You are on page 1of 52

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thị trường mở là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hội
nhập và phát triển nhưng đồng thời nó cũng tạo ra không ít những khó khăn và
thách thức vô cùng to lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn phải
không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đem lại
hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, kế toán là một phần không thể thiếu đối với
mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng thành lập từ
năm 2005, với gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã dần chiếm lĩnh
được một thị trường đáng kể trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông.
Với phương án tổ chức gọn nhẹ, năng động, sáng tạo, quản lý tốt nên quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu và các
chỉ tiêu cơ bản của toàn Công ty luôn tăng trưởng cao.
Đáp ứng yêu cầu của Nhà trường cũng như yêu cầu của thực tế đối với sinh viên
thực tập và thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tế, nhà trường gắn với xã hội” với sự giúp đỡ của Công ty cổ phần công nghệ nền
móng và xây dựng và sự hướng dẫn của cố giáo Trần Thị Thu Hà và cô giáo
Trần Thị Thanh Nga, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Báo cáo báo gồm 3 chương như sau:
Chương I : Khái quát chung về Công ty cổ phần công nghệ nền móng và
xây dựng.
Chương II : Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ
phần công nghệ nền móng và xây dựng.
Chương III : Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ
phần công nghệ nền móng và xây dựng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và kinh nghiệp thực tế còn hạn chế nên
Báo cáo thực tập của em vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

ý của thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cũng như của cán bộ phòng kế toán Công
ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng.để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ NỀN MÓNG VÀ XÂY


DỰNG

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP công nghệ nền móng và
xây dựng.
1.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng
1.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng
a, Trụ sở giao dịch

Địa chỉ: tầng 5, tòa 29T1, Hoàng Đạo Thúy,p.Trung Hòa,q,Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84) 37480017

Fax: (84)37557454

Email: Fountech@gmail.com

b, Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng ( Tám mươi tỷ đồng)

c,Ngân hàng giao dịch

 Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng, q.Cầu Giấy, Hà Nội

Tk tiền Việt Nam: 22010000882885

 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hùng Vương
Địa chỉ: Tòa nhà CC2A, KĐT Bắc Linh Đàm,p.Đại Kim, q.Hoàng Mai, Hà Nội

TK tiền Việt Nam:182201003138

 Ngân hàng SHB – Chi nhánh Tây Hà Nội


Địa chỉ: Căn dịch vụ 101, Lô C, Khu D5,Trần Thái Tông,p.Dịch vọng,q. Cầu
Giấy

TK tiền Việt Nam: 1100081034

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển


Công ty Cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng ( Tên giao dịch
Fountech.JSC) là một doanh nghiệp được tách ra từ Tổng Công ty Xây dựng và
Phát triển Hạ tầng (LICOGI) - Bộ xây dựng, được thành lập theo luật doanh
nghiệp với nguồn vốn 100 % ngoài Quốc doanh huy động từ các cổ đông . Công ty
Cổ phần Công nghệ Nền móng và Xây dựng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi
công xử lý Nền Móng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp và được
sở kế hoạch đầu tư Hà Nội phê duyệt thành lập ngày 13/06/2007.
Kế thừa truyền thống và bề dày kinh nghiệm của Tổng Công ty LICOGI. Công ty
Cổ phần Công nghệ Nền móng và Xây dựng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, kỹ
sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, nơi hội tụ của sức trẻ, kinh nghiệm và lòng
nhiệt huyết,có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất để có thể hội nhập
được thị trường xây dựng trong khu vực.
Công ty Cổ phần Công nghệ Nền móng và Xây dựng hiện đã và đang nhập các
thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất về lĩnh vực thi công Nền Móng, không ngừng đào
tạo học hỏi kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt thông tin mới để phục vụ nhu cầu xây
dựng ngày càng phát triển trong nước và khu vực.
Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần công nghệ nền móng và xây
dưng được xây dựng với phương châm: "Chất lượng công trình, tiến độ và hiệu
quả trong thi công".
Bằng khả năng và nỗ lực của chính mình Công ty Cổ phần công nghệ nền móng
và xây dựng vươn lên trở thành một đơn vị vững mạnh, ngày càng khẳng định vị
thế, uy tín trên thị trường xây dựng, dành được sự tín nhiệm của khách hàng trong
nước cũng như Quốc tế.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Những thành tựu tiêu biểu của công ty trong 05 năm vừa qua
STT Tên công trình Năm thực hiện Chủ đầu tư
Công ty CP đầu tư
Dự án kè sông giai đoạn IB và kè
xây dựng và phát
1 sông khách sạn Tùng Thu Cái Giá – 2007
triển hạ tầng
Cát Bà – Hải Phòng
Vinaconex
Thi công cọc khoan nhồi khối nhà
B1 tại dự án tổ hợp thương mại và Công ty CP xây
2 2008 + 2009
căn hộ The Pride An Hưng – Hà dựng Hải Phát
Đông
Thi công khoan cọc nhồi tại công
trình Mandanrin Garden Residential Công ty CP xây
3 2010 + 2011
tại ô đất N03 KĐT mới Đông Nam dựng Long Việt
Trần Duy Hưng Hà Nội
Thi công cầu Thống Nhất – Tiền
4 2011 Công ty CP TIC
Hải – Thái Bình
Hợp đồng thi công khoan cọc nhồi
và tường vây thuộc dự án đầu tư
xây dựng tổ hợp thương mại, dịch Công ty cổ phần
5 2012
vụ, chung cư cao cấp AZ Thăng Lũng Lô 51
Long tại thông Lai Xá – Kim
Chung – Hoài Đức – HN

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty FOUNTECH


- Xử lý nền móng, san lấp mặt bằng các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Thi công cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi.
- Thi công cọc cát, gia cố nền móng đất yếu trong xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy lợi,
cầu, đường, cảng, giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu
sáng, bưu điện, khu đô thị, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh
thái, trạm biến thế, đường dây tải điện đến 35 KV.
- Thi công, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng.
- Lập dự án, quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu.
- Tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình), thí nghiệm
kiểm tra chất lượng công trình bằng các phương pháp: thí nghiệm nén tĩnh, siêu
âm, PIT, PDA và các phương pháp thí nghiệm khác.
- Kinh doanh máy móc, thiết bị phục vụ nghành xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, vật tư trang thiết bị trường học,
thiết bị văn phòng, thiết bị điện, điện tử, thiết bị tin học, thiết bị y tế, thiết bị bưu
chính viễn thông.
- Dịch vụ bốc xếp giao nhận hàng hoá.
- Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh.
1.3 Đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh,lĩnh vực của công ty FOUNTECH
a. Đặc điểm lao động
Với đội ngũ hơn 320 kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, được đào tạo trong
nước cũng như nước ngoài, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng
như ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện nay, Công ty cổ phần
công nghệ nền móng và xây dựng có khả năng thi công, xây dựng các loại công

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trình có quy mô lớn; những công trình kết cấu phức tạp nhất đòi hỏi tiêu chuẩn
chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng.
Do tính chất của công việc chủ yếu là xây dựng nên công nhân viên của công ty
chủ yếu là nam giới (chiếm trên 90% lao động). Công ty thực hiện việc tuyển dụng
theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 nên luôn đảm bảo chất lượng lao động
rất tốt. Sau khi tuyển dụng, ứng viên tuyển dụng sẽ được ký hợp đồng thử việc,
thời gian thử việc là 03 tháng, trong thời gian thử việc người lao động sẽ được
hưởng 80% lương chính. Qua thời gian thử việc, ứng viên nào đạt yêu cầu sẽ được
nhận vào làm việc và ký hợp đồng tuyển dụng chính thức. Tất cả nhân công viên
khi được nhận chính thức vào công ty đều được công ty tiến hành đóng bảo hiểm
và hưởng mọi chế độ đãi ngộ theo quy định của nhà nước. Còn một số công nhân
tham gia lao động theo thời vụ thì chưa được đóng bảo hiểm.
b. Đặc điểm sản phẩm
Công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng với nghành nghề kinh doanh
chủ yếu là xử lý nền móng và thi công khoan cọc nhồi, đóng cọc BTCT, cọc cát …
nên sản phẩm của công ty đều mang đặc điểm chung của hầu hết các sản phẩm xây
dựng khác, đó là: có giá trị lớn, thời gian thi công dài, là sản phẩm đơn chiếc, bố trí
sản xuất theo kiểu cố định vị trí, nhưng tính ổn định không cao.
c. Đặc điểm nguồn vốn
Công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng về cơ bản là một doanh
nghiệp tư nhân, vốn điều lệ của Công ty chủ yếu là do các thành viên sáng lập góp.
Vốn điều lệ của Công ty khi bắt đầu thành lập là 8 tỷ và đã tăng lên 80 tỷ vào cuối
năm 2015.
Với năng lực hiện tại công ty đang thi công rất nhiều các công trình lớn trên địa
bàn Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận nên nhu cầu về vốn của Công ty luôn tăng
trong từng năm.

1.4: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


TỔ CHỨC KINH KINH TẾ CƠ GIỚI TÀI
HÀNH DOANH KỸ VẬT TƯ CHÍNH KẾ
CHÍNH THUẬT TOÁN

CÁC ĐỘI THI CÁC ĐỘI THI NHÀ MÁY CÁC ĐỘI THI
CÔNG CỌC CÔNG TƯỜNG ĐÚC CỌC CÔNG ĐÚC
KHOAN NHỒI VÂY, CỌC BTCT CỌC
BARRET

CÁC ĐỘI THI CÁC ĐỘI THI CÁC ĐỘI THI CÁC ĐỘI THI
CÔNG ĐÓNG CÔNG ÉP CỌC CÔNG CỌC CÔNG XÂY
CỌC CÁT DỰNG VÀ CÁC
ĐỘI KHÁC

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.4.2. Chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định phương hướng sản xuất, phương án
tổ chức, cơ chế quản lý của công ty để thực hiện nghị quyết của đại hội đồng cổ
đông công ty.
- Ban kiểm soát: là doanh, người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
kinh, quản trị và điều hành công ty. Công ty được điều hành bởi giám đốc và các
phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và các phòng ban chuyên môn giúp
việc.
- Giám đốc công ty: là người điều hành mọi hoạt động của công ty và hội đồng
quản trị tổ chức về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: là người giúp việc và thay giám đốc giải quyết các công việc
khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu cho giám đốc và hội đồng quản
trị tổ chức cán bộ lao động và tiền lương, thanh tra, thi đua khen thưởng và kỷ
luật…
- Phòng kinh doanh: tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty đưa ra các chiến
lược và tìm kiếm thị trường đầu ra, vào cho công ty.
- Phòng kinh tế – kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty tổ chức
lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ thanh toán, hồ sơ năng lực, kiểm định chất lượng máy
móc thiết bị đang thi công cho công ty.
- Phòng cơ giới vật tư: Tham mưu giúp cho lãnh đạo công ty sửa chữa, thay thế
phụ tùng trang thiết bị máy móc thi công và các vật tư phục vụ quá trình thi công
tại công trường cho công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và
hội đồng quản trị tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính – kế toán,
GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến
Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thống kê thông tin kế toán và hạch toán kinh tế ở toàn công ty theo điều lệ của công
ty. Đồng thời kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật,
đảm nhiệm việc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh
mang lại hiệu quả cao cho công ty.
- Các đội, nhà máy thi công xây dựng
Tổ chức bộ máy cho phù hợp với từng yêu cầu hoạt động thi công ở công trình.
Chấp hành tốt các quy định về quy phạm an toán trong lao động cho con người và
phương tiện.
Chức năng : hoạt động theo quy chế của công ty ban hành, chủ động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả cao theo quy chế khoán, chủ động đề xuất các phương án
kinh doanh, trình công ty chấp thuận mới thưc thi, được cấp vật tư, tài chính tùy
theo từng công việc cụ thể, đội thực hiện quy tắc thực nhanh, thực chi với công ty.
Nhiệm vụ : cùng công ty khai thác đầu vào được chi thưởng % theo quy chế ;
chịu trách nhiệm quản lý thực hiện theo quy định, quy chế của công ty và pháp luật
nhà nước ; chủ động khoán tổ nhóm theo quy chế của công ty khi lập phương án đã
được chấp thuận.
Đẩy mạnh thi công theo tiến đọ được duyệt, không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hóa các công việc. Phối hợp với các phòng chức năng kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ
thanh quyết toán công trình.
1.5.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán tất các các nghiệp vụ phát
sinh đầu vào và đầu ra , tiến hành xác định các chỉ tiêu kinh tế theo quy định để
làm cơ sở quyết toán cho từng công trình thi công.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây
dựng được thể hiên qua sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán
ngân tiền thanh vật tư – tổng hợp TSCĐ
hàng - lương - toán và hàng hóa chi phi –
tiền vay BHXH công nợ giá thành

1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám
đốc, đề xuất ý kiến về tình hình phát triển của Công ty và chịu trách nhiệm chung
về thông tin của phòng kế toán, thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế
toán ở công ty và thực hiện các khoản đóng góp của công ty đối với nhà nước.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay, tiền mặt
+ Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.
+ Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng, viết ủy nhiệm thu để thực hiện
các lệnh thanh toán với các khách hàng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ chuyển tiền.
+ Quản lý các loại SEC, không được làm mất SEC, SEC được bảo quản như tiền
mặt, nếu mất mát phải chịu trách nhiệm.
+ Lập kế hoạch vay vốn từng quý, làm hợp đồng thanh lý với từng ngân hàng lập
bảng đối chiếu số dư cuối tháng với từng ngân hàng đối với khoản tiền vay tiền
gửi.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và
với giám đốc.
+ Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay của từng ngân hàng.
+ Theo dõi sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ từng phiếu chi, phiếu thu, xác
định số dư cuối tháng.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của từng chứng từ kế toán theo quy định của nhà
nước, hướng dẫn của Bộ tài chính, biên bản kiểm kê.
+ Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng các đơn vị trực thuộc
+ Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ thanh toán
số lương phải trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế; các khoản trích
theo lương với tỷ lệ phần trăm theo quy định hiện hành.
- Kế toán thanh toán và công nợ
+ Thanh toán các chế độ công tác phí, tầu xe, xăm ô tô con.
+ Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh.
+ Theo dõi các khoản phải thu và phải trả của khách hàng đúng thời hạn.
+ Lập sổ chi tiết công nợ đối với từng khách hàng.
+ Báo cáo công nợ phải thu, phải trả hàng ngày của công ty với trưởng phòng và
giám đốc.
+ Lập hợp đồng đầu vào và đầu ra, tiến hành làm thanh lý khi kết thúc hợp đồng.
+ Lập đối chiếu công nợ hàng tháng với khách hàng…
+ Báo cáo với thủ trưởng những trường hợp phát hiện ra sai sót, các trường hợp vi
phạm chế độ.
- Kế toán vật tư, hàng hóa:
+ Phản ánh tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật tư, hàng hóa ở các kho do công ty trực
tiếp quản lý.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất hướng dẫn
các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước.
+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho từng kho của công ty thực hiện đúng
quy định của nhà nước.
+ Có số liệu tồn kho của các đơn vị trực thuộc (hàng tháng ở các đơn vị báo sổ hoặc
chuyển chứng từ, tài liệu về vật tư hàng hóa cho kế toán vật tư hàng hóa có thể kiểm
kê, từ đó có số liệu tồn kho của từng các đơn vị trực thuộc)
+ Thực hiện kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.
+ Đối chiếu với kế toán tồng hợp vào cuối tháng căn cứ sổ kế toán viết tay của
mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy vi tính cung cấp
- Kế toán tổng hợp tài chính và xác định KQKD: Tập hợp chi phí SXKD,
tính giá thành sản phẩm của từng công trình, của từng đơn vị và của toàn công ty.
Có trách nhiệm báo cáo với kế toán trưởng và lãnh đạo công ty.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm các loại TSCĐ, phân bổ khấu
hao TSCĐ và hiện trạng giá trị của TSCĐ và các xí nghiệp trực thuộc, ghi sổ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán của công ty.
Công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng áp dụng chế độ kế toán theo
THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC của bộ tài chính. Công ty hạch toán theo đúng nội
dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán, các văn bản
pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán.
* Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt đầu
từ 01/01 đến ngày 31/12.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế
toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
* Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến
Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng
* Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng: Nhật kí chung

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán


Hệ thống chứng từ kế toán được dùng để chứng minh tính hợp pháp của việc
hình thành các nghiệp vụ kinh tế của Công ty, phản ánh kịp thời trạng thái và sự
biến động của đối tượng hạch toán đồng thời là căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống
chứng từ kế toán được tổ chức ở Công ty theo hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc
và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn giúp cho phòng giám đốc hiểu rõ hơn về
tình hình tài chính của Công ty.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho công ty gồm:
* Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 4 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng hóa
+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu TSCĐ
*Tổ chức, tiếp nhận, lập và luân chuyển chứng từ.
Chứng từ kế toán sau khi được chuyển về phòng kế toán sẽ được chuyển cho kế
toán các phần hành cụ thể trong phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
 Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
 Kế toán tổng hợp kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc
doanh nghiệp ký duyệt.
 Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
 Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
* Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán.
 Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu liên quan.
 Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế
độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với người có
thẩm quyền để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới
làm căn cứ ghi sổ.

. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán


Báo cáo kế toán là phương tiện để truyền tải thông tin, cung cấp thông tin kế
toán đến các đối tượng sự thông tin. Tại Công ty cổ phần Bắc Phương báo cáo kế
toán được chia thành báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở
hữu và công nợ cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính của Công
ty bao gồm:
- Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
- Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN
Các báo cáo này do các kế toán tổng hợp lập. Sau khi lập xong, báo cáo sẽ được
Kế toán trưởng rà soát và xem xét lập theo đúng theo quy định và chuẩn mực quy
định.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tất cả các báo cáo này đều được lập theo đúng quy định về cách thức, biểu mẫu,
thời gian, số lượng.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA

CÔNG TY NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. 1. Kế toán vật tư
Là một doanh nghiệp xây dựng, nguyên vật liệu ở Công ty chủ yếu là cát, đất,
đá, xi măng, sắt, thép… phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình nhà, cầu
đường… Công cụ dụng cụ là các thiết bị, dụng cụ là việc tại công trường.
 Tài khoản sử dụng
TK 152: Nguyên vật liệu,TK 153: Công cụ dụng cụ
 Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, Bảng kê mua hàng, Hóa đơn GTGT
đầu vào, Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, Bảng phân bổ công cụ
dụng cụ, Chứng từ ghi sổ
 Quy trình luân chuyển chứng từ

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ mua, nhập vật tư


Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả

Chỉ huy trưởng tại (1)


Kế hoạch nhập hàng
công trường
Nhân viên kỹ thuật (2)
Kiểm tra hàng tồn, giá
phụ trách nhập

Trưởng phòng (3)


Ký kiểm soát

Giám đốc (4)


Duyệt nhập

Nhân viên phòng (5)


Giao dịch với người bán
kinh tế thị trường
Lái xe, thủ kho, trực (6)
Nhập hàng vào kho
cân điện tử
Kế toán giá thành (7)
Lập phiếu nhập kho

Kế toán trưởng, (8)


Ký duyệt
Giám đốc
Kế toán giá thành (9)
Ghi sổ kế toán

Kế toán bộ phận (10)


Ghi sổ kế toán liên quan
liên quan
Kế toán giá thành (11)
Lưu chứng từ

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mô tả:
(1) Chỉ huy trưởng tại công trường thi công lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu
chuyển kế toán, kế hoạch phải nêu được các yếu tố: Chủng loại, số lượng đơn giá,
thành tiền; Phương thức, địa điểm giao nhận.

(2) Nhân viên tại phòng kỹ thuật phụ trách công trình kiểm tra hàng tồn, giá
nhập, thông số kỹ thuật...

(3) Sau đó đưa kế hoạch trình trưởng phòng.

(4) Sau đó trình kế hoạch cho Giám đốc ký duyệt.

(5) Nhân viên phòng kinh tế thị trường tiến hành giao dịch với người bán.

(6) Tiến hành nhập kho: vật tư được giao tại chân công trình hoặc được nhập
vào kho bãi tại công trường thi công.

(7) Kế toán sau khi kiểm tra hàng lập phiếu nhập kho làm 2 liên chuyển cho thủ
kho. Sau khi nhận đủ hàng thủ kho ký phiếu nhập và chuyển trả lại kế toán 1 liên
(còn 1 liên thủ kho giữ lại để cuối ngày đối chiếu với kế toán). Nếu thanh toán
ngay theo quy trình chi tiền mặt.

(8) Kế toán trình phiếu nhập kho cho Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt.

(9) Sau đó kế toán ghi sổ kế toán theo dõi nguyên vật liệu nhập-xuất-tồn.

(10) Chuyển chứng từ cho kế toán có liên quan ghi sổ kế toán liên quan.

Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán có liên quan ghi sổ kế toán liên quan.
(11) Kế toán lưu chứng từ tại nơi quy định.

Một số sổ sách kế toán kèm theo

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2. Kế toán tài sản cố định


Tài sản cố định (TSCĐ) trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ
yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh
doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm,
dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Tài sản cố định hữu hình của Công ty được chia thành những loại sau: Máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và các tài sản cố định khác.
Tài sản cố định vô hình: Phần mềm máy tính...
Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời số lượng, giá trị, hiện
trạng hiện có của TSCĐ, tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ để thông qua đó
giám sát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng TSCĐ trong công ty.
- Tham gia kiểm kê định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị, lập kế hoạch
và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, đổi mới TSCĐ
- Phản ánh giá trị hao mòn của tài sản trong đơn vị.
Điều kiện ghi nhận TSCĐ
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
Có giá trị theo quy định hiện hành (theo quy định hiện nay là từ 30.000.000 đồng
trở lên)
Về mặt kế toán, TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Việc
trích khấu hao được thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày
25/04/2013 theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Mức khấu hao trung Nguyên giá TSCĐ
bình hàng năm =
Số năm sử dụng của tài sản
 Tài khoản sử dụng: TK 211- Tài sản cố định hữu hình
GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến
Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TK 213- Tài sản cố định vô hình


 Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ,
Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Đồng thời kế toán sẽ tiến hành thêm tài sản vào mục trích khấu hao tài sản, để
cuối kỳ phần mềm sẽ tự động trích khấu hao.
Một số sổ sách kế toán kèm theo

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương


Nhiệm vụ kế toán tiền lương
- Theo dõi, phản ánh kịp thời sự biến động về tình hình lao động và kết quả lao
động.
- Tính toán chính xác kịp thời, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các
khoản trợ cấp phải trả người lao động
- Tính toán và phân bổ chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
 Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương
Các sổ kế toán liên quan: Sổ cái TK 334, Sổ cái TK 338
 Quy trình luân chuyển chứng từ:
Sơ đồ 2.6. Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương
Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả
Kế toán (1)
Tính lương

Kế toán trưởng, (2)


Ký duyệt
Giám đốc
Kế toán (3)
Lập phiếu chi

Thủ quỹ, công nhân (4)


Giao nhận tiền theo
viên
bảng lương
Kế toán (5)
Lưu chứng từ
Mô tả:
(1) Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân viên.

(2) Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt.

(3) Sau khi ban giám đốc duyệt chi lương, chuyển cho kế toán lập phiếu chi.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(4) Thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt chi lương cho công nhân viên.

(5) Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán lưu giữ.

Một số Sổ sach kế toán kèm theo

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.4. Kế toán vốn bằng tiền


Tại Công ty cổ phần Công nghệ nền móng và xây dựng vốn bằng tiền có 2 loại
là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt được quản lý tại quỹ của Công ty. Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu là
các nghiệp vụ tạm ứng; thanh toán tiền lương cho công nhân viên; nộp tiền điện,
nước, điện thoại; thanh toán tiền cước vận chuyển nguyên vật liệu,... Cuối ngày thủ
quỹ phải có trách nhiệm chốt tiền xem số liệu thực tế có khớp đúng số liệu trên sổ
sách hay không dưới sự giám sát của kế toán thu chi.
Tiền gửi ngân hàng: Các nghiệp vụ thanh toán của Công ty chủ yếu thực hiện
qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản. Cuối tháng, căn cứ vào sổ phụ do
ngân hàng lập, kế toán tiến hành đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết TK 112 để kiểm
tra biến động tăng giảm của tiền gửi ngân hàng.
 Đối với kế toán tiền mặt, lãnh đạo công ty đã đề ra một số quy chế quy
định công tác quản lý tiền mặt như sau:
 Các khoản thu chi bằng tiền qua quỹ của công ty đều phải được chứng minh
bằng các chứng từ phê duyệt. Các chứng từ bao gồm: Phiếu thu, Phiếu chi. Thủ
quỹ có trách nhiệm lưu giữ một bản chính của các chứng từ nêu trên.
 Sổ quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý, phải cập nhật và tính số tồn quỹ hàng
ngày. Mọi khoản thu, chi tiền mặt đều phải được ghi trong sổ quỹ tiền mặt.
 Phiếu chi tiền mặt phải được kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận và được
Giám đốc ký duyệt.
 Các chứng từ thanh toán đính kèm theo phiếu thu, phiếu chi phải hợp pháp,
hợp lệ và được kế toán trưởng kiểm tra trước khi lập phiếu.
Tài khoản sử dụng: TK 111 – Tiền mặt
Chứng từ sử dụng
Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ sau:

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Phiếu thu (Mẫu số 01-TT/BB)


+ Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT/BB)
+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT/HD)
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04- TT/HD)
+ Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT/HD)
Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt
Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả
Khách hàng, nhân viên có (1)
nhu cầu thanh toán tạm Giấy đề nghị thanh
toán, tạm ứng (kèm
ứng
chứng từ gốc)

Kế toán thanh toán (2)


Kiểm tra chứng từ

Trưởng phòng tài chính - (3)


kế toán, Giám đốc Ký duyệt

Kế toán thanh toán (4)


Lập phiếu chi

Kế toán trưởng, Giám đốc (5)


Ký phiếu chi

Thủ quỹ, người nộp tiền (6)


Giao nhận tiền

Kế toán thanh toán (7)


Ghi sổ kế toán

Bộ phận kế toán liên quan (8)


Ghi sổ kế toán
liên quan

Kế toán thanh toán (9)


Lưu chứng từ

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mô tả:
(1) Khi có nhu cầu ứng tiền hoặc thanh toán tiền, người có nhu cầu viết giấy đề
nghị ứng tiền/ thanh toán kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán thanh toán.

(2) Nhận được bộ chứng từ, kế toán thanh toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, tính
trung thực của bộ chứng từ.

(3) Sau đó chuyển trưởng phòng tài chính kế toán, Giám đốc ký duyệt. Đối với
những khoản chi nhỏ như tiền làm đêm công nhân, tiền ăn công nhân thì kế toán
thu chi tự cân đối.

(4) Giấy đề nghị được duyệt, kế toán thanh toán lập phiếu chi tiền 3 liên.

(5) Trình giám đốc, kế toán trưởng ký phiếu chi.

(6) Sau đó chuyển thủ quỹ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nhân viên công
ty. Thủ quỹ chi tiền yêu cầu người nhận tiền phải ghi số tiền bằng chữ, ngày tháng
và ký, ghi rõ họ tên vào vị trí người nhận tiền vào 3 liên phiếu chi. Thủ quỹ ký xác
nhận đã chi tiền vào vị trí thủ quỹ trên tờ phiếu chi, chuyển liên 3 cho người nộp
tiền giữ, thủ quỹ tiến hành ghi sổ quỹ sau đó tập hợp cuối ngày chuyển trả liên 1
cho kế toán thanh toán.

(7) Cuối ngày kế toán thanh toán kiểm tra đối chiếu và ký xác nhận với thủ
quỹ, kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt, chuyển cho các bộ phận liên quan
ghi sổ kế toán liên quan.

(8) Kế toán thanh toán chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán liên quan để tiến
hành ghi sổ kế toán liên quan.

(9) Chứng từ được chuyển cho kế toán thanh toán lưu theo thời hạn quy định.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt

Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả


Khách hàng, nhân viên có (1)
Kế toán thu chi lập
nhu cầu nộp tiền phiếu thu

Kế toán trưởng (2)


Ký duyệt
Thủ quỹ, người nộp tiền (3)
Giao nhận tiền

Kế toán thanh toán (4)


Ghi sổ kế toán

Bộ phận kế toán liên (5)


quan Ghi sổ kế toán liên quan

Kế toán thu chi (6)


Lưu chứng từ

Mô tả:
(1) Khi khách hàng, nhân viên có nhu cầu nộp tiền kế toán thanh toán lập phiếu
thu làm 3 liên.

(2) Chuyển phiếu thu cho Kế toán trưởng ký duyệt.

(3) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu, giao cho người nộp tiền liên 3,
tiến hành ghi sổ quỹ, chuyển liên 1 và liên 2 cho kế toán thanh toán

(4) Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt, lưu liên 1.

(5) Kế toán thanh toán chuyển liên 2 cho bộ phận liên quan ghi sổ kế toán liên
quan.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(6) Chứng từ được chuyển cho kế toán thanh toán lưu theo thời hạn quy định,
định kỳ Giám đốc sẽ kiểm tra.

(7) Phần mềm sẽ tự động chuyển vào Chứng từ ghi sổ và các sổ, bảng kê có liên
quan. Từ đây, sẽ chiết xuất ra được các sổ như: Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi
tiền, Bảng kê số 1 - Tiền mặt, Sổ chi tiết tài khoản 111, 141...

Hàng ngày, thủ quỹ ghi chép tình hình sử dụng tiền mặt vào: Sổ quỹ tiền mặt
 Đối với kế toán tiền gửi ngân hàng, hiện nay Công ty đang giao dịch với
các ngân hàng: Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội, Ngân hàng
SHB .
 Tài khoản sử dụng: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
 Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, Giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê
của ngân hàng kèm theo các chứng từ: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, séc chuyển
khoản,... Khi nhận được các chứng từ gốc như: Giấy báo nợ, giấy báo có do ngân
hàng chuyển tới thì kế toán ngân hàng kiểm tra, đối chiếu với các hóa đơn bán
hàng, giấy nộp tiền ...

Một số sổ sách kế toán kèm theo

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương


Nhiệm vụ kế toán tiền lương
- Theo dõi, phản ánh kịp thời sự biến động về tình hình lao động và kết quả lao
động.
- Tính toán chính xác kịp thời, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các
khoản trợ cấp phải trả người lao động
- Tính toán và phân bổ chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
 Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương
Các sổ kế toán liên quan: Sổ cái TK 334, Sổ cái TK 338
 Quy trình luân chuyển chứng từ:
Sơ đồ 2.6. Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương
Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả
Kế toán (1)
Tính lương

Kế toán trưởng, (2)


Ký duyệt
Giám đốc
Kế toán (3)
Lập phiếu chi

Thủ quỹ, công nhân (4)


Giao nhận tiền theo
viên
bảng lương
Kế toán (5)
Lưu chứng từ
Mô tả:
(6) Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân viên.

(7) Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt.

(8) Sau khi ban giám đốc duyệt chi lương, chuyển cho kế toán lập phiếu chi.

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(9) Thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt chi lương cho công nhân viên.

(10) Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán lưu giữ.

Một số Sổ sach kế toán kèm theo

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. 5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2. 5.1. Kế toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Fountech là toàn bộ chi phí mà công ty bỏ
ra để phục vụ cho quá trình hoàn thiện công trình. Việc tập hợp chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và
theo khoản mục giá thành gồm:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí sử dụng máy thi công
 Chi phí sản xuất chung
Và theo các biểu mẫu:
- KT.BM-03.01 Bảng kê chi phí nguyên vật liệu
- KT.BM-03.02 Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp
- KT.BM-03.03 Bảng kê chi phí máy thi công
- KT.BM-03.04 Bảng kê chi phí chung
- KT.BM-03.05 Bảng kê vật liệu xuất thi công
- KT.BM-03.06 Bảng tổng hợp chi phí kiêm bảng tính giá thành.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Fountech là phương
pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng
công trình, hạng mục công trình được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục. Vì
vậy, khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các
tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành sẽ được giá thực tế của sản phẩm
theo từng khoản mục chi phí.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản phẩm xây dựng.
Chi phí vật liệu cho công trình gồm giá thực tế (chi phí thu mua, vận chuyển đến chân

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

công trình, hao hụt trong định mức của quá trình vận chuyển, bảo quản) của vật liệu
chính (gạch, xi măng, cát…) vật liệu kết cấu (bê tông, sắt, thép…) vật liệu phụ, vật
liệu sử dụng luân chuyển (cốp pha, dàn giáo, ván khuôn…) và các vật liệu khác.

 Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán háng thông thường
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất (xuất thẳng không qua kho)
- Biên bản đối chiếu xác nhận công nợ
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành/ BB giao nhận (nếu có)
- Biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có)
- Phụ lục hợp đồng (nếu có)/ Thông báo giá (nếu có)
- Hợp đồng kinh tế
 Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi và hạch toán các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử
dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và mở chi tiết để theo dõi chi phí
nguyên vật liệu cho từng loại công trình, hạng mục công trình.
Kết cấu của TK 621:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL cho việc thi công công trình như: cát đen, cát
vàng, sắt, thép, xi măng, vải địa kỹ thuật... phát sinh trong kỳ. Căn cứ ghi sổ là
“Bảng kê xuất vật tư nguyên liệu” xuất dùng trong kỳ cho các đối tượng.
Bên Có : Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154
TK 621 không có số dư cuối kì
Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị của vật liệu
chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham
gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn
thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi
GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến
Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

công). Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình,
hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm của công trình, hạng
mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc kèm theo được lập theo biểu mẫu:
“KT.BM-03.01 Bảng kê chi phí vật liệu mua vào”. Trường hợp khối lượng nguyên
vật liệu nhập về trong kỳ không sử dụng hết thì phải phân bổ theo khối lượng tiêu
hao của khối lượng thi công thực hiện. Sử dụng mẫu biểu: “KT.BM-03.08 Bảng
phân bổ vật liệu”.
 Trình tự luân chuyền chứng từ
Sơ đồ 2.7. Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, Hóa Phần mềm Bảng kê chi Bảng tổng hợp
đơn GTGT, Bảng kê kế toán phí nguyên chi phí kiêm
chi phí vật liệu mua vật liệu tính giá thành
vào Bảng kê xuất vật
liệu thi công...

- Hàng tháng, sau khi nhận được bản Báo cáo sản lượng của công trình,
kế toán chuyên quản thực hiện đầy đủ 2 bước như khi nhận bản bóc tách dự
toán.
- Nhập số liệu định mức vật tư của tháng đó vào phiếu xây dựng.
- Hàng tháng, kế toán chuyên quản thực hiện nhập số liệu của công
trình vào Bảng kê phiếu xuất vật tư. Bảng kê phiếu xuất nhập liệu giống với
phiếu xuất kho (tuy nhiên bảng kê phiếu xuất là phiếu xuất thẳng không qua
kho)
- Kế toán tính giá vốn hàng xuất để tính giá trị tất cả các phiếu xuất
kho.
- Sau khi thực hiện hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp theo Bảng kê
xuất vật tư hoặc xuất kho, phần mềm tự động sẽ lên Bảng 01 Bảng kê xuất vật
tư nguyên liệu. Sau đó kế toán kiểm tra với chứng từ hóa đơn đã hạch toán, sắp
GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến
Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

xếp lưu trữ theo đúng thứ tự thời gian như trong Bảng 01- Bảng kê xuất vật tư
nguyên liệu.
- Sau khi nhập hạch toán đầy đủ theo các bước trên, kế toán chuyên
quản kiểm tra phần số liệu trên bảng 05 Bảng tổng hợp vật tư nguyên liệu xuất
thi công đối chiếu với số liệu sổ kế toán 621, bảng 01 và phát sinh vật tư dự
kiến.
- Phần hành kế toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện
hoàn toàn bằng phần mềm, máy tính tự động xử lý đơn giá, số lượng, tự động
kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 1541 để phục vụ công tác
tập hợp chi phí sản xuất.
Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng không phải phân bổ,
hoặc nguyên vật liệu mua ngoài không qua kho, kế toán chọn phân hệ hàng tồn kho
và chọn mục phiếu xuất kho/bảng kê phiếu xuất, xuất hiện màn hình nhập liệu kế
toán điền đầy đủ thông tin.
Đối với công cụ dụng cụ sử dụng phải phân bổ thì kế toán tiến hành phân bổ như
sau: vào phân mục quản lý tài sản và chọn mục quản lý phân bổ công cụ dụng cụ,
xuất hiện màn hình nhập liệu:
Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm:


- Tiền lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản
xuất .
- Tiền lương chính, phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân điều khiển máy thi
công.
- Tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn.
 Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Hợp đồng lao động thời vụ


- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành
- Biên bản thanh lý hợp đồng lao động thời vụ
- Biên bản họp tổ lao động
- Danh sách lao động ủy quyền ký HĐLĐ
- Bảng chấm công, Bảng chấm cơm....
- Bảng thanh toán tiền lương lao động thời vụ
- Giấy cam kết không tới mức kê khai thuế TNCN
 Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh số tiền lương, tiền công trả
cho người lao động trong danh sách và lao động thuê ngoài. Thanh toán tiền công
đối với lao động thuê khoán theo thời vụ căn cứ vào hợp đồng giao khoán được kê
vào biểu mẫu: “KT.BM-03.02 Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp”. Không hạch
toán vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản trích: BHXH, BHYT, BHTN và
KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp
xây lắp và sử dụng máy thi công.
 Trình tự luân chuyền chứng từ
Sơ đồ 2.8. Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp

Bảng chấm công, Bảng kê chi Bảng tổng hợp


Bảng chấm cơm, Phần mềm phí nhân chi phí kiêm
kế toán công trực tính giá thành
Phiếu chi... tiếp

Các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công như bảng chấm công, phiếu chi…
được tập hợp và chuyển về cho kế toán giá thành nhập liệu vào phần mềm kế
toán .

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Dưới đây là màn hình làm việc khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp để tập
hợp tính giá thành công trình:
- Vào “ Phiếu kế toán khác”: Hạch toán chi phí nhân công trực
tiếp theo từng đối tượng: tổ trưởng các tổ nhân công.
- Vào “Phiếu chi”:Chi lương nhân công cho các tổ trưởng theo
đúng số liệu đã hạch toán.Phần mềm sẽ tự động chuyển các dữ liệu
sang “Bảng 02- Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp”
- Kế toán chuyên quản thực hiện kiểm tra Bảng 02 với số liệu sổ
chi tiết TK 622 và số liệu đã hạch toán từ các Phiếu kế toán khác
bằng cách nhấn vào “Bảng 02 Bảng kê chi phí nhân công trực tiếp”
- Hàng ngày, tổ trưởng tiến hành chấm công cho lao động tại
công trường trên bảng chấm công. Cuối tháng, tổ trưởng và người
phụ trách ký vào bảng chấm công, gửi cho Phòng hành chính nhân sự
để kiểm tra đối chiếu, xét duyệt. Sau đó, chuyển cho kế toán chuyên
quản từng công trình kiểm tra tính hợp lý, lập bảng thanh toán lương
trình cho kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào đó, kế toán
thanh toán lập phiếu chi,chi lương cho người lao động, cập nhật
nghiệp vụ vào phần mềm kế toán và lưu các chứng từ có liên quan.
Chi phí sử dụng máy thi công

Máy móc thi công là những máy móc thiết bị chạy bằng động cơ được sử dụng
trực tiếp cho công tác thi công như: máy xúc, máy đóng cọc, máy trộn bê tông, máy
đầm... Chi phí sử dụng máy thi công những là chi phí có liên quan trực tiếp đến việc
sử dụng xe và máy thi công, đây là chi phí đặc thù trong lĩnh vực xây lắp.
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí cho các máy thi
công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Tại công ty cổ phần
Bắc Phương chi phí sử dụng máy thi công chủ yếu là chi phí khấu hao máy móc,

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thiết bị thi công. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công
trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ diezen, xăng, điện… Chi
phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời kèm
theo chứng từ gốc được kê vào biểu mẫu: “KT.BM-03.03 Bảng kê chi phí máy”.
 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường ….
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản xác nhận ca máy hoạt động
- Biên bản đối chiếu công nợ
- Phụ lục hợp đồng (nếu có)
- Thanh lý hợp đồng (nếu có)
 Tài khoản sử dụng: TK 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Tk
623 có 6 tài khoản cấp 2
- TK 6231- Chi phí nhân công
- TK 6232- Chi phí vật liệu
- Tk 6233- Chi phí dụng cụ
- Tk 6234- Chi phí khấu hao máy thi công
- TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tk 6238 - Chi phí khác bằng tiền khác
Tài khoản 623 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ của TK 154- Chi
phí sản xuất- kinh doanh dở dang.
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
Cách hạch toán đối với chi phí máy thi công trong phần mềm máy tính:

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Từ phân hệ “Chi phí Giá thành”, nhấn chuột vào “Phiếu kế toán khác
(PK)” để hạch toán bút toán thuê máy móc thi công, sửa chữa máy thi công
trong khoản mục chi phí máy này.
- Vào mục “Phiếu xuất kho” (PX): để hạch toán xuất kho nguyên vật
liệu cho máy thi công từ kho của Công trình. Khi xuất dầu phải xuất riêng cho
từng loại máy thi công để chi phí sử dụng máy tập hợp chi tiết theo từng loại
máy thi công. Xuất cho máy nào thì nhập Khoản mục cho đúng loại máy đó.
- Vào mục “Phiếu KT tự động” để thực hiện các bút toán hạch toán
khấu hao và công cụ dụng cụ của các loại máy phân bổ cho công trình. Đối với
các loại máy thi công cũng phải nhập khoản mục chi phí chính xác.
- Kế toán thực hiện tính giá vốn hàng xuất nhằm tính giá trị cho tất cả
các phiếu xuất kho bằng cách vào mục “Tính giá vốn hàng xuất”
- Để kiểm tra các số liệu hạch toán trên sổ sách và số liệu trên Bảng kê
chi phí sử dụng máy thi công, vào mục “Bảng 03 Bảng kê chi phí sử dụng máy
thi công”.
Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của công ty là những chi phí có liên quan tới việc tổ
chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng.
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản mục
chi phí khác nhau.
 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường ….
- Hợp đồng kinh tế
- Bảng chấm công lao động gián tiếp
- Bảng thanh toán tiền lương lao động gián tiếp

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được mở chi tiết
cho từng công trình.
Tài khoản 627 không có số dư và mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố
chi phí:
- TK 6271 - Chi phí nhân viên
- TK 6272 - Chi phí vật liệu
- TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK6278 - Chi phí khắc bằng tiền
Cách sử dụng phần mềm khi hạch toán chi phí sản xuất chung
- Vào “Phiếu kế toán khác”: Hạch toán các chi phí chung của công
trường ngoài 3 khoản mục chi phí trên: Chi phí lương, chi phí công trường chi
cho hoạt động chung hằng ngày…
- Kế toán chuyên quản kiểm tra các số liệu hạch toán trên sổ sách và số
liệu trên Bảng kê chi phí chung bằng cách vào mục “Bảng 04 Bảng kê chi phí
chung”

Một số chứng từ kèm theo:

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.5.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành


Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành sử
dụng TK 154: “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí và mở chi
tiết cho từng công trình tương ứng. Kết cấu TK 154:
Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kì
Bên Có: Kết chuyển chi phí dở dang đầu kì
Dư Nợ: Chi phí sản xuât dở dang cuối kỳ
 Cách hạch toán trên phần mềm máy tính
- Sau khi hạch toán 4 khoản mục chi phí giá thành, kế toán tiến hành kết
chuyển để lên biểu giá vốn Bảng 06 “Bảng tổng hợp kiêm bảng tính giá thành”
- Kế toán kiểm tra Bảng 06 và hạch toán giá vốn công trình trong tháng.
- Đối chiếu số liệu Dở dang đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, giá vốn khối lượng
nghiệm thu trong tháng, Dở dang cuối kỳ với số liệu trong sổ chi tiết 154 của
công trình.
- Một số chứng từ kèm theo:

2.6. Kế toán bàn giao công trình và ghi nhận doanh thu

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

A Phương thức bán hàng trực tiếp

+ Khách hàng phải thanh toán theo tiến độ công trình xây lắp: căn cứ vào khối lượng
xây lắp thực hiện trong kì mà bên giao thầu chấp nhận thanh toán

+Khi công trình hoàn thành bàn giao khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền căn
cứ vào hợp đồng giao khoán mà khách hàng phải trả cho công ty

Thời điểm ghi nhận doanh thu đối với công trình: Khi công trình hoàn thành bàn giao

Chứng từ sử dụng:

 Hóa đơn GTGT


 Các chứng từ thanh toán bao gồm :giấy báo có, phiếu giá thanh toán, biên bản
nghiệm thu khối lượng hoàn thành công trình, bảng sao kê của ngân hàng ...
Sổ sách kế toán bao gồm:
 Sổ nhật ký chung
 Sổ cái TK511
 Sổ chi tiết bán hàng
Tài khoản sử dụng

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng TK 511 –Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ

Công thức xác định:

Doanh Chi Chi Chi


TN DT
KQKD = thu + + - (GVHB + phí + phí + phí +CPTC)
khác HĐTC BH QLDN
thuần khác

Lợi nhuận sau thuế TNDN= LNTT(KQKD) – Thuế TNDN

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thuế TNDN= LNTT(KQKD) *25%


 Trình tự luân chuyển chứng từ

Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ TK511


- Sổ NKC
- Sổ cái TK511
PHẦN MỀM
Phiếu báo có, KẾ TOÁN
phiếu thu, biên bản
nghiệm thu,.... MÁY VI TÍNH

- BCTC
- Báo cáo kế toán
quản trị

Nhập số liệu hàng ngày


In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
So sánh đối chiếu

1.Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán như hóa đơn GTGT, Phiếu thu,
GBC .… đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ ,kế toán ghi sổ nhật ký
chung

2. Đồng thời từ các chứng từ gốc đã có vào sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ .Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết doanh
thu bán hàng .Sổ này được lập vào cuối tháng

3. Căn cứ vàosổ nhật ký chung được dùng để ghi vào sổ cái TK511.Các chứng từ
kế toán sau khi làm căn cứ để ghi sổ nhật ký chung đươc dùng để ghi vào sổ chi
tiết

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4. Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
trênsổ nhật ký chung ,tính ra tổng số phát sinh nợ ,tổng số phát sinh có và số dư
của từng tài khoản trên sổ cái TK 511

5.Sau khi khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ thì dùng làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh lập
báo cáo tài chính

B Xác định kết quả kinh doanh và kế toán kết quả kinh doanh của công ty cổ
phần xây dựng Năng Lượng
2.6.1 .Giá vốn hàng bán
Chứng từ sử dụng và sổ sách kế toán:
 Sổ nhật ký chung
 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK632
 Sổ cái TK632
Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632 –Giá vốn hàng bán


Trình tự luân chuyển chứng từ

Sơ đồ: Sơ đồ luân chuyển chứng từ liên quan đến giá vốn hàng bán

.
- Sổ NKC
- Sổ cái TK632

PHẦN MỀM
hi KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

- BCTC
- Báo cáo kế toán
quản trị

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán như hóa đơn GTGT,phiếu nhập
kho,phiếu xuất kho.… đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ ,kế toán ghi sổ
nhật ký chung
1 Đồng thời từ các chứng từ gốc đã có vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán .Căn
cứ vào số liệu trên sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng
bán .Sổ này được lập vào cuối tháng
2 Căn cứ vào sổ nhât ký chung được dùng để ghi vào sổ cái TK632.Các chứng
từ kế toán sau khi làm căn cứ để ghi sổ nhật ký chung đươc dùng để ghi
vào sổ chi tiết
3 Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng trên sổ nhật ký chung ,tính ra tổng số phát sinh nợ ,tổng số phát sinh
có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái TK 632
4 Sau khi khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết giá vốn
hàng bán thì dùng làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh lập báo cáo
tài chính
Các sổ sách kế toán liên quan

 Sổ chi tiết tài khoản 632


 Chứng từ ghi sổ
 Sổ cái tài khoản 632

2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp


Chứng từ sử dụng:
 Phiếu chi
 Giấy báo nợ …

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Hóa đơn GTGT liên 2


Tài khoản sử dụng:
TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trình tự luôn chuyển chứng từ
- Sổ NKC
- Sổ cái TK642
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Phiếu báo nợ,
phiếu chi,
HĐGTGT liên MÁY VI TÍNH
2,....
- BCTC
- Báo cáo kế toán
quản trị

Nhập số liệu hàng ngày


In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
So sánh đối chiếu

1 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán như phiếu chi ,GBN UNC đã
được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ ,kế toán ghi sổ nhật ký chung
2 Đồng thời từ các chứng từ gốc đã có vào sổ chi tiết chi phí quản lý doanh
nghiệp .Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí
quản lý doanh nghiệp .Sổ này được lập vào cuối tháng
3 Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ nhật ký chung được dùng để ghi
vào sổ cái TK642.Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ để ghi sổ nhật ký
chung đươc dùng để ghi vào sổ chi tiết
4 Cuối tháng khóa sổ tính ra tổng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng trên sổ nhật ký chung ,tính ra tổng số phát sinh nợ ,tổng số phát sinh
có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái TK 642

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5 Sau khi khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết chi phí
quản lý doanh nghiệp thì dùng làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh
lập báo cáo tài chính
Các sổ sách kế toán liên quan

 Sổ nhật ký chung
 Sổ chi tiết chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp
 Sổ cái TK642
2.6.3 Công thức xác định kết quả kinh doanh
Lợi nhuận gộp từ bán hàng = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán và cung cấp DV

doanh thu = doanh thu - giảm giá – chiết khấu - hàng bán - thuế TTĐB,Thuế XK,
thuần bán hàng hàng bán thương mại bị trả lại GTGT theo PP trựctiếp

kết quả hoạt động = doanh thu hoạt động - chi phí hoạt động
kinh doanh tài chính tài chính

Lợi nhuận lợi nhuận gộp doanh thu Chi phí chi phí chi phí

từ hoạt động = từ bán hàng và + hoạt động - hoạt động - bán - quản lý

tài chính cung cấp dịch vụ tài chính tài chính hàng
doanh nghiệp

2.6.4 Công thức kết quả hoạt động khác:

Lợi nhuận khác = thu nhập khác - chi phí khác

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sau khi xác định kết quả kinh doanh từng hoạt động trong doanh nghiệp ta có được
kết quả tổng hợp như sau:

Tổng lợi nhuận = lợi nhuận thuần từ + lợi nhuận khác

sau thuế hoạt động kinh doanh

lợi nhuận sau = lợi nhuận thuần từ + lợi nhuận khác - chi phí thuế TNDN

thuế TNDN hoạt động kinh doanh

Phương pháp tính thuế TNDN:

Thuế TNDN = lợi nhuận trước thuế x 25%

Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần- giá vốn hàng bán- chi phí bán hàng- chi
phí QLDN

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN

Các chứng từ sử dụng là :

 Phiếu nhập kho,phiếu xuất kho,HĐGTGT(liên:3)


 Bảng phân bổ tiền lương,trích theo lương(BHXH)
 Bảng khấu hao tài sản cố định
 Phiếu thu, phiếu chi...
 .....

Sổ chi tiết : sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết bán hàng,sổ chi tiết chi phí tài khoản
641,642,511,632...

2.6.5.Các sổ sách kế toán có liên quan đến xác định kết quả kinh doanh của
DN

GVHD:Trần Thị Thu Hà SVTH: Hoàng Hải Yến


Trần Thị Thanh Nga
Chương III:
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHỆ NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG
3.1. Phân tích đánh giá thực trạng của công ty Cổ phần nền móng và xây dựng
Nhìn chung công ty Cổ phần nền móng và xây dựng có một hệ thống quản lí nói chung
và đặc biệt là bộ máy kế toán nói riêng đều đáp ứng được những đòi hỏi mà công việc
kinh doanh đặt ra.Trong thời gian thực tập tại công ty em có một số nhận xét về công
tác kế toán tại công ty như sau:
3.1.1.Ưu điểm
Công ty Cổ phần nền móng và xây dựng hoạt dông chủ yếu trong lĩnh vực xây
dựng,xây lắp do vậy công ty có hệ thống quản lí phù hợp với cơ chế,bộ máy kế toán
phù hợp:
- Cơ cấu tài sản của công ty tương đối hợp lí,chủ yếu là các máy móc thiết bị phục
vụ thi công
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao ,cơ cấu nguồn vốn cho mức độ độc lập về tài
chính của cong ty là tương đối cao
- Giữa kế toán và các bộ phận có liên quan chặt chẽ đảm bảo sự thống nhất về mặt
phạm vi và phương pháp tính toán
3.1.2.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác kế toán thì công ty cổ phần nền
móng và xây dựng vẫn còn những nhược điểm nhất định trong quá trình phát triền củ
mìn
Việc luân chuyển chứng từ ở công ty cổ phần nền móng và xây dựng chậm do các
dự án của công ty bị phân tán ,không tập trung
Có những công trình đã hoàn thaanhf và nghiệm thu nhưng chứng từ vẫn chưa về
đến công ty để hạch toán chi phí giá thành xây lắp
Trình độ kế toán và trình độ nhân viên chưa đồng đều
3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần công nghệ nền móng và xây dựng một số năm gần đây:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ nền móng và xây
dựng được đánh giá là hiệu quả và tăng trưởng ổn định trong 1 số năm gần đây. Điều
này được thể hiện thông qua doanh thu, chi phí, tài sản, nguồn vốn… của doanh nghiệp
trong các năm 2014,2015,2016
Doanh thu và lợi nhuận của 3 năm gần đây:

Năm 2015 2016

Doanh thu 38.562.786.890 125.290.809.390


Giá vốn 163.167.835 400.002.583.449
Lợi nhuận trước thuế 23.964.044.920 (293.633.599.177)
Lợi nhuận sau thuế 23.948.224.982 (293.865.759.177)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,70604 0

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2016 thấp hơn năm 2015. Số lao động năm
2016 tăng so với năm 2015 nhưng mức thu nhập bình quân đầu người lại tăng. Đời sống
lao động được đảm bảo góp phần giúp công ty ổn định để hoạt động.
Nhìn chung trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành bị phá sản, tuyên bố giải
thể nhưng công ty vẫn đang hoạt động có lãi nên điều này chứng tỏ rằng công ty vẫn
đang hoạt động rất tốt trong tình hình kinh tế khó khăn

You might also like