You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


===o0o===

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA

1/ Khái quát ngành tự động hóa: Ngành tự động hóa là một ngành học tập trung vào nghiên cứu, thiết kế,
chế tạo và vận hành các hệ thống và dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước
giải khát, dược phẩm,…vv). Ngành học này cũng bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, chế tạo và điều khiển
robot. Đây là một ngành học thiết yếu với cơ hội nghề nghiệp giàu tiềm năng, nhất là trong thời đại Công
nghiệp 4.0.
2/ Các kiến thức chuyên môn cần thiết:
 Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động
 Lý thuyết mạch điện - điện tử
 Kỹ thuật đo lường thông minh
 Hệ thống cảm biến thông minh
 Hệ thống mạng truyền thông công nghiệp
 Phương pháp điều khiển truyền thống - hiện đại
 Lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp
 Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp
 Thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống tự động hóa sản xuất
 Hệ thống điều khiển quá trình (giám sát môi trường, phân loại sản phẩm…)
 Hệ thống điều khiển robot
 Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot
 Kỹ thuật chế tạo robot
 Kỹ thuật điều khiển robot
 Kỹ thuật lập trình robot
 Kỹ thuật ứng dụng robot trong sản xuất
3/ Vị trí việc làm và vai trò của kỹ sư tự động hóa: Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự
động hóa ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí và vai trò khác nhau, cụ thể như:
 Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất: Đây là vị trí phổ biến nhất
của các kỹ sư tự động hóa. Chịu trách nhiệm thiết kế, vận hành, bảo trì các hệ thống tự động hóa trong
các dây chuyền sản xuất, bao gồm các nhà máy sản xuất ô tô, điện tử, thực phẩm, dược phẩm,...
 Kỹ sư hệ thống: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai các hệ thống tự động hóa lớn, phức tạp, bao
gồm các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống điều khiển thông minh, hệ thống điều khiển robot,...
 Kỹ sư tự động hóa: Nghiên cứu, phát triển các công nghệ tự động hóa mới, ứng dụng các công nghệ
tự động hóa vào thực tế.
 Trưởng ban dự án: Quản lý, điều hành các dự án tự động hóa.
 Chuyên viên tư vấn: Chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai các hệ
thống tự động hóa.
 Cán bộ quản lý kỹ thuật: Quản lý, điều hành các bộ phận kỹ thuật trong các doanh nghiệp.
 Chuyên gia thiết kế sản phẩm: Thiết kế các sản phẩm tự động hóa, bao gồm các thiết bị, máy móc,
robot,...
 Chuyên viên lập trình ứng dụng: Chuyên lập trình các ứng dụng tự động hóa, bao gồm các hệ thống
điều khiển, giám sát,...
1
4/ Kết luận: Ngành tự động hóa đang là nền tảng và động lực chính cho sự đổi mới và phát triển trong nền
kinh tế 4.0. Vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành tự động hóa rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp
ngành này có thể làm việc tại các tập đoàn, công ty sản xuất, thiết kế và chế tạo máy móc, thiết bị tự động với
mức lương hấp dẫn.

Các tin bài liên quan


1/ Tự động hóa là gì? Mô hình kim tự tháp tự động hóa 4.0 ………………………………………..VTI Solutions
2/ Vai trò của tự động hóa trong nền sản xuất hiện đại…………………………………………………WELDCOM

You might also like