng Thiết kế
- Phòng Quản lí thi công
IV.2- Chức năng và lĩnh vực hoạt động :
- P Giám Đốc : Phụ trách điều hành chung trong toàn Công ty bao gồm : Tài chính,
sản xuất kinh doanh và tổ chức hành chính.
- P Phó Giám Đốc : Người giúp việc cho Giám đốc, thừa lệnh Giám Đốc điều hành
chung trong toàn Công ty khi được sự phân công của Giám Đốc. Ngoài ra còn phụ trách
công tác kỹ thuật, KCS của Công ty.
- P Phòng Quản lí thi công : Chịu trách nhiệm lập hồ sơ đấu thầu ( chỉ định thầu), lập
hồ sơ thiết kế tổ chức thi công. Điều tiết, báo cáo mọi hoạt động kinh doanh của công ty cho
Ban giám đốc. Thừa lệnh Ban giám đốc giao việc cho các đơn vị sản xuất và điều phối các
phương tiện cơ giới thi công các công trình.
Bộ phận dự - quyết toán : Lập dự toán dự thầu các công trình, quyết toán các công trình đã
thi công khi đã nghiệm thu.
+ Tổ chức nhận mặt bằng công trình khi có quyết định trùng thầu hoặc chỉ định thầu,
kiểm tra khối lượng công trình, lập hồ sơ thiết kế thi công, phụ trách và giám sát kỹ thuật
công trình.
Bộ phận kỷ thuật chịu trách nhiệm đo đạc, định vị trí thi công mố trụ cầu, cao độ toàn bộ
các công trình, lập hồ sơ KCS từng bộ phận của công trình, lập hồ sơ hoàn công công trình.
- P Phòng Vật tư - thiết bị : Phục vụ cung cấp vật tư theo yêu cầu tiến độ thi công
công trình. Xuất nhập tổng hợp vật tư lập báo cáo theo định kỳ. Kiểm tra định kỳ các máy
móc, thiết bị, xe cơ giới, xe con. Lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các
loại thiết bị.
- P Phòng Kế Toán - Tài Vụ : Do Giám Đốc điều hành chính, chịu trách nhiệm về
công tác tài chính, lập quyết toán và báo cáo định kỳ.
- P Phòng Hành chính nhân sự : Phụ trách công tác nội chính, quản lý nhân sự của
Công ty và an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.
V – PHOTO, IN ẤN, SCAN 1 SỐ CÔNG TRÌNH CẦU
+ Khi mới vào công ty em được giao photo,scan 1 số công trình c.ty đang thi công như Cầu
Vĩnh Thịnh Km2+633,36 Quốc lộ 2C, Tp.Hà Nội và Tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Cầu Nậm Tôn Km13+900, Cầu Bản Cù Km16+250 thuộc QL48C, tỉnh Nghệ An.

Trang 7
+ Cầu Sông Đinh, Suối Tre xã An Hưng huyện An Lão tỉnh Bình Định… và rất nhiều các
cầu mà c.ty đang thi công.
VI – ĐI XIN CHỮ KÍ CỦA TVGS, TVTK GIAO HỒ SƠ CHO CÁC ĐỐI TÁC CỦA
CÔNG TY
Được công ty giao cho nhiệm vụ đi xin chữ kí và đóng dấu cho các hồ sơ của 1 số công
trình cầu bên Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế.
Xin chữ kí 1 số hồ sơ như: Hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công.
+ CẦU TÂN XUÂN, HÒA LONG,XÃ VẠT,BÀ VẠCH,TUÂN TỨC,ÔNG TÀO TRÊN
QUỐC LỘ 61B TỈNH SÓC TRĂNG, QL80 TỈNH ĐỒNG THÁP
+ CẦU BỒ SƠN TỈNH BẮC NINH
VII – CHUYỂN KHO
- Trước khi chuyển, kho của c.ty nằm ở đường Phạm Văn Đồng. Em được chú Đặng Ngọc
Lương Phó Giám đốc phòng Hành chính nhân sự và chú Khoa trưởng Kho giao nhiệm vụ
trông coi và giám sát để công nhân bốc vác lên xe tải chuyển lên kho mới ở Láng- Hòa Lạc.
- 1 số vật liệu chủ yếu: Sợi cacbon dùng để tăng cường cầu, Keo epoxi, Sơn chống gỉ, các
vật dụng để phục vụ công tác thi công.
VIII – TRỰC TIẾP RA CÔNG TRƯỜNG NHẬN NHIỆM VỤ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG
NHÂN THI CÔNG
Địa chỉ công trường: 2 cầu Nậm Tôn và Bản cù
+ Cầu Nậm Tôn thuộc thị trấn Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
+ Cầu Bản Cù thuộc xóm Bản Cù xã Châu Quang huyện Quỳ Hợp Tỉnh Nghệ An
- Ngày 10/7/2019 được sự tin tưởng của anh Hải Phó Giám Đốc giao phó em đã từ
Hà Nội vào huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An thay mặt công ty cổ phần SBTECH tiến hành
nhận công trình và 1 số vật liệu phục vụ thi công như 17 tấn vữa tự chảy không co ngót tính
năng cao, khe do giãn dạng sóng.
- Tiến hành thuê nhà, lo chỗ ăn chỗ ở cho công nhân và dọn dẹp mặt bằng công
trường để chuẩn bị tiến hành thi công.
- Tiến hành chỉ đạo công nhân thi công đổ bê tông 40 cọc tiêu phục vụ cho công tác
phân luồng giao thông.
- Trong hơn 1 tuần có mặt ở công trường thì giúp em học hỏi được rất nhiều thứ mà
có thể những thứ này ngay cả trên giảng đường không thể có.
-1 số hình ảnh em chụp được trong quá trình chỉ đạo anh,em công nhân thực hiện 1
số công việc chuẩn bị cho công tác thi công cũng như nhận hàng hóa từ các nhà cung cấp:

Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
IX – LẬP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 1 SỐ CÔNG TRÌNH CẦU
Trong quá trình nghiên cứu và hỏi các anh trong công ty thì em đã tự lập biện pháp tổ chức
thi công của 1 số công trình cầu như Sửa chữa khe co giãn cầu Thác Mơ Km106+855, Cầu
Thủy Văn Km111+797, Cầu Noong Phường Km143+556, Quốc lộ 279, tỉnh Tuyên Quang.

Trang 18
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG DỰ ÁN VÀ CÁC YÊU CẦU CHUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tên công trình
- Công trình: Sửa chữa khe co giãn cầu Thác Mơ Km106+855, Cầu Thủy Văn Km111+797,
Cầu Noong Phường Km143+556, Quốc lộ 279, tỉnh Tuyên Quang
II. Địa điểm xây dựng
- Địa điểm xây dựng công trình: tỉnh Tuyên Quang
III. Phạm vi công việc của gói thầu
a) Loại, cấp công trình:
- Loại công trình: Công trình giao thông đường bộ.
b) Quy mô xây dựng:
- Cầu Thác Mơ Km106+855:
+ Số lượng: 02 khe trên mố M1 và M2.
+ Hình thức thay mới: Tháo dỡ khe co giãn cũ, đục phá bê tông khe co giãn cũ theo
thiết kế; lắp đặt cốt thép, đổ bê tông và lắp đặt khe co giãn thép hình răng lược loại MS-
RS22-20A (hoặc tương đương), được sản xuất trong nước.
+ Mặt cầu bằng bê tông đã bị bong tróc nặng, thiết kế bóc bỏ 4cm bê tông mặt cầu cũ
và phủ bù mặt cầu bằng BT Vmat Grout M60 dày 4cm.
- Cầu Thủy Văn Km111+797:
+ Số lượng: 02 khe trên mố M1 và M2
04 khe trên trụ
+ Hình thức thay mới: Tháo dỡ khe co giãn cũ; đục phá bê tông khe co giãn cũ theo
thiết kế, lắp đặt cốt thép, đổ bê tông và lắp đặt khe co giãn thép hình răng lược loại MS-
RN30-50A(hoặc tương đương), được sản xuất trong nước.
- Cầu Noong Phường Km143+556:
+ Số lượng: 02 khe trên mố M1 và M2
+ Hình thức sửa chữa, tận dụng tấm thép răng lược cũ còn tốt (Mố M0): Tháo dỡ khe
co giãn cũ; đục phá bê tông khe co giãn cũ theo thiết kế; lắp đặt cốt thép, đổ bê tông và lắp
đặt khe co giãn thép hình răng lược cũ còn tốt được tận dụng lại.
+ Hình thức thay mới (Mố M1): Tháo dỡ khe co giãn cũ; đục phá bê tông khe co giãn
cũ theo thiết kế; lắp đặt cốt thép, đổ bê tông và lắp đặt khe co giãn thép hình răng lược loại
MS-RN30-150A (hoặc tương đương), được sản xuất trong nước.
IV. Các tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu:
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN
4453- 1995
- Tiêu chuẩn quốc gia về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm
thu TCVN 9115:2012
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823:2017
- Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ TCCS 02:2010/TCĐBVN

Trang 19
- Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03-2013/MECOSET
- Hàn cầu thép - Quy định kỹ thuật TCVN 10309:2014
- Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử TCVN 8789 : 2011
- Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kĩ thuật TCVN 4506:2012
- Phụ gia hóa học cho bê tông TCVN 8826:2012
- An toàn thi công cầu TCVN 8774:2012
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QC41:2016/BGTVT
- Tiêu chuẩn quốc gia về Sơn bảo vệ kết cấu thép - Qui trình thi công và nghiệm thu
TCVN 8790:2011
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm khác có liên quan
CHƯƠNG II: CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG CHUNG
- Trước khi thi công yêu cầu nhà thầu phải có Quyết định thành lập Ban chỉ huy công
trường, có báo cáo (Bằng văn bản) danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công công trình
cho bên mời thầu. Việc bố trí cán bộ chỉ huy, lực lượng lao động, trang thiết bị phải theo
đúng E-HSDT;
- Nhà thầu phải tự thu xếp chỗ ăn, ở cho cán bộ, công nhân làm việc trên công trường
trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm chấp hành các quy định, phong
tục, tập quán của Nhân dân địa phương. Trước khi thi công 03 ngày nhà thầu phải báo cáo
với chính quyền sở tại về việc tổ chức thi công công trình, khi hoàn thành công trình nhà thầu
phải báo cáo lại để chính quyền sở tại được biết;
- Có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu khác [Cùng được bên mời thầu mời thi công
các phần việc khác của công trình (nếu có)] để giải quyết những vấn đề liên quan khi cần
thiết;
- Tổ chức thi công công trình theo đúng tiến độ đã đề ra;
- Trong quá trình thi công nhà thầu phải tuân thủ đúng quy định Quản lý đầu tư và xây
dựng, các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế, các quy trình, quy phạm xây dựng,
các tiêu chí đã nêu trong E-HSDT và những điều kiện chung và điều kiện cụ thể phù hợp
với công trình nhằm đảm bảo thi công công trình đúng thiết kế được duyệt với chất lượng
cao nhất;
- Khi thi công các hạng mục ngầm, che khuất phải được sự giám sát của Chủ đầu tư và
phải được đại diện Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát nghiệm thu xác nhận đã đảm bảo yêu
cầu mới được thực hiện các công việc tiếp theo;
- Nhà thầu phải làm đầy đủ các thí nghiệm cho các công việc xây lắp, lập nhật ký thi
công, ghi chép và tập hợp đầy đủ các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, giai đoạn xây
lắp, nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, làm cơ sở lập hồ sơ hoàn công và nghiệm thu
công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Trình tự thực hiện theo đúng các quy định
hiện hành của nhà nước;
- Hồ sơ hoàn công do nhà thầu lập phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành
và được chủ đầu tư chấp nhận;
- Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành công trình là 24 tháng, theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
b. Giám sát:
- Khi thực hiện thi công, Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm giám sát các Nhà thầu phụ
đồng thời các Nhà thầu chịu sự giám sát và kiểm tra thường xuyên trực tiếp của Chủ đầu tư
(Hoặc cán bộ giám sát đại diện của Chủ đầu tư), đơn vị tư vấn giám sát, cơ quan quản lý Nhà

Trang 20
nước về chất lượng xây dựng công trình;
- Nếu công tác thi công không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, làm trái
quy trình, quy phạm, không đúng các chỉ tiêu trong hồ sơ thiết kế và E-HSDT thì nhà thầu
phải làm lại. Chi phí cho việc làm lại nhà thầu phải chịu, thời gian làm lại không được tính
vào tiến độ thi công mà nhà thầu đã lập;
- Nếu nhà thầu phát hiện thấy thiếu sót hoặc kết cấu không phù hợp trong hồ sơ thiết kế
có thể gây nguy hại cho công trình thì phải dừng thi công và báo cáo ngay (Bằng văn bản)
với bên mời thầu để xem xét giải quyết, thời gian dừng việc này không tính vào tiến độ thi
công của nhà thầu lập.
PHẦN II: YÊU CẦU VỀ VẬT TƯ, TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG, HỆ
THỐNG TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ
YẾU CHO CÁC CÔNG TÁC CHÍNH
CHƯƠNG I: YÊU CẦU VỀ VẬT TƯ, VẬT LIỆU XÂY DỰNG
I. Mức độ đáp ứng yêu cầu về vật tư, vật liệu
- Trong quá trình tham dự thầu, với tất cả các loại vật tư, vật liệu: khe co giãn kiểu răng
lược, sắt thép các loại, vữa Sikagrout 214-11HS, Bê tông nhựa nhà thầu sẽ ký hợp đồng
nguyên tắc với các đơn vị cung cấp các loại vật liệu, vật tư có nguồn gốc rõ ràng.
- Để công tác thi công được thuận tiện đảm bảo đúng tiến độ chất lượng theo yêu cầu, Nhà
thầu sẽ đảm bảo việc huy động các loại vật tư, vật liệu kịp thời, nhanh chóng để đảm bảo
việc thi công được liên tục.
BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ CHÍNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TRÌNH
ST
Vật liệu Nguồn gốc Công ty cung cấp Ghi chú
T
Có hợp
Khe co giãn các
1 Việt Nam đồng cung
loại
cấp
Có hợp
2 Thép các loại Việt Nam đồng cung
cấp
Vữa Sikadur 731; Có hợp
3 Vmat Grout M60; Việt Nam . đồng cung
Vmat Lactex; cấp
Có hợp
4 Đá các loại Việt Nam đồng cung
cấp
II. Tiêu chuẩn các loại vật liệu
- Tất cả các vật liệu của nhà thầu sử dụng để thi công phải xác định rõ nguồn gốc cung
cấp, chất lượng, chủng loại vật tư, vật liệu và phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
- Vật liệu trước khi đưa vào công trình Nhà thầu phải cung cấp tất cả các mẫu thí
nghiệm vật liệu, các chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy sản xuất..vv, cho Cán bộ giám
sát của Chủ đầu tư để kiểm tra.

Trang 21
- Nhà thầu thực hiện tất cả các thử nghiệm theo quy định và phải ghi lại các kết quả
thử nghiệm với phương pháp thích đáng. Mỗi lần thử nghiệm phải báo cáo cho cán bộ
giám sát của Chủ đầu tư để kiểm tra.
- Nhà thầu phải trình các bản gốc theo quy định: Chứng nhận của các nhà sản xuất,
chứng nhận thử nghiệm vật liệu...chứng nhận thử nghiệm phải thích hợp từng bộ phận
dùng với vật liệu gì và sẽ được chuẩn bị bằng cách có thể xác định một cách dễ dàng khi
các đặc điểm kỹ thuật hay tiêu chuẩn hoàn chỉnh.

Quy cách chất lượng đối với một số loại vât liệu chính:
Stt Vật liệu Tiêu chuẩn
TCCS 02 -2013/MECOSET
1 Khe co giãn bản thép răng lược dạng sóng
hoặc tương đương
2 Nhựa đường TCVN 8818 - 2011
3 Thép TCVN 7651 - 2006
CHƯƠNG III: BỘ MÁY TỔ CHỨC NHÀ THẦU
1. Chỉ huy trưởng công trường:
- Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành cầu, đường và là người đã từng
điều hành và chỉ huy các dự án có tính chất công việc phức tạp tương tự như dự án này. Chỉ
huy trưởng công trường thay mặt Giám đốc dự án có đầy đủ thẩm quyền quyết định công
việc và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo, điều hành công trình về mọi mặt.
2. Bộ phận KCS
- Thực hiện công tác khảo sát hiện trường, thiết kế tổ chức thi công, lập tiến độ thi công chi
tiết, quản lý chất lượng của vật liệu, vật tư đầu vào công trình; quản lý chất lượng thi công
các hạng mục công trình. Công tác quản lý bao gồm theo dõi, giám sát, kiểm tra trên cơ sở
các phiếu xuất xưởng, chứng chỉ thí nghiệm, kết quả kiểm tra, thí nghiệm sản phẩm;
- Trực tiếp làm việc với Đơn vị quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế để thống
nhất các giải pháp kỹ thuật và các vấn đề phát sinh tại hiện trường. Tổ chức nghiệm thu nội
bộ, sau khi nghiệm thu nội bộ xong, báo cáo cho các bên tiến hành nghiệm thu công việc.
3. Kỹ thuật thi công
- Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật là. Bên cạnh đó quản lý, đảm bảo thiêt bị thi công luôn
trong tình trạng hoạt động tốt;
- Thực hiện tất cả công việc do Chỉ huy trưởng công trường giao và chịu trách nhiệm về mặt
kỹ thuật, chất lượng tiến độ công trình trước Chỉ huy trưởng công trường;
- Phải kiểm tra và thúc đẩy tiến độ và kỹ thuật hàng ngày để đảm bảo việc thi công theo
đúng thiết kế và chất lượng đã quy định.
4. Bộ phận thí nghiệm
- Nắm vững tiến độ thi công và kế hoạch đảm bảo chất lượng để phối hợp cho tốt.
- Tiến hành tất cả các thí nghiệm, lập hồ sơ và báo cáo kết quả theo các chỉ dẫn của TVGS
theo lịch trình quy định trong chương trình quản lý chất lượng.

Trang 22
- Trưởng phòng và các cán bộ nhân viên thí nghiệm phải có đủ khả năng chuyên môn.
Phòng thí nghiệm phải có nhân viên có đủ năng lực và chứng chỉ thí nghiệm để đáp ứng
đúng yêu cầu của tiến độ thi công.
- Được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị cho công tác thí nghiệm, mọi máy móc thiết
bị phải được kiểm định hợp chuẩn để đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn về thí nghiệm
theo Hợp đồng quy định.
5. Bộ phận lưu trữ
- Lập các tài liệu báo cáo kế hoạch định kỳ. Chịu trách nhiệm về tài liệu, hồ sơ hoàn công,
nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu tổng thể, đồng thời lưu giữ các hồ sơ về công trình.
Thực hiện công tác thanh toán với chủ đầu tư.
- Kiểm tra, theo dõi, đối chiếu, lập kế hoạch và thực hiện việc thanh quyết toán công nợ nội
bộ (tạm ứng) và công nợ khách hàng thuộc các công trình, dự án mình theo dõi.
- Theo dõi, đôn đốc, lập kế hoạch và thực thi thu hồi công nợ thuộc công trình, dự án mình
đảm nhận.
- Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện công tác giám sát, kiểm kê vật tư, chi tiêu tài chính tại
công trình.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ vật tư, trang thiết bị phục vụ công trình, lập kế hoạch thu hồi
hoặc thanh lý sau khi công trình hoàn thành.
- Lập bảng chấm công, theo dõi bảng lương tại công trình.
6. Các đội thi công:
- Đội trưởng của từng đội và từng hạng mục thi công phải chịu trách nhiệm trong việc bố trí,
quản lý nhà ở, ăn uống, chỗ làm việc, xưởng sửa chữa, sân, kho bến bãi, máy móc, thiết bị,
lao động hợp lý để đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công;
- Mỗi một đội đều phải duy trì sổ sách ghi chép kế toán riêng và được Chỉ huy trưởng công
trường phê duyệt;
- Các phòng ban chuyên môn cùng với các đội thi công phải kết hợp thành một thể thống
nhất để thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của mình và hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt các
công việc được Chỉ huy trưởng công trường giao;
- Thường xuyên kiểm tra tất cả các máy móc trước khi thi công cũng như kết thúc ngày
làm việc. Tập kết máy móc đúng nơi quy định tại công trường, các thiết bị máy hỏng phải
được thay thế ngay để đảm bảo cho thi công gói thầu nếu máy không kịp khắc phục thì báo
cho Chỉ huy trưởng công trường để cùng khắc phục;
- Các máy hỏng trong quá trình thi công thì phải được rào chắn cẩn thận, về băn đêm phải
có đèn báo hiệu giao thông tại vị trí máy bị hỏng.
7. Mối quan hệ giữa Ban chỉ huy công trường với Tư vấn giám sát, đơn vị QLDA
- Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị quản lý dự án và nhà thầu phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Nhà thầu phải thông báo kịp thời cho tổ chức tư vấn giám sát bằng văn bản về thời
gian, vị trí, nội dung công việc bắt đầu thi công, những công việc đã kết thúc thi công theo
quy định của hồ sơ thầu và được hệ thống kiểm tra chất lượng nội bộ kiểm tra đánh giá,

Trang 23
chấp thuận. Văn bản thông báo phải gửi trước cho tổ chức tư vấn giám sát ít nhất 24 giờ;
+ Khi tổ chức tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu thực hiện các công việc theo đúng hợp
đồng, nhà thầu phải thực hiện kịp thời và đầy đủ;
+ Tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu cũng như nhân viên của hai bên không được
trao đổi bất kỳ lợi ích nào ngoài hợp đồng hoặc trái với luật pháp;
+ Trong trường hợp có sự bất đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị quản lý với
nhà thầu mà không tự giải quyết được phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết;
+ Kiểm tra phát hiện sai sót trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp) đã
được duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
+ Trường hợp có thay đổi lớn về thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp), các bên
cần trao đổi với tổ chức tư vấn thiết kế; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết
định.
8. Tổ chức công trường
Tổ chức quản lý nhân lực, thiết bị tại công trường
a. Công tác tổ chức quản lý nhân lực:
- Gồm những biện pháp sử dụng hợp lý: Lao động, bố trí công nhân trong dây chuyền sản
xuất, chuyên môn hóa và hợp tác lao động một cách tối ưu. Có biện pháp nâng cao năng
suất lao động và kích thích lao động;
- Trong các đội sản xuất: Đội trưởng là người được chỉ định trong số cán bộ kỹ thuật thi
công có trình độ và có năng lực tổ chức thi công;
- Việc xác định số lượng các loại máy thi công, công lái xe, thợ điều khiển máy thi công,
công nhân lao động thủ công căn cứ vào khối lượng công tác và thời gian hoàn thành công
việc theo kế hoạch được giao, có tính đến những điều kiện cụ thể về công nghệ thi công,
trình độ thực hiện định mức lao động và nhiệm vụ tăng năng suất lao động;
- Áp dụng hệ thống trả lương theo sản phẩm, có thưởng khuyến khích người lao động để
nâng cao năng suất lao động. Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thi công, mức
thưởng được phân loại tùy theo đánh giá chất lượng công việc hoàn thành.
b. Biện pháp tổ chức quản lý thiết bị tại công trường:
- Sử dụng phương tiện cơ giới có hiệu quả cao nhất đảm bảo có năng suất lao động cao, chất
lượng tốt, giá thành hạ, giải phóng được sức lao động thủ công;
- Công nghệ dây truyền xây lắp chú trọng tới tính chất đồng bộ và sự cân đối về năng suất
máy với lao động thủ công. Căn cứ vào đặc điểm của công trình, công nghệ thi công xây
lắp, tiến độ, khối lượng và mọi điều kiện khác trong thi công để bố trí xe máy, thiết bị thi
công cho phù hợp;
- Thường xuyên và kịp thời hoàn chỉnh cơ cấu lực lượng xe máy với lao động thủ công
nhằm đảm bảo sự đồng bộ, cân đối và khoa học tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xây
dựng tiên tiến;
- Xe máy, vật tư cho thi công xây lắp được tổ chức quản lý sử dụng tập trung và ổn định
trong các đội thi công đảm bảo tính chuyên môn hóa cao;

Trang 24
- Công nghệ lái xe, lái máy, điều khiển máy thi công được giao trách nhiệm rõ ràng về quản
lý sử dụng xe, máy cùng với nhiệm vụ sẩn xuất. Bố trí lái xe lái máy và thợ điều khiển máy
thi công sao cho phù hợp với chuyên môn được đào tạo và bậc thợ quy định đối với từng
loại xe, máy thi công cụ thể;
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật sử dụng và sửa chữa xe – máy,
chấp hành tốt quy trình bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa máy như quy định trong tiêu chuẩn
“sử dụng máy xây dựng”;
- Trang bị cơ cấu vật chất - kỹ thuật phù hợp với việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa xe
máy tương ứng với máy móc, thiết bị thi công trên công trường;
- Việc bảo dưỡng kỹ thuật do bộ phận chuyên trách thực hiện. Tổ chức thành một đội
chuyên môn bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật cho từng loại xe – máy;
- Khi quản lý sử dụng vật tư, xe máy (bao gồm sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo quản di
chuyển) phải được tuân theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xe máy của nhà máy chế tạo và cơ
quan quản lý kỹ thuật các cấp;
- Những xe, máy thi công được đưa vào hoạt động, đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật an toàn
lao động.
Huy động và cung cấp trang thiết bị:
- Sau khi có quyết định công bố trúng thầu nhà thầu sẽ nhanh chóng huy động đến công
trường các thiết bị tham gia thi công trong các dây truyền đã được Chủ đầu tư chấp thuận
trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;
- Tất cả các máy móc thiết bị đưa đến công trường đảm bảo chất lượng khai thác tốt (đã
được TVGS kiểm tra chấp thuận);
- Căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng thi công và thời tiết khu vực. Nhà thầu sẽ huy
động đầy đủ thiết bị thành các giai đoạn sao cho đảm bảo hiệu quả khai thác thiết bị là tốt
nhất.
Lán trại và công trình phụ trợ:
- Yêu cầu của việc xây dựng lán trại và công trình phụ trợ (công trình tạm) đảm bảo không
gây trở ngại ảnh hưởng đến mặt bằng xây dựng công trình chính, thuận tiện cho thi công, ổn
định chỗ ăn ở cho cán bộ, công nhân khi thi công công trình đảm bảo cho sức khoẻ, vật
chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt công trình tạm không làm ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt, sản xuất… của nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.
Việc xây dựng nhà ở, lán trại công trường kết hợp sử dụng tối đa vật liệu sẵn có ở địa
phương;
- Liên hệ với địa phương về nơi đổ các vật liệu không thích hợp, đảm bảo an ninh trật tự,
phối hợp để đảm bảo an toàn xã hội và an toàn giao thông;
- Việc bố trí nhà ở cho Ban điều hành, công nhân và bãi tập kết vật liệu, xe máy sẽ được
Nhà thầu bố trí chính xác tại công trường, sau khi đã thống nhất với chính quyền địa
phương;
- Điện phục vụ sinh hoạt và phục vụ thi công: Sử dụng điện lưới quốc gia (nếu có) và máy
phát điện DIEZEN;

Trang 25
- Nước phục vụ sinh hoạt và thi công dùng nước tại vị trí xây dựng công trình tạm, trường
hợp thiếu nước đơn vị thi công sẽ sử dụng các nguồn nước sạch xung quanh khu vực.
Hệ thống thông tin liên lạc:
- Bố trí hệ thống thông tin liên lạc trong suốt, toàn tuyến giữa các văn phòng chỉ huy của các
đội thi công với nhau bằng điện thoại di động và cố định;
- Tại Ban điều hành, Nhà thầu bố trí hệ thống thông tin để liên lạc với trụ sở chính của Công
ty, TVGS, Chủ đầu tư và các cơ quan bằng điện thoại, máy Fax… thông tin liên lạc từ Ban
điều hành đến các đội thi công và thông tin trong công trường bằng điện thoại di động và cố
định hoặc bộ đàm.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ YẾU CHO CÁC
CÔNG TÁC CHÍNH
I. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ ĐẠO
1. Biện pháp thi công chủ đạo:
- Thi công chủ yếu theo phương pháp dây chuyền công nghệ sử dụng các phương tiện, thiết
bị cơ giới thi công tuần tự kết hợp với biện pháp thủ công.
- Sử dụng nhân công tay nghề cao (kết hợp với công nhân địa phương).
- Sử dụng biện pháp thi công cơ giới kết hợp với thủ công.
- Thi công theo phương pháp cuốn chiếu, thi công sửa chữa xong cầu này chuyển sang thi
công cầu tiếp theo.
2. Trình tự thi công tổng thể
Nhà thầu tiến hành thi công sửa chữa các cầu tuần tự như sau:
- Thi công Cầu Thác Mơ Km106+855 xong đến thi công Cầu Thủy Văn Km111+797
Cuối cùng đến Cầu Noong Phường Km143+556.
II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ YẾU CHO CÁC
CÔNG TÁC CHÍNH
1. Giải pháp kỹ thuật:
Công tác chuẩn bị khởi công:
- Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật: Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trước khi khởi công như: Hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công xây dựng, Biện pháp
tổ chức thi công được phê duyệt.
- Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật thống nhất: Nhà thầu, TVGS, Chủ đầu tư cùng xây dựng bộ
tiêu chuẩn quy phạm thống nhất cho thi công và nghiệm thu; thống nhất một số nguyên tắc
xử lý điều kiện kỹ thuật khi phát sinh.
- Thủ tục khởi công công trình: Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết để
tiến hành khởi công công trình, bao gồm:
+ Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
+ Giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định tại Điều 89 của Luật xây dựng
2014;
+ Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được

Trang 26
phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
+ Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
+ Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
+ Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây
dựng.
- Nhà thầu thi công kết hợp với cơ quan quản lý lập biện pháp đảm bảo giao thông, phân
luồng giao thông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với chủ đầu tư di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu trong phạm vi thi
công như cáp quang, cáp điện, cột điện, đường ống nước,...gây cản trở đến quá trình thi
công (nếu có). Đây là bước quan trọng và rất phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của chính quyền
địa phương và các cơ quan chuyên nghành khác.
- Huy động, tập kết đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư đến công trình.
Giải pháp kỹ thuật thi công sửa chữa thay thế khe co giãn:
- Tiến hành thi công cho từng nửa mặt cầu, nửa còn lại dùng để đảm bảo giao thông, trong
quá trình thi công nhà thầu bố trí hàng rào, người điều tiết giao thông phù hợp.
- Trình tự thi công:
+ Bước 1: Tháo dỡ khe co giãn cũ, đục phá bê tông khe co giãn cũ theo thiết kế.
+ Bước 2: Lắp đặt cốt thép, đổ bê tông không co ngót Vmat Grout M60 tỉ lệ % vữa
đá 60/40 theo khối lượng và lắp đặt các khe co giãn trên mố bằng khe co giãn bản thép răng
lược MS-RS22-20A.
+ Bước 3: Hoàn thiện, bảo dưỡng khe co giãn.
 Giải pháp kỹ thuật thi công sửa chữa bản mặt cầu:
- Tiến hành thi công cho từng nửa mặt cầu, nửa còn lại dùng để đảm bảo giao thông, trong
quá trình thi công nhà thầu bố trí hàng rào, người điều tiết giao thông phù hợp.
- Trình tự thi công:
+ Bước 1: Cào bóc lớp bê tông nhựa đã cũ
+ Bước 2: phủ bù bằng bê tông không co ngót Vmat Grout M60 tỉ lệ % vữa đá 60/40
+ Bước 3: Thảm lại BTN dày 4cm
2. Biện pháp thi công chủ yếu cho các công tác chính
a. Thi công sửa chữa thay thế khe co giãn
Thi công tháo dỡ khe co giãn cũ, vệ sinh khe co giãn:
- Cắt, đục bỏ bê tông khe co giãn cũ: Xác định vị trí khe co giãn cần thay thế, lấy dấu đường
cắt ứng với với chiều rộng cần cắt, sử dụng máy cắt để cắt lớp bê tông sau đó tiến hành đục
tẩy bê tông khe và mặt cầu theo đúng hồ sơ thiết kế;
- Tháo dỡ khe co giãn cũ;
- Vệ sinh khe co giãn: dùng xà beng, xẻng xúc bỏ hết bê tông đục bỏ khe co giãn cũ. Dùng
máy bơm nước áp lực cao hoặc máy nén khí để làm sạch cát đá còn tại khoảng chờ lắp đặt
khe co giãn.

Trang 27
Thi công lắp đặt khe co giãn
- Tháo dỡ khe co giãn cũ,lắp đặt ván khuôn, khoan tạo lỗ, sử dụng thanh thép D=18mm, sau
đó dán bao tải tấm nhựa, sử dụng bê tông Vmat Grout M60 tỉ lệ vữa/đá 60/40 theo khối
lượng, sử dụng vữa Sikadur 731 và Quét Vmat lactex , trét Matit bitum lên khe co giãn.
Thi công đổ bê tông và hoàn thiện khe co giãn
- Đào bê tông mặt cầu cũ chiều dày đục 4cm, sử dụng Vmat Grout M60 tỉ lệ % vữa/đá=
60/40 theo khối lượng mặt cầu.
- Tưới dính bám giữa bê tông mới và bê tông cũ bằng Sikadur 731 (hoặc vật liệu tương
đương).
- Đổ bê tông khe co giãn bằng vữa Sikagrout 214-11 (hoặc vật liệu tương đương). Cao độ
mặt của bê tông khe bằng cao độ mặt bê tông nhựa và tấm khe co giãn. Thường xuyên kiểm
tra tình trạng của hệ thống ván khuôn, nếu phát hiện có biến dạng hoặc xê dịch vị trí thì cần
phải xử lý kịp thời.
- Vận chuyển đổ đi bán kính 2km.
Lưu ý:
- Luôn có các biện pháp che mưa nắng và kịp thời trong suốt quá trình thi công;
- Bảo dưỡng sau khi đổ được tiến hành bằng việc việc phủ bao tải ẩm lên bề mặt tiếp xúc
trực tiếp trực tiếp với không khí và tưới nước tạo độ ẩm liên tục theo yêu cầu kỹ thuật;
- Tiến hành chỉnh sửa lớp mặt bằng máy mài đá để đảm bảo độ bằng phẳng đồng đều, và sự
chuyển tiếp êm thuận từ mặt bê tông nhựa vào khe co giãn;
- Trong quá trình thi công nếu phát hiện các kết cấu ẩn dấu sai khác với hồ sơ thiết kế đơn
vị thi công kịp thời báo cáo với chủ đầu tư và TVTK để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng
công trình;
- Tuân thủ các chỉ dẫn thi công của nhà cung cấp vật liệu, khả năng máy móc thiết bị, dễ
dàng tiếp nhận vật liệu, di chuyển;
- Điện phục vụ thi công: Điện thi công sử dụng lưới điện địa phương. Nhà thầu chủ động
làm việc với chủ đầu tư, các cơ quan chức năng khác để xin đấu điện thi công (làm các thủ
tục, hợp đồng). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng thể là
loại dây cáp mềm bọc cao su. Dây dẫn từ cầu dao tổng thể đến các phụ tải là loại cáp mềm
bọc cao su. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo
vệ và chôn sâu ít nhất 0.7m;
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí aptomat để ngắt
điện khi bị chập, quá tải;
- Nước phục vụ thi công: Nhà thầu tiến hành khoan giếng, kiểm định chất lượng nước đảm
bảo các quy định về nước thi công theo quy phạm;
- Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước
dư trong quá trình thu công được bơm dẫn về hố ga và thoát vào mạng thoát nước của khu
vực;

Trang 28
- Toàn bộ chất thải: Thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh chung
và mỹ quan khu vực công trường;
- Bố trí các biển báo, đèn tín hiệu, băng cảnh giới xung quanh khu vực công trường để đảm
bảo an toàn giao thông cho các phương tiện trên đường;
- Bố trí rào chắn xung quanh công trường để đảm bảo công tác an ninh trong công trình;
- Liên lạc trong suốt quá trình thi công tất cả các hạng mục: Nhà thầu trang bị điện thoại di
động, bộ đàm cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật để thuận tiện cho công tác điều hành, quản lý
tại công trường.
PHẦN III: THUYẾT MINH TIẾN ĐỘ VÀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG
CHƯƠNG I: TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ HUY ĐỘNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ, NHÂN SỰ

I. TIẾN ĐỘ THI CÔNG


1. Tổng tiến độ thi công:
- Tổng tiến độ thi công bàn giao: 60 ngày kể từ ngày khởi công công trình.
(Chi tiết xem tại tiến độ thi công)
2. Sự phù hợp với phương án kỹ thuật thi công, năng lực thiết bị và công nghệ, sự
phối hợp giữa các tổ đội:
Giải pháp công nghệ thi công:
- Căn cứ vào các điều kiện chung, đặc điểm quy mô của công trình, chọn giải pháp công
nghệ thi công như sau:
- Biện pháp thi công chủ đạo: thi công chủ yếu theo phương pháp dây chuyền công nghệ sử
dụng các phương tiện, thiết bị cơ giới thi công tuần tự kết hợp với biện pháp thủ công.
Sự phối hợp giữa các tổ đội:
- Gồm những biện pháp sử dụng hợp lý: Lao động, bố trí công nhân trong dây chuyền sản
xuất, chuyên môn hóa và hợp tác lao động một cách tối ưu. Có biện pháp nâng cao năng
suất lao động và kích thích lao động.
- Trong các đội sản xuất: Đội trưởng là người được chỉ định trong số cán bộ kỹ thuật thi
công có trình độ và có năng lực tổ chức thi công.
- Việc xác định số lượng các loại máy thi công, công lái xe, thợ điều khiển máy thi công,
công nhân lao động thủ công căn cứ vào khối lượng công tác và thời gian hoàn thành công
việc theo kế hoạch được giao, có tính đến những điều kiện cụ thể về công nghệ thi công,
trình độ thực hiện định mức lao động và nhiệm vụ tăng năng suất lao động.
- Áp dụng hệ thống trả lương theo sản phẩm, có thưởng khuyến khích người lao động để
nâng cao năng suất lao động. Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thi công, mức
thưởng được phân loại tùy theo đánh giá chất lượng công việc hoàn thành.

Trang 29
3. Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công, duy trì thi công khi gặp thời tiết bất lợi
- Thi công liên tục và theo phương pháp cuốn chiếu, làm xong cầu này sẽ chuyển sang làm
cầu tiếp theo. Ngay sau khi chủ đầu tư thông báo lệnh khởi công công trình, nhà thầu triển
khai thi công;
- Thời gian làm việc theo chế độ 1 ca/ngày. Nếu trong thời gian thi công gặp thời tiết bất lợi
gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình thì khi thời tiết thi công thuận lợi nhà thầu sẽ
ngay lập tức bố trí làm 3 ca/ngày và tăng số lượng máy móc thiết bị, nhân lực để đảm bảo
thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ đề ra.
II. BIỂU ĐỒ HUY ĐỘNG NHÂN SỰ, MÁY MÓC, VẬT LIỆU
1. Biểu đồ nhân sự, máy móc thiết bị, vật liệu huy động:
(Xem bản vẽ chi tiết)
2. Thuyết minh tính phù hợp giữa các yếu tố huy động thiết bị, bố trí nhân lực và
tiến độ thi công:
TIẾN ĐỘ THI CÔNG

BỐ TRÍ NHÂN LỰC HUY ĐỘNG THIẾT BỊ

Giữa các yếu tố: Tiến độ thi công, bố trí nhân lực và huy động thiết bị có mối quan hệ
mật thiết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Hiểu rõ điều này, Nhà thầu luôn quan tâm xem xét và
chỉ đạo các bộ phận thực hiện tốt các công tác này, nhằm đảm bảo về tiến độ, chất lượng
của công trình, thể hiện qua một số các công tác như:
- Lập biểu tiến độ thi công cụ thể cho từng đội thi công, kế hoạch đảm bảo thi công cụ thể
cho từng tuần, trình tư vấn giám sát của chủ đầu tư chấp thuận để các hạng mục thi công
đều được nghiệm thu theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt;
- Căn cứ theo kế hoạch và tiến độ đã được CĐT và TCGS chấp thuận, nhà thầu chủ động bố
trí đầy đủ nhân lực có năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và trình độ chuyên môn, nhanh
chóng triển khai các đội thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình;
- Công nhân được bố trí thành các dây truyền sản xuất, chuyên môn hóa và hợp tác lao động
một cách tối ưu. Có biện pháp nâng cao năng suất lao động và kích thích lao động;
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng, nhà thầu sẽ nhanh chóng huy động đến công trường các
thiết bị tham gia thi công trong các dây truyền đã được Chủ đầu tư chấp thuận;
- Căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng thi công và thời tiết khu vực. Nhà thầu sẽ huy
động đầy đủ thiết bị thành các giai đoạn sao cho đảm bảo hiệu quả khai thác thiết bị là tốt
nhất.

Trang 30
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1. Sơ đồ quản lý chất lượng
(Xem bản vẽ chi tiết kèm theo)
2. Biện pháp đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu đầu vào để phục vụ thi công
a. Quy trình và các biện pháp quản lý chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị
Nhà thầu phải tuân thủ và phê chuẩn các thủ tục dưới đây, chịu trách nhiệm và đảm bảo
rằng các trình tự thủ tục này được thực hiện một cách hợp lý:
- Nhà thầu sẽ tổ chức bố trí tất cả các công việc mua bán theo các trình tự thủ tục quy định
để đảm bảo rằng những gì được mua sẽ tuân thủ các yêu cầu quy định của Chủ đầu tư và
TVGS;
- Đánh giá khả năng của các nhà cung cấp vật liệu một cách cẩn thận và chỉ định các đơn vị
đó chứng minh có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu: Các số liệu kỹ thuật, tham chiếu công
việc ... sẽ được hỗ trợ cho việc đánh giá này và thấy được mức độ tin tưởng và khả năng
thực thi;
- Nhà thầu chỉ đặt mua nếu thấy các loại vật liệu thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật
và công tác vận chuyển đến hiện trường xây lắp kịp thời, an toàn và hiệu quả. Đơn đặt mua
vật liệu quy định rõ quy cách chất lượng, số lượng vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật và được
xem xét cẩn thận trước khi tiến hành. Các yêu cầu kế hoạch kiểm soát chất lượng của Nhà
thầu sẽ là phần không thể tách rời của thỏa thuận hợp đồng để đảm bảo rằng các nghĩa vụ về
hệ thống quản lý chất lượng ràng buộc các nhà cung cấp;
- Chất lượng của tất cả các loại vật liệu phải được xác định bằng cách kiểm tra hoặc thí
nghiệm để đảm bảo rằng chỉ có vật liệu được chấp thuận mới được đưa vào sử dụng. Các
yêu cầu về thí nghiệm, giám sát kiểm định, xác nhận của nhà sản xuất được xác định rõ
thông qua tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhà sản xuất sẽ phải cung cấp chỉ dẫn đối với vật liệu hay
lưu kho vật liệu, vận chuyển và sử dụng để duy trì chất lượng vật liệu trên công trường.
Từng người giám sát của nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các loại
vật liệu mà mình đảm nhiệm quản lý, kiểm tra. Cán bộ phụ trách quản lý chất lượng thi
công sẽ lưu giữ tất cả các mẫu được phê chuẩn và các giấy chứng nhận để dễ dàng tham
khảo và xác minh các tiêu chuẩn vật liệu;
- Tất cả các loại vật liệu được đưa đến công trường phải chấp thuận hoặc kèm theo và các
kết quả thí nghiệm trên phiếu gửi hàng hoặc các quy ước được công nhận khác;
- Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi có yêu cầu thì sẽ lựa chọn
phòng thí nghiệm độc lập cho các vật liệu tương ứng;
- Tất cả các loại vật liệu bao gồm các cấu kiện đúc sẵn, thép, xi măng, nhiên liệu ... được
vận chuyển theo phương thức hợp lý để tránh hư hỏng vật liệu. Quy định khu vực lưu kho
hợp lý phù hợp với tính chất của vật liệu và tiến độ thực hiện trên công trường.
b. Giải pháp xử lý vật liệu vật tư và thiết bị phát hiện không phù hợp với yêu cầu:
- Khi phát hiện vật tư, vật liệu và thiết bị không phù hợp với yêu cầu của gói thầu, nhà thầu
báo cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát để lập biên bản xử lý, và phải cung cấp cho đúng, đủ

Trang 31
khối lượng và chủng loại. Nhà thầu cương quyết không dùng các loại vật tư vật liệu, máy
móc thi công khi chưa được sự chấp thuận của chủ đầu tư, tư vấn giám sát.
3. Biện pháp bảo đảm chất lượng trong từng công tác thi công
- Để đảm bảo chất lượng thi công, ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý
chất lượng của Bộ GTVT cũng như của Nhà nước, nhà thầu luôn bám sát tài liệu chỉ dẫn kỹ
thuật của Chủ đầu tư trong gói thầu này;
- Trước khi triển khai thi công, nhà thầu tiến hành lập đề cương công tác tự kiểm tra chất
lượng công trình với những nội dung yêu cầu sau:
+ Chấp hành đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế đã được duyệt và các cam kết trong hợp
đồng đã ký, thực hiện đúng trình tự nghiệm thu theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày
12/05/2015 của Chính phủ và thông tư Số: 26/2016/TT-BXD của bộ xây dựng về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Công tác nghiệm thu công trình được tiến hành
từng đợt ngay sau khi hoàn thành những phần ẩn dấu của công trình, những bộ phận hạng
mục và toàn bộ công trình, đồng thời phải đảm bảo nghiệm thu khối lượng các công việc đã
hoàn thành theo kỳ thanh toán quy định trong hợp đồng đã ký kết.
+ Trong công tác đảm bảo chất lượng của nhà thầu bố trí nhân lực, lập kế hoạch quản
lý chất lượng mọi hạng mục công việc phù hợp với lịch trình thi công nhằm đảm bảo chất
lượng của các hạng mục công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó bao gồm cả một
phòng thí nghiệm cùng với nhân sự, máy móc phục vụ công tác thí nghiệm theo các hình
thức đã thỏa thuận giữa nhà thầu và TVGS.
- Lập kế hoạch sản xuất thực hiện theo báo cáo tiến bộ hàng tuần, hàng tháng. Phối hợp chặt
chẽ với TVGS để giám sát thi công các hạng mục công trình đảm bảo chất lượng;
- Lập sổ nhật ký công trình, sổ ghi nhớ hàng ngày, yêu cầu lập sổ thường xuyên, hàng ngày
sau mỗi ca đều có sự thống nhất của cán bộ giám sát bên A cùng với chữ ký xác nhận, vạch
và lập kế hoạch báo cáo hàng ngày, tuần, tháng;
- Bố trí đội thi công có tay nghề cao;
- Kiên quyết xử lý các sai phạm, mọi thay đổi tại hiện trường phải có sự nhất trí của nhà
thiết kế và sự đồng ý của chủ đầu tư;
- Kiểm tra kỹ lưỡng về mọi vật liệu thiết bị, có báo cáo giao nhận cụ thể;
- Có kế hoạch chi tiết quản lý chất lượng và các thủ tục, các phương pháp lấy mẫu và thí
nghiệm, lưu trữ các mẫu vật, kiểm tra và bàn giao, các chứng nhận về chất liệu, thiết bị
thống nhất chủ đầu tư để thực hiện;
- Tuân thủ đến từng chi tiết nhỏ của mỗi giai đoạn thi công hoặc lắp ráp. Các yêu cầu kỹ
thuật và các quy phạm ban hành, thực hiện tốt việc kiểm tra chất lượng kiểm tra và bàn
giao;
- Có biên bản ký nghiệm thu trước khi bàn giao công trình. Bảng nghiệm thu này tuân thủ
theo đúng điều lệ quản lý chất lượng của công trình;
- Sử dụng hết khả năng tốt nhất để giám sát và chỉ đạo công việc, phương tiện biện pháp kỹ
và thủ tục xây dựng – phối hợp chặt chẽ;
- Sau khi hoàn thành từng phần công việc tiến hành ngay việc lập hồ sơ hoàn công.

Trang 32
Đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công thay thế khe co giãn:
- Kiểm tra công tác tháo dỡ khe co giãn cũ;
- Kiểm tra công tác vệ sinh hố chờ;
- Kiểm tra công tác gia công cốt thép;
- Kiểm tra khe co giãn (các chứng chỉ kèm theo);
- Kiểm tra công tác lắp đặt khe co giãn, cốt thép, máng thoát nước: khe co giãn phải được
lắp đặt đúng theo thiết kế;
- Kiểm tra công tác lắp dựng ván khuôn khe co giãn;
- Kiểm tra công tác đổ vữa bê tông Grout hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông;
- Kiểm tra công tác hoàn thiện khe co giãn (độ bằng phẳng, êm thuận).
4. Biện pháp bảo quản vật tư, vật liệu và thiết bị công trình khi mưa bão
- Để phòng nước dâng cao, nên kho bãi phải đặt nơi cao ráo, ngăn nắp, gọn gàng, đặc biệt
vật liệu rời, vật liệu quí hiếm ngoài trời;
- Chuẩn bị các kho bãi ở vị trí cao phòng khi có mưa bão di chuyển các thiết bị, máy móc
vật tư dễ hư hỏng đến nơi an toàn. Đảm bảo không để nước dột, ngập làm hư hỏng vật tư,
thiết bị.
5. Biện pháp sửa chữa khắc phục các hư hỏng:
- Nhà thầu phải báo cáo chi tiết về bất kỳ tai nạn, hư hỏng nào trong hoặc ngoài công
trường. Trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng, hư hỏng, chết người, nhà thầu phải báo
cáo ngay lập tức bằng các phương tiện nhanh nhất sẵn có;
- Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có xảy ra bất kỳ tổn thất hay hư hỏng nào đối với
công trình, người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thì nhà thầu phải tự sửa chữa,
bồi thường bằng chính kinh phí của mình.
PHẦN IV: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG,
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, BẢO HÀNH, BẢO TRÌ
CHƯƠNG I: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

I. SỰ CẦN THIẾT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG


Trong quá trình thi công dán sợi gia cường dầm chủ cần phải đảm bảo giao thông,
hạn chế tốc độ các phương tiện. Để đảm bảo cho giao thông trên tuyến được liên tục trong
suốt quá trình thi công sửa chữa, không làm ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông và không
để xảy ra ùn tắc trên tuyến đòi hỏi phải có một phương án phân làn thật khoa học, cụ thể và
chi tiết. Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giao thông và quản lý
giao thông. Đơn vị thi công phải thực hiện nghiêm túc các quy định về biện pháp đảm bảo
an toàn giao thông trong khu vực.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, an toàn cho người, máy
móc, thiết bị, tài sản tại công trường xây dựng và các công trình liền kề và thực hiện các
biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản. Thực hiện tổ chức thi công
va fđảm bảo giao thông trong suốt quá trình thi công theo thông tư số 50/2015/TT-BGTVT

Trang 33
ngày 23/9/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ và Nghị định số 100/2013NĐ-CP ngày 03/09/2013 sửa đổi bổ
sung Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
a. Trước khi thi công:
- Trước khi thi công nhà thầu phải làm thủ tục nhận bàn giao hiện trường, mặt bằng thi công
theo quy định (Chủ đầu tư, điều hành dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị quản lý
đường bộ khu vực). Kể từ khi nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường nhà thầu phải chịu trách
nhiệm quản lý và đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; đồng thời chịu mọi trách nhiệm
trước pháp luật nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATGT để xảy ra tai nạn
giao thông;
- Ở hai đầu cầu tổ chức biển báo hiệu công trường và biển ghi rõ tên dự án, gói thầu, đơn vị
quản lý điều hành, đơn vị thi công, lý trình thi công, địa chỉ văn phòng công trường, số điện
thoại liên hệ và tên chỉ huy trưởng công trường, xe máy thi công trên đường phải đầy đủ
thiết bị an toàn bà gắn logo tên nhà thầu;
- Bố trí đầy đủ biển báo hiệu khi thi công theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo
hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT, bố trí rào chắn phản quang phân cách giữa phần
dành cho thi công và phần đường cho giao thông.
b. Trong khi thi công:
- Trong suốt quá trình thi công nhà thầu phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời
gian thi công đã được thống nhất, phải đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt theo quy
định và không được gây hư hại các công trình đường bộ, đồng thời phải gánh chịu trách
nhiệm về hậu quả mất an toàn giao thông khi thi công gây ra;
- Thỏa thuận với các chủ sở hữu công trình khác và chịu hoàn toàn trách nhiệm khi gây ra
sự cố cho công trình khác (đường điện, cáp quang, ống nước...) đã có trong phạm vi đất
dành cho đường bộ khi thi công công trình;
- Vật liệu thi công không để tràn lan, gây cản trở giao thông hoặc chảy ra mặt cầu; các vật
liệu thải phải vận chuyển đến bãi thải theo quy định, không để mất ATGT và ô nhiễm môi
trường.
c. Khi kết thúc thi công:
- Trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đơn vị
thi công phải thu dọn toàn bộ vật liệu thừa, di chuyển máy móc thiết bị, thanh thải các
chướng ngại vật và sửa chữa kịp thời hư hỏng (nếu có) của công trình giao thông;
- Sau khi hoàn thành các công việc thu dọn công trường, sửa chữa các hư hỏng (nếu có),
đơn vị thi công phải báo cáo cho Chủ đầu tư để tổ chức kiểm tra hiện trường trước khi
nghiệm thu bàn gioa công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.
- Ngoài ra, nhà thầu đưa ra một số biện pháp như sau:
+ Quy định thống nhất các bãi tập kết thiết bị và chỗ quay đầu cho xe - máy thi công;
+ Đặt các biển báo hiệu giao thông, biển báo công trường và các hàng rào chắn đầy đủ
cho mỗi vị trí thi công;
+ Trong thời gian thi công, thường xuyên cử người canh gác có trang bị cờ, còi,

Trang 34
phương tiện thông tin để hướng dẫn các phương tiện giao thông và xe thi công qua lại có
trật tự, không để tai nạn giao thông xảy ra;
+ Tất cả xe - máy kết thúc ca làm việc phải về tập kết tại bãi quy định ở khu phụ trợ
công trường để không làm ảnh hưởng các loại xe - máy thi công khác;
+ Thi công đến đâu phải dứt điểm và gọn gàng ngay đến đó, không để vật liệu, đất,
đá, cát bừa bộn gây ảnh hưởng đến sự qua lại của nhân dân.

II. PHƯƠNG ÁN PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG:


1. Đảm bảo giao thông đường bộ
- Do yêu cầu vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông qua đoạn tuyến nên tổ chức phương
án đảm bảo giao thông khi thi công như sau:
- Tiến hành thi công trên một nửa mặt cầu, đảm bảo giao thông một nửa mặt cầu còn lại.
- Bố trí đầy đủ các biển báo hiệu trên đường dẫn; lắp đặt hệ rào chắn, tấm dẫn hướng, đèn
cảnh báo ban đêm và người trực gác để hướng dẫn các phương tiện giao thông qua khu vực
thi công;
- Hệ rào chắn bằng các cọc tiêu đặt cách nhau 2m gắn dây phản quang.
2. Đảm bảo giao thông thủy
- Trong quá trình sửa chữa cầu không làm ảnh hưởng tới tĩnh không thông thuyền và cản trở
các phương tiện giao thông thủy nên không cần đảm bảo giao thông thủy.

Trang 35
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG
I. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Nhà thầu phải thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-
BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông và Thông tư số 20/2017/TT-BGTVT ngày 21/6/2017 của Bộ GTVT về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 và các quy
định khác có liên quan về môi trường.
Giảm thiểu tiếng ồn, khói bụi:
- Trong quá trình thi công, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của khói bụi và tiếng ồn ảnh
hưởng, tác động đến môi trường xung quanh;
- Sử dụng các loại máy móc, thiết bị còn hạn đăng kiểm. Đảm bảo hạn chế tối đa tiếng ồn,
khí thải ra môi trường;
- Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông
thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi và vị trí làm việc thường
xuyên được quét dọn sạch sẽ;
Kiểm soát nước thải, rác thải:
- Tại khu lán trại, qui hoạch chỗ để quần áo, chỗ ăn nghỉ và nơi vệ sinh công cộng sạch sẽ,
đầy đủ đúng vị trí quy định. Tuyệt đối không phóng uế tại công trình. Rác thải thường
xuyên được dọn dẹp, không để bùn lầy, nước đọng nơi đường đi lối lại, gạch vỡ ngổn ngang
và đồ đạc bừa bãi trong văn phòng;
- Khu rửa tay chân, dụng cụ của công nhân được bố trí đầy đủ để đảm bảo khu lán trại luôn
gọn gàng sạch sẽ;
- Bố trí khu vệ sinh trên công trường;
- Nước thải trong quá trình trộn đổ bê tông phải được dẫn vào hệ thống tiêu nước qui định
không được để chảy lan tràn bừa bãi;
- Tại một số điểm thi công qua các đường giao thông cần thi công nhanh gọn, dứt điểm
không gây cản trở giao thông;
- Nguồn nước sử dụng trong thi công nếu lấy tại nguồn nước có sẵn của địa phương, cần
phải đảm bảo không gây nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt của dân, không ảnh hưởng đến
lượng nước dùng của dân cư;
- Trong quá trình thi công, không để các chất thải, dầu mỡ gây ô nhiễm nguồn nước và môi
trường. Có biện pháp thu gom rác thải và xử lý, đảm bảo giữ vệ sinh công nghiệp cho công
trình;
II. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CƠ BẢN:
- Nhà thầu phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ tại công trường xây
dựng và các công trình liền kề, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về
người và tài sản khi xảy ra cháy nổ trong thi công xây dựng (nếu có) theo quy định tại Luật
phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 04/10/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một

Trang 36
số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013; Nghị định số
130/2006/NĐ-CP ngày 03/02/2006; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số
Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP; Các Thông tư,
văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan về phòng chống, cháy nổ.
- Thực hiện đúng tiêu lệnh chữa cháy theo đúng quy định;
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo động cho lực lượng chữa cháy, gọi điện cho công an
PCCC hoặc dùng phương tiện xe máy báo cho đội PCCC nơi gần nhất. Huy động lực lượng
công nhân trên công trường cứu chữa và sơ tán vật tư, xe máy, cắt điện, xịt bình bọt đã được
dự trữ sẵn trên công trường;
- Phương châm phòng hơn chống, cán bộ công nhân viên thường xuyên được phổ biến nội
qui, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở tinh thần nâng cao cảnh giác, tích
cực ngăn ngừa và thực hiện tốt pháp lệnh PCCC;
- Cấm không được sử dụng điện tuỳ tiện. Hết giờ phải có cán bộ và công nhân điện đi kiểm
tra và nếu thấy những chỗ không cần thiết thì ngắt điện;
- Xe ra vào công trình chú ý không để gần các vật tư dễ cháy, khi đỗ nghỉ chú ý tắt máy và
quay đầu xe ra ngoài;
- Các phương tiện chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ nhìn và mọi người không được sử dụng
vào các công việc khác;
- Trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ như: Bình chữa cháy CO2, Nội quy + tiêu lệnh
chữa cháy…;
- Nhà thầu tổ chức bộ máy quản lý an toàn lao động và phòng chống cháy nổ:
Mô hình tổ chức:
* Trưởng ban an toàn:
- Trưởng ban an toàn được nhà thầu bổ nhiệm hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hoạt động
trong kế hoạch đảm bảo an toàn;
- Trưởng ban an toàn phải báo cáo thường xuyên mọi vấn đề về an toàn cho giám đốc điều
hành dự án;
- Các nhân viên giúp việc cho Trưởng ban an toàn;
- Người giúp việc cho trưởng ban an toàn gồm một Phó ban và các nhân viên phụ trách từng
bộ phận thi công của dự án;
- Phó ban an toàn chịu trách nhiệm kế hoạch an toàn khi Trưởng ban vắng mặt.
* Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên:
- Triển khai đôn đốc, giám sát thực hiện kế hoạch an toàn tại các đội sản xuất và các bộ
phận an toàn giao thông, cũng như mọi công tác an toàn khác;
- Thường xuyên báo cáo hàng ngày cho Trưởng và Phó ban an toàn về tất cả các công việc
được giao;
- Tham gia đầy đủ về các lớp tập huấn về an toàn.

Trang 37
Trang bị an toàn lao động và phòng chống cháy nổ:
- Các thiết bị an toàn, dụng cụ cứu trợ và bảo hộ lao động cần thiết cho công trình bao gồm
số lượng, nguồn nhập, độ bền tiêu chuẩn sản xuất và biện pháp đảm bảo cho tất cả công
nhân và nhân viên được nhà thầu trực tiếp mua đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để trang
cấp cho toàn công trường;
- Thời gian cấp phát và trang bị phải đúng theo chế độ nhà nước quy định;
- Trang bị đầy đủ cho phòng y tế tại công trường và các trang bị an toàn chống cháy.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Nhà thầu phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, an toàn cho
người, máy móc, thiết bị, tài sản tại công trường xây dựng và các công trình liền kề, thực
hiện các biện pháp cần tiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn
trong thi công xây dựng (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày
23/9/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-GP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, văn bản số 10796/BGTVT-CQLXD ngày 20/12/2012 của Bộ GTVT; Chỉ thị số
23/CT-BGTVT ngày 11/11/2014 của Bộ GTVT;
- Thực hiện tổ chức thi công và đảm bảo giao thông trong suốt quá trình thi công công trình
theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận
tải;
- Mọi công việc trước khi thi công chúng tôi đều có biện pháp thi công rõ ràng trong đó đều
có biện pháp an toàn đảm bảo an toàn lao động. Các biện pháp trên đều được phổ biến tới
từng người công nhân và được các cán bộ của chúng tôi kiểm tra thường xuyên (mỗi khi
công nhân học an toàn xong đều có ký sổ an toàn);
- Chúng tôi có quy định phân cấp trách nhiệm rõ ràng về công tác an toàn và vệ sinh lao
động từ chỉ huy cho đến công nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Trên công trường
chúng tôi bố trí một cán bộ phụ trách an toàn, chuyên giám sát việc thực hiện an toàn trên
công trường;
- Mọi cán bộ công nhân viên đến làm việc đều phải học an toàn lao động, tuỳ theo từng loại
việc phổ biến trước lúc làm và hoặc định kỳ 3 tháng 1 lần. Có khẩu hiệu, nội qui nhắc nhở
đặt tại nơi dễ thấy để mọi người biết. Khám sức khoẻ cho công nhân trước khi đưa vào công
trường, công nhân đến làm việc phải đảm bảo sức khoẻ mới sử dụng. Trang bị đầy đủ bảo
hộ lao động, tổ chức mạng lưới an toàn viên trên công trường và y tế công trường. Có nội
quy và giám sát đảm bảo công nhân phải bắt buộc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao
động;
- Tiếp xúc với máy móc phải có nội qui sử dụng điện và vận hành máy. Khi có mưa bão
phải có biện pháp tăng cường chống đỡ thêm nhất là các công việc làm dở dang;
- Mọi thiết bị điện phải có dây nối đất, tuân thủ nghiêm ngặt các qui phạm về sử dụng các
thiết bị điện an toàn. Nghiệm thu các thiết bị an toàn và chỉ dẫn an toàn trước khi sử dụng
máy;
- Biện pháp an toàn khi vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu, thiết bị:

Trang 38
+ Khi vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu hay thiết bị nặng nên dùng các phương
tiện hiện đại để giảm bớt sức lao động của con người. Khi sử dụng những phương tiện vận
chuyển phải kiểm tra trọng tải, kết cấu của phương tiện có chắc chắn, đầy đủ mới dùng.
- Nhà thầu thành lập một tổ bảo vệ phối hợp với công an địa phương giữ gìn an ninh và bảo
vệ vật tư, thiết bị tại công trường. Ngay sau khi chuyển vật tư, nhân sự, thiết bị đến công
trường, nhà thầu phải khai báo tạm trú, khi có biến đổi về nhân sự, nhà thầu cũng phải thông
báo cho công an địa phương.
CHƯƠNG III: CÔNG TÁC BẢO HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH VÀ UY TÍN CỦA
NHÀ THẦU
1. Thời gian bảo hành:
- Thời gian bảo hành công trình là 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào sử
dụng.
2. Nhiệm vụ bảo hành
- Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của
công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư
để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo
hành;
- Nhà thầu thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông
báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan
đến thực hiện bảo hành.
3. Biện pháp bảo hành
- Sau khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng công trình, nhà thầu phải thực hiện việc bảo
hành công trình trong thời gian 24 tháng;
- Nhà thầu phải nộp bảo lãnh bảo hành cho chủ đầu tư với số tiền được quy định trong hợp
đồng.
4. Uy tín của nhà thầu:
- Nhà thầu không có hợp đồng tương tự chậm tiến độ hoặc bỏ dở do lỗi của nhà thầu trong
vòng 3 năm trở lại đây.

Trang 39
PHẦN V: KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ phương án thi công công trình nhà thầu lập kính trình hội đồng xét
thầu. Nếu được tín nhiệm chọn làm đơn vị thi công dự án, bằng năng lực và kinh nghiệm
của mình, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện dự án theo đúng phương án đã lập với chất lượng
tốt và thời gian ngắn nhất.

X- LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 1 SỐ CÔNG TRÌNH\


- Công trình: Sửa chữa gia cường các cầu Lý Hòa (Cũ, P) KM639+734, Dài (Cũ, P)
KM664+230 trên quốc lộ 1 tỉnh Quảng Bình; Mỹ Chánh (Cũ, P) Km778+353 trên quốc lộ
1, Cờ Lê Km46+962 trên quốc lộ 9 tỉnh Quảng Trị.

Trang 40
Tang 25

You might also like