You are on page 1of 87

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG UNIVERSITY




KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877 THIẾT KẾ


MÁY ẤP 300 TRỨNG CHO HỘ GIA ĐÌNH

GVHD:Nguyễn Thanh Tuấn


Sinh Viên: Trà Ngô Xuân Tiến
MSSV:55131961
Lớp:55DDT1
Khóa:2013-2017

Nha Trang, tháng 6/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên người nhận xét: NGUYỄN THANH TUẤN
Chức danh: GVHD Đơn vị công tác: Khoa Điện – điện tử
Tên đồ án: Ứng Dụng Vi Điều Khiển PIC16F877 Thiết Kế Máy Ấp 300 Trứng Cho Hộ
Gia Đình
Họ và tên sinh viên: TRÀ NGÔ XUÂN TIẾN MSSV: 55131961
Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Hệ: Đại học chính quy Khóa: 55

Ý KIẾN NHẬN XÉT


1. Chất lượng hình thức
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

2. Chất lượng nội dung


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Khánh Hòa, ngày tháng năm 2017
Người phản biện
3. Điểm đánh giá:
Bằng số Bằng chữ

Điểm kết luận của Hội đồng chấm Đồ án

Điểm số Điểm bằng chữ

Khánh Hòa, ngày tháng 6 năm 2017


Thư ký Hội đồng Chủ tịch hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên người phản biện:
Chức danh: GV Đơn vị công tác: Khoa Điện – điện tử
Tên đồ án: Ứng Dụng Vi Điều Khiển PIC16F877 Thiết Kế Máy Ấp 300 Trứng Cho Hộ
Gia Đình

Họ và tên sinh viên: TRÀ NGÔ XUÂN TIẾN MSSV: 55131961


Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Hệ: Đại học chính quy Khóa: 55

Ý KIẾN NHẬN XÉT


1. Chất lượng hình thức
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

2. Chất lượng nội dung


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Khánh Hòa, ngày tháng năm 2017
Người phản biện
3. Điểm đánh giá:
Bằng số Bằng chữ

Điểm kết luận của Hội đồng chấm Đồ án

Điểm số Điểm bằng chữ

Khánh Hòa, ngày tháng 6 năm 2017


Thư ký Hội đồng Chủ tịch hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Đồ án môn ho ̣c tốt nghiệp nhằm củng cố và bổ sung lại những kiến thức về chuyên
ngành điện – điện tử và các môn học khác có liên quan mà em đã được học trong khoảng
thời gian ngồi trên giảng đường đại học. Đồ án tốt nghiệp này đã giúp cho em biết vận
du ̣ng, khai thác sâu hơn vào lý thuyết. Qua đó giúp cho em biết được khả năng xử lý tình
huống trong thiết kế, đã củng cố vững hơn về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm
việc nhóm sao cho đạt hiệu quả cao, là một kỹ năng rất cần thiết cho một kỹ sư sau khi ra
trường.
Để hoàn thành đồ án này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô,
gia đình và bạn bè.
Mặc dù em cũng đã cố gắng hết sức mình, nhưng trong một khoảng thời gian cho
phép, cũng như hạn chế về mặt kiến thức của bản thân, nên đồ án không thể tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô cũng
như của bạn bè để có thể củng cố kiến thức của mình trước khi ra trường.
Trước tiên chúng em xin chân thành gửi đến toàn thể quý thầy cô trong khoa lời cảm
ơn chân thành nhất. Những năm tháng trên giảng đường Đại học Thầy, Cô đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, đó là hành trang vô giá mà chúng em luôn
mang bên mình trên con đường lập nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thanh Tuấn, người đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đồ án.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Trường ĐH Nha Trang, tháng 05/2017

Trà Ngô Xuân Tiến


LỜI CAM KẾT

- Tên đề tài: Ứng Dụng Vi Điều Khiển PIC16F877 Thiết Kế Máy Ấp 300 Trứng
Cho Hộ Gia Đình
- GVHD: Th.SNguyễn Thanh Tuấn
- Ho ̣ tên sinh viên: TRÀ NGÔ XUÂN TIẾN
- Mã số sinh viên: 55131961
- Lớp: 55DDT1
- Địa chỉ sinh viên: Số 7 Tổ 24 – Nguyễn Đình Chiểu – Nha Trang –
Khánh
Hòa
- Số điện thoại liên lạc: 01662689125
- Email: xuantien.ntu1994@gmail.com
- Ngày nộp khoá luận tốt nghiệp:
- Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là công trình do chính
tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã
được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”.

Tp. Nha Trang, ngày….tháng….Năm 2017


Ký tên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

- Từ yêu cầu cung ứng giống gia cầm ngày càng tăng, để nâng cao hiệu quả quá
trình nuôi tạo giống, cung cấp số lượng lớn giống gia cầm, việc nghiên cứu và cải tiến
quy trình ấp trứng cần được quan tâm, khuyến khích, đầu tư phát triển. Trong đó, việc
nghiên cứu và chế tạo máy ấp trứng mang lại sản lượng cao, cung cấp số lượng lớn gà
con đồng đều về ngày tuổi và chất lượng, đảm bảo cho phương thức nuôi công nghiệp
quy mô lớn. Con non nở ra được cách ly khỏi nguồn lây bệnh từ cha mẹ, đông thời giá
thành giảm đáng kể do khi ấp nhân tạo với máy tốt, thông số kỹ thuật thích hợp,tỷ lệ ấp
nở cao. Đây là cơ sở tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo hướng
hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng chất lượng nguồn giống trong chăn nuôi.

- Đề tài máy ấp trứng công nghiệp không những mang tính ứng dụng thực tế trong
chăn nuôi, sản xuất mà còn là mô hình ứng dụng hệ thống điều khiển tự động trong các
thiết bị phục vụ sản xuất, là tiền đề cho sự phát triển chế tạo máy ấp trứng theo nhiều
hướng khác nhau. Đây cũng là một phần nhỏ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước dựa trên việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến, mang lại hiệu
quả cao hơn cho nền nông nghiệp nước ta.

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


- Áp dụng các nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật, vận dụng để thiết kế, chế tạo máy ấp.

- Sản phẩm được sử dụng thực tế trong đời sống chăn nuôi gia cầm, đáp ứng nhu
cầu phát triển của ngành chăn nuôi.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và lập trình điều khiển vi điều khiển.

- Thiết kế sản phẩm và chế tạo mô hình máy ấp trứng.

- Tìm hiểu quy trình nuôi ấp trứng.


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


- Quy trình nuôi ấp trứng gia cầm.

- Mạch điều khiển nhiệt độ, độ đảo của máy ấp trứng.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thiết kế chi tiết máy ấp trứng.

- Nghiên cứu tính toán và chế tạo máy ấp trứng.

1.5Các phương pháp nghiên cứu cụ thể


- Tham khảo tài liệu.

- Thực nghiệm kiểm chứng.

1.6 Kết cấu của đồ án


Đồ án gồm có 6 chương:

❖ Chương 1: Giới thiệu


Nội dung chương 1 là giới thiệu khái quát về đồ án tốt nghiệp.
❖ Chương 2: Tổng quan công nghệ chế tạo máy ấp trứng

Nội dụng chương 2 là trình bày tổng quan về công nghệ chế tạo máy ấp trứng được
khảo sát ngoài thực tế.

❖ Chương 3: Tổng quan về kỹ thuật nuôi ấp trứng gia cầm


Nội dung chương 3 là trình bày khái quát về quy trình kỹ thuật nuôi ấp trứng gia cầm.
❖ Chương 4: Thiết kế máy ấp trứng tự động
Nội dung chương 4 là trình bày phương án thiết kế máy ấp trứng tự động bao gồm vỏ máy, các bộ
phận của máy và phần điều khiển.
❖ Chương 5:Chế tạo thử nghiệm-thực nghiệm-đánh giá
Nội dung chương 5 là trình bày mô hình chế tạo máy ấp trứng tự động, quá trình chạy thử để kiểm
tra-đánh giá.
❖ Chương 6: Kết luận-kiến nghị
Nội dung chương 6 là đưa ra kết luận-kiến nghị sau khi hoàn thành đồ án.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠOMÁY ẤP TRỨNG

2.1 Đặt vấn đề


- Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, chính vì vậy học hỏi và ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống có ý nghĩa rất to lớn với sự phát triển của đất nước. Nền kinh
tế thị trường và mở cửa hội nhập với thế giới vừa là cơ hội vừa là thách thức, khó khăn với đội ngũ tri
thức Việt Nam. Trong quá trình đổi mới và phát triển, sự trao dồi năng lực và phát triển khả năng tư duy
là điều kiện quan trọng, quyết đinh cho sự phát triển của đất nước. Đó cũng là tiền đề để hình thành và
đưa những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, đặt biệt là ngành công nghệ tự động.
Đến thời điểm này, tự động hóa là mảng công nghệ gần như không thể thiếu trong sự phát triển của nền
kinh tế đất nước đặc biệt là trong các ngành sản xuất hiện đại.
- Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và nhu cầu sản xuất của con người, điều
khiển tự động đang chiếm vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất bởi khả
năng:
+ Giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc, đơn điệu.
+ Thay con người điều khiển các quá trình tổ hợp, liên tục.
+ Giảm thời gian trong quá trình sản xuất, tăng năng xuất, chất lượng cho sản phẩm.
- Đề tài “Ứng dụng vi điều khiển PIC16F877 thiết kế máy ấp 300 trứng cho hộ gia đình” là một
trong những đề tài thiết thực nhằm giúp cho người sản xuất không tốn nhiều hao phí về con giống và
tăng sản lượng, chất lượng giống gia cầm, thời gian kiểm tra, từ đó hạ giá thành con giống, nâng cao
năng lực cạnh tranh.

2.2 Tổng quan tình hình chế tạo máy ấp trứng trong và ngoài nước

- Ngoài nước: ấp trứng nhân tạo đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ qua. Các nhà
chuyên môn đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu quy trình ấp, sự phát triển của phôi nên
ngày nay đã có nhiều thành tựu về kiến thức cũng như kinh nghiệm ấp trứng nhân tạo,
máy ấp trứng không ngừng được cải tiến để đạt tỉ lệ ấp nở cao, chất lượng gà con tốt với
giá thành hạ. Dụng cụ ấp trứng nhân tạo đầu tiên đơn giản là những hố đào trong đất hoặc
cát của người Ả Rập và người Trung Quốc. Người ta xếp trứng vào và thổi hơi nóng qua
trứng, sau đó phương pháp này lan truyền sang châu Âu và là tiền đề cho ngành mô phôi
học phát triển. Máy ấp trứng nhân tạo đầu tiên do nhà vật lí người Ý là Porto và người
Pháp la Reomior nghiên cứu và chế tạo vào thế kỉ 17. Sau khi nhiệt kế ra đời vào cuối thế
kỷ 18. Cho đến nay, tuy nguyên lý không thay đổi nhưng nhiều thế hệ máy ấp trứng đã
không ngừng hoàn thiện, chế độ ấp tự động đảm bảo tỉ lệ ấp nở cao và chất lượng gà con
tốt.
Hình 2. 1: Lò ấp trứng truyền thống

Hình 2. 2: Máy ấp trứng dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ

Hình 2. 3: Máy ấp trứng hiện đại


- Trong nước: Hiện nay, máy ấp trứng ngày càng được áp dụng rộng trong chăn
nuôi gia cầm ở Việt Nam, có nhiều những kỹ sư, sinh viên, khoa ngành kỹ thuật và các
cơ sở sản xuất đang tập trung nghiên cứu và phát triển mô hình máy ấp trứng, mang lại
hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
2.3 Ý tưởng xây dựng đề tài về máy ấp trứng tự động
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát từ thực tế về nền sản suất ở Việt Nam với nền sản
xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi truyền thống và chiếm ưu thế.Tuy nhiên, nền chăn
nuôi nước ta còn lạc hậu nhiều so với các nước phát triển do chưa ứng dụng triệt để khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả
chăn nuôi là con giống vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chăn nuôi ở nước ta đa phần
vẫn là hình thức nhỏ lẻ trong hộ gia đình, các loại gia cầm như gà, vịt là gia cầm phổ
biến. Với mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật từ những kiến thức đã học góp phần vào
đời sống sản xuất của người dânvà em đã có ý tưởng thiết kế và chế tạo máy ấp trứng tự
độngcó thể điều chỉnh các điều kiện thích hợp cho quá trình ấp trứng như: nhiệt độ, độ
ẩm, độ thông khí, đảo trứng... Các phương án về điều khiển cho máy cũng được đưa ra
như:

- Phương án 1: thiết kế tủ ấp có đầy đủ các thiết bị tạo nhiệt, ẩm, thông khí, đảo
trứng, đồng thời được trang bị các thiết bị đo nhiệt độ,độ ẩm. Người sử dụng sẽ dựa vào
các chỉ số trên các thiết bị đo độ ẩm, nhiệt độ để điều chỉnh hay đóng ngắt các thiết bị tạo
nhiệt, ẩm tương ứng. Phương pháp này làm đơn giản quá trình thiết kế,chế tạo máy, tiết
kiệm chi phí. Tuy nhiên, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm sẽ không được điều chỉnh kịp thời,
tốn nhiều công sức, thời gian của người sử dụng, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và
tự động hóa không cao.

Hình 2. 4: Máy ấp trứng thủ công người sử dụng trực tiếp điều khiển

- Phương án 2: thiết kế tủ ấp có đầy đủ các thiết bị tạo nhiệt, ẩm, thông khí, đảo
trứng, đồng thời thiết kế phần điều khiển cho máy theo hướng tự động hóa sử dụng PLC
để điều khiển. Phương án này đảm bảo điều khiển máy nhanh chóng, chính xác, dễ dàng
thay đổi, cải tiến chương trình điều khiển, kết nối dễ dàng, dễ thay đổi kết nối giữa PLC
và các thiết bị cần điều khiển. Tuy nhiên giá thành đầu tư cho bộ điềukhiển PLC cao,
không thích hợp sử dụng cho máy ấp nhỏ, đơn chiếc.

Hình 2. 5: PLC của hãng SIEMENS


- Phương án 3: phương án được đưa ra sau cùng để điều khiển hoạt động cho máy
ấp trứng là dùng vi điều khiển để điều khiển hoạt động của máy ấp trứng. Về mặt tính
năng, phương pháp này đáp ứng cao việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác,
khả năng điều khiển, thay đổi chương trình rộng thông qua việc thay đổi chương trình
điều khiển. Đồng thời, sử dụng vi điều khiển đã loại bỏ được hạn chế của PLC đối với đề
tài này đó là giá thành. Sử dụng vi điều khiển sẽ giảm chi phí đầu tư cho phần điều khiển.
Tuy nhiên, đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức về vi điều khiển cũng như các mảng
liên quan như điện tử, ngôn ngữ lập trình và nhiều phần mềm ứng dụng liên quan.

Hình 2. 6: Vi điều khiển 89C52 của hãng STC

Sau khi đưa ra các phương án, phân tích kết hợp với tham khảo từ thực tế, phương
án sử dung vi điều khiển được đánh giá là phương án tối ưu nhất, đây cũng là phương án
được dùng phổ biến tại các cơ sở sản xuất máy ấp trứng ngoài thực tế. Sử dụng vi điều
khiển để lập trình điều khiển cho hoạt động của máy mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng
là thách thức đối với người thiết kế, chế tạo máy. Vi điều khiển vừa đáp ứng cao yêu cầu
điều khiển cho máy, tiết kiệm chi phí, chương trình điều khiển có thể thay đổi linh hoạt.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NUÔI ẤPTRỨNG GIA CẦM

3.1 Tình hình phát triển gia cầm


- Thế giới: theo báo cáo của hội nghị gia cầm châu Âu (tháng 7 năm 1990 tại
Barcelona Tây Ban Nha) thì trên toàn thế giới sản lượng thịt gia cầm tăng 33,7% trong
vòng 10 năm (1980-1990), riêng khối EEc tăng 15%. Sản lượng trứng tăng không đáng
kể, tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển, giảm ở các nước phát triển. Theo Faostat
2001 thì sản lượng thị gia cầm trên thế giới có mức tăng đều giai đoạn từ 1995 đến 2000,
sản lượng thịt gia cầm tăng 17,68%. Trong đó mức tăng cao nhất là ở khu vực châu Mỹ
(18.67%). Tại khu vực châu Á, số đầu gia cầm tăng nhưng sản lượng thịt tăng không
đáng kể.

- Sản xuất và thịt gia cầm đạt hiệu quả cao vẫn là ở các nước phát triển thuộc châu
Âu và Bắc Mỹ. Ở những nước này, sự phát triển đồng bộ với trình độ kỹ thuật cao (tập
trung sản xuất giống, thức ăn gia súc và Premix rẻ, sản xuất thuốc thú y và các phương
tiện dụng cụ cần thiết cho ngành chăn nuôi gia cầm) khiến cho giá sản phẩm ngày càng
rẻ. Với các nước đang phát triển thì chăn nuôi gia cầm cũng đang có sự phát triển đáng
kể, dần dần phát triển theo hướng tập trung, số lượng lớn ở các trang trại.

Hình 3. 1: Hệ thống lò ấp công nghiệp


- Ở Việt Nam: ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam từ lâu diễn tiến theo phương
pháp quản canh, phân tán chủ yếu là phương thức chăn thả tự do. Chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp tập trung mới khỏi sự ở diện nhỏ vào năm 1962 khi nhập 500 gà công
nghiệp từ Hungary. Những năm gần đây, ở Việt nam cũng đã xuất hiện
Hình 3. 2Máy ấp công suất lớn
việc chăn nuôi tập trung. Các trại nhỏ đã không còn thích hợp với đòi hỏi của thị trường
về chất lượng và giá thành sản phẩm. Các trại lớn hơn đã có sự đầu tư trang thiết bị, xu
hướng chuyên môn hóa và mở rộng quy mô, liên kết trong sản xuất đã từng bước phát
huy hiệu quả của nó.

Dưới đây là một số hình ảnh các loại máy ấp trứng với các loại công nghệ khác nhau
(sử dụng vi điều khiển, dùng công nghệ fuzzy logic, điều khiển bằng PLC…)

Hình 3. 3: Máy ấp trứng công nghệ fuzzy


Hình 3. 4: Máy ấp trứng điều khiển bằng vi điều khiển
3.2 Điều kiện nuôi ấp trứng

3.2.1 Thời gian


Thời gian để ấp trứng vịt là 28 ngày, ấp trứng ngan (vịt xiêm), ngỗng là 30 ngày,
trứng cút là 17 ngày, trứng đà điểu là 43 ngày, trứng gà là 21 ngày. Tuy vậy có thể dao
động: trứng nhỏ nở trước từ 5-10 giờ, trứng to nở muộn hơn so với quy định 5 - 10 giờ.
Từ đặc điểm này, nếu có điều kiện cần phân loại trứng có khối lượng to, nhỏ khác nhau
cho vào cùng khay để dễ theo dõi trứng nở tập trung, cùng lúc. Không nên áp chung các
loại trứng gia cầm khác loài trong cùng một lò vì chế độ nhiệt của mỗi loài là khác nhau.

3.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường để ấp trứng là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến
khả năng nở - phát triển, sức sống của phôi.

Nhiệt độ trong máy tối ưu phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển phôi, loại gia cầm
và môi trường trong phòng ấp. Nhưng bình thường phải đạt khoảng 37,8oC (chế độ này là
do hệ thống báo tự động, ít khi phải điều chỉnh, trừ khi nhiệt độ ngoài máy ấp quá nóng
hoặc quá lạnh), mức nhiệt độ thích hợp đưa vào quy trình ấp là 37,5 – 38oC.

3.2.3 Độ ẩm
Độ ẩm không khí cần thiết để điều chỉnh sự thải nhiệt của trứng trong thời gian ấp,
nó tạo ra môi trường cân bằng cho quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra của phôi thai. Nếu độ
ẩm không đạt (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn) làm tích trữ hoặc mất nước nhiều, làm cho
phôi phát triển yếu, gà nở muộn, gà nhỏ hoặc nặng bụng. Tỷ lệ nở kém do trứng sát (gà
không ra khỏi vỏ) và chết phôi nhiều.

Độ ẩm thích hợp trung bình phát triển của phôi: 55 – 65%.

3.2.4 Độ thông thoáng


Trứng ấp yêu cầu không khí như cơ thể gia cầm sống bên ngoài. Không khí trong
máy ấp phải được luân chuyển liên tục, khi lượng oxy trong máy ấp dưới 15% gây chết
phôi hàng loạt, khi lượng CO2 trong không khí khoảng 1% làm cho quá trình sinh trưởng
của phôi thai bị trì trệ, hoặc tăng khả năng chết phôi. Khi thay đổi chế độ không khí trong
máy làm phôi chết nhiều, đặc biệt lúc 4 và 11 – 12 ngày ấp. Những nghiên cứu của
E.Trechiacov vào năm 1979 đã xác định rằng lượng khí CO2 biến động khoảng 0,2 –
0,4% là bảo đảm phôi phát triển tốt.

Vì vậy hệ thống khí trong máy ấp cũng như hệ thông tự báo động nhiệt độ, ẩm độ
phải hoạt động tốt là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt.

3.2.5 Độ đảo
Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình
trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc
biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Trứng được đảo một góc 90 0 nếu xếp
nghiêng, đảo 1800 nếu xếp nằm ngang 2 giờ/1 lần. Một ngày đảo 10 - 12 lần. Nếu 6 ngày
đầu không đảo phôi dính vào vỏ không phát triển và chết. Sau 13 ngày không đảo túi niệu
không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi
cao, khi gia cầm mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu.

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÁY ẤP TRỨNG TỰ ĐỘNG


4.1 Kinh Nghiệm chế tạo máy ấp trứng tự động
Với kinh nghiệm đã từng làm máy ấp 150 trứng với độ nở trên 80% và đút kết lại
kinh nghiệm để tạo ra máy ấp 300 trứng.

Hình 4. 1: Máy ấp 150 trứng với độ nở trên 80%


Máy ấp được đặt ở nơi thông thoáng và thoáng mát để bên trong máy ấp có điều kiện
nở tốt nhất.

Hình 4. 2: Máy ấp theo chế độ ấp đa kỳ vì lượng trứng thu nhập khoàng 10 trứng 1 ngày
Trứng thu nhặt được từ gà mới đẻ sẽ được đưa vào khay vàtùy vào số lượng trứng gà
đẻ nhiều hay ít mà ta đưa vào ấp. Thông thường thì khoảng 3 đến 5 ngày ta đưa trứng vào
ấp một lần.
Hình 4. 3: Khay nước và miếng ngăn nhiệt trực tiếp
Hai khay nước được đặt trong lò ấp để tạo độ ẩm cho toàn máy ấp và có miếng ngăn
nhiệt để nhiệt độ không thổi trực tiếp vào trứng.

Hình 4. 4Bóng đèn và quạt tản nhiệt


Hai bóng đèn sợi đốt được sử dụng để tạo nhiệt độ cho máy ấp với quạt tản nhiệt 12V
thổi nhiệt qua bóng đèn xuống khay nước để tản nhiệt và độ ẩm đều cho máy ấp.
Hình 4. 5: Trứng trong máy với độ ẩm 63%
Hệ thống khay trứng với những quả trứng được đánh dấu ngày đưa vào ấp để tiện
cho việc theo dõi ngày tạo phôi, tạo hình gà con hay đã chết trứng. Và thiết bị đo nhiệt
độ, độ ẩm để quan sát tình hình trong máy ấp.

Hình 4. 6: Động cơ đảo 150 trứng và với chế độ nở kết hợp trong máy
Động cơ đảo tuy với công xuất 4W nhưng có thể đảo và chịu trọng lượng 150 trứng.
Hệ thống nở ở dưới đáy thùng có thể cho gà con nở để tiết kiệm chi phí khi phải chi thêm
bóng đèn để làm lò nở cho trứng sau 18 ngày.
4.2Thiết kế phần cứng

4.2.1 Thiết kế vỏ máy


- Chức năng: vỏ máy là một thiết bị dùng để gắn kết và bảo vệ các thiết bị phần
cứng khác. Đồng thời vỏ máy còn có nhiệm vụ ngăn cách với môi trường bên ngoài, giữ
nhiệt và ẩm bên trong máy ổn định.

- Yêu cầu của vỏ máy:

+ Đủ cứng vững để đảm bảo chịu lực cho thiết bị gắn bên trong, ngoại lực từ bên ngoài.
+ Có vị trí để gắn các thiết bị của máy.
+ Có khả năng giữ nhiệt, ẩm, tạo môi trường cách ly cho tủ ấp với môi trường bên ngoài.
+ Có khả năng hạn chế sự thâm nhập của côn trùng, sinh vật có hại, bụi bẩn… vào trong máy.

- Chọn vật liệu: vật liệu chọn làm tủ ấp thường là gỗ để đảm bảo yêu cầu cho máy.
Bên cạnh tủ ấp còn có 4 nút đặt 4 góc để cách ly gỗ với mặt đất.

- Thi công:

+ Với độ dày của thùng là 10mm là đạt để đảm bảo độ thoáng và trao đổi nhiệt
trong và ngoài máy ấp và để giảm chi phí lắp đặt và thi công.

+ Cắt và thi công hai tấm vách của thùng theo kích thước như hình vẽ:

Hình 4. 7: Hai tấm vách bên


Hai vách bên của thùng ấp được gia công gỗ theo kích thước 580x800mm. Với chiều cao
800mm là ta đã tính toán chiều cao của khay khi có trứng, khoảng trống của trứng lên
khay trên, khi đã tạo độ nghiêng cho khay và khoảng trống ở đáy cho gà nở.
+ Cắt và thi công cửa và vách sau theo kích thước như hình:
Hình 4. 8: Tấm vách sau
Tấm vách sau được gia công gỗ với kích thước 620x810mm để phù hợp với chiều cao
của hai vách bên và chiều ngang phải đảm bảo đủ cho cấu trúc của khung đảo và hai khay
nước hai bên.

Hình 4. 9: Tấm cửa


Tấm cửa trước cũng có kích thước tương tự như mặt sau nhưng trừ đi độ dày của gỗ ở
bốn cạnh để lọt lòng thùng gỗ. Và mặt trước được thiết kế tấm kính 410x710mm để tiện
quan sát gà nở hay nhiệt độ.
+ Cắt và thi công hai tấm nóc theo kích thước như hình
Hình 4. 10Tấm đế
Đế thùng được ga công gỗ sao cho nâng tất cả các tấm gỗ bên, mặt trước, mặt sau.

Hình 4. 11: Tấm nóc


Tấm gỗ nằm mặt trên của thùng cũng giống đáy thùng để cố định các vách gỗ chắc
chắn hơn.

- Dùng đinh ghép các tấm lại với nhau, các nút ở tấm đế thì ta được thùng chứa tủ ấp công suất
300 trứng.
4.2.2 Thiết kế giá đỡ khay trứng, chọn khay trứng
- Chức năng: giá đỡ khay trứng có nhiệm vụ mang khay trứng, là cơ cấu truyền
động để đảo trứng. Khay chứa trứng trong máy ấp trứng không chỉ đơn thuần là chứa
trứng mà nó còn là tác nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ nở thấp hay cao của trứng.
- Không chỉ chất liệu chế tạo khay trứng gây ảnh hưởng lượng hấp thụ nhiệt độ của
trứng mà ngay cả cách thiết kế khay trứng diện tích tiếp xúc với trứng cũng chiếm 70%
tình trạng làm cho trứng hấp thụ nhiệt độ sai lệch so với thông số hiện thị trên máy ấp
trứng. Do đó lựa chọn khay trứng như hình vẽ để đạt yêu cầu:

+ Trứng được tiếp xúc với 4 góc của khung chứa trứng.
+ Tạo cho trứng có góc nghiêng ly tâm khi đảo trứng.
+ Độ thoáng khí tốt.
+ Khi xếp nhiều tầng vẫn đảm bảo lưu thông khí.

Hình 4. 12: Khay chứa trứng


- Thiết kế khung đỡ khay trứng:
Chọn vật liệu: đối với những thiết kế chịu tải trọng nhỏ như khung đỡ khay trứng ta sử dụng các
thanh nhôm do các đặc tính có tính ổn định cao, không bị cong vênh, co ngót hay lão hóa. Ngoài ra
nhôm nhẹ, có độ bền cao, không bị gỉ sét, dễ bảo trì, gia công, lắp đặt, có khả năng dẫn nhiệt tốt.
Thi công:
• Để hai khung trứng sát lại với nhau để lấy khoảng cách dài và rộng của hai khay
trứng khi ghép lại (khay trứng đã được cắt các vành thừa).
• Cắt 10 thanh dài và 10 thanh chiều rộng của 2 khay trứng vừa ghép.
• Chọn khoảng cách giữa các khay là 10mm.
• Và từ đáy thùng lên khay đầu tiên là 20mm.
• Các thanh truyền nối nhau ở 4 góc của khung đảo để tạo độ vững chắc cho
khay khi đảo.

- Yêu cầu của giá đỡ khay trứng:

+ Đảm bảo đủ cứng vững để chịu tải trọng của khay trứng và momen từ động cơ đảo.
+ Kết cấu đảm bảo sức bền trong quá trình sử dụng, gọn nhẹ.
+ Cơ cấu đảo trứng ổn định,chắc chắn.
- Vật liệu chế tạo: sử dụng vật liệu là nhôm hợp kim vì tải trọng chịu lực nhỏ, nhôm hợp kim dễ
gia công tạo điều kiện cho sản xuất tiết kiệm công sức, thời gian, giảm khối lượng tủ.

Hình 4. 13: Khung đảo khi hoàn thiện

4.2.3 Hệ thống tạo ẩm


- Chức năng: đảm bảo cung cấp hơi ẩm cho môi trường bên trong máy ấp.

- Yêu cầu:

+ Cung cấp đủ độ ẩm cho quá trình ấp trứng.


+ Duy trì độ ẩm trong phạm vi cho phép.
+ Đảm bảo độ ẩm đồng đều trong máy ấp.
- Bố trí hệ thống: Hệ thống độ ẩm cho nở trứng gồm hai bát nước lớn có quạt thổi trực tiếp vào
tạo độ ẩm. Độ ẩm cao hay thấp phụ thuộc độ to hay nhỏ của hai bát nước. Hệ thống tạo ẩm sẽ đặt
ở vị trí hai bên của thùng ấp để độ ẩm khuếch tán đều trong máy ấp và dễ dàng thay nước.

Hình 4. 14: Hệ thống tạo ẩm cho máy


Với việc đặt khay nước dưới bóng đèn để đèn làm nóng nước để hơi ẩm được bóc lên
và quạt nằm trên bóng đèn có tác dụng tản đều nhiệt và độ ẩm đều cho máy ấp.
4.2.4 Hệ thống nhiệt độ
- Chức năng: cung cấp nhiệt độ cho quá trình ấp trứng, điều khiển nhiệt độ nằm
trong phạm vi cho phép đã hiệu chỉnh từ trước.

- Hệ thống cấp và ổn định nhiệt bao gồm các thiết bị: cảm biến nhiệt và bóng đèn
sợi đốt

- Cảm biến nhiệt hoạt động sẽ truyền tín hiệu về làm đóng, ngắt bóng đèn làm bóng
đèn đốt nóng ở nhiệt độ nhất định.

- Yêu cầu kỹ thuật: đảm bảo cung cấp đủ và ổn định nhiệt cho quá trình ấp trứng.

- Thiết bị sử dụng:
Hình 4. 15: Bóng đèn sợi đốt

- Bố trí hệ thống: bóng đèn cấp nhiệt sẽ được bố trí ở hai bên đặt trước luồng không
khí từ quạt tản nhiệt, nhiệt sinh ra sẽ được quạt tản nhiệt và lưu thông trong tủ.

4.2.5 Hệ thống thông khí

Thông thoáng không khí là một vấn đề rất quan trọng trong máy ấp. Độ thông thoáng
ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nhiệt, độ ẩm và nồng độ O2, CO2 trong máy. Hệ thống
thông khí được chia thành 3 phần: quạt gió, lỗ hút khí và lỗ thoát khí.

Lỗ hút khí đặt ở mặt trên và mặt bên tủ để quá trình lưu thông không khí tự nhiên,
khí nóng bốc lên trên và ra ngoài dễ dàng, tránh ứ đọng gây nhiệt độ cao. Không khí qua
lổ hút khí đi qua quạt gió, khi quạt quay tạo lực hút và đẩy không khí sạch vào mọi vị trí
của máy.Quạt trong máy ấp có nhiệm vụ đảo đều không khí trong máy, đảm bảo nhiệt độ
và độ ẩm ở các vị trí trong máy. Sau khi tìm hiểu và khảo sát thực tế chọn quạt 12V/DC
để tiết kiệm điện nhưng vẫn đáp ứng được độ thông khí.
Hình 4. 16: Quạt tản nhiệt
4.2.6 Hệ thống đảo trứng
Động cơ đảo là động cơ giúp máy ấp trứng có thể đảo mà người sử dụng không cần dùng
tay đảo. Động cơ nằm ở phía dưới và cố định ở đáy thùng. Động cơ bao gồm 1 cụm cả
động cơ, bộ giảm tốc, trục ren, tụ kích.
Khi động cơ quay với nửa vòng thì quay được 90o đồng thời với trục truyền động đảo
trứng gà nghiêng 90o và khi quay nữa vòng tiếp theo thì trứng gà đảo nghiêng lại 90 onhờ
trục truyền.
Trung bình trứng gà nặng khoảng 50g => 300 trứng nặng 15 kg từ đó ta chọn mô tơ. Với
động cơ công suất nhỏ 4w 220v ta có thể đảo 150 trứng và qua khảo sát các máy ấp thực
tế thì máy ấp 300 trứng chọn động cơ 15w.

Hình 4. 17: Chọn động cơ đảo trứng


Vì tính thông dụng trên thị trường của động cơ nên ta chọn động cơ 25w để có độ đảo
chắc chắn hơn. Do tính chất 2 tiếng đảo một lần nên ít ảnh hưởng đến chi phí điện năng
cho đảo trứng.
Hình 4. 18: Hệ thống động cơ đảo trứng hoàn thiện

4.3 Thiết kế phần điều khiển

Hình 4. 19: Khối hệ thống điều khiển

- Ngõ vào (INPUT) sẽ nhận tín hiệu từ các thiết bị : cảm biến nhiệt độ, IC thời gian thực và 3 nút
nhấn để người dùng thao tác điều khiển. Tín hiệu và thông tin từ ngõ vào sẽ được đưa vào các chân
được set làm ngõ vào của vi điều khiển.

- Vi điều khiển thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin, tín hiêu từ các cảm biến,
nút nhấn, lưu thông tin và xử lý theo chương trình đã nạp vào vi điều khiển để đưa tín
hiệu điều khiển ra ngõ ra (OUTPUT).
- Ngõ ra (OUTPUT) sẽ tiếp nhận tín hiệu và thông tin điều khiển từ vi điều khiển để
thực hiện các chức năng: điều khiển hiển thị thông tin từ cảm biến và thông tin thao tác
của người sử dụng trên nút nhấn lên bộ led 7 đoạn ghép 3. Đồng thời sẽ điều khiển hoạt
động của động cơ đảo, bóng đèn.

4.3.1 Vi điều khiển PIC 16F877A


- PIC là viết tắt của “ Programable Intellegent Computer”, có thể tạm dịch là “ Máy
tính thông minh khả trình” do hãng Genenral Intrusment đặt tên cho vi điều khiển đầu
tiên của họ: PIC 1650 được thiết kế dùng làm thiết bị ngoại vi cho vi điều khiển CP1600.
Vi điều khiển (VĐK) này sau đó được nghiên cứu và phát triển thêm và từ đó hình thành
nên dòng vi điều khiển PIC như ngày nay.

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển 8051, Motorola 68HC,
AVR, ARM,… Em đã lựa chọn họ vi điều khiển PIC để mở rộng kiến thức và phát triển
các ứng dụng trên công cụ này vì các nguyên nhân sau:

+ Họ vi điều khiển này có thể tìm mua dễ dàng ở thị trường Việt Nam và giá thành
không quá đắt.

+ Có đầy đủ tính năng của một vi điều khiển khi hoạt động độc lập.
Là một sự bổ sung rất tốt về kiến thức cũng như về ứng dụng cho họ vi điều khiển mang
tính truyền thống 8051.

+ Số lượng người sử dụng họ vi điều khiển PIC hiện nay tại Việt Nam cũng như
trên thế giới ngày càng tăng. Điều này tạo nhiều thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và phát
triển các ứng dụng như: số lượng tài liệu, số lượng ứng dụng mở đã được phát triển thành
công, dễ dàng trao đổi, học tập, dễ dàng tìm được sự chỉ dẫn khi gặp khó khăn…

+ Sự hỗ trợ của nhà sản xuất về trình biên dịch, các công cụ lập trình, nạp chưng
trình từ đơn giản đến phức tạp.

+ Các tính năng đa dạng của vi điều khiển PIC, và các tính năng này không ngừng
được phát triển.
- Thông tin về vi điều khiển 16F877A:

+ Đây và vi điều khiển thuộc họ PIC16xxxx với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ dài 14
bit. Mỗi lệnh đều được thực thi trong một chu kỳ xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa cho
phép là 20Mhz với 1 chu kỳ lệnh là 200ms. Bộ nhớ flash chương trình là 8192 words và
bộ nhớ dữ liệu là 368 bytes SRAM, 256 bytes EEPROM. Số PORT I/O là 5 với 33 pin.

+ Timer0: Bộ nhớ 8 bit với bộ chia tần số 8 bit.

+ Timer1: Bộ đếm 16 bit với bộ chia tần số có thể thực hiện chức năng đếm dựa
vào xung clock ngoại vi ngay khi vi điều khiển hoạt động ở chế độ sleep.

+ Timer2: Bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler.

+ Hai bộ capture/ so sánh/ điều khiển chế độ rộng xung.

+ Các chuẩn giao tiếp SSP, ISP và I2C.

+ Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.

+ Cổng giao tiếp song song PSP với các chân điều khiển RD, RW, CS ở bên
ngoài.

+ 14 kênh chuyển đổi ADC 10 bit.

+ 2 bộ so sánh.

+ Bộ nhớ flash có khả năng ghi xóa được 100 000 lần.

+ Bộ nhớ EEPROM có khả năng ghi xóa được 1 000 000 000 lần.

+Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu giữ 40 năm.

+ Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của chương trình.

+ Nạp được chương trình ngay trên mạch điện ICSP (IN circuil Serial

Programming) thông qua 2 chân.

+ Chức năng bảo mật mã chương trình.

+ Chế độ sleep.
+ Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau.

- Các cổng vào ra của PIC 16F877A:

+ Port A: Có 6 bit(tương ứng với 6 chân RA0-RA5). Các chân của công A có tích
hợp một số chức năng ngoại vi, nếu 1 thiết bị ngoại vi được enable thì cổng này sẽ không
hoạt động như 1 cổng vào ra. Bình thường thì Port A sẽ là một cổng vào ra 2 chiều.
Thanh ghi xác định chiều tương ứng của các chân Port A là thanh ghi Tris A. Các bit ở
thanh ghi Tris A bằng 1 sẽ xác định các chân ở Port A là đầu vào và ngược lại sẽ là đầu
ra.

+ Port B : có 8 bit(tương ứng với chân RB0-RB7) là một cổng vào ra 2 chiều.
Thanh ghi quy định chiều của Port B là thanh ghi TrisB. Thiết lập các thanh ghi Tris B
bằng 1 sẽ làm cho cổng B là cổng vào và ngược lại sẽ là cổng ra.

+ Port C : Rộng 8 bit(tương ứng với các chân RC0-RC7), bình thường nó là 1
cổng vào ra 2 chiều. Thanh ghi quy định chiều của cổng này là thanh ghi TrisC. Các chân
RC3, RC4 dùng để kết nối, truyền nhận thông tin từ các thiết bị ngoại vi.

+ Port E : Rộng 3 bit(RE0-RE2), được cấu hình là đầu ra hoặc đầu vào, Port E có
thể là đầu vào điều khiển I/O khi PSPSTATUS(TriE.4) được xác lập.

+ Port D : Rộng 8 bit(RD0-RD7), nó có thể là cổng vào hoặc cổng ra.

- Sơ đồ chân và hình dạng thực tế:


Hình 4. 20: Sơ đồ chân vi điều khiển PIC16F877A

Hình 4. 21: Hình dạng thực tế vi điều khiển PIC16F877A


4.3.2 Cảm biến nhiệt độ DS18B20
Cảm biến nhiệt độ được sử dụng là DS18B20 có các đặc điểm cơ bản sau:

- Lấy nhiệt độ theo giao thức 1 dây.


- Cung cấp nhiệt độ với độ phân giải config 9,10,11,12 bit tùy theo sử dụng. Trong trường hợp
không config thì ở chế độ 12 bit.
- Thời gian chuyển đổi nhiệt độ tối đa là 750ms cho mã hóa 12 bit.
Có thể đo được nhiệt độ trong khoảng -550C÷1250C. với khoảng nhiệt độ là -100C đến 850C thì
độ chính xác là ±0.50C, ±0.250C, ±0.1250C, ±0.06250C tùy theo số bit xử lý.
- Điện áp sử dụng 3V÷5.5V.
- Cảm biến có ba chân: một chân dương ( VCC/VDD ), một chân âm (GND) và một chân dữ liệu (DATA
/ DQ).

Hình 4. 22: Cảm biến nhiệt độ DS18B20


DS18B20 có tập lệnh riêng để truy cập vào bộ nhớ của ds18b20
- SEARCH ROM [F0h]
Khi hệ thống đươc cấp nguồn, thiết bị đóng vai trò master phải xác định mã ROM của tất
cả các thiết bị slave được đấu trên cùng bus, việc làm này cho phép thiết bị master xác
định số lượng thiết bị salve và kiểu thiết bị
- READ ROM (33h)
Lệnh này chỉ dùng khi trên bus có 1 cảm biến DS1820, nếu không sẽ xảy ra xung đột trên
bus do tất cả các thiết bị tớ cùng đáp ứng. Nó cho phép đọc 64 bit mã ROM (8 bit mã
định tên linh kiện (10h), 48 bit số xuất xưởng, 8 bit kiểm tra CRC) và không sử dụng quy
trình Search Rom
- MATCH ROM (55h)
Lệnh này được gửi đi cùng với 64 bit ROM tiếp theo, cho phép bộ điều khiển bus chọn
ra chỉ một cảm biến DS1820 cụ thể khi trên bus có nhiều cảm biến DS1820 cùng nối vào.
Chỉ có DS1820 nào có 64 bit trên ROM trung khớp với chuỗi 64 bit vừa được gửi tới mới
đáp ứng lại các lệnh về bộ nhớ tiếp theo. Còn các cảm biến DS1820 có 64 bit ROM
không trùng khớp sẽ tiếp tục chờ một xung reset. Lệnh này được sử dụng cả trong trường
hợp có một cảm biến một dây, cả trong trường hợp có nhiều cảm biến một dây.
- SKIP ROM (CCh)
Thiết bị master có thể sử dungj lệnh này để gửi đến tất cả các thiết bị slave trên bus một
các đồng thời mà không cần gửi mã ROM định danh của thiết bị. Ví dụ như thiết bị
master ra lệnh cho tất cả các DS18B20 trên Bus chuyển đổi nhiệt độ một cách đồng thời
bởi gửi lệnh SKIP ROM và lệnh CONVERT T
- (44h)
Lưu ý rằng lệnh READ SCRATCHPAD có thể theo sau lệnh SKIP ROM chỉ khi trên bus
chỉ có một thiết bị slave. Trong trường hợp này, ta tiết kiệm được thời gian bởi nó cho
phép đọc từ thiết bị slave mà không cần gửi mã ROM của thiết bị. Trong trường hợp trên
bus có nhiều thiết bị tớ nếu ta sử dụng 2 lệnh này sẻ xãy ra xung đột dữ liệu.
- ALARM SEARCH (ECh)
Tiến trình của lệnh này giống hệt như lệnh Search ROM, nhưng cảm biến DS1820 chỉ
đáp ứng lệnh này khi xuất hiện điều kiện cảnh báo trong phép đo nhiệt độ cuối cùng.
Điều kiện cảnh báo ở đây được định nghĩa là giá trị nhiệt độ đo được lớn hơn giá trị TH
và nhỏ hơn giá trị TL là hai giá trị nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất đã được đặt
trên thanh ghi trong bộ nhớ của cảm biến.
- Sau khi thiết bị chủ (thường là một vi điều khiển) sử dụng các lệnh ROM để định địa
chỉ cho các cảm biến một dây đang được đấu vào bus, thiết bị chủ sẽ đưa ra các lệnh chức
năng DS1820. Bằng các lệnh chức năng thiết bị chủ có thể đọc ra và ghi vào bộ nhớ nháp
(scratchpath) của cảm biến DS1820. khởi tạo quá trình chuyển đổi giá trị nhiệt độ đo
được và xác định chế độ cung cấp điện áp nguồn. Các lệnh chức năng có thể được mô tả
ngắn gọn như sau:
- WRITE SCRATCHPAD (4Eh)
Lệnh này cho phép ghi 2 byte dữ liệu vào bộ nhớ nháp của DS1820. Byte đầu tiên được
ghi vào thanh ghi TH (byte 2 của bộ nhớ nháp) còn byte thứ hai được ghi vào thanh ghi
TL (byte 3 của bộ nhớ nháp). Dữ liệu truyền theo trình tự đầu tiên là bit có ý nghĩa nhất
và kế tiếp là những bit có ý nghĩa giảm dần. Cả hai byte này phải được ghi trước khi thiết
bị chủ xuất ra một xung reset hoặc khi có dữ liệu khác xuất hiện.
- READ SCRATCHPAD (BEh)
Lệnh này cho phép thiết bị chủ đọc nội dung bộ nhớ nháp. Quá trình đọc bắt đầu từ bit có
ý nghĩa nhất của byte 0 và tiếp tục cho đến byte thứ 9 (byte 8 – CRC). Thiết bị chủ có thể
xuất ra một xung reset để làm dừng quá trình đọc bất kỳ lúc nào nếu như chỉ có một phần
của dữ liệu trên bộ nhớ nháp cần được đọc.
- COPYSCRATCHPAD (48h)
Lệnh này copy nội dung của hai thanh ghi TH và TL (byte 2 và byte 3), và thanh ghi cấu
hình từ bộ nhớ nháp đến bộ nhớ EEPROM. Nếu cảm biến được sử dụng trong chế độ sử
dụng nguồn ký sinh, trong 10us (tối đa) sau khi truyền lệnh này, thiết bị master phải cho
phép một "strong pullup" lên bus.
- CONVERT T (44h)
Lệnh này khởi động một quá trình đo và chuyển đổi giá trị nhiệt độ thành số (nhị phân).
Sau khi chuyển đổi giá trị kết quả đo nhiệt độ được lưu trữ trên thanh ghi nhiệt độ 2 byte
trong bộ nhớ nháp. Trong thời gian đang chuyển đổi nếu thực hiện lệnh đọc thì các giá trị
đọc ra đều bằng 0.
- READ POWER SUPPLY (B4h)
Một lệnh đọc tiếp sau lệnh này sẽ cho biết DS1820 đang sử dụng chế độ cấp nguồn như
thế nào, giá trị đọc được bằng 0 nếu cấp nguồn bằng chính đường dẫn dữ liệu và bằng 1
nếu cấp nguồn qua một đường dẫn riêng
4.3.3 Giao tiếp IC thời gian thực DS1302
- DS1302 là IC thời gian thực có chuẩn giao tiếp hai dây. Giá trị thời gian của nó đúng
đến năm2100.
-Sơ đồ kết nối DS1302 với PIC16F877A.
Hình 4. 23: Giao tiếp DS1302 với PIC16F877A
Chân 1 là cấp nguồn chính VCC2: Đây là chân cấp nguồn để IC DS1302 hoạt động. Điện
áp cung cấp nằm trong khoảng 2V – 5.5V.
Chân 3 và 4 là hai chân kết nối với thạch anh 32.768KHz
GND: Chân cấp mass 0V
CE: Chân reset. Reset quá trình truyền nhận dữ liệu khi có tín hiệu mức thấp. Vì vậy,
trong quá trình truyền nhận dữ liệu, chân RST phải được đưa lên mức cao.
I/O: Chân truyền/nhận dữ liệu. Khi có nhận được 1 xung clock trên chân SCLK, 1 bit dữ
liệu sẽ được truyền/nhận trên chân I/O. Bit 0 được truyền/nhận trước.
SCLK: Chân nhận xung clock để đồng bộ dữ liệu truyền nhận theo chuẩn truyền dữ liệu
nối tiếp.
Chân số 8 là VCC1: Chân cấp nguồn để cho đảm bảo thời gian thực chạy đúng khi nguồn
chính bị mất

Hình 4. 24: Hình dạng thực tế DS1302


4.3.4 Led 7 đoạn
Cấu trúc và mã hiển thị dữ liệu trên Led 7 đoạn
Hình 4. 25: Cấu trúc led 7 đoạn
- Dạng Led - Led Anode chung:

Đối với dạng Led anode chung, chân COM phải có mức logic 1 và muốn sáng Led thì
tương ứng các chân a – f, dp sẽ ở mức logic 0.

Hình 4. 26: Led 7 đoạn ghép 3 thực tế

- Xử dụng phương pháp quét LED đoạn:

+ Nguyên lý:
Tại một thời điểm chỉ có 1 led được tích cực mức cao(sáng).
+ Sơ đồ quét:
Led thứ nhất sáng -> xuất dữ liệu -> tạo trễ ->led tắt -> xóa dữ liệu.
Led thứ hai sáng -> xuất dữ liệu -> tạo trễ ->led tắt -> xóa dữ liệu.
Led thứ ba sáng -> xuất dữ liệu -> tạo trễ ->led tắt -> xóa dữ liệu.
Quét và hiển thị xong số mong muốn thì cho quay về lại vòng lập.
+ Dùng timer1 quét LED:
Ta dựa trên hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nếu có 24 hình ảnh của vật giống nhau
xuất hiện trong 1 giây thì dường như vật đó luôn luôn xuất hiện.
Nhưng do trong thiết kế khi dùng 24 ảnh/s đèn led hơi nháy.Do vậy sẽ tăng tần số lần
quét lên 50 ảnh /s. Do sử dụng thạch anh 20Mhz nên ta có:
Tần số F=1/4Z =20/4=5Mhz
Ta sử dụng bộ chia 8 nên F=5/8=0.625
ứng với 625000 xung suy ra T =1.6us = 1600ns
vì 1.6us x 625000 = 1s
625000/50 = 12500 <65536 = 2^16
Timer đếm 12500xung x 10 chu kỳ
Nên cờ tràn = 65536 -12500 = 54036
khi đó giá trị bắt đầu là 54036

4.3.5 IC giải mã 74LS47


Đây là IC giải mã giành riêng cho LED 7 thanh Anot chung. Ứng dụng khi ta cần
hiện thị số trên led 7 thanh trong mạch số mà không cần dùng vi xử lý hoặc muốn tiết
kiệm chân.

Hình 4. 27: Sơ đồ chân ic giải mã 74LS47


Đây là IC giải mã từ BCD sang mã LED 7 vạch với 4 chân đầu vào và 7 chân đầu ra với
chức năng của từng chân như sau:
+ Chân 1, 2, 6, 7: Chân dữ liệu BCD vào dữ liệu này được lấy từ IC .
+ Chân 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15: Các chân đầu ra tác động mức thấp (0) và được
nối với LED 7.
+ Chân 8: Chân GND.
+ Chân 16: Chân Vcc.
+ Chân 3, chân 4, chân 5: các chân điều khiển
7447 thường được sử dụng ở 4 chế độ hoạt động:
1. Sáng bình thường đủ các trạng thái từ 0 ÷ 9 (thường dùng nhất). Chân
BI/RBO phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao, chân RBI phải bỏ trống hoặc nối lên mức
cao, chân LT phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao.
2. Chân BI/RBO nối xuống mức thấp thì tất các các đoạn của LED đều không
sáng bất chấp trạng thái của các ngõ vào còn lại.
3. Bỏ trạng thái số 0 (khi giá trị BCD tại ngõ vào bằng 0 thì tất cả các đoạn của
LED 7 đoạn đều tắt). Chân RBI ở mức thấp và chân BI/RBO phải bỏ trống.
4. Chân BI/RBO phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao và chân LT phải nối xuống
mức thấp. Tất cả các thanh của LED 7 đoạn đều sáng, bất chấp các ngõ vào BCD. Dùng
để kiểm tra các đoạn của LED 7 đoạn (còn sáng hay đã chết).

Hình 4. 28: Hình ảnh thực tế IC giải mã 74LS47


Hình 4. 29: Giá trị hiển thị lên led 7 đoạn.
Bảng mã hiển thị ngõ ra của IC ứng với mã BCD để hiển thị lên led 7 đoạn.

4.3.6 Nút nhấn


Sử dụng 3 nút nhấn kích(nhả) để người sử dụng trực tiếp thao tác với máy. Ở trạng thái
bình thường thì 3 nút nhấn đều ở trạng thái hở, mỗi ngõ vào có 1 điện trở kéo lên nguồn
nên mức logic ngõ vào là 1. Khi ta có nhấn nút nhấn thì ngắn mạch ngõ vào xuống mass
làm ngõ vào ở mức logic 0, khi nhả nút nhấn thì ngõ vào trở về mức logic 1.

3 nút nhấn khiển:

+ Nút nhấn OK: nút nhấn gồm các chế độ chỉnh C1, C2, C3.

Chế độ C1: cài đặt nhiệt độ mong muốn cho lò ấp.

Chế độ C2: cài đặt thời gian đảo cho máy ấp trứng(mấy giờ đảo 1 lần).

Chế độ C3: cài đặt khoảng thời gian đảo cho máy ấp trứng cho một lần đảo(đảo
trong bảo nhiêu lâu).

+ Nút nhấn Lên:


Khi các chế độ C1,C2,C3 được chỉnh tới thì khi nhấn nút lên các giá trị tăng 1.

+ Nút nhấn Xuống:

Khi các chế độ C1,C2,C3 được chỉnh tới thì khi nhấn nút lên các giá trị giảm 1.

- Đồng thời có thêm 1 nút nhấn nối trực tiếp nguồn tới nguồn ra của động cơ đảo để
kích nguồn trực tiếp cho động cơ khi cần đưa khay trứng về vị trí cân bằng.

4.4Thiết kế mạch

4.4.1 Sơ đồ nguyên lý các mạch điều khiển

4.4.1.1Mạch nguồn ổn áp 5VDC

Hình 4.30 Mạch nguyên lý tạo nguồn ổn áp 5VDC


Nguyên lý: Mạch có tác dụng biến ngõ vào sau mạch cầu xuống 5V để cấp nguồn cho vi
điều khiển. Khi có điện áp xoay chiều từ biến áp qua mạch cầu thì được mạch cầu chỉnh
lưu sang một chiều. Điện áp một chiều được lọc phẳng bằng tụ hóa và qua 7805 để biến
điện áp thành 5V ổn định và tiếp tục được lọc bằng tụ hóa nhỏ hơn để điện áp ra mịn hơn.
4.4.1.2 Mạch xuất led 7 đoạn qua ic 74LS47
Hình 4. 31: Mạch nguyên lý xuất led 7 đoạn qua ic 74ls47
Nguyên lý mạch: Việc quét led với tần số cao để không bị chớp thì đòi hỏi các transistor
có thời gian điều khiển cực ngắn. 74ls47 với các chân điều khiển ở chế độ xuất led. Với
các ngõ vào được điều khiển bởi PIC và theo mã BCD hiển thị lên led 7 đoạn. Và để các
led hiển thị đúng các hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị thì các transistor điều khiển hiển
thị của led để xuất số ra đúng vị trí.

4.4.1.3 Giao tiếp IC thời gian thực DS1302

Hình 4.32: Mạch nguyên lý Giao tiếp IC thời gian thực DS1302

Dựa vào sơ đồ chân ta có thể thấy, DS1302 sử dụng chuẩn giáo tiếp nối tiếp ba dây, với
một dây truyền/nhận dữ liệu (I/O), một dây nhận tín hiệu clock đồng bộ (SCLK) và một
dây reset (RST).
Để giao tiếp với DS1302, vi điều khiển cần gửi các lệnh để yêu cầu đọc hoặc ghi vào
DS1302. với mỗi yêu cầu đọc hoặc ghi, vi điều khiển cũng cần báo cho DS1302 biết địa
chỉ vùng nhớ mà vi điều khiển muốn đọc hoặc ghi dữ liệu. Tất cả những thông tin này
được đưa vào trong một byte gọi là byte lệnh (command byte). Command byte là byte
được gửi đầu tiên trong một quá trình đọc/ghi dữ liệu với DS1302. Cấu trúc của
command byte được mô tả như sau.

Bit
7 trong command byte phải luôn có giá trị 1. Nếu bit 7 bằng 0, quá trình ghi command
byte vào DS1302 sẽ bị ngắt. Bit 6 trong command byte xác định vùng nhớ mà vi điều
khiển muốn đọc/ghi. Nếu bit 6 bằng 1, vi điều khiển sẽ đọc/ghi vùng dữ liệu RAM, nếu
bit 6 bằng 0, vi điều khiển sẽ đọc/ghi vùng dữ liệu đồng hồ, lịch. Các bit từ 5 đến 1 xác
định địa chỉ mà vi điều khiển muốn đọc/ghi.Bit 0 xác định việc đọc hoặc ghi. Nếu bit 0
bằng 1, DS1302 sẽ gửi dữ liệu lên chân I/O để vi điều khiển đọc, nếu bit 0 bằng 0, vi điều
khiển sẽ ghi dữ liệu vào DS1302.
Clock Halt Flag: Đây là bit 7 trong thanh ghi giây. Khi bit này được set lên 1. clock
oscilator được dừng lại (đồng hồ sẽ không hoạt động). Khi bit này được xóa về 0 thì
clock oscilator sẽ hoạt động trở lại. Do vậy, chúng ta phải xóa bit 7 thanh ghi giây về 0
trong ứng dụng làm đồng hồ thời gian thực.
Mode 12/24H: bit 7 trong thanh ghi giờ dùng để xác định mode thời gian 12h hoặc 24h.
Mode 12h được chọn khi bit này bằng 1 và mode 24h được chọn khi mode này bằng 0.
Trong mode 12h, bit 5 của thanh ghi giờ được xác định khoảng thời gian AM/PM.
Write Protect Bit: Đây là bit 7 trong thanh ghi control, Khi bit này bằng 1, tất cả các hoạt
động ghi vào DS1302 sẽ bị cấm. Do vậy, bit này phải xóa về 0 khi muốn ghi vào
DS1302. 7 bit còn lại (bit 0 – bit 6) bắt buộc phải có giá trị 0. Ghi 1 byte vào DS1302.

Để ghi 1 byte vào DS1302, chúng ta cần gửi command byte với bit 0 có giá trị 0, để báo
cho DS1302 biết vi điều khiển muốn ghi dữ liệu vào DS1302, tiếp theo là địa chỉ mà
DS1302 muốn ghi dữ liệu vào (các bit A0-A4), tiếp theo bit R/C sẽ có giá trị 0 nếu muốn
ghi vào các thanh ghi thời gian, bit 7 của command byte phải luôn có giá trị 1. Sau ghi
gửi command byte, chúng ta tiếp tục gửi byte dữ liệu cần ghi. Trong quá trình ghi dữ liệu,
dữ liệu các bit được lấy mẫu trong xung sườn lênh của SCLK. Chân RST phải được set
lên 1 trong quá trình ghi dữ liệu. Read 1 byte từ DS1302.
Quá trình đọc dữ liệu tương tự quá trình ghi dữ liệu. Command byte cũng được gửi đầu
tiên, nhưng trong quá trình đọc, bit 0 của command byte phải có giá trị 1. Một điểm khác
nữa là trong quá trình đọc dữ liệu, dữ liệu đọc được lấy mẫu trên xung sườn xuống của
SCLK.
4.4.1.4 Giao tiếp với nút nhấn

Hình 4. 33: Mạch nguyên lý Giao tiếp giao tiếp với nút nhấn.
Nguyên lý: Các nút nhấn được kết nối với vi điều khiển và một chân đất để khi nút nhấn
được nhấn thì chân vi điều khiển xuống mức thấp để vi điều khiển xử lý tín hiệu

4.4.1.5 Mạch dùng triac để điều khiển ngõ ra


Hình 4.34 Mạch nguyên lýdùng triac xuất ngõ ra.
Nguyên lý: Do cấu trúc của MOC3021 được cấu tạo bởi 1 led phát quang và 1 led nhận
quang nên khi vi điều khiển xuất chân ra ở mức 1 thì led sẽ phát quang và led nhận quang
sẽ dẫn và cho điện áp từ trở đi qua triac và chân G triac được kích làm triac dẫn điện và
thiết bị được bật.
4.4.1.6 Mạch triac điều khiển tốc độ động cơ đảo trứng

Hình 4.35 Mạch nguyên lý dùng triac giảm tốc động cơ đảo
Nguyên lý làm việc: khi biến trở được vặn tụ nạp đầy, điện áp định mức của tụ cũng là
điện áp ngưỡng mở thông triac khi triac dẫn sẽ cấp điện cho động cơ hoạt động. Để điều
khiển tốc độ của động cơ thì thay đổi điện áp nạp tụ bằng biến trở VR, khi đó sẽ thay đổi
thời gian nạp điện cho tụ dẫn đến thay đổi thời gian dẫn cho triac. Giảm biến trở VR tụ
nạp nhanh hơn, điện áp đưa vào động cơ lớn hơn và ngược lại. Triac làm việc lâu ngày sẽ
thiếu chính xác khắc phục bằng việc gắn thêm diac. Diac có tác dụng mở thông khi có
điện áp đủ lớn để thông diac làm triac dẫn.

4.4.1.7: Mạch vi điều khiển PIC16F877A

Hình 4.36 Mạch vi điều khiển PIC16F877A.


Trung tâm điều khiển chính là ở PIC. Các chân được PIC nhận tín hiệu từ cảm biến và để
xử lý, hiển thi ra bên ngoài.

4.5: Chương trình điều khiển

4.5.1: Giới thiệu ngôn ngữ C


- Ngôn ngữ lập trình được lựa chọn để lập trình điều khiển máy ấp trứng là ngôn
ngữ C. C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó
giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi
được đánh giá như là "có khả năng di động", cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó
với ngôn ngữ bậc thấp như là Assembler, đó là việc mã C có thể được dịch và thi hành
trong hầu hết các máy tính. Vì lý do này C được xem là ngôn ngữ bậc trung. Vì lý do này
C được xem là ngôn ngữ bậc trung. Các yêu tố cơ bản của ngôn ngữ lập trình C được
trình bày tóm tắt như gồm:
- Bộ chữ viết: ngôn ngữ C được xây dựng trên bộ ký tự sau:

+ Các chữ cái hoa: A B C ....Z .


+ Các chữ cái thường: a b c ... z .

+ Các chữ số:0 1 2... 9 .

+ Các dấu chấm câu: , . ; : / ? [ ] { } @ # $ % ^ * & ( ) + - = <> ‘ “...

+ Các dấu ngăn cách không nhìn thấy như dấu cách, dấu nhảy cách tab, dấu xuống
dòng.

+ Dấu gạch nối dưới _ .

- Từ khoá: là những từ có một ý nghĩa hoàn toàn xác định trong chương trình:

+ Ví dụ: voidwhile if else.

+ Không được dùng từ khoá để đặt tên cho các hằng, biến, mảng, hàm.

+ Từ khoá phải viết bằng chữ thường.

+ Ví dụ từ khoá viết đúng: void.

+ Ví dụ từ khoá viết sai: Void.

- Tên: Là một dãy ký tự được dùng để chỉ tên hằng, tên biến, tên mảng, tên hàm.
Tên được tạo thành từ các chữ cái a..z, A..Z, chữ số 0..9, dấu gạch dưới. Tên không được
bắt đầu bằng chữ số, chứa các kí tự đặc biệt như dấu cách, dấu phép toán... Tên không
được đặt trùng với từ khoá.

- Chú ý:

+ Trong ngôn ngữ lập trình C tên được phân biệt chữ hoa và chữ thường.

+ Thông thường chữ hoa thường được dùng để đặt tên cho các hằng, còn các đại
lượng khác thì dùng chữ thường.

+ Nhưng với phần mềm PIC COMPILER thì không phân biệt chữ hoa với chữ
thường

- Một số kiểu dữ liệu cơ bản:


+ Kiểu ký tự (Char): một giá trị kiểu char chiếm một byte và biểu diễn được một ký
tự trong bảng mã ASCII.

+ Kiểu số nguyên: một giá trị kiểu số nguyên là một phần tử của một tập các mà
máy tính có thể biểu diễn.

+ Kiểu số thực: một giá số thực là một phần tử của một tập các số thực mà máy tính
có thể biểu diễn. Trong ngôn ngữ lập trình C có nhiều kiểu dữ liệu số thực với dải giá trị
khác nhau.

- Biến mảng động: các biến, mảng dược khai báo bên trong thân của một hàm gọi
là biến, mảng tự động. Chúng chỉ có hiệu lực trong phạm vi hàm mà chúng được khai
báo. Khi hàm kết thúc phiên làm việc thì chúng bị xoá khỏi bộ nhớ và trả lại ô nhớ cho
máy.

- Biến mảng ngoài: là các biến, mảng được khai báo bên ngoài các hàm, chúng tồn
tại trong suốt thời gian làm việc của chương trình. Phạm vi sử dụng từ vị trí được khai
báo đến cuối chương trình.

4.5.2: Thuật toán điều khiển chương trình


4.5.2.1: Hàm xuất led

BEGIN

Khai báo biến : chuc, don vi,le,a,b,c


Mảng :
code74ls47_nhietdo[10] = {0x00, 0x80, 0x40, 0xC0, 0x20, 0xA0, 0x60, 0xE0, 0x10, 0x90};

Nhietdo = 1111

NOYES
a= (int)nhietdo;
Output_D = code74ls47_nhietdo[phim-1] Chuc = a/10
Donvi = a%10
b=(int)((nhietdo-(float)a)*10);
le = b%10

BẬT LED 3 SÁNG


Delay 1ms
TẮT LED 3
Output_D(code74ls47_nhietdo[chuc])

Output_D(0xA0)

BẬT LED 1 SÁNG


BẬT LED 2 SÁNG Delay 1ms
Delay 1ms TẮT LED 1
TẮT LED 2

Output_D(code74ls47_nhietdo[donvi])

BẬT LED 2 SÁNG + BẬT CHÂN DP


Delay 1ms
TẮT LED 2 + TẮT CHÂN DP

END Output_D(code74ls47_nhietdo[le])

BẬT LED 3 SÁNG


Delay 1ms
TẮT LED 3
Gọi hàm kiểm tra phím

4.5.2.2: Hàm quét và xử lý phím


BEGIN

PhimOK=0

NO YES

PhimLEN=0 YES Phim = Phim++


(1)

NO
Phim =5

PhimXUONG=0 YES
(2) YES

Phim =0
NO
NO
END While(OK=0)
Đợi phím nhả

END

(1)

Phim=2 Nhietdocaidat + 0.1


Nhietdocaidat =
37.5
YES

NO
NO END

YES

While(phimLEN=0) Nhietdocaidat = 30.0


Đợi phím nhả

Phim=3 Caidatgiodao + 1 caidatgiodao =


11
YES
NO
NO END

YES

While(phimLEN=0) caidatgiodao = 0
Đợi phím nhả

Phim=4 Caidatgiaydao + 1
YES
caidatgiaydao = 35

NO NO
END
YES

While(phimLEN=0)
Đợi phím nhả
caidatgiaydao = 1

(2)

Phim=2 Nhietdocaidat - 0.1


YES Nhietdocaidat =
30

NO
NO END

YES

While(phimXUONG=0) Nhietdocaidat = 40.0


Đợi phím nhả

Phim=3 YES Caidatgiodao - 1 caidatgiodao = -1

NO
NO END

YES

While(phimXUONG=0) caidatgiodao = 10
Đợi phím nhả
caidatgiaydao =
Phim=4 Caidatgiaydao + 1 0
YES

NO NO
END

YES

While(phimXUONG=0)
Đợi phím nhả
caidatgiaydao = 30

4.5.2.3: Hàm xử lý chínhmain()

BEGIN

Bật trở nội cho port


Cài đặt cho timer 1
Đưa port D =0x00
Khởi tạo hàm cho DS1302

Đọc nhiệt độ, giờ phút giây

Phut=59 Co=0
YES

NO

giodao = giodao+1
Co=0
co=1

Caidatgiodao !=0
1
YES

NO

Caidatgiodao =0 YES
2

NO

Phim=1 YES 3

NO

Phim=2 4
YES

NO

Phim=3
YES
5

NO

Phim=4 YES 6

Giodao=caidatgiodao YES Bật động cơ đảo

NO

NO
2 Giay=caidatgiay

YES

Tắt động cơ đảo


Giodao=0
2

Giodao=caidatgiodao YES
cogiay=0

YES NO

NO
giay=0 or
giay =20 or Cogiay=1
giay=40

YES

Tắt động cơ
Cogiay=0
Bật động cơ
Cogiay=1

Hiển thị nhiệt độ

4
Dem<=3 YES
Gọi hàm xuất led 1111
Dem=dem+1
NO

Hiển thị số cài đặt nhiệt độ


Den=den+1

Gọi hàm xuất led 1111


Dem<=3 YES Dem=dem+1

NO

Hiển thị số cài đặt giờ đảo


Den=den+1

Dem<=3 YES
Gọi hàm xuất led 1111
Dem=dem+1
NO
Hiển thị số cài đặt giây đảo
Den=den+1
CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO THỰC NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ

5.1 Chế tạo

Hình 5. 1: lấp đặt quạt tản nhiệt và bóng đèn


Với cấu trức tối ưu là dùng quạt tản nhiệt phía trên và thổi đều cho khay nước và bóng
đèn để tản đều cho máy ấp.

Hình 5. 2: Khay đảo trứng khi đặt hoàn thiện


Khung trứng gồm năm khay trứng có một tầng 60 trứng và 5 tầng 300 trứng.
Các ngõ tiếp nhận cảm biến và xuất nhiệt độ, động cơ

Điều khiển động cơ Biến áp 220v/12v


đảo
7805 cấp 5V cho mach
Điều khiển bóng đèn VĐK
Biến áp 220v/12v
Ic thời gian thực
Xuất led

Các nút nhấn

Hình 5. 3: mạch hoàn thiện

Hình 5. 4: mạch được đóng họp


Hình 5. 5: Tổng quan máy ấp

5.2 Thực nghiệm – đánh giá

5.2.1 Mô tả hoạt động của máy:


Máy có khả năng tạo môi trường tương tự như quá trình ấp trứng của nhiều loại
trứng gia cầm khác nhau: gà,vịt, cút… Nhờ các thiết bị tạo nhiệt, độ ẩm, thông khí và đảo
trứng dưới sự điều khiển của vi điều khiển.
Để máy bắt đầu hoạt động, người sử dụng cần cấp nguồn 220VAC cho bộ điều
khiển và quạt 12V. Thao tác tiếp theo là cài đặt các thông số kỹ thuật cho máy như nhiệt
độ (C1), thời gian đảo trứng (C2), đảo trong bao lâu (C3). Sau đó máy sẽ tự động điều
chỉnh các yếu tố này theo giá trị người sử dụng đã cài đặt.
Các cảm biến nhiệt độ sẽ gửi tín hiệu về cho vi điều khiển đều đặn để đưa ra giá
trị nhiệt độ hiện thời ở trong máy. Bộ vi điều khiển sẽ so sánh, phân tích để giải quyết
theo chương trình đã lập sẵn.
Nếu nhiệt độ môi trường nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt là 0.1 thì vi điều khiển sẽ điều
khiển cho bóng đèn hoạt động cấp thêm nhiệt cho máy kết hợp với quạt thông gió hoạt
động để tản đều nhiệt cho máy và khi nhiệt độ môi trường lớn hơn nhiệt độ cài đặt là 0.1
thì vi điều khiển sẽ điều khiển cho bóng đèn tắt. Ví dụ nhiệt độ cài đặt là 37.5 thì khi
nhiệt độ môi trường lên 37.6 sẽ tắtđèn và xuống 37.4 sẽ bật lại đèn.

Nhiệt và ẩm sẽ lưu thông trong máy nhờ dòng khí di chuyển cưỡng bức từ quạt
thông khí, giúp nhiệt và ẩm tản đều trong máy, tránh nóng hoặc ẩm cục bộ.

sau thời gian nhất định mà người sử dụng đã cài đặt trước thì máy sẽ tự động kích
hoạt chế độ đảo 1 lần.

Nguyên lí hoạt động của máy ấp: cấp nhiệt cho máy ấp là bóng đèn sợi đốt. Khi
điện đi qua, bóng đèn nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường bên trong tủ ấp. Cảm biến nhiệt
đọc nhiệt độ của môi trường, điều khiển đóng ngắt bóng đèn, khi nhiệt độ trong máy ấp
vượt quá mức yêu cầu cài đặt thì bóng đèn tắt. Thiết bị đảo trứng được đảo 45o theo trục
chính của trứng, khay trứng được đảo tự động với trục xoay đảo trứng theo chu kì 2 giờ 1
lần.

❖ Quy trình sử dụng máy:

- Trước khi vận hành:

+ Nguồn điện là 220 VAC, do đó cần kiểm tra an toàn điện.

+ Kiểm tra các mạch điều khiển.

+ Khay trứng ở vị trí chênh 40 độ.

- Khi vận hành:

+ Bật công tắc nguồn 220V.

+ Người vận hành cài đặt các thông số ban đầu là các điều kiện nhiệt độ, thời
gian đảo và giây đảo để khởi động chu trình ấp trứng tự động của máy và quan sát
tiến trình hoạt động.
+ Theo dõi các giá trị nhiệt độ, độ ẩm, thời gian đảo hiển thị trên Led để kiểm
soát và điều chỉnh khi cần thiết.

- Sau khi vận hành:

+ Nhấn công tắc chế độ điều khiển bằng tay đưa khay trứng ở vị trí cân bằng.

+ Ngắt nguồn điện.

5.2.2 Đáp ứng nhiệt độ


Thời gian thực nghiệm lúc khoảng 16h chiều các ngày 11/5/2017,
12/5/2017,14/5/2017, 18/5/2017.
Nhiệt độ môi trường trong máy là 30.9oC.
Nhiệt độ cài đặt là 37.5 oC
Độ ẩm môi trường là 85%
Thời gian cho mỗi lần thực nghiệm kiểm tra đáp ứng nhiệt độ của máy là 60 phút.
Mỗi lần kiểm tra sẽ lấy số liệu 20 lần (5 phút 1 lần).
Nhiệt độ cài đặt ban đầu là 37.5o-C.

Phút giá trị 0 5 10 15 20 25 30 35

Nhiệt độ 30.9oC 32.1 oC 33.8oC 34.7oC 35.6 oC 36.2 oC 36.7 oC 37 oC

Độ ẩm 85% 83% 82% 80% 79% 77% 76% 75%

Phút giá trị 40 45 47 49 51 53 56 60

Nhiệt độ 37.4 oC 37.5 oC 37.6 oC 37.7oC 37.6 oC 37.5 oC 37.4oC 37.5 oC

Độ ẩm 73% 71% 70% 69% 68% 68% 69% 69%

Hình 5. 6Số liệu kiểm tra đáp ứng nhiệt độ trung bình các ngày của máy

Sau khi chạy thử và thu thập số liệu ta nhận thấy rằng :
- Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cài đặt thì vi điều khiển cấp điện cho bóng đèn tăng
tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá trị bất thường.

- Sau khi cấp điện cho bóng đèn thì nhiệt độ trong máy vẫn tiếp tục tăng trong 1
khoảng thời gian rồi mới ổn định.

- Giá trị độ ẩm khi nhiệt độ ổn định là 70% và đáp ứng được độ nở của trứng.

- vậy với nhiệt độ cài đặt là 37.5oC thì giá trị nhiệt độ tương đối ổn định.

5.2.3 So sánh - đánh giá

• Máy ấp trứng Phi Lộc 100 trứng


Máy ấp trứng điển hình đại trà giá rẻ là máy ấp trứng Phi Lộc 100 trứng cho hộ gia đình được làm
từ thùng xốp có giá 1.100.000đ có độ nở 70%. Máy ấp gồm 2 khay 50 trứng và dùng 2 động cơ 4w
để đảo xoay cho máy ấp. Máy ấp có nhiệt độ tuy ổn định nhưng không có chế độ nở kết hợp. Dùng
quạt 220v gây hao phí điện. Có sự chênh lệnh cao giữa 2 khay vì khay trên xa bóng đèn.

Hình 5. 7Máy ấp 100 trứng Phi Lộc


• Đánh giá máy ấp 300 trứng tự làm của em

Với thiết kế có miếng chắn nhiệt độ giúp các quả trứng gần nhiệt độ không bị nóng quá
mức và làm nhiệt độ lan tỏa đều.

Với ưu điểm nhiệt độ dưới sàn của thùng luôn thấp hơn nhiệt độ cài đặt khoảng 0.2 oC nên
có thể lợi dụng điều kiện đó để làm chế độ nở cho máy ấp trứng và giảm chi phí điện
năng rất nhiều khi phải dùng thêm bóng để nở khi trứng đến giai đoạn nở.
Và đặc biệt nhiệt độ của máy ấp gần bóng đèn có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cài đặt là
0.1oC và các vị trí hơi xa bóng đèn có nhiệt độ thấp hơn khoảng 0.1oC nên rất tốt cho việc
ấp trứng cho hộ gia đình. Vì trứng mới cần nhiệt độ cao hơn tí và giảm dần dần theo từng
ngày hình thành gà con và gà không đẻ một lúc nhiều trứng nên việc máy ấp đa kỳ là điều
kiện tốt cho việc ấp cho hộ gia đình.

Việc sử dụng quạt 12V để tản nhiệt giúp máy ít hao tổn điện năng hơn so với các loại
máy thông thường dùng quạt 220V mà việc phân tán đều nhiệt trong máy vẩn đáp ứng
đạt yêu cầu của máy ấp.

Với chế độ cấp điện trực tiếp cho động cơ đảo bằng nút nhấn nên ta có thể điều khiển
khay về vị trí cân bằng để lấy trứng, điều chỉnh khay cho về vị trí nghiêng 45 o khi có sai
lệch sau một thời gian vận hành.

Máy có chế độ tắt động cơ đảo khi trứng qua giai đoạn hình thành phôi tức 16 ngày ấp
lúc này trứng đã hình thành con nên không cần chế độ đảo trứng. Nếu máy ấp chế độ đa
kỳ thì ta có thể bỏ trứng xuống sàn máy để trứng nở.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã luôn làm việc với mức cố gắng cao nhất để
hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Thiết kế máy ấp tương đối tốt so với thị trường hiện
nay và chi phí tổng cho máy ấp khoảng 1.200.000đ cho tất cả các chi phí. Đặc biệt là có
nhiều ưu điểm hơn so với máy ấp thị trường là kết hợp cả chế độ nở trong máy ấp và
nhiệt độ ổn định ở mức cài đặt.

Sau một thời gian luận văn em đã học và đạt được một số kết quả như sau:

- Sử dụng phần mềm proteus để thiết kế mạch và mô phỏng mạch. Sử dụng phần
mềm autocard để vẽ mô hình theo thực tế.

- Hiểu biết sâu hơn về PIC16F877 và cũng như họ PIC.

- Kết hợp được cơ sở lý thuyết đã học ở trường vào đồ án.

- Gia công và chế tạo thành công các chi tiết cho mô hình.

- Thi công lắp ráp và hoàn thiện phần cơ khí cho mô hình.

- Thiết kế thành công mạch điều khiển cho mô hình.

- Thi công lắp ráp mạch điều khiển

- Có thể tự tay chế tạo máy ấp trứng cho gia đình.

6.2 Kiến nghị


- Với mong muốn tiếp tục phát triển đề tài hơn nữa và tạo điều kiện thuận lợi cho
các sinh viên khóa sau, em xin kiến nghị bộ môn Điện Điện tử có định hướng tiếp tục
phát triển đề tài. Rất mong nhà trường hỗ trợ sinh viên hơn nữa trong quá trình thi công
đề tài.

6.3 Hướng phát triển của đề tài


- Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về các công nghệ ấp trứng mới.
- Bổ sung bộ chuyển đổi nguồn tự động khi mất điện.

- Tiếp tục nghiên cứu các loại vật liệu mới giảm chi phí và có nhiều đặc điểm tốt.

- Đặt ra các phương án điều khiển cao hơn cho máy như lập trình để máy có khả
năng thực hiện những chu trình ấp tự động tùy theo loại trứng được ấp.
PHỤ LỤC

Chương trình điều khiển cho PIC16F877A:


////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
/// TRUONG DAI HOC NHA TRANG ///
/// KHOA DIEN DIEN TU ///
///--------------DO AN TOT NGHIEP-----MAY AP 300 TRUNG---------------------- ///
/// ///
/// GVHD: THS.NGUYEN THANH TUAN ///
/// SVTH: TRA NGO XUAN TIEN ///
/// MSSV: 55131961 ///
/// LOP : 55DDT1 ///
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
#include <16F877A.H>
unsigned char code74ls47_nhietdo[10] = {0x00, 0x80, 0x40, 0xC0, 0x20, 0xA0, 0x60,
0xE0, 0x10, 0x90};
#FUSES NOWDT, HS, NOPUT, NOPROTECT, NODEBUG, NOBROWNOUT,
NOLVP
#use delay(clock=20000000) // sử dụng thạch anh 20Hz
#define baled_1 PIN_C1 //khai báo chân C1
#define baled_2 PIN_C2 //khai báo chân C2
#define baled_3 PIN_C3 //khai báo chân C3
#define DP3 PIN_E0 //khai báo chân E0
#define DP2 PIN_E1 //khai báo chân E1
#define DSIO PIN_B4 //khai báo chân B4
#define DSCLK PIN_B5 //khai báo chân B5
#define DSRST PIN_B6 //khai báo chân B6
#define LEN input(PIN_B1) //khai báo chân B1
#define XUONG input(PIN_B2) //khai báo chân B2
#define OK input(PIN_B3) //khai báo chân B3
#define ONE_WIRE_PIN PIN_C0 //khai báo chân C0
#define outnhietdo PIN_A2 //khai báo chân A2
#define outdaotrung PIN_A5 //khai báo chân A5
#bit TMR1IF = 0x0C.0 //khai báo thanh ghi timer 1
float nhietdodoc,cdnhietdo=37.0; //cài đặt nhiệt độ ban đầu
unsigned int solangiodao=0,cdsolangiodao=2.0,cdgiaydao=35.0,
co=0,cogiay=0,g,phim=1,dem=0,den=0;
unsigned char gio=0,phut=0,giay=0;
//=================================================
#INT_TIMER1 //Hàm được gọi khi có timer 1
void xuatled(float nhietdo) //hàm xuất led
{
if(nhietdodoc<=cdnhietdo) //so sánh để bật đèn
{
output_high(outnhietdo); //bật đèn
}
else
{
output_low(outnhietdo); //tắt đèn
}
TMR1IF = 0;
SET_TIMER1(53036); //gán giá trị ban đầu cho timer
unsigned int chuc,donvi,le,a,b,c,d,e,f,k;
if(nhietdo!=1111)
{
a= (int)nhietdo; //xu ly nhiet do
chuc = a/10; //lấy số hang chục
donvi = a%10; //lấy hang đơn vị của nhiệt độ
b=(int)((nhietdo-(float)a)*10); //xử lý số lẻ
le = b%10; //lấy số lẻ của nhiệt độ
e = code74ls47_nhietdo[chuc]; // lấy mã hiển thị
Output_D(e); //gán mã cho port D
output_bit(baled_1,1); // bật led đầu tiên
delay_us(2000); //tạo trễ
output_bit(baled_1,0); //tắt led đầu tiên
e = code74ls47_nhietdo[donvi]; //lấy mã led cho hàng đơn vị
Output_D(e); //gán mã cho port D
output_bit(baled_2,1); // bật led thứ 2
output_bit(DP3,0); // bật dấu phẩy
delay_us(2000); //tạo trễ
output_bit(baled_2,0); //tắt led thứ 2
output_bit(DP3,1); // tắt dấu phẩy
e = code74ls47_nhietdo[le]; //lấy mã led cho hàng lẻ
Output_D(e);
output_bit(baled_3,1);
delay_us(2000);
output_bit(baled_3,0);
}
if(nhietdo==1111) // hiển thị các chế độ C1, C2,C3
{
e = code74ls47_nhietdo[phim-1];
Output_D(e);
output_bit(baled_3,1);
delay_us(2000);
output_bit(baled_3,0);
output_bit(PIN_D7,0); // mã chữ C được hiển thị
output_bit(PIN_D6,1);
output_bit(PIN_D5,0);
output_bit(PIN_D4,1);
output_bit(baled_2,1); // bật led
delay_us(2000);
output_bit(baled_2,0); // tắt led
}

kiemtraphim() ;
}
//============XỬ LÝ DS1302===============================
void DS1302_WriteByte(unsigned char Data) // hàm ghi 1 mảng vào DS1302
{
unsigned char i;
output_drive(DSIO);
delay_ms(10);
for(i=0; i<8;i++)
{
output_bit(DSIO,Data&0x01);
Data>>=1;
output_high(DSCLK);
delay_ms(1);
output_low(DSCLK);
}
}
void DS1302_Write(unsigned char Addr, unsigned char Data) //hàm chọn thanh ghi để
thao tác
{
Data=(Data/10)*16|(Data%10);
output_high(DSRST);
DS1302_WriteByte(Addr);
DS1302_WriteByte(Data);
output_low(DSRST);
}
unsigned char DS1302_Read(unsigned char cmd) // hàm đọc 1 mảng từ
DS1302
{
unsigned char i,Data=0,temp;
output_float(DSIO);
delay_ms(10);
output_high(DSRST);
DS1302_WriteByte(cmd);
delay_us(10);
temp=input(DSIO);
delay_us(1);
for(i=0;i<=7;++i)
{
temp=input(DSIO);
Data|=(temp<<i);
output_high(DSCLK);
delay_us(4);
output_low(DSCLK);
delay_us(4);
}
output_low(DSRST);
Data=(Data/16)*10+(Data&0x0f);
return(Data);
}
void DS1302_Init() // hàm khởi tạo cho DS
{
unsigned char x;
output_drive(DSRST);
output_drive(DSCLK);
delay_ms(10);
output_low(DSRST);
delay_us(2);
output_low(DSCLK);
DS1302_Write(0x8e,0);
DS1302_Write(0x90,0xa4);
x=DS1302_Read(0x81);
if((x & 0x80)!=0)
DS1302_Write(0x80,0);
}
void DS1302_SetTime(unsigned char hour,unsigned char minute,unsigned char second)
// hàm cài đặt giờ phút giây
{
DS1302_Write(0x80,second); // thanh ghi giây
DS1302_Write(0x82,minute); // thanh ghi phút
DS1302_Write(0x84,hour); // thanh ghi giờ
}
void DS1302_GetTime(unsigned char *hour,unsigned char *minute,unsigned char
*second)
{
*second=DS1302_Read(0x81);
*minute=DS1302_Read(0x83);
*hour=DS1302_Read(0x85);
}
//===================1 WIRE===============================
void OneWire_Reset() //hàm reset nhiệt độ đã đọc
{
output_low(ONE_WIRE_PIN); //
delay_us(500);
output_float(ONE_WIRE_PIN); //
delay_us(500); //
output_float(ONE_WIRE_PIN);
}
void onewire_write(int8 data)
{
int8 count;
for(count = 0; count < 8; ++count)
{
output_low(ONE_WIRE_PIN); // chân cảm biến xuống low
delay_us(2);
output_bit(ONE_WIRE_PIN, shift_right(&data, 1, 0));
delay_us(60);
output_float(ONE_WIRE_PIN);
delay_us(2);
}
}
int OneWire_Read()
{
int count, data;
for (count=0; count<8; ++count)
{
output_low(ONE_WIRE_PIN);
delay_us( 2 );
output_float(ONE_WIRE_PIN);
delay_us( 8 );
shift_right(&data,1,input(ONE_WIRE_PIN));
delay_us( 120 );
}
return( data );
}
float ds18b20_read() // hàm đọc và xử lý nhiệt độ
{
int8 busy=0, temp1, temp2;
signed int16 temp3;
float result;
onewire_reset();
onewire_write(0xCC); // cho phép VĐK truy cập thẳng đến bộ nhớ của DS
onewire_write(0x44); // khởi động quá trình đó và chuyển đội nhiệt độ sang nhị phân
while(busy == 0)
busy = onewire_read();
onewire_reset();
onewire_write(0xCC);
onewire_write(0xBE); // cho phép đọc dữ liệu bộ nhớ DS ra ngoài
temp1 = onewire_read();
temp2 = onewire_read();
temp3 = make16(temp2, temp1);
result = (float) temp3 / 16.0; // DS xử lý nhiệt độ đọc được
delay_us(200); //trễ 200us
return(result); // trả về giá trị nhiệt độ
}
//========================================================
void main()
{
Port_B_pullups ( 1 );
SETUP_TIMER_1(T1_INTERNAL | T1_DIV_BY_8); // sử dụng timer 1 với bộ chia 8
SET_TIMER1(53036); // timer bắt đầu đếm từ
ENABLE_INTERRUPTS(GLOBAL); //khai báo ngắt
ENABLE_INTERRUPTS(INT_TIMER1); // ngắt timer1
delay_us(10);
Set_tris_D (0 ); //cho D xuống mức thấp
DS1302_Init(); // khởi tạo DS1302
DS1302_SetTime(gio,phut,giay); //cài đặt thời gian
While (true )
{
///====doc thoi gian======
DS1302_GetTime(&gio,&phut,&giay); // đọc time thực
//====nhiet do======
nhietdodoc = ds18b20_read(); // đọc nhiệt độ
//================DAO TRUNG============================
if(phut==59) // đếm bao nhiêu lần được 59 phút
{
if(co==0)
{
solangiodao = solangiodao+1;
co=1;
}
}
else
co=0;
if(cdsolangiodao!=0) // khi cài đặt giờ đảo khác 0
{
if(solangiodao==cdsolangiodao)
{
output_high(outdaotrung);
if(giay-cdgiaydao==0)
{
output_low(outdaotrung);
solangiodao=0;
}
}
}
if(cdsolangiodao==0) // // khi cài đặt giờ đảo = 0
{
if(cogiay==0)
{
g=cdgiaydao;
if(giay==0)
{
g=g+giay;
output_high(outdaotrung);
cogiay=1;
}
}
if(cogiay==1)
{
if(giay-g==0)
{
output_low(outdaotrung);
cogiay=0;
g=0;
}
}
}

//==============HIEN THI===========
if(phim==1) // hiển thị nhiệt độ
{
xuatled(nhietdodoc);
}
if(phim==2) // hiển thị chế độ C1
{
if(dem<=3)
{
xuatled(1111);
dem=dem+1;
}
if(dem>3)
{
xuatled(cdnhietdo);
den=den+1;
}
}
if(phim==3) // hiển thị chế độ C2
{
if(dem<=3)
{
xuatled(1111);
dem=dem+1;
}
if(dem>3)
{
xuatled(cdsolangiodao);
den=den+1;
}
}
if(phim==4) // hiển thị chế độ C3
{
if(dem<=3)
{
xuatled(1111);
dem=dem+1;
}
if(dem>3)
{
xuatled(cdgiaydao);
den=den+1;
}
}
if(den>70)//khi để các chế độ C1,2,3 quá lâu thì quay về hiển thị nhệt độ
{
phim=1;
}
//==================xuat port=========
}
}
//============KIEM TRA PHIM==============================

void kiemtraphim()
{
if(LEN==0) // khi nút nhấn lên được nhấn
{
if(phim==2) // chế độ C1 cài đặt nhiệt độ
{
cdnhietdo=cdnhietdo+0.1;
if(cdnhietdo==40.1)
{
cdnhietdo=30.0;
}
}
else if(phim==3) // chế độ C2 cài đặt số giờ đảo
{
cdsolangiodao=cdsolangiodao+1;
if(cdsolangiodao==11)
{
cdsolangiodao=0;
}
}
else if(phim==4) // chế độ C3 cài đặt số giây đảo
{
cdgiaydao=cdgiaydao+1;
if(cdgiaydao==31)
{
cdgiaydao=1;
}
}
den=0;
dem=4;
while(LEN==0); // đợi phím được nhả
}
if(XUONG==0) // khi nút nhấn xuống được nhấn
{
if(phim==2) // chế độ C1 cài đặt nhiệt độ
{
cdnhietdo=cdnhietdo-0.1;
if(cdnhietdo==30.0)
{
cdnhietdo=40.0;
}
}
else if(phim==3) // chế độ C2 cài đặt số giờ đảo
{
cdsolangiodao=cdsolangiodao-1;
if( cdsolangiodao==-1)
{
cdsolangiodao=10;
}
}
else if(phim==4) // chế độ C3 cài đặt số giây đảo
{
cdgiaydao=cdgiaydao-1;
if(cdgiaydao==0)
{
cdgiaydao=30;
}
}

den=0;
dem=4;
while(XUONG==0); // đợi phím được nhả
}
if(OK==0) // khi nút nhấn OK được nhấn
{
phim=phim+1; // chuyển các chế độ
if(phim==5)
{
phim=1;
}
den=0;
dem=0;
while(OK==0); // đợi phím được nhả
}
}

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Tăng Cường - Phan Quốc Thắng, Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051, NXB Khoa
học và kỹ thuật Hà Nội, 2004.
[2] Bùi Hải, Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2002.
Bùi Đức Lũng, Sinh lí sinh sản và ấp trứng bằng máy công nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2003.
[3] NXB Nông nghiệp Hà Nội, Bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, 1991.
[4] Lâm Minh Thuận, Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2004.
[6] Kiều Xuân Thực (chủ biên) – Vũ Thị Thu Hương – Vũ Trung Kiên, Vi điều khiển cấu trúc - lập trình
và ứng dụng, NXB Giáo dục, 2011
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 6
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.5 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................... 7
1.6 Kết cấu của đồ án ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ẤP TRỨNG ..................... 8
2.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 8
2.2 Tổng quan tình hình chế tạo máy ấp trứng trong và ngoài nước ....................... 9
2.3 Ý tưởng xây dựng đề tài về máy ấp trứng tự động ......................................... 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NUÔI ẤP TRỨNG GIA CẦM ............... 14
3.1 Tình hình phát triển gia cầm ........................................................................... 14
3.2 Điều kiện nuôi ấp trứng .................................................................................. 16
3.2.1 Thời gian ................................................................................................... 16
3.2.2 Nhiệt độ ..................................................................................................... 16
3.2.3 Độ ẩm ........................................................................................................ 16
3.2.4 Độ thông thoáng ........................................................................................ 17
3.2.5 Độ đảo ...................................................................................................... 17
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÁY ẤP TRỨNG TỰ ĐỘNG ................................................ 17
4.1 Kinh Nghiệm chế tạo máy ấp trứng tự động ....................................................... 18
4.2 Thiết kế phần cứng............................................................................................. 21
4.2.1 Thiết kế vỏ máy ........................................................................................ 21
4.2.2 Thiết kế giá đỡ khay trứng, chọn khay trứng ............................................ 24
4.2.3 Hệ thống tạo ẩm ....................................................................................... 25
4.2.4 Hệ thống nhiệt độ ...................................................................................... 26
4.2.6 Hệ thống đảo trứng .................................................................................... 28
4.3 Thiết kế phần điều khiển .................................................................................. 29
4.3.1 Vi điều khiển PIC 16F877A ...................................................................... 30
4.3.2 Cảm biến nhiệt độ DS18B20..................................................................... 33
4.3.3 Giao tiếp IC thời gian thực DS1302............................................................. 35
4.3.4 Led 7 đoạn ................................................................................................. 36
4.3.5 IC giải mã 74LS47 .................................................................................... 38
4.3.6 Nút nhấn .................................................................................................... 40
4.4 Thiết kế mạch ....................................................................................................... 41
4.4.1 Sơ đồ nguyên lý các mạch điều khiển ........................................................... 41
4.4.1.1 Mạch nguồn ổn áp 5VDC .......................................................................... 41
4.4.1.2 Mạch xuất led 7 đoạn qua ic 74LS47 ......................................................... 41
4.4.1.3 Giao tiếp IC thời gian thực DS1302........................................................... 42
4.4.1.4 Giao tiếp với nút nhấn ................................................................................ 44
4.4.1.5 Mạch dùng triac để điều khiển ngõ ra ........................................................ 44
4.4.1.6 Mạch triac điều khiển tốc độ động cơ đảo trứng ....................................... 45
4.4.1.7: Mạch vi điều khiển PIC16F877A ............................................................. 46
4.5: Chương trình điều khiển .................................................................................. 46
4.5.1: Giới thiệu ngôn ngữ C.................................................................................. 46
4.5.2: Thuật toán điều khiển chương trình ............................................................. 48
CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO THỰC NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ ............................................... 59
5.1 Chế tạo ............................................................................................................. 59
5.2 Thực nghiệm – đánh giá................................................................................... 61
5.2.1 Mô tả hoạt động của máy: ......................................................................... 61
5.2.2 Đáp ứng nhiệt độ ....................................................................................... 63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 66
6.1 Kết luận ................................................................................................................ 66
6.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 66
6.3 Hướng phát triển của đề tài .................................................................................. 66
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 82
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Lò ấp trứng truyền thống .............................................................................. 10


Hình 2. 2: Máy ấp trứng dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ ............................................. 10
Hình 2. 3: Máy ấp trứng hiện đại................................................................................... 10
Hình 2. 4: Máy ấp trứng thủ công người sử dụng trực tiếp điều khiển ......................... 11
Hình 2. 5: PLC của hãng SIEMENS ............................................................................. 12
Hình 2. 6: Vi điều khiển 89C52 của hãng STC ............................................................. 12
Hình 3. 1: Hệ thống lò ấp công nghiệp .......................................................................... 14
Hình 3. 2Máy ấp công suất lớn...................................................................................... 15
Hình 3. 3: Máy ấp trứng công nghệ fuzzy ..................................................................... 15
Hình 3. 4: Máy ấp trứng điều khiển bằng vi điều khiển ................................................ 16
Hình 4. 1: Máy ấp 150 trứng với độ nở trên 80% ......................................................... 18
Hình 4. 2: Máy ấp theo chế độ ấp đa kỳ vì lượng trứng thu nhập khoàng 10 trứng 1 ngày
....................................................................................................................................... 18
Hình 4. 3: Khay nước và miếng ngăn nhiệt trực tiếp .................................................... 19
Hình 4. 4: Bóng đèn và quạt tản nhiệt ........................................................................... 19
Hình 4. 5: Trứng trong máy với độ ẩm 63% ................................................................. 20
Hình 4. 6: Động cơ đảo 150 trứng và với chế độ nở kết hợp trong máy ....................... 20
Hình 4. 7: Hai tấm vách bên .......................................................................................... 21
Hình 4. 8: Tấm vách sau ................................................................................................ 22
Hình 4. 9: Tấm cửa ........................................................................................................ 22
Hình 4. 10Tấm đế .......................................................................................................... 23
Hình 4. 11: Tấm nóc ...................................................................................................... 23
Hình 4. 12: Khay chứa trứng ........................................................................................ 24
Hình 4. 13: Khung đảo khi hoàn thiện .......................................................................... 25
Hình 4. 14: Hệ thống tạo ẩm cho máy ........................................................................... 26
Hình 4. 15: Bóng đèn sợi đốt ........................................................................................ 27
Hình 4. 16: Quạt tản nhiệt ............................................................................................. 28
Hình 4. 17: Chọn động cơ đảo trứng ............................................................................. 28
Hình 4. 18: Hệ thống động cơ đảo trứng hoàn thiện ..................................................... 29
Hình 4. 19: Khối hệ thống điều khiển ........................................................................... 29
Hình 4. 20: Sơ đồ chân vi điều khiển PIC16F877A ...................................................... 33
Hình 4. 21: Hình dạng thực tế vi điều khiển PIC16F877A .......................................... 33
Hình 4. 22: Cảm biến nhiệt độ DS18B20 ...................................................................... 34
Hình 4. 23: Giao tiếp DS1302 với PIC16F877A........................................................... 36
Hình 4. 24: Hình dạng thực tế DS1302 ......................................................................... 36
Hình 4. 25: Cấu trúc led 7 đoạn ..................................................................................... 37
Hình 4. 26: Led 7 đoạn ghép 3 thực tế .......................................................................... 37
Hình 4. 27: Sơ đồ chân ic giải mã 74LS47 .................................................................... 38
Hình 4. 28: Hình ảnh thực tế IC giải mã 74LS47 .......................................................... 39
Hình 4. 29: Giá trị hiển thị lên led 7 đoạn. ................................................................... 40
Hình 4. 30: Mạch nguyên lý tạo nguồn ổn áp 5VDC .................................................... 41
Hình 4. 31: Mạch nguyên lý xuất led 7 đoạn qua ic 74ls47 ......................................... 42
Hình 4. 32: Mạch nguyên lý Giao tiếp IC thời gian thực DS1302 ............................... 42
Hình 4. 33: Mạch nguyên lý Giao tiếp giao tiếp với nút nhấn. .................................... 44
Hình 4. 34: Mạch nguyên lý dùng triac xuất ngõ ra. .................................................... 45
Hình 4. 35: Mạch nguyên lý dùng triac giảm tốc động cơ đảo .................................... 45
Hình 4. 36: Mạch vi điều khiển PIC16F877A. .............................................................. 46
Hình 5. 1: lấp đặt quạt tản nhiệt và bóng đèn ................................................................ 59
Hình 5. 2: Khay đảo trứng khi đặt hoàn thiện ............................................................... 59
Hình 5. 3: mạch hoàn thiện............................................................................................ 60
Hình 5. 4: mạch được đóng họp .................................................................................... 60
Hình 5. 5: Tổng quan máy ấp ........................................................................................ 61
Hình 5. 6 Số liệu kiểm tra đáp ứng nhiệt độ trung bình các ngày của máy .................. 63
Hình 5. 7 Máy ấp 100 trứng Phi Lộc ............................................................................. 64

You might also like