You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

Họ và tên : Phạm Văn Thông


Mã sinh viên: 89437
Chuyên nghành: Kĩ thuật nhiệt lạnh
Họ tên giáo viên hướng dẫn: Thẩm Bội Châu

Hải Phòng, 2022


Lời nói đầu
Thực tập sản xuất là một phần không thể thiếu của quá trình đào tạo các
kỹ sư thuộc khối nghành kỹ thuật. Thông qua quá trình thực tập, người học sẽ
đối chiếu, so sánh, vận dụng và phát triển những kiến thức thu được từ lý thuyết
và thực tế sản xuất thuộc chuyên nghành đào tạo. Cũng chỉ có thể thông qua quá
trình thực tập, mà người học mới hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết
cho các hoạt động chuyên môn trong tương lai.
Báo cáo Thực tập Sản xuất này được biên soạn để ghi nhận và theo dõi
tình hình thực tập của sinh viên Phạm Văn Thông trong suốt thời gian thực tập
tại Công ty DaiKin (Chi nhánh Hải Phỏng).
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT
Phần 1. Báo cáo chung
1.Giới thiệu chung về Viện Cơ Khí, Phòng thực hành và bộ môn Kỹ Thuật Nhiệt
Lạnh.
1.1. Viện cơ khí.
- Quá tình thành lập:
Viện Cơ khí được thành lập theo Quyết định số 1297/QĐ-ĐHHH-TCCB
ngày 22/05/2015, trên cơ sở sắp xếp lại Khoa Cơ khí và Viện Khoa học cơ sở.
Với 5 chuyên nghành đào tạo thuộc nghành Kỹ thuật cơ khí, Viện Cơ khí mang
sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực cơ khí chất lượng cao phục vụ cho phát triển
kinh tế khu vực Duyên hải Bắc Bộ và cả nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế
mạnh mẽ. Việc thành lập Viện Cơ khí nằm trong chiến lược xây dựng Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam thành trường trọng điểm quốc gia với đa nghành
đào tạo.
Lịch sử hình thành Viện Cơ khí quay trở lại năm 1962, khi Bộ môn Tàu
thủy thuộc Khoa Cơ khí – Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội được hình
lập nhằm đào tạo nhân lực sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thủy
phục vụ phát triển kinh tế miền Bắc và trợ giúp tiền tuyến miền Nam. Nhiệm vụ
ban đầu của Bộ môn Tàu thủy là đào tạo hai nghành học: Thiết kế đóng mới và
sửa chữa thân tàu thủy (gọi tắt là Vỏ tàu) và Thiết kế và sửa chữa hệ thống động
lực tàu thủy (gọi tắt là Máy tàu). Cùng với sự phát triển kinh tế miền Bắc và nhu
cầu vận tải nhu yếu phẩm phục vụ chiến trường miền Nam, Bộ môn Tàu thủy
ngày càng phát triển. Bộ môn sau này được đổi tên thành bộ môn cơ khí thủy và
trở thành Khoa Cơ khí thủy. Những năm giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, Khoa Cơ
khí phải chuyển địa điểm và sơ tán ở nhiều nơi như Lục Nam – Hà Bắc, Thanh
Trì – Hà Nội. Năm học 1966-1967 (khóa 7), Khoa Cơ khí mở thêm nghành học
Máy xếp dỡ, năm 1967-1968 (khóa 8) thì mở thêm nghành học Đóng tàu sông.
Năm 1968, Phân hiệu Đại học đường thủy thuộc Đại học Giao thông vận
tải được thành lập và chọn địa điểm tại Hải Phòng. Thời gian đầu Khoa Cơ khí
của trường sơ tán tại huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương với bốn nghành học: Vỏ tàu,
Máy tàu, Máy xếp dỡ và Đóng tàu sông.
Từ năm 1972, Khoa Cơ khí theo Phân hiệu Đại học đường thủy về trụ sở
chính tại Phương Lưu, P.Vạn Mỹ, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng. Năm 1984,
Trường Đại học đường thủy sáp nhập với Trường Đại học hàng hải, Khoa Cơ
khí thuộc trường Đại học Hàng Hải.
Năm 2010, nhằm định hướng phát triển chuyên môn, Khoa Cơ khí được
tách thành hai khoa: Cơ khí đóng tàu và Thiết kế và công nghệ đóng tàu. Khoa
Cơ khí đóng tàu khi đó gồm 03 bộ môn: Bộ môn Động lực Diesel, Bộ môn
Nhiệt động kỹ thuật và Bộ môn Máy xếp dỡ, quản lý các chuyên nghành đào tạo
Máy tàu thủy và Máy xếp dỡ.
Năm 2012, Khoa Cơ khí đóng tàu được đổi tên thành Khoa Cơ khí với
mục tiêu mở rộng các chuyên nghành đào tạo cơ khí phục vụ phát triển king tế,
cả hàng hải và trên bộ. Năm 2014, Khoa Cơ khí mở thêm hai nghành học mới là:
Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật nhiệt lạnh.
Tháng 05/2015, Viện Cơ khí được thành lập. Hiện tại, Viện bao gồm 6 bộ
môn là Máy xếp dỡ, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật nhiệt lạnh, Kỹ thuật cơ khí, Cơ điện
tử, Công nghệ vật liệu và Trung tâm Thực hành-Thí nghiệm. Hiện tại, Viện Cơ
khí đang vận hành 02 chương trình đào tạo đại học gồm: Máy & Tự động hóa
xếp dỡ, Kỹ thuật Ô tô, Kỹ thuật nhiệt lạnh, Kỹ thuật cơ khí và Cơ điện tử.
Trải qua lịch sử hơn 50 năm phát triển, hàng nghìn sinh viên Khoa Cơ khí
thủy trước đây và Viện Cơ khí ngày nay đã tỏa đi mọi miền đất nước, đóng góp
to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước.
- Chức năng, nhiệm vụ:
Đào tạo nguồn nhân lực cơ khí chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất
trong lĩnh vực cơ khí, làm động lực cho phát triển kinh tế khu vực Duyên hải
Bắc Bộ và cả nước
Triển khai nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
cơ khí nhằm đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn, sáng tạo ra những sản phẩm tối
ưu hơn, tiện nghi hơn, tạo nên sự khác biệt.
Tiên phong tìm kiếm trong lĩnh vực cơ khí những giải pháp mở rộng năng
lực của con người, tiếp cận, tương tác cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế một
cách sáng tạo, hướng tới chất lượng cuộc sống tốt hơn cho từng cá nhân và cả
cộng đồng.
- Cơ cấu tổ chức:

1.2. Bộ môn Kỹ Thuật Nhiệt Lạnh.


Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh được thành lập thuộc Khoa Cơ khí, Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ: phụ trách giảng dạy cho
sinh viên thuộc chuyên nghành Kỹ thuật nhiệt lạnh và các học phần liên quan
thuộc Khoa Cơ khí, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch công tác của Khoa và
Nhà trường. Ngày 22/05/2015 bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh của Khoa cơ khí cùng
với các bộ môn Máy nâng chuyển, Kỹ thuật oto và Kỹ thuật nhiệt lạnh của Khoa
Cơ khí cùng với các bộ môn Kỹ thuật cơ khí, Cơ điện tử, Công nghệ và Vật liệu,
Nguyên lý – Chi tiết máy thuộc viện Khoa học Cơ sở được nhà trường sát nhập
lại với nhau thành lập lên Viện Cơ khí – Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam.
2.Năng lực và tổ chức công tác của Viện Cơ khí và Bộ Môn Kỹ thuật Nhiệt
Lạnh
Viện Cơ khí có đội ngũ trên 60 cán bộ giảng viên, trong đó 01 Giáo sư, 03
Phó Giáo sư, 20 Tiến sĩ và 38 Thạc sĩ. Số lượng sinh viên được tuyển chọn vào
các chuyên nghành ngày càng tăng. Kỳ tuyển sinh năm 2019 vừa qua đã có hơn
350 sinh viên lựa chọn các chuyên nghành cơ khí thuộc Viện, nâng tổng số sinh
viên đang học tập tại viện lên trên 1300.
Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh bao gồm 10 cán bộ công nhân viên, trong đó
có 01 phó giáo sư 01, 01 tiến sỹ, 06 thạc sỹ và 02 kỹ sư chịu trách nhiệm quản
lý, đào tạo sinh viên nghành kỹ thuật nhiệt lạnh. Hiện nay bộ môn đảm nhận 24
học phần, quản lý khoảng 100 sinh viên chuyên nghành kỹ thuật nhiệt lạnh.
Quản lý và sử dụng nhiều thiết bị máy móc thí nghiệm hiện đại.
Các giảng viên thuộc bộ môn có năng lực chuyên môn tốt, luôn luôn học
tập, nghiên cứu để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo sinh viên tốt
nhất. Hàng năm, các thành viên đều tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp, đăng bài báo khoa học tại các hội nghị uy tín trong và ngoài
nước. Hiện nay bộ môn hiện có 01 giảng viên đang thực hiện chương trình
nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc. Chiến lược phát triển của bộ môn là ngày càng
phát triển mạnh nghiên cứu khoa học chuyển giao cộng nghệ, gắn giảng dạy với
thực tế từ đó giúp sinh viên nghành kỹ thuật cơ khí có đủ kiến thức và kỹ năng
để có cơ hội cạnh tranh cao trong môi trường lao động toàn cầu.
Daikin Vietnam – tiền thân là Công ty Cổ phần Việt Kim – được thành lập vào
năm 1995, chuyên phân phối các sản phẩm điều hòa không khí Daikin tại Việt
Nam.
Tháng 10 năm 2008, Công ty Việt Kim trở thành thành viên chính thức của tập
đoàn Daikin. Là thành viên chính thức của nhà sản xuất điều hòa không khí
hàng đầu thế giới Daikin, Nhật Bản, Công Ty Việt Kim là nhà cung cấp đáng tin
cậy trong việc đáp ứng chất lượng cuộc sống tiện nghi tới các khách hàng tại
Việt Nam. Công ty đã thiết lập hệ thống kênh phân phối, dịch vụ rộng khắp các
tỉnh thành của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Bằng cách thiết lập mạng lưới trên toàn quốc, công ty Việt Kim không chỉ phân
phối sản phẩm mà còn cung cấp tất cả các dịch vụ sau bán hàng, từ tư vấn kĩ
thuật đến bảo hành, sửa chữa, bảo trì cho tất cả các dòng sản phẩm phân phối
trong nước.
Trong hai năm 2013 và 2014, Công ty Việt Kim đã được xếp trong nhóm 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và có mặt tại nhóm 100 Thương hiệu được tin
dùng tổ chức bởi Tạp chí Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và Tạp Chí Người Tiêu
Dùng năm 2013. Công ty Việt Kim cũng là công ty tiên phong trong việc thực
hiện các quy chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng theo chương trình của
Chính Phủ.
3.Công ty thực tập.
Daikin Vietnam – tiền thân là Công ty Cổ phần Việt Kim – được thành lập vào
năm 1995, chuyên phân phối các sản phẩm điều hòa không khí Daikin tại Việt
Nam.
Tháng 10 năm 2008, Công ty Việt Kim trở thành thành viên chính thức của tập
đoàn Daikin. Là thành viên chính thức của nhà sản xuất điều hòa không khí
hàng đầu thế giới Daikin, Nhật Bản, Công Ty Việt Kim là nhà cung cấp đáng tin
cậy trong việc đáp ứng chất lượng cuộc sống tiện nghi tới các khách hàng tại
Việt Nam. Công ty đã thiết lập hệ thống kênh phân phối, dịch vụ rộng khắp các
tỉnh thành của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Bằng cách thiết lập mạng lưới trên toàn quốc, công ty Việt Kim không chỉ phân
phối sản phẩm mà còn cung cấp tất cả các dịch vụ sau bán hàng, từ tư vấn kĩ
thuật đến bảo hành, sửa chữa, bảo trì cho tất cả các dòng sản phẩm phân phối
trong nước.
Trong hai năm 2013 và 2014, Công ty Việt Kim đã được xếp trong nhóm 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và có mặt tại nhóm 100 Thương hiệu được tin
dùng tổ chức bởi Tạp chí Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và Tạp Chí Người Tiêu
Dùng năm 2013. Công ty Việt Kim cũng là công ty tiên phong trong việc thực
hiện các quy chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng theo chương trình của
Chính Phủ.
Đầu năm 2015, Công ty Cổ phần Việt Kim chính thức đổi tên thành Công ty Cổ
phần Daikin Air Conditioning (Vietnam).

Phần 2. Các nội dung kiến thức được học tại công ty
Kiến thức lý thuyết
( đã học được trong quá trình thực tập)
I. Mọi hệ thống điều hoà không khí đều có 4 thiết bị chính :
 Máy nén
 Thiết bị ngưng tụ
 Van tiết lưu
 Thiết bị bay hơi

1.Máy nén (lạnh)


Công dụng : Hút môi chất làm lạnh , nén môi chất lạnh lên áp suất cao, nhiệt độ
cao và đẩy vào thiết bị ngưng tụ
Phân loại ( theo mức độ kín )
- Máy nén kín
- Máy nén nửa hở
- Máy nén hở
Mức độ làm kín là mức độ máy nén có khả năng làm rò rỉ ga ( môi chất làm
lạnh) ra ngoài môi trường

Máy nén kín ( đặc điểm)


- Là máy nén được hàn kín không có khả năng rò rỉ môi chất làm lạnh ra
ngoài môi trường ( mức độ rò rỉ ga bằng 0 )
- Có phần động cơ (điện) được đặt trong vỏ máy
- Không cần bảo dưỡng vì có dầu trong vỏ máy (khí máy nén chạy dầu sẽ
được hút theo để bôi trơn máy nén )
- Gọn nhẹ dễ thay thế ( thường được sử dụng trong cục nóng của điều hoà
cục bộ )
Máy nén nửa kín ( đặc điểm)
- Là máy nén có vỏ được lắp kín bằng bulong có phần động cơ điện nằm
trong vỏ máy
- Vì cấu tạo vỏ được bắt kín bằng bulong nên phải sử dụng ron để chống rò
rỉ dầu máy cũng như môi chất làm lạnh
- Tuy vậy mức độ rỏ rỉ ga vẫn có nhưng ít
- Máy có thể tháo ra để kiểm tra các chi tiết trong máy nén ( đã thấy được
sử dụng trong hệ thống điều hoà chung tâm chiller làm lạnh gián tiếp )
Máy nén hở ( đặc điểm )
- Là loại máy nén có động cơ nằm ngoài vỏ máy có trục khuỷu nhô ra ngoài
thân máy nén để nhận chuyển động từ động cơ
- Vì có trục khuỷu nhô ra và cấu tạo bắt kín bằng bulong nên mức độ rò rỉ
môi chất lạnh nhiều hơn 2 loại trên
- Có thể chỉnh năng suất lạnh nhờ điều chỉnh tỉ số truyền
- Dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa
- Động cơ chạy được cả bằng điện và dầu diezel

2. Thiết bị ngưng tụ
Công dụng : ngưng tụ ga quá nhiệt sau quá trình nén thành môi chất lạnh dạng
lỏng.
Phân loại ( Theo môi trường làm mát)

- Giải nhiệt nước


- Giải nhiệt không khí
- Giải nhiệt nước và không khí
- Giải nhiệt bằng tác nhân khác
Tiếp xúc loại thiết bị ngưng tụ: giải nhiệt không khí
giải nhiệt bằng không khí ( điều hoà cục bộ, multi, VRV )
- Cấu tạo là ống đồng có cánh tản nhiệt ( tôn mạ kẽm ) ( cánh tản nhiệt
dùng để tăng diện tích trao đổi nhiệt với không khí và quạt )
- Nguyên lý hoạt động : môi chất lạnh được máy nén đẩy vào dàn ngưng
chạy trong ống đồng hình ziczac được trao đổi nhiệt với dòng không khí
đối lưu cưỡng bức do quạt tạo ra. Kết quả là môi chất lạnh giảm nhiệt độ
và hoá lỏng đi vào van tiết lưu.
3. Van tiết lưu
- Công dụng :
+ hạ áp suất của môi chất lạnh từ áp suất ngưng tụ ở dàn ngưng tụ
xuống áp xuất bay hơi cho dàn bay hơi.
+ cung cấp và điều khiện lượng môi chất lỏng cho dàn bay hơi phù
hợp với tải nhiệt của dàn.
- Phân loại ( theo đặc điểm tiết lưu)

+ Cáp tiết lưu :


là thiết bị tiết lưu không điều chỉnh được trong quá trình tiết lưu
nên chỉ có 1 công suất lạnh duy nhất, thường được sử dụng trong tủ
lạnh, điều hoà dân dụng (dạng cơ).

+ Van tiết lưu điện tử :


được sử dụng trong các dòng máy inverter : có khả năng điều chỉnh
dòng môi chất lạnh, do đó hệ thống làm việc tối ưu và kiểm soát
nhiệt độ chính xác, tiết kiệm năng lượng.
- Ngoài ra còn 3 loại khác như :
+ Van tiết lưu tay

+ Van tiết lưu nhiệt


+ Van tiết lưu phao

4.Thiết bị bay hơi


- Công dụng
+ Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt, thực hiện trao đổi nhiệt giửa
môi chất lạnh sôi ở áp suất thấp và đối tượng cần làm lạnh.
- Phân loại ( theo môi trường làm lạnh)
+ Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng ( trong hệ thống làm lạnh gián tiếp)
+ Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí ( trong hệ thống làm lạnh trực
tiếp)
- Giải thích :
+ hệ thống làm lạnh gián tiếp là hệ thống sử dụng môi chất lạnh làm lạnh
cho chất làm mát trung gian ,sau đó chất làm mát trung gian làm lạnh
không khí.
+ hệ thống làm lạnh trực tiếp là hệ thống sử dụng môi chất lạnh làm lạnh
trực tiếp cho không khí.

II. Các thiết bị phụ trợ thường dùng trong điều hoà không khí
1. Bình tách dầu:
- Là thiết bị khỏi dòng môi chất nóng ra khỏi máy nén rồi tuần hoàn
trở về máy nén.
- Tác dụng :
+ Dầu không bị đẩy chạy theo môi chất lạnh mà luôn luôn
được giữ ở máy nén.
+ Nhờ đó, máy nén được dầu bôi trơn liên tục giúp cho quá
trình vận hành được trơn chu.
2. Bình tách lỏng:
- Máy nén chỉ được hút môi chất lạnh dạng hơi từ dàn bay hơi vì vậy
Bình tách lỏng giúp cho máy nén không hút phải môi chất lạnh
dạng lỏng ( trường hợp môi chất lạnh không bay hơi hoàn toàn)
3. Phin lọc

- Để đảm bảo hệ thống lạnh không có hơi nước và các tạp chất có thể
làm hư hỏng các thiết bị trong hệ thống
- Phin lọc giúp khử hơi nước và tạp chất làm hệ thống được sạch,
khô
- Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng nên cắt bỏ phin lọc vì phin lọc
tích tụ nhiều bụi bẩn cũng cản trở quá trình lưu thông của môi chất
lạnh trong máy nén.
4. Van 1 chiều
- Để bảo vệ máy nén người ta lắp thêm van 1 chiều vào đầu đẩy của
máy nén.
- Vì vậy khi máy dừng đột ngột, máy nén sẽ tránh bị môi chất lạnh
dạng lỏng chảy ngược về đầu đẩy của máy nén.

III. Các loại ga được sử dụng hiện nay


Gas R22: là loại gas được sử dụng đầu tiên trên các máy lạnh. Tuy nhiên,
gas R22 lại là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nên ngày
nay, các nhà sản xuất đa phần đã ngừng sử dụng loại gas này cho các dòng máy
lạnh của họ. Mặc dù vậy, vẫn có thể tìm thấy loại gas này trên một số dòng máy
lạnh đời cũ.
- Ưu điểm:
 Dễ bảo trì vì khi muốn bơm thêm gas bạn không cần phải rút hết lượng
gas cũ ra ngoài.
 Không độc hại.
 Không gây ra tiếng nổ.
 Giá thành rẻ.
- Nhược điểm:
 Gây hại đến tầng ozone nên ở một số nước nó đã bị cấm đưa vào để sản
xuất máy lạnh.
 Gây tốn điện có chỉ số nén thấp.
 Tuy không độc nhưng gas này có thể gây ngạt nếu nồng độ trong không
khí quá cao.
- Hình ảnh:

Gas R410A: Gas lạnh R410A được hiểu là môi chất được dùng trong hệ
thống làm lạnh hấp thụ lượng nhiệt của điều hòa không khí. Có thành phần hóa
học với tên gọi là HCPC22, đây là loại gas có lượng áp suất cao (áp suất tĩnh lên
đến 250 psi). Gas lạnh R410A có tiền nhân là gas R22 được sử dụng và biết đến
rộng rãi hiện nay. Việc gas lạnh R410A được tạo ra giảm tình trạng làm thủng
tầng Ozon và để bảo vệ trái đất.
- Ưu điểm:
 Khả năng bảo vệ môi trường tốt, không gây độc hại
 Khả năng làm lạnh nhanh chóng
 Tiết kiệm điện năng tối đa
 Có khả năng thích ứng cao
 Tuyệt đối an toàn khi sử dụng
 Không bắt cháy, hóa tính ổn định, không gây nên những nguy cơ ảnh
hưởng đến đường hô hấp, sức khỏe khi sử dụng, cũng như hạn chế tình
trạng cháy nổ tốt hơn.
- Nhược điểm:
 Các dòng điều hòa không khí sử dụng gas R410A có giá thành cao hơn so
với các dòng máy lạnh sử dụng gas R22. Chi phí bơm gas cũng cao và sử
dụng nhiều loại dụng cụ phức tạp.
- Hình ảnh:
Gas R32: Gas R32 được đưa vào sử dụng tại thị trường Nhật Bản và được
rất nhiều người tin dùng trong thời gian qua. Gas R32 được phát minh nhằm
thay thế các dòng gas cũ như gas R22, gas R410. Áp suất gas R32 này dao động
từ 120 psi nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, áp suất tĩnh từ 240 tới 245
psi.
- Ưu điểm:
 Gas R32 được ưu điểm là loại gas rất khó cháy, vì vậy việc sử dụng gas
R32 sẽ an toàn hơn so với việc sử dụng các loại gas thông thường khác.
 Gas R32 có thành phần đơn chất đạt tiêu chuẩn khí thải GWP (550) thấp
hơn nhiều so với gas R410A (1980) giảm lượng khí thải lên tới 75%, đáp
ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng phá hủy tầng
Ozon.
 Gas R32 có khả năng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.
 Hiệu suất làm lạnh cao.
 Có khả năng thích ứng cao.
- Nhược điểm:
 Khó lắp đặt, bảo trì hơn cần thợ có chuyên môn và tay nghề.
 Giá thành cao.
- Hình ảnh:
Phần 3. Các nội dung được thực hành tại công ty

Kiến thức thực tế đi làm


I. Tháy máy nén
 Điều hoà Daikin sử dụng loại máy nén kín có động cơ điện nằm trong vỏ
máy nén và được gắn kèm theo một bình tách dầu

1. Bước 1 loại bỏ môi chất làm lạnh ra khỏi dàn nóng ( để áp suất trong dàn
nóng trở về áp suất môi trường khi ta tháo máy nén ra khỏi ống thì dầu
không bị phun ra cũng như môi chất lạnh làm ảnh hưởng đến quá trình ra
nhiệt )
2. Bước 2 sử dụng bộ đồ hàn để ra nhiệt vị trí các mối hàn giữa đầu đẩy máy
nén và đầu hút máy nén
3. Bước 3 thổi nito để xúc rửa dàn nóng ( kết nổi van giảm áp với bình nito
mở nito để khí nito có thể đẩy cặn bận trong dàn ra ngoài )
4. Bước 4 thay thế máy nén mới, ra nhiệt và sử dụng que hàn để gắn chặt
đầu đẩy và đầu hút với dàn ngưng
5. Bước 5 lắp lại dàn nóng như ban đầu
6. Bước 6 nạp môi chất lạnh ( dựa trên thông số ghi trên tem dán ở vỏ máy
ta biết được cần nạp bao nhiêu )
7. Bước 7 bật máy chạy kiểm tra

Thay máy nén

II. Kiểm tra thủng đường ống


Kiểm tra do gas

1. Phát hiện hệ thống lạnh bị thiếu hụt môi chất lạnh ( máy kém lạnh)
2. Tiến hành xả hết môi chất lạnh còn trong hệ thống
3. Sử dụng khí trơ ( không tác dụng với dầu máy nén để đảm bảo an toàn
cháy nổ ) bơm đầy hệ thống và khoá van dịch vụ để khí không bị thoát ra
ngoài
4. Để ngâm theo dõi qua ngày xem lượng khí có bị tụt giảm không
5. Nếu không : kết luận lỗi do lắp đặt nạp thiếu ga, tiến hành xả khí trơ và
nạp lại môi chất lạnh theo yêu cầu của máy ( ghi trên tem máy)
6. Nếu có : dùng chất tạo bọt trà lên các vị trí nghi ngờ thủng ống
7. Sau khi phát hiện vị trí thủng tiến hành hàn tại vị trí thủng
8. Xả khí trơ và nạp ga
9. Bật máy kiểm tra
III. Bảo trì điều hoà
 Mục đích : làm sạch lớp bụi bám trên bề mặt quạt dàn nóng lạnh và
cánh tản nhiệt từ đó việc trao đổi nhiệt tốt hơn

+ Dàn lạnh ( điều hoà cục bộ )


Vệ sinh
dàn lạnh
1. Tắt aptomat điều hoà
2. Ta tháo mặt nạ ( bên ngoài ) của dàn lạnh
3. Tháo tấm lưới lọc để vệ sinh
4. Tiến hành xịt dàn bay hơi và quạt dàn lạnh ( sử dụng che chắn cho
các linh kiện điện tử)
5. Sử dụng phun hơi nước sát khuẩn
6. Lắp lại các bộ phận của máy và bật kiểm tra

+ Dàn nóng ( điều hoà cục bộ )


1. Xịt trực tiếp vào các cánh tản nhiệt của dàn nóng ( dọc theo
chiều cánh tản nhiệt để tránh bị móp )
2. Sử dụng dụng cụ để giữ quạt dàn nóng rồi xịt rửa quạt ( tránh
cho quạt quay mạnh trong quá trình vệ sinh dẫn đến hỏng bo
quạt)

Xịt rửa dàn nóng

IV. Nạp ga và tác hại của việc không hút chân không
1. Nạp ga

+ Nạp ga phải theo đúng định lượng, đúng loại ga đã được ghi trên
tem máy
+ Trước khi nạp ga phải sử dụng máy hút chân không ( làm cho áp
suất chân không bên trong ống đạt yêu cầu, đường ống không còn
không khí ẩm )

2. Tác hại của việc không hút chân không


+ Trong đường ống của hệ thống lạnh có khả năng có những tạp chất
bẩn và không khí ẩm
+ Do vậy, khi không khí ẩm trong ống (có hơi nước ) khi qua quá
trình tiết lưu do nhiệt độ đông đặc của nước thấp hơn môi chất lạnh
nước sẽ đóng băng và làm kẹt van tiết lưu
+ Đồng thời, bụi bẩn trong đường ống khi bị nén lên một áp suất lớn
chúng sẽ chuyển động mạnh hơn va đạp vào thành ống cũng như máy
nén dẫn đến hỏng hóc.
Hút chân không

V. Một vài lỗi phát sinh do lắp đặt:

- Thạch sùng bò vào bo mạch dàn nóng dẫn đến cháy bo

- Đấu ngược pha cho quạt dàn lạnh :


+ Như vậy, quạt sẽ chạy yếu dẫn đến khả năng hút/thổi gió giảm từ
đó khả năng trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và không khí giảm,
phòng không lạnh
+ Gas lạnh trả về máy nén do chưa được tăng nhiệt vì trao đổi nhiệt
yếu ở dàn lạnh dẫn đến hiện tượng đóng băng ở máy nén

Đóng đá bên ngoài máy nén

- Nạp thiếu ga cho hệ thống :

+ Nạp thiếu ga sẽ dẫn đến máy kém lạnh, cảm biến nhiệt độ báo về
bo điều khiển ép máy nén luôn trong tình trạng hoạt động hết công
suất
+ Máy nén nóng nhưng gas hút về máy nén không đủ làm mát máy
nén dẫn đến hỏng máy nén

- Nạp thừa gas cho hệ thống :


+ Nạp thừa ga dẫn đến hiệu suất làm lạnh giảm, dòng điện cung cấp
cho máy nén tăng cao ( áp suất hút tăng cao làm cho tốc độ bay hơi
giảm khiến cho máy nén làm việc cường độ cao dòng tăng lên).

Phần 4. Kết luận sau quá trình thực tập


1. Những kiến thức, kỹ năng đã học được.
Hiểu biết thêm về các sản phẩm, dòng máy của Daikin và nhiều loại dòng máy
khác. Được đồng hành với các anh kĩ sư tài giỏi luôn hết mình trong công việc
cũng như hướng dẫn chỉ cho bọn em. Được biết thêm kiến thức về an toàn lao
động trong nghề nghiệp. Xử lý các sự cố thường gặp trong hệ thống điều hòa,
nắm bắt đầy đủ 1 quy trình bảo trì, bảo dưỡng.
Về kỹ năng: Biết được một số kĩ năng cần thiết của một thợ điều hòa. Biết được
những kĩ năng lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy.
2. Đánh giá bản thân về quá trình học tập tại công ty.
Lượng kiến thức, kỹ năng của bản thân còn yếu, chưa đủ để đáp ứng công việc
mà cơ sở thực tập phân công nhưng nó góp phần vào việc học tập cũng như rèn
luyện để hoàn thành công việc 1 cách hiệu quả và nhanh nhất.
Cần bổ sung kỹ năng, trình độ cũng như kiến thức đặc thù về sản phẩm được
phân công, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Phân bổ
thời gian cho việc học và đi thực tập vẫn còn yếu kém.
Tại công ty bọn em thực tập có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, bài
bản và năng động, con người thân thiện. Rèn luyện được rất nhiều kĩ năng mềm
cho bản thân em. Đây là một kì thực tập mang đến cho em rất nhiều thứ và sự
trải nghiệm vô cùng đáng nhờ, cũng là hành trang để cho em tiếp bước sau khi
tốt nghiệp ra trường.
Cuối cùng, em vô cùng chân thành cảm ơn thầy Thẩm Bội Châu – Trưởng bộ
môn Kỹ thuật Nhiệt lạnh và thầy Dương Xuân Quang – Giảng viên hướng dẫn
của chúng em tại chuyên nghành kỹ thuật nhiệt lạnh của Viện Cơ Khí – Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giới thiệu cho chúng
em thực tập tại công ty.

You might also like