You are on page 1of 43

Thông tin tuyển sinh

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
I. Kỹ thuật Điện – Điện tử
a) Giới thiệu chung
- Kỹ thuật Điện - Điện tử là ngành học nghiên cứu và áp dụng
các kiến thức liên quan đến điện năng, ngành có nhiều
hướng đi chuyên sâu như năng lượng tái tạo, nhà máy điện,
hệ thống điều khiển, quản lý và vận hành lưới điện,...
b) Đặc điểm
- Nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc về điện, điện tử.
- Thường xuyên tiếp xúc với các mạch điện, bản vẽ điện, các
máy móc và thiết bị điện, điện tử,...
- Làm việc ở nhiều điều kiện khác nhau, từ văn phòng cho
đến những môi trường đặc thù khắc nghiệt như nhà máy,
phòng thí nghiệm đặc biệt, được tiếp xúc với các loại máy
móc hiện đại và phức tạp.
c) Đối tượng học
- Đam mê với điện năng, với các hệ thống điện, các thiết bị
điện, điện tử, thích làm việc trong khối kỹ thuật, hứng thú với
các nguồn năng lượng sạch, ứng dụng vào cuộc sống như
chiếu sáng, điều khiển, vận hành các thiết bị điện…, kỹ năng
ngoại ngữ và tin học.
d) Kiến thức được học
- Kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên, trải
qua các môn học đại cương và xã hội chính trị.
- Kiến thức nền tảng về ngành điện và các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống
truyền động điện, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu
điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao
tần, mạch điện, an toàn điện,...
- Tiếp xúc thực tế với các thiết bị qua những buổi thí nghiệm,
các môn thực hành tại xưởng, thực tập ngoài trường và đồ
án, có thể chọn các môn học tự chọn để tăng khả năng quản
lý, kiến thức kinh tế, lãnh đạo…
e) Tương lai ngành học
- Có thể tham gia vào công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế
và vận hành mạng lưới điện tại các tập đoàn điện lực Việt
Nam và các công ty trực thuộc, các nhà máy sản xuất, tập
đoàn, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, sở nghiên
cứu về quy hoạch mạng điện,...

II. Kỹ thuật Điện tử - Viễn Thông


a) Giới thiệu chung
- Đây là ngành học về công nghệ viễn thông và thông tin, vi
mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng
dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện,...
- Nghiên cứu và phát triển các thiết bị về truyền thông, các
thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, hệ thống tự
động, sáng tạo nhiều công nghệ mới để phục vụ cho nhu
cầu xã hội.
b) Đặc điểm
- Thường xuyên tiếp xúc với các công nghệ, tiêu biểu như
thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet
IoT, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy
tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số,…
- Làm việc tại các công ty, trụ sở liên quan và nhân lực sẽ làm
việc nhiều với các loại máy móc, vi mạch khác nhau.
c) Đối tượng học
- Có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử,
công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ
thống nhúng,…
- Đòi hỏi là có sự tỉ mỉ, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm,
khả năng phân tích, kỹ năng ngoại ngữ và tin học.
d) Kiến thức được học
- Kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên, trải
qua các môn học đại cương và xã hội chính trị.
- Các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để đáp ứng được nhu
cầu của thị trường lao động.
- Được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành và các kỹ năng
thực tế qua đồ án, thực tập ngoài trường, luận văn, có thể
bổ sung kiến thức về quản lý và kinh tế ở các môn tự chọn
như lãnh đạo, khởi nghiệp…
e) Tương lai ngành học
- Một số công việc điển hình như vận hành, quản lý, khai thác
và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, mạng
truyền dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền
hình, vận hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán
dẫn, thiết bị điện tử, lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín
hiệu,... Sau quá trình tích lũy lâu dài, bạn có thể đảm nhận
những vị trí như Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật
tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn
thông, truyền thông,...
III. Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
a) Giới thiệu chung
- Mục tiêu của ngành là dùng máy móc và hệ thống phục vụ
cho mục tiêu sản xuất của con người, giảm thiếu sự can
thiệp của con người và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
b) Đặc điểm
- Thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại máy móc, thiết bị kỹ
thuật hiện đại, có kết hợp lập trình điều khiển, tự động hóa.
- Có thiên hướng tiếp xúc và ứng dụng nhiều kiến thức liên
quan đến lập trình, giải thuật toán hay cấu tạo máy móc.
c) Đối tượng học
- Đam mê với máy móc và thiết bị điện, máy tính, các thiết bị
kỹ thuật, thích nghiên cứu, thích thiết kế và xây dựng các hệ
thống điều khiển và tự động hóa quy trình, máy móc hoặc
các hệ thống đo lường, giám sát, áp dụng trong nhiều lĩnh
vực để phục vụ cho con người.
- Đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ, tin học.
d) Kiến thức được học
- Kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên, trải
qua các môn học đại cương và xã hội chính trị.
- Các môn học điển hình cho ngành này là Lý thuyết điều
khiển tự động, Kỹ thuật Robot, Kỹ thuật đo lường trong công
nghiệp, Hệ thống điều khiển nhúng, Tự động hóa dùng PLC
và máy tính, hệ thống SCADA, Thị giác máy...
- Được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành và các kỹ năng
thực tế qua đồ án, thực tập ngoài trường, luận văn.
e) Tương lai ngành học
- Một số công việc có thể theo đuổi: thiết kế, xây dựng hệ
thống đo lường và điều khiển tự động, giám sát các hệ thống
trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy
móc, robot, và quản lý năng lượng.
- Có thể trở thành chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp,
tập đoàn trong việc thiết kế các mạch điện, hệ thống, dây
chuyền,...

Khoa cơ khí
- Đào tạo cấp bằng cử nhân 4 năm 128-132 tín chỉ, bằng kỹ sư,
thạc sĩ hơn 180 tín chỉ (~5,5 năm)

1. Ngành Kỹ thuật cơ khí:


-  Chương trình đào tạo Kỹ sư Cơ khí, được xây dựng theo hướng
kỹ thuật, đào tạo kỹ sư cơ khí có năng lực chuyên môn để giải
quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành
các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp
dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới
- Đến hk2 năm 3 chia chuyên ngành gồm: Thiết bị và vật liệu cơ
khí, Máy xây dựng và nâng chuyển, Thiết kế máy, Chế tạo máy
- Triển vọng nghề nghiệp:
+ Có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào có liên quan đến máy móc,
thiết bị. 
+ Có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết
kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư chất lượng, kỹ sư bảo trì, kỹ
sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư cung ứng, kỹ sư bán hàng,
giảng viên, .. 
+ Những công ty thường tuyển dụng kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí
tốt nghiệp từ trường Đại học Bách khoa Tp.HCM: Công ty Trường
Hải, công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, công ty Vinamilk, công
ty xây dựng Sài gòn, công ty cổ phần Acecook, công ty TNHH cơ
khí Duy Khanh, các công ty dầu khí, hàng hải ở Vũng Tàu….
+ Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan
tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội
nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế,sản xuất, quản lý,
vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, … các máy móc, thiết bị trong các
nhà máy sản xuất như: hệ thống nâng vận chuyển trong hệ thống
dây chuyền tự động, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy
xi măng, máy sàng, máy nghiền, máy trộn...), nhà máy sản xuất
vật liệu và cấu kiện xây dựng (cột bê tông, ống cống,…) và trong
các lĩnh vực máy thi công cơ giới và máy chuyên dụng (máy xúc,
máy ủi, máy nạo vét ...).

2. Ngành Cơ điện tử
- Ngành Cơ Điện Tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan
đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất
công nghiệp. Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm
các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện –
điện tử và kỹ thuật lập trình.
- Triển vọng nghề nghiệp
+ Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Cơ Điện Tử tốt
nghiệp trường Đại học Bách khoa: tập đoàn Intel, tập đoàn Bosch,
tập đoàn Nidec, tập đoàn Holcim, tập đoàn Unilever, tập đoàn
P&G,…
* Lưu ý: để dễ hình dung thì ngành cơ điện tử là sự kết hợp của
ngành tự động hóa và cơ khí
3. Ngành Kỹ thuật nhiệt
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh có thể tính
toán thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ
thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không
khí trung tâm, các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời,
gió), đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết
kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh có thể làm
việc trong các lĩnh vực:
+ Trong các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng nhiệt năng: nhà máy
giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường, ngành nhựa –
chất dẻo, xí nghiệp dược phẩm...
+ Các nhà máy đông lạnh thủy hải sản.
+ Nhà máy nhiệt điện.
+ Bảo trì, vận hành các hệ thống nhiệt và hệ thống điều hòa không
khí trung tâm.
+ Các công ty sản xuất, kinh doanh thiết bị nhiệt - lạnh.
+ Các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng
lượng và năng lượng tái tạo.
+ Các công ty tư vấn thiết kế hệ thống nhiệt, lạnh trong và ngoài
nước cùng các lĩnh vực khác có liên quan.
+ Các công ty thường tuyển dụng sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt
lạnh: DaiKin, Bách Khoa, Ree, Mitsubishi, Searefico, Arico,
Coteccons, Unicons,… 

4. Ngành Kỹ thuật dệt


- Chia làm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật dệt, kỹ thuật hóa dệt
- Ngành Kỹ thuật dệt dành cho các sinh viên yêu thích kỹ thuật tạo
sợi vải phục vụ cho may mặc, công nghiệp và các lĩnh vực khác.
Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về vật liệu
dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản
xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Ngoài ra, chương trình còn có
các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại, các vấn đề thời sự
trong ngành dệt may như sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật
liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong
thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Hiện nay, công nghiệp dệt từ các nước đã phát triển đang chuyển
dần sang Việt nam. Nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu
đến xuất khẩu sản phẩm may mặc cuối cùng, ngành công nghiệp
dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và
vật liệu chức năng. Số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh không ngừng trong 3 năm gần đây.
Sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt …150% có việc làm khi ra trường,
do nhu cầu kỹ sư dệt trên thị trường hiện đang cao hơn số lượng
sinh viên mà Bộ môn đào tạo.Kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu
về kỹ thuật dệt còn rất thiếu, số lượng khoảng 35 kỹ sư dệt mỗi
năm là không đủ đáp ứng cho nhu cầu của số lượng lớn các công
ty sợi dệt nhuộm khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như:
- Kỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt
nhuộm;
-  Thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật;
-  Quản đốc xưởng sản xuất;
-  Kỹ sư- giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mại về
ngành dệt;
-  Chuyên viên tại các viện nghiên cứu
-  Giảng viên các trường đại học, cao đẳng
-  Các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam
-  Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.
Các công ty thường tuyển dụng: Các công ty thuộc Tập đoàn dệt
may Vinatex, các công ty sản xuất vốn đầu tư nước ngoài như
Ilshin,Texhong,Kondo,Esquel các công ty cổ phần-liên doanh như
Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Tổng công ty cổ phần
Phong Phú, các công ty tư nhân lớn như Kéo sợi Thiên Nam,
Đông Quang, các công ty thương mại như Timtex, Tri-Union,
C.Illies &Co, các công ty kiểm định như  Intertek,Fiti, MTS v.v và
nhiều công ty khác.
* Ngành kĩ thuật dệt bách khoa TPHCM là một trong “chỉ” hai
trường đại học hiện nay ở Việt Nam có thể đào tạo kỹ sư ngành
Kỹ thuật dệt (dệt sợi, in nhuộm hoàn tất).

5. Ngành công nghệ may


- Chia làm 2 chuyên ngành: công nghệ may và công nghệ thiết kế
thời trang
- Ngành Công nghệ may dành cho các sinh viên có sở thích và
năng khiếu về kỹ thuật may công nghiệp và thời trang. Chương
trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật may cơ
bản và nâng cao, thiết bị may, mỹ thuật trang phục, quản lý sản
xuất trong dây chuyền may công nghiệp hiện đại, ứng dụng tin học
trong thiết kế và vận hành công nghiệp may. Ngoài ra, chương
trình còn có các môn tự chọn về sản xuất tinh gọn, kinh doanh thời
trang và quản lý dự án trong ngành ma
- Triển vọng Nghề nghiệp
Ngành công nghiệp may là ngành giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy nhiên kỹ
sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về công nghệ may còn rất thiếu,
các công ty thường xuyên liên hệ với bộ môn để tuyển dụng sinh
viên. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như: kỹ sư công
nghệ, thiết kế trong các dây chuyền sản xuất; thiết kế kỹ thuật tại
các phòng kỹ thuật; quản đốc xưởng sản xuất; kỹ sư- giám đốc
kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành may; chuyên
viên tại các viện nghiên cứu- phòng thí nghiệm-kiểm định; đại diện
cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam, quản lý các dự
án về ngành may.
Các công ty thường tuyển dụng: các công ty thuộc Tập đoàn dệt
may Vinatex, các công ty sản xuất vốn đầu tư nước ngoài như
Esquel, Adidas,Puma, NiKe, Oxylane, Decathlon các công ty cổ
phần-liên doanh như Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Công
ty may Nhà Bè, Công ty may Bình Dương, Tổng công ty 28, các
viện và trường đại học đào tạo ngành Công nghệ may

6. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp


- Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering
– ISE) có nhiều ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức sản
xuất hay dịch vụ, tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Chương
trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống
sản xuất hay dịch vụ, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, các kỹ
thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định,
quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ
thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin, hay cách thức
thiết kế và áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn cho tổ chức, …và
nhiều kiến thức quan trọng khác rất cần thiết cho bất kỳ tổ chức
sản xuất hay dịch vụ nào.
- Ngoài ra, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp rất thích hợp với
các bạn năng động, sáng tạo, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và
đặc biệt thích hợp cho cả nữ.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Hiện nay và trong tương lai, Kỹ sư và Thạc sĩ tốt nghiệp từ ngành
luôn được săn đón với chính sách ưu đãi rất cao từ các doanh
nghiệp nước ngoài đến từ phương tây như Intel Vietnam, Unilever
Vietnam, Nestlé, Whitterwood furniture, Taco, Jabil Vietnam…hay
đến từ Nhật như Kyoshin, Nidec Toshock, Fujikura,..., hoặc từ các
nước phát triển khác như Hàn Quốc (Samsung Vietnam),
Hongkong (Esquel – Hongkong, SYM, DHL…)  và rất nhiều các
doanh nghiệp Việt Nam như Vietnam Airline, nhựa Tân Tiến, May
Tinh Lợi, Dệt May Thành Công, Vinamilk, Masan Group, Khí điện
đạm Cà Mau, Holcim Vietnam,  các tổ chức chính phủ Việt Nam…

LOGISTIC VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG


a) Giới thiệu chung
- Ngành học áp dụng các kiến thức liên quan đến quản trị các
dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh để giúp
doanh nghiệp đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa từ nhà cung
cấp, nhà máy sản xuất, chế tạo, qua các kênh phân phối đến
tay người tiêu dùng được thông suốt hơn, giảm thiểu chi phí,
gia tăng giá trị và độ hài lòng của khách hàng, từ đó tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Đặc điểm
- Ngành có sự kết hợp giữa kỹ thuật và kinh tế, nên môi trường
làm việc đa dạng và rất năng động, đa văn hóa, tiếp xúc với
nhiều người, nhiều ngành hàng khác nhau với cường độ công
việc khá cao, đôi lúc phải di chuyển liên tục và công tác ở nhiều
nơi
- Một số công việc điển hình như kiểm soát hàng hóa, phân phối
hàng hóa, nhập xuất hàng hóa ra nước ngoài,...
c) Đối tượng học
- Có niềm đam mê và yêu thích vận chuyển, lưu thông và phân
phối hàng hóa với các mảng như nhà kho, vận chuyển, lưu trữ,
sản xuất,...
- Có sự năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt, sáng tạo, có
năng lực quản lý, cũng như có khả năng chịu được áp lực công
việc cao với tinh thần trách nhiệm.
d) Kiến thức được học
- Kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên, trải qua
các môn học đại cương và xã hội chính trị.
- Kiến thức từ cơ sở ngành đến chuyên ngành qua các môn học
như Quản lý thu mua, Quản lý Logistics, Quản lý chuỗi cung
ứng, Quản lý dự án, Vận tải hàng hóa, Phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin quản lý,...
- Thực tập ngoài trường, đồ án chuyên ngành, đồ án tốt nghiệp
để trải nghiệm thực tế các công việc của ngành học.
e) Tương lai ngành học
- Có rất nhiều hướng đi, ví dụ: làm việc trong các công ty, tập
đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước. Có thể đảm
nhiệm các công việc như nhân viên hoạch định sản xuất, thu
mua nguyên vật liệu, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu,
quản lý điều hành vận tải, phân phối hàng hóa hay là cán bộ tác
nghiệp phòng kinh doanh quốc tế, phòng thu mua, mua hàng,
quản lý kho bãi, nhà xưởng, cảng biển, sân bay, hãng tàu, hãng
hàng không,...

KHOA XÂY DỰNG


- Đào tạo cấp bằng cử nhân 4 năm 128-132 tín chỉ, bằng kỹ sư,
thạc sĩ hơn 180 tín chỉ (~5,5 năm)

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VẬT LIỆU XÂY DỰNG


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình đào tạo chuyên ngành Vật liệu Xây dựng dành cho
những sinh viên có sở thích và đam mê về nghiên cứu chế tạo,
quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất các sản phẩm Vật liệu Xây
dựng phục vụ cho công nghiệp xây dựng công trình dân dụng
công nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng.
Chương trình của ngành Vật liệu Xây dựng sẽ đào tạo ra kỹ sư
Xây dựng, chuyên ngành Vật liệu xây dựng, có năng lực chuyên
môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, đáp ứng nhu
cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật liệu Xây dựng sẽ làm việc với vai
trò của người kỹ sư Xây dựng trong các dự án xây dựng với vai
trò của người giám sát và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng,
kiểm định chất lượng của toàn bộ công trình xây dựng. Ngoài ra,
sinh viên cũng có cơ hội làm việc trong các nhà máy sản xuất vật
liệu xây dựng, hoặc cấu kiện xây dựng đúc sẵn với vai trò của
người kỹ sư giám sát chất lượng sản xuất sản phẩm.
Các công ty thường tuyển dụng kỹ sư Xây dựng chuyên ngành
Vật liệu Xây dựng tốt nghiệp tại Trường Đại học Bách Khoa: công
ty xi măng Holcim Việt Nam, Công ty xi măng Nghi Sơn, công ty xi
măng Hà Tiên, công ty bê tông Lê Phan, công ty bê tông ly tâm
Thủ Đức, công ty bê tông 6, công ty bê tông Phan Vũ, công ty xây
dựng Cotecons, Công ty Xây dựng Cofico, Công ty xây dựng và
địa ốc Hòa Bình, công ty Sika Việt Nam,…
- Các điểm nổi bật
Điểm mạnh và khác biệt của chương trình đào tạo chuyên ngành
Vật liệu Xây dựng tại Trường Đại học Bách khoa là luôn cập nhật
với thực tiễn sản xuất của công nghiệp sản xuất VLXD và với
những chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực Châu Á. Đặc
điểm này hình thành dựa trên cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm
đầy đủ cùa phòng thí nghiệm VLXD và đội ngũ giảng viên có trình
độ; học hàm; học vị cao tốt nghiệp từ nhiều nước trên thế giới.

NGÀNH KIẾN TRÚC


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kiến trúc dành cho các thí sinh có khả năng tư duy chiến
lược (giỏi toán), năng khiếu nghệ thuật (hội họa, bố cục tạo hình),
có tìm hiểu và đam mê Kiến trúc…
Chương trình đào tạo Kiến trúc sư của Khoa Kỹ thuật Xây dựng,
Trường ĐH Bách Khoa được phát triển nhằm mục tiêu đào tạo
kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn, khả năng sáng tạo, hiểu
biết kỹ thuật, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt để có
khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu, thiết
kế, thi công, quản lý vận hành cho các công trình xây dựng, đáp
ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về kiến trúc, xây
dựng của đất nước.
Thời gian đào tạo 4,5 năm (9 học kỳ).
Khối lượng kiến thức:  171 tín chỉ, chia làm 4 khối kiến thức:
Kiến thức Cơ bản           : 28 tín chỉ, chiếm 16,4%
Kiến thức Cơ sở ngành : 14 tín chỉ, chiếm 08,2%
Kiến thức Chuyên ngành: 98 tín chỉ, chiếm 57,3%
Kiến thức Hỗ trợ              : 31 tín chỉ, chiếm 18,1%
Đây là chương trình học lấy sinh viên làm trung tâm. Sinh viên
được cung cấp nền tảng cơ bản về kiến trúc và kỹ thuật xây dựng
tiên tiến, được hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu
các vấn đề ngay năm thứ 1, với mục tiêu sinh viên có thể thể hiện
các ý tưởng sáng tạo đẹp, đúng, hợp lý sớm nhất.
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này có sự giáo dục khoa học
và nghề nghiệp cho phép họ có thể thành công ở công việc của
người kiến trúc sư, họ có thể:
1)    Biết áp dụng các kiến thức đã thu nhận được vào việc thiết
kế, vận hành và cải thiện các hệ thống, các tiến trình và các môi
trường.
2)    Hình dung và có khả năng giải quyết các vấn đề kiến trúc tổng
hợp, phức tạp.
3)    Hiểu rõ và giải quyết được các tác động về môi trường, kinh
tế và xã hội của công trình kiến trúc.
4)    Có thể trao đổi có hiệu quả với khách hàng, cộng đồng.
5)    Luôn có ý thức học tập suốt đời và phát triển nghề nghiệp sau
khi ra trường.
6)    Nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
của kiến trúc sư.
7)    Tích cực ủng hộ và phát triển tốt hơn các môi trường dành
cho con người trong xã hội đương đại.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Kiến trúc sư, chuẩn bị cho
các vị trí trong công việc thiết kế các công trình kiến trúc, nội thất
và quy hoạch đô thị; xây dựng, quản lý và phát triển bất động sản;
cũng như cho các chương trình học sau đại học về kiến trúc, xây
dựng dân dụng và kinh doanh.
Sinh viên được dự kiến sẽ có thể là các kiến trúc sư, các trưởng
nhóm thiết kế kiến trúc, các nhà lãnh đạo kiến trúc với tinh thần
kinh doanh, là những người có thể cung cấp các giải pháp sáng
tạo hoàn toàn khả thi để trả lời các nhu cầu kiến trúc đô thị hóa
hiện tại và tương lai.

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Xây
dựng dành cho các sinh viên có sở thích về thiết kế san nền, giao
thông và hệ thống cấp thoát nước cho các dự án quy hoạch khu
dân cư và hệ thống cấp thoát nước cho các công trình dân dụng –
công nghiệp và nhà cao tầng. Chương trình bao gồm các môn cốt
lõi cần thiết để thiết kế san nền, giao thông hệ thống cấp thoát
nước cho các khu quy hoạch (khu dân cư, du lịch giải trí, …), hệ
thống cấp thoát nước, hệ thống chữa cháy trong nhà cao tầng kỹ
thuật.
 
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng (cấp thoát
nước) trang bị cho Sinh viên những kiến thức để có thể nghiên
cứu, quy hoạch, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý khai thác hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và các công trình cấp thoát
nước, hệ thống ME trong các tòa nhà cao tầng. Các lĩnh vực học
tập cụ thể bao gồm: Quy hoạch và thiết kế Cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
Công trình cấp nước, Công trình giao thông, Cấp thoát nước đô
thị, Cấp thoát nước trong nhà cao tầng, Công trình xử lý nước thải
và nước cấp, Hạ tầng ngầm.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Cơ hội nghệ nghiệp bao gồm các công việc trong các lĩnh vực
sau:
- Tư vấn thiết kế hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư (bao
gồm san nền, giao thông, hệ thống cấp thoát nước).
- Thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và các công
trình cấp thoát nước.
- Tư vấn thiết kế, giám sát thi công hệ thống cơ điện ME trong
nhà cao tầng.
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư chuyên ngành Cấp
thoát nước sau khi tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa bao gồm: các
công ty tư vấn thiết kế và thi công xây dựng (COTECONS, HÒA
BÌNH, AN PHONG, REE,...), công ty cấp nước thành phố
(SAWACO,…), các công ty cấp thoát nước của các tỉnh, các Chi
nhánh cấp nước quận huyện, Sở giao thông công chánh Tp.HCM
và của các tỉnh thành,…

NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ thuật Công Trình Biển là một trong các ngành của Khoa
Kỹ thuật Xây dựng, nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên ngành
Xây dựng Cảng – Công Trình Biển.
Ngành Kỹ thuật Công Trình Biển do Bộ môn Cảng - Công trình
biển Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM trực tiếp quản lý và đào
tạo. Được thành lập từ năm 1984, Bộ môn là đơn vị đầu tiên đào
tạo chuyên ngành Cảng – Công Trình Biển đầu tiên cho khu vực
phía Nam.
Chương trình sẽ đào tạo những kỹ sư có chuyên môn cao, có thể
qui hoạch, thiết kế, và thi công các công trình chuyên ngành trong
lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống cảng, hệ thống giao thông
thủy, các công trình trên biển và ven biển, mở rộng đến tất cả các
công trình xây dựng ven sông, biển, gần hay xa bờ chịu tác động
phức tạp của môi trường sông, biển.
Trong quá trình học tập, bên cạnh các kiến thức chuyên ngành,
sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết (giao
tiếp, làm việc nhóm, …) thông qua phương pháp dạy học sinh
động, seminar, tham quan, … Sinh viên còn có cơ hội giao lưu với
sinh viên nước ngoài, hoặc đi huấn luyện ngắn ngày thông qua
các đợt trao đổi học tập với các trường, công ty nước ngoài.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Kỹ sư ngành Kỹ thuật Công
Trình Biển có thể làm việc tại các vị trí:

 Kỹ sư xây dựng (ở các vị trí như thiết kế, thi công, giám sát,
quản lý dự án…) tại các công ty xây dựng nói chung, hoặc
các công ty chuyên ngành xây dựng cảng, công trình biển,
công trình dầu khí, công trình giao thông.
 Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tại các sở ban ngành xây
dựng, giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, ban quản lý các
cảng, ban quản lý các dự án đường thuỷ, ban quản lý các
chương trình tôn tạo, bảo vệ bờ biển, hải đảo, các chương
trình ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
 Cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, Cán bộ giảng dạy
tại các trường đại học có liên quan đến các vấn đề trên.

Một số nơi thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật Công Trình Biển
tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: Công ty CP TVTK Cảng Kỹ
thuật biển (PORTCOAST), Công ty CP TVXD Công trình thủy – bộ
(SUDEWAT), , Cty CP Tư vấn và Đầu tư XD Kiến Hưng, Tổng
Công ty TVTK Dầu Khí (PVE), DHV Royal Haskoning Vietnam,
Hakkou Company (Nhật Bản), … và các Viện nghiên cứu, trường
Đại Học như: Viện Kỹ Thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam, trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, trường Đại Học Giao
Thông Vận Tải TPHCM…  

NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH THỦY


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Chuyên ngành Thủy lợi – Thủy điện thuộc ngành Kỹ thuật Xây
dựng dành cho các sinh viên có sở thích về thiết kế xây dựng các
công trình thủy lợi (bao gồm các công trình bảo vệ bờ sông, hồ
chứa thủy lợi, hệ thống tưới), nhà máy thủy điện. Chương trình
bao gồm các môn cốt lõi cần thiết về kiến thức kỹ thuật xây dựng
công trình tổng quát, các kiến thức xây dựng công trình chuyên
sâu về thủy lợi, thủy điện..
 
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có
kiến thức chuyên môn vững vàng và kiến thức xã hội - nhân văn
cần thiết; có khả năng phân tích, thiết kế, thi công và quản lý các
công trình xây dựng nói chung và đặc biệt chuyên sâu về các công
trình thủy lợi, thủy điện với tư duy và lập luận chặt chẽ, sáng tạo
và chuyên nghiệp; có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm đối với
cộng đồng và môi trường.
 
- Triển vọng Nghề nghiệp
Cơ hội nghệ nghiệp bao gồm các công việc trong các lĩnh vực
sau:
- Tư vấn thiết kế các công trình bảo vệ bờ sông, đê đập, cống
thủy lợi, trạm thủy điện
- Thi công các công trình thủy công đồng bằng (cống, đê,
đập), các nhà máy thủy điện
 
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư chuyên ngành xây dựng
thủy lợi, thủy điện sau khi tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa bao
gồm: Sở giao thông công chánh, Sở nông nghiệp & phát triển
nông thôn, các Công ty tư vấn thủy lợi (HEC2, VINA Mekong, ..),
Công ty tư vấn thiết kế điện (Công ty Tư vấn điện 2, 3,…), các
Viện nghiên cứu thủy lợi, Viện quy hoạch thuỷ lợi của trung ương
và địa phương, các Công ty tư vấn hoạt động trong lĩnh vực quy
hoạch, thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện, ...

NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ Thuật Công trình Xây Dựng dành cho các sinh viên có
sở thích về các công trình xây dựng nói chung và các công trình
phục vụ mục đích sử dụng trong dân dụng cũng như trong công
nghiệp nói riêng. Chương trình bao gồm các môn cốt lõi cần thiết
về Toán học, Vật Lý cơ học và nhiều môn chuyên ngành về kết
cấu và nền móng công trình.
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có
thể tham gia các quá trình thiết kế, thi công, quản lý thi công cho
các công trình xây dựng.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Các kỹ sư Xây dựng sau khi tốt nghiệp từ Khoa Kỹ Thuật Xây
Dựng, Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ chí Minh luôn nhận được sự
quan tâm cao từ các nhà tuyển dụng. Như một truyền thống, các
kỹ sư Xây Dựng của trường Bách Khoa đã đạt được rất nhiều
thành công trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, thi công, quản lý thi
công… và hiện đang nắm giữ rất nhiều các vị trí chủ chốt trong
các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước
cũng như trong các Trường Đại Học.    
Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế, thi công,
quản lý thi công, thẩm tra thiết kế, quản lý dự án xây dựng, khảo
sát và kiểm định công trình, hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao
hơn để trở thành các giảng viên và cán bộ nghiên cứu cho các Đại
Học trong nước và Quốc tế.
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Xây Dựng của Đại Học
Bách Khoa bao gồm những doanh nghiệp lớn nhất trong thị
trường Xây Dựng hiện thời như: Coteccons, Unicons, Cofico, các
Tổng Công ty Xây dựng lớn của nhà nước…; các doanh nghiệp
nước ngoài như: Bachy Soletance, Meinhardt, Apave, Aurecon,
CPG, Arup… 

NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ bao gồm Khoa học và công
nghệ về việc thu thập, phân tích và biễu diễn các thông tin không
gian (dựa trên Trái đất). Nó bao gồm những ứng dụng thú vị như
định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, địa chính và hệ thông tin địa lý.
Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ là một trong những ngành khoa học
thông tin phát triển nhanh nhất ở Việt Nam và khắp thế giới.
Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có
năng lực thiết kế và tổ chức thi công các công trình định vị chính
xác cao bằng những kỹ thuật hiện đại như toàn đạc điện tử và các
hệ thống định vị bằng vệ tinh; công trình thành lập bản đồ địa hình,
địa chính và chuyên đề dưới dạng số bằng phương pháp toàn
đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám và biên tập; công trình thành lập và
vận hành các hệ thống thông tin địa lý; các công tác trắc địa phục
vụ xây dựng công trình.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan
tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội
nghề nghiệp bao gồm các công việc về lập bản đồ địa hình, địa
chính và chuyên đề phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý; về
bố trí các công trình nhà cao tầng, cầu, hầm; về xây dựng hệ
thông tin địa lý và quản lý đất đai.
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật Trắc địa-Bản
đồ tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa như: Sở Xây dựng, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân
dân cấp quận/huyện, và các công ty tư nhân về lĩnh vực Xây dựng
và Địa chính.

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về
xây dựng các Công Trình Giao Thông (cầu, đường, đường cao
tốc, đường hầm, sân bay …) ngày càng lớn.
Chương trình đào tạo những kỹ sư có chuyên môn, kỹ năng tốt,
để Xây dựng công trình Cầu đường, để giải quyết các vấn đề về
giao thông (kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao
thông trong các khu đô thị mới, …).
Người học có khả năng sau trong lĩnh vực Xây dựng Cầu đường:
- Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng.
- Khảo sát, thiết kế các công trình.
- Tổ chức và quản lý thi công.
- Triển vọng Nghề nghiệp
Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2009,
Việt Nam xếp thứ 111 trong số các quốc gia trên thế giới về chất
lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước
trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh
của nền kinh tế, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Do
đó nhu cầu việc làm rất lớn.   

NGÀNH KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ


THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO VIỆT -
PHÁP (PFIEV)
1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV)
Ngành Kỹ thuật và Quản lý Nước đô thị được tích hợp kiến thức
về kết cấu công trình xây dựng, hạ tầng môi trường nước đô thị,
xử lý nước thải và nước cấp, hệ thống cấp thoát nước cho đô thị
và nhà cao tầng, có khả năng đưa ra các giải pháp để xử lý các
vấn đề hiện tại về cơ sở hạ tầng đô thị và môi trường nước đô thị
cũng như các giải pháp tổng thể ban đầu về quy hoạch để có
được những đô thị sạch ngay từ trong thiết kế.
Triển vọng nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật và Quản lý Nước Đô Thị
đáp ứng nhu cầu xã hội và có thể làm việc tại:
-   Sở Xây dựng, Sở Giao Thông Công chánh, Sở Tài nguyên và
Môi Trường, Sở Khoa học Công nghệ, các Phòng Quản lý đô
thị Quận Huyện.
-  Các công ty tư vấn thiết kế và thi công trong nước và quốc tế
về Kết cấu công trình Xây dựng hạ tầng, cấp thoát nước đô
thị và công nghiệp, xử lý nước cấp, nước thải, chất thải và khí
thải
-  Các Trung tâm/Viện nghiên cứu về Hạ tầng đô thị và Môi
trường nước đô thị
-  Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng

Quản lý công nghiệp :


Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý Công
nghiệp nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có tiềm
năng làm các nhà quản trị trong các công ty và tổ chức thuộc
các ngành khác nhau, bao gồm cả sản xuất và dịch vụ. Sinh
viên tốt nghiệp ngành Quản lý Công nghiệp được mong đợi là:

1. Các công dân đủ tri thức để lao động trí óc, có ý thức đạo
đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
2. Các nhân viên làm việc chuyên môn trong các tổ chức
sản xuất, dịch vụ, thương mại đa dạng
3. Các nhà quản lý đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh của
các tổ chức khác nhau trong bối cảnh hội nhập quốc tế
4. Các nghiên cứu viên và học viên tiếp tục học các bậc học
cao hơn

2. Ngành Quản lý công nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa
ĐHQG TPHCM có gì?
Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp tại
HCMUT cung cấp cho xã hội đội ngũ nhân lực có tiềm năng
làm nhà quản trị tại các tổ chức và doanh nghiệp thuộc cả
ngành khác nhau, bao gồm cả dịch vụ và sản xuất. Khoa tạo
ra giá trị cho cộng đồng thông qua sự kết hợp của các hoạt
động: chuyển giao tri thức (đào tạo), sáng tạo tri thức
(nghiên cứu khoa học)và sử dụng tri thức (tư vấn và ứng
dụng) trong lĩnh vực quản lý.
Trong phạm vi của trường, khoa Quản lý công nghiệp là cầu
nối giữa các khối kiến thức – năng lực kỹ thuật và khối kiến
thức về năng lực quản lý. Nhờ đó, sinh viên được đào tạo để
trở thành nhà quản lý vừa biết cách quản lý vừa am hiểu về
kỹ thuật, tạo lợi thế sau khi ra trường. Hơn nữa, sinh viên
cũng dễ dàng hơn khi học văn bằng hai các ngành khác.
Chương trình đào tạo sẽ theo hình thức tín chỉ với thời gian
thiết kế cho 4 năm. Sau khi hoàn thành chương trình học đại
cương và các môn học nền tảng của khoa, đến đầu năm thứ
3, sinh viên Quản lý công nghiệp sẽ được chọn một trong hai
chuyên ngành là Quản lý công nghiệp và Quản trị kinh
doanh để học chuyên sâu. Chuyên ngành Quản lý công
nghiệp sẽ cung cấp kiến thức về vận hành sản xuất, còn
Quản  trị kinh doanh sẽ học chuyên sâu hơn về quản trị. Nội
dung đào tạo chi tiết:
- Triển vọng Nghề nghiệp
Các cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp sẽ có cơ hội làm
việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy
mô khác nhau (vừa hay lớn) cũng như hình thái hoạt động đa
dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị trí làm việc sau khi
tốt nghiệp có thể là:

 Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi
kinh doanh,
  Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh
vực kinh tế-xã hội,
 Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành
phần tư nhân và công cộng

Các cơ hội việc làm cụ thể như:

 Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng
và tồn kho, quản lý nhân viên
 Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng,
thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong
vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
 Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các
bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực
cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
 Lập kế hoạch và quản lý chuổi cung ứng: thương lượng
các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà
cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng,
hoá đơn và hàng hoá trả lại.
 Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch
sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh
vực sản xuất và dịch vụ.

 Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt


động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng
khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
 Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu
đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch
lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao
động…
 Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định
chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và
phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau …

Danh sách các công ty đồng hành cùng Khoa và sinh viên
QLCN
1 Fujikura Việt Nam

2 Crystal Group

3 Decathlon Vietnam

4 Mekong Communications

5 TBS group
6 CTCP Sao Vàng (Vũng Tàu)

7 Namilux

8 BMB Steel

9 CTCP Incom

10 Zunik Event

11 CTCP Vật Liệu Xây Dựng Việt Nam (Starcemt)

12 FPT Telecom

13 P&G

14 Nestle

15 Colgate

16 CTCP Hiệp Phú

17 CTCP Công Nghiệp Vĩnh Tường

18 CTCP Sài Gòn Hoa

19 CTCT Kizuna

20 Nhựa Duy Tân


Ngành Công nghệ Vật Liệu
1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng. Kỹ
sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị đủ những kiến thức cơ bản và
cơ sở khoa học của ngành Kỹ thuật Vật liệu để có thể hiểu biết
nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như Kim loại, Ceramic,
Polyme, Compozit và các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn,
vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano… từ đó có thể nắm
bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây
là nền tảng khoa học mà người Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cần có.
Để người kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có đủ năng lực đáp ứng ngay nhu
cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức kỹ thuật
chuyên ngành của 3 lãnh vực vật liệu Kim loại, vật liệu Silicat, vật
liệu Polyme bắt đầu được cung cấp vào học kỳ 3 của quy trình
đào tạo. Đó là các môn học công nghệ, các bài thí nghiệm, đồ án
môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt
nghiệp.
Ngoài ra, chương trình đào tạo rất quan tâm đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động thông qua các môn học chuyên ngành tự chọn.
Vào một thời điểm nào đó, một ngành nghề nào đó đang có nhu
cầu lớn về nhân lực, Khoa sẽ ưu tiên chọn các môn học thích hợp
cho ngành này để SV ra trường có đủ kiến thức chuyên sâu đáp
ứng ngay nhu cầu sản xuất.
Chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cũng được thiết kế
theo hướng chuẩn bị cho SV tiếp tục học ở trình độ cao hơn (Thạc
sĩ và Tiến sĩ) sau này khi có nguyện vọng và nhu cầu.

- Triển vọng Nghề nghiệp


Với mục tiêu và nội dung đào tạo vừa rộng vừa chuyên sâu, sau
khi tốt nghiệp KS CNVL có khả năng làm việc trong nhiều lãnh vực
:
– Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như các Công ty
luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su…
– Trong các Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị
công nghiệp như các Công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
– Trong các Công ty Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các
thiết bị công nông ngư nghiệp.
– Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, VL
trang trí nội thất.
– Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại,
gốm, nhựa …
– Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của
nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.
– Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như
Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
– Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến
công nghệ.
– Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật
liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Các điểm đặc biệt

 Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu được


thiết kế theo phương pháp tiếp cận CDIO nhằm đạt được
chuẩn đầu ra của chương trình là đào tạo kỹ sư có kiến thức
và khả năng lập luận kỹ thuật, có kỹ năng chuyên môn và tố
chất cá nhân, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển
khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội

Ngành bảo dưỡng công nghiệp :


1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh
vực Bảo dưỡng, Bảo trì trang thiết bị Công nghiệp và Dịch vụ.
Người kỹ sư tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng công nghiệp sẽ có kỹ
năng lãnh đạo kết hợp với kiến thức chuyên môn chuyên nghiệp
để có thể giải quyết các vấn đề về lập kế hoạch bảo trì, quản lý và
điều hành công tác bảo trì nhằm duy trì sản xuất liên tục, chất
lượng, hiệu quả, an toàn và phù hợp yêu cầu về môi trường sạch.
Các môn học được thiết kế đáp ứng nhu cầu của xã hội: dịch vụ
dân dụng và công nghiệp.
Về lý thuyết, kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp không thiết kế, chế tạo
máy nhưng có thể thiết kế thay thế và cải tiến máy. Các nhà máy
và công ty sản xuất hay cung ứng dịch vụ kỹ thuật sẽ rất cần dạng
kỹ sư này.
Trong suốt chương trình học, sinh viên sẽ được giới thiệu, học và
thực hành các kỹ thuật bảo trì và biết cách làm thế nào để đảm
bảo các thiết bị thiết yếu được sử dụng trong công nghiệp luôn
trong tình trạng tốt và có thể hoạt động với hiệu suất tối ưu và tuổi
thọ lâu dài. Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo thành một người
có khả năng tư duy tích cực, có khả năng giải quyết vấn đề các
thách thức trong thực tế và có thể làm việc độc lập cũng như làm
việc trong nhóm.

- Triển vọng Nghề nghiệp


 Công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong các nhà máy và cơ
sở sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng sống còn đối với doanh
nghiệp. Vì thế, nhu cầu nhân sự đủ điều kiện năng lực trong lĩnh
vực này là rất cần.
Kế thừa truyền thống đào tạo của hơn 20 năm cung cấp hàng
nghìn kỹ thuật viên chất lượng cao cho các nhà máy công nghiệp,
cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Lớp kỹ
sư đầu tiên chuyên nghành Bảo dưỡng Công nghiệp sẽ được các
nhà tuyển dụng quan tâm và chào đón bởi được đào tạo kiến thức
kết hợp tay nghề thực hành vượt trội, cộng với khả năng lập kế
hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho các dây chuyền sản xuất trong các
nhà máy và doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Các
vị trí đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng Công nghiệp:
kỹ sư bảo trì, trưởng ca sản xuất, quản lý bảo trì, kỹ sư cơ điện…
Kỹ sư Bảo dưỡng Công nghiệp sau khi hoàn thành chương
trình đào tạo có thể đảm nhận các vị trí và có hướng phát triển
nghề nghiệp như sau:
·         Phụ trách công tác bảo dưỡng công nghiệp, huấn luyện
bảo trì tại các nhà máy sản xuất công nghiệp và các công
trình dân dụng, công tác sửa chữa cơ điện.
·         Làm việc trong các công ty Cơ Điện (M&E): thiết kế nhà
xưởng, lắp đặt máy móc, hay trong các công ty đăng kiểm
và kiểm định thiết bị,
·         Cung ứng dịch vụ kỹ thuật; tư vấn và bán hàng các
trang thiết bị công nghiệp và dân dụng,
·         Công việc liên quan đến Thiết kế lại, Thiết kế cải tiến
phù hợp với bảo dưỡng,
·         Học nâng cao để giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chứng
chỉ hành nghề bảo dưỡng (nếu đạt được chứng chỉ cao cấp
trong các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế).
    Các doanh nghiệp đã và đang có quan hệ hợp tác và thường
xuyên tuyển dụng kỹ thuật viên, kỹ sư chuyên ngành Bảo dưỡng:
Big C, Unilever, Colgate–Palmolive, Vinamilk, Bosch, Xi măng Hà
Tiên, InSee (Holcim Vietnam), Cao su Sài Gòn, Kim Đan, SKF,
NTN, NSK, Camso Vietnam, Schaeffler Vietnam, …
- Các điểm đặc biệt
 Điểm đặc biệt của ngành Bảo dưỡng Công nghiệp là đào tạo theo
dạng mô-đun với trang thiết bị và giáo trình được chuyển giao trực
tiếp từ Pháp. Sau khi trải qua tất cả 09 mô-đun (tự động hóa, điện,
điện tử, cơ khí, thủy lực, khí nén, hàn và lạnh – điều hòa, Giám sát
tình trạng), sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng bao quát các vấn
đề về kỹ thuật liên quan đến vận hành và bảo dưỡng các thiết bị
công nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên có khối lượng thực
hành chiếm đến 50%, giúp cho sinh viên có kỹ năng làm được việc
ngay sau khi tốt nghiệp.

KHOA GIAO THÔNG


Ngành Kỹ thuật hàng không:
Chương trình sẽ đào tạo các sinh viên thành những kỹ sư có tay
nghề cao với mảng kiến thức nền rộng, có chất lượng và có kỹ
năng vững vàng trong các hoạt động sau:

 Quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy bay
 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại máy bay nhỏ và các
phương tiện giao thông lưỡng dụng (thuỷ phi cơ, tàu đệm
khí, …)
 Ứng dụng kiến thức KTHK trong các lĩnh vực liên quan: kỹ
thuật hàng hải, năng lượng tái tạo, cơ khí, điều khiển tự
động, xây dựng, …

Ngành Kỹ thuật hàng không tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG
TPHCM có gì?

 Chương trình bao gồm các nhóm môn cốt lõi cần thiết về
nền tảng của kỹ thuật hàng không như Khí Động Lực Học,
Cơ học bay và điều khiển bay, Kết cấu hàng không, Hệ
thống lực đẩy, Thiết kế và bảo dưỡng máy bay. Các nhóm
môn học này được phát triển trên nền tảng của các môn học
cơ sở như cơ học lưu chất, cơ học vật rắn, sức bền vật liệu,
điều khiển tự động… Sinh viên được trang bị khả năng tự
tìm tòi nghiên cứu, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm
việc nhóm, khả năng lãnh đạo và khả năng thành thạo ngoại
ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) chuyên ngành.
 Sinh viên có cơ hội đi thực tập tại các công ty liên quan về
lĩnh vực KTHK vào cuối năm thứ 4. Trong chương trình Kỹ
sư Chất lượng cao Việt – Pháp (KSCLC VP), những sinh
viên có học lực khá giỏi và khả năng ngoại ngữ tốt sẽ được
cấp học bổng đi thực tập và làm luận văn tốt nghiệp tại
trường ENSMA-Pháp và các cơ sở của tập đoàn đa quốc
gia SAFRAN

 Các sinh viên giỏi của ngành KTHK có khả năng chuyển tiếp
lên học cao học ngành KTHK trường Đại học Bách Khoa
hoặc đươc Bộ môn KTHK giới thiệu đi học sau đại học tại
các nước tiên tiến trên thế giới

 Tham gia Câu Lạc Bộ Thiết Kế Máy Bay Mô Hình do giảng


viên của ngành KTHK hướng dẫn

 Tham gia các hội thảo chuyên đề về các kỹ thuật và công


nghệ mới trong Kỹ Thuật Hàng Không do các giáo sư, các
chuyên gia đến từ các trường đại học nổi tiếng và các tập
đoàn hàng đầu thế giới đến trường trình bày

 Tham gia các môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao do
các chuyên gia, kỹ sư nhiều kinh nghiệm đến từ các Công ty
hàng không trong nước phụ trách

 Được trợ giúp, tư vấn, cập nhật các cơ hội nghề nghiệp từ
các thành viên nhiệt tình của Hội Cựu Sinh Viên ngành
KTHK.

 Học bổng khuyến học của Hội Cựu Sinh Viên Hàng Không
được cấp hàng năm cho những sinh viên có nỗ lực học tập
và khó khăn về tài chính.

Triển vọng Nghề nghiệp


Với tiềm năng phát triển của thị trường vận tải hàng không
trong nước, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển
dụng trong và ngoài nước quan tâm cao và sẽ thành công trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công
việc trong lĩnh vực quản lý điều hành hoạt động bảo dưỡng máy
bay, nghiên cứu thiết kế các thiết bị bay (máy bay nhỏ, máy bay
không người lái, …), tư vấn thiết kế cơ khí, các hệ thống năng
lượng và quy trình sản xuất.
Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Các công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo
dưởng : Tổng Công Ty Hàng Không Vietnam Airlines, Công
ty TNHH Kỹ thuật Máy bay Hàng không Việt Nam, Công Ty
Cổ Phần Hàng Không Jetstar Pacific, Công Ty Cổ Phần
Hàng Không Vietjet Air, Công Ty Vietstar, Công Ty Trưc
Thăng Miền Nam, Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Trực
Thăng Helitechco, Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Dưỡng Máy
Bay (SAAM), ….

 Các công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo: Công Ty TNHH


Quốc Tế  Hưng Việt, Boeing, Airbus, EADS, SAFRAN, ...

 Các công ty thuộc nhiều lĩnh vực liên quan (cơ khí, dầu khí,
năng lượng, điện và điều khiển, kỹ thuật máy tính):
Slumberger, Petrolimex, Transoceans, Labsoft, IBM, nhà
máy điện Phú Mỹ, …

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Kiến thức chuyên sâu  trong lĩnh Hàng không: Có kiến thức
về tính toán cơ học vật rắn biến dạng, tính toán thiết kế kết
cấu, lựa chọn vật liệu trong quá trình thiết kế bộ phận và hệ
thống máy bay,  tính toán lực tác động của lưu chất lên kết
cấu, dao động của kết cấu dưới tác dụng của lưu chất, tính
toán thiết kế các hệ truyền động thủy lực và khí nén, đánh
giá tính năng, khai thác và bảo trì máy bay.
 Kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một
máy bay. Viết báo cáo khoa học, kỹ thuật; trình bày, giải đáp
và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được
đào tạo qua lời nói, hình ảnh và các phần mềm multimedia.
Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên
quan đến chuyên ngành được đào tạo.
 Phương pháp làm việc khoa học, khả năng xây dựng các
phương pháp luận và tư duy mới trong khoa học thiết kế.

Ngành Kỹ thuật ô tô

Ngành Kỹ thuật ô tô tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM
có gì?
 Đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, có kiến thức chuyên
môn hàng đầu, được đào tạo bài bản ở nhiều nước phát
triển trên thế giới, các phương pháp giảng dạy tiên tiến được
sử dụng, trong đó phương pháp học tập chủ động và
phương pháp đặt vấn đề được xem trọng và xem như giữa
vai trò chủ đạo trong quá trình dạy và học. Với sinh viên giữ
vai trò trung tâm, giảng viên đặt vấn đề cùng trao đổi, gợi ý
giải quyết vấn đề thông qua các buổi thuyết trình báo cáo bài
tập lớn, các chuyên đề được giao trong quá trình học.
 Được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông
qua các đề tài nghiên cứu khoa học Khoa, các hoạt động
thực hành thực tế tại xưởng thực tập Bộ môn Ô tô, cũng như
các Đơn vị liên quan trong lĩnh vực Ô tô.

Triển vọng Nghề nghiệp


Tiếp tục học tập sau đại học trong và ngoài nước; trở thành giảng
viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu,
trường cao đẳng; phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực gần
như cơ khí chế tạo, nhiên liệu & dầu mỡ. Tư vấn, thiết kế, chế tạo,
sản xuất, chuyển giao công nghệ, dịch vụ, thương mại, quản lý,
thử nghiệm, kiểm định tại các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp
trong nước, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở; Các cơ quan tư


vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo,
quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; Các Trường
Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
 Các Công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Công nghệ Kỹ
thuật Ôtô tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: SAMCO,
THACO, TOYOTA, MERCEDES; Sở Giao Thông, Cục, Trạm
Đăng kiểm,…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học cơ bản và
kỹ thuật cơ sở để giải quyết vấn đề mang tính kỹ thuật. Tháo
lắp, đo kiểm, chẩn đoán và bảo dưỡng động cơ, ô tô ở mức
trên cơ bản. Thiết kế một chi tiết, cụm chi tiết, một thành
phần, một hệ thống, hay một quá trình để đáp ứng nhu cầu
mong muốn với các ràng buộc về kinh tế, môi trường, xã hội,
chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, có thể sản xuất
được và bền vững.
 Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ
thuật hiện đại, các phần mềm hỗ trợ cần thiết cho thực hành
kỹ thuật.

Ngành Kỹ thuật tàu thủy

Triển vọng Nghề nghiệp

 Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng
quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Cơ hội nghề nghiệp: các công ty, nhà máy, xí nghiệp,
cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy; các cơ quan tư vấn
và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… với vai
trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn,
phản biện; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có
chuyên ngành đào tạo liên quan đến tàu thủy.
 Tốt nghiệp từ một trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong
khu vực, được trang bị đầy đủ về khoa học cơ bản và công
nghệ tiên tiến, các kỹ sư Kỹ thuật Tàu thuỷ của trường Đại
học Bách khoa luôn được ưu tiên tuyển dụng vào các doanh
nghiệp của ngành công nghiệp tàu thuỷ và khai thác dầu khí,
các công ty tư vấn - thiết kế chuyên ngành kỹ thuật cơ khí,
dầu khí, năng lượng liên quan đến hệ thống kỹ thuật đường
ống, đặc biệt là các công ty của nước ngoài đóng ở TP
HCM, Vũng tàu và Bình Dương

Chuẩn đầu ra của chương trình

 Kỹ năng thiết kế, tính toán các hệ thống hoặc toàn bộ một
tàu thủy
 Trình độ tin học và kỹ năng sử dụng các phương pháp phân
tích và phần mềm chuyên ngành phục vụ thiết kế tàu thuỷ và
đường ống
 Phân tích được chi phí sản xuất của sản phẩm thiết kế
 Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống liên
quan đến chuyên ngành tàu thuỷ.

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

Ngành Công nghệ Sinh học


 Dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống và
quan tâm đến việc ứng dụng cũng như cải tạo các quy
luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm có
ích trong cuộc sống.
 Với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tới
công nghiệp công nghệ sinh học, chương trình nhằm đào
tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng
nghiên cứu và làm việc trong các ngành công nghiệp tạo
ra những sản phẩm công nghệ sinh học có ích phục vụ
cho nông nghiệp, y dược học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm
môi trường…

Ngành Công nghệ Sinh học tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG
TPHCM có gì?
 Chương trình đào tạo xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến
của Mỹ
 Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo
 Môi trường học tập vô cùng thân thiện và thoải mái
 Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp
 Liên kết với nhiều trường quốc tế của Úc, Nhật, Mỹ, Đài
Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Anh, …

Triển vọng Nghề nghiệp


 Các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các
trường đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện
nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất
các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây
dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và
kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh
học ở các qui mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự
án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống…
 Nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến 4 hướng
ứng dụng công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ sinh
học nông nghiệp, công nghệ môi trường và công nghệ sinh
học y dược.
 Trung tâm nghiên cứu, trường học, viện liên quan đến sinh
học và công nghệ sinh học.

Các cơ hội việc làm cụ thể:

 Công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
công nghệ sinh học như công ty sản xuất và chế biến sữa
Vinamilk, nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto, nhà máy bia
Sài Gòn, …
 Các công ty khác sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine,
protein, enzyme, thực phẩm chức năng, thức ăn gia súc và
gia cầm, phân bón vi sinh, giống động-thực vật phục vụ phát
triển nông nghiệp…
 Các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Có kiến thức khoa học kỹ thuật cơ sở, chuyên môn vững


và có đạo đức nghề nghiệp. Có khả năng tự giải quyết vấn
đề, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và sử dụng
ngoại ngữ chuyên ngành.
 Khả năng làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp công
nghệ sinh học; có khả năng thực hiện hoạt động quản lý
trong các nhà máy, doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh
vực Nông nghiệp, Môi trường, Thực phẩm, Y Dược,…
 Có đủ kiến thức và khả năng tiếp tục theo học các chương
trình đào tạo sau đại học ngành Công nghệ Sinh học trong
và ngoài nước 

Ngành Công nghệ Thực phẩm

Dành cho sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản


xuất các sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Chương
trình bao gồm các môn học cốt lõi về kỹ thuật, công nghệ, khoa
học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các
sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai,
kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản
phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ thủy sản, dầu
béo,…

Ngành Công nghệ Thực phẩm tại trường Đại học Bách Khoa
ĐHQG TPHCM có gì?
 cung cấp kiến thức vững chắc về Kỹ thuật thực
phẩm giúp sinh viên có thể vận hành tốt dây chuyền sản
xuất, quản lý sản xuất tốt khi làm việc tại nhà máy.
 cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành
mạnh về Khoa học thực phẩm nhằm giúp kỹ sư ra trường
có thể vận dụng trong nghề nghiệp, đưa ra các giải pháp
công nghệ hợp lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề trong sản
xuất thực phẩm và thiết kế sản phẩm mới đồng thời đảm
bảo chất lượng, sự an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm.
 cung cấp cho người học nền tảng công nghệ vững chắc,
bao gồm các công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại,
các nguyên lý công nghệ cốt lõi nhằm giúp người học sau
khi tốt nghiệp có thể giải quyết các vấn đề công nghệ một
cách hiệu quả cho nhà máy và nơi làm việc.
 Liên kết với nhiều trường quốc tế của Úc, Nhật, Mỹ, Đài
Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Anh, …

Triển vọng Nghề nghiệp


Vị trí:
- Sản xuất thực phẩm
- Quản lý sản xuất thực phẩm tại phân xưởng
- Quản lý nhà máy sản xuất thực phẩm
- Quản lý chất lượng thực phẩm
- Đảm bảo chất lượng thực phẩm
- Quản trị chất lượng nhà máy sản xuất thực phẩm
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm
- Kiểm tra an toàn thực phẩm
- Phát triển sản phẩm
- Phân tích chất lượng sản phẩm
- Kinh doanh sản phẩm thực phẩm
Cơ quan:
- Nhà máy sản xuất thực phẩm
- Công ty kinh doanh thực phẩm
- Các phòng thí nghiệm, kiểm định và phân tích sản phẩm thực
phẩm
- Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm
- Viện Pasteur
- Các trường, viện nghiên cứu và giảng dạy khoa học và công
nghệ thực phẩm

Các cơ hội việc làm cụ thể:


 Masanfood: Nước mắm, nước tương Tam thái tử, Chin-su,
tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng…

 Nestlé: Bột ngũ cốc, bột cacao Milo, nước khoáng Lavie…

 Dutch Lady: Sữa cô gái Hà Lan,…

 Tân Hiệp Phát: Trà xanh O độ, trà và thức uống khác…

 Nam Dương: Nước tương Nam Dương…

 Acecook: sản phẩm ăn liền…

 Kinh Đô: Các loại bánh, snack…

 Unilever: Bột nêm từ thịt Knorr, trà Lipton…

 Vissan: Xúc xích, đồ hộp thịt,…

 Ajinomoto: Sản phẩm bột ngọt, bột nêm, cà phê lon, sốt


mayonnaise,…

 Pepsi: Pepsi, Trà Oolong…

 Bánh kẹo Biên Hòa

 Vinacafe: cà phê, bánh kẹo…

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo:

 Có kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho
việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả
năng học tập ở trình độ cao hơn. Có kiến thức về khoa học,
kỹ thuật và công nghệ thực phẩm, có khả năng giải
quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến kỹ thuật và công
nghệ trong sản xuất và nghiên cứu thực phẩm; có tính sáng
tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự
nghiên cứu.
 Hiểu biết về kinh tế, chính trị; có kiến thức cơ bản trong lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành công
nghệ thực phẩm để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển
bền vững của xã hội và cộng đồng. 

Khoa khoa học ứng dụng


Khoa Khoa học Ứng dụng (KHUD) trường Đại học Bách khoa, Đại
học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm
2003 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đào tạo
các chuyên viên của các lĩnh vực kỹ thuật liên ngành công nghệ
cao như kỹ thuật y sinh, công nghệ quang tử, khoa học tính toán
v.v... Khoa KHUD đã bắt đầu tuyển sinh từ niên khoả 2002-2003
cho hai ngành vật lý kỹ thuật y sinh và cơ kỹ thuật. Cho đến nay.
Khoa đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất và triển khai đào tạo đại
học và sau đại học cho các ngành vật lý kỹ thuật, cơ kỹ thuật, toán
ứng dụng và khoa học tính toán trong tương lai gần. Nhằm đảm
bảo cho một chương trình đào tạo toàn diện, khoa KHUD có thể
cung cấp cho học viên một giải pháp xuyên suốt từ bậc đại học
cho đến các chương trình sau đại học trong các ngành đào tạo
như trên đã đề cập. Mặt khác, khoa KHUD có một tiềm năng
nghiên cứu khoa học đáng kể xuất phát từ các phòng thí nghiệm
trực thuộc, đặc biệt Phòng thí nghiệm Công nghệ Laser, Phong thí
nghiệm Cơ Ứng dụng và Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán, đã có
những kinh nghiệm thực tiễn và điều kiện đầy triển vọng để phát
triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động
nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là những hoạt động mạnh
mẽ của khoa KHUD
Có 2 ngành chính Cơ kỹ thuật và Vật lý kỹ thuật
1/ vật lý kỹ thuật
Ngành Vật lý Kỹ thuật có 02 chuyên ngành: Kỹ thuật Y sinh & Vật
lí tính toán.
Vật lý kỹ thuật là ngành đào tạo mang tính liên ngành, ứng dụng
các nguyên lý vật lý và toán học để phân tích và giải quyết các vấn
đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Mục tiêu tổng quát của ngành
là đào tạo kỹ sư Vật lý Kỹ thuật có năng lực chuyên môn, được
trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo,
sáng tạo và khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực Vật lý kỹ
thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất
nước.
Liên quan đến 2 chuyên ngành đào tạo, trong lĩnh vực Kỹ thuật Y
sinh, bên cạnh việc cung cấp kiến thức nền tảng về Lý Sinh và Cơ
sở Kỹ thuật thiết bị y tế, chương trình định hướng các nghiên cứu
chuyên sâu về Y khoa 4.0 (liên quan đến các phương tiện kỹ thuật
và dịch vụ y tế IoT), các ứng dụng kỹ thuật quang học trong chẩn
đoán và điều trị lâm sàng.

Trong lĩnh vực Vật lý tính toán, bên cạnh việc cung cấp kiến thức
nền tảng về Vật lý, công nghệ thông tin và kỹ thuật tính toán máy
tính, chương trình định hướng các nghiên cứu chuyên sâu (do các
nhóm nghiên cứu mạnh phụ trách) về vật liệu mới, y sinh học tính
toán, dược động học…

Chương trình Vật lý Kỹ thuật còn cung cấp cho sinh viên tốt
nghiệp giải pháp học tập nghiên cứu xuyên suốt nâng cao bậc
Cao học và Tiến sĩ trong và ngoài nước.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Trong giai đoạn trước mắt, chương trình ưu tiên cho chuyên
ngành Kỹ thuật Y sinh đáp ứng nhu cầu chuyên gia thiết bị y tế
cho ngành y tế Việt nam. Các kỹ sư chuyên ngành Vật lý Kỹ thuật
Y sinh có khả năng làm việc như kỹ sư lâm sàng (phụ trách quản
lý vận hành trang thiết bị y tế trong các cơ sở chẩn đoán điều trị y
khoa), chuyên gia thiết bị y tế tại các bệnh viện và cơ sở y tế nhà
nước và tư nhân, các công ty kinh doanh và sản xuất thiết bị y tế,
thiết bị trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ môi trường.
Nhiều cựu SV của chuyên ngành đã trở thành các lãnh đạo phòng
trang thiết bị y tế bệnh viện, các chuyên gia ứng dụng thiết bị y tế
của các công ty lớn, các doanh nhân thành dạt trong lĩnh vực kỹ
thuật y sinh, các giảng viên, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực ở
các Trường Viện…

Các kỹ sư chuyên ngành Vật lý tính toán có thể làm việc tại các cơ
sở ứng dụng lập trình tính toán vật lý kỹ thuật ứng dụng, các
trường đại học và viện nghiên cứu vật lý khác; có triển vọng lớn
học tập nghiên cứu nâng cao ở trong và ngoài nước.

SV tốt nghiệp với kết quả tốt có nhiều cơ hội được tuyển chọn học
tập nâng cao sau đại học ở nước ngoài (Nhật bản, Hàn quốc, Đài
loan, Mỹ, Canada…) và có nhiều cơ hội thăng tiến về chuyên môn
cũng như nghề nghiệp cả trong và ngoài nước.

Các công ty và cơ sở y tế thường tuyển dụng các kỹ sư ngành Vật


lý kỹ thuật: các bệnh viện tuyến trung ương, công lập và tư nhân
các tỉnh thành phía Nam, các công ty về trang thiết bị và giải pháp
dịch vụ y tế nước ngoài, liên doanh hoặc trong nước, Viện Vật lý Y
sinh học, Các Viện Trường nghiên cứu liên quan Vật lý kỹ thuật
vv…

- Các điểm đặc biệt


Phòng thí nghiệm Công nghệ laser đã chế tạo được nhiều chủng
loại thiết bị laser bán dẫn công suất thấp ứng dụng trong điều trị
nhiều chứng và bệnh và chuyển giao hơn 1000 thiết bị cho các
bệnh viện và cơ sở y tế của 22 tỉnh thành phố phía Nam, triển khai
đến tận tuyến xã; là đơn vị đã góp phần xây dựng và đào tạo
ngành Vật lý kỹ thuật trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ năm
2002 đến nay.
Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán là nhóm nghiên cứu mạnh phụ
trách đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
mô phỏng vật liệu, y sinh tính toán có tầm vóc quốc tế, đã công bố
hơn 150 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong năm 2005 - 2018.
Nhiều nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng do các Tiến sĩ trẻ tốt nghiệp
ở Nhật, Đài loan, Hàn quốc, Canada trong các lĩnh vực quang sinh
học, công nghệ plasma, ứng dụng LED, thiết bị chẩn đoán và điều
trị IoT… là những hạt nhân ươm tạo cho những ý tưởng mới,
những đồ án nghiên cứu cho SV từ những năm đầu học đại học.

Chương trình Vật lý Kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở kiến thức
nền tảng về vật lý, toán-tin, kỹ thuật công nghệ cơ bản và các nội
dung tự chọn chuyên ngành một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu
cầu đào tạo nhân lực cho nhiều lĩnh vực vật lý hiện đại có tính ứng
dụng thời sự của nền khoa học và kinh tế nước nhà, đặc biệt:

- Kỹ thuật Y sinh (chế tạo và dịch vụ thiết bị y tế, vật liệu sinh học,
cơ sinh học, kỹ thuật lâm sàng…)

- Vật lý tính toán (mô hình hoá và mô phỏng các quá trình vật lý
trong ứng dụng vật liệu mới, khoa học sự sống, dược động học…,
giải bài toán vật lý ứng dụng bằng phương pháp số, đa phương
tiện hoá giảng dạy vật lý…)

2/ Cơ kỹ thuật
Ngành Cơ Kỹ thuật dành cho sinh viên quan tâm đến lĩnh vực tính
toán mô phỏng, đo lường, điều khiển các kết cấu cơ học (máy cơ
khí, công trình xây dựng, phương tiện giao thông, thiết bị công
nghiệp, y tế, quân sự, …) bằng cách lập trình hoặc sử dụng các
chương trình ứng dụng máy tính, kết hợp thực nghiệm và chế tạo
máy điều khiển chương trình số. Chương trình bao gồm các khối
kiến thức như:

- Kiến thức chuyên ngành cốt lõi về cơ học kỹ thuật, cơ học vật
rắn, về toán học ứng dụng, kỹ thuật lập trình, thiết kế kỹ thuật, xử
lý số liệu, điều khiển động lực học và các môn lựa chọn nâng cao
khác

- Các kiến thức cơ sở vững vàng, đảm bảo sinh viên có khả năng
sáng tạo, khả năng tự học suốt đời và năng lực lãnh đạo trong lĩnh
vực Cơ học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ
thuật cao của đất nước.

Chương trình đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao, có thể tính
toán mô phỏng và lập trình điều khiển các hệ thống kỹ thuật và
máy trong công nghiệp và khoa học ứng dụng.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Hiện nay, cùng với nhu cầu công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt
nhu cầu về sản xuất công nghiệp và nghiên cứu phát triển sản
phẩm, xã hội luôn đòi hỏi đội ngũ kỹ sư Cơ Kỹ thuật, là những
người có khả năng nghiên cứu, tính toán mô phỏng, tối ưu hóa
sản phẩm công nghiệp có liên quan đến cơ học.

Với các kiến thức được đào tạo, các kỹ sư Cơ Kỹ thuật sau khi tốt
nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm và có cơ hội nghề
nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm các công việc về

- Tính toán mô phỏng ứng xử kết cấu thuộc lĩnh vực cơ học trong
kỹ thuật,

- Thiết kế, lập trình điều khiển máy (CNC) bằng chương trình số,

- Kỹ thuật đo lường trong cơ học…

Kỹ sư Cơ Kỹ thuật có khả năng làm việc tính toán cơ học phục vụ


trực tiếp trong các lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật
xây dựng, khai thác dầu khí, kỹ thuật quân sự và các ngành phục
vụ lĩnh vực y tế, môi trường, …

Các công ty thường xuyên tuyển dụng các kỹ sư ngành Cơ kỹ


thuật làm việc trong nước và nước ngoài: Robert Bosch
Engineering and Business Solutions Vietnam, Mercedes-Benz,
Vietsopetro, Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền nam Alpha-ECC,
Công ty Dịch vụ Cơ khí và Xây Lắp Dầu Khí PTSC, Công ty CP
Tư vấn và Thiết kế Dầu khí DK-Engineering, PV Engineering,
Vietubes Corp. Ltd., Danieli, Cty TNHH Schirder Vietnam, ATAD
Steel Structure Co.,Ltd, Coteccons, … Đặc biệt, hai năm gần đây
có nhiều công ty nước ngoài đã tuyển kỹ sư Cơ Kỹ thuật làm việc
tại Nhật, Singapore, Úc, Châu Âu, …

Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp chương trình Cơ Kỹ thuật có khả năng


tiếp tục học tập nghiên cứu nâng cao bậc Cao học và Tiến sĩ trong
và ngoài nước.

- Các điểm đặc biệt

Năm 2015, ngành Cơ Kỹ thuật đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế


AUN-QA, được công nhận đạt chuẩn trong khối các trường Đại
học khu vực Đông Nam Á.
Phòng thí nghiệm Cơ học Ứng dụng do NGND.GS.TS. Ngô Kiều
Nhi phụ trách đã được trao tặng giải thưởng Khoa học công nghệ
Nhà nước năm 2005 với những thành tựu trong thiết kế chế tạo
máy CNC đa trục, máy cân bằng động, các hệ đo lường đa thông
số thời gian thực, là đơn vị đã góp phần xây dựng và đào tạo
ngành Cơ kỹ thuật trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ năm
2002 đến nay.
Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính
1/ Khái niệm chung
Công nghệ thông tin là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng
lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử
lí dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nói cách khác, đây là việc sử dụng công nghệ
hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai
thác thông tin.

Theo học nhóm ngành này thì sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức
chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Khoa học
máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, an toàn thông tin
mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm,..

Ở đại học Bách Khoa HCM các bạn có 2 sự lựa chọn đầu vào là
ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính. Trong thời gian
học tập thì chính các bạn sẽ chọn một hướng đi chuyên ngành
phát triển riêng cho bản thân. 

Cụ thể
Có 2 ngành
- Khoa học máy tính ( QSB106): gồm 5 chuyên ngành
 An ninh Mạng,
 Công nghệ Phần mềm,
 Trí tuệ Nhân tạo Ứng dụng, 
 Công nghệ Dữ liệu Bảo mật và Trí tuệ Kinh doanh.
 Xử lý ảnh.
- Kỹ thuật Máy Tính (QSB107) gồm 3 chuyên ngành: 
 Hệ thống tính toán hiện đại,
 Internet vạn vật
 An ninh mạng.

- Chương trình đào tạo giống nhau khoảng 60%, không có ranh
giới nào hoàn toàn rạch ròi giữa hai ngành, nhưng khác nhau
nhiều về hướng đi.

- Khoa học máy tính: "Khai thác máy tính / hệ thống máy tính để
làm khoa học hoặc giải pháp công nghệ thông tin". Trong ngành
này, đối tượng nghiên cứu chính, là các DỮ LIỆU, GIẢI THUẬT,
MÔ HÌNH TOÁN HỌC, còn, máy tính/hệ thống máy tính, là CÔNG
CỤ được KHAI THÁC thông qua các KỸ NĂNG lập trình dựa trên
những kiến thức và sự thông hiểu về nguyên lý hoạt động của
chúng. Một số trending keywords: Công nghệ phần mềm (software
engineering), Học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo
(artificial intelligence), thị giác máy tính (computer vision), khoa
học dữ liệu (data science), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural
language processing), tính toán hiệu năng cao (high performance
computing), điện toán đám mây (cloud computing),...

- Kỹ thuật máy tính: "Thiết kế, triển khai hệ thống máy tính / hệ
thống điện toán làm nền tảng cho các ứng dụng và các giải pháp
công nghệ thông tin". Đối tượng nghiên cứu chính của ngành này
là VIỆC THIẾT KẾ thiết bị / máy tính / hệ thống máy tính ở nhiều
tầng, nhiều lớp, nhiều cấp độ: Cấp độ THIẾT BỊ, cấp độ MODULE,
cấp độ HỆ THỐNG. Ngành này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về các
KIẾN TRÚC, NGUYÊN LÝ hoạt động, vận hành của các thiết bị,
của máy tính, và của cả hệ thống máy tính, cùng với cả KỸ NĂNG
LẬP TRÌNH và kinh nghiệm triển khai thực tế. Một số trending
keywords: hệ thống nhúng (embedded system), internet vạn vật
(internet of things), hệ thống vật lý không gian mạng (physical
cyber system), FPGA, thiết kế vi mạch (very large scale integrated
circuit design), System on Chip (SoC), điện toán đám mây (cloud
computing), an toàn thông tin (cyber security),...
- Hai ngành này không phân biệt ngành nào là ngành phần cứng,
ngành nào là ngành phần mềm, vì ngành nào cũng đòi hỏi phải
hiểu biết về kiến trúc máy tính, kiến trúc hệ thống, sự thông hiểu
về dữ liệu, giải thuật, toán học, và kỹ năng lập trình máy tính thành
thạo. Làm việc ở tầng nào trong hệ thống máy tính hay hệ thống
ứng dụng máy tính, người làm cũng phải vận dụng hầu hết những
kiến thức, kỹ năng nêu trên để giải quyết những bài toán ở tầng
đó. Chỉ là những bài toán ở mỗi tầng lại có những đặc trưng khác
nhau mà thôi.

- Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, do đặc trưng ngành kỹ thuật
máy tính là việc thiết kế, nên các bạn học kỹ thuật máy tính sẽ làm
việc với phần cứng máy tính nhiều hơn.
2/ Những điều đặc biệt khi theo khoa nãy ở đh bách khoa
+ Tự học là chính, nỗ lực là ở các bạn. Thầy cô hướng dẫn nhiệt
tình. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí
liên quan, khả năng chịu áp lực công việc tốt.

+ Có nhiều nhóm, câu lạc bộ học thuật dành cho bạn, mang lại kỹ
năng làm việc nhóm, phát triển khả năng nghiên cứu, học hỏi và
làm quen nhiều đồng đội cùng chí hướng. 

+ Hai chương trình KHMT và KTMT đạt chuẩn ABET (Mỹ), chất
lượng đạt đến chuẩn tầm quốc tế, được kiểm định bởi hội đồng uy
tín thường niên.

*ABET: Đây là một chuẩn dành cho các chương trình đào tạo về
kỹ thuật và công nghệ được áp dụng phổ biến tại các trường đại
học của Mỹ. Kỹ sư tốt nghiệp từ những chương trình được ABET
kiểm định sẽ được công nhận rộng rãi bởi các công ty và tổ chức
của Mỹ.
3. Học nhóm ngành máy tính & CNTT thì ra làm gì ?

Nhìn chung nhóm ngành CNTT khi ra trường các bạn có thể đảm
nhận nhiều vị trí công việc, dưới đây mình chỉ liệt kê một số vị trí
phổ biến:

- Lập trình viên: Là người tạo ra các chương trình, phần mềm
ứng dụng công nghệ trên các thiết bị công nghệ

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Trực tiếp kiểm tra chất
lượng các sản phẩm công nghệ
- Quản trị mạng: Thiết kế, theo dõi và vận hành các hệ thống
mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và
các biện pháp phòng, chống của hacker (tin tặc) hiệu quả

- Giảng dạy: giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin
ở các cơ sở đào tạo

- Xây dựng và quản lí dữ liệu: Thiết kế các chương trình ứng


dụng. Ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong
toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp
thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra và
mã hóa.

(…)

4. Những tố chất phù hợp với ngành

- Có tư duy logic, khả năng sáng tạo

- Kiên trì, nhẫn nại

- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức

- Nhạy bén, tiếp cận nhanh và hứng thú với những công nghệ mới

- Trình độ ngoại ngữ, điều tất yếu quan trọng trong ngành. Tác
dụng đáp ứng khả năng đọc tài liệu nước ngoài bổ sung kiến thức.
Các bạn học chương trình Chất lượng cao, Quốc tế đa số học
hoàn toàn bằng tiếng Anh.

I. Khoa Môi Trường và Tài Nguyên:


1. Kĩ thuật Môi trường
- Tổ hợp xét tuyển: A01, A00, B00, D07
- Tổng quan chương trình: sinh viên được đào tạo và có đủ năng lực
về kiến thức và kỹ năng phục vụ nhiệm vụ:
(i) Thiết kế kỹ thuật, thi công, giám sát mạng lưới cấp thoát nước
đô thị và công nghiệp, các công trình xử lý nước cấp, nước
thải,..
(ii) Vận hành và đánh giá các công trình và hệ thống kiểm soát ô
nhiễm môi trường như hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất
thải,..
- Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm: có nhiều cơ hội việc
làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế cấp thoát
nước, xử lý nước, nước thải, chất thải và khí thải; các công ty
thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Có khả năng giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng; có mức lương
tốt trong các công ty tư vấn và đảm nhận các vị trí như trưởng
phòng kỹ thuật.
2. Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
- Tổ hợp xét tuyển: A01, A00, B00, D07
- Tổng quan chương trình: sinh viên được đào tạo và có đủ năng lực
về kiến thức và kỹ năng phục vụ nhiệm vụ:
(i) Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, quản lý
an toàn – sức khỏe – môi trường (HSE) tại các nhà máy và quản lý tài
nguyên thiên nhiên
(ii) Ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên môi trường
và thiên tai
- Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm: có thể được tuyển dụng
làm việc tại các cơ quan như Sở Tài nguyên và Môi trường; các khu
công nghiệp; khu chế xuất; các công ty tư vấn môi trường trong nước
và quốc tế; các tổ chức phi chính phủ về quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
II. Khoa Kỹ Thuật và Địa Chất Dầu Khí
1. Kỹ thuật dầu khí
- Tổ hợp xét tuyển: A01, A00
- Tổng quan chương trình: sinh viên được đào tạo và có đủ năng lực
về kiến thức và kỹ năng phục vụ nhiệm vụ:
(i) Tìm kiếm, thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí
nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ,
phân tích – đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí.
(ii) Có khả năng thiết kế hệ thống, một quy trình công nghiệ trong kỹ
thuật khoan – khai thác.
(iii) Có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan – khai thác và công nghệ
dầu khí. Biết sử dụng các phần mềm chuyên môn như Petrel,
Pipesim, Hysys, Eclipse, Geostatistics...
- Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm: có thể làm việc tại các
công ty dầu khí trong và ngoài nước:
 Các công ty trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PVEP,
PVD, PTSC)
 Các công ty liên doanh và điều hành chung (Vietsovpetro, JVPC,
Petronas)
 Các công ty dầu khí đa quốc gia (BP, Unocal, Exxon Mobile…),
các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế (Schlumberger, BJ,
Halliburton, Geoservices)
 Các Trường đại học, Viện dầu khí, XN khoan và khai thác nước
ngầm, Sở KHCN – MT các tỉnh, Sở NN và PTNT, Sở Công nghiệp
các tỉnh)
2. Kỹ thuật địa chất: gồm 3 chuyên ngành (Địa kỹ thuật, Địa chất
Khoáng sản, Địa chất Môi trường)
- Tổ hợp xét tuyển: A01, A00
- Tổng quan chương trình:
+ Ngành Địa kỹ thuật đào tào SV có kiến thức về nước ngầm và nước
dưới đất; kiến thức về cơ học đất. Chương trình cung cấp kiến thức về
quy luật vận động nước ngầm ảnh hưởng chất lượng nền móng công
trình. SV sau tốt nghiệp có khả năng tư vấn, thiết kế, xử lý nền và
móng, thủy điện, thủy lợi.
+ Ngành Địa chất môi trường: áp dụng và khai thác những tri thức của
khoa học Trái Đất để tìm hiểu các qui luật vận động của Trái Đất để
giúp con người khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường an toàn –
bền vững.
+  Ngành Địa chất khoáng sản đào tạo chuyên môn về thăm dò, khai
thác và chế biến khoáng sản: các loại hình khoáng sản bao gồm sự
phân bố, tính kinh tế, phương thức tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ,
môi trường trong khai thác mỏ, và quản lý dự án.
- Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm:
+ Các SV Địa kỹ thuật sau khi tốt nghiệp có cơ hội nghề nghiệp bao
gồm Thí nghiệm đất đá; các công ty tư vấn xây dựng, xử lý nền móng,
khoan khảo sát địa chất; Thiết kế vật liệu địa kỹ thuật; Khai thác
nước,..
+ Các SV Địa chất Môi trường sau tốt nghiệp có thể làm việc về quản
lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, cải tạo môi trường địa
chất; Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và GIS trong khai thác
và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn,..
+ Các SV Địa chất khoáng sản sau tốt nghiệp có thể làm việc về tư
vấn về địa chất và hoạt động khai thác thăm dò khoáng sản, quản lý tài
nguyên và môi trường, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài
nguyên Trái Đất,..

You might also like