You are on page 1of 86

Nhập môn về kỹ thuật1 1

MỤC TIÊU MÔN HỌC (1)

• Một là, giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các
ngành nghề kỹ thuật và tập trung vào nhóm ngành
điện – điện tử (của Khoa Điện – Điện tử), và về
nguyên tắc CDIO (Conceive – Design – Implement
– Operate) thông qua một đồ án.

2
MỤC TIÊU MÔN HỌC (2)
• Hai là, giới thiệu với sinh viên các kỹ năng cá nhân và liên cá
nhân thiết yếu:

a. Kỹ năng quản lý dự án và làm việc nhóm.

b. Kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp kỹ thuật.

c. Phương pháp học tập hiệu quả.

d. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

3
TỔNG QUAN VỀ CDIO (1)
• Từ những năm 1980, chính phủ, các trường đại học và
giới công nghiệp bắt đầu nhận ra khoảng cách ngày
càng lớn giữa năng lực của những kỹ sư mới tốt nghiệp
với những đòi hỏi thực tế của các ngành kỹ thuật.
• Trong khi phần lớn các chương trình đào tạo kỹ thuật
nhấn mạnh quá nhiều đến các kiến thức và kỹ năng đặc
thù của nghề nghiệp, thì sự tiến bộ mạnh mẽ của kỹ
thuật đòi hỏi người kỹ sư phải có những năng lực trí tuệ
và kỹ năng cần thiết để làm chủ được sự tiến bộ đó.

4
TỔNG QUAN VỀ CDIO (2)
• Để đạt được điều này, các chương trình đào tạo kỹ thuật
cần phải được xây dựng lại theo hướng tiếp cận phù hợp
hơn.
• Nhận thức được tầm quan trọng của một cách tiếp cận mới
đối với CTĐT, với sự tài trợ của Quỹ Wallenberg, trong
năm 2000 Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) đã kết
hợp với ba trường đại học công nghệ hàng đầu của Thụy
Điển (Đại học Chalmers, Học viện Công nghệ Hoàng gia,
Đại học LinkÖping) để triển khai một dự án mang tên Sáng
kiến CDIO (CDIO Initiative).

5
Trang chủ CDIO

6
TỔNG QUAN VỀ CDIO (3)
• Tầm nhìn của dự án là mang đến cho sinh viên các ngành
kỹ thuật một nền giáo dục nhấn mạnh về nền tảng kỹ thuật
trong bối cảnh Hình thành ý tưởng – Thiết kế – Thực hiện
(thi công) – Vận hành (Conceive – Design – Implement –
Operate).
• Mặc dù được phát triển cho khối kỹ thuật, CDIO cũng có
thể được áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều
lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ thuật với
những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

7
TỔNG QUAN VỀ CDIO (4)
• Sau hơn 10 năm phát triển, đến nay đã có 80 trường đại
học ở 31 quốc gia chính thức là thành viên hợp tác (CDIO
collaborator) để chia sẻ những thành tựu về giáo dục kỹ
thuật cũng như ở các lĩnh vực khác theo cách tiếp cận
CDIO (http://en.wikipedia.org/wiki/CDIO).
• Đại học Quốc gia TP.HCM là một thành viên hợp tác:
- Đại học Bách khoa (toàn trường)
- Đại học Khoa học tự nhiên (3 khoa)
- Đại học Công nghệ thông tin
- Đại học Kinh tế - Luật

8
ĐÁNH GIÁ
• Thí nghiệm: 20%
• Bài tập trên lớp: 10%
• Bài tập ở nhà: 10%
• Hoạt động nhóm: 10%
• Đồ án: 50%

Trong đó:
+ Báo cáo: 20%
+ Thuyết trình: 30%

9
NỘI DUNG MÔN HỌC (1)

• Chương 1: Giới thiệu

• Chương 2: Thiết kế kỹ thuật với tư duy hệ thống

• Chương 3: Phương pháp học tập hiệu quả

• Chương 4: Quản lý dự án

• Chương 5: Kỹ năng làm việc nhóm

• Chương 6: Giải quyết vấn đề

10
NỘI DUNG MÔN HỌC (2)

• Chương 7: Cơ sở của kỹ thuật

• Chương 8: Giao tiếp kỹ thuật

• Chương 9: Đạo đức nghề nghiệp

• Chương 10: Trực quan hóa và các công cụ

• Chương 11: Kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu và


quốc tế
• Đồ án kỹ thuật

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tập bài giảng của nhiều tác giả (khoa Điện – Điện
tử), Nhập môn về kỹ thuật, Trường Đại học Bách
Khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM, 2014.
• Oakes, Leone, Gunn, Engineering Your Future, A
Comprehensive Approach, 2009-2010 Edition,
Great Lake Press, 2009.
• Các website, video, tài liệu khác được cung cấp
cho sinh viên trong quá trình học.

12
GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN

NGUYỄN QUANG NAM


 Tiến sĩ (Sheffield, England, 2009)

 Giảng viên chính (2012)

 Phó Trưởng khoa, Trưởng bộ môn Thiết bị điện

 Trưởng nhóm môn học Nhập môn về kỹ thuật

Email: nqnam@hcmut.edu.vn

13
GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN (2)

 Kinh nghiệm nghề nghiệp: 24 năm

 Quá trình công tác: 1996 – 2004, 2009 – nay

 Quá trình đào tạo: 1996, 2000, 2009

 Đã và đang giảng dạy: khoảng 15 môn học (đại


học và sau đại học)
 Hoạt động NCKH: 3 đề tài về năng lượng tái
tạo, công bố 27 bài báo (1 bài SCI)

14
GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN (3)

 Hoạt động CGCN: hợp tác với một công ty về đo


lường và tự động hóa, tổng giá trị các dự án đã và
đang tham gia thực hiện ~ 10 tỷ.

 Chuyên môn: Điện tử công suất, điều khiển máy


điện, tự động hóa công nghiệp, …

 Hoạt động khác: Tham gia xét duyệt và nghiệm thu


các đề tài NCKH do Sở KHCN Tp. HCM quản lý, hợp
tác đào tạo với các trường đại học kỹ thuật khác, …

15
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (1)

 Một trong những khoa lớn nhất của trường

 Đào tạo các ngành đại học:

 Kỹ thuật điện tử, truyền thông

 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 Kỹ thuật điện, điện tử

 Hiện có 86 CBGD, gồm 48 TS (trong đó có 3 GS và


16 PGS)

16
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (2)

 Các hướng nghiên cứu liên quan đến


kỹ thuật điện tử:

 Thiết kế vi mạch số, tương tự, tín


hiệu hỗn hợp
 Thiết kế hệ thống nhúng (FPGA,
DSP, vi điều khiển, và SoC)

 Xử lý tín hiệu đa phương tiện ứng


dụng trong truyền thông, điều khiển
và y sinh

17
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (3)

 Các hướng nghiên cứu liên


quan đến kỹ thuật truyền thông:
 Kỹ thuật viễn thông

 Mạng viễn thông

 Xử lý số tín hiệu và ứng


dụng

 Kỹ thuật và mạch tích hợp


siêu cao tần

18
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (4)

 Các hướng nghiên cứu liên


quan đến kỹ thuật điều khiển và
tự động hóa:
 Kỹ thuật điều khiển (điều
khiển cân bằng, tự lái, thông
minh nhân tạo, ...)
 Tự động hóa công nghiệp
(dây chuyền SX, máy công
cụ, SCADA, ...)

19
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (4)

 Các hướng nghiên cứu liên


quan đến kỹ thuật điện:
 Ứng dụng các bộ biến đổi
công suất
 Năng lượng tái tạo

 Sử dụng hiệu quả năng


lượng

20
GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN (5)

 Các hướng nghiên cứu liên quan đến


kỹ thuật điện (tt):

 Biến đổi năng lượng và điều khiển

 Vận hành và ổn định hệ thống điện

 Quản lý và quy hoạch hệ thống điện

21
SINH VIÊN TỰ GIỚI THIỆU

 Tên
 Năm sinh
 Quê quán
 Quá trình học tập
 Gia đình (sơ lược về cha, mẹ, anh chị em)
 Vì sao chọn Khoa Điện – Điện tử
 Mục tiêu nghề nghiệp và tài chính
 Kỳ vọng đối với môn học này
 Ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có)

22
CHƯƠNG 1

Giới thiệu về kỹ thuật

23
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1 (1)

• Một là, giới thiệu cơ bản về lịch sử phát triển của


kỹ thuật, các ngành nghề kỹ thuật, chân dung
của kỹ sư và nghề nghiệp điện – điện tử.
• Hai là, từ những hiểu biết này sinh viên có thể:

a. Biết cách và thực hiện tìm thông tin, phân


biệt, trình bày tổng quát về các ngành kỹ thuật
và nhóm ngành điện – điện tử, …

24
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1 (2)

b. Biết cách trình bày tóm tắt lý lịch của một kỹ sư


điện – điện tử và nghề nghiệp điện – điện tử
c. Tiếp xúc với các chuyên gia, doanh nghiệp
trong nhóm ngành điện – điện tử.
d. Nhận ra và biết cách chuẩn bị trước các cơ hội
và thách thức đối với một kỹ sư điện – điện tử
trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
• Ba là, sinh viên cảm thấy thú vị, phấn khởi và yêu
thích ngành điện – điện tử.
25
1.1 Lịch sử của kỹ thuật

26
26
1.1.1 Mở đầu

• Định nghĩa của kỹ thuật


Đó là nghề nghiệp, trong đó các tri thức nhận
được thông qua học tập, trải nghiệm và thực
hành những môn học về khoa học tự nhiên
và toán học được áp dụng để phát triển
những phương pháp sử dụng hiệu quả các
nguyên vật liệu và nguồn lực của tự nhiên
nhằm mang lại lợi ích cho con người.

27
1.1.2. Khởi đầu

• Văn hoá tiền sử

• Thời đại máy tính

• Nhịp bước của lịch sử

• Tổng quan lịch sử kỹ thuật trong 6000 năm

28
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Những ngày xa xưa: các vật


dụng.

29
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Những ngày xa xưa: vật liệu

30
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Kim tự tháp ở Ai cập.

31
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Kim tự tháp ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia)

32
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Vườn
treo
Babylon

33
1.1.3 Thời kỳ đầu của kỹ thuật

• Công trình
Stonehenge ở Anh
(Châu Âu)

34
1.1.4 Tổng quan về kỹ thuật cổ đại
• Các ngôi đền ở Hy Lạp.

35
1.1.4 Tổng quan về kỹ thuật cổ đại

• Hệ thống đường xá và đường ống dẫn nước ở La Mã.

36
1.1.4 Tổng quan về kỹ thuật cổ đại
• Vạn lý trường thành ở Trung Quốc.

37
1.1.5 Du hành qua các thời đại

• 1200 B.C. (trước công nguyên) – A.D. 1 (sau


công nguyên)
– Chất lượng sắt rèn được cải thiện
– Gươm (kiếm) được chế tạo hàng loạt
– Các tường thành được xây dựng hoàn hảo
– Người Hy Lạp phát triển công nghệ chế tạo
– Archimedes giới thiệu toán học ở Hy Lạp
– Bê tông được dùng để xây các cầu, đường và
kênh dẫn nước ở La Mã.
38
1.1.5 Qua các thời đại:
A.D. 1-1000

• Người Trung Hoa phát triển hơn nữa nghiên cứu


về toán học
• Thuốc súng được hoàn thiện
• Bông và tơ lụa được sản xuất

39
1.1.5 Qua các thời đại: 1000-1400

• Các công nghiệp tơ lụa và thủy tinh tiếp tục phát


triển
• Nhà toán học thời trung cổ Leonardo Fibonacci
viết quyển sách đại số đầu tiên ở phương Tây

40
1.1.5 Qua các thời đại: 1000-1400

• Bồn cầu đầu tiên được sáng chế tại Anh


• Galileo tạo ra một loạt kính viễn vọng và quan sát các
hành tinh quay quanh mặt trời
• Otto von Guerick lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của
chân không
• Issac Newton xây dựng kính thiên văn phản xạ đầu tiên
• Định luật khí của Boyle (xác định áp suất thay đổi tỉ lệ
nghịch với thể tích) được giới thiệu lần đầu tiên

41
1.1.5 Qua các thời đại: 1700-1800

• Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Châu Âu

• James Watt sáng chế động cơ hơi nước đầu tiên

• Hiệp hội kỹ sư (một tổ chức nghề nghiệp kỹ


thuật) được thành lập ở Luân Đôn
• Toà nhà đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng
gang đúc ở Anh Quốc

42
1.1.5 Qua các thời đại: 1800-1825

• Tự động hóa máy móc được thực hiện đầu tiên ở Pháp
• Đầu máy xe lửa cho đường sắt đầu tiên được thiết kế và
chế tạo
• Các ký hiệu hoá học được bắt đầu sử dụng, như các ký
hiệu đang dùng ngày nay (Au, He)
• Điện tín có dây bắt đầu được phát triển

43
1.1.5 Qua các thời đại: 1825-1875

• Bê tông cốt thép lần đầu tiên được sử dụng


• Vật liệu nhựa tổng hợp đầu tiên được chế tạo
• Bessemer phát triển qui trình công nghệ chế tạo thép
bền hơn với số lượng lớn
• Giếng khoan dầu đầu tiên được đưa vào sản xuất ở
Pennsylvania
• Máy đánh chữ được hoàn thiện

44
1.1.5 Qua các thời đại : 1875-1900

• Alexander Graham Bell sáng chế điện thoại tại Mỹ


• Thomas Edison sáng chế bóng đèn và máy hát
• Gottlieb Daimler phát triển động cơ xăng
• Karl Benz giới thiệu xe hơi

45
1.1.5 Qua các thời đại: 1900-1925

• Anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay đầu tiên xuyên
Đại Tây dương
• Ford phát triển động cơ diesel đầu tiên
• Đường bay thương mại đầu tiên từ Paris đi London
• Detroit trở thành trung tâm của ngành công nghiệp ô tô (cho
đến ngày nay)

46
1.1.5 Qua các thời đại: 1925-1950

• John Logie Baird sáng chế ti vi đầu tiên


• Xe W Beetle được đưa vào sản xuất
• Bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng
• Transistor được sáng chế

47
1.1.5 Qua các thời đại: 1950-1975

• Máy tính được giới thiệu ra thị trường và trở nên thông dụng vào
năm 1960
• Liên Xô lần đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik I vào không
gian
• Vệ tinh truyền thông đầu tiên Telstar được đưa vào không gian
• Hoa Kỳ hoàn thành việc đưa người lên mặt trăng lần đầu tiên

48
1.1.5 Qua các thời đại: 1975-1990

• Máy bay siêu thanh Concord thực hiện chuyến bay lần
đầu tiên từ Châu Âu sang Hoa Kỳ
• Tàu con thoi Columbia được tái sử dụng cho du hành
không gian
• Lần đầu tiên tim nhân tạo được cấy ghép thành công

49
1.1.5 Qua các thời đại:
1990 - đến nay

• Robot du hành trên Sao Hỏa

• Đường hầm dưới biển nối liền Anh và Pháp được hoàn
thành
• Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được sử dụng trong
dự báo thời tiết và nhiều thiết bị dân dụng khác (máy
tính, điện thoại di động, v.v…)

50
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Một số kỹ sư tiêu biểu trong lịch sử
• Leonardo Da Vinci
Xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Leonardo_da_Vinci
• Gutenberg và máy in của ông
Xem:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Johannes_Gutenberg

51
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Một nhà sáng chế: PGS.TS. Võ Đình Tuấn

52
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Một nhà sáng chế: PGS.TS. Võ Đình Tuấn
Võ Đình Tuấn (sinh 11 tháng 4, 1948) là một nhà khoa học,
nhà sáng chế người Mỹ gốc Việt đã có 32 bằng phát minh và
sáng chế trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học tại
Mỹ. Ông được Creators Synectics, một công ty tư vấn kinh
doanh toàn cầu, đánh giá xếp hạng 43/100 trong danh sách
"100 thiên tài đương thời thế giới", và được cơ quan Cơ quan
Phát minh và Thương hiệu Hoa Kỳ công nhận là một trong 4
nhà khoa học gốc Châu Á - Thái Bình Dương có phát minh
lớn cho nước Mỹ nhân dịp tháng của người gốc Châu Á -
Thái Bình Dương.

53
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Một nhà công nghệ và sáng tạo: Steve Jobs

54
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Một nhà công nghệ và sáng tạo: Steve Jobs
- Một số bài báo về Steve Jobs
- Video và các phát biểu của Steve Jobs
- Các câu hỏi sau khi xem video:
1. Cảm tưởng của bạn khi nghe bài phát biểu của Steve
Jobs?
2. Bạn hiểu thế nào về câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần
của Steve Jobs: “Hãy khát khao, hãy dại khờ”?
3. Phát biểu nào của Steve Jobs làm bạn tâm đắc nhất?

55
1.1.6 Những con người tiêu biểu:
Hồ Vĩnh Hoàng – Giám đốc Công ty Tosy Robotics
Hai robot giải trí của Việt Nam nhận ba giải thưởng công nghệ
uy tín khi tham dự triển lãm đồ chơi quốc tế tại Mỹ (12 –
15/02/2012).

56
1.1.7 Kỹ thuật máy tính
và kỹ thuật điện
• Hoạt động kinh doanh trên thế giới tập trung xung
quanh máy tính và việc sử dụng máy tính đang
không ngừng gia tăng
• Kỹ thuật điện là ngành kỹ thuật lớn nhất, liên
quan đến:
– Hệ thống truyền thông
– Máy tính và điều khiển tự động
– Sản xuất và truyền tải điện năng
– Các ứng dụng trong công nghiệp
57
1.2 Các lĩnh vực của kỹ thuật

58
58
Các sinh viên quan tâm đến kỹ thuật thường vì
một số lý do sau đây:
– Có khả năng về toán, lý, hóa
– Được thầy cô tư vấn khi còn học phổ thông
– Biết một vài kỹ sư giỏi
– Biết ngành kỹ thuật có thể mang lại nhiều cơ
hội việc làm
– Biết rằng bằng cấp kỹ thuật có thể mang lại lợi
ích cho mình
–…
59
1.2.1 Kỹ sư và nhà khoa học

• Nhà khoa học tìm kiếm những câu trả lời cho
các câu hỏi về công nghệ để nhận được tri thức
về việc tại sao một hiện tượng xảy ra
• Kỹ sư cũng tìm kiếm những câu trả lời cho các
câu hỏi về công nghệ nhưng luôn có một ứng
dụng nào đó trong đầu
• Ví dụ: Nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc
nguyên tử để hiểu bản chất của vật chất, kỹ sư
nghiên cứu cấu trúc nguyên tử để chế tạo các
bộ vi xử lý nhỏ hơn và nhanh hơn

60
1.2.1 Kỹ sư và nhà công nghệ

• Nhà công nghệ làm việc với công nghệ hiện có


để sản xuất ra hàng hóa cho xã hội.
• Kỹ sư và nhà công nghệ đều áp dụng công
nghệ vì sự tốt đẹp hơn của xã hội.
• Sự khác biệt là ở chỗ: kỹ sư có thể tạo ra công
nghệ mới thông qua nghiên cứu, thiết kế và phát
triển (sản phẩm)
• Ví dụ: Nhà công nghệ xác định thiết bị cần thiết
để lắp ráp một máy CD mới; kỹ sư thì thiết kế
máy CD mới này.

61
1.2.1 Kỹ sư làm gì?

Có thể thu thập thông tin về các ngành công nghiệp bằng cách:
– Tham dự các hội chợ việc làm
– Tham dự seminar ở các trường do những nhà tuyển dụng
lao động tổ chức
– Nói chuyện với thầy cô có quen biết một lĩnh vực công
nghiệp nào đó
– Tìm kiếm trên Internet
– Gặp gỡ các kỹ sư đang làm việc
– Thực tập tại nhà máy sản xuất công nghiệp
– Ghi danh một môn học tự chọn thuộc ngành kỹ thuật

62
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Nghiên cứu

• Kỹ sư nghiên cứu (KSNC) phải có kiến thức cơ


bản về hoá học, sinh học, vật lý và toán học
• Biết sử dụng thành thạo máy tính

• Tối thiểu có học vị thạc sĩ, tốt hơn nữa là học vị


tiến sĩ

63
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Phát triển

• Kỹ sư phát triển (KSPTr) làm cầu nối giữa phòng


thí nghiệm và sản xuất
• KSPTr nhận dạng các vấn đề cần giải quyết
trong một sản phẩm tiềm năng
• Ví dụ: phát triển các xe ý tưởng (concept) cho
các công ty như Ford và GM

64
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Thử nghiệm

• Các kỹ sư thử nghiệm (KSTN) chịu trách nhiệm


về kiểm tra độ bền, độ tin cậy của một sản
phẩm, đảm bảo sản phẩm lúc nào cũng đạt như
yêu cầu. KSTN mô phỏng các điều kiện và môi
trường mà trong đó một sản phẩm được sử
dụng
• Ví dụ: kiểm tra va chạm của một ô tô để quan
sát tác dụng của túi khí và vùng bị bẹp dúm trên
đầu ô tô là nhiệm vụ của KSTN

65
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Thiết kế (1)

• Thiết kế là lĩnh vực sử dụng nhiều kỹ sư nhất


• Các kỹ sư thiết kế (KSTK) thường làm việc trên
các chi tiết của một sản phẩm, cung cấp tất cả
các tính năng, thông số kỹ thuật cần thiết cho
quá trình chế tạo sản phẩm
• KSTK thường dùng các phần mềm thiết kế và đồ
họa

66
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Thiết kế (2)

• Các KSTK cũng phải kiểm tra để đảm bảo chi tiết
đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tin cậy và an toàn
cho sản phẩm
• Trong suốt quá trình thiết kế, KSTK phải luôn
quan tâm đến việc làm sao để đảm bảo phát
triển sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất có
thể được

67
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Phân tích

• Kỹ sư phân tích (KSPT) dùng các công cụ tính


toán và các mô hình toán học để làm phong phú
hơn công việc của các kỹ sư thiết kế và nghiên
cứu
• Các KSPT thường rất giỏi về các lĩnh vực:
trường điện từ, vi điện tử, xử lý tín hiệu, biến đổi
năng lượng điện cơ, lý thuyết ổn định, truyền
nhiệt, cơ học lưu chất, và nhiều đặc tính khác
của hệ thống
68
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Hệ thống

• Kỹ sư hệ thống (KSHT) làm việc với các bộ phận


thiết kế, phát triển, chế tạo và vận hành của toàn
bộ một hệ thống sản xuất để tạo ra sản phẩm
• KSHT chịu trách nhiệm đảm bảo tích hợp các chi
tiết, bộ phận thành một sản phẩm hoạt động đạt
yêu cầu

69
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Chế tạo

• Kỹ sư chế tạo (KSCT) làm việc độc lập hoặc


theo nhóm
• KSCT chịu trách nhiệm làm ra các sản phẩm
hoàn chỉnh từ các nguyên liệu thô và chi tiết
• KSCT hỗ trợ quá trình thiết kế để đảm bảo chi
phí thấp

70
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Vận hành & Bảo trì

• Kỹ sư vận hành và bảo trì (KSVH&BT) chịu


trách nhiệm vận hành và bảo trì thiết bị và dây
chuyền sản xuất
• KSVH&BT phải được đào tạo chuyên môn về
vận hành và bảo trì
• KSVH&BT chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng
các máy móc, thiết bị, kịp thời giải quyết các sự
cố, hư hỏng nảy sinh

71
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Hỗ trợ kỹ thuật

• Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật (KSHTKT) liên kết giữa


khách hàng và nhà sản xuất, lắp đặt, điều chỉnh
• Hỗ trợ kỹ thuật hiện đại là một dịch vụ cộng
thêm, có thể đưa vào giá mua sản phẩm
• KSHTKT phải có kỹ năng giao tiếp tốt

72
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Hỗ trợ khách hàng

• Kỹ sư hỗ trợ khách hàng (KSHTKH) cần có kiến


thức kỹ thuật và khả năng giải quyết vấn đề,
kinh nghiệm làm việc với sản phẩm và khách
hàng, được đào tạo về kinh doanh
• KSHTKH cần làm việc với KSHTKT để thỏa mãn
khách hàng tốt hơn

73
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Bán hàng

• Kỹ sư bán hàng (KSBH) phải có nền tảng kỹ


thuật để trả lời và đáp ứng mối quan tâm của
khách hàng
• KSBH cũng phải có khả năng giao tiếp tốt với
khách hàng và bán hàng giỏi
• Nhu cầu về KSBH đang phát triển do một thưc tế
là các sản phẩm ngày càng phức tạp về mặt kỹ
thuật và thay đổi mẫu mã nhanh chóng

74
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Tư vấn
• Kỹ sư tư vấn (KSTV) có thể là tự làm hay làm
việc cho một công ty không cung cấp trực tiếp
sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng
• Nhiều công ty không có sẵn người tư vấn kỹ
thuật cho khách hàng, khi đó họ mời KSTV bên
ngoài
• Nội dung tư vấn có thể rất rộng: đổi mới công
nghệ, thiết kế, lắp đặt, bảo trì, …
• KSTV cũng có thể được yêu cầu đánh giá hiệu
quả của một tổ chức, công ty

75
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
Quản lý
• Trong nhiều trường hợp, kỹ sư được giao nhiệm vụ quản
lý dự án và phải dành toàn bộ thời gian cho công việc này
• Sau nhiều năm làm công việc kỹ thuật, sẽ có lúc các kỹ
sư được giao nhiệm vụ giám sát hay quản trị. Họ được
chọn vì năng lực kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn đề và
kỹ năng lãnh đạo
• Kỹ sư có thể quản lý các kỹ sư khác hay các nhân viên
hỗ trợ và cũng có thể được cất nhắc lên vị trí quản trị
công việc kinh doanh của công ty
• Kỹ sư có thể được đào tạo thêm về quản lý để đảm
nhiệm công việc quản lý

76
1.2.2 Các chức năng của kỹ thuật:
các lĩnh vực khác
Một số người tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật
nhưng lại làm việc trong một số lĩnh vực khác:
• Luật
• Giáo dục và đào tạo
• Y
• Kinh doanh
• An ninh, quốc phòng
Trong những trường hợp này, họ có thể được đào
tạo thêm một số kiến thức có liên quan

77
1.3 Tóm tắt lý lịch của
kỹ sư điện – điện tử (1)
• Họ và tên: …………………………………………………………
• Địa chỉ: ……………………………………………………………..
• Điện thoại: ………………, Email: …………………………….
• Đào tạo:
- Tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật điện (bằng kỹ sư điện –
điện tử), Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM,
năm …
- Tốt nghiệp cao học ngành Kỹ thuật điện (bằng thạc sĩ kỹ
thuật), Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM,
năm …

78
1.3 Tóm tắt lý lịch của
kỹ sư điện – điện tử (2)
• Năng lực chuyên môn:
- 11 năm kinh nghiệm thiết kế và phát triển sản
phẩm điện gia dụng, và thiết bị cầm tay
- Chuyên thiết kế các mạch điện công suất, và
mạch điều khiển cho thiết bị gia dụng và cầm tay
• Kỹ năng máy tính:
SPICE, Proteus, AutoCAD Electrical, MS-Office,
CCS for ARM
79
1.3 Tóm tắt lý lịch của
kỹ sư điện – điện tử (3)
• Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Từ 2009 đến nay: Kỹ sư thiết kế điện, Công ty
X
- Từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 7 năm 2009:
Kỹ sư thiết kế sản phẩm, Công ty Y
- Từ tháng 8 năm 2003 đến tháng 5 năm 2006:
Kỹ sư điện, Công ty Z

80
1.4 Thống kê về nghề nghiệp
kỹ thuật

81
1.4.1 Tổng quan

• Bao nhiêu người học kỹ thuật mỗi năm?

• Những chuyên ngành nào phổ biến nhất?

• Thị trường lao động cho các loại kỹ sư?

• Các kỹ sư thu nhập được bao nhiêu?

• Bao nhiêu phụ nữ học kỹ thuật?

82
1.4.2 Thống kê số lượng sinh viên nhập học Đại học Bách khoa - Đại
học Quốc gia TPHCM theo Khoa, năm 2011
TT Khoa Số lượng SV nhập học
1 Cơ khí 647
2 Công nghệ Vật liệu 171
3 Điện – Điện tử 584
4 Khoa học Ứng dụng 123
5 Khoa học & KT Máy tính 292
6 Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí 165
7 Kỹ thuật Giao thông 175
8 Kỹ thuật Hoá học 417
9 Kỹ thuật Xây dựng 958
10 Môi trường 169
11 Quản lý Công nghiệp 234
83
1.4.3 Thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học Bách khoa - Đại
học Quốc gia TPHCM theo Khoa, năm 2011
TT Khoa Số lượng SV tốt nghiệp
1 Cơ khí 368
2 Công nghệ Vật liệu 138
3 Điện – Điện tử 384
4 Khoa học Ứng dụng 67
5 Khoa học & KT Máy tính 284
6 Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí 95
7 Kỹ thuật Giao thông 76
8 Kỹ thuật Hoá học 255
9 Kỹ thuật Xây dựng 566
10 Môi trường 100
11 Quản lý Công nghiệp 206
84
1.4.4 Lương của
kỹ sư điện – điện tử

Số liệu thu thập vào tháng ?? – 201?:


• Lương của một kỹ sư điện – điện tử mới ra trường
vào khoảng ? đến ? triệu đồng
• Lương của một kỹ sư điện – điện tử có 5 năm kinh
nghiệm vào khoảng ?? đến ?? triệu đồng
• Lương của một kỹ sư điện – điện tử có 10 năm
kinh nghiệm vào khoảng ?? đến ?? triệu đồng

85
1.4.5 Các lời khuyên
từ nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng tìm những người tốt


nghiệp có khả năng:
– Giao tiếp tốt
– Làm việc theo nhóm hiệu quả
– Có năng lực quản lý, lãnh đạo
– Giỏi máy tính và kỹ thuật chuyên ngành
– Thái độ làm việc chăm chỉ, nghiêm túc
– ….
86

You might also like