You are on page 1of 11

KHOA GIAO THÔNG

Ngành Kỹ thuật hàng không:

Chương trình sẽ đào tạo các sinh viên thành những kỹ sư có tay nghề cao với mảng kiến
thức nền rộng, có chất lượng và có kỹ năng vững vàng trong các hoạt động sau:

 Quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy bay
 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại máy bay nhỏ và các phương tiện giao thông
lưỡng dụng (thuỷ phi cơ, tàu đệm khí, …)
 Ứng dụng kiến thức KTHK trong các lĩnh vực liên quan: kỹ thuật hàng hải, năng
lượng tái tạo, cơ khí, điều khiển tự động, xây dựng, …

Ngành Kỹ thuật hàng không tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

 Chương trình bao gồm các nhóm môn cốt lõi cần thiết về nền tảng của kỹ thuật
hàng không như Khí Động Lực Học, Cơ học bay và điều khiển bay, Kết cấu hàng
không, Hệ thống lực đẩy, Thiết kế và bảo dưỡng máy bay. Các nhóm môn học này
được phát triển trên nền tảng của các môn học cơ sở như cơ học lưu chất, cơ học
vật rắn, sức bền vật liệu, điều khiển tự động… Sinh viên được trang bị khả năng tự
tìm tòi nghiên cứu, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, khả năng
lãnh đạo và khả năng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) chuyên ngành.
 Sinh viên có cơ hội đi thực tập tại các công ty liên quan về lĩnh vực KTHK vào
cuối năm thứ 4. Trong chương trình Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp (KSCLC
VP), những sinh viên có học lực khá giỏi và khả năng ngoại ngữ tốt sẽ được cấp
học bổng đi thực tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường ENSMA-Pháp và các
cơ sở của tập đoàn đa quốc gia SAFRAN

 Các sinh viên giỏi của ngành KTHK có khả năng chuyển tiếp lên học cao học
ngành KTHK trường Đại học Bách Khoa hoặc đươc Bộ môn KTHK giới thiệu đi
học sau đại học tại các nước tiên tiến trên thế giới
 Tham gia Câu Lạc Bộ Thiết Kế Máy Bay Mô Hình do giảng viên của ngành
KTHK hướng dẫn

 Tham gia các hội thảo chuyên đề về các kỹ thuật và công nghệ mới trong Kỹ
Thuật Hàng Không do các giáo sư, các chuyên gia đến từ các trường đại học nổi
tiếng và các tập đoàn hàng đầu thế giới đến trường trình bày

 Tham gia các môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao do các chuyên gia, kỹ sư
nhiều kinh nghiệm đến từ các Công ty hàng không trong nước phụ trách

 Được trợ giúp, tư vấn, cập nhật các cơ hội nghề nghiệp từ các thành viên nhiệt tình
của Hội Cựu Sinh Viên ngành KTHK.

 Học bổng khuyến học của Hội Cựu Sinh Viên Hàng Không được cấp hàng năm
cho những sinh viên có nỗ lực học tập và khó khăn về tài chính.

Triển vọng Nghề nghiệp

Với tiềm năng phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước, các kỹ sư
sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước quan tâm cao và sẽ
thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc
trong lĩnh vực quản lý điều hành hoạt động bảo dưỡng máy bay, nghiên cứu thiết kế các
thiết bị bay (máy bay nhỏ, máy bay không người lái, …), tư vấn thiết kế cơ khí, các hệ
thống năng lượng và quy trình sản xuất.

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Các công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo dưởng : Tổng Công
Ty Hàng Không Vietnam Airlines, Công ty TNHH Kỹ thuật Máy bay Hàng không
Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Hàng Không Jetstar Pacific, Công Ty Cổ Phần Hàng
Không Vietjet Air, Công Ty Vietstar, Công Ty Trưc Thăng Miền Nam, Công Ty
Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Trực Thăng Helitechco, Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo
Dưỡng Máy Bay (SAAM), ….

 Các công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo: Công Ty TNHH Quốc Tế  Hưng Việt,
Boeing, Airbus, EADS, SAFRAN, ...

 Các công ty thuộc nhiều lĩnh vực liên quan (cơ khí, dầu khí, năng lượng, điện và
điều khiển, kỹ thuật máy tính): Slumberger, Petrolimex, Transoceans, Labsoft,
IBM, nhà máy điện Phú Mỹ, …

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Kiến thức chuyên sâu  trong lĩnh Hàng không: Có kiến thức về tính toán cơ học
vật rắn biến dạng, tính toán thiết kế kết cấu, lựa chọn vật liệu trong quá trình thiết
kế bộ phận và hệ thống máy bay,  tính toán lực tác động của lưu chất lên kết cấu,
dao động của kết cấu dưới tác dụng của lưu chất, tính toán thiết kế các hệ truyền
động thủy lực và khí nén, đánh giá tính năng, khai thác và bảo trì máy bay.
 Kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một máy bay. Viết báo cáo
khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực
chuyên ngành được đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành
được đào tạo.
 Phương pháp làm việc khoa học, khả năng xây dựng các phương pháp luận và tư
duy mới trong khoa học thiết kế.
Ngành Kỹ thuật ô tô

Ngành Kỹ thuật ô tô tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

 Đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên môn hàng đầu, được
đào tạo bài bản ở nhiều nước phát triển trên thế giới, các phương pháp giảng dạy
tiên tiến được sử dụng, trong đó phương pháp học tập chủ động và phương pháp
đặt vấn đề được xem trọng và xem như giữa vai trò chủ đạo trong quá trình dạy và
học. Với sinh viên giữ vai trò trung tâm, giảng viên đặt vấn đề cùng trao đổi, gợi ý
giải quyết vấn đề thông qua các buổi thuyết trình báo cáo bài tập lớn, các chuyên
đề được giao trong quá trình học.
 Được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài nghiên cứu
khoa học Khoa, các hoạt động thực hành thực tế tại xưởng thực tập Bộ môn Ô tô,
cũng như các Đơn vị liên quan trong lĩnh vực Ô tô.

Triển vọng Nghề nghiệp

Tiếp tục học tập sau đại học trong và ngoài nước; trở thành giảng viên, nghiên cứu viên
tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng; phát triển nghề nghiệp trong
các lĩnh vực gần như cơ khí chế tạo, nhiên liệu & dầu mỡ. Tư vấn, thiết kế, chế tạo, sản
xuất, chuyển giao công nghệ, dịch vụ, thương mại, quản lý, thử nghiệm, kiểm định tại các
đơn vị nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước
ngoài.

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở; Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công
nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện;
Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
 Các Công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ôtô tốt nghiệp
trường Đại học Bách khoa: SAMCO, THACO, TOYOTA, MERCEDES; Sở Giao
Thông, Cục, Trạm Đăng kiểm,…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở để giải
quyết vấn đề mang tính kỹ thuật. Tháo lắp, đo kiểm, chẩn đoán và bảo dưỡng động
cơ, ô tô ở mức trên cơ bản. Thiết kế một chi tiết, cụm chi tiết, một thành phần, một
hệ thống, hay một quá trình để đáp ứng nhu cầu mong muốn với các ràng buộc về
kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, có thể sản xuất
được và bền vững.
 Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại, các
phần mềm hỗ trợ cần thiết cho thực hành kỹ thuật.
Ngành Kỹ thuật tàu thủy

Triển vọng Nghề nghiệp

 Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp: các công ty, nhà máy,
xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy; các cơ quan tư vấn và chuyển
giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… với vai trò là người lãnh đạo, quản lý,
điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có
chuyên ngành đào tạo liên quan đến tàu thủy.
 Tốt nghiệp từ một trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong khu vực, được trang bị
đầy đủ về khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến, các kỹ sư Kỹ thuật Tàu thuỷ của
trường Đại học Bách khoa luôn được ưu tiên tuyển dụng vào các doanh nghiệp của
ngành công nghiệp tàu thuỷ và khai thác dầu khí, các công ty tư vấn - thiết kế
chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, dầu khí, năng lượng liên quan đến hệ thống kỹ thuật
đường ống, đặc biệt là các công ty của nước ngoài đóng ở TP HCM, Vũng tàu và
Bình Dương

Chuẩn đầu ra của chương trình

 Kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một tàu thủy
 Trình độ tin học và kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích và phần mềm
chuyên ngành phục vụ thiết kế tàu thuỷ và đường ống
 Phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế
 Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên quan đến chuyên ngành
tàu thuỷ.
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

Ngành Công nghệ Sinh học

 Dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống và quan tâm đến việc ứng
dụng cũng như cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản
phẩm có ích trong cuộc sống.
 Với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tới công nghiệp công nghệ
sinh học, chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có
kỹ năng nghiên cứu và làm việc trong các ngành công nghiệp tạo ra những sản
phẩm công nghệ sinh học có ích phục vụ cho nông nghiệp, y dược học, thực
phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường…

Ngành Công nghệ Sinh học tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

 Chương trình đào tạo xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến của Mỹ
 Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo
 Môi trường học tập vô cùng thân thiện và thoải mái
 Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp
 Liên kết với nhiều trường quốc tế của Úc, Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Anh, …

Triển vọng Nghề nghiệp

 Các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các cơ
quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà
máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy
trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản
phẩm công nghệ sinh học ở các qui mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự
án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống…
 Nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến 4 hướng ứng dụng công nghệ sinh
học công nghiệp, công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ môi trường và công
nghệ sinh học y dược.
 Trung tâm nghiên cứu, trường học, viện liên quan đến sinh học và công nghệ sinh
học.

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học như
công ty sản xuất và chế biến sữa Vinamilk, nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto,
nhà máy bia Sài Gòn, …
 Các công ty khác sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine, protein, enzyme, thực
phẩm chức năng, thức ăn gia súc và gia cầm, phân bón vi sinh, giống động-thực
vật phục vụ phát triển nông nghiệp…
 Các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Có kiến thức khoa học kỹ thuật cơ sở, chuyên môn vững và có đạo đức nghề
nghiệp. Có khả năng tự giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp và sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành.
 Khả năng làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ sinh học; có khả
năng thực hiện hoạt động quản lý trong các nhà máy, doanh nghiệp liên quan
đến các lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường, Thực phẩm, Y Dược,…
 Có đủ kiến thức và khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại
học ngành Công nghệ Sinh học trong và ngoài nước 
Ngành Công nghệ Thực phẩm

Dành cho sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực
phẩm ở quy mô công nghiệp. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi về kỹ thuật,
công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản
phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà
– cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ
thủy sản, dầu béo,…

Ngành Công nghệ Thực phẩm tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

 cung cấp kiến thức vững chắc về Kỹ thuật thực phẩm giúp sinh viên có thể vận
hành tốt dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất tốt khi làm việc tại nhà máy.
 cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành mạnh về Khoa học
thực phẩm nhằm giúp kỹ sư ra trường có thể vận dụng trong nghề nghiệp, đưa ra
các giải pháp công nghệ hợp lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề trong sản xuất thực
phẩm và thiết kế sản phẩm mới đồng thời đảm bảo chất lượng, sự an toàn và dinh
dưỡng của thực phẩm.
 cung cấp cho người học nền tảng công nghệ vững chắc, bao gồm các công nghệ
truyền thống và công nghệ hiện đại, các nguyên lý công nghệ cốt lõi nhằm giúp
người học sau khi tốt nghiệp có thể giải quyết các vấn đề công nghệ một cách hiệu
quả cho nhà máy và nơi làm việc.
 Liên kết với nhiều trường quốc tế của Úc, Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Anh, …

Triển vọng Nghề nghiệp

Vị trí:

- Sản xuất thực phẩm

- Quản lý sản xuất thực phẩm tại phân xưởng


- Quản lý nhà máy sản xuất thực phẩm

- Quản lý chất lượng thực phẩm

- Đảm bảo chất lượng thực phẩm

- Quản trị chất lượng nhà máy sản xuất thực phẩm

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm

- Kiểm tra an toàn thực phẩm

- Phát triển sản phẩm

- Phân tích chất lượng sản phẩm

- Kinh doanh sản phẩm thực phẩm


Cơ quan:

- Nhà máy sản xuất thực phẩm

- Công ty kinh doanh thực phẩm

- Các phòng thí nghiệm, kiểm định và phân tích sản phẩm thực phẩm

- Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm

- Viện Pasteur

- Các trường, viện nghiên cứu và giảng dạy khoa học và công nghệ thực phẩm

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Masanfood: Nước mắm, nước tương Tam thái tử, Chin-su, tương ớt, mì ăn liền,
cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng…

 Nestlé: Bột ngũ cốc, bột cacao Milo, nước khoáng Lavie…

 Dutch Lady: Sữa cô gái Hà Lan,…


 Tân Hiệp Phát: Trà xanh O độ, trà và thức uống khác…

 Nam Dương: Nước tương Nam Dương…

 Acecook: sản phẩm ăn liền…

 Kinh Đô: Các loại bánh, snack…

 Unilever: Bột nêm từ thịt Knorr, trà Lipton…

 Vissan: Xúc xích, đồ hộp thịt,…

 Ajinomoto: Sản phẩm bột ngọt, bột nêm, cà phê lon, sốt mayonnaise,…

 Pepsi: Pepsi, Trà Oolong…

 Bánh kẹo Biên Hòa

 Vinacafe: cà phê, bánh kẹo…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Có kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. Có kiến thức về
khoa học, kỹ thuật và công nghệ thực phẩm, có khả năng giải quyết các vấn
đề thực tiễn liên quan đến kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất và nghiên cứu
thực phẩm; có tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự
nghiên cứu.
 Hiểu biết về kinh tế, chính trị; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm để đóng góp hữu hiệu
vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng. 

You might also like