You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

DỰ ÁN CUỐI KỲ
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES

Giảng viên: Th.S Lê Hữu Thanh Tùng


Mã lớp học phần: 23D1INF50900902
Khóa – Lớp: K47 – BI002
Nhóm 6 thành viên:
Tô Thảo Nguyên : 31211027309
Trần Nhã Hân : 31211027155
Lê Phước Tiến : 31211023900
Trần Minh Thông : 31211027332
Nguyễn Thị Hoài Thanh : 31211023128
Nguyễn Thị Như Ngọc : 31211027297

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2023.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Phân
tích nghiệp kinh doanh - Thầy Lê Hữu Thanh Tùng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Thầy là người đã truyền cảm
hứng về ngành Business Analyst cho chúng em qua những buổi học tuyệt vời, những bài
giảng của thầy như là một tia lửa đang nhen nhóm trong đêm u tối soi đường dẫn lối cho
chúng em. Những bài giảng của thầy đối với nhóm em rất là sinh động vì tính thực tế của
nó. Trong thời gian tham gia lớp học chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để em có thể vững bước sau này. Thật sự rất cảm ơn thầy vì không khí học
tập cũng như những kiến thức mà thầy mang lại cho cả lớp.

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Dự án: “Phân tích quy trình tuyển
dụng tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines” nhóm chúng em cảm ơn vì sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để
hoàn thành dự án này. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất mong
nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Thầy để dự án của chúng em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, chúng em - nhóm Sáu thành viên xin chúc thầy luôn thật nhiều sức
khỏe, luôn có thật nhiều năng lượng tích cực và đạt được nhiều thành công trong công
việc, vạn sự như ý trong cuộc sống.

Trân trọng!
MỤC LỤC
PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG......................................................................................................1
I. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................3
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
II. TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIETNAMAIRLINES........................................................
1. Mô tả ngữ cảnh hệ thống hiện tại.......................................................................................5
PHẦN 2. MÔ HÌNH TIẾN TRÌNH (PROCESS MODEL)......................................................23
I. Mô tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống mới................................................................................
1. Quy trình tuyển dụng tiếp viên hàng không của VietnamAirlines giải quyết các vấn đề 23
II. Mô hình TO-BE...........................................................................................................................
PHẦN 3. MÔ HÌNH CHỨC NĂNG (FUNCTION MODEL)..................................................26
I.USE CASES..................................................................................................................................
1 Sơ đồ Use Case tổng quát.................................................................................................27
2. Đặc tả Use Case................................................................................................................27
II. DIAGRAMS................................................................................................................................
1. Activity diagram...............................................................................................................35
2. Sequence Diagram............................................................................................................36
3. Class Diagram...................................................................................................................42
4. Entity Relationship Diagram............................................................................................42
PHẦN 4: CÁC LỢI ÍCH............................................................................................................45
I. Các lợi ích tài chính...............................................................................................................
II.Các lợi ích phi tài chính.............................................................................................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN...................................................................................................................49
PHẦN 1: TÌM HIỂU CHUNG

I. LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không
ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc
gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Năm 2015 đánh dấu bước
ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công
ty cổ phần, qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ và đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines.

Với mong muốn giữ vững vị thế của Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không số 1
tại Việt Nam. Tập đoàn các hãng hàng không -VNA Group giữ thị phần nội địa số 1 tại
Việt Nam (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO).Chuyên cung cấp dịch vụ
hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.Tạo dựng
môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho
người lao động.

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn
hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt thời kỳ phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai
con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong
những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng không hiện
đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam
Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu
vực châu Á.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, Vietnam Airlines theo đuổi chiến lược tăng trưởng,
đặt mục tiêu tăng trưởng, nâng cấp chất lượng dịch vụ, mở rộng đường bay và phát triển

1
đội bay. Công tác phát triển nguồn nhân lực của Vietnam Airlines tập trung vào những
tiêu chí sau:

- Tập trung phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ lao động, cụ thể là nguồn nhân
lực phi công, tiếp viên hàng không, kỹ sư, và thợ kỹ thuật tàu bay.

- Tập trung hoàn thiện các chính sách về công tác tuyển dụng, đào tạo, tiền lương và
các chế độ đãi ngộ nhằm đảm bảo thực hiện công tác phát triển chung và đáp ứng
nhu cầu của việc gia tăng đội tàu bay thế hệ mới trong những năm tới đây của
Vietnam Airlines.

- Cơ cấu lao động đặc thù bao gồm: phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật.

- Về trình độ đào tạo, yêu cầu đầu vào thấp nhất của VNA yêu cầu tốt nghiệp cấp
phổ thông trung học trở lên.

Đội ngữ tiếp viên tiếp viên, là những nhân viên phục vụ hành khách trực tiếp trên các
chuyến bay nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp rất được ban lãnh đạo của Vietnam Airlines
động viên quan tâm, bồi dưỡng. Là hình ảnh đại diện cho hãng HK của họ. Khi bay ra thế
giới với những chuyến bay quốc tế thì họ còn là gương mặt, là hình ảnh đại diện cho cả
quốc gia… Vì vậy, việc tuyển chọn, đào tạo và xây dựng được một đội ngũ TVHK có đầy
đủ tiêu chuẩn về hình thể, năng lực và phẩm chất đạo đức là một việc làm hết sức quan
trọng. Vietnam Airlines luôn tự hào vì đã có những cán bộ, nhân viên hết lòng vì khách
hàng, không quản ngại khó khăn về thời gian và khoảng cách ngôn ngữ để đem đến cho
khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường HK cũng
có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm. Điều này
đã tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ vốn yêu thích nghề làm TVHK đặc biệt
là các bạn nữ thanh niên vốn có nhiều ưu điểm, dễ thích hợp với nghề này hơn nam giới.
Đó cũng chính là lý do khiến cho số lượng người làm nghề TVHK ngày càng gia tăng…

2
Thống kê từ Hãng HK quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines-VNA) cho thấy, hãng hiện
có hơn 2.000 tiếp viên. Dù vậy, hàng năm hãng HK vẫn tổ chức tuyển thêm tiếp viên mới
để bổ sung với yêu cầu về ngoại hình không còn quá khắt khe như trước, một tiêu chuẩn
được cho là gây hạn chế rất nhiều trong việc tuyển chọn đủ số lượng tiếp viên phục vụ khi
mà nhu cầu đang ngày càng gia tăng như hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Với mong muốn Vietnam Airlines sẽ ngày càng phát triển và sẽ là lựa chọn duy nhất cho
tất cả khách hàng trong nước và quốc tế. Điều này sẽ đem đến sự bền vững và thịnh
vượng mãi mãi cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines. Chiến lược
nguồn nhân lực cũng thích ứng: chú trọng nguồn bên ngoài, tìm kiếm nhân viên sáng tạo,
đào tạo diện rộng và đánh giá hiệu quả làm việc để phát triển, hoạch định nguồn nhân lực
để đảm bảo nhân viên mới được tuyển dụng và đào tạo kịp thời để nắm bắt cơ hội thị
trường, thông tin cho nhân viên về kế hoạch thăng tiến, phát triển và đảm bảo rằng chất
lượng và thành tích được duy trì.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đặt ra nhu cầu phải nâng cao năng lực cho nhân
viên. Về lĩnh vực đào tạo và phát triển, Công ty chú trọng đào tạo rộng rãi, tại chỗ và đào
tạo ngoài công việc. Phát triển nhân sự chiến lược tiếp viên được chú trọng, tập trung vào
chuyên môn và hành vi. Mục tiêu đào tạo của Công ty là rõ ràng: cải thiện trình độ nhân
sự, phục vụ chiến lược phát triển lâu dài.
Trong nhiều năm qua, do tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tình hình sản
xuất kinh doanh của Vietnam Airlines luôn biến động nên phần nào có tác động đến công
tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Cho đến nay chưa có được một công tác phát triển
nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn được phê duyệt chính thức mà mới chỉ dừng ở việc phê
duyệt kế hoạch hàng năm.Vietnam Airlines chú trọng, đầu tư cho đào tạo nhân sự, bởi
mỗi nhân sự có năng lực là một mảnh ghép cho bức tranh doanh nghiệp vững mạnh.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3
Trên cơ sở công tác phát triển chung của toàn Vietnam Airlines, công tác phát triển nguồn
nhân lực tiếp viên hàng không tập trung vào những tiêu chí dưới đây: Nâng cao số lượng
và chất lượng đội ngũ lao động trong từng thời kỳ; tập trung hoàn thiện các chính sách về
công tác tuyển dụng, đào tạo, tiền lương và các chế độ đãi ngộ nhằm đảm bảo thực hiện
công tác phát triển chung và đáp ứng nhu cầu của việc gia tăng đội tàu bay thế hệ mới
trong những năm tới đây của Vietnam Airlines.

Phạm vi: Quy trình tuyển dụng của hệ thống Vietnam Airlines.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tuyển dụng tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.

Hình 1. Thông tin tuyển dụng tiếp viên hàng không Vietnam Airlines

4
II. TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIETNAMAIRLINES

1. Mô tả ngữ cảnh hệ thống hiện tại

1.1 Giới thiệu tổng quan về VNA

* Thời kỳ đầu tiên


Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam được thành lập từ tháng Giêng năm 1956 với đội
bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến
bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức
hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của
Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập
trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy
Vietnam Airlines làm nòng cốt.
* Những cột mốc đáng nhớ
- 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
- 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia
Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.
- 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất
lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay.
- 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu
chương trình hiện đại hóa đội bay.
- 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.
- 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam.
- 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh.
- 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015.

5
- 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp
nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương
hiệu mới.
- 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn
của Skytrax.
- 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản).
- 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán
UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.
- 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội
viên Bông Sen Vàng.
- 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao
(2016,2017,2018).
- 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE.
- 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787-10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn
nhất thế giới của Boeing.
- 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19 của
Skytrax.
- 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
- 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao
giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải Khuyến
khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.
- 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho
khách hàng triệu dặm.

* Hướng tới tương lai

6
Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn
hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở
mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam -
một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng
không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt,
Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn
đầu khu vực châu Á.
* HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU VNA
Chương trình Biểu tượng “Bông sen vàng” được giới thiệu lần đầu vào ngày 20/10/2002
đánh dấu bước khởi đầu trong việc xây dựng định hướng toàn diện về thương hiệu của
Vietnam Airlines và đã đạt được nhiều thành công đáng kể trên toàn thế giới.
Cùng với sự đầu tư lớn về đội bay và nâng cấp chất lượng dịch vụ, năm 2015, Vietnam
Airlines đã cho ra mắt Hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên cơ sở kế thừa và phát
huy các giá trị nhận diện sẵn có. Hệ thống mới với biểu tượng hoa sen và các yếu tố văn
hóa Việt là nguồn cảm hứng chủ đạo, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của Vietnam
Airlines trong việc giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không
ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc
gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Năm 2015 đánh dấu bước
ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công
ty cổ phần, qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ và đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các cổ đông, minh bạch công khai
thông tin, duy trì và nâng cao các kênh đối thoại mở với cổ đông, tổ chức hoạt động kinh
doanh an toàn, chất lượng và có hiệu quả trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của cổ đông
với việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
*Giới thiệu tuyển dụng Vietnam Airlines

Hội đồng tuyển dụng tháng nào cũng “được” đi tuyển, tuyển Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,
Nha Trang, tuyển ở Vinh, Cần Thơ. Hầu hết các cấp trưởng phòng được phân công vào
7
việc tuyển dụng bao nhiêu việc chuyên môn cần thu xếp lại, phải ưu tiên tuyển dụng chứ.
Đặc biệt là tuyển tại TP. HCM, do khối lượng ứng viên khá lớn nên lịch tuyển ít nhất 3-5
ngày mới đủ các nội dung thi tuyển.

Hàng ngàn ứng viên từ mọi miền lựa chọn Việt Nam Airlines làm nơi để phát triển sự
nghiệp; và lương thưởng chính là một trong số những lý do hấp dẫn ứng viên.

Thu nhập trung bình của mỗi nhân viên làm việc tại Việt Nam Airlines là 28 triệu
đồng/tháng. Theo thống kê, mức lương khởi điểm của tiếp viên Việt Nam Airlines là
200.000 VNĐ/giờ bay; trung bình mỗi tiếp viên có từ 80 – 100 giờ bay/tháng. Theo
khung tiền lương cơ bản của phi công; một cơ trưởng người Việt Nam có mức lương
trung bình vào khoảng 50 – 70 triệu VNĐ/tháng; phụ thuộc vào từng loại máy bay mà phi
công lái.

Theo nhiều chia sẻ thì: “Nhân viên văn phòng làm việc tại Việt Nam Airlines thì tầm chục
triệu 1 tháng; 1 năm thưởng nhiều lần. Tổng chắc được tầm 13 – 15 tháng lương + lương
chính. Mà bây giờ tính lương theo KPI nên phân chia rõ ràng lắm; chuyên viên dao động
từ 8 – 20 triệu; lãnh đạo phòng 22 – 30 triệu; trưởng ban 40 – 45 triệu.”

Các nhân viên và người nhà nhân viên Việt Nam còn có vé giảm giá; bao gồm thuế và
phí; hoặc vé thuộc dạng stand-by (dự phòng); nghĩa là không đảm bảo chắc chắn sẽ có
chỗ, nhưng phần lớn đều có.

8
Hình 3. Ngày hội tuyển dụng tiếp viên của Vietnam Airlines tổ chức tại TP. Nha Trang

Bên cạnh đó còn các tổ chức hoạt độngt ham gia các ngày hội tuyển dụng việc làm của
trường, dưới thời tiết nắng nóng hoặc tê lạnh vào mùa đông, vừa tư vấn cho các bạn sinh
viên tham gia, đa số sinh viên đều có hứng thú.

Hình 4. Các tiếp viên và sinh viên trường đại học Ngoại ngữ năm 2019

9
1.2 Kết quả kinh doanh VNA

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam. Tính đến quý 3 năm 2021, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là
86,34%, All Nippon Airways nắm giữ 5,62%. Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội
đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm, có các đường bay đến khu vực
Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, châu Đại Dương và châu Mỹ hiện đang khai thác hơn 50
đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày. Trụ sở chính của hãng
được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài
Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 98% trong Pacific
Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia
Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực Nam Bộ.
Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng
chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông
Nam Á gia nhập liên minh này.
Năm 2015, Vietnam Airlines đã chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam,
chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành
khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Pacific Airlines).Bên cạnh đó cần có những thành
tựu và giải thưởng:
● 2016: "Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng
không có hạng Phổ thông hàng đầu Châu Á" bởi World Travel Awards.
● 2016: Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thế giới (SKYTRAX)
● 2016: Hãng hàng không có thiết kế ghế khoang Thương gia đẹp nhất trên Boeing
787-9 và Airbus A350-900" (Theo “Tạp chí Global Traveler Trung Quốc’’); Top 4
hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lưu lượng vận chuyển hành khách đạt
trên 20 triệu lượt (CAPA)
● 2017: "Hãng hàng không của năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương" bởi
CAPA- Center for Aviation.

10
● 2017: "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng
không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt" bởi World Travel Awards
2017.
● 2018: Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm
2018 (Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn.
● 2018: Skytrax công nhận Vietnam Airlines là Hãng hàng không 4 sao năm thứ 3
liên tiếp
● 2018: Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger
Experience Association) trao tặng.
● 2021: Hãng hàng không đạt chứng chỉ 5 sao của Skytrax về độ an toàn giữa đại
dịch Covid-19.

Hình 5. Kết quả kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines theo quý

1.3 Sơ đồ tổ chức Richmap của hệ thống tuyển dụng VietnamAirlines:

11
Hình 6. Richmap diagram hệ thống tuyển dụng Vietnam Airlines

1.4 Phân tích và quản lý các bên liên quan

1.4.1 Stakeholders và vai trò của họ

STAKEHOLDERS:
- Ứng viên
- Tổng giám đốc
- Bộ phận tuyển dụng
- Cơ quan y tế
- Trung tâm huấn luyện bay
- Ban chất lượng
- Bộ công an
VAI TRÒ:

STAKEHOLDERS VAI TRÒ

Ứng viên Tìm hiểu thông tin tuyển dụng và nộp hồ sơ ứng tuyển. Xem xét
vị trí ứng tuyển có phù hợp không. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại

12
địa chỉ cụ thể hoặc trực tuyến qua địa chỉ email của công ty hàng
không VietnamAirlines. Tham gia thực hiện phỏng vấn cũng
như các bài kiểm tra để hoàn thành quá trình tuyển dụng.

Tổng giám đốc Điều hành các hoạt động chính của công ty, xét duyệt thông tin
tuyển dụng. Xét duyệt các quyết định từ các bộ phận khác. Là
người nhận báo cáo về tình hình của công ty, Tham gia thảo luận
và đánh giá thay đổi chiến lược hợp lý hơn nếu có.

Bộ phận tuyển dụng Trực tiếp tạo thông tin tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn sao
cho ứng viên có đủ trình độ, chuyên môn, phù hợp với thông
tin tuyển dụng.

Cơ quan y tế Thực hiện kiểm tra sức khoẻ các ứng viên đạt yêu cầu phỏng vấn
phù hợp với vị trí được yêu cầu và trả kết quả cho bộ phận tuyển
dụng.

Trung tâm huấn luyện bay Thực hiện tổ chức và đào tạo cho các ứng viên đậu phỏng vấn và
đạt yêu cầu sức khoẻ cũng như lý lịch hợp pháp. Đào tạo nghiệp
vụ cho các ứng viên chính thức sau khi xét duyệt hồ sơ và kiểm
tra sức khoẻ.

Ban chất lượng Quản lý chất lượng nhân viên tuyển dụng thông qua báo cáo từ
bộ phận tuyển dụng. Cần phải quản lý chặt chẽ để tuyển chọn
nhân viên phù hợp với công việc

Bộ công an Hỗ trợ công ty hàng không Vietnam Airlines xét duyệt bằng
cách xác minh lý lịch nhân viên được tuyển dụng có hợp pháp
hay không và trả kết quả cho bộ phận tuyển dụng.

13
1.4.2 Stakeholder Power/Interest Grid

Hình 7. Stakeholder Power/Interest Grid

1.5 Đánh giá hệ thống quy trình hiện tại và đề xuất giải pháp

1.5.1 Đánh giá quy trình hệ thống hiện tại

● Ngữ cảnh hệ thống hiện tại


Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng tiếp viên hàng không để phục vụ cho hãng…… Mỗi
tháng đều sẽ có đợt tuyển. Đối với các ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến, bộ phận nhân sự
sẽ tiếp nhận, sau đó lập kế hoạch số lượng, chất lượng để tìm kiếm và khai thác ứng
viên.
Sau khi có được hồ sơ của cả ứng viên trực tiếp và trực tuyến, bộ phận nhân sự tuyển
dụng sẽ tiếp tục sàng lọc, chọn lọc ra những ứng viên đủ tiêu chuẩn để tham gia đánh
giá trực tiếp. Tiếp theo các ứng viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi hội đồng, nếu

14
phỏng vấn thành công, phòng nhân sự sẽ gửi mail xác nhận và tiến hành sắp xếp cho
các ứng viên trúng tuyển tham gia đào tạo với hãng.

 Các thành phần:

a. Tô màu cam: Pool


b. Tô màu vàng: Lane
c. Tô màu hồng: Activity
d. Tô màu xanh lá: Gateway
e. Tô màu xanh dương: Event
f. Tô màu tím: Information Artifact

Ứng viên quan tâm tìm hiểu về thời gian và vị trí tuyển dụng làm việc tại hãng cách thức
dự tuyển tại đường link: https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/vietnam-airlines/career-
with-us/. Sau khi tìm hiểu trên website, ứng viên mong muốn ứng tuyển, có thể gửi bản
đăng kí qua link: https://nth2.net/CabinetM/TCHC/DangKy . Có Sơ yếu lý lịch bao gồm
các thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu, … về cho bộ phận tuyển dụng.

Bước 1: Thí sinh Có 2 cách Start Event , nộp hồ sơ là online đúng chuẩn qua web hoặc
qua email hoặc nộp trực tiếp/ đường bưu điện qua địa chỉ cụ thể
Bước 2: do Bộ phận tuyển dụng tuyển dụng – Tổng công ty Hàng không VN thực hiện
tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra
* Đối với các ứng viên đã là tiếp viên của Vietnam Airlines:
- Các tiêu chuẩn khác áp dụng như tiêu chuẩn ứng viên mới
- Nghỉ việc vì lý do cá nhân.
- Kiểm tra
- Không quá 35 tuổi
+ Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn
+ Phù hợp thì tiến tới vòng tiếp theo

15
*Đối với các ứng viên là tiếp viên của các hãng hàng không khác:
- Có 03 năm kinh nghiệm trở lên;

- Không quá 30 tuổi

- Các tiêu chuẩn khác áp dụng như tiêu chuẩn ứng viên mới.

- Kiểm tra

+Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+Phù hợp thì tiến tới vòng tiếp theo

Nếu hồ sơ của bạn đạt tại vòng nhận hồ sơ, thí sinh sẽ được phản hồi mail để thông báo
về lịch thi, thời gian, địa điểm thi, SBD…

Bước 3: Vòng 1: Sơ tuyển – Kiểm tra chiều cao, cân nặng, ngoại hình và phỏng vấn sơ
bộ:
- Ứng viên mặc trang phục lịch sự
- Riêng đối với nữ tóc buộc gọn gàng và trang điểm đẹp.
- Kiểm tra

+Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+Phù hợp thì nhận được thông báo đậu và tiến tới vòng tiếp theo

Vòng 2: Kiểm tra ngoại hình chi tiết, giao tiếp, ứng xử, kiến thức tổng quát, tiếng Anh.

- Nam: áo sơ mi ngắn tay, đeo caravat, quần âu.


- Nữ: áo sơ mi ngắn tay, chân váy zip ngắn cách trên đầu gối 5 cm, không đi tất, tóc
buộc cao, trang điểm đẹp.
- Kiểm tra

+Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+Phù hợp thì nhận được thông báo đậu và tiến tới vòng tiếp theo

Vòng 3: Catwalk, phản xạ.


16
- Sau khi vượt qua vòng 2 các bạn sẽ đi catwalk theo top từ 5-8 người.
- Ban giám khảo sẽ xem xét kỹ ngoại hình, dáng đi đứng, nụ cười, tay, da và hình
xăm, vết sẹo của bạn.
- Bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi đơn giản xoay quanh cuộc sống. Các bạn cần chủ
động trả lời, phản xạ nhanh trước mỗi câu hỏi.
- Kiểm tra

+ Nếu không phù hợp -> rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+ Phù hợp thì nhận được thông báo đậu tiến tới vòng tiếp theo

Vòng 4: Phỏng vấn hội đồng ( Tổng công ty hàng không Vietnam Airlines)

- Các thí sinh đỗ vòng 3 sẽ vào vòng phỏng vấn hội đồng.
- Thông thường sẽ diễn ra vào ngày hôm sau.
- Ban giám khảo sẽ hỏi hầu hết bằng tiếng Anh để đánh giá kiến thức và kỹ năng của
thí sinh.
- Thí sinh nữ sẽ được mặc áo dài để đánh giá hình thức.
- Thí sinh sẽ phải bốc thăm câu hỏi về lịch sử, văn hoá, địa lý, xã hội để trả lời (Mỗi
thí sinh trả lời 5 câu)
- Kiểm tra

+ Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+ Phù hợp thì nhận được thông báo đậu tiến tới vòng tiếp theo

Vòng 5: Khám sức khoẻ do cơ quan y tế thuộc cục hàng không việt nam chỉ định thực
hiện
- Nhận được mail thông báo thời gian và địa điểm khám.
- Kiểm tra

+ Nếu không phù hợp -> Rớt → End event -> gửi thư phản hồi cảm ơn

+ Phù hợp thì nhận được thông báo đậu tiến tới vòng tiếp theo

17
Bước 4: Xác minh lý lịch – do Bộ công an thực hiện:
- Đoàn tiếp viên sẽ chuyển sang Trung tâm Huấn luyện bay các ứng viên đạt yêu cầu
Bước 3 để tổ chức đào tạo ngay, cùng lúc yêu cầu kê khai lý lịch để gửi //Bộ công
an xác minh lý lịch.
- Kiểm tra
+ Nếu ứng viên không đạt kết quả xác minh lý lịch sẽ không được đề nghị công
nhận là tiếp viên chính thức -> Rớt -> end event mặc dù đã hoàn tất xong chương
trình huấn luyện tại Trung tâm HLB.
+ Nếu Đạt thì tiến tới vòng tiếp theo

Bước 5: Thông báo kết quả với ứng viên sau 3-5 ngày
Nếu đạt được tiêu chuẩn các bước, các bạn sẽ được tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ
của Hãng để chính thức trở thành Tiếp viên Hàng không.
- End event-> gửi thư phản hồi thông báo đậu

● Ma trận RACI

Hình 8. RACI chart

● Sơ đồ quy trình nghiệp vụ ‘AS IS’


18
Hình 9. BPMN qui trình tuyển dụng chính

1.5.2 Khó khăn của hệ thống hiện tại và đề xuất giải pháp

STT VẤN ĐỀ NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP

1 Phương pháp Ứng viên không tham gia phỏng Chuẩn hóa bộ câu hỏi
đánh giá và vấn,không có thống nhất giữa ban phỏng vấn và các bài test rõ
phỏng vấn ứng phỏng vấn, cũng như là chỉ đánh ràng và thống nhất, lịch
viên chưa toàn giá năng lực chuyên môn quên tính trình rõ ràng, gọi xác nhận
diện và chuyên cách và mục tiêu định hướng của với ứng viên; xây dựng
nghiệp. ứng viên có phù hợp với công việc phương án dự phòng nếu
hay không. ứng viên không đến được;
chuyên nghiệp trong đón
tiếp, setup không gian và
thiết bị phục vụ phỏng
vấn,...

19
2 Không ít nhân viên sau khi được Doanh nghiệp cũng như đội
Nhân viên không
tuyển vào chỉ sau khoảng 1 tuần ngũ nhân sự HR cần nắm rõ
gắn bó dài lâu
hoặc 1 tháng hay chỉ 1 đến 2 ngày những khó khăn, hạn chế,
đã bỏ việc rời đi. Hiện tượng này tuyển được những nhân sự
khiến các nhà tuyển dụng hoang tài năng, trách nhiệm, phù
mang và phải lập tức tìm người hợp với yêu cầu cụ thể của
thay thế. Ngoài ra chi phí, thời gian vị trí tuyển dụng.
tuyển dụng cũng tăng lên từ 2-3
lần.

3 Tốn thời gian Nhiều ứng viên gửi hồ sơ ứng Nên áp dụng nền tảng áp
sàng lọc CV tuyển ngay cả khi họ biết rõ bản dụng các công nghệ về trí
thân không phù hợp, chưa đáp ứng tuệ nhân tạo và Machine
được các yêu cầu cơ bản, CV chất learning vào phát triển hệ
lượng kém. Gây hoang mang cho thống tìm kiếm ứng viên
nhà tuyển dụng ít kinh nghiệm. tiềm năng. Lúc này, nhà
tuyển dụng có thể đa dạng
hóa ứng viên, chủ động
tiếp cận được với nhiều
ứng viên chất lượng, giảm
nguy cơ nhận CV không
phù hợp vì hệ thống đã

20
tiến hành phân tích, so
sánh và đối chiếu thông tin
nên mức độ phù hợp cao
hơn hẳn.

4 Liên lạc với ứng Nộp qua email và nộp trực tiếp Cần nâng cấp hệ thống cơ
viên qua email và không có sự liên kết với nhau gây sở dữ liệu chung, kiểm tra
tin nhắn khó khó khăn cho việc quản lý, dễ bị tính đồng bộ của website,
quản lý hồ sơ. nhầm lẫn thông tin ứng viên. cập nhật hồ sơ ứng viên
thường xuyên tránh thiếu
sót.

5 Mất thời gian Sau khi nhận hồ sơ, tốn thời gian Nên sử dụng phần mềm
nhập liệu, lưu trữ nhập liệu vào hệ thống để lưu trữ quản lý tuyển dụng để tích
thông tin ứng do số lượng hồ sơ quá nhiều. hợp và xây dựng hệ thống
viên liên kết thông tin hồ sơ dữ
liệu của ứng viên sao cho
linh hoạt và khoa học nhất

21
1.5.3 Fishbone Diagram

Hình 10. Fishbone Diagram

PHẦN 2. MÔ HÌNH TIẾN TRÌNH (PROCESS MODEL)

I. Mô tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống mới

1. Quy trình tuyển dụng tiếp viên hàng không của VietnamAirlines giải quyết các
vấn đề
- Từ góc độ nhà quản trị: giải quyết các vấn đề về lập kế hoạch tuyển dụng phù hợp và
chuẩn xác với từng tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra và quản lý các hồ sơ nhân sự một cách
hợp lý.
- Từ góc độ ứng viên: giải quyết các vấn đề về tham gia tuyển dụng, chi tiết các vòng
phỏng vấn, đạt tiêu chí công việc, và các vấn đề về hợp đồng lao động.
* Góc nhìn của một nhà quản trị đối với quy trình tuyển dụng:

22
Bước 1: Lập kế hoạch dân sự
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cho công ty hàng không VietnamAirlines thì các
đơn vị thuộc công ty cần lập kế hoạch tuyển dụng vào đầu kỳ và trình lên cho Hội đồng
nhân sự (HĐNS) xem xét và Tổng giám đốc phê duyệt. Ngược lại, kế hoạch không phù
hợp, các đơn vị phải tiếp tục chỉnh sửa. Tiếp theo các đơn vị lên kế hoạch nhân sự phải
gửi kế hoạch về cho bộ phận tuyển dụng hoàn tất đưa vào thực hiện.
Thay đổi phương pháp đánh giá và phỏng vấn ứng viên toàn diện và chuyên nghiệp hơn.
Hỗ trợ tìm kiếm ứng viên có tiềm năng về cho công ty và duy trì việc làm đối với ứng
viên cũng như doanh nghiệp. Ngoài ra, lập kế hoạch dân sự chặt chẽ còn giúp công ty đạt
được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng.

Bước 2: Xác định hình thức tuyển dụng

Áp dụng các công nghệ về trí tuệ nhân tạo và Machine Learning vào phát triển hệ thống
tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Lúc này, nhà tuyển dụng có thể đa dạng hóa ứng viên, chủ
động tiếp cận được với nhiều ứng viên chất lượng, giảm nguy cơ nhận CV không phù hợp
vì hệ thống đã tiến hành phân tích, so sánh và đối chiếu thông tin nên mức độ phù hợp cao
hơn hẳn. Các bước trong việc xác định hình thức tuyển dụng mà nhân viên trong bộ phận
tuyển dụng cần làm gồm:

- Lập yêu cầu tuyển dụng

- Tìm kiếm ứng viên từ nguồn dữ liệu.

- Lựa chọn và đánh giá các ứng viên.

- Lập danh sách ứng viên được lựa chọn.

Bước 3: Tổ chức thi tuyển

Khi lựa chọn được danh sách gồm các ứng viên phù hợp nhờ hệ thống tuyển dụng ứng
viên tìm năng để tiết kiệm thời gian, sau đó bộ phận tuyển dụng sẽ gửi danh sách đến cho

23
bộ phận quản lý tiến hành lưu trữ và tổ chức phỏng vấn. Sau đó, sẽ tiến hành nhập dữ liệu
kết quả và tiến hành đánh giá kết quả phỏng vấn của các ứng viên.

Nếu ứng viên vượt qua phỏng vấn thì gửi danh sách để kiểm tra sức khoẻ. Ngược lại, các
ứng viên không vượt qua phỏng vấn, bộ phận tuyển dụng sẽ gửi thông báo và thư cảm ơn

Nếu sức khoẻ phù hợp. Danh sách ứng viên sẽ được bộ phận quản lý lưu trữ và cập nhật,
gửi cho Trung tâm tổ chức và đào tạo bay cũng như Bộ công an để xác minh lý lịch. Nếu
ứng viên phù hợp sẽ chính thức trở thành tiếp viên hàng không của VietnamAirlines và
được đào tạo nghiệp dư.

Bước 4: Lưu lại các hồ sơ

Sau khi ứng viên đã hoàn tất các quy trình, bộ phận quản lý sẽ lưu lại các hồ sơ liên quan
đến quy trình tuyển dụng trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty hàng không Vietnam
Airlines gồm:

- Kế hoạch nhân sự.

- Biên bản Tuyển dụng nhân sự.

- Danh sách ứng viên chính thức.

- Phương án tuyển dụng.

Quy trình này sẽ được theo dõi thường xuyên, tránh những sai sót không đáng có cũng
như không làm hao hụt chi phí đào tạo của công ty.

*Góc nhìn của một ứng viên khi tham gia ứng tuyển:
Bước 1: Nộp hồ sơ ứng tuyển

 Khi nộp hồ sơ ứng tuyển sẽ được hỗ trợ sát xao và tránh hồ sơ bị thiếu sót qua các
link cũng như trang web chính thức của Vietnam Airlines. Các bằng cấp, chứng chỉ
cần được mang theo đầy đủ như yêu cầu tuyển dụng.

24
 Các ứng viên được chọn tham gia phỏng vấn, sẽ được hướng dẫn chi tiết các vòng
thi phỏng vấn giúp ứng viên có tiềm năng dễ dàng tiếp cận với vị trí mong muốn.
Đối với các ứng viên không tham gia phỏng vấn, hồ sơ sẽ bị huỷ và sẽ được cập
nhật liên tục trên hệ thống công nghệ mới. Tránh các lỗi không đáng tiếc xảy ra
trong quá trình tuyển dụng.

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn và đánh giá lựa chọn

 Ứng viên sẽ trải qua các vòng thi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ứng viên
có năng lực cũng như là tính cách và mục tiêu theo đuổi phù hợp với công việc,
giảm thiểu hiện trạng làm việc ngắn hạn và gián đoạn quá trình tổ chức và đào tạo.
Qua quá trình lựa chọn trên hệ thống tìm kiếm ứng viên tìm năng và kinh nghiệm
đánh giá của các người phỏng vấn. Cũng như là thực hiện khám sức khoẻ bên bộ y
tế và kiểm tra lý lịch do bộ công an thực hiện.
 Ứng viên sẽ luôn được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trong quá trình tuyển dụng.
Quá trình tuyển dụng vẫn sẽ diễn ra như quy trình cũ để xét tuyển ứng viên.

Bước 3: Sau khi đạt tất cả quy trình phỏng vấn

 Hồ sơ sẽ được lưu giữ trên hệ thống và được cấp tài khoản của mỗi nhân viên để
có thể truy cập Website của công ty theo dõi và cập nhật thường xuyên.

Ứng viên sẽ được tham gia đào tạo nghiệp vụ tại Trung tâm huấn luyện bay, được phổ cập
kỹ năng cũng như kiến thức và chính thức trở thành nhân viên của công ty hàng không
VietnamAirlines.

25
II. Mô hình TO-BE

Hình 11. TO-BE Diagram

PHẦN 3. MÔ HÌNH CHỨC NĂNG (FUNCTION MODEL)


I.USE CASES

26
1 Sơ đồ Use Case tổng quát

Hình 12. Use case tổng quát

2. Đặc tả Use Case

2.1. Use Case “Tuyển chọn nhân sự"

27
Hình 13. Use case “Tuyển chọn nhân sự”

Use Case ID UC1

Use Case Name Tuyển chọn nhân sự

Description Tìm ra ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn sàn

Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng

Priority Must Have

28
Trigger Ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào hệ thống VNA

Pre-Condition(s) - Ứng viên phải là công dân Việt Nam


- Ứng viên phải có ngoại hình, chiều cao, ngoại hình
đạt tiêu chuẩn
- Lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt
- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học
- Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức tối thiểu

Post-Condition(s) - Ứng viên nhận thông báo kết quả ứng tuyển thành
công
- Kiểm tra lại sức khỏe ứng viên, điều tra rõ lý lịch
- Tổ chức đào tạo cho các ứng viên trúng tuyển.

Basic Flow 1. Bộ phận tuyển dụng đưa ra thông tin tuyển dụng
2. Ứng viên tìm hiểu về vị trí đang tuyển dụng
3. Bộ phận tuyển dụng hướng dẫn phương thức ứng
tuyển
4. Ứng viên chuẩn bị giấy tờ
5. Ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển
6. Bộ phận tuyển dụng nhận hồ sơ và sàng lọc hồ sơ đạt
chuẩn
7. Bộ phận tuyển dụng đưa ra danh sách các ứng viên
vào phòng phỏng vấn và nhập dữ liệu lên hệ thống
8. Ứng viên tham gia phỏng vấn trực tiếp
9. Bộ phận tuyển dụng phỏng vấn các ứng viên, trao đổi
các yếu tố
10. Ứng viên có thể hỏi về điều kiện làm việc và các vấn
đề đang thắc mắc
11. Bộ phận tuyển dụng sẽ xem xét lại các ứng viên đã

29
phỏng vấn đạt yêu cầu
12. Ứng viên vượt qua được phỏng vấn
13. Hệ thống gửi kết quả trúng tuyển

Alternative Flow 5a. Ứng viên nộp thiếu hồ sơ ứng tuyển


5b. Bộ phận tuyển dụng thông báo để ứng viên nộp đủ hồ
sơ ứng
7a. Bộ phận tuyển dụng gửi mail vượt qua vòng chọn lọc
hồ sơ và thông báo phỏng vấn cho ứng viên.

Business Rules B1: Hồ sơ phải đủ các giấy tờ


B2: Kiểm tra ngoại hình
B3: Kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: Trình độ
học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp,...
B4: Chứng chỉ ngoại ngữ 1 hoặc 2 (nếu có)
B5: Các giấy tờ cần thiết
- Sơ yếu lý lịch
- CMND/CCCD
- Giấy khám sức khỏe
- Bằng tốt nghiệp THPT bản sao và Đại học bản sao (nếu
có)
- Phiếu điểm kiểm tra Tiếng Anh TOEIC hoặc IELTS,
TOEFL còn hạn trong vòng 2 năm
- 2 ảnh màu 4x6 , 1 ảnh toàn thân 12x15 chụp trong 6
tháng gần đây

Non-Functional NF1: Thời gian trả kết quả hồ sơ


Requirement NF2: Thời gian trả kết quả phỏng vấn
NF3: Số lượng ứng viên được tiếp nhận
NF4: Bảo mật thông tin ứng viên

30
2.2. Use Case “Quy trình phỏng vấn”

Hình 14. Use case “Quy trình phỏng vấn”

Use Case ID UC2

Use Case Name Quy trình phỏng vấn

Description Ứng viên được phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng

Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng

31
Priority Must have

Trigger Ứng viên đã qua vòng lọc hồ sơ

Pre-Condition(s) Ứng viên có mặt tham gia phỏng vấn

Post-Condition(s) Ứng viên phải trải qua bước xác nhận lại các thông tin

Basic Flow 1. Ứng viên vượt qua vòng loại hồ sơ


2. Bộ phận tuyển dụng lập ra danh sách ứng viên vào vòng
phỏng vấn
3. Bộ phận tuyển dụng gửi thông tin phỏng vấn
4. Ứng viên tham gia phỏng vấn
5. Bộ phận tuyển dụng tiến hành phỏng vấn ứng viên
6. Ứng viên trả lời câu hỏi và các yêu cầu
7. Bộ phận nhân sự tiếp nhận và đánh giá
8. Ứng viên hỏi về điều kiện và các vấn đề
9. Bộ phận tuyển dụng giải đáp các thắc mắc của ứng viên
10. Bộ phận tuyển dụng thông báo kết quả phỏng vấn

Alternative Flow 8a. Ứng viên có thể không cần hỏi về điều kiện và các vấn đề
9a. Bộ phận tuyển dụng không cần giải đáp thắc mắc của ứng
viên.

Business Rules Ứng viên tới muộn quá 5 phút sẽ không được tham gia phỏng vấn

Non-Functional NF1: Thời gian trả kết quả phỏng vấn


Requirement

32
2.3. Use Case “Thông báo kết quả”:

Hình 15. Use case “Thông báo kết quả”

Use Case ID UC3

Use Case Name Thông báo kết quả

Description Ứng viên sau khi nhận kết quả trúng tuyển cần xác nhận các thông tin
lại

Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng, Cơ quan y tế, Bộ công an

Priority Must have

Trigger Ứng viên trước khi nào làm chính thức

33
Pre-Condition(s) Ứng viên phải vượt qua vòng loại hồ sơ và vòng phỏng vấn

Post-Condition(s) Ứng viên được trở thành nhân viên chính thức

Basic Flow 1. Bộ phận tuyển dụng sẽ truy cập hệ thống để xem lại thông tin
của ứng viên
2. Lập ra danh sách các ứng viên đậu vòng phỏng vấn
3. Cơ quan y tế sẽ kiểm tra lại sức khỏe cho các ứng viên có trong
danh sách
4. Bộ công an dựa vào danh sách đó để tiến hành xác minh lý
lịch.
5. Bộ phận tuyển dụng dựa vào kết quả của Cơ quan y tế và Bộ
công an để hoàn thành danh sách trúng tuyển
6. Bộ phận tuyển dụng gửi kết quả tuyển dụng cho ứng viên
7. Ứng viên nhận được kết quả trúng tuyển

Alternative Flow 6a. Bộ phận tuyển dụng đăng kết quả danh sách các ứng
viên trúng tuyển lên trang chính thức của Vietnamairlines.

Business Rules BR1: Sức khỏe của ứng viên phải đảm bảo
BR2: Lý lịch của ứng viên phải trong sạch

Non-Functional NF1: Thời gian thông báo ứng viên trở thành thành viên chính thức.
Requirement

34
II. DIAGRAMS

1. Activity diagram

Hình 16. Activity Diagram

35
2. Sequence Diagram

2.1. Sequence Diagram “Đăng tin tuyển dụng”

Hình 17. Sequence Diagram “Đăng tin tuyển dụng”

36
2.2. Sequence Diagram “Nhập dữ liệu kết quả phỏng vấn”

Hình 18. Sequence Diagram “Nhập dữ liệu kết quả phỏng vấn”

37
2.3. Sequence Diagram “Nộp hồ sơ online”

Hình 19. Sequence Diagram “Nộp hồ sơ online”

38
2.4. Sequence Diagram “Lập danh sách phỏng vấn”

Hình 20. Sequence Diagram “Lập danh sách phỏng vấn”

39
2.5. Sequence Diagram “Đánh giá và lựa chọn ứng viên”

Hình 22. Sequence Diagram “Đánh giá và lựa chọn ứng viên”

40
2.6. Sequence Diagram “Gửi kết quả phỏng vấn cho ứng viên”

Hình 23. Sequence Diagram “Gửi kết quả phỏng vấn cho ứng viên”

41
3. Class Diagram

Hình 24. Class Diagram

4. Entity Relationship Diagram

4.1. Mô tả ERD

Quy trình tuyển dụng của VNA sẽ diễn ra tuần tự như sau.
Sau khi ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển, nhân viên tuyển dụng sẽ lựa chọn ra các ứng viên
tiềm năng, và tiến hành tổ chức các vòng phỏng vấn để các ứng viên ấy tham gia. Từ vòng
này, những ứng viên được chọn sẽ được khám sức khỏe do cơ quan y tế thuộc cục hàng
không Vietnam Airlines chỉ định thực hiện. Những ứng viên được thông qua sẽ tiến tới
vòng xác minh lý lịch do bộ công an thực hiện. Cuối cùng, những ứng viên được thông
qua tất cả các vòng sẽ được tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ của Hãng để chính thức trở
thành Tiếp viên Hàng không.

42
Entity:
- Ứng viên
- Hồ sơ ứng tuyển
- Nhà tuyển dụng
- Phòng ban
- Phỏng vấn
- Đánh giá ứng viên
- Ghi chú phỏng vấn
- Tuyển dụng
- Khóa đào tạo
- Kiểm tra sức khỏe
- Kiểm tra lý lịch
- Danh sách trúng tuyển
- Thông báo
- Loại công việc
- Quy trình tuyển dụng

Relationship:
Tạo lập: khi ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức
phỏng vấn, cũng tương tự như khi kiểm tra sức khỏe và lý lịch của cục y tế và bộ công an.
Sau khi hoàn thành xong, nhà tuyển dụng sẽ tạo bảng danh sách trúng tuyển để gửi về cho
ứng viên.
- Một nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhiều ứng viên và một ứng viên có thể được
đánh giá bởi nhiều nhà tuyển dụng => mối quan hệ một nhiều (1-n)
- Một quy trình tuyển dụng chỉ có một khóa đào tạo ứng viên trúng tuyển và ngược
lại => mối quan hệ (1-1)
- Một nhà tuyển dụng sẽ thuộc một phòng ban và mỗi phòng ban chỉ đưa ra một
người tham gia buổi phỏng vấn => mối quan hệ (1-1)

43
- Một tuyển dụng chỉ có một quy trình tuyển dụng và một quy trình tuyển dụng cũng
chỉ có một tuyển dụng => mối quan hệ (1-1)
- Mỗi ứng viên chỉ có một hồ sơ ứng tuyển và một hồ sơ ứng tuyển chỉ có thể chứa
thông tin của một ứng viên => mối quan hệ (1-1)
- Một quy trình có thể được tổ chức bởi nhiều nhân viên phỏng vấn và mỗi nhân
viên phỏng vấn có thể tham gia tổ chức nhiều bài thi => mối quan hệ (n-n)
Danh sách trúng tuyển sẽ bao gồm mã trúng tuyển, mã hồ sơ, mã ứng viên, tên ứng viên
của từng ứng viên.

4.2. ERD

HÌNH 25. ERD quy trình tuyển dụng

44
PHẦN 4: CÁC LỢI ÍCH

I. Các lợi ích tài chính.

- IRR, NPV và B/C đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả tài
chính của các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Các
chỉ số này giúp cho các nhà quản lý và nhà đầu tư có thể đánh giá được lợi nhuận
mà họ có thể thu được từ các dự án đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác, từ
đó giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược và tài chính hợp lý.
- Cụ thể, IRR (Tỷ suất lợi nhuận nội bộ) là chỉ số dùng để tính toán tỷ suất lợi nhuận
mà một dự án đầu tư có thể đem lại, đây là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá
tính khả thi và hấp dẫn của một dự án. Nếu IRR của dự án cao hơn mức lãi suất thị
trường hoặc mức đòn bẩy vốn của doanh nghiệp, thì đó được xem là một dự án đầu
tư có khả năng mang lại lợi nhuận và hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
- NPV (Giá trị hiện tại ròng) là chỉ số đánh giá giá trị của một dự án đầu tư bằng
cách tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền thu về từ dự án đầu tư, sau khi đã
trừ đi chi phí đầu tư ban đầu. Nếu NPV dương, thì đó là một dự án đầu tư có khả
năng mang lại lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.
- B/C (Tỷ lệ lợi nhuận chi phí) là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận dự kiến và
tổng chi phí dự kiến của một dự án đầu tư. Nếu B/C lớn hơn 1,0, thì đó có nghĩa là
tổng lợi nhuận dự kiến của dự án đầu tư vượt qua tổng chi phí dự kiến, và dự án đó
có thể mang lại lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.
- Theo khảo sát các báo cáo tài chính của Vietnam Airlines thường bao gồm các chỉ
số tài chính như IRR, NPV và B/C để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư và
hoạt động kinh doanh của hãng hàng không. Dưới đây là một số thông tin về các
chỉ số này trong các báo cáo tài chính gần đây của Vietnam Airlines:
- IRR (Tỷ suất lợi nhuận nội bộ): IRR được sử dụng để tính toán tỷ suất lợi nhuận
của một dự án đầu tư. Trong báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, tỷ
suất IRR của các dự án đầu tư lớn của hãng hàng không này đạt khoảng 10,5%,

45
đây là một con số tương đối cao, cho thấy các dự án đầu tư của Vietnam Airlines
đang đem lại lợi nhuận tốt.
- NPV (Giá trị hiện tại ròng): NPV là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá giá trị
của một dự án đầu tư hoặc một chiến lược kinh doanh. Trong báo cáo tài chính
năm 2020, NPV của Vietnam Airlines đã tăng lên mức khoảng 14.000 tỷ đồng, cho
thấy các dự án đầu tư của hãng hàng không này đang mang lại giá trị cho doanh
nghiệp.
- B/C (Tỷ lệ lợi nhuận chi phí): B/C được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một dự
án đầu tư bằng cách so sánh tổng lợi nhuận dự kiến với tổng chi phí dự kiến. Trong
báo cáo tài chính năm 2020, B/C của Vietnam Airlines đạt mức trên 1,0, cho thấy
tổng lợi nhuận dự kiến của các dự án đầu tư vượt qua tổng chi phí dự kiến và có
khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Ví dụ, trong báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, công ty đã công bố
một số số liệu liên quan đến IRR, NPV và B/C của một số dự án đầu tư và hoạt
động kinh doanh của công ty.

Theo báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, công ty đã đầu tư vào một
số dự án đầu tư lớn như đầu tư mua sắm máy bay và đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng. Đối với mỗi dự án đầu tư, công ty đã tính toán và công bố các chỉ số IRR,
NPV và B/C để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

- Ví dụ, dự án đầu tư mua sắm máy bay Airbus A321NEO của Vietnam Airlines đã
được tính toán với các chỉ số IRR, NPV và B/C. Theo báo cáo, IRR của dự án này
là 11,52%, NPV là 123,3 triệu USD và B/C là 1,07. Các chỉ số này cho thấy rằng
dự án đầu tư này có tiềm năng mang lại lợi nhuận và đáng để đầu tư.

Ngoài ra, trong báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, công ty cũng
công bố các chỉ số IRR, NPV và B/C liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty. Ví dụ, chỉ số IRR của hoạt động kinh doanh bay thương mại của Vietnam
Airlines trong năm 2020 là 6,44%, NPV là 51,5 triệu USD và B/C là 1,03. Các chỉ

46
số này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh này của công ty có tiềm năng mang lại
lợi nhuận và hiệu quả tài chính.

II. Các lợi ích phi tài chính

Vietnam Airlines có nhiều lợi ích phi tài chính, bao gồm:

- Đánh giá cao về thương hiệu: Vietnam Airlines đã được xếp hạng trong top 500
thương hiệu mạnh nhất thế giới và là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam. Điều
này giúp cho công ty có một lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng không.
- Mở rộng mạng lưới vận chuyển: Vietnam Airlines liên tục mở rộng mạng lưới vận
chuyển của mình bằng cách mở các tuyến bay mới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Điều này giúp cho công ty có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh
thu và lợi nhuận.
- Tạo ra các đối tác chiến lược: Vietnam Airlines đã tạo ra các đối tác chiến lược với
các hãng hàng không lớn như Delta Airlines và KLM. Điều này giúp công ty có thể
chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác của mình, cũng như mở rộng thị
trường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Vietnam Airlines luôn chú trọng đến việc cải thiện
chất lượng dịch vụ của mình. Điều này giúp cho công ty thu hút được nhiều khách
hàng hơn và giữ chân được những khách hàng hiện tại.
- Đầu tư vào công nghệ: Vietnam Airlines đang đầu tư vào công nghệ để nâng cao
hiệu suất hoạt động và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Điều này giúp cho công ty
có thể tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả vận hành.
 Quản lý những thay đổi:
- Quản lý sự thay đổi (Change management) được hiểu đơn giản là toàn bộ quy trình
hướng dẫn doanh nghiệp lên kế hoạch cải tổ và đổi mới một cách chủ động các
hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình này được thực hiện với mục đích gia tăng
mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ kinh doanh khác.

47
Việc quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines cần phải được thực hiện một cách cẩn
thận và chặt chẽ để đảm bảo hoạt động của hãng hàng không diễn ra một cách suôn sẻ và
hiệu quả.

Các bước cơ bản để quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines có thể bao gồm:

- Xác định và đánh giá các thay đổi: Đầu tiên, Vietnam Airlines cần phải xác định và
đánh giá các thay đổi, bao gồm những thay đổi nào sẽ được thực hiện, cách thức
triển khai thay đổi, ảnh hưởng của thay đổi đến hoạt động của hãng hàng không, và
các rủi ro có thể phát sinh.
- Lập kế hoạch: Sau khi xác định và đánh giá các thay đổi, Vietnam Airlines cần lập
kế hoạch chi tiết về cách triển khai thay đổi, bao gồm lịch trình triển khai, người
thực hiện, phân công trách nhiệm, ngân sách, tài nguyên và phương pháp giám sát
và đánh giá quá trình triển khai.
- Thực hiện thay đổi: Việc thực hiện thay đổi phải được thực hiện đúng lịch trình,
đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn cho các hoạt động của hãng hàng không.
- Giám sát và đánh giá: Vietnam Airlines cần đưa ra các tiêu chuẩn và chỉ tiêu để
đánh giá kết quả của thay đổi và giám sát quá trình triển khai để đảm bảo rằng các
thay đổi đang được triển khai theo đúng kế hoạch và đạt được các mục tiêu đã đề
ra.
- Điều chỉnh và cải tiến: Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình triển khai,
Vietnam Airlines cần phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh và cải tiến để đảm bảo
rằng các thay đổi được triển khai thành công và đáp ứng được các mục tiêu đã đề
ra.

Quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines là một quá trình không ngừng cần được
thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của hãng hàng
không này.

48
PHẦN 5. KẾT LUẬN
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines được biết đến là một hãng hàng không trẻ,
an toàn, năng động với một đội tàu bay hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi
nghiệp vụ, mến khách, từng bước khẳng định được đẳng cấp, thương hiệu của Vietnam
Airlines.

Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật và khoa học hiện đại, thông qua các hệ thống
tìm kiếm ứng viên tìm năng dựa trên trí tuệ nhân tạo và Machine learning, cũng như là
phát triển cơ sở dữ liệu liên kết hồ sơ và thông tin trong quá trình tuyển dụng. Do tính
chất công việc, vì thế Vietnam Airlines tuyển dụng thường xuyên và luôn muốn tìm kiếm
những ứng viên có tâm và có tầm để phục vụ các hành khách cũng như đưa Hãng hàng
không quốc gia Việt Nam ra ngoài các phi trường quốc tế. Việc tuyển dụng góp phần
quan trọng cùng Tổng công ty hàng không Việt Nam “đem thế giới về với Việt Nam và
đem văn hóa Việt Nam đến với thế giới”, đóng góp vào thành quả chung cho sự phát triển
lớn mạnh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sự thành
công của Vietnam Airlines trên thị trường hàng không thế giới.

Tuy nhiên, Vietnam Airlines cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, cũng như sai lầm
cần khắc phục trong quá trình tuyển dụng tiếp viên hàng không, có thể kể đến như là bộ
phận tuyển dụng không cố định và chủ yếu là người trong các bộ phận khác tiến hành, có
thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như quy trình không chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc
lưu trữ cũng như cập nhật thông tin ứng viên vẫn còn nhiều thiếu sót có thể dẫn đến mất
dữ liệu hoặc không cập nhật chính xác.

Để khắc phục những khó khăn này cũng như tiến tới xây dựng một hệ thống tuyển dụng
chất lượng và đáp ứng yêu cầu được đề ra cho các tiếp viên mới, cần phải có những giải
pháp đúng đắn và kịp thời. Và sau khi phân tích, nghiên cứu, hi vọng phương án lần này
của nhóm đưa ra sẽ giúp Vietnam Airlines một phần nào đó có thể cải thiện hệ thống
tuyển dụng một cách hiệu quả nhất. Nâng cao chất lượng trên phi trường quốc tế, được

49
nhiều hành khách trong và ngoài nước tin tưởng, có được trải nghiệm bay tốt nhất tại
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

DANH SÁCH CÁC DIAGRAM :

AS IS DIAGRAM

TO-BE DIAGRAM

USE CASES

ACTIVITY DIAGRAM

CLASS DIAGRAM

SEQUENCE DIAGRAM

ERD

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vietnam Airlines (n.d). Lịch Sử Hình Thành. Nguồn:


https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/vietnam-airlines/about-us/history?
fbclid=IwAR0whJ4RNAX5EkyxkYWu764_Uz1u1KjA9DUOrtpJXTW6CbeklO_
Ok9MNv6g

[2] Vietnam Airlines (n.d). Thông Báo Tuyển Dụng Tiếp Viên Vietnam Airlines
2023. Nguồn: https://www.vietnamairlines.com/ca/vi/vietnam-airlines/career-with-
us/information/1230-DTV-Tuyen-dung-Tiep-vien-2023?
fbclid=IwAR3huaEXjSndZRUr0tCwRf14qiPf_8i1SBBRxSD2G5zp3S0wdgTBmq
AyHkg

[3] ResearchGate(2015). Use case diagram for Employee Recruitment


Management System. Nguồn: https://www.researchgate.net/figure/Use-case-

50
Diagram-for-Employee-Recruitment-Management-System_fig7_283356983?
fbclid=IwAR2STVRuR1SXIxgM5iaZnhpF10sqe9HkIgpmbmNMD29UnLEeo4xH
v1eAnUQ

[4] Thinhnotes (2019). Quẩy tới bến với BPMN. Nguồn:


https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/quay-toi-ben-voi-bpmn

[5] Thinhnotes (2019). Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp. Nguồn:

https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/use-case-diagram-va-5-sai-lam-thuong-
gap/?
fbclid=IwAR1Frvy5bif9p2Wzq33Vxm0wiVLBM6_jWK4A8hX9jCB7FvxFR1vfb
jh9ft8

51

You might also like