You are on page 1of 10

Bài giảng

THIẾT KẾ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN


Mở đầu PGS. TS Bùi Quốc Khánh
TS. Nguyễn Duy Đỉnh
Mục tiêu môn học
• Trang bị cho sinh viên ngành Tự động hóa các kiến
thực và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ thiết kế hệ
truyền động điện, cụ thể:
• Biết phân tích công nghệ và thiết bị công nghệ,
• Từ đó xây dựng được nhiệm vụ thiết kế hệ truyền động điện.
• Có kỹ năng thực hiện thiết kế hệ truyền động điện
• Biết kiểm tra đánh giá bản thiết kế truyền động điện
Mục tiêu cụ thể của môn học
• Kỹ sư TĐH Trường đại học Bách khoa Hà Nội cần:
• Đặt được đầu bài thiết kế;
• Thực hiện thiết kế ;
• Đánh giá kiểm tra bản thiết kế

• Về thiết kế hệ truyền động điện:


• DON’T: thiết kế Máy điện, Bộ điều khiển PLC, PCS… và Bộ biến đổi,
• DO: phân tích yêu cầu công nghệ để thiết kế ra hệ truyền động trên
cơ sở các Máy điện, Bộ điều khiển và Bộ biến đổi đã có trong công
nghiệp.
Sự cần thiết của môn học
• Thiết kế là nhiệm vụ chính của các kỹ sư
• Năng lực thiết kế được đưa lên nhiệm vụ hàng đầu
của đào tạo kỹ sư
• Ngày nay nhu cầu về kỹ sư phải thực hiện nhiệm vụ
thiết kế đã có nên cần chú trọng đào tạo.
Sự cần thiết của môn học
• Tỷ trọng tiêu thụ điện năng
Truyền động điện chiếm tỷ trọng lớn nhất tiêu thụ điện lưới quốc gia, đóng vai
trò quan trọng trong tất cả dây chuyền sản xuất

• Tình hình hội nhập quốc tế và khu vực


các kỹ sư Việt nam có thể làm việc trong các nước ASEAN hoặc các nước trong
khu vực như Nhật Bản, Úc, … các công ty tại Việt nam cần có nghiệp vụ về
thiết kế trong đó có hệ truyền động điện.
Sự cần thiết của môn học
• Trong công nghiệp chế tạo
Các doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam bắt đầu chế tạo các dây chuyền sản
xuất, phục vụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có các hệ truyền động.

• Trong công nghiệp chế biến đặc biệt chế biến nông sản,
thực phẩm
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự thiết kế chế tạo và tích hợp các dây
chuyền sản xuất, trong đó các hệ truyền động cũng đóng vai trò quan trọng.

• Nhu cầu nâng cấp các hệ truyền động dây chuyền cũ ngày
càng tăng để đổi mới sản xuất.
Nội dung môn học
• Bài số 1: Khái quát chung về thiết kế hệ truyền động
điện
• Bài số 2: Tóm tắt về lý thuyết điều khiển tự động và
các hệ điều khiển động cơ trong hệ TDD
• Bài số 3: Tải của hệ truyền động điện
• Bài số 4: Trình tự cụ thể Thiết kế hệ TDD
• Hai bài tập dài và các bài tập nhỏ của mỗi chương
Phương pháp học tập
• Nghe giảng trên lớp làm bài tập (theo nhóm)
• Đọc thêm các tài liệu tham khảo
• Trao đổi và giải đáp thắc mắc
• Liên hệ với thực tế sản xuất trong bài giảng
• Kiểm tra giữa kỳ được làm tại trên lớp
• Đánh giá kết quả học tập có tính đến điểm của các bài
tập và hai bài tập dài, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi
cuối kỳ
CHÚC LỚP TIẾP THU ĐƯỢC
NHIỀU KIẾN THỨC VÀ
ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG
HỌC TẬP

You might also like