You are on page 1of 53

Quy hoạch phát triển

hệ thống điện
Chương 7. Quy hoạch lưới điện

EE4314 Electrical Faculty 1


Các nội dung thảo luận
• Phân loại các dự án quy hoạch
• Ứng dụng các bài toán kinh tế trong quy hoạch
• Bảo đảm khả năng tải của lưới điện
• Một số vấn đề của quy hoạch và thiết kế lưới điện

EE4314 Electrical Faculty 2


Các dự án quy hoạch lưới điện
• Công tác quy hoạch nhằm phát triển tối ưu lưới điện trong thời gian dài. Quy
hoạch lưới điện được thực hiện thông qua các dự án được phân loại tương ứng
tuỳ theo mục đích.
• Phân loại dự án quy hoạch:
1. Dự án quy hoạch dài hạn
2. Dự án quy hoạch ngắn hạn
3. Dự án thiết kế
4. Dự án cải tạo
• Nội dung của các dự án quy hoạch lưới điện bao gồm các đề xuất kỹ thuật nhằm
đảm bảo khả năng tải và phân tích kinh tế lựa chọn giải pháp tối ưu, sao cho giá
thành tải điện trung bình của lưới điện là nhỏ nhất trong thời gian cho trước.
• Các dự án quy hoạch lưới điện được tiến hành thông qua đấu thầu thiết kế, thi
công… Các đơn vị kinh tế trúng thầu sẽ thực hiện công trình.

EE4314 Electrical Faculty 3


Dự án quy hoạch dài hạn
• Là dự án được thực hiện trong thời gian từ 15-20 năm, cá biệt tới 30 năm. Quy hoạch dài
hạn cần thiết để tạo ra chiến lược phát triển đồng bộ và dài hơi cho hệ thống điện.
• Là bản ghi trình tự phát triển của lưới điện theo từng mốc thời gian, bao gồm các công
trình điện cần đưa vào vận hành hàng năm, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, sao cho
đạt được một cấu trúc nhất định của lưới điện sau thời gian quy hoạch.
• Trình tự phát triển bao gồm: sơ đồ lưới điện phải đạt được tại mỗi mốc thời gian, các công
trình điện (ĐD, TBA,…) hàng năm, lịch phát triển hệ thống quản lý vận hành, điều khiển.
• Quy hoạch dài hạn yêu cầu dự báo xa về nhu cầu điện năng, dựa trên các kịch bản phát
triển kinh tế, dự báo về nhân lực khả năng quản lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả
năng truyền thông tương ứng. Do dự báo xa dẫn đến độ chính xác của kết quả dự báo có
thể thấp và cần thiết phải được hiệu chỉnh theo thời gian.
• Dự án quy hoạch dài hạn hiện là dự án được phát triển độc lập.
• Ví dụ: dự án quy hoạch dài hạn lưới điện trung áp một khu vực yêu cầu phải chuyển đổi
điện áp về cấp 22kV với một trình tự thực hiện nhất định đã được luận chứng kinh tế, thời
gian đưa vào vận hành của các phần tử cũng được xác định tối ưu.

EE4314 Electrical Faculty 4


Dự án quy hoạch ngắn hạn
• Là sơ đồ phát triển chi tiết lưới điện khu vực trong khoảng thời gian trước mắt
5-7 năm, cụ thể hóa quy hoạch dài hạn trên cơ sở dữ liệu gần và chính xác hơn.
• Quy hoạch ngắn hạn yêu cầu xác định chính xác:
• Yêu cầu thông số kỹ thuật cần có của từng phần tử, làm cơ sở cho các dự án thiết kế
tiếp theo;
• Thời hạn đưa vào vận hành của từng phần tử;
• Các thông số yêu cầu trong quy hoạch ngắn hạn có thể khác với quy hoạch dài
hạn do dữ liệu tính toán cụ thể và chính xác hơn.
• Dự án quy hoạch ngắn hạn hiện nay là một phần của quy hoạch kinh tế xã hội
địa phương, được thực hiện cho khoảng thời gian 5 năm, với tầm nhìn (dự báo)
10 năm tiếp theo.
• Ví dụ: Quy hoạch phát triển lưới điện phân phối huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.

EE4314 Electrical Faculty 5


Dự án thiết kế và cải tạo lưới
điện
• Dự án thiết kế tạo kế hoạch thực hiện từng công trình cụ thể của lưới điện, sao
cho đáp ứng được các thông số cần thiết của quy hoạch ngắn hạn.
• Trong thiết kế kỹ thuật sẽ chọn loại thiết bị cụ thể có các tính năng đáp ứng yêu
cầu, vẽ sơ đồ thực hiện chi tiết kèm theo dự toán.
• Ngoài các dự án quy hoạch và thiết kế, còn có các dự án phát sinh thêm thường
xảy ra trong lưới phân phối trung, hạ áp khi xuất hiện các yêu cầu mới hoặc sai
lệch trong dự báo, gọi là dự án cải tạo lưới điện.
• Một số ví dụ của dự án cải tạo:
• dự án chống quá tải lưới điện,
• dự án cấp điện cho phụ tải mới ngoài quy hoạch,
• dự án giảm tổn thất điện năng,
• dự án nâng cao hệ số công suất,
• dự án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

EE4314 Electrical Faculty 6


Các bài toán kinh tế
1. Bài toán luận chứng kinh tế:
• Tiến hành khi công trình điện được dự kiến thực hiện nhằm mục đích tạo ra lợi
ích, tuy nhiên chưa biết chắc có hiệu quả hay không. Ví dụ: dự án giảm tổn thất
điện năng, cấp điện cho khu vực mới...
• Luận chứng kinh tế đánh giá công trình điện có mang lại lợi ích cho xã hội hay
không, luận chứng tài chính đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ đầu
tư. Lợi ích cho xã hội bao gồm cả yếu tố phát triển kinh tế cho khu vực như cung
cấp điện để cải thiện an sinh xã hội, tạo cơ hội việc làm, quảng bá và nâng cao
hình ảnh địa phương… nhưng chưa chắc đã có lợi cho chủ đầu tư.
• Luận chứng kinh tế và tài chính dẫn đến quyết định đầu tư, được thực hiện
trong quy hoạch, trước khâu thiết kế.
• Đa phần các bài toán quy hoạch lưới điện và xây dựng công trình điện không yêu
cầu luận chứng kinh tế, do lợi ích cho xã hội là đương nhiên. Vì thế chỉ yêu cầu
tìm ra phương án thực hiện tối ưu trên cơ sở so sánh các phương án đề xuất
trong thiết kế.

EE4314 Electrical Faculty 7


Các bài toán kinh tế (2)
2. Bài toán so sánh phương án:
• Được tiến hành sau khi biết chắc là công trình có lợi hoặc đã luận chứng kinh tế-
tài chính và ra quyết định đầu tư.
• Việc thực hiện so sánh các phương án nhằm tìm ra phương án có hiệu quả kinh
tế cao nhất tại thời điểm thiết kế.
• Điều kiện so sánh kinh tế là các phương án có cùng tính năng kỹ thuật, tức là
cùng thỏa mãn yêu cầu.
• Đối với lưới điện, do chỉ có một sản phẩm đầu ra duy nhất là điện năng nên
phần thu của mọi phương án cấp điện là như nhau, chỉ cần so sánh phần chi để
chọn phương án tối ưu.

EE4314 Electrical Faculty 8


Các bài toán kinh tế (3)
3. Bài toán xác định thời gian đưa công trình điện vào vận hành:
• Thời điểm tối ưu đưa công trình điện vào vận hành có thể đem lại lợi ích kinh tế
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tương đối khó xác định các yếu tố lợi ích kinh tế
thu được từ việc cải thiện các chỉ số kỹ thuật của lưới điện như giảm tổn thất
công suất, điện áp, nâng cao khả năng tải và độ tin cậy cung cấp điện.
• Trong quy hoạch dài hạn và ngắn hạn, thời gian đưa công trình điện vào vận
hành đã xác định. Tuy nhiên cùng với thời gian, các điều kiện tính toán ban đầu
cũng thay đổi, do đó trước khi xây dựng một công trình điện cần kiểm tra lại
chính xác thời gian phải đưa công trình điện vào vận hành.
• Từ thời điểm cần đưa công trình điện vào vận hành sẽ quyết định thời điểm bắt
đầu thiết kế và thi công công trình.
• Phương pháp thường được áp dụng là sử dụng chỉ số B/C. Trong trường hợp có
nhiều công trình điện nên đưa vào vận hành trong 1 năm với vốn đầu tư có hạn
thì công trình điện có chỉ số B/C lớn hơn được ưu tiên thực hiện trước.

EE4314 Electrical Faculty 9


Trách nhiệm quy hoạch lưới điện
• Bộ Công Thương chịu trách nhiệm lập Quy hoạch Phát triển lưới điện quốc gia.
• UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lập Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh.
• Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: xác định danh mục và yêu cầu đối với
các dự án nguồn điện lớn và lưới điện truyền tải từ cấp điện áp 220 kV trở lên sẽ
được thực hiện trong giai đoạn quy hoạch.
• Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh: gồm quy hoạch phát triển cho các nguồn điện
vừa và nhỏ, các trạm biến áp 220kV cấp điện cho tỉnh, quy hoạch lưới điện
110kV, lưới điện trung áp và ước tính tổng khối lượng đầu tư lưới điện hạ áp cho
giai đoạn quy hoạch.
• Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh gồm 2 hợp phần:
• Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;
• Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV.

EE4314 Electrical Faculty 10


Tiêu chí quy hoạch lưới điện
• Quy hoạch điện 8: 2021-2030 tầm nhìn 2045, đã trình CP phê duyệt.
• Quy hoạch điện 7: 2011-2020 tầm nhìn 2030, phê duyệt 7/2011.
• Tiêu chí xây dựng Quy hoạch phát triển lưới điện:
a) Lưới điện truyền tải được đầu tư đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 cho các thiết bị chính
và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Quy định lưới điện truyền tải.
b) Phát triển lưới điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước trong khu vực, bảo
đảm kết nối, hòa đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong
khu vực.
c) Lưới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lượng điện
năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải.
d) Lựa chọn cấp điện áp truyền tải hợp lý trên cơ sở công suất truyền tải và khoảng cách
truyền tải.

EE4314 Electrical Faculty 11


Định hướng phát triển
a) Phát triển lưới điện đồng bộ với tiến độ nguồn điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung.
b) Phát triển lưới điện phù hợp với chiến lược phát triển ngành và quy hoạch của địa phương.
c) Phát triển lưới truyền tải 220 kV và 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy, giảm tổn thất điện năng,
bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trường điện.
d) Phát triển lưới 110 kV, lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ tin cậy, giảm tổn thất điện năng, tạo
điều kiện cho việc cải tạo lưới trung áp sang 22 kV và điện khí hóa nông thôn.
e) Phát triển đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng
cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất.
f) Sơ đồ lưới điện thành phố phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; hiện đại hóa và từng bước
ngầm hóa lưới điện, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.
g) Hiện đại hóa lưới điện, nâng cấp thiết bị đóng cắt, bảo vệ và tự động hóa của lưới điện; nghiên
cứu sử dụng các thiết bị FACTS để nâng cao giới hạn truyền tải; hiện đại hóa hệ thống điều khiển.
h) Nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ “Lưới điện thông minh - Smart Grid”, tạo sự tương tác
giữa hộ tiêu thụ với lưới cung cấp nhằm giảm chi phí và nâng cao độ an toàn cung cấp điện.

EE4314 Electrical Faculty 12


Định hướng phát triển (2)
Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải siêu cao áp:
• Điện áp 500 kV là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam.
• Nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750 kV, 1000 kV hoặc truyền tải bằng điện một chiều giai đoạn sau năm
2020.
• Lưới điện 500 kV được sử dụng để truyền tải công suất từ Trung tâm điện lực, các nhà máy điện lớn đến các trung tâm
phụ tải lớn trong từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để bảo đảm vận hành tối
ưu hệ thống điện.

Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải 220 kV:
• Các trạm biến áp xây dựng với quy mô từ 2 đến 3 máy biến áp; xem xét phát triển trạm có 4 máy biến áp và trạm biến
áp GIS, trạm biến áp ngầm tại các thành phố lớn.
• Các đường dây xây dựng mới tối thiểu là mạch kép; đường dây từ các nguồn điện lớn, các trạm biến áp 500/220 kV
thiết kế tối thiểu mạch kép sử dụng dây dẫn phân pha.

Hạng mục Đơn vị 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030
Trạm 500 kV MVA 17.100 26.750 24.400 20.400
Trạm 220 kV MVA 35.863 39.063 42.775 53.250
ĐZ 500 kV km 3.833 4.539 2.234 2.724
ĐZ 220 kV km 10.637 5.305 5.552 5.020

EE4314 Electrical Faculty 13


Một số vấn đề của quy hoạch lưới điện
• Đảm bảo khả năng tải cho lưới điện
• Lựa chọn tiết diện dây dẫn
• Lựa chọn điện áp vận hành
• Xây dựng lịch ngừng điện công tác tối ưu
• Đảm bảo khả năng điều chỉnh điện áp trong quy hoạch
• Nâng cao hệ số công suất cho lưới điện
• Bài toán giảm tổn thất điện năng trong quy hoạch
• Các biện pháp nâng cao độ tin cậy trong quy hoạch

EE4314 Electrical Faculty 14


Các yêu cầu đối với lưới điện
• An toàn điện:
• Cho người vận hành và sử dụng
• Cho các thiết bị trên lưới điện và hộ tiêu thụ
• Cho môi trường
• Chất lượng điện năng
• Chất lượng tần số
• Chất lượng điện áp
• Độ tin cậy cung cấp điện
• Mức độ liên tục cung cấp điện của lưới điện
• Tính kinh tế
• Đạt được giá trị tối ưu sau khi bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật

EE4314 Electrical Faculty 15


Đảm bảo khả năng tải của lưới
điện
• Khi nào lưới điện được hiểu là quá tải?
• Khả năng tải của lưới điện: công suất max đi qua lưới điện mà không vi phạm các yêu cầu
kỹ thuật đối với lưới điện. Các yêu cầu kỹ thuật này khác nhau đối với từng loại lưới điện.
• Ví dụ về khả năng tải của lưới điện truyền tải, thay đổi theo chiều dài đường dây:

EE4314 Electrical Faculty 16


Bài toán lựa chọn tiết diện dây dẫn
Chi

• Là bài toán cơ bản nhất trong quy hoạch và phí

thiết kế lưới điện. Chi phí vòng đời

• Chọn dây dẫn bao gồm chọn loại dây dẫn và


chọn tiết diện dây dẫn. Sau khi đã chọn loại min

dây (nhôm, nhôm lõi thép, cáp nhôm, cáp


đồng…) thì bài toán là chọn tiết diện tối ưu về Chi phí Chi phí vốn
tổn thất
kinh tế.
• Nếu tiết diện dây dẫn lựa chọn nhỏ sẽ giảm
được vốn đầu tư và chi phí hoạt động, nhưng
FKT Tiết diện F, mm2
làm tăng chi phí cho tổn thất công suất và điện
năng. Ngược lại tăng dần tiết diện dây sẽ giảm
được tổn thất nhưng tăng chi phí vốn và vận
hành. Chi phí vòng đời (Life cycle cost -
LCC) là tổng của tất cả các chi phí
• Tổng của 2 chi phí là chi phí vòng đời của
đường dây. Tồn tại một tiết diện cho chi phí liên quan trong suốt tuổi thọ dự
tổng này nhỏ nhất là tiết diện kinh tế. kiến của sản phẩm.
FKT: LCC → min

EE4314 Electrical Faculty 17


Các hạn chế kỹ thuật với dây dẫn
• Mục tiêu: bảo đảm khả năng tải cho lưới điện.
• Thực tế không phải bao giờ cũng có thể sử dụng tiết diện tối ưu, dây dẫn còn
được chọn đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để lưới điện có thể hoạt động được:
1. Phát nóng lâu dài do dòng điện làm việc.
2. Độ bền cơ học của đường dây
3. Khả năng truyền tải công suất ổn định
4. Tổn thất vầng quang điện
5. Phát nóng khi ngắn mạch
6. Tổn thất điện áp max
• Với mỗi loại lưới điện, điều kiện lựa chọn là điều kiện gần nhất so với chế độ
vận hành, các điều kiện khác là điều kiện kiểm tra.
• Điều kiện lựa chọn thay đổi theo loại lưới điện: loại phụ tải, cấp điện áp, chiều
dài đường dây, chế độ vận hành…

EE4314 Electrical Faculty 18


Các điều kiện lựa chọn dây dẫn
Lưới điện Cấp ĐA ĐK chọn (giới hạn gần nhất) ĐK kiểm tra (các giới hạn kỹ thuật khác có thể vi phạm trong 1 số chế độ)

Phát nóng lâu dài


Hệ thống SCA Ổn định TT vầng quang
Độ bền cơ
Phát nóng lâu dài
Truyền tải CA Kinh tế TT vầng quang
Độ bền cơ
Phát nóng lâu dài
TA TTĐA cho phép Phát nóng khi ngắn mạch (ổn định nhiệt): với dây cáp
Phân phối
Độ bền cơ
HA Phát nóng TTĐA cho phép
Phát nóng khi ngắn mạch (ổn định nhiệt)
TA Kinh tế Độ bền cơ
Cung cấp Phối hợp với thiết bị bảo vệ
Phát nóng khi ngắn mạch (ổn định nhiệt)
HA Phát nóng
Phối hợp với thiết bị bảo vệ

• Câu hỏi: tại sao trong lưới truyền tải lại không sử dụng điều kiện TTĐA để chọn tiết diện dây dẫn?

EE4314 Electrical Faculty 19


Khoảng chia kinh tế
• Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế là bài toán tối ưu:
• chọn F lớn yêu cầu chi phí đầu tư K lớn
• chọn F nhỏ cho điện trở R lớn, tăng chi phí cho tổn thất điện năng ΔA
• tiết diện kinh tế cân bằng giữa vốn đầu tư và chi phí vận hành hàng năm
• Trong quy hoạch để chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế với yêu cầu xét được ảnh
hưởng của phụ tải đến F, hoặc khi thông số của thị trường thay đổi, có thể sử dụng khoảng
chia kinh tế.
• Xét hàm chi phí tính toán cho 1 km đường dây:
Z0 = (aTC + aVH).K0 + ΔA.CA = (aTC + aVH).K0 + 3.I2max.R0.τ.CA = α + β.I2max
• Xây dựng Z0 theo các tiết diện dây dẫn khác nhau ta được khoảng chia kinh tế, cho phép
lựa chọn tiết diện dây dẫn tối ưu (có Z nhỏ nhất) ứng với giá trị của dòng điện I max tương
ứng.

EE4314 Electrical Faculty 20


Khoảng chia kinh tế (2)

• Với dòng Imax nằm trong khoảng Ia đến Ib, giá trị hàm Z nhỏ nhất tương ứng với khoảng ab
là hàm Z của tiết diện F2. Như vậy F2 là tiết diện kinh tế.

EE4314 Electrical Faculty 21


Vấn đề lựa chọn cấp điện áp
• ĐA danh định, ĐA định mức, ĐA vận hành: U
Ucpmax
• Tên gọi (danh định) – nominal Uvh

• Thiết kế (định mức) – rated Uđm

• Thực tế (vận hành) – operating


Ucpmin

• Tiêu chuẩn ĐA TCVN 7995/ IEC 60038 quy


định các cấp điện áp trong HTĐ 50Hz:
• Hạ áp: dưới 1kV
t
• Trung áp: 1-35kV
• Cao áp: 110-220kV
• Siêu cao áp: 500kV
U  4,34 L  16P
• Vấn đề lựa chọn cấp ĐA định mức:
U,(kV); L,(km); P,(MW)
• Bài toán kinh tế - kỹ thuật
• Z = f(U) → min

EE4314 Electrical Faculty 22


Đảm bảo khả năng điều chỉnh
điện áp trong lưới điện
 Nhằm đảm bảo khả năng điều chỉnh điện áp trong hệ thống, ngay từ khâu quy
hoạch và thiết kế đã yêu cầu đảm bảo khả năng điều chỉnh điện áp trên cơ sở
đảm bảo cân bằng công suất phản kháng bằng nhiều yêu cầu thiết kế khác
nhau.
 Khác với tần số, ĐA cần được điều chỉnh tại nhiều vị trí và được phân cấp để có
thể điều chỉnh bằng các biện pháp khác nhau.
 Trong lưới hệ thống và lưới truyền tải:
 ĐCĐA để giữ độ lệch ĐA tại đầu ra của trạm BA trung gian theo yêu cầu.
 Các biện pháp điều chỉnh: Điều chỉnh kích từ tại máy phát điện; MBA có điều áp dưới
tải; Thiết bị bù dọc.
 Trong lưới điện phân phối:
 ĐCĐA nhằm đảm bảo độ lệch ĐA cho các thiết bị dùng điện
 Các biện pháp điều chỉnh: Phối hợp lựa chọn đầu phân áp cho máy biến áp phân phối;
sử dụng ổn áp tự động.

EE4314 Electrical Faculty 23


Cân bằng CSPK trong quy hoạch
và thiết kế
• ĐCĐA được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh cấu trúc của lưới điện tại các khu vực để đảm
bảo cân bằng CSPK. Trước khi có thể điều chỉnh ĐA trong HTĐ, toàn HT cần có cân bằng
CSPK:
QF = QYC = ΣQPT + ΔQ
Do ĐA mang tính địa phương, mỗi khu vực i cũng cần có cân bằng CSPK:

QFi = QYCi = ΣQPTi + ΔQi


• Cân bằng CSPK trong HTĐ xác định một mức độ ĐA trung bình trong toàn HT. ĐA tại các vị
trí có thể khác ĐA trung bình, tuỳ thuộc cấu trúc của lưới điện. Phá vỡ cân bằng CSPK làm
thay đổi mức ĐA trung bình.
• Ngay trong thiết kế, do cấu trúc của các phần tử của HTĐ, hầu hết các thiết bị đều mang
tính điện cảm, tức là tiêu thụ CSPK. Đặc biệt là các phần tử của HTĐ (MBA) và các động cơ
không đồng bộ CS lớn tại các hộ tiêu thụ công nghiệp.
• Với nguồn CSPK từ các máy phát hạn chế, đánh giá sơ bộ cân bằng CSPK cho thấy HTĐ
thiếu CSPK khi vận hành.
• Các thiết bị bù CSPK được sử dụng để đảm bảo cân bằng CS, phân bố tại các khu vực cho
nhiều mục tiêu khác nhau.

EE4314 Electrical Faculty 24


Nhu cầu tiêu thụ CSPK
1. Phụ tải công nghiệp, thương mại (70%P PT):
• Động cơ: 60-70%QCN
QMBA
• MBA: 20-30%QCN 20%

• Thiết bị khác: 10%QCN


QSH
•Hệ số công suất của phụ tải CN khi chưa bù cosφ=0,5-0,8 12%
(tgφ =0,75-1,7) QCN
68%
Cứ tiêu thụ 1kW CSTD, phụ tải công nghiệp cần 0,75-1,7kVAr.
2. Phụ tải dân dụng, sinh hoạt (30%PPT):
• Hệ số công suất cosφ≥0,9 (tgφ=0,484)
Cứ tiêu thụ 1kW CSTD, phụ tải sinh hoạt cần 0,484kVAr.
3. Tổn thất CSPK trong các MBA:
25%QPT (qua 3-4 cấp điện áp)
4. Khả năng phát CSPK của nguồn điện: xác định theo cosφ
định mức từ 0,8-0,9.

EE4314 Electrical Faculty 25


Đánh giá cân bằng CSPK trong
HTĐ
• Bài toán: ước lượng công suất cần phải bù cho hệ thống điện bất kỳ.
• Phụ tải công nghiệp chiếm khoảng 70% công suất phụ tải, cosφ = 0,5-0,8 (trung bình cosφ
= 0,65 hay tgφ = 1,169)
• Phụ tải dân dụng chiếm khoảng 30% công suất phụ tải, cosφ = 0,9 (tgφ = 0,484).
• Cứ 1kW CSTD tiêu thụ, yêu cầu kèm theo:
QPT = PPT. tgφPT = 0,7.1,169 + 0,3.0,484 = 0,9635 kVAr
• Tổn thất trong MBA và lưới điện 25%:
ΔQ = 25% . 0,9635 = 0,2409 kVAr
• Tổng CSPK yêu cầu của hệ thống:
QYC = 0,9635 + 0,2409 = 1,2044 kVAr
• Máy phát điện có cosφ = 0,8-0,9 (trung bình cosφ=0,85 hay tgφ=0,6197). Tức là cứ phát
1kW CSTD, kèm theo tối đa QF = 0,6197 kVAr CSPK.
• Như vậy các MFĐ chỉ đáp ứng được khoảng 50% tổng yêu cầu CSPK của HTĐ.

EE4314 Electrical Faculty 26


Đánh giá cân bằng CSPK trong
HTĐ (2)
• Lượng CSPK còn thiếu:
QB = QYC – QF = 1,2044 – 0,6197 = 0,5847 kVAr
• Cách xử lý:
• Trước 2014: yêu cầu phụ tải công nghiệp nâng cosφ lên 0,85 (tgφ=0,6197), CSPK bù được:
Q’B = 0,7.(1,169 – 0,6197) = 0,3845 kVAr
• Phần công suất bù của mỗi xí nghiệp phụ thuộc vào cosφ của phụ tải.
• Còn lại:
Q”B = 0,5847 – 0,3845 = 0,2002 kVAr
• Như vậy ứng với 1kW công suất phụ tải, hệ thống điện phải bù khoảng 0,2kVAr, chủ yếu
cho tổn thất CSPK trong các máy biến áp.
• Sau năm 2014: các phụ tải công nghiệp cần nâng cosφ lên 0,9 (tgφ=0,484), lúc này:
Q’B = 0,7.(1,169 – 0,484) = 0,4795 kVAr
Q”B = 0,5847 – 0,4975 = 0,1052 kVAr
EE4314 Electrical Faculty 27
Yêu cầu bù công suất phản
kháng
• Cân bằng CSPK trong HTĐ:
QF = QYC = ƩQPT + ΔQ 1.2044
• Nguồn CSPK: máy phát và thiết bị bù. Nếu không đặt 0.6197
thiết bị bù, HT luôn thiếu CSPK.
1 2
• Các biện pháp bù CSPK:
a) Bù kỹ thuật: đảm bảo cân bằng CSPK;
b) Bù cưỡng bức: nâng hệ số CS của phụ tải công 17%

nghiệp;
c) Bù kinh tế: giảm tổn thất điện năng;
• Việc phân chia dung lượng giữa bù kỹ thuật và bù 51%

cưỡng bức được quyết định bởi các yếu tố kinh tế kỹ 32%
thuật và ảnh hưởng xã hội tại mỗi giai đoạn phát
triển của quốc gia, được quy định bởi luật điện lực.

Nguồn Phụ tải CN Điện lực

EE4314 Electrical Faculty 28


Bài tập
• Đánh giá dung lượng bù kỹ thuật của hệ thống trên 1kW CSTD nếu:
• Hệ số CS trung bình của phụ tải CN bằng 0,75.
• Hệ số CS trung bình của máy phát bằng 0,88.
• Sử dụng quy định bù cưỡng bức sau 2014.

EE4314 Electrical Faculty 29


Yêu cầu bù CSPK ở phụ tải
công nghiệp tại một số quốc gia
STT Quốc gia Yêu cầu

Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9. Mức phạt thay đổi theo cấp và tùy theo lượng công suất phản
1 Mỹ
kháng tiêu thụ vượt trội so với qui định.

2 Canada Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9. Mức phạt theo Cosφ thay đổi theo từng tiểu bang.

Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9. Mức phạt thay đổi tùy theo từng vùng, thành phố. Tuy nhiên hệ
3 Trung Quốc
số công suất tối thiểu đang được đánh giá lại, được thảo luận với giá trị 0,88.

4 Australia Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu dao động từ 0,85 đến 0,9 tùy theo yêu cầu cụ thể của công ty điện lực

Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9. Thực hiện phát nếu sử dụng với hệ số công suất thấp hơn và có
5 Mexico
thưởng (với phụ tải công nghiệp) nếu đạt hệ số công suất cao hơn qui định.

6 Đức Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9

7 Pháp Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,92.

8 Tây Ban Nha Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,95. Mức phạt theo Cosφ thay đổi theo mức hệ số công suất.

9 Bồ Đào Nha Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,92.

10 Estonia/Latvia Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,95.

EE4314 Electrical Faculty 30


Yêu cầu bù CSPK ở phụ tải công
nghiệp tại một số quốc gia (2)
• Hầu hết các quốc gia đều đặt ra ngưỡng hệ số công suất xấp xỉ 0,9 và thực hiện việc phạt
theo Cosφ tùy theo mức độ vi phạm.

STT Quốc gia Yêu cầu

11 Rumani Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,95. Mức phạt thay đổi theo hệ số công suất thực đã dùng.

Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,92 đối với phụ tải điện áp thấp và 0,9 đối với phụ tải điện áp cao.
12 Israel
Mức phạt là 1% của hóa đơn tiền điện đối với mỗi 0,01 thay đổi của hệ số cos phi so với qui định.

13 Thái Lan Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,85. Thực hiện phạt theo Cosφ với từng cấp.

14 Philippine Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,86.

15 Singapore Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,85.

Yêu cầu hệ số công suất tối thiểu là 0,9 đối với cấp truyền tải (≥132kV) và 0,85 đối với các phụ tải ở cấp
16 Malaysia
điện áp thấp hơn 132kV. Mức phạt theo hệ số công suất.

EE4314 Electrical Faculty 31


Yêu cầu nâng cao hệ số công suất của
phụ tải công nghiệp Việt Nam
• Hiện trạng yêu cầu bù công suất phản kháng tại các phụ tải công nghiệp cũng
như trên LĐPP Việt Nam thể hiện khá rõ trong thông tư 07/2006/TT-BCN của Bộ
CN và thông tư 15/2014/TT-BCT Bộ CT.
• Dự báo và quy hoạch phát triển sơ đồ HTĐ Việt Nam đến năm 2030, nhu cầu
điện năng vẫn liên tục tăng trưởng (10 - 15% mỗi năm). Nhiều nguồn điện mới,
công suất lớn (cosφ trung bình 0,9), khả năng phát CSPK giảm.
• Từ năm 2007 - 2009 EVN đã có chủ trương bù CSPK trên lưới điện trung, hạ áp
để đảm bảo cosφ = 0,95-098 tại lộ tổng trung áp các TBA 110kV.
• Hiện nay Bộ Công thương đã dự kiến đề xuất tiêu chuẩn và chi phí sử dụng công
suất phản kháng tại các phụ tải công nghiệp mới một cách hợp lý, phù hợp hơn
với mức độ phát triển kinh tế và HTĐ Việt Nam.

EE4314 Electrical Faculty 32


Bù CSPK tại các phụ tải công
nghiệp
• Mục đích:
• Phân phối dung lượng bù bên trong hộ tiêu thụ để được hệ số công suất ít nhất là 0,9
(Theo thông tư số 15/2014/TT-BCT, thay thế thông tư 07/2006/TT-BCN);
• Kết hợp với giảm TTĐN trong hộ tiêu thụ.
• Do khách hàng (doanh nghiệp) thực hiện;
• Công suất phản kháng của các phụ tải công nghiệp thường được xác định tại
điểm đặt thiết bị đo đếm thông qua hệ số công suất trung bình.

• Trong đó:
• Ap - điện năng tác dụng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh),
• Aq - điện năng phản kháng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ tương ứng
(kVArh).

EE4314 Electrical Faculty 33


Chi phí cho CS phản kháng
• Tiền mua CSPK được tính theo công thức:
TQ = TA x k%
TA – tiền mua điện năng tác dụng
k% - hệ số chi phí
• Quy định theo luật điện lực (thông tư 15/2014/TT-BCT).
• Đối tượng: Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất max từ
80 kW hoặc MBA từ 100 kVA trở lên và có cos < 0,9.
• Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện thì bên mua điện
không phải mua CSPK khi cos < 0,9.
• Trường hợp bên mua điện có khả năng phát CSPK lên HTĐ và bên bán điện có
nhu cầu mua CSPK thì hai bên có thể thoả thuận việc mua bán thông qua hợp
đồng.

EE4314 Electrical Faculty 34


Chi phí cho CS phản kháng (2)
• Hệ số chi phí k tính theo bảng sau:

Hệ số công suất Cosφ k (%) Hệ số công suất Cosφ k (%)


Từ 0,9 trở lên 0 0,74 21,62
0,89 1,12 0,73 23,29
0,88 2,27 0,72 25
0,87 3,45 0,71 26,76
0,86 4,65 0,7 28,57
0,85 5,88 0,69 30,43
0,84 7,14 0,68 32,35
0,83 8,43 0,67 34,33
0,82 9,76 0,66 36,36
0,81 11,11 0,65 38,46
0,8 12,5 0,64 40,63
0,79 13,92 0,63 42,86
0,78 15,38 0,62 45,16
0,77 16,88 0,61 47,54
0,76 18,42 0,6 50
0,75 20 Dưới 0,6 52,54

EE4314 Electrical Faculty 35


Bù kinh tế công suất phản
kháng
• Sau khi bù kỹ thuật trên lưới và bù cưỡng bức tại phụ tải công nghiệp, vẫn còn lượng CSPK
lớn truyền tải trên lưới điện trung áp từ nhà máy điện tới. Có thể tiếp tục đặt bù tại khu
vực này để giảm tổn thất điện năng trong lưới điện.
• Lợi ích khi đặt bù:
• Giảm dự trữ CSTD, do giảm TTCS
• Giảm tải cho MBA và đường dây
• Giảm TTĐN
• Cải thiện CLĐA trong chế độ max.
• Các chi phí khi đặt bù
• Vốn đầu tư và chi phí vận hành
• Tổn thất điện năng trong trạm bù
• Nguy cơ quá điện áp khi vận hành non tải
• Bài toán bù kinh tế: xác định số lượng trạm bù, vị trí đặt bù, dung lượng trạm bù và chế độ
điều chỉnh sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
• Bù kinh tế là bài toán tối ưu, với hiệu quả kinh tế được đánh giá bằng cách so sánh lợi ích
với chi phí khi đặt thiết bị bù trên lưới điện.

EE4314 Electrical Faculty 36


Bài toán bù CSPK cổ điển
• Hàm mục tiêu: hàm chi phí tính toán hàng năm Z (đ/năm) tính theo biến Qbù (kVAr).

Z = Z1 + Z2 + Z3

• Z1 – quy đổi vốn đầu tư và chi phí hoạt động hàng năm cho thiết bị bù:

Z1 = (avh+ atc).K0.Qbù

• Z2 – Chi phí cho tổn thất điện năng trong thiết bị bù (T=8760h):

Z2 = ΔP0.Qbù.T.CA

• Z3 – Chi phí cho điện năng tổn thất do CSPK gây ra trên lưới sau khi bù:

Z3 = (Q-Qbù)2.R.τ.CA/U2

• Xác định Qbù tối ưu khi Z → min.

EE4314 Electrical Faculty 37


Độ giảm tổn thất điện năng
• Độ giảm tổn thất điện năng DA – chênh lệch tổn thất điện năng hàng năm trước
và sau khi đặt bù.
DA  A 1 A 2
• DA được sử dụng để đánh giá kinh tế chính xác hơn cho thiết bị bù.
• DA được tính theo tích phân của độ giảm tổn thất công suất DP trước và sau khi
đặt bù:
8760 8760
DA  
0
DP.dt  
0
( P1  P2 ).dt

Nguồn j(Q-QC) Phụ tải


ĐD

jQC

EE4314 Electrical Faculty 38


Tính toán độ giảm tổn thất điện
năng
8760

• Công suất phản kháng trung bình:  Q.dt


Q tb  0
8760

• TTCS trên điện trở R trước khi bù: Q2


P1  2 R
U
• TTCS sau khi bù: (Q  Q b ) 2
P2  R
U2

• Độ giảm TTCS DP:


Q2 (Q  Q b ) 2 2QQ b  Q b2
DP  P1  P2  P1  2 R  R R
U U2 U2

• Độ giảm TTĐN DA:


8760 8760
2QQ b  Q b2 8760.R.(2Q b Q tb  Q b2 )
DA  
0
DP.dt  
0
U 2
R.dt 
U2

EE4314 Electrical Faculty 39


Dung lượng bù tối ưu
• Độ giảm TTĐN DA trên đường dây có điện trở R:
8760 8760
2QQ b  Q b2 8760.R.(2Q b Q tb  Q b2 )
DA  
0
DP.dt  
0
U2
R.dt 
U2

• Tính Qb để độ giảm TTĐN DA lớn nhất:

d(DA)
DA  max  0
d(Q b )

• Khi đó: 2Qtb – 2Qb = 0 hay là Qb = Qtb


• Như vậy dung lượng bù bằng Qtb giảm được nhiều tổn thất điện năng nhất.

EE4314 Electrical Faculty 40


Ví dụ tính độ giảm TTĐN
Đường dây 22kV dài 5km, sử dụng dây AC-95 với điện trở R0 = 0,6Ω/km, cấp điện
cho phụ tải P=1000kW có đồ thị phụ tải năm như sau:

T,h 0÷500 500÷2000 2000÷5500 5500÷8760


PT , kW 1000 800 600 400
COSФT 0,90 0,85 0,80 0,75

Giả sử đặt thiết bị bù ngang công suất Qbù tại phụ tải. Hãy xác định:
1. Đồ thị công suất phản kháng Q sau khi bù với Qbù = Q and Qbù = Qtb
2. Thời gian tổn thất công suất lớn nhất trước và sau khi đặt bù bằng Q.
3. Độ giảm tổn thất điện năng DA với Qbù = Q and Qbù = Qtb

EE4314 Electrical Faculty 41


Một số công thức
8760
• CSPK trung bình:  Q.dt
 (Q .t )
i i
Q tb  0

8760 8760

8760
• Thời gian TTCS max:
 S2 .dt
 2
(S .t )
i i
 0
2
 2
S
max Smax

• Độ giảm tổn thất điện năng: 8760.R.(2Q bQ tb  Q b2 )


DA 
U2

8760.R.Q 2tb )
• Khi Qb = Qtb và DA → max: DAmax 
U2

EE4314 Electrical Faculty 42


T,h 0÷500 500÷2000 2000÷5500 5500÷8760
P(T) , kW 1000 800 600 400
COSФT 0,9 0,85 0,8 0,75
TANФT 0,484 0,620 0,750 0,882
Q(T), kVAr 484,3 495,8 450,0 352,8
S(T), kVA 1111,1 941,2 750,0 533,3
QSB1, kVAr 0,0 11,5 -34,3 -131,6
QSB2, kVAr -11,5 0,0 -45,8 -143,0
QSB3, kVAr 60,7 72,2 26,4 -70,8
ST1, kVA 1000,0 800,1 601,0 421,1

• CSPK trung bình: Qtb = 423,6 kVAr


• Thời gian TTCS max trước khi bù: τ1 = 3922,1 h
• Thời gian TTCS max sau khi bù với Qb = 484,3kVAr: τ2 = 3302,3 h
• Độ giảm TTĐN khi bù với Qb = 484,3kVAr: DA(Q) = 9543,6 kWh
• Độ giảm TTĐN khi bù với Qb = 423,6kVAr: DA(Qtb) = 11140,0 kWh
EE4314 Electrical Faculty 43
Đồ thị công suất phản kháng
QT, kVAr QSB1, kVAr QSB2, kVAr QSB3, kVAr

600.0

500.0

400.0

300.0

200.0

100.0

0.0
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

-100.0

-200.0

EE4314 Electrical Faculty 44


Mô hình bài toán bù tổng quát
Hàm mục tiêu để xác định hiệu quả kinh tế cao nhất:
Z = F(Qbi, Li, X) → Max
• Trong đó: Qbi, Li phản ánh dung lượng và vị trí bù trong LĐ; X là thông số trạng
thái HT trong các chế độ khác nhau;

Với các ràng buộc của chế độ bao gồm:


• Giới hạn cho phép của thông số trạng thái: CSTD và CSPK
• Các điều kiện hạn chế điện áp và khả năng điều chỉnh tại mỗi nút i trong lưới
• Ràng buộc ứng với CĐXL của HT:
GJ(Qbi, Li, X) = 0

EE4314 Electrical Faculty 45


Nhận xét về bài toán bù tổng
quát
Bài toán bù tổng quát là bài toán quy hoạch phi tuyến với số lượng biến và ràng buộc lớn;
• Để giải bài toán bù cần biết rõ cấu trúc của lưới phân phối, đồ thị phụ tải tác dụng và
phản kháng dự kiến của các trạm phân phối;
• Vẫn phải chấp nhận nhiều giả thiết gần đúng: lưới điện 3 pha đối xứng, phụ tải hằng,
dung lượng bù liên tục…;
• Khả năng hội tụ và tìm được nghiệm toàn cục thấp;
• Kết quả thu được cần phải hiệu chỉnh;
• Ít được áp dụng trong thực tế quy hoạch lưới điện ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay bài toán bù có thể được thực hiện theo kinh nghiệm:
• Phụ trách: đơn vị điện lực quản lý lưới điện phân phối (EVN);
• Mục đích đặt bù: giảm thiểu TTĐN trong xuất tuyến của LĐPP;
• Dung lượng bù: phụ thuộc quy hoạch và vốn đầu tư dự kiến;
• Số lượng trạm bù: khoảng 1-3 trạm đặt tại các TBA PP;
• Vị trí đặt bù: gần đúng theo tính toán sơ bộ hoặc kinh nghiệm;

EE4314 Electrical Faculty 46


Ví dụ tính bù CSPK trong lưới
điện phân phối thực tế

EE4314 Electrical Faculty 47


EE4314 Electrical Faculty 48
EE4314 Electrical Faculty 49
Kết quả đánh giá thông số lưới điện khi
chưa có bù CSPK
 Hiện trạng trước khi đặt bù:

Thông số Pmax Qmax P (kW) A (kWh)

Kết quả 10.255,25 6.358,26 10.255,25 76.432.378


Thông số ∆P0 (kWh) ∆P0 (%) ∆A0 (kWh) ∆A0 (%)
Kết quả 423,45 4,129 2.735.076 3,578

● Thông số đặc trưng của đồ thị phụ tải


 Công suất phản kháng trung bình tính từ đồ thị phụ tải sẽ là:
24 24

 qdt  q i
20, 498
q tb  0
 1
  0,851
24 24 24

 Dung lượng bù cho 1 trạm:


2 2
q butb  q tb  0,851  0,569  Q butb  0,569Q max
3 3

EE4314 Electrical Faculty 50


Phân bố CSPK trên lưới sau khi đặt bù

Khi đặt 1 trạm bù:


 Đồ thị thể hiện sự phân bố CSPK
thay đổi trên xuất tuyến sau khi bù

Khi đặt 2 trạm bù:


 Đồ thị thể hiện sự phân bố CSPK
thay đổi trên xuất tuyến sau khi bù

EE4314 Electrical Faculty 51


Tính toán với hệ số công suất thay đổi
• Trường hợp đặt hai trạm bù cố định trên xuất tuyến: (Qbù = 2172kVAr với hệ số công suất của phụ tải
công nghiệp là 0,85): tương tự xuất tuyến thực tế.

Thông số Pmax Qmax ∆Umax (%) A (kWh)

Kết quả 10255 2029 4,92 76432378


Thông số ∆P2 (kW) ∆P2 (%) ∆A2 (kWh) ∆A2 (%)
Kết quả 316,12 3,082 2041820 2,671

• Quan hệ dung lượng bù với hệ số công suất thay đổi:

EE4314 Electrical Faculty 52


Các tiêu chuẩn quốc tế trong
thiết kế và quy hoạch điện
• Tiêu chuẩn IEC - Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế:
• Gồm hơn 6500 tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện.
• Trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thiết kế điện được áp
dụng theo tiêu chuẩn cũ của Liên Xô.
• Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn TCVN chấp nhận IEC để
chuyển dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
• Một số tiêu chuẩn thông dụng: IEC60038/TCVN7995 quy chuẩn về điện áp;
IEC60364/TCVN7447 lắp đặt công trình điện.
• Tiêu chuẩn IEEE – Hiệp hội các kỹ sư điện và điện tử:
• Có phạm vi rộng, thiên về học thuật
• Bao gồm hơn 9000 bộ tiêu chuẩn đã được áp dụng, 4000 bộ tiêu chuẩn đang được
soạn thảo.
• Ví dụ: tiêu chuẩn IEEE P1366 hướng dẫn về các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện;
IEEE 142-2007 về quy trình nối đất trong HTĐ công nghiệp và thương mại.

EE4314 Electrical Faculty 53

You might also like