You are on page 1of 119

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN


CHO CHUNG CƯ HƯNG PHÚC

STTH: Trần Vũ Bảo Giang


MSSV: 1647315
GVHD: NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/2021


i
LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp là điều kiện cần để những sinh viên năm cuối có đủ kiến thức và kỹ
năng chuẩn bị bước ra môi trường làm việc thực tế. Để hoàn thành được nội dung của luận
văn này em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM, đặc biệt đến các thầy cô bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện- Điện Tử đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường,
không chỉ kiến thức về lý thuyết mà em còn được tiếp cận trực tiếp với thực tế.

Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Xuân Cường là người trực tiếp dẫn dắt
từ ngày đầu hình thành đề tài đến khi hoàn thành luận văn. Thầy đã không quản thời gian bận
rộn mà đã giúp đỡ em nhiều nhất có thể. Những lời dạy của thầy là nguồn kiến thức quý báu
giúp em hoàn thành tốt luận văn và cũng là những kinh nghiệm cho em khi bước ra môi
trường làm việc thực tế.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, luận văn
này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các
thầy cô để có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực
tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

ii
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP………………………………………i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………..………………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………...iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ THIẾT KẾ……1
1.1 Giới thiệu về thiết kế cung cấp điện ......................................................... 1
1.1.1 Tiêu chuẩn của chủ đầu tư ..................................................................... 1
1.1.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN)................................................................ 2
1.1.3 Giới thiệu công trình .............................................................................. 4

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG ....................................................... 8


2.1.Các vấn đề chung về thiết kế chiếu sáng và lựa chọn các thông số ............. 8
2.3.Các phương pháp tính toán chiếu sáng ......................................................... 10
2.4.Thiết kế chiếu sáng ....................................................................................... 12
A.Tầng hầm ............................................................................................... 12
B. Tầng 1.................................................................................................... 15
C. Khu dịch vụ ………………………………………………………….15
D. Phòng quản lý tòa nhà ………………………………………………..16
E. Sảnh tiếp tân…………………………………………………………...17
F. Khu hành lang, lối đi…………………………………………………..18
G. Tính chiếu sáng cho căn hộ 2 đến 19.................................................... 20
H. Khu hành lang ngoài căn hộ ................................................................. 23
I. Phòng kỹ thuật ........................................................................................ 23
Bảng tổng thiết kế chiếu sáng .................................................................... 24

CHƯƠNG 3 :TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TÒA NHÀ..................... 28


3.1.Phụ tải điện tầng hầm ..................................................................................... 28
3.2.Phụ tải điện cho tầng 1 ................................................................................... 31
3.3.Phụ tải điện cho tầng 2 ................................................................................... 33
3.4.Phụ tải điện cho khu vực hành lang cầu thang bộ ......................................... 39
3.5.Phụ tải điện cho tầng kỹ thuật ........................................................................ 40
CHƯƠNG 4: CHỌN MBA, MÁY PHÁT ĐIỆN, TỤ BÙ CHO TÒA NHÀ
4.1. Giới thiệu và lựa chọn máy biến áp phân phối ............................................. 43
4.1.1. Ưu diểm mày biến áp khô .......................................................................... 45
4.1.2. Chọn máy biến áp ...................................................................................... 46
4.2 . Lựa chọn máy phát điện ............................................................................... 47
4.3. Bù công suất phản kháng .............................................................................. 48

iii
CHƯƠNG 5 :TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ VÀ DÂY DẪN
CHO TÒA NHÀ
5.1.Giới thiệu chung............................................................................................. 51
5.2. Tính toán lựa chọn và kiểm tra thiết bị ......................................................... 52
5.2.1. Tính toán lựa chọn và kiểm tra CB tủ điện tổng của tòa nhà .................... 52
5.2.2. Tính toán lựa chọn kiểm tra thiết bị cho nguồn ưu tiên............................ 55
5.2.3.Tính toán lựa chọnvà kiểm tra CB từ tầng 2-19 ......................................... 56
5.2.4.Tính toán lựa chọn và kiểm tra t.bị của đèn khẩn từ T2 đến tầng k.thuật. 64
5.2.5. Tính toán và lựa chọn thiết bị CB cho chiếu sáng hành lang , và chiếu sáng
tầng kỹ thuật…………………………………………………………………….65
5.2.6.Tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho tủ điện thang máy ................... 67
5.2.7. Tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho tủ quạt .................................... 69
5.2.8. Tính toán và lựa chọn thiết bị dây dẫn cho tủ điện tầng 1 ......................... 71
5.2.9 Tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho khu vực tầng hầm ................... 75
5.3 Tính toán dòng ngắn mạch ............................................................................. 78
5.4 Tính toán ngắn mạch tại các tủ điện .............................................................. 79
5.5 Tính sụt áp của đường dây ............................................................................. 83
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN NỐI DẤT VÀ CHỐNG SÉT CHO TÒA NHÀ
6.1.Nối đất an toàn trong hệ thống điện ............................................................... 88
6.2. Tính toán hệ thống nối dất an toàn ............................................................... 88
6.3. Hệ thống chống sét........................................................................................ 90
CHƯƠNG 7: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY ............................... 95
CHƯƠNG 8: TÓM TẮT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THIẾT KẾ ............. 101
CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN CHUNG ................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

iv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÒA NHÀ THIẾT KẾ
1.1 GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN:
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân
dược nâng lên nhanh chóng. Dẫn đến nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. để đáp ứng
nhu cầu đó rất đông cán bộ kỹ thuật trong và ngoài ngành điện lực đang tham gia
thiết kế, lắp đặt các công trình cung cấp điện để phục vụ nhu cầu trên.
Cung cấp điện là một công trình điện. để thực hiện một công trình điện tuy
nhỏ cung có kiến thức tổng hợp từ các nghành khác nhau, phải có sự hiểu biết về
xã hội, môi trường và đối tượng cấp điện để từ đó tính toán lựa chọn đưa ra
phương án tối ưu nhất.
1.1.1 Tiêu chuẩn của chủ đầu tư
a. Hệ thống phân phối và truyền tải điện 22kV:
Một nguồn điện 22kV được đặt tại tầng hầm, nguồn điện đến từ Công ty điện lực
Hiệp Phước, cáp điện đi ngầm đến nhà dân Nguồn điện phụ tải lắp đặt là máy biến
máy có công suất 1250KVA được chọn. Một công suất máy phát là 250KVA được
lựa chọn để cấp dự phòng nguồn.
b. Hệ thống phân phối:
- Sử dụng thanh đồng cho mạch nguồn giữa máy biến áp và mạch ngắt chính
(ACB) trong tủ điện hạ áp.
- Thanh cái ha áp được chia thành 2 phần để phân phối điện hạ áp, hai thanh cái
này được kết nối với những phụ tải sau:
• Phụ tải điện và chiếu sáng thường.
• Nguồn điện cứu hỏa, chiếu sáng khẩn cấp và các phụ tải điện quan trọng.
Các thiết bị điện được cung cấp bởi lưới điện khi bình thường và được cung
cấp bởi máy phát trong vòng 15 giây khi mất điện.
• Tòa nhà là cao ốc, do đó hệ thống cứu hỏa, nguồn thang máy chữa cháy,
quạt hút tầng hầm, quạt điều hòa thang bộ, máy bơm nước tầng hầm là phụ
tải cấp 2. Còn lại các hệ thống khác là cấp 3.
• Mạch chính bảo vệ thiết bị sử dụng là MCCB, các nhánh bảo vệ thiết bị
bằng MCB

1
• Một số cáp được bảo vệ bởi máng cáp đi dưới đáy của sàn đi từ trạm đến
hộp gen điện và cho các dây,. Một số đi trong ống có đường kính Ø> 32
mm đi dưới sàn, tường hoặc cột, số còn lại trong ống Ø <32mm được đi âm
trong sàn, tường hoặc cột.
• Cáp và dây chống cháy được sử dụng cho nguồn điện của các thiết bị cứu
hỏa và thang máy chữa cháy, quạt hút tầng hầm, quạt điều hòa thang bộ,
máy bơm nước tầng hầm, nguồn điện cấp cho máy bơm nước sinh hoạt và
các điện phụ khác thường sử dụng bình thường.

c. Đất nối hệ thống và chống sét:


 Chống sét
Thiết kế chống sét theo tiêu chuẩn hệ thống chống sét cấp III, Bộ phận thu sét sử
dụng một kim chống sét tạo tia tiên đạo đặt ở giữa tầng mái của khối nhà của tòa
nhà .
Bộ phận dẫn sét dùng loại cáp thoát sét chống nhiễu 7 lớp nối tữ bộ phận thu trên
tầng mái xuống hệ thống kết nối đất chống sét của tòa nhà.
 Nối đất
• Hệ thống nối đất chống sét: dùng cọc mạ đồng dài 2,4m có đường kính là
16mm làm hệ thống kết nối đất chống sét, Hệ thống kết nối đất chống sét
yêu cầu điện trở nhỏ bơn 10 ohm (tốt hơn là nối đất chống sét, hệ thống nối
đất chống sét yêu cầu điện trở nhỏ hơn 10 ohm.(tốt hơn là 1ohm) Hộp kiểm
tra điện trở của hệ thống nối đất chống sét lắp âm cách sàn tầng trệt 600mm,
hộp ghi số lần sét đánh đặt trên mái cách sàn hoàn thiện 800mm
• Hệ thống kết nối đất làm việc và kết nối đất an toàn. Đoạn cáp từ phía thứ
cấp của MBA đến tủ phân phối chính , các tủ phân phối khu vực dùng sơ đồ
nối đất TN-S ,Cốt thép trong móng và cọc ở tầng hầm và tầng 1 được liên
kết với nhau để tạo thành mạch vòng dùng cho hệ thống nối đất làm việc và
nối đất an toàn, Điện trở yêu cầu của hệ thống nối đất này nhỏ hơn 4 ohm,
nếu chưa đạt được điện trở theo yêu cầu, ta tiến hành nối đất nhân tạo bằng
cách hàn thanh thép mạ lớp 40x4 với mạch vòng tiếp địa, cách mạch vòng
tiếp địa 1,5m và sâu 0,8m .Tất cả kiễm tra điện trở đặt cách mặt đất 0.6m.
trung tính MBA được kết nối đến hệ thống nối đất an toàn và làm việc bằng
dây đồng trần 70mm.

1.1.2 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN):


a. Về quy hoạch kiến trúc:

2
• Vị trí: có hệ thống giao thông thuận tiện, cách đường phố chính dưới 0.5km,
có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị trong phạm vi dưới
0.5km
• Mật độ xây dựng : không quá 45%
• Hành lang : hành lang căn hộ có chiều rộng tối thiểu 1.8m
• Sảnh căn hộ: sảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập với lối vào khu vực
để xe, khu dịch vụ, thương mại, và khu vực công cộng khác , có quầy lễ tân
• Diện tích căn hộ : bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối
thiểu là 35m2
• Phòng vệ sinh : bình quân tổng số phòng vệ sinh trên tổng số phòng ngủ của
các căn hộ >0.7
• Thang máy: mỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 40 căn hộ
• Chỗ để xe : tối thiểu mỗi căn hộ có 1 chỗ để xe ô tô

b. Về hệ thống , thiết bị kỹ thuật:


• Cấp điện: có máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm
bảo cho sinh hoạt trong căn hộ và hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng
chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện khác của tòa nhà
• Cấp nước: dung tích bể chứa nước sinh hoạt cho căn hộ trên tổng số căn hộ
tối thiểu đạt 1600lit
• Thông tin liên lạc : có hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cáp , điện thoại
internet đến từng căn hộ
• Phòng chữa cháy : có hệ thống thiết bị chữa cháy tự động khu vực công
cộng và trong căn hộ

c. Về dịch vụ hạ tầng xã hội:


• Thương mại ; có trung tâm thương mại hoặc siêu thị trong bán kính 1km
• Thể thao : có phòng tập gym , hồ bơi…
• Sân chơi: có sân chơi trẻ em
• Y tế : có bệnh viện, phòng khám trong bán kính 0.5km

d. Về chất lượng quản lý vận hành:


• Chất lượng; thang máy đèn chiếu sáng công cộng , máy bơm , máy phát
điện, thiết bị báo cháy , chữa cháy, điều hòa , cấp gas , cấp nước nóng còn
trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp thiết bị

3
• Quản lý vận hành : có đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp, thường
xuyên quét dọn , vệ sinh sạch đẹp
• Bảo vệ an ninh : có hệ thống camera kiểm soát trong bãi đậu xe, sảnh , hành
lang, cầu thang, kiểm soát ra vào bằng thẻ từ , vân tay , mả điện tử…

1.1.3 Giới thiệu công trình:


Đây là công trình toà nhà chung cư cao cấp 19 tầng, được xây dựng trên mảnh đất
có tổng diện tích xây dựng khoảng 1980m2, chiều rộng công trình: 30m, chiều dài
công trình: 66m và chiều cao công trình: 67m. Toà nhà gồm :tầng hầm ( bãi gửi xe,
phòng máy phát, trạm điện, phòng bơm chữa cháy, phòng bơm nước sinh
hoạt),tầng 1 ( khu dịch vụ và sành tiếp tân,và phòng quạt), một tầng kỹ thuật và 18
tầng dành cho khối nhà ở (từ tầng 2 đến tầng 19) và có 2 cầu thang bộ.
1.1.4 Số liệu chi tiết về công trình thiết kế.
Các thông số kỹ thuật chính của toà nhà:
- Tầng hầm: Diện tích sàn 1980m2 dành cho khu bãi giữ xe và phòng máy phát ,
trạm điện và phòng máy bơm chữa cháy , phòng bơm nước sinh hoạt.
- Tầng 1: Diện tích sàn 1590m2 (chiều dài 53m, chiều rộng 30m)là: khu dịch
vụ(chiều dài 15.5m , chiều rộng 25m), sảnh tiếp tân(chiều dài 11m, chiều rộng
7m), và phòng quạt(chiều dài 7.5m, chiều rộng 6m), phòng quản lý tòa nhà(chiều
dài 11m chiều rộng 9m ), phòng bảo vệ (chiều dài 8m, chiều rộng 5m). và khu
hành lang.
- Tầng kỹ thuật: Diện tích sàn 856m2.(toàn bộ phòng kỹ thuật là 64m2)
- Tầng 2 19: Diện tích sàn 886m2/T x 18T = 15948m2 là khu nhà để ở. Mỗi tầng
được chia thành 8 căn hộ điển hình ( A-Căn hộ có diện tích 92 m2,B-Căn hộ có
diện tích 72 m2) cao cấp để bán và cho thuê.

4
5
Hình 1.1
F

A
D

C
G

A
A

A
A

FH1

A
SL

SL
STORE

i=9,3%
E&T

SL
V
SL

SL
A

A
A

GRESSE TRAP
phòng bo m sinh ho?t phòng máy phát phòng tr?m di?n
phòng bo m ch? a cháy F

A
D

C
CHƯƠNG 1 KHU VỰC TẦNG HẦM G
G

4895
phòng bv F

7470
8150

6050
Khu vực tầng 1

12320
11145
HU ? NG XE MÁY XU? NG T?NG H?M

Phong quat

i=12%

E
PHONG QL

V
10880

DS3
SL SL

SL

SL

6
SL
SL 8850

Khu vực đèn trong căn hộ cho tầng điển hình


Hình 1.2
D
DS2 S3 S2

C
KHU DICH VU SL2
SL1
SL3

sanh tiep tan

B
10770

35 36 37 38 39 40 41 42 43
F F

E E

7
D D D

Hình 1.3
C C

B B B
5

35 36 37 38 39 40 41 42 43
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG:
• Chiếu sáng làm việc: dùng để đảm bảo sự làm việc, hoạt động bình thường
của người, vật và phương tiện vận chuyển khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự
nhiên.
• Chiếu sáng sự cố: cho phép vẫn tiếp tục làm việc trong một thời gian hoặc
đảm bảo sự an toàn của người đi ra khỏi nhà khi hệ chiếu sáng làm việc bị hư hỏng
hay bị sự cố.
• Chiếu sáng an toàn: để phân tán người (trong nhà hoặc ngoài trời) cần thiết
ở những lối đi lại,
• Chiếu sáng bảo vệ: cần thiết trong đêm tại các công trình xây dựng hoặc
những nơi sản xuất.

2.2 LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ:

a/ Chọn nguồn sáng:


Chọn nguồn sáng theo các tiêu chuẩn sau đây:

• Nhiệt độ màu được chọn theo biểu đồ Kruithof.

• Chỉ số màu.

• Việc sử dụng tăng cường và gián đoạn của địa điểm.

• Tuổi thọ của đèn.

• Quang hiệu đèn.

b/ Lựa chọn hệ thống chiếu sáng:

Để thiết kế chiếu sáng trong nhà, thường sử dụng các phương thức chiếu
sáng sau:

8
• Hệ 1 (hệ chiếu sáng chung).

• Hệ 2 (hệ chiếu sáng hỗn hợp).

c/ Chọn các thiết bị chiếu sáng:

Sự lựa chọn TBCS phải dựa trên điều kiện sau:

• Tính chất của môi trường xung quanh.

• Các yêu cầu về sự phân bố ánh sáng và sự giảm chói.


• Các phương án kinh tế

d/ Chọn độ rọi E:

Việc chọn độ rọi phụ thuộc vào các yếu tố sau:

• Loại công việc, kích thước các vật, sự sai biệt của vật và hậu cảnh.

• Mức độ căng thẳng của công việc.

• Lứa tuổi người sử dụng.

• Hệ chiếu sáng, loại nguồn sáng lựa chọn.

e/ Chọn hệ số dự trữ k (hệ số bù d):

Trong thiết kế chiếu sáng, khi tính công suất cần phải chú ý trong quá trình
vận hành của hệ chiếu sáng, giá trị độ rọi trên mặt phẳng làm việc giảm. Những
nguyên nhân chính làm giảm độ rọi E là: giảm quang thông của nguồn sáng trong
quá trình làm việc, giảm hiệu suất của đèn khi TBCS, tường, trần bị bẩn. Như vậy,
khi tính công suất nguồn sáng để đảm bảo giá trị tiêu chuẩn trên mặt phẳng làm
việc trong quá trình vận hành của TBCS cần phải cho thêm một hệ số tính đến sự
giảm độ rọi E. Hệ số đó gọi là hệ số dự trữ k hay hệ số bù d

9
2.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG:

1/ Nghiên cứu đối tượng chiếu sáng.

2/ Lựa chọn độ rọi yêu cầu.

3/ Chọn hệ chiếu sáng.

4/ Chọn nguồn sáng.

5/ Chọn bộ đèn.

6/ Lựa chọn chiều cao treo đèn:

Tùy theo đặc điểm của đối tượng, loại công việc, loại bóng đèn, sự giảm chói, bề
mặt làm việc. Ta có thể phân bố các đèn sát trần (h’=0) hoặc cách trần một khoảng
h’. Chiều cao bề mặt làm việc có thể trên độ cao 0.8 m so với sàn (mặt bàn) hoặc
ngay trên sàn tùy theo công việc.
Khi đó độ cao treo đèn so với bề mặt làm việc:

htt= H – (h’+0.8) (với H: chiều cao từ sàn đến trần)

Cần chú ý rằng chiều cao htt đối với đèn huỳnh quang không được vượt quá 4 m,
nếu không độ sáng trên bề mặt làm việc không đủ. Còn đối với các đèn thủy ngân
cao áp, đèn halogen kim loại… nên treo trên độ cao từ 5m trở lên để tránh chói.

7/ Xác định các thông số kỹ thuật ánh sáng:

- Tính chỉ số địa điểm: đặc trưng cho kích thước hình học của địa điểm

axb
K=
ℎ𝑡𝑡(𝑎+𝑏)

Với: a,b – chiều dài và rộng của căn phòng; htt – chiều cao h tính toán

10
ℎ′
- Tỷ số treo : j =
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

với h’ – chiều cao từ bề mặt đèn đến trần.

Xác định hệ số sử dụng:

Dựa trên các thông số: loại bộ đèn, tỷ số treo, chỉ số địa điểm, hệ số phản xạ trần,
tường, sàn ta tra giá trị hệ số sử dụng trong các bảng do các nhà chế tạo cho sẵn
8/ Xác định quang thông tổng yêu cầu:

𝑡ổ𝑛𝑔 = 𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑


𝑈
Trong đó: Etc – độ rọi lựa chọn theo tiêu chuẩn (lux)

S – diện tích bề mặt làm việc (m2).

d – hệ số bù.

φtong – quang thông tổng các bộ đèn (lm).


𝑡ổ𝑛𝑔
9/ Xác định số bộ đèn: Nbộ đèn =
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜

Kiểm tra sai số quang thông:


𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 − 
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.

10/ Phân bố các bộ đèn dựa trên các yếu tố:

• Phân bố cho độ rọi đồng đều và tránh chói, đặc điểm kiến
trúc của đối tượng, phân bố đồ đạc.

• Thỏa mãn các yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các dãy và giữa
các đèn trong một dãy, dễ dàng vận hành và bảo trì.
11
11/ Kiểm tra độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔 𝑥𝑈
1𝑏𝑜
Etb=
𝑆𝑑

2.4 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG.


• Tính toán chiếu sáng cho tầng hầm :

Gồm nhà giữ xe, phòng trạm điện ,phòng máy phát , phòng máy bơm nước sinh
hoạt, và phòng bơm chữa cháy.
A/ Tầng hầm :

Do cách bố trí của mặt bằng xây dựng nên ta chia tầng hầm này thành 2 vùng.
Nhưng yêu cầu về chiếu sáng và cách bố trí các phần hoàn toàn tương tự nhau
nên tính gần đúng ta có :
Vùng 1: chỉ sử dụng để giữ xe
1)Kích thước : chiều dài a= 36 m, chiều rộng b = 30 m, chiều cao H = 3.8m , diện
tích :
S= 1080m2 :
2) Trần :trắng , hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.7
Tường: vàng nhạt, hệ số phản xạ : ρtg= 0.5
Sàn : bê tông , hệ số phản xạ : ρlv=0.3
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc r=150 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 3000(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.

6) Chọn bóng đèn loại : đèn huỳnh quang Pđm=36(w) đ=3350 (lm)
Tm=3000 (0K)

7) Chọn bộ đèn : Đèn led 1.2m -2X36W (KDH 136 duhal)


Số đèn/bộ : 2 quang thông các bóng/1bộ : 6700(lm)
Cấp hiệu suât: 0.66C
Công suất /1 bộ đèn :72W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp

đèn so với bề mặt làm việc : htt= 3 (m)


axb 36x30
9) Chỉ số địa điểm : K = = =5
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 3(36+30)

12
10) Hệ số bù: d= 1.25 ( vì làm trong môi trường ít bụi)

ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng : tra bảng với bộ đèn cấp C, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 753
Ta co hệ số sử dụng : U=0.66C =0.66x1.12 = 0.74
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 150𝑥1080𝑥1.25
= = 273649 lm
𝑈 0.74
𝑡ổ𝑛𝑔 273649
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 41 (𝑏ộ)
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 6700

Chọn số bộ đèn : Nboden=41 bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  41𝑥6700 − 273649
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 273649
= 0.38%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 150.57 (lux)
𝑆𝑑
Vùng 2: Gồm khu nhà giữ xe, và phòng trạm điện, máy phát , phòng bơm
nước sinh hoat, phòng bơm nước chữa cháy.
• Khu nhà giữ xe:

1) Kích thước : chiều dài a= 30 m, chiều rộng :b = 25 m, chiều cao H = 3.8m , diện
tích : S= 750m2
2) Trần :trắng. hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.7
Tường: vàng nhạt. hệ số phản xạ : ρtg= 0.5
Sàn : bê tông. hệ số phản xạ : ρlv=0.3
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc =150 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 3000(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.

6) Chọn bóng đèn loại : đèn huỳnh quang Pđm=36(w) ,đ=3350(lm)


Tm=3000 (0K)

13
7) Chọn bộ đèn : Đèn led 1.2m -2X36W (KDH 136 duhal)
Số đèn/bộ : 2 quang thông các bóng/1bộ : 6700(lm)
Cấp hiệu suât: 0.66C
Công suất /1 bộ đèn :72W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m), bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp

đèn so với bề mặt làm việc : htt= 3 (m)


axb 30x25
9) Chỉ số địa điểm : K = = =5
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 3(30+25)

10) Hệ số bù: d= 1.25 ( vì làm trong môi trường ít bụi)

ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng ; tra bảng với bộ đèn cấp C, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 753
Ta có hệ số sử dụng : U=0.66C =0.66x1.12 = 0.74
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 150𝑥750𝑥1.25
= = 190034
𝑈 0.74
𝑡ổ𝑛𝑔 190034
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 28 (𝑏ộ)
𝑐á𝑐/1𝑏𝑜 6700

Chọn số bộ đèn : Nboden=28 bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  28𝑥6700 − 190034
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 190034
= −1.28%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc:
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 148.08(lx)
𝑆𝑑
=>vậy tổng số bộ đèn Led 1.2m-2X36W (duhal) để dùng cho tầng hầm là
Nboden =28+41 =69 bộ
Tương tự : tính cho phòng trạm điện , phòng máy phát, phòng bơm nước sinh
hoạt, phòng bơm chữa cháy.
• Phòng trạm điện: với chiều rộng 5m, chiều dài 9m,

14
• Phòng máy phát: chều rộng 5m, chiều dài 8m
• Phòng bơm sinh hoạt : chiều rộng 5m, chiều dài 6m
• Phòng bơm chữa cháy: chiều rộng 5m, chiều dài 7m

Vậy số bộ đèn đèn led 1,2m-2X36W để dung cho mỗi phòng là 2 bộ. Tổng bộ
đèn cần sử dụng cho các phòng trên là 8 bộ.
 Vậy tổng số bộ đèn đèn led 1,2m-2X36W để dùng cho tầng hầm là
Nboden =28+41+8 =77 bộ

B/ Tầng 1
- Tầng 1: Tổng diện tích sàn 1590m2 (chiều dài 53m, chiều rộng 30m)là: Bao gồm
khu dịch vụ(chiều dài 15.5m, chiều rộng 25m), sảnh tiếp tân(chiều dài 11m, chiều
rộng 7m), và phòng quạt(chiều dài 7.5m, chiều rộng 6m), phòng quản lý tòa
nhà(chiều dài 11m, chiều rộng 9m ), phòng bảo vệ(chiều dài 8m, chiều rộng 5m).
và khu hành lang.
C/ Khu dịch vụ:
1) Kích thước : chiều dài a= 15.5 m, chiều rộng b = 25 m, chiều cao H = 3.5m ,
diện tích : S= 387.5m2 :
2) Trần :trắng, hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.7
Tường: vàng nhạt, hệ số phản xạ : ρtg= 0.7
Sàn: gạch men trắng, hệ số phản xạ : ρlv=0.6
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc r=300 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 3500(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.
7) Chọn đèn :Downlight TC-T (Rạng đông)
Quang thông của bộ đèn : 4800(lm)
Cấp hiệu suât: 0.67B
Công suất bộ đèn : 71W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp

đèn so với bề mặt làm việc : htt= 2.7 (m)


axb 15.5x25
9) Chỉ số địa điểm : K = = = 3.5
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 2.7(15.5+25)

10) Hệ số bù: d= 1.25 ( vì làm trong môi trường ít bụi)


15
ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng ; tra bảng với bộ đèn cấp B, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 776
Ta có hệ số sử dụng : U=0.67B =0.72x1.18 = 0.79
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 300𝑥387.5𝑥1.25
= = 183940
𝑈 0.79
𝑡ổ𝑛𝑔 183940
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 38 (𝑏ộ)
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 4800

Chọn số bộ đèn : Nboden=38 bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  38𝑥4800 − 183940
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 183940
= −0.84%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 297.5(lux)
𝑆𝑑
D/ Phòng quản lý tòa nhà:
1)Kích thước : chiều dài a= 11 m, chiều rộng b = 9m, chiều cao h = 3.5m , diện
tích :S= 99m2
2) Trần :thạch cao trắng, hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.8
Tường: trắng, hệ số phản xạ : ρtg= 0.7
Sàn: gạch men trắng, hệ số phản xạ : ρlv=0.6
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc r=300 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 4000(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.
7) Chọn đèn : Bộ đèn led T8 KDHD220 Duhal
Quang thông của bộ đèn : 3350(lm)
Cấp hiệu suât: 0.84E
Công suất bộ đèn :43W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp

đèn so với bề mặt làm việc : htt= 2.7 (m)

16
axb 11x9
9) Chỉ số địa điểm : K = = = 1.8
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 2.7(11+9)

10) Hệ số bù: d= 1.25 ( vì làm trong môi trường ít bụi)

ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng ; tra bảng với bộ đèn cấp E, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 876
Ta có hệ số sử dụng : U=0.84E =0.84x 1.02= 0.86
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 300𝑥99𝑥1.25
= = 43168
𝑈 0.86
𝑡ổ𝑛𝑔 43168
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 13 (𝑏ộ)
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 3350

Chọn số bộ đèn : Nboden=13bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  13𝑥3350 − 43168
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 43168
= .0.8%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 302.65(lux)
𝑆𝑑
E/ Sảnh tiếp tân:
1) Kích thước : chiều dài a= 11 m, chiều rộng b = 7 m, chiều cao H = 3.5m ,
diện tích :

S= 77m2 :
2) Trần :trắng, hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.7
Tường: trắng, hệ số phản xạ : ρtg= 0.7
Sàn: gạch men trắng, hệ số phản xạ : ρlv=0.6
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc r=300 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 3500(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.
7) Chọn đèn :Bộ đèn led T8 KDHD220 Duhal
Quang thông của bộ đèn : 3350(lm)

17
Cấp hiệu suât: 0.84E
Công suất bộ đèn : 43W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp
đèn so với bề mặt làm việc : htt= 2.7 (m)
axb 11x7
9) Chỉ số địa điểm : K = = = 1.58
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 2.7(11+7)

10) Hệ số bù: d= 1.25 ( vì làm trong môi trường ít bụi)

ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng ; tra bảng với bộ đèn cấp E, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 776
Ta có hệ số sử dụng : U=0.84E =0.84x0.91= 0.76
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 300𝑥77𝑥1.25
= = 37993
𝑈 0.76
𝑡ổ𝑛𝑔 37993
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 11(𝑏ộ)
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 3350

Chọn số bộ đèn : Nboden=11 bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  11𝑥3350 − 37993
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 37993
= −3%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 291(lx)
𝑆𝑑
Tại phòng bảo vệ có diện tích là 40m2 và phòng quạt co diện tích là 45m2 , với
cách tính tương tự như trên ta tính được số bộ đèn bộ đèn led T8 có công suất là
43W để cung cấp cho mỗi phòng trên là :2 bộ
F/ Tại khu hành lang , lối đi :
1) Kích thước : chiều dài a= 33m, chiều rộng b = 12m, chiều cao H = 3.5m , diện
tích :S= 396m2
2) Trần :trắng, hệ số phản xạ trần : ρtr= 0.7
Tường: trắng, hệ số phản xạ : ρtg= 0.7
18
Sàn: bê tông hệ số phản xạ : ρlv=0.3
3) Độ rọi theo yêu cầu : Etc r=100 lux
4) Chọn hệ chiếu sáng : chung đều
5) Chọn khoảng nhiệt độ màu : Tm = 3000(0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.
7) Chọn đèn : Bộ đèn led T8 KDHD220 Duhal
Quang thông của bộ đèn : 3350(lm)
Cấp hiệu suât: 0.84E
Công suất bộ đèn :43W
8) Phân bố các bộ đèn : cách trần h’= 0 (m); bề mặt làm việc: 0.8 (m) ,chiều cao lắp

đèn so với bề mặt làm việc : htt= 2.7 (m)


axb 33x12
9) Chỉ số địa điểm : K = = = 3.2
ℎ𝑡𝑡 (𝑎+𝑏) 2.7(33+12)

10) Hệ số bù: d= 1.35 ( đèn huỳnh quang có mức độ bụi trung bình)

ℎ′
11) Tỷ số treo : j = =0
ℎ′ +ℎ𝑡𝑡

12) Hệ số sử dụng ; tra bảng với bộ đèn cấp E, tỷ số treo J= 0, bộ phản xạ 773
Ta có hệ số sử dụng : U=0.84E =0.84x 1.07= 0.9
13) Quang thông tổng : 𝑡ổ𝑛𝑔 =
𝐸𝑡𝑐 .𝑆𝑑 100𝑥396𝑥1.35
= = 59400
𝑈 0.9
𝑡ổ𝑛𝑔 59400
14) Xác định số bộ đèn : Nbộ đèn = = = 18 (𝑏ộ)
𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 3350

Chọn số bộ đèn : Nboden=18bộ


Kiểm tra sai số quang thông:
𝑁𝑏𝑜𝑑𝑒𝑛 . 𝑐á𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 −  18𝑥3350 − 59400
𝑡ổ𝑛𝑔
% = . 100% = . 100%
𝑡ổ𝑛𝑔 59400
= 1.5%
=>Thỏa điều kiện.
Trong thực tế sai số từ –10% đến 20% thì chấp nhận được.
15) Kiểm độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc.
𝑁𝑏ộ đè𝑛 𝑥𝑐𝑎𝑐𝑏𝑜𝑛𝑔/1𝑏𝑜 𝑥𝑈
Etb= = 101.5(lx)
𝑆𝑑

19
G / Tính chiếu sáng cho căn hộ tầng 2-19:
Tại mỗi tầng có 8 căn hộ được chia làm 2 loại: loại A có tổng diện tích
là 92m2 và loại B có tổng diện tích là 72m2.
❖ Căn hộ loại A : có tổng diện tích 92m2
Gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách + nhà bếp, 2 toilet, ban công,phòng giặt
a) Phòng ngủ 1:có diện tích S=11(m2)
Đèn chiếu sáng: Ta bố trí 6 bộ đèn led công suất mỗi đèn là 12(w)
Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)

Số đèn/bộ :1
Quang thông các bóng/1bộ :960 (lm), Pbộ đèn=12(w)

N=6(bộ)
b) Phòng ngủ 2: có diện tích S=13(m2)
Đèn chiếu sáng: Ta bố trí 6 bộ đèn led mỗi đèn có công suất 12w
Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)

Số đèn/bộ :1 Quang thông các bóng/1bộ :960(lm), Pbộ đèn=12(w)

→ N=6(bộ)

c) Phòng ngủ 3: có diện tích S=16(m2)


Đèn chiếu sáng: Ta bố trí 8 bộ đèn công suất mỗi đèn là: 12w
Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)
Số đèn/bộ :1

→ N=8 (bộ)

d) Phòng khách:có diện tích S=19(m2)

Đèn chiếu sáng: ta bố trí 10 bộ đèn có công suất 12(w)


Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)

20
Số đèn/ bộ :1
Quang thông các bóng/bộ :960 (lm), Pbộ đèn=12(w)

→ N=10(bộ)

Đèn trang trí:


Chọn bộ đèn : DC-223VA-HP 6x60w (nhập khẩu )

P=60(w),đèn=3000(lm)

Nhà bếp: có diện tích S=7.75 (m2). ta bố trí 3 bộ đèn chiếu sáng
Loại đèn : KFX1091 (Duhal) , ánh sáng 4000K

Số đèn / bộ =1 Pbộ =9 (w) N=3(bộ)


e) Toilet: : Toilet 1 có diện tích S=5(m2) Toilet 2 có diện tích S=6(m2)

Ở mỗi Toilet ta bố trí 1 bộ đèn chiếu sáng.


Loại đèn : KFX1091(duhal), ánh sáng 4000K

Số đèn / bộ =1 Pbộ =9 (w) N=2(bộ)

f) Ban công, phòng giặt ; mỗi phòng ta bố trí 1 bộ đèn chiếu sáng.
Chọn đèn: KFC0182 (Duhal) , Pđèn=18(w)
Ф=1260 (lm), nhiệt độ màu 3000k
Số đèn / bộ =1, công suất: P=18(w)
g) Không gian còn lại và các lối đi: có diện tích S=8(m2) Ta bố trí 3 bộ
đèn có công suất P=18(w) cho không gian trên.

Chọn bóng đèn : KFX1121 ( Duhal),Pđèn=12(w) đèn=960 (lm)


,số đèn/ bộ:1
Quang thông các bóng/1bộ :960 (lm). Pbộ đèn=12(w)
→ N=3(bộ)

❖ Căn hộ loại B : có tổng diện tích 72m2


21
Gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách+ nhà bếp, 2 toilet, ban công,phòng giặt
h) Phòng ngủ 1:có diện tích S=11(m2)
Đèn chiếu sáng: Ta bố trí 6 bộ đèn công suất mỗi đèn la 12 (w)
Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm),Số
đèn/bộ :1
N=6(bộ)
i) Phòng ngủ 2: có diện tích S=16(m2)
Đèn chiếu sáng: Ta bố trí 8 bộ đèn công suất mỗi bóng là 12(w)
Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)
Số đèn/bộ :1

Quang thông các bóng/1bộ :960 (lm)

→ N=8 (bộ)

j) Phòng khách:có diện tích S=18(m2)

Đèn chiếu sáng: ta bố trí 10 bộ đèn có công suất 40(w)


Chọn đèn: KFX1121 ( DUHAL),Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)
Số đèn/ bộ :1
Quang thông các bóng/bộ :960 (lm),Pbộ đèn=12(w)

→ N=10(bộ)

Đèn trang trí:


Chọn bộ đèn : DC-223VA-HP 6x60w (nhập khẩu )

Chọn bóng đèn:P=60(w) ,đèn=3000(lm)

công suất bộ đèn Pbộ đèn=360(w)


k) Nhà bếp: có diện tích S=6.5 (m2). ta bố trí 3 bộ đèn chiếu sáng
Loại đèn : Loại đèn : KFX1091 (Duhal), ánh sáng 4000K

22
Số đèn / bộ =1 Pbộ =9 (w) N=3(bộ)
l) Toilet: : Toilet 1 có diện tích S=4(m2). Toilet 2 có diện tích
S=4.5(m2)

Ở mỗi Toilet ta bố trí 1 bộ đèn chiếu sáng.

Chọn đèn: KFX1091(Duhal), ánh sáng 4000K

Số đèn / bộ =1 Pbộ =9 (w) N=2(bộ)

m) Ban công, phòng giặt ; mỗi phòng ta bố trí 1 bộ đèn chiếu sáng.
Chọn đèn: KFC0182 (Duhal), Pđèn=18(w),Ф=1260 (lm), nhiệt độ màu
3000k
Số đèn / bộ =1, công suất: P=18(w)
m) Không gian còn lại và các lối đi: có diện tích S=6(m2) Ta bố
trí 2 bộ đèn có công suất P=18(w) cho không gian trên.
Chọn bóng đèn : KFX1121 ( DUHAL), Pđèn=12(w),đèn=960 (lm)
Số đèn/bộ :1
Số đèn/ bộ:1, quang thông các bóng/1bộ :960 (lm). Pbộ đèn=12(w)
→ N=3(bộ)
H / Khu hành lang ngoài căn hộ: có tổng diện tích là: 70m2
Chọn bóng đèn: : D AT04L (Rạng đông ) Pđèn=12(w)
Фđèn=910 (lm) Tm=3000 (0K)

Số đèn/bộ :1 công suất bộ đèn: 12 (w)

Quang thông các bóng/bộ :910(lm)

Tổng số bộ đèn cần bố trí là 12 bộ.


I / Phòng kỹ thuật: có diện tích là 64m2 ta chọn bộ đèn đèn led 1.2m -2X36W
(KDH 136 Duhal) để dung cho phòng kỹ thuật
Số bộ đèn cần chọn là: Nboden= 4 bộ

23
Tính toán tương tự cho các căn hộ còn lại ở các tầng còn lại,
Ta có bảng thống kê chiếu sáng sau:

Ta có tổng công suất của bộ đèn:

P= Pballast +Pđèn =(15%-25%). Pđèn+ Pđèn

Trong đó : Pballast là tổn hao công suất trong ballast.

Bảng tổng thiết kế chiếu sáng

Bóng đèn Tổng


Số công
Vị trí Loại
Tầng Quang Mã hiệu bộ suất
chiếu sáng Loại máng đèn
thông(lm) sản phẩm
đèn (kW)
Khu Đèn led 1.2m
3350 2 bóng KDH 136 41 3.542
vực 1 2x36W
Khu Đèn led 1.2m
3350 2 bóng KDH 136 28 2.419
vực 2 2x36W
Phòng
Đèn led 1.2m
máy bơm 3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
2x36W
sinh hoạt
Phòng
Hầm Đèn led1.2m
Bơm chữa 3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
2x36W
cháy
Phòng Đèn led1.2m
3350 2bóng KDH 136 2 0.173
máy phát 2x36W
Trạm Đèn led1.2m
3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
điện 2x36W
Đèn cầu Đèn led ốp trần
560 1 bóng D LN03L 8 0.067
thang bộ 7w (D LN03L )
Exit 5W(KT-720 ) 1 bóng KT-720 12 0.06
2X6W
KT-2200 EL
Emergency (KT-2200 EL) 2 bóng 8 0.096
Hầm
Tổng công suất chiếu sáng tầng hầm 6.876

24
Khu dich Đèn downligh
vụ 4800 1 bóng TC-T 38 3.327
71W (TC-T)
Phòng Đèn led T8
quản lý 43w 3350 1 bóng KDHD220 13 0.671
tòa nhà
Đèn led T8 KDHD220
43w 3350 1 bóng 11 0.57

Sảnh tiếp Đèn chùm


tân trang trí DM-02-4
300w (DM- 1 0.36
02-4)
Khu tầng Đèn led T8 KDHD220
trệt lối đi 43w 3350 1 bóng 18 0.929
Phòng Đèn led T8 KDHD220
bảo vệ 43w 3350 1 bóng 2 0.103

Phòng Đèn led T8 KDHD220


Tầng 1 3350 1 bóng 2 0.103
quạt 43w
Đèn cầu Đèn ốp trần
560 1 bóng D LN03L 8 0.067
thang bộ 7w (D LN03L)
5W
Exit 1 bóng KT-720 10 0.05
(KT-720)
KT-2200
2x6W
Emergency 2 bóng EL 5 0.06
(KT-2200 EL)
Tổng công suất chiếu sang tầng 1 6.24
Đèn led
12W 960 1 bóng KFX112 33 0.475
(KFX112)
Đèn trang trí
60W(DC- 3000 6 bóng 1 0.432
DC-223VA-HP
223VA-HP)
Căn hộ Đèn led 9W
loại A 900 1 bóng KFX1091 5 0.054
(KFX1091)
Đèn led 18W KFC0182
(KFC0182) 1260 1 bóng 2 0.043

25
Đèn led 12W
960 1 bóng KFX1121 27 0.389
(KFX1121)
Đèn trang trí
60W(DC- 3000 6 bóng 1 0.432
DC-223VA-HP
223VA-HP)
Đèn led 9W
Căn hộ 900 1 bóng KFX1091 5 0.054
Tầng 2 (KFX1091)
loại B
Đèn led
18W 1260 1 bóng KFC0182 2 0.043
(KFC0182)
Đèn cầu
thang bộ 7w 560 1 bóng D LN03L 9 0.067
(DLN03L)
Đèn sảnh hành
lang 12W 910 1 bóng D AT04L 12 0.173
(DAT04L)
Khu vực Exit 5W 1 bóng KT-720 4 0.02
(KT-720)_
bên ngoài
KT-2200
hành lang Emergency
thang bộ 2x6W 2 bóng EL 4 0.048
(KT-2200 EL)
Tổng công suất chiếu sang tầng 2 2.238
Phòng kỹ Đèn led
1.2m 3350 2 bóng KDH 136 4 0.345
thuật 2x36W
Đèn led ốp
Đèn cầu trần 7w 560 1 bóng D LN03L 5 0.042
thang
(DLN03L)
Đèn exit
Tầng Đèn exit 1 bóng KT-720 1 0.005
5w
kỹ KT-2200
Thuật
Emergency 2x6W 2 bóng EL 3 0.036

Tổng công suất chiếu sáng tầng kỹ thuật 0.428

26
Tại vị trí từ tầng 2 đến tầng 19 việc bố trí mặt bằng đèn giống nhau nên ta chỉ cần
tính 1 tầng để xác định vị trí các tầng còn lại

27
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TÒA NHÀ
1) Tầng hầm: gồm nhà giữ xe, phòng trạm điện ,phòng máy phát , phòng máy
bơm nước sinh hoạt, và phòng bơm chữa cháy.

2)Tầng 1: Bao gồm khu dịch vụ,sảnh tiếp tân và phòng quạt phòng quản lý tòa
nhà phòng bảo vệ và khu hành lang.
3) Tầng 2 đến tầng 19: Mỗi tầng được chia thành 8 căn hộ điển hình (
A1-Căn hộ có diện tích 72 m2,A2-Căn hộ có diện tích 92 m2) cao cấp để
bán và cho thuê.

• Căn hộ A1: Gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách+ nhà bếp, 2 toilet,
ban công,phòng giặt
• Căn hộ A2 : Gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách+ nhà bếp, 2 toilet,
ban công,phòng giặt
4) Phòng kỹ thuật.

3.1 PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TẦNG HẦM.


1) Xác định phụ tải chiếu sáng và ổ cắm cho tầng hầm
• Tổng số đèn huỳnh quang 2x36w(công suất bộ đèn 72w) sử dụng
cho tầng hầm la 77 bộ , với cos = 0.85, tg =0.62

𝑷𝒕𝒕= Pballast +Pđèn =(0.2x72+72)x77= 6653 (W)

Với cách tính tương tự cho các loại đèn ta có bảng tổng công suất
của từng thiết bị đèn.:
. Bảng Phụ tải điện của tầng hầm.

28
Dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng điện của tầng hầm ta có các thiết bị sau:

STT Tên thiết bị Đơn vị Số bộ Công Tổng công


suất đèn suất (kW)
(W)

1 Đèn led 1.2m 2x36W Bộ 77 72 6.653

2 Đèn led ốp trần 7w Bộ 4 7 0.028

3 Đèn Exit lối thoát Bộ 12 5 0.06

4 Đèn Emergency (2x6w) Bộ 08 12 0.096

5 Ổ cắm đôi ba chấu Bộ 11 600 6.6

Phụ tải chiếu sáng đèn tầng hầm, đèn cầu thang bộ:
Pcs= 6.653+0.028= 6.68 (kW)
Phụ tải chiếu sáng đèn exit lối thoát đèn sự cố thoát hiểm:
Pcs = 0.06+0.096= 0.16 kW
Tổng công suất ổ cắm tầng hầm:
Poc = 11x600= 6.6 kW
Vậy ta có công suất đặt của phụ tải tầng hầm:
P = Pcs +Poc = 6.681+0.156+6.6 = 13.44 kW
Công suất tính toán của tầng hầm:
PĐ = Ksd xP =0.8x13.437=10.75 kW
Với Ksd = 0.8 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện tiêu chuẩn quốc tế EIC.
Với cos = 0.85 , ta có tg = 0.62
➢ QĐ = PĐ. tg =10.75x0.62 =6.665 (kVAr)

➢ SĐ =√𝑃Đ2 + 𝑄Đ2 =√10.752 + 6.6652 = 12.65 𝑘𝑉𝐴


2) Xác định phụ tải của các hệ thống máy bơm.

29
Trong tòa nhà có hệ thống máy bơm cứu hỏa, máy bơm nước sinh hoạt, và máy
bơm nước thải.
Công suất thực tế cho bơm nước sinh hoạt tại tòa nhà là: PĐ.SH = 11kW, ƞđ𝑐 = 0.9
𝑃đ𝑚
𝑃𝑆𝐻 = =12,2kw
ƞđ𝑐

Công suất thực tế cho máy bơm nước thải tại tòa nhà là: PĐ.NT = 9kW, ƞđ𝑐
𝑃đ𝑚
𝑃𝑁𝑇 = =10 kw
ƞđ𝑐

Công suất thực tế cho máy bơm cứu hỏa tại tòa nhà la: PĐ.CH = 11kW, ƞđ𝑐 = 0.9
𝑃đ𝑚
𝑃𝐶𝐻 = =12,2kw
ƞđ𝑐

Ta có: PB= KNC.( P.SH.n1+ P.NT.n2+ P.CH.n3)


Trong đó:
PĐ.SH, PĐ.NT, PĐ.CH : : là công suất đặt lần lượt của máy bơm nước sinh hoạt, nước
thải và cứu hỏa cho tòa nhà
KNC: là hệ số nhu cầu . ta chọn KNC=0.8
n1,n2,n3: là số máy bơm
➢ PB = 0.8.(12,2.2+10.2+12,2.2) =49.6 kW

Công suất tính toán phản kháng của hệ thống máy bơm là:
QB = PB.tg
Với cos =0.85, ta có tg =0.62
Vậy QB =PB.tg = 49,6 . 0.62 =30.75 kVAr
Công suất tính toán toàn phần của hệ thống máy bơm là:
SB =√𝑃𝐵2 + 𝑄𝐵2 =√49.62 + 30.7522 =58.36 kVA
=> Vậy phụ tải điện cho tầng hầm là:
Phầm= PĐ +PB = 10.75+49.6 = 60.35 kW
Qhầm = QĐ +QB = 6.665+30.752 = 37.42 kVAr
Shầm = √𝑃𝐵2 + 𝑄𝐵2 = √60.352 + 37.422 = 71.01 kVA
30
3.2 PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TẦNG 1:

Bao gồm khu dịch vụ, sảnh tiếp tân và phòng quạt phòng quản lý tòa nhà, phòng
bảo vệ và khu hành lang.
• Tổng số đèn downligh (công suất bộ đèn 71w) sử dụng cho khu
dịch vụ là 38 bộ.

𝑷𝒕𝒕= Pballast +Pđèn =(0.2x71+71)x38= 3237 (W)

Với cách tính tương tự cho các loại đèn ta có bảng tổng công suất
của từng thiết bị đèn.:

STT Tên thiết bị Đơn vị Số bộ Công Tổng công


suất định suất (kW)
mức (W)

1 Đèn downligh Bộ 38 71 3.327

2 Đèn huỳnh quang Bộ 46 43 2.374

3 Đèn chùm trang trí Bộ 1 300 0.36

4 Đèn cầu thang bộ Bộ 8 7 0.067

5 Đèn Exit lối thoát Bộ 10 5 0.05

6 Đèn Emergency (2x6w) Bộ 05 12 0.06

7 Ổ cắm đôi ba chấu Bộ 19 600 11.4

8 Ổ cắm đơn ba chấu Bộ 4 300 1.2

Phụ tải chiếu sáng đèn tầng 1 , đèn cầu thang bộ tại tầng hầm:
Pcs= 3.327+2.374+0.36+0.067= 6.13 (kW)

31
Phụ tải chiếu sáng đèn exit lối thoát đèn sự cố thoát hiểm:
Pcs = 0.05+0.06 =0.11kW
Tổng công suất ổ cắm tầng 1 :
Poc = 19x600+ 4x300 =12.6 kW
Tính toán cho phụ tải điện điều hòa trung tâm tại tầng 1 ( để đầu chờ nguồn)
Dựa vào tiêu chuẩn VN 9000BTU tương đương 15m2, 1HP= 9000BTU, và
1HP= 0.746 kW. ta tính toán công suất đặt cho đầu chờ nguồn điều hòa trung
tâm tại 1 số phòng tầng 1
• Tại vị trí phòng bảo vệ có diện tích là 40m2 : PĐH-BV =2,12kW
• Tại vị trí phòng quản lý tòa nhà có diện tích là 99m2 : PĐH-QLTN =5.25 kW
• Sảnh tiếp tân có diện tích là 77m2 : PĐH-sảnh = 4.08 kW
• Tại vị trí khu dịch vụ có diện tích là 387.5 m2 : PĐH-DV =20.56 kW

Tổng công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa tại vị trí tầng 1 là: PĐH = 32.01 kW
 Ptt =32.01/0.9 =35.57kw

Vậy ta có công suất đặt của phụ tải tầng 1 :


P = Pcs +Poc +PĐH= 6.13+ 0.11+12.6 +35.57= 50.85 kW
Công suất tính toán của tầng 1 :
P1 = Ksd xP =0.8x50.848= 40.68 kW
Với Ksd = 0.8 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện tiêu chuẩn quốc tế EIC.
Với cos = 0.9 , ta có tg = 0.48
=>Q1 = P1. tg =40.678x0.48 =25.22 (kVAr)

=>S1 =√𝑃12 + 𝑄12 =√40.6782 + 25.222 = 𝟒𝟕. 𝟖𝟔 𝒌𝑽𝑨

32
3.3 PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TẦNG 2:
Phụ tải điện cho tầng 2 bao gồm các thiết bị điện dùng trong căn hộ chung
cư như: chiếu sáng , bếp điện, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh, điều hòa
nhiệt độ, tivi, , …..
Từ tầng 2 đến tầng 19 của khu nhà có mặt bằng giống nhau nên ta chỉ cần
tính điển hình tầng 2. Tầng 2 có 8 căn hộ cao cấp, do đó có thể xác định
công suất của từng căn hộ. căn cứ vào mặt bằng bố trí thiết bị điện , ta xác
định được công suất tính toán của từng căn hộ:
Dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng điện căn hộ ta có thiết bị sau

❖ CĂN HỘ LOẠI A :

STT Tên thiết bị Đơn vị Số Công


lượng suất định
mức (W)

1 Đèn led dowligh 12W Bộ 33 12

2 Đèn trang trí 60W Bộ 06 60

3 Đèn led dowligh 9W Bộ 05 9

4 Đèn led ốp trần 18W Cái 02 18

5 Quạt hút khói cho bếp Bộ 01 25

6 Ổ cắm đôi ba chấu, 600W, Bộ 22 667


Ƞ =0.9 , Pđ = Pđm / ƞ

7 Bình nóng lạnh 30lit (Ferroli), 2500W, Cái 02 2778


Ƞ =0.9 , Pđ = Pđm / ƞ

8 Máy lạnh 1.5HP ≈1119w , ƞ =0.9 Bộ 3 1243


(Daikin), Pđ = Pđm / ƞ

33
STT Tên thiết bị Đơn vị Số Công
lượng suất định
mức (W)

9 Máy lạnh 2 HP (Daikin) Bộ 1 1658

10 Tivi 150 W (Samsung),ƞ =0.9 Cái 1 167


Pđ =Pđm/ ƞ

11 Bếp điện 1000w (Bosch), ƞ =0.9 Cái 1 1111


Pđ = Pđm / ƞ

12 Máy giặt 500w (Toshiba), ƞ =0.9 Bộ 1 556


Pđ = Pđm / ƞ

13 Tủ lạnh 110w (Panasonic), ƞ =0.9 Bộ 1 122


Pđ = Pđm / ƞ

14 Quạt gió 55w (Asia), ƞ =0.9 Cái 5 61


Pđ = Pđm / ƞ

Ta có phụ tải chiếu sáng căn hộ


Pcs= (0.2x12+12)33 + (0.2x60+60).6+(0.2x9+9)x5+(0.2x18+18)x2 =1 kW

Phụ tải tính toán công suất đặt của mỗi lộ (7 ổ cắm) căn hộ là:

Poc= 2.5 kW

Căn hộ được chia làm 3 lộ .

Poc= ksdx 2.5 x3 = 0.8x 2.5x 3 =6 kW

Bình nóng lạnh 30 lit mỗi bình có công suất dặt la 2.78 kW

34
PNL = 2.78x2 =5.6 kW

Quạt hút khối cho bếp

PHK =1x25=25w = 0.03 kW

Công suất tính toán máy lạnh cho căn hộ gồm 3 phòng ngủ và 1 phòng khách

Ta co 1HP =0.75 kW

PML= 1243x3+ 1658x1= 4500W =4.5 kW

Công suất cua tivi : PTV = 0.17kw

Công suất cua máy giặt : PMG= 0.56 kW

Công suất tủ lạnh : PTL= 0.12 kW

Công suất của bếp điện : PBĐ = 1 kW

Vậy ta có công suất đặt của căn hộ loại A :

PĐ.A= Pcs+Poc+PNL+PHK+PML+PTV+PMG+PTL+ PBĐ

PĐ.A= 1+ 6 +5.6+0.025+4.5+0.15+0.5+0.11 +1= 18.29 kW

Công suất tính toán của căn hộ:

PTT.A= KSDx PĐ.A= 0.6x18.29 = 10.97 kW

Với KSD = 0.6 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt tiêu chuẩn quốc tế EIC.

Ta có : tại vị trí tầng 2 có 3 căn hộ loại A .

 PTT.A = 10.97 x3 = 32.91 kW

 QTT.A = PTT.A.tg

Với cos =0.9 , tg = 0.48

 QTT.A = PTT.A. tg = 32.91x0.48= 19.75 kVAr


35
 STT.A= √32.912 + 19.752 = 39.47kVA

❖ CĂN HỘ LOẠI B :

STT Tên thiết bị Đơn vị Số Công


lượng suất định
mức (W)

1 Đèn led dowligh 12W Bộ 27 12

2 Đèn trang trí 60W Bộ 06 60

3 Đèn led dowligh 9W Bộ 05 9

4 Đèn led ốp trần 18W Cái 02 18

5 Quạt hút khói cho bếp Bộ 01 25

6 Ổ cắm đôi ba chấu Bộ 18 600

7 Bình nóng lạnh 30lit (Ferroli) ƞ =0.9 Cái 02 2778


Pđ = Pđm / ƞ

8 Máy lạnh 1.5HP ƞ =0.9 (Daikin), Bộ 2 1243

Pđ = Pđm / ƞ (Daikin)

9 Máy lạnh 2 HP (Daikin), ƞ =0.9 Bộ 1 1658

10 Tivi 150 W (Samsung) ƞ =0.9 Cái 1 167


Pđ = Pđm / ƞ

11 Bếp điện 1000w (Bosch) ƞ =0.9 Cái 1 1111


Pđ = Pđm / ƞ

36
STT Tên thiết bị Đơn vị Số Công
lượng suất định
mức (W)

12 Máy giặt 500w (Toshiba) ƞ =0.9 Bộ 1 556


Pđ = Pđm / ƞ

13 Tủ lạnh 110w (Panasonic) ƞ =0.9 Bộ 122


Pđ = Pđm / ƞ

14 Quạt gió 55w (Asia) ƞ =0.9 Cái 5 61


Pđ = Pđm / ƞ

Ta có phụ tải chiếu sáng căn hộ


Pcs= (0.2x12+12)27 + (0.2x60+60).6+(0.2x9+9)x5+(0.2x18+18)x2 =0.92 kW

Phụ tải tính toán công suất đặt mỗi lộ(6 ổ cắm) của ổ cắm căn hộ là:

Poc= 2.5 kW

Công suất phụ tải tính toán ổ cắm của căn hộ là:

Poc= Ksd x 2.5x3 = 0.8x2.5x3 =6 kW

Bình nóng lạnh 30 lit mỗi bình có công suất đặt là 2.78kW

PNL = 2.78x2 =5.56 kW

Quạt hút khối cho bếp

PHK =1x25=25w = 0.025kW

Công suất tính toán máy lạnh cho căn hộ gồm 2 phòng ngủ và 1 phòng khách

Ta co 1HP =0.746kW

37
PML= 1243x2+ 1658x1= 4500W =3.5kW

Công suất cua tivi : PTV = 0.167kw

Công suất của máy giặt : PMG= 0.556kW

Công suất tủ lạnh : PTL= 0.122 kW

Công suất của bếp điện : PBĐ = 1kW

Vậy ta có công suất đặt của căn hộ loại B:

PĐ.B= Pcs+Poc+PNL+PHK+PML+PTV+PMG+PTL+ PBĐ

PĐ.B= 1+ 6+5.56+0.025+3.5+0.167+0.556 +1= 17.64 kW

Công suất tính toán của căn hộ:

PTT.B= KSDx PĐ.B= 0.6x17.64 = 10.58 kW

Với KSD = 0.6 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt tiêu chuẩn quốc tế EIC.

Ta có : tại vị trí tầng 2 có 5 căn hộ loại B .

 PTT.B = 10.581x5 = 52.9 kW

 QTT.B = PTT.B.tg

Với cos =0.9 , tg = 0.48

 QTT.B = PTT.B. tg = 52.9x0.48=32.8 kVAr

 STT.B= √52.92 + 32.82 = 62.25 kVA

Ta có tổng công suất 8 căn hộ tại tầng 2 là:

PĐ-2= PTT.A+ PTT.B = 33.5+52.9 = 86.45 kW

Tổng công suất trong căn hộ từ tầng 2 dến tầng 19 là:

38
PĐ-2-19= 18x 86.448 = 1556.06 kW

Với hệ số đồng thời Kđt = 0.4

P2-19 =KđtxPĐ-2-19 =0.4x1556.06 = 933.64 kW

 Q2-19 = P2-19.tg

Với cos =0.9 , tg = 0.48

 Q2-19 = P2-19. tg = 933.638x0.48=578.86 kVAr

 S2-19= √933.642 + 578.862 = 𝟏𝟎𝟗𝟖. 𝟓𝟐 kVA

3.4 PHỤ TẢI ĐIỆN TẠI KHU VỰC HÀNH LANG CẦU THANG BỘ :
Tổng phụ tải chiếu sáng hành lang
PHL =(0.2X12+12).12 = 0.17 kW
Phụ tải đèn cầu thang bộ :
PTB = (0.2x7+7).9 = 0.08 kW
Phụ tải đèn exit và đèn emergency
PEX =5x4+12x4 =0.07 kW
Phụ tải tinh toan cho ổ cắm đôi ba chấu tại khu vực hành lang:
POC = 600x3 =1800= 1.8 kW
Tổng công suất đặt cho khu vực hành lang là:
PĐ = 0.173+0.076+0.068+1.8 = 2.12 kW.
Công suât tính toán cho khu vực hành lang và cầu thang bộ là
PTb= 0.8X2.12 = 1.7 kW
Với KSD = 0.8 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt tiêu chuẩn quốc tế EIC.

Với cos = 0.9 , tg =0.48

Qtb= Ptb . tg = 1.696x0.48 = 1.05 kVAr

Stb = √1.72 + 1.052 =1.996 kVA

Vậy tổng công suất tại khu vực hành lang từ tầng 2 -19 là:

Qtb = 18x1.052 = 18.94 kVA

39
Ptb = 18x1.7 = 30.53 kVA

Với hệ số đồng thời là Kđt = 0.8 ta có:

Stb = √30.532 + 18.942 =35.92 kVA

3.5 PHỤ TẢI ĐIỆN CHO TẦNG KỸ THUẬT:


Phụ tải đèn chiếu sáng tầng kỹ thuật :
PCS = PHQ +PCT +PEX = (0.2x36+36).4x2 +(0.2x7+7).5 +5x1+12x3
PCS = 0.43 kW
Phụ tải của ổ cắm điện:
POC = 600x3 = 1800=1.8kW
Tổng công suất đặt cho đèn chiếu sáng tầng kỹ thuật là:
PCS-KT = 0.428+ 1.8 = 2.23 kW.
Công suât tính toán chođèn chiếu sáng tầng kỹ thuật là
PCS-KT = 0.8x2.228= 1.78 kW
Với KSD = 0.8 theo hướng dẫn thiết kế lắp đặt tiêu chuẩn quốc tế EIC.

Với cos = 0.9 , tg =0.48

QCS-KT= PCS-KT . tg = 1.782x0.48 = 0.49 kVAr

SCS-KT = √1.782 + 0.492 =1.85 kVA

Phụ tải tính toán cho thang máy


Công suất đặt cho thang máy là:PĐ.TM= 15 kW
Dựa vào bản vẽ mặt bằng thiết kế tại tòa nhà ta có 3 thang máy mỗi thang máy có
công suất đặt là Pđm =15 kW, ƞ =0.9
P = Pđm / ƞ =15/0.9=16.67
Công suất tác dụng của thang máy là:
PTM = PĐ.TM . KNC. n
Trong đó:
PTM :công suất đặt của một thang máy.
40
KNC.: hệ số nhu cầu ( ta chọn KNC.=0.8)
n: số thang máy
PTM = PĐ.TM . KNC. n = 16.67x0.8x3 = 36 kW
Công suất tính toán phản kháng của thang máy là:
QTM= PTM.tg
Với cos = 0.9 ,=> tg = 0.48
Vậy QTM = PTM.tg = 36x0.48 = 22.32 (kVAr)
Công suất tính toán toàn phần của thang máy:
2 2
STM =√𝑃𝑇𝑀 + 𝑄𝑇𝑀 = √362 + 22.322 =42.36 kVA
Phụ tải tính toán cho quạt hút( quạt hút và quạt điều áp thang bộ) :
Dựa vào mặt bằng thiết kế của tòa nhà ta có:
• Hai quạt hút khử mùi nhà vệ sinh mỗi máy có công suất đặt là PH-VS=
0.75kw
• Quạt điều áp thang bộ có công suất đặt là : PĐA = 11 kW

Pđ = Pđm / ƞ = 11/0.9 =12.22 kW


• Quạt hút mùi phòng rác có công suất đặt là : PH-R = 0.55 kW

Tổng công suất tác dụng của quạt là:


Pquạt = ksd(PH-VS + PĐA + PH-R ) = 0.8.(0.75x2+12.22+0.55)
Pquạt = 10.44 kW
Với ksd = 0.8 , theo tiêu chuẩn thiết kế
Qquạt= Pquạt.tg
Với cos = 0.9 ,=> tg = 0.48
Vậy Qquạt = Pquạt.tg = 10.44x0.48 = 6.47(kVAr)
Công suất tính toán toàn phần của quạt là:

41
2 2
Squạt =√𝑃𝑞𝑢ạ𝑡 + 𝑄𝑞𝑢ạ𝑡 = √10.442 + 6.472 = 12.28 kVA

Tổng công suất phụ tải tính toán cho tầng kỹ thuật là:
Pkt = PCS-KT +PTM +Pquạt =1.78+36+10.44 = 48.22 kW
Qkt = QCS-KT +QTM +Qquạt = 0.49 + 22.32+6.47 = 29.28 kVAr
2 2
Skt = √𝑃𝑘𝑡 + 𝑄𝑘𝑡 = 56.49 kVA
Tính toán tổng công suất cho tòa nhà là:
Ptổng = PTH + P1 +P2-19 +PKT +Pt.bộ
=60.35+40.68+933.64+48.22+18.94= 1101.82 kw
Qtổng = QTH + Q1 +Q2-19 +QKT +Qt.bộ
=37.42+25.22+578.86+30.53 +29.275 = 701.3 kVAr
2 2
Stổng = √𝑃𝑡ổ𝑛𝑔 + 𝑄𝑡ổ𝑛𝑔 = √1101.822 + 702.32 =1302.6 kVA

Chọn hệ số đồng thời cho tòa nhà là Kđt = 0.8


Vậy STT tổng = 0.8x 1302.62 = 1042.1 kVA

42
CHƯƠNG 4:CHỌN MÁY BIẾN ÁP , MÁY PHÁT DỰ PHÒNG, VÀ TỤ BÙ CHO
TÒA NHÀ

4.1 GIỚI THIỆU VÀ LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI.

Trạm biến áp phân phối còn gọi là trạm biến áp khách hàng có nhiệm vụ
biến đổi điện áp trung áp xuống dưới 0,4 kV để cấp điện cho các hộ tiêu thụ là
những khách hàng của nghành điện.
Sau khi điện áp được biến đổi từ 22 KV xuống còn 0,4 KV được đưa qua
CB tổng ,và từ trạm biến áp có 2 đường cáp: một đường cấp cho phụ tải ưu tiên
bằng máy phát, một đường cấp cho phụ tải không ưu tiên từ lưới. Chuyển nguồn
từ lưới sang nguồn máy phát cấp cho phụ tải ưu tiên sử dụng tủ ATS, chuyển
nguồn tự động đặt tại trạm biến áp .

43
TỦ ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ 22KV

SƠ ĐỒ ĐƠN TUYẾN HỆ THỐNG TỦ ĐIỆNTỔNG CỦA TÒA NHÀ


Hình 4.1

44
4.1.1/ Ưu điểm của máy biến áp khô.

MBA khô sử dụng không khí là chất làm mát nên nó có rất nhiều ưu điểm:

1. Chống cháy: Máy biến áp khô có cuộn dây đúc bằng nhựa epoxy với đặc
tính không bắt lửa, tự dập tắt lửa và chống cháy do tia lửa điện.

2. Chịu được lực ngắn mạch lớn: Cuộn dây được đúc nhựa Epoxy có sức bền
cơ và điện rất cao kết hợp với kết cấu máy vững chắc chịu đựng được lực do ngắn
mạch gây ra, do va chạm bề ngoài và các rung động khác thường.

3. Chống ẩm tốt: Cuộn dây đúc nhựa Epoxy làm tăng sức bền cách điện và
không làm giảm tính cách điện do hơi ẩm gây ra và những phản ứng làm lão hóa
vật liệu cách điện, ngay cả sau một thời gian dài không bảo dưỡng.

4. Kích thước gọn: Kiểu dáng nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ được thể hiện qua
mẫu thiết kế, qua hình dáng của cuộn dây và được đúc nhựa Epoxy dưới môi
trường chân không và vật liệu cách điện tốt.

5. Tổn thất ngắn mạch thấp, độ ồn thấp: Tổn thất ngắn mạch thấp, độ ồn thấp
được thể hiện bằng việc sử dụng tôn silic ít tổn thất và vật liệu cách điện tốt.

6. Khả năng chịu quá tải cao: Cuộn dây đúc nhựa epoxy có hệ số thời gian
gia nhiệt cao vì thế có thể chịu được quá tải cao.

7. Bảo dưỡng dễ dàng: Không cần kiểm tra mức dầu cũng như thử nghiệm
mẫu dầu,máy biến áp khô không cần phải bảo dưỡng định kỳ như máy biến áp dầu.
Tuy nhiên máy biến áp khô cần được lắp đặt ở những nơi sạch sẽ và ít bụi bẩn.

8. Môi trường an toàn: Sử dụng máy biến áp khô rất an toàn, khi có sự cố ít
khi gây cháy nổ, thích hợp cho những khu vực có yêu cầu nghiêm ngặt về chống
cháy nổ. Khi sử dụng máy biến áp khô, không có hiện tượng phát sinh dầu hay khí
độc vào khí quyển.

45
9. Phạm vi sử dụng: Máy biến áp khô phù hợp với những nơi lắp đặt như
sau:

+ Trong các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp, trường học, bệnh viện, khu
dân cư đông đúc.

+ Trong các nhà máy đòi hỏi độ an toàn, vệ sinh cao như: nhà máy chế biến
thực phẩm, hóa dầu,..

4.1.2/ Chọn máy biến áp.

Vị trí trạm biến áp phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- An toàn

- Gần phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp điện đưa đến

- Thao tác vận hành, quản lý dễ dàng

- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành hàng năm thấp

Số lượng và công suất máy biến áp được thực hiện theo tiêu chuẩn kinh tể kỹ thuật.

- Đảm bảo liên tục an toàn cung cấp điện

- Vốn đầu tư bé nhất, số lượng biến áp đặt trong trạm biến áp phải ít nhất.

Công suất của máy biến áp được chọn theo điều kiện sau:

- Với trạm 1 máy biến áp: SđmB ≥ Stt

- Với trạm có n máy biến áp: n.SđmB ≥ Stt

Trong đó:

SđmB: Công suất máy biến áp đã hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường (kVA)

Stt: Công suất tính toán mà trạm cần truyền (kVA)

Ta có công suất biểu kiến chung cư của tòa nhà là STT = 1042.097 kVA:

46
Ta sử dụng máy biến áp có: SđmB > STT. Vậy ta chọn dùng 1 máy biến áp
1250KVA - 22/0,4 KV của VN do công ty thiết bị điện Đông Anh sản xuât.

Thông số của máy biến áp 1250KVA - 22/0,4 KV như sau:

Sđm Uđm P0 Pn io UN Trọng Kích thước (mm)

(KVA) (KV) (%) (%) lượng


(W) (W) Dài Rộng Cao
(kg)

1250 22/0,4 2650 10900 1 6 5320 2350 1810 2470

4.2 LỰA CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN CHO TÒA NHÀ.

Chọn nguồn dự phòng:

Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện, ta chọn máy phát dự phòng. Trong
trường hợp mất điện máy phát này sẽ vận hành để cung cấp điện cho các phụ tải.
Chuyển nguồn, từ nguồn lưới sang nguồn máy phát sử dụng tủ chuyển nguồn tự
động ATS.

Máy phát dự phòng chỉ cấp điện ở một số nguồn điện ưu tiên của tòa nhà.
Phụ tải ưu tiên gồm có: Thang máy, bơm cứu hoả, bơm nước sinh hoạt, bơm nước
thải, chiếu sáng hành lang, cầu thang các tầng, cấp điện tầng hầm và tầng 1 khu
dịch vụ.
• Công suất thang máy STM = 42.36 KVA
• Tổng công suất của máy bơm : SB =58.36 KVA
• Tổng công suất đèn hành lang , thang bộ : Stb = 35.92 KVA
• Các nguồn điện ở tầng hầm : SĐ = 12.65 𝐾𝑉𝐴
• Công suất tại khu dịch vụ , sảnh tiếp tân, hành lang của tầng 1 :

47
S1 =47.86 𝐾𝑉𝐴
• Công suất nguồn quạt hút, điều áp thang bộ : Squạt = 12.28 KVA
Vậy tổng công suất của nguồn ưu tiên cần cung cấp là:
 SUT = 225.24 KVA

SđmMF > SƯT


Với SƯT = 225.24 KVA chọn máy phát điện Diezen có thông số:
SđmMF = 250kVA, hiệu máy phát EUENON 6LTAA8.9-G2, f = 50 Hz,
Điện áp 380/220 V
Loại máy phát 3pha 2 dây, nhiên liệu : dầu Diesel

4.3 BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

Tổng quan:
Hệ số công suất cos là tỉ số giữa công suất tác dụng P(kW) và công suất biểu kiến
S(kVA). Hệ số công suất lớn nhất bằng 1 và hệ số công suất càng lớn càng có lợi cho
ngành điện lẫn khách hàng; vì khi đó P = S, toàn bộ công suất điện phát ra sẽ được tiêu
thụ bởi phụ tải điện mà không có bất kỳ tổn thất nào.
𝑃(𝑘𝑊)
Cos =
𝑆(𝑘𝑉𝐴)

công suất phản kháng Q là công suất từ hóa trong các máy điện xoay chiều, nó không
sinh ra công.
Vì vậy để tránh truyền tải một lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các hộ
dùng điện các máy sinh ra Q (tụ điện, máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải,
làm như vậy được gọi là bù công suất phản kháng. Khi bù công suất phản kháng thì góc
lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ nhỏ đi, do đó hệ số công suất cos của
mạng được nâng cao, giữa P và Q và góc  có quan hệ sau:

Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường
dây giảm xuống, do đó góc  giảm, kết quả là cos tăng lên.

48
Hệ số công suất cos được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây:

1/ Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện.

2/ Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện.

3/ Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp.

Tính toán bù công suất phản kháng :


Tổng công suất tác dụng tính toán chung cư là : P1 = 885.8 kW
Công suất biểu kiến của chung cư trước khi bù : S1= 1042.1 kVA
𝑃∑, 885.8
Ta có: Cos = = = 0.85
𝑆∑. 1042.1

 Hệ số công suất của công trình trước khi bù: cos1 = 0.85, tg1 = 0.62
o Ghi chú:
- Theo” QUY ĐỊNH VỀ MUA, BÁN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG” tại
Thông tư 15/2014/TT-BCT ngày 28/5/2014 của Bộ Công Thương.
Điều 3. Hướng dẫn thực hiện mua, bán công suất phản kháng
Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng,
nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện
từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất
phản kháng.
 Để đảm bảo hệ số an toàn và tránh lãng phí, ta chọn hệ số cos  = 0.95

Hệ số của công suất của công trình sau khi bù : cos2 = 0.95, tg1 = 0.33
Công suất phản kháng cần phải bù để đạt được cos2 = 0.95 là:
Qbù = P1.(tg1-tg2) =885.782.(0.62- 0.33)= 256.88 kVAr
Vậy cần bù Qbù = 256.88 kVAr
Ta có công suất phản kháng trước khi bù :
Q1 = P1. tg1 = 885.78x0.62 = 549.19 KVAr

49
Chọn thiết bị tụ điện bù do Liên Xô (cũ )chế tạo.
12 bộ x 30KVAr

Điện áp
định Công suất Kiểu
Loại tụ Chiều Khối
mức định mức Điện dung chế cao h lượng
điện Ucđm (kVAr) C (μF)
(kV)
tạo (mm) (kg)

KC1-1.05-30-2Y1
0.38 30 309 Ba pha 466 30

Công suất phản kháng sau khi bù :


Q2 = Q1 –Qbù = 549.19- 30x12 = 189.19 kVAr
Công suất biểu kiến của chung cư sau khi bù là:
S2 = √𝑃12 + 𝑄22 =√885.782 + 189.192 = 905.76 kVA

50
CHƯƠNG 5:TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ VÀ DÂY
DẪN CHO TÒA NHÀ
5.1/ GIỚI THIỆU CHUNG
5.1.1/ Các nguyên tắc lựa chọn CB:
Trong lưới điện hạ áp chung cư, các thiết bị bảo vệ có thể là CB hoặc cầu chì. Do
CB có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với cầu chì nên ta chọn CB làm thiết bị bảo vệ.
khi lựa chọn ta phải lưu ý đến khả năng cắt ngắn mạch, phối hợp với dây dẫn, khả
năng dảm bảo làm việc bình thường của lưới.
Hệ thống cáp và thiết bị bảo vệ mỗi cấp cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện cho
lưới điện an toàn và tin cậy , nghĩa là:
• Có khả năng mang tải lớn nhất và chịu được quá tải bình thường trong thời
gian ngắn
• Không gây sụt áp mạnh trong những trường hợp khởi động động cơ …

Hơn nữa các thiết bị bảo vệ cần bảo vệ cáp và thanh góp ở mỗi cấp bị quá dòng .
bảo vệ chống chạm điện gián tiếp, đặc biệt trong hệ thống TN và IT , khi chiều dài
mạch điện có thể hạn chế biên độ của dòng ngắn mạch., do đó làm chậm trễ sự
đóng cắt CB.
CB : là thiết bị dung để đóng cắt mạch điện lúc bình thường cũng như lúc bị sự cố (
quá tải , ngắn mạch…)
Các nguyên tắc lựa chon CB:
UđmA ≥ Uđm LĐ
Iđm A ≥ ITT
IC đm A ≥ IN
Trong đó : UđmA : điện áp định mức của CB (V)
UđmLĐ : điện áp định mức của lưới điện (V)
Iđm A : dòng điện địn mức của CB
IC đm A : dòng cắt định mức của CB
IN : dòng điện ngắn mạch (kA)
ITT : dòng điện tính toán (dòng điện làm việc định mức của dây
dẫn).
𝑃𝑇𝑇
Với dòng điện 1 pha : ITT =
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆
𝑃𝑇𝑇
Với dòng điện 3 pha : ITT =
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆
Hệ số công suất của tòa nhà: Cos = 0.85
Điện áp 1 pha : UđmLĐ = 220V
Điện áp 3 pha : UđmLĐ = 380V

51
5.1.2/ Tính toán lựa chọn dây dẫn và cáp.
Tính chọn dây dẫn và cáp cũng rất quan trọng đối với hệ thống cung cấp
điện. Lựa chọn đúng tiết diện dây dẫn và cáp sẽ làm cho hệ thống điện làm việc
hiệu quả, không làm ngắn mạch, hệ thống tiêu hao điện năng thấp và có hiệu
quả trong kinh tế.

Có 3 phương pháp để lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp:


+ Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện J kt

+ Chọn tiết diện theo điện áp cho phép Ucp

+ Chọn tiết diện theo dòng phát nóng lâu dài cho phép Icp
Tuy nhiên chọn tiết diện dây và cáp theo phương pháp dòng phát nóng lâu
dài cho phép là hiệu quả nhất đối với lưới điện hạ áp đô thị và sinh hoạt.

Công thức xác định tiết diện dây theo dòng phát nóng lâu dài cho phép I cp.

𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Trong đó
Ki : Hệ số hiệu chỉnh K1 , K 2 , K 3 , K 4 …khi xét đến điều kiện
lắp đặt cáp
Iz : Dòng điện lớn nhất cho phép của cáp theo bảng tra

Hệ số Kt thể hiện điều kiện lắp đặt: Kt = K1 x K2 x K3 x K4


Ta có:
K1: Nhiệt độ môi trường đối với cáp đặt trong không khí
K2: Ảnh hưởng nhiệt độ môi trường đối với cáp chon trong đất
K3: Ảnh hưởng tính chất của đất đối với cáp chon trong đất
K4: Hệ số hiệu chỉnh số mạch đặt gần nhau

5.2/ TÍNH TOÁN LỰA CHỌN VÀ KIỂM TRA THIẾT BỊ


5.2.1/ Tính toán lựa chọn và kiểm tra CB của tủ điện tổng cho tòa nhà:
Ta có công suất tác dụng tổng của tòa nhà : PTT = 885.782 kW

52
𝑃𝑇𝑇 885.782
ITT = = =1583.3 A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại máy cắt không khí NS2000 , 2000A , hiệu số : AS-20E4-20A
• Có số cực: 4P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 2000A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 85kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


IC đm A = 85 kA≥ IN

a /Lựa chọn dây dẫn và cáp: từ trạm biến áp đến MCCB tổng của tủ phân phối
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Cáp điện được đặt trong máng có đục lổ nhiệt độ 450 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 Dây đi chung với 3 mạch khác nên ta có tổng mạch là 4, tra bảng ta được
K4=0.77
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87x0.77 = 0.67
𝐼𝑟 2000
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 2985
0.67
Ta có:Cáp điện cách điện XLPE mạch 3 pha nên ta đi 3 dây dẫn, Iz = 2985
Do không có cáp dẫn được dòng điện 2985 A, nên ta dùng 3 sợi cáp
Cu/XLPE/PVC (3x300)mm2 cho mỗi pha và N (3x300)mm2 cho mỗi pha, ter
1x300 mm2 CADIVI chế tạo.
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau:
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

300 22,68 1,8 3,1 70 695 0,0601

53
c /Tính toán dòng ngắn mạch hạ áp :
Vì cáp tổng ở gần nguồn (TBA) nên cần phải kiểm tra ổn định nhiệt dòng ngắn
mạch hạ áp
Ngắn mạch hạ áp là ngắn mạch xa nguồn nên để tính toán ngắn mạch hạ áp cho
phép coi trạm biến áp phân phối là nguồn , tổng trở của hệ thống chính là tổng trở
của trạm biến áp.
Ta có các thông số của máy biến áp:
Sđm Uđm P0 Pn io UN Trọng Kích thước (mm)

(KVA) (KV) (%) (%) lượng


(W) (W) Dài Rộng Cao
(kg)

1250 22/0,4 2650 10900 1 6 5320 2350 1810 2470

Tổng trở MBA quy về phía hạ áp là:



ZB =R B +j.XB

Trong đó :
Pn  U đm
2
10.9  0,38 2
RB = 2
 10 6
= 2
 10 6
S đm 1250
RB = 1.007(m)
U n 0 0  U đm
2
6  0,38 2
XB = 10 4 = 10 4
S đm 1250
X B = 6.931 (m)
Suy ra: 𝑍𝐵̇ = 1,007 + j6.931 (m)

Dòng ngắn mạch là :

U đm 380
IN = = = 31.33
3 R + X2
B
2
B 3  1,007 2 + 6.9312

IN = 31.33 kA

IC đm A = 85 kA≥ IN= 31.33 kA


Vậy ta chọn loại máy cắt trên là hợp lý.
54
Muốn đảm bảo ổn định nhiệt tiết diện cáp 300mm2 phải thỏa mãn biểu thức :
I  t qd
F = 300 ≥
2
Vì là cáp đồng nên  = 6, chọn tqd = 0.8(s) và I  = IN = 31.33 KA
6 x31.325 x 0.8
F = 300 ≥
2
F= 300 ≥ 84.053 (thỏa mản dk)
5.2.2/ Tính toán lựa chọn và kiểm tra CB, và dây dẫn cáp của tủ điện tổng
cho nguồn ưu tiên :
Tổng công suất tác dụng của nguồn ưu tiên là: PUT = 191,45 kW
𝑃𝑈𝑇 191.45
ITT = = = 342.21 A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P LS 350 A , hiệu số : ABS403c
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 350A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 65kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Lựa chọn dây dẫn và cáp điện từ máy phát điện đến MCCB tổng:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Cáp điện được đặt trong máng có đục lổ nhiệt độ 450 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 Dây đi chung với 3 mạch khác nên ta có tổng mạch là 4, tra bảng ta được
K4=0.77
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87x0.77 = 0.67
𝐼𝑟 350
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 522 A
0.67
Ta có:Cáp điện cách điện XLPE mạch 3 pha nên ta đi 3 dây dẫn, Iz = 522 A

Do không có cáp dẫn được dòng điện 522 A, nên Ta dùng 3 sợi cáp chọn cáp hạ áp
lõi đồng cách điện Cu/XLPE/PVC , 3(4x1C.240mm2 ) + Ex 1C 240mm2 do
CADIVI chế tạo

55
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

240 20.25 2.4 2.7 55.9 426 0.054

5.2.3/Tính toán lựa chọn , kiểm tra CB từ tầng 2-19


• Tại vị trí tủ điện tổng của mỗi tầng để cấp vào căn hộ

Tổng công suất tác dụng của nguồn cấp vào căn hộ của mỗi tầng là
PTT = 86.448 kW
𝑃𝑇𝑇 86.448
ITT = = = 154.52 A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P Ls , hiệu số : ABS203c
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 175 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 42kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Lựa chọn dây dẫn và cáp điện tại mỗi tầng
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Cáp điện được đặt trong máng có đục lổ nhiệt độ 450 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 Dây đi chung với 3 mạch khác nên ta có tổng mạch là 4, tra bảng ta được
K4=0.77
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87x0.77 = 0.67
𝐼𝑟 175
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 261
0.67
Ta có:Cáp điện cách điện XLPE mạch 3 pha nên ta đi 3 dây dẫn, Iz = 261
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC/XLPE , đặt cố định Cu/PVC/XLPE 4x
150mm2 ( chọn dây pha) do CADIVI chế tạo

56
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

150 10.7 1.9 1.9 33 201 0.268

Tiết diện dây trung tính và dây tiếp đất


Ftđ = 0.5xFpha = 0.5x150 = 70mm
a/Tính toán chọn thiết bị trong căn hộ loại A
Ta có công suất tính toán căn hộ:
PTT = 11.181 KW
𝑃𝑇𝑇 11.181
ITT = = = 59.79A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Chọn loại MCB 2P LS , hiệu số : BKN 2P
• Có số cực: 2P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 230V
• Dòng điện định mức : IđmA = 63 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 6kA

UđmA =230≥ Uđm LĐ = 220V


Iđm A = 63A ≥ ITT =59.79A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 63
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 72
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
, tra bảng ta có 3x16mm2 có do CADIVI chế tạo

57
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

16 5,1 1,5 1,5 19,4 83 1,15

• Với hệ thống chiếu sáng trong căn hộ loại A

Công suất đặt chiếu sáng :


Pđ.cs =1 kW
Công suất tính toán
PTTCS = PCS x Ksd = 1x0.8 = 0.8 kW
Dòng điện tính toán :
𝑃𝑇𝑇 0.8
ITT = = = 4.28 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Lựa chọn CB MCB 1P-10A , số hiệu BKN 1P
Điện áp định mức : Uđm A = 230 V ≥ Uđm LĐ = 220 V
Dòng điện dịnh mức : Iđm A = 10A ≥ ITT = 4.28 A
Dòng cắt định mức : ICđm == 6 kA
Lựa chọn dây dẫn và cáp:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 10
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 11.5
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x1.5mm2 có do CADIVI chế tạo

58
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

1,5 1,5 0,8 1,5 9,6 21 12,1

• Ổ cắm :

Công suất đặt của 1 lộ ổ cắm :


Poc = 2.5 kW
Công suất tính toán :
PTT oc = 2.5x 0.8 = 2 kW
Dòng điện tính toán :
𝑃𝑇𝑇 2
ITT = = = 10.695 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Lựa chọn CB RCBO 2P-16A , số hiệu RKB 2P
Điện áp định mức : Uđm A = 230 V ≥ Uđm LĐ = 220 V
Dòng điện dịnh mức : Iđm A = 16A ≥ ITT = 10.695 A
Dòng cắt định mức : ICđm = 4.5KA
Lựa chọn dây dẫn và cáp:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 16
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 18
0.87

Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x2.5mm2 do CADIVI chế tạo

59
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (As) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

2,5 2,01 0,8 1,5 10,62 27 7,41

• Bình nóng lạnh:

Công suất của 1 bình nóng lạnh :


PNL = 2.5 kW
Dòng điện tính toán :
𝑃𝑇𝑇 2.78
ITT = = = 13.37 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Lựa chọn CB RCBO 2P-20A , số hiệu RKB 2P
Điện áp định mức : Uđm A = 230 V ≥ Uđm LĐ = 220 V
Dòng điện dịnh mức : Iđm A = 20A ≥ ITT = 13.37 A
Dòng cắt định mức : ICđm = 4.5KA
Lựa chọn dây dẫn và cáp:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 20
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 23
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x 4.0 mm2 có do CADIVI chế tạo

60
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

4.0 2,55 0,9 1,5 12.1 37 4.61

• Máy lạnh điều hòa


o Công suất của 1 Máy lạnh có công suất 1.5HP :

PML = 1.5HP = 1.119 kW


Dòng điện tính toán :
𝑃𝑇𝑇 1.24
ITT = = = 6A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Lựa chọn MCB 1P-16A , số hiệu BKN 1P
Điện áp định mức : Uđm A = 230 V ≥ Uđm LĐ = 220 V
Dòng điện dịnh mức : Iđm A = 16A ≥ ITT = 6A
Dòng cắt định mức : ICđm = 6 kA
Lựa chọn dây dẫn và cáp:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 16
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 18
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x 2.5 mm2 có do CADIVI chế tạo

61
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

2.5 2,01 0,8 1,5 10.62 27 7.41

Với mỗi phòng có 3 máy lanh loại 1.5 HP ta có 3 MCB 16A.


o Công suất của 1 Máy lạnh có công suất 2HP :

PML = 2HP = 1.492 kW


Dòng điện tính toán :
𝑃𝑇𝑇 1.66
ITT = = = 7.98 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Lựa chọn MCB 1P-16A , số hiệu BKN 1P
Điện áp định mức : Uđm A = 230 V ≥ Uđm LĐ = 220 V
Dòng điện dịnh mức : Iđm A = 16A ≥ ITT = 7.98A
Dòng cắt định mức : ICđm = 6KA
Lựa chọn dây dẫn và cáp:
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 16
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 18
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x 2.5 mm2 có Icp =27A Do CADIVI chế tạo

62
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

2.5 2,01 0,8 1,5 10.62 27 7.41

Với máy lạnh có công suất 2HP ta vẫn chọn MCB 1P-16A
b/Tính toán chọn thiết bị trong căn hộ loại B
Ta có công suất tính toán căn hộ:
PTT = 10.581 kW
𝑃𝑇𝑇 10.581
ITT = = = 56.58 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Chọn loại MCB 2P-63A LS , hiệu số : BKN 2P
• Có số cực: 2P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 230V
• Dòng điện định mức : IđmA = 63 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 6kA

UđmA =230≥ Uđm LĐ = 220V


Iđm A = 63A ≥ ITT =56.59A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• 0
Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 63
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 72
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
tra bảng ta có 3x16mm2 do CADIVI chế tạo

63
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết diện Đường Chiều dày Chiều dày vỏ Đường Dòng cho Điện trở dây
định mức kính dây cách điện bọc PVC kính tổng phép (A) dẫn ở 200C
(mm2 dẫn (mm) (mm) (mm) thể (mm) (Ω/km)

16 5,1 1,5 1,5 19,4 83 1,15

Với cách tính tương tự như trên ta tính toán được CB cho căn hộ loại B
CB Loại Iđm A (A) Uđm A(V) Icđm A
(kA)

Chiếu sáng MCB 1P-10A 10 230 6

Ổ cắm RCBO 2P-16A 16 230 4,5

Bình nóng lạnh RCBO 2P-20A 20 230 4,5

Máy lạnh điều hòa MCB 1P-16A 16 230 6

Căn hộ loại B MCB 2P-63A 63 230 6

Bảng tính toán chọn cáp diện cho căn hộ.


Thiết bị Loại cáp

Chiếu sáng Cu/PVC/PVC (3x1,5)mm2

Ổ cắm Cu/PVC/PVC (3x2,5)mm2

Bình nóng lạnh Cu/PVC/PVC (3x4)mm2

Máy lạnh điều hòa Cu/PVC/PVC (3x2,5)mm2

Căn hộ loại B Cu/PVC/PVC (3x16)mm2


5.2.4 Tính toán , lựa chọn và kiểm tra CB, dây và cáp điện của đèn cầu thang
bộ đèn exit mắt ếch từ tầng 2 đến tầng kỹ thuật
a/ Tính toán lựa chọn CB và dây điện cho tủ điện
Tổng công suất của tủ điện chiếu sáng công cộng và chiếu sáng tầng kỹ thuật là:
64
P= 1.696 x5 +1.782 = 10.262 kW
𝑃𝑇𝑇 10.262
ITT = = = 18.343A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P LS , hiệu số : ABN 53c : 40A
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 230 V
• Dòng điện định mức : IđmA = 40 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 18 kA

UđmA =230≥ Uđm LĐ = 220V


Iđm A = 40A ≥ ITT =18.343A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Cáp điện được đặt trong máng có đục lổ nhiệt độ 450 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.79, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.79
𝐼𝑟 40
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 51
0.79
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
4x1C.16mm2 1EX16 Do CADIVI chế tạo
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết diện Đường Chiều dày Chiều dày vỏ Đường Dòng cho Điện trở dây
định mức kính dây cách điện bọc PVC kính tổng phép (A) dẫn ở 200C
(mm2 dẫn (mm) (mm) (mm) thể (mm) (Ω/km)

16 6.42 1.6 1.7 22.64 111 0.727

5.2.5 Tính toán và lựa chọn thiết bị CB cho chiếu sáng hành lang , và chiếu
sáng tầng kỹ thuật:
Tủ chiếu sáng công cộng tại vị trí các tầng là : 2,5,8,11,14 ,17
Công suất chiếu sáng tại vị trí của tủ điện là:
P = 0.173 x 5= 0.865 kW
𝑃𝑇𝑇 0.865
ITT = = = 4.62 A
𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 0.22𝑥 0.85
Chọn loại MCB 1P LS , hiệu số : BKN 1P : 10A
• Có số cực: 1P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 230V
65
• Dòng điện định mức : IđmA = 20A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 6kA

UđmA =230≥ Uđm LĐ = 220V


Iđm A = 10A ≥ ITT =4.62A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
• Cáp điện được đặt trong máng có đục lổ nhiệt độ 400 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.79, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 10
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 22.9
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
3x2.5mm2 Do CADIVI chế tạo
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

2.5 2.01 0.8 1.5 10.62 27 7.41

Với cách tính tương tự như trên ta tính toán được CB cho chiếu sáng thang
bộ và chiếu sáng đèn exit cho tủ chiếu sáng công cộng
CB Loại Iđm A (A) Uđm A(V) Icđm A
(kA)

Chiếu sáng thang MCB 1P-10A 10 230 6


bộ

Đèn exit va MCB 1P-10A 10 230 6

66
emercy

Ổ cắm RCBO 2P-10A 10 230 4,5

Bảng tính toán chọn cáp diện cho chiếu sáng tủ công cộng
Thiết bị Loại cáp

Chiếu sáng thang bộ Cu/PVC/PVC (3x1,5)mm2

Ổ cắm Cu/PVC/PVC (3x2,5)mm2

Đèn exit và emercy Cu/PVC/PVC (3x1.5)mm2


5.2.6/ Tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho tủ điện thang máy:
• Tủ điện thang máy 1:

Công suất đặt cho thang máy (TM1) là:


Ptt. TM1 = 16.67 kW

Dòng điện tính toán.


K t PDTM 1 6  16.67
ITT = = = 107 (A)
  3  U đm  Cos 2,5  3  0,38  0,8

Trong đó:

Hệ số không tải của thang máy α = 2,5

Hệ số mở máy của thang máy Kt = 6

Lựa chọn CB loại MCCB ABH 203a 125FA 3P do LG chế tạo với các thông số:

Điện áp định mức: Uđm A = 400 (V) ≥ Uđm LĐ = 380 (V)


Dòng điện định mức: Iđm A = 125 (A) ≥ ITT = 107 (A)

Dòng điện cắt: IcđmA = 25 (kA)

Lựa chọn dây dẫn và cáp.

67
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 125
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 143
0.87

Chọn cáp hạ áp bốn lõi đồng cách điện PVC, loại nửa mềm đặt cố định
Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 + 1.E 25mm2 do CADIVI chế tạo.

Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau:

Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

50 9 1,8 1,9 29 164 0,387

• Tủ diện thang máy 2

Tính toán tủ điện thang máy (TM2) tính toán tương tự như với tủ điện thang máy
(TM1).

Bảng tính chọn CB của thang máy.

CB Loại Iđm A (A) Uđm A (V) Icđm A


(kA)

Thang máy 1 MCCB - 3P 125 400 25

Thang máy 2 MCCB- 3P 125 400 25

68
Thang máy 3 MCCB - 3P 125 400 25

Bảng tính chọn cáp điện thang máy.

Thiết bị Loại cáp

Thang máy 1 Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 +1E 25mm2

Thang máy 2 Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 +1.E 25mm2

Thang máy 3 Cu/PVC/PVC (4x50)mm2+ 1.E 25mm2

5.2.7/Tính toán lựa chọn thiết bị và dây dẫn cho tủ quạt:


• Tủ điện tổng của quạt

Tổng công suất quạt cho tòa nhà là:


Ptt = 0.75x2 + 0.55 +11 = 13.05 kW

Dòng điện tính toán.


Ptt 13.05
ITT = = = 23.326 (A)
3  U đm  Cos 3  0,38  0,85

Lựa chọn CB loại MCCB ABN53c 3P LS với các thông số:

Điện áp định mức: Uđm A = 400 (V) ≥ Uđm LĐ = 380 (V)

Dòng điện định mức: Iđm A = 50 (A) ≥ ITT = 23.326 (A)

Dòng điện cắt: IcđmA = 18 (kA)

Lựa chọn dây dẫn và cáp.


𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 45 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.79, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.79
𝐼𝑟 50
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 73.29
0.79

69
Chọn cáp Cu/PVC/PVC (4x35)mm2 và 1.Ex 25mm2 do CADIVI chế tạo.

Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau:

Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

35 7.56 1.7 1.7 25.52 132 0.524

Với cách tính tương tự ta tính được CB va dây dẫn để cấp nguồn cho từng vị trí
quạ
CB Loại Iđm A (A) Uđm A (V) Icđm A
(kA)

Quạt hút mùi nhà vệ MCCB-3P 15 400 18


sinh

Quạt hút mùi phòng MCCB-3P 15 400 18


rác

Quạt điều áp thang bộ MCCB-3P 20 400 18


Bảng tính chọn dây dẫn cho quạt hút
Thiết bị Loại cáp

Quạt hút mùi nhà vệ Cu/PVC/PVC (4x2.5)mm2 +1E 2.5mm2


sinh

Quạt hút mùi phòng Cu/PVC/PVC (4x2.5)mm2 +1.E 2.5mm2


rác

70
Quạt diều áp thang Cu/PVC/PVC (4x16)mm2+ 1.E 16mm2
bộ

5.2.8/ Tính toán , lựa chọn và kiểm tra CB, dây và cáp điện của tầng 1 .
Ta có công suất tính toán của tầng 1::
PTT = 40.68 kW
𝑃𝑇𝑇 40.678
ITT = = = 72.7 A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P LS , hiệu số : ABS 103c : 100A
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 100 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 42kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Iđm A = 100A ≥ ITT =72.71A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 100
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 115
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
4x35mm2 , 1.E x 16mm2 Do CADIVI chế tạo
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

35 7.56 1.7 1.7 25.52 132 0.524

71
Tính toán lựa chọn thiết bị , dây dẫn tại khu dịch vụ
Ta có công suất tính toán của tổng tại khu dịch vụ :
PTT = PMLL+PCS +POC = 20.56+3.327+4.8 = 28.68 kW
𝑃𝑇𝑇 28.678
ITT = = = 51.3A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P LS , hiệu số : ABN63c : 60A
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 60 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 18kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Iđm A = 40A ≥ ITT =51.3A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 60
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 68.9
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
4x16mm2 , 1.E x 16mm2 Do CADIVI chế tạo
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

16 5.1 1.5 1.5 19.4 83 1.15

Tính toán lựa chọn CB cho máy lạnh tại khu dịch vụ:
Với máy lạnh tại khu dịch vụ có công suất 20.56 kw

72
PTT = 20.56 KW
𝑃𝑇𝑇 20.56
ITT = = = 36.75A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB 3P LS , hiệu số : ABN 53c : 40A
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 40 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 18 kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Iđm A = 40A ≥ ITT =36.75A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 40
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 35.9
0.87

Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
4x6mm2 , 1.E 6mm2 Do CADIVI chế tạo
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

6 3.12 1.1 1.5 14.4 48 3.08

Với cách tính tương tự ta tính toán được thiết bị và dây dẫn cho các phần còn lại tại
tầng 1.

73
CB Loại Iđm A (A) Uđm A (V) Icđm A
(kA)

Công suất tổng tại tầng 1 MCCB-3P 100 400 42

Công suất tổng tai khu MCCB-3P 60 400 18


dịch vụ

Máy lạnh tại khu dịch vụ MCCB-3P 40 400 18

Chiếu sáng khu dịch vụ MCB-1P 10 220 6

Ổ cắm khu dịch vụ RCBO 16 220 4.5

Máy lạnh tại sảnh tiếp tân MCB 16 220 6

Máy lạnh phòng bảo vệ MCB 10 220 6

Máy lạnh phòng quản lý MCB 10 220 6


tòa nhà

Chiếu sáng cho khu tầng 1 MCB 16 220 6

Ổ cắm cho tầng 1 RCBO 16 2200 4.5

Bảng tính chọn dây dẫn cho quạt hút


Thiết bị Loại cáp

Nguồn tổng cho tầng 1 Cu/PVC/PVC (4x35)mm2 +1E 16mm2

Nguồn tổng tại khu dịch Cu/PVC/PVC (4x16)mm2 +1E 16mm2


vụ

Máy lạnh tại khu dịch vụ Cu/PVC/PVC (4x6)mm2 +1E 6mm2

Chiếu sáng khu dịch vụ Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

Ổ cắm khu dịch vụ Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

74
Máy lạnh tại sảnh tiếp tân Cu/PVC/PVC (3x4)mm2

Máy lạnh phòng bảo vệ Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

Máy lạnh phòng quản lý Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2


tòa nhà

Chiếu sáng cho khu tầng1 Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

Ổ cắm cho tầng 1 Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

5.2.9 Tính toán và lựa chọn CB dây dẫn cho khu vực tầng hầm
Công suất tủ chiếu sáng , ổ cắm tầng hầm
Ta có công suất tính toán tủ cs, ổ cắm đặt tại tầng hầm :
PTT = = 10.75 kW
𝑃𝑇𝑇 10.75
ITT = = = 19.2A
√3 𝑥 𝑈đ𝑚 𝑥 𝐶𝑂𝑆 √3 𝑥0.38𝑥 0.85
Chọn loại MCCB LS 3P-50A
• Có số cực: 3P ;
• Điện áp định mức : UđmA = 400V
• Dòng điện định mức : IđmA = 50 A
• Dòng cắt định mức : IcđmA = 30kA

UđmA =400≥ Uđm LĐ = 380V


Iđm A = 50A ≥ ITT =19.2A
Lựa chọn dây dẫn và cáp
𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87
𝐼𝑟 19.2
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 32.06
0.87
Chọn cáp hạ áp lõi đồng cách điện PVC , loại nửa mềm đặt cố định Cu/PVC/PVC
4x16mm2 , 1.E x 16mm2 Do CADIVI chế tạo

75
Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau :
Tiết diện Đường Chiều Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
định mức kính dây dày cách vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
(mm2 dẫn điện PVC tổng thể 200C
(mm) (mm) (mm) (mm) (Ω/km)

16 10.7 1.9 1.9 33 201 0.268

Lựa chọn thiết bị CB và dây dẫn cho bơm sinh hoạt tòa nhà
Tổng công suất đặt của máy bơm sinh hoạt cho tòa nhà là:
Ptt = 12.2 kW
Dòng điện tính toán.
K t PTT 6  12.2
ITT = = = 47.2 (A)
  3  U đm  Cos 2,5  3  0,38  0,85

Trong đó:

Hệ số không tải của máy α = 2,5

Hệ số mở máy của máy Kt = 6


Lựa chọn CB loại MCCB 3P LS với các thông số:

Điện áp định mức: Uđm A = 400 (V) ≥ Uđm LĐ = 380 (V)


Dòng điện định mức: Iđm A = 100 (A) ≥ ITT = 47.2 (A)

Dòng điện cắt: IcđmA = 22 (kA)

Lựa chọn dây dẫn và cáp.


𝐼𝑟
𝐼𝑧 =
∑ 𝐾𝑖
0
 Cáp điện được đặt nhiệt độ 40 𝐶
 Tra bảng ta có K1 = 0.87, hệ số K2 và K3 là bằng 1
 tra bảng ta được K4=1
 Kt = K1xK2xK3xK4 = 0.87

76
𝐼𝑟 100
 𝐼𝑧 = ∑ 𝐾𝑖
= = 115
0.87

Chọn cáp hạ áp bốn lõi đồng cách điện PVC, loại nửa mềm đặt cố định
Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 + 1.E 25mm2 do CADIVI chế tạo.

Thông số kỹ thuật của cáp cho trong bảng sau:

Tiết Đường Chiều dày Chiều dày Đường Dòng cho Điện trở
diện kính dây cách điện vỏ bọc kính phép (A) dây dẫn ở
định dẫn (mm) (mm) PVC (mm) tổng thể 200C
mức (mm) (Ω/km)
(mm2

50 9 1,8 1,9 29 164 0,387

Với cách tính tương tự ta tính toán được thiết bị và dây dẫn cho các phần còn lại tại
tầng 1.
CB Loại Iđm A (A) Uđm A (V) Icđm A
(kA)

Công suất tổng tại tầng MCCB-3P 200 400 30


hầm

Máy bơm sinh hoat MCCB-3P 100 400 22

Máy bơm nước thải MCCB-3P 100 400 22

Máy bơm nước cứu hỏa MCCB-3P 100 400 22

Chiếu sáng khu tầng hầm MCB-1P 10 220 6

ổ cắm khu tầng hầm RCBO 16 220 4.5

Chiếu sáng thoát hiểm MCB 10 220 6

77
Bảng tính chọn dây dẫn
Thiết bị Loại cáp

Công suất cs , ổ cắm tầng Cu/PVC/PVC (4x16)mm2 +1E 16mm2


hầm

Máy bơm sinh hoat Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 +1E 25mm2

Máy bơm nước thải Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 +1E 25mm2

Máy bơm nước cứu hỏa Cu/PVC/PVC (4x50)mm2 +1E 25mm2

Chiếu sáng khu tầng hầm Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

ổ cắm khu tầng hầm Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2

Chiếu sáng thoát hiểm Cu/PVC/PVC (3x2.5)mm2


5.3. TÍNH TOÁN DÒNG NGẮN MẠCH
5.3.1 Các vấn đề chung khi tính toán ngắn mạch:

Mục đích của tính toán ngắn mạch là để xác định khả năng cắt của thiết bị bảo vệ,
kiểm tra ổn định nhiệt của dây, kiểm tra độ nhạy của thiết bị bảo vệ, kiểm tra độ
bền điện động.
Theo tiêu chuẩn IEC ta có các công thức tính toán ngắn mạch :
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400
𝐼𝑠𝑐 =
√3. 𝑍𝑡
Với tổng trở: Zt = √Rt 2 + Xt 2
Dòng ngắn mạch 1 pha :
220
𝐼𝑠𝑐 =
𝑍𝑝 + 𝑍𝑛
L
Dây dẫn : R =
S
Với 𝜌 : điện trở suất của vật liệu dây dẫn
𝜌 = 22.5 mΩ.mm2/m đối với đồng
𝜌 = 36 mΩ.mm2/m đối với nhôm

78
L : chiều dài dây (m)
S : tiết diện cắt ngang của dây (mm2)
5.3.2 Tính toán dòng ngắn mạch hạ áp :
Vì cáp tổng ở gần nguồn (TBA) nên cần phải kiểm tra ổn định nhiệt dòng ngắn
mạch hạ áp

Ta có các thông số của máy biến áp 1250KVA - 22/0,4 KV của VN do công ty


thiết bị điện Đông Anh sản xuất.
Sđm Uđm P0 Pn io UN Trọng Kích thước (mm)

(KVA) (KV) (%) (%) lượng


(W) (W) Dài Rộng Cao
(kg)

1250 22/0,4 2650 10900 1 6 5320 2350 1810 2470

Tổng trở MBA quy về phía hạ áp là:



ZB =R B +j.XB

Trong đó :
Pn  U đm
2
10.9  0,38 2
RB = 2
 10 6
= 2
 10 6
S đm 1250
RB = 1.007(m)
U n 0 0  U đm
2
6  0,38 2
XB = 10 4 = 10 4
S đm 1250
X B = 6.931 (m)
Suy ra: 𝑍𝐵̇ = 1,007 + j6.931 (m)

Dòng ngắn mạch là :

U đm 380
IN = = = 31.33kA
3 R + X
2
B
2
B 3  1,007 2 + 6.9312

5.4 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH TẠI CÁC TỦ ĐIỆN

5.4.1Tính toán ngắn mạch tại tủ điện tầng hầm (DB-PL-B) (DB –Hầm ) :
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ tầng hầm là 30m , SP =16mm2
79
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 30 /16 = 42.19 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 30 = 2.4 (mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 5.23 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 42.19)2 +(6.931 + 2.4)2
5.4.2Tính toán ngắn mạch tại tủ điện tầng 1 (DB-PL-1) :
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ tầng 1 là 35m , có SP =35mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 35 /35 = 22.5 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 35 = 2.8 (mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 9.1 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 22.5)2 +(6.931 + 2.8)2

5.4.3 Tính toán ngắn mạch tại tủ điện tầng 2 (DB-PL) :


Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ tầng hầm là 40m , có SPE =16mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 40 /16 = 56.25 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 40 = 3.2 (mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 3.97 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 56.25)2 +(6.931 + 3.2)2

5.4.4 Tính toán ngắn mạch tại tủ quạt tổng (DB-EAF) :


Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ cho quạt là 30m , có SP =35mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 30 /35 = 19.3 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 30 = 2.4(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
80
400 400
Isc = = = 10.33 (kA)
√3.√(Rba + Rc)2 +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 19.3)2 +(6.931 + 2.4)2

5.4.5 Tính toán ngắn mạch tại tủ tổng khu dịch vụ (DB-DV) :
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ tầng hầm là 35m , có SPE =16mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 35 /16 = 49.22 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 35 = 2.8(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 4.51 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 49.22)2 +(6.931 + 2.8)2

5.4.6 Tính toán ngắn mạch tại tủ thang máy 1 :


Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ thang máy là 100m , có SP =50mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 100 /50 = 45 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 100 = 8(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 4.77 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 45)2 +(6.931 + 8)2

Các thang máy còn lại với cách tính tương tự


5.4.7 Tính toán ngắn mạch tại tủ cho máy bơm sinh hoạt /nước thải
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ bơm là 20m , có SP =50mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 20 /50 =9 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 20 = 1.6(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 17.56 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+9)2 +(6.931 + 1.6)2

5.4.8 Tính toán ngắn mạch tại tủ cho máy bơm chữa cháy :
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ bơm là 30m , có SP =50mm2
Trở kháng của dây dẫn:
81
RC = 22.5 x 30 /50 =13.5 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 30 = 2.4(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 13.4 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+13.5)2 +(6.931 + 2.4)2

5.4.9 Tính toán ngắn mạch tại tủ tầng 2 để vào căn hộ (DB-tầng 2)
Khoảng cách từ tủ MSB đến tủ tầng là 40m , có SP =150mm2
Trở kháng của dây dẫn:
RC = 22.5 x 40 /150 = 6 (mΩ )
Cảm kháng của dây dẫn:
XC = 0.08 x 40 = 3.2(mΩ)
Dòng ngắn mạch 3 pha :
400 400
Isc = 2
= = 18.75 (kA)
√3.√(Rba + Rc) +(Xba+Xc)2 √3.√(1.007+ 6)2 +(6.931 + 3.2)2

Với cách tính tương tự cho các tầng còn lại


 Kiểm tra khả năng cắt dòng ngắn mạch của CB:
Để đám bảo an toàn trong vận hành và bảo vệ các thiết bị điện trong lúc làm việc
thì các CB cần thỏa mãn các yêu cầu :
ICU > I sc : khả năng cắt dòng ngắn mạch cực đại của CB (Icu) phải lớn hơn dòng
ngắn mạch lớn nhất (Isc ) để CB không bị hư hỏng.
Điện
In Icu Isc
Tuyến dây áp Loại CB
(kA) (kA)
(V) (A)
Tại CB tổng AS-20E4-
380V 2000 85 31.33 Thỏa
trạm trạm 20A
DB-PL-B
380V 50 ABN53C 18 5.23 Thỏa
(Ham )
DB-T1 380V 100 ABS 103c 22 9.1 Thỏa
DB-T2 380V 175 ABS 203c 42 3.97 Thỏa
Tủ
DB-EAF
điện 380V 50 ABN53c 18 10.33 Thỏa
(quạt tổng )
tầng
DB-DV
(khu dịch 380V 60 ABN63c 18 4.51 Thỏa
vụ )
Tủ thang 380V 125 ABS 203c 42 4.77 Thỏa
82
máy 1
Tủ thang
380V 125 ABS 203c 42 4.77 Thỏa
máy 2
Tủ thang
380V 125 ABS 203c 42 4.77 Thỏa
máy 3
Tủ cho bơm
380V 100 ABS 103c 22 17.56 Thỏa
sinh hoạt
Tủ cho bơm
380V 100 ABS 103c 22 17.56 Thỏa
nước thải
Tủ cho bơm
380V 100 ABS 103c 22 13.4 Thỏa
chữa cháy
Tủ tầng 2 ABS203c
380V 175 42 18.75 Thỏa
vào căn hộ

5.5 TÍNH TOÁN SỤT ÁP CỦA ĐƯỜNG DÂY:


➢ Tính sụt áp: từ MBA đến tủ tổng tòa nhà
- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 1583.3 (A)
- Chiều dài: L = 15 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,53

𝑟𝑜 0.08
-R= = =0.013 (/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 6

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  1583.3  (0.013  0,85 + 0,08  0,53)  0,015 = 2.2 (V)
100  U 100 2.2
U% = = = 0.58%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,58


U % = 0,58%  5% (thỏa)

➢ Tính sụt áp: từ MBA đến tủ điện tổng căn hộ tầng 19 (vị tri cấp nguồn xa nhất )
- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 154.52 (A)
- Chiều dài: L = 100 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,53
83
𝑟𝑜 0.159
-R= = =0.053(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  154.52  (0.053  0,85 + 0,08  0,53)  0,1= 2.33 (V)
100  U 100 2.33
U% = = = 0.61%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,61


U % = 0,61%  5% (thỏa)

➢ Tính sụt áp: từ tủ điện tổng căn hộ tầng 19 vào căn hộ xa hộp gần điện nhất là
- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 59.79 (A)
- Chiều dài: L = 36 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,53
𝑟𝑜 1.47
-R= = =0.49(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  59.79  (0.49  0,85 + 0,08  0,53)  0,036= 1.62 (V)
100  U 100 1.62
U% = = = 0.42%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,42


U % = 0,42%  5% (thỏa)

Sụt áp tại căn hộ xa nhất nhìn về nguồn tầng 19 U% = 0,58+0.61+0.42= 1.61%
U% =1.61% <5% (thỏa )
➢ Tính sụt áp: từ MBA đến tủ chiếu sáng tầng 2
- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 18.343 (A)
- Chiều dài: L = 40 (m)

84
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,53
𝑟𝑜 1.47
-R= = =0.49(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  18.343  (0.49 0,85 + 0,08  0,53)  0,04 = 0.58 (V)
100  U 100 0.58
U% = = = 0.15%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,15


U % = 0,15%  5% (thỏa)

➢ Tính sụt áp: từ MBA đến tủ thang máy 1


- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 107 (A)
- Chiều dài: L = 100 (m)
- Cos() = 0,8 => sin() = 0,6
𝑟𝑜 0.494
-R= = =0.16(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  107  (0.16  0,85 + 0,08  0,53)  0.1 = 3.3 (V)
100  U 100 3,3
U% = = = 0.86%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,86


U % = 0,86%  5% (thỏa)

➢ Tính sụt áp: từ MBA đến tủ quạt tổng


- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 23,33 (A)
- Chiều dài: L = 30 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,54

85
𝑟𝑜 0.668
-R= = =0.22(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  23.33  (0.22  0,85 + 0,08  0,53)  0.03 = 0.28 (V)
100  U 100 0.28
U% = = = 0.07%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,07


U % = 0,07%  5% (thỏa)

➢Tính sụt áp: từ MBA đến tủ điện tầng 1


- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 72.7 (A)
- Chiều dài: L = 35 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,54

𝑟𝑜 0.668
-R= = =0.22(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  72.7  (0.22  0,85 + 0,08  0,53)  0.035 = 1.01(V)
100  U 100 01.10
U% = = = 0.29%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,29


U % = 0,29%  5% (thỏa)

➢Tính sụt áp: từ MBA đến tủ điện tổng khu dịch vụ


- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 51.3 (A)
- Chiều dài: L = 35 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,54
𝑟𝑜 1.47
-R= = =0.49(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

86
- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  51.3  (0.49  0,85 + 0,08  0,53)  0.035 = 2.16 (V)
100  U 100 2.16
U% = = = 0.57%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,57


U % = 0,57%  5% (thỏa)

➢Tính sụt áp: từ MBA đến tủ điện máy bơm sinh hoạt/nước thải
- Dòng làm việc lớn nhất I tt = 47.2 (A)
- Chiều dài: L = 20 (m)
- Cos() = 0,85 => sin() = 0,54
𝑟𝑜 0.494
-R= = =0.16(/km)
𝑁𝑑𝑎𝑦 3

- X= 0,08 (/km)
U = √3  Itt  ( R  Cos + X  Sin )  L
= √3  47.2  (0.16 0,85 + 0,08  0,53)  0.02 = 0.29(V)
100  U 100 0.29
U% = = = 0.076%
Ud 380

Sụt áp tại là: U% = 0,076


U % = 0,076%  5% (thỏa)

87
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT, CHỐNG SÉT CHO TÒA NHÀ
6.1 NỐI ĐẤT AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
• Các bộ phận nối đất( vỏ kim loaị ): phần dẫn điện của các thiết bị bình
thường không có điện, tuy nhiên trong điều kiện hư hỏng sẽ xuất hiện điện
áp.
• Nối đất an toàn nhằm mục đích để bảo đảm an toàn cho người vận hành khi
có hư hỏng cách điện trong thiết bị
• Điện trở nối đất cho công trình : đối với mạng điện có điện áp dưới 1000V ,
điện trở nối đất tại mỗi thời điểm không vượt quá 4Ω ( riêng với các thiết bị
nhỏ, công suất của máy phát điện, máy biến áp không vượt quá 100KVA
cho phép đến 10 Ω )

Nối đất lặp lại của dây trung tính trong mạng 380/220V phải có điện trở
không vượt quá 10 Ω
6.2 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN:
Điện trở nối đất yêu cầu : Rnđ ≤ 4
Điện trở suất của đất : tòa nhà được xây dựng tại khu vực gần sông nên
thuộc loại đất bồi phù sa. ρđất = 20 – 100 Ωm
Giả sử tại thời điểm đo ta được : ρđất = 60 Ωm
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH THEO ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU:
Loại đất Hình thức Độ chôn sâu Hệ số Kmùa
nối đất (m) (khi đất khô)

Nối đất an toàn Cọc thẳng đứng 0.8 1.4

88
Cọc tiếp đất : là loại cọc thép mạ đồng có đường kính d = 20mm , cọc dài 3m, độ
chon sâu cọc là t0 = 0.8m , khoảng cách giữa 2 cọc gần nhau L= 6m
Dây nối cọc tiếp đất là dây đồng trần có tiết diện là 70mm2
6.2.1 Tính toán điện trở tản của đất:
Điện trở tản của 1 cọc:
𝑡𝑡 2𝑙 1 4𝑡+𝑙
Rc = . ( ln + .ln )
2𝑙 𝑑 2 4𝑡−𝑙

Trong đó :
l: chiều dài cọc tiếp đất (m) : l=3m
d: đường kính cọc tiếp đất (m) d= 20mm= 0.02m
t : độ chon sâu của cọc , (m)
Ta chôn cọc thẳng dứng sao cho đầu cọc ở dưới mặt đất một khoảng t0 = 0.5m
𝑙 3
t= t0 + = 0.8 + =2.3m
2 2

𝑡𝑡 = đấ𝑡 𝑥 𝑘𝑚ù𝑎 = 60𝑥1.4 = 8.4𝑚


84 2𝑥3 1 4𝑥2.3+3
Rc = . ( ln + .ln ) = 26.93
2𝑥𝑥3 0.2 2 4𝑥2.3−3

Ước lượng số cọc cần là:


𝑅𝐶 26.93
n= = . = 6.73
𝑅𝑛𝑑 4

Giả sử hệ thống nối dất có 7 cọc, dây nối giữa chúng có điện trở không đáng kể

Ta có các thông số sau:


n=7 , Rc = 26.93 Ω
Ta có tỉ số :
𝐿 6
= =2
𝑙 3
Trong đó: L : Là khoảng cách giữa 2 cọc gần nhau
l: chiều dài của cọc
Tra bảng trong cuốn hệ thống cung cấp điện pl .6.7 ta có:
89
Hệ số sử dụng cọc c  0.75
𝑅𝐶 26.93
Điện trở nối đất Rnđ = = = 5.13 > 4 
𝑛 7𝑥0.75

=> không đạt yêu cầu


𝑅𝐶 26.93
Do đó ta phải tăng số cọc lên thành 9 cọc => Rnđ = = = 3.98
𝑛 9𝑥0.75

Rnđ = 3.98  4
=> đạt yêu cầu.
Vậy số cọc cần là: 9 cọc

6.3 HỆ THỐNG CHỐNG SÉT.

6.3.1 Hệ thống chống sét


Sự cảm ứng quá điện áp, quá trình quá độ do bởi sét đánh, các hậu quả của
đóng mạch điện, của sự số lưới điện... Hậu quả không mong muốn do sét đánh
hoặc do quá điện áp thường gây ra những hậu quả thiệt hại về kinh tế và thiết bị kỹ
thuật. Nên việc chống sét cho công trình là rất quan trọng và phải được tiến hành
thiết kế, lắp đặt, kiểm tra một cách cận thận.
Sét là sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây tích điện và đất hay
giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Các công trình về điện như đường dây,
các trạm biến áp, trạm phân phối ….. là những nơi dễ bị sét đánh, vì vậy phải có
biện pháp bảo vệ chống sét để tránh cho các công trình bị sét đánh trực tiếp.

Có các loại sét khác nhau: sét đánh trực tiếp, sét đánh gián tiếp, sét cảm
ứng.

- Sét đánh trực tiếp là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình hoặc đánh vào
bồn nước kim loại hay trụ anten nằm trên công trình đó, đánh vào cây cối, đánh
vào người đang di chuyển khi đang có dông .....Đây là loại sét nguy hiểm nhất vì
nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người.

90
- Sét đánh gián tiếp là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây tải
điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình
làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng

- Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng
tĩnh điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như
xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét cảm ứng điện từ chỉ
nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung
điện trong các công trình bưu điện, viễn thông, phát thanh truyền hình.

Điện áp giữa mây dông và đất có thể đạt tới hàng ngàn thậm chí hàng tram volt, vì
vậy dòng sét sẽ rất lớn vài chục thậm chí lên tới hàng trăm kA
6.3.2 Sử dụng phương pháp chống sét dùng đầu thu sét

Kim thu sét được làm từ kim loại đầu trên có gắn mũi nhọn hoặc được mài nhọn để
tăng cường mật độ điện tích, đầu dưới nối với các dây dẫn sét đi vào hệ thống nối
đất chống sét.

đầu thu sét PULSAR18 dài 72cm , đường kính dài 18mm

đĩa PULSAR với dường kính 85mm

bầu hình trụ 200mm chứa thiết bị phát tia tiên đạo đường dẫn sét chủ động

đầu thu sét PULSAR18 có chiều dài 2m là 1 khối bằng thép không gỉ siêu bền. kết
cấu PULSAR này được liên kết với bộ ghép nối bằng inox dài 2m, do vậy chịu mọi
hoàn cảnh khắc nghiệt thời tiết, dược dặt tren mái công trình. Đầu thu sét được đặt
tại vị trí cao nhất của công trình.
Căn cứ vào đặc tính của dòng điện sét , toàn bộ các nhà và công trình đươc phân
thành 3 cấp bảo vệ:

➢ Bảo vệ cấp 1: Những công trình, trong đó có tỏa ra các chất khí hoặc hơi
cháy, hoặc sợi dễ cháy chuyển sang trạng thái lơ lửng và có khả năng kết

91
hợp với không khí hoặc chất ôxi-hóa khác tạo thành các hỗn hợp nổ, có thể
xảy ra ngay trong điều kiện làm việc bình thường .Khi xảy ra nổ sẽ gây ra
những phá hoại lớn và làm chết người.
➢ Bảo vệ cấp 2 : Những công trình, trong đó có tỏa ra các chất khí, hơi, bụi
hoặc sợi cháy và có khả năng kết hợp với không khí hoặc các chất ôxi- hóa
khác tạo thành các hỗn hợp nổ. Nhưng khả năng này chỉ xảy ra khi có sự cố
hoặc làm sai quy tắc, không thể xảy ra khi làm việc bình thường. Khi xảy ra
nổ chỉ gây ra những hư hỏng nhỏ và không làm chết người.
➢ Tất cả những công trình còn lại

RP= √ℎ(2𝐷 − ℎ) + 𝐿(2𝐷 + 𝐿)

Trong đó: RP : bán kính bảo vệ nằm ngang tính từ chân đặt đầu kim pulsar
h:chiều cao kim pulsar tính từ đầu kim đến bề mặt được bảo vệ
D:là khoảng cách giữa tia tiên đạo của sét và đầu tia tiên đạo của kim
thu sét

D = 20 m: Đối với mức bảo vệ cấp I


D = 45 m: Đối với mức bảo vệ cấp II
D = 60 m: Đối với mức bảo vệ cấp III
𝐿:độ dài quảng đường của tia tiên đạo phát ra ,
L(m) = v(m/s) .T(s) =106.T

V:là vận tốc lan truyền của tia tiên đạo trong khí quyển

T : thời giian phát tia tiên đạo PULSAR

Ta có T của PULSAR18 = 18 μs = 18.10-6 s

Ta có tòa nhà được bảo vệ cấp III , nên ta có : D= 60m

Với chiều dài công trình 53m thì ta có bán kính cần bảo vệ là : RBV = 26.5m

92
RP= √ℎ(2𝐷 − ℎ) + 𝐿(2𝐷 + 𝐿)

=>RP = √3𝑥(2𝑥60 − 3) + 18𝑥(2𝑥60 + 18) = 53.24m


RP Rbv = 53.24m ( thỏa điều kiện)
Ta chọn dây dẫn sét xuống hệ thống nối đất chống sét để đảm bảo dây dẫn sét
không bị phá hủy khi có dòng điện sét di qua, vì vậy ta chọn dây dẫn bằng đồng có
tiết diện là 70 mm2 .

ta có yêu cầu điện trở nối đất chống sét : Rnđ ≤ 10

Với cách tính tương tự như hệ thống nối đất an toàn , ta có cách tính toán hệ
thống nối đất chống sét như sau:
Điện trở suất của đất : tòa nhà được xây dựng tại khu vực gần sông nên
thuộc loại đất bồi phù sa. ρđất = 20 – 100 Ωm
Giả sử tại thời điểm đo ta được : ρđất = 60 Ωm
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH THEO ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU:
Loại đất Hình thức Độ chôn sâu Hệ số Kmùa
nối đất (m) (khi đất khô)

Nối đất an toàn Cọc thẳng đứng 0.8 1.4

Cọc tiếp đất : là loại cọc thép mạ đồng có đường kính d = 20mm , cọc dài 3m, độ
chon sâu cọc là t0 = 0.8m , khoảng cách giữa 2 cọc gần nhau L= 6m
Dây nối cọc tiếp đất là dây đồng trần có tiết diện là 70mm2
Tính toán điện trở tản của đất
Điện trở tản của 1 cọc:
𝑡𝑡 2𝑙 1 4𝑡+𝑙
Rc = . ( ln + .ln )
2𝑙 𝑑 2 4𝑡−𝑙

Trong đó :

93
l: chiều dài cọc tiếp đất (m) : l=3m
d: đường kính cọc tiếp đất (m) d= 20mm= 0.02m
t : độ chon sâu của cọc , (m)
Ta chon cọc thẳng dứng sao cho đầu cọc ở dưới mặt đất một khoảng t0 = 0.5m
𝑙 3
t= t0 + = 0.8 + =2.3m
2 2

𝑡𝑡 = đấ𝑡 𝑥 𝑘𝑚ù𝑎 = 60𝑥1.4 = 8.4𝑚


84 2𝑥3 1 4𝑥2.3+3
Rc = . ( ln + .ln ) = 26.93
2𝑥𝑥3 0.2 2 4𝑥2.3−3

Ước lượng số cọc cần là:


𝑅𝐶 26.93
n= = . = 2.7
𝑅𝑛𝑑 10

giả sử hệ thống nối dất có 4 cọc, dây nối giữa chúng có điện trở không đáng kể
ta có các thông số sau:
n=4 , Rc = 26.93 Ω
ta có tỉ số :
𝐿 6
= =2
𝑙 3
Trong đó: L : Là khoảng cách giữa 2 cọc gần nhau
l: chiều dài của cọc
tra bảng trong cuốn hệ thống cung cấp điện pl .6.7 ta có
hệ số sử dụng cọc c  0.75
𝑅𝐶 26.93
điện trở nối đất Rnđ = = = 8.97 10 
𝑛 4𝑥0.75

vậy đạt yêu cầu


Vậy số cọc cần là: 4cọc

94
CHƯƠNG 7: TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁO CHÁY

7.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TRONG NHÀ CAO TẦNG.

Trong lịch sử loài người nói chung và trong các tòa nhà nói riêng, hỏa hoạn
đã gây nên những hậu quả khủng khiếp về tài sản cũng như sinh mạng. Nhiều vụ
cháy nhà cao tầng ở châu Âu, châu Mỹ cũng như ở Việt Nam đã được cả thế giới
biết đến như vụ cháy trung tâm thương mại Sài gòn,…Sở dĩ có nhiều vụ cháy xảy
ra là do những năm đầu thế kỷ này khi kỹ thuật xây dựng phát triển người ta ít
quan tâm đến vấn đề phòng và chống cháy cho nhà cao tầng, nơi mà khi vụ cháy
xảy ra rất ít có cơ may cứu chữa nếu không có biện pháp dự phòng từ trước.

Ngày nay vấn đề phòng và chữa cháy là một trong những vấn đề ưu tiên xem
xét trước hết khi duyệt thiết kế cấp giấy phép xây dựng cũng như cho phép đưa vào
xây dựng.

7.2. CÁC THIẾT BỊ BÁO CHÁY NHÀ CAO TẦNG VÀ CÁCH LẮP ĐẶT
CHÚNG .

a. Thiết bị báo khói:

Hình 7.1. Thiết bị báo khói

Đây là thiết bị dung để nhận biết có khói trong khu vực, thiết bị này hoạt động
dựa trên hai nguyên tắc: ion hóa không khí và quang học.

95
Khi có khói, trong không khí xảy ra hiện tượng ion hóa làm thay đổi thành
phần các điện tích. Sự thay đổi này được nhận biết bằng một cảm biến nằm trong
thiết bị báo khói.

Loại thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc quang học có cảm biến ánh sáng
và sẽ phát tín hiệu báo động khi ánh sáng bị khúc xạ qua khói.

Khi lắp đặt loại thiết bị này cần chú ý đến vị trí lắp đặt. Tránh đặt những nơi
có nhiều bụi hay khói của máy móc, động cơ… có thể gây báo động nhầm. Nên đặt
ở sát trần hay mái nhà là nơi khói đọng lại nhiều nhất do đó dễ phát hiện.

b. Thiết bị báo nhiệt.

Hình 7.2. Thiết bị báo nhiệt

Thiết bị cảm biến nhiệt độ được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nhiều khói
như phòng đặt máy móc nên không thể lắp đặt thiết bị báo khói hay những nơi có
thể xảy ra sự cố về nhiệt độ. Cách lắp đặt chúng tương tự như thiết bị báo khói.

c. Thiết bị báo lửa.

Thiết bị này hoạt động theo từng cặp thu-phát hoặc hoạt động đơn lẻ cảm biến
tín hiệu quang học. Loại hoạt động theo cặp được lắp đặt đối diện nhau qua khu
vực cần giám sát. Hiện nay có loại cho phép khoảng cách giữa hai phần thu-phát
lên tới hàng trăm mét. Khi có lửa, tín hiệu quang học mà phần thu nhận được sẽ

96
thay đổi, thiết bị sẽ phát tín hiệu về tủ trung tâm. Khi lắp đặt thiết bị này cần chú ý
không có vật cản nằm giữa hai phần thu và phát. Hai phần này phải đặt ở khoảng
cách tương ứng nhau, như chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Loại thiết bị báo lửa đơn lẻ hoạt động theo nguyên tắc cảm biến tín hiệu tia
cực tím (UV) phát ra từ đám cháy trong khi không tác động với ánh sáng từ các
nguồn đèn chiếu sáng thông thường hay ánh sáng mặt trời.

d. Hộp đập kính.

Hình 7.3. Hộp đập kính

Đây là loại thiết bị báo động do con người điều khiển mà không phải tự động
như các cảm biến kể trên. Thực chất đây chỉ là tiếp điểm thường đóng hoặc thường
mở được bảo vệ bằng một miếng kính an toàn có thể dễ dàn bị vỡ khi có người ấn
mạnh ngón tay vào nhưng không làm bị thương họ. Khi miếng kính bị vỡ, các tín
hiệu tác động gửi tín hiệu báo cháy đến tủ điều khiển trung tâm.

Hộp này thường gắn vừa tầm tay người và ở những nơi công cộng dễ nhìn
thấy. Khi phát hiện hỏa hoạn người ta sẽ nhanh chóng đập vỡ miếng kính.

97
e. Chuông báo động hoặc loa báo động.

Chuông báo động (hoặc loa) thường được gắn ở những nơi công cộng cho
mọi người biết khu có hỏa hoạn xảy ra. Chuông thường được báo tự động từ tủ
điều khiển trung tâm.

Tuy nhiên việc phát tín hiệu báo động tới chuông luôn được kiểm tra kỹ nhằm
tránh gây hoản loạn khi báo động nhầm.

f. Các biển hiệu, đèn hiệu.

Các biển hiệu dùng để hướng dẫn mọi người di tản khỏi nơi hỏa hoạn. Thông
thường chúng được lắp ở các hành lang, lối ra cầu thang thoát hiểm. Các biển này
phải được chiếu sáng bằng nguồn ắc quy, vì trong trường hợp sự cố nguồn điện cấp
cho tòa nhà sẽ bị cắt. Đèn hiệu thường được nối với các thiết bị báo khói, nhiệt và
được gắn bên ngoài các phòng kín, ít có người vào nên khi có hỏa hoạn người bên
ngoài sẽ dễ nhìn thấy.

g. Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị báo cháy.

Các thiết bị cảm biến trên cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và môi trường lắp đặt.

Thiết bị cần được thổi sạch bụi bẩn, lau chùi sạch sẽ sau đó kiểm tra độ nhạy
của cảm biến bằng việc đưa tín hiệu thử.

Hiện nay, các thiết bị báo cháy thường được đặt địa chỉ lắp đặt. Điều này giúp
cho người giám sát hệ thống dễ dàng nhận biết khu vực xảy ra sự cố khi tủ điều
khiển trung tâm phát tín hiệu báo động.

98
7.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY.

a. Lựa chọn các thiết bị cho hệ thống.

Hiện nay có rất nhiều thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy của các hãng
sản xuất nổi tiếng thế giới trên thị trường Việt Nam như: Thorn, MK (Anh),
Honeywell, Clubb (Mỹ)…

Tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà chọn một hệ thống thích hợp nhưng phải
đảm bảo các yêu cầu cơ bản về phòng cháy và phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.

b. Xác định vị trí đặt các thiết bị và các tủ điều khiển cho hệ thống.

Các thiết bị báo khói, báo nhiệt hay báo lửa được bố trí phụ thuộc vào mục
đích sử dụng của từng khu vực. Trong các văn phòng làm việc thường được bố trí
mỗi đầu khói cho từ 15 đến 20m2.

Các tủ điều khiển thường có các tủ khu vực và tủ trung tâm thường được đặt
trong phòng điều khiển chung của cả tòa nhà và có người giám sát.

c. Xác định các thiết bị máy móc liên quan.

Căn cứ vào các loại máy móc, để thiết kế các thiết bị hay mạch điện làm
nhiệm vụ giao diện giữa hệ thống báo cháy và hệ thống máy móc thiết bị điều
khiển. Thông thường các tủ điều khiển khu vực làm nhiệm vụ này.

d. Thiết kế hệ thống dây dẫn.

Hệ thống dây dẫn cho một hệ thống báo cháy thường có hai loại: dây cho các
đầu cảm biến và dây điều khiển các thiết bị máy móc liên quan.

Dây dẫn cho các đầu cảm biến phải chọn đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
các thiết bị này, thông thường dây dẫn là dây có lớp kim loại chống nhiễu. Khi lắp
đặt thì phần lưới này phải được nối đất để khử nhiễu. Dây dẫn được nối đất theo

99
mạch vòng, mõi vòng có số lượng các đầu báo giới hạn, có chiều dài nhất định
đảm bảo tính chính xác của tín hiệu gửi đến trung tâm. Như vậy mỗi vòng có một
cặp đi và một cặp trở về tủ.

Dây dẫn điều khiển các thiết bị máy móc liên quan thường là loại dây PVC
đưa tín hiệu dạng tiếp điểm rơle hoặc điện áp thấp tới điều khiển ngừng hoặc khởi
động các thiết bị này.

100
CHƯƠNG 8: TÓM TẮT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THIẾT KẾ
8.1 TÓM TẮT NỘI DUNG THIẾT KẾ.
8.1.1 Lưới cung cấp phân phối điện

Nguồn điện động lực và chiếu sáng, từ tủ điện tổng phân phối cho các tủ
tầng, các nguồn điện này được cấp điện bằng hệ thống cáp điện đi trong hệ thống
máng điện trong hộp gain kỹ thuật của tòa nhà

Mỗi căn hộ sử dụng điện có một công tơ điện riêng, các công tơ điện được
lắp đặt tập trung tại bảng công tơ trong phòng kỹ thuật của tầng. Cáp điện từ sau
công tơ đến các bảng điện của phòng được đi trong ống điện PVC, lắp chìm, chạy
dọc theo hành lang của tầng.
Mỗi căn hộ có một bảng điện chính, lắp các Aptomat bảo vệ riêng cho từng nhóm
phụ tải. Dây dẫn đến các thiết bị dùng loại lõi đồng, hai lớp bọc, đi trong ống PVC,
đi ngầm trong trần giả, tường, trần, sàn nhà.Hệ thống điện cho ổ cắm, đèn, quạt,
bơm nước độc lập với hệ thống điện cho điều hoà.

Trong mỗi đơn vị dùng điện bố trí một bảng phân phối điện, trong đó lắp các
Aptomat để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị dùng điện nhằm bảo đảm an
toàn và tăng sự linh hoạt trong công việc điều khiển hệ thống điện.Từ các tủ điện
phân phối đi các phụ tải phải tính toán và bố trí sao cho công suất của các phụ tải ở
các pha cân bằng nhau.
8.1.2 Hệ thống chiếu sáng của tòa nhà:

Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo
trong công trình dân dụng , chiếu sáng trong công trình sử dụng nhiều loại đèn ở
nhiều không gian khác nhau. Tầng hầm chủ yếu dùng đèn huỳnh quang ngoài ra
còn có đèn sự cố, trong không gian dịch vụ và sảnh dùng đèn downlinght . Với các
căn hộ ta sử dụng thêm đèn trang trí.

101
Tất cả thiết kế chiếu sáng là phải đáp ứng được yêu cầu về độ rọi và hiệu quả chiếu
sáng đối với thị giác. Không bị loá mắt, không bị loá do phản xạ, không có bóng
tối, phải có độ rọi đồng đều, phải tạo được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày.

Để đảm bảo an toàn khi có sự cố về điện thì tại các vị trí có nhiều người qua
lại như sảnh, cầu thang bộ ….. thì lắp thêm đèn sự cố cảnh báo. Lắp thêm đèn exit
ở các lối ra để hướng dẫn thuận tiện cho việc đi lại.

Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng
điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào, lối đi
lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.

8.1.3 Lựa chọn thiết bị máy biến áp , máy phát , tụ bù , CB và dây dẫn
Tính toán, lựa chọn và kiểm tra thiết bị bảo vệ có yếu tố quyết định đến sự
an toàn và tính liên tục của toàn công trình, nếu thiết bị bảo vệ được chọn không
chính xác sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống điện.

Trạm biến áp phân phối còn gọi là trạm biến áp có nhiệm vụ biến đổi điện áp
trung áp xuống dưới 0,4 kV để cấp điện cho các hộ tiêu thụ là những khách hàng
của nghành điện.Trạm biến áp là nguồn điện để cung cấp điện cho toàn tòa nhà do
vậy việc lựa chọn và sử dụng máy biến áp là rất quan trọng đối với công trình.
Việc lựa chọn máy biến áp sẽ ảnh hưởng tới độ tin cậy cấp điện cho toàn công
trình
Ở công trình này ta lựa chọn sử dụng máy biến áp khô, làm mát bằng không khí
nhờ hệ thống quạt thông gió để cấp điện cho toàn công trình.Việc lựa chọn máy
biến áp phải đảm bảo các yêu cầu cung cấp điện liên tục, chất lượng và an toàn

Theo phương án thiết kế của toà nhà thì khi xảy ra sự cố mất điện lưới thì phải có
nguồn điện dự phòng (máy phát điện dự phòng) để cấp điện cho tầng hầm, sảnh,
hành lang, cầu thang, và cấp điện cho toàn bộ tầng kỹ thuật, cho máy bơm, thang

102
máy.Khi mất điện lưới thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS sẽ cấp điện
cho tủ điện sự cố từ máy phát điện dự phòng.

Động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ nhiều
công suất phản kháng nhất. Công suất tác dụng P là công suất được biến thành cơ
năng hoặc nhiệt năng trong các máy dùng điện. Công suất phản kháng Q là công
suất từ hoá trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh ra công. Quá trình trao
đổi công suất phản kháng giữa máy phát điện và hộ dùng điện là một quá trình dao
động.

Để tránh truyền tải một lượng công suất phản kháng Q khá lớn trên đường
dây và máy biến áp người ta đặt gần các hộ dùng điện các máy sinh ra Q (tụ điện,
máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, tăng hệ số công suất Cos làm
giảm lượng công suất phản kháng nhận từ hệ thống điện. vì vậy tại công trình này
ta dùng phương pháp lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng Hệ số Cos tối thiểu
do nhà nước quy định từ: (0,85÷0,95), như vậy ta phải bù công suất phản kháng
cho toà nhà để nâng cao hệ số Cos.

CB là thiết bị đóng cắt hạ áp có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Do
có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn, đóng
cắt đồng thời ba pha và có khả năng tự động hoá cao nên aptomat mặc dù có giá
đắt hơn vẫn ngày càng được dùng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công nghiệp, dịch
vụ cũng như lưới điện sinh hoạt.

Chọn dây dẫn và cáp cũng rất quan trọng đối với hệ thống cung cấp điện. Lựa
chọn đúng tiết diện dây dẫn và cáp sẽ làm cho hệ thống điện làm việc hiệu quả,
không làm ngắn mạch, hệ thống tiêu hao điện năng thấp và có hiệu quả trong kinh
tế.
Có 3 phương pháp để lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp:

103
+ Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện J kt

+ Chọn tiết diện theo điện áp cho phép Ucp

+ Chọn tiết diện theo dòng phát nóng lâu dài cho phép Icp

Tuy nhiên chọn tiết diện dây và cáp theo phương pháp dòng phát nóng lâu
dài cho phép là hiệu quả nhất đối với lưới điện hạ áp đô thị và sinh hoạt.

8.1.4 Hệ thống chống sét và nối đất


Trong tòa nhà này ta sử dụng phương pháp dùng kim thu sét, phát ra xung điện thế
cao về phía trên liên tục chủ động dẫn sét (tức là tạo ra tia tiên đạo phóng lên để
thu hút và bắt giữ từ xa tia tiên đạo phóng xuống từ đám mây dông), và dùng cáp
đồng (70mm) để thoát sét. Ta dùng các cọc đồng để tiêu sét trong đất. Điện trở nối
đất chống sét ≤10

Nối đất là biện pháp an toàn trong hệ thống cung cấp điện. Nếu cách điện bị hỏng
vỏ thiết bị sẽ mang điện áp sẽ có dòng rò chạy từ vỏ thiết bị xuống đất lúc này nếu
người chạm vào vỏ thiết bị thì điện trở R người được mắc song song với điện trở
nối đất Rnđ, Đề đảm bảo an toàn cho người vận hành các thiết bị điện trong hệ
thống nên yêu cầu của hệ thống nối đất an toàn điện rất cao: Rnđ ≤ 4 

8.2 ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ:


Trong quá trình thiết kế điện một phuơng án được cho là tối ưu khi nó thoả
mãn các yêu cầu sau:
❖ Tính khả thi cao
❖ Vốn đầu tư nhỏ
❖ Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tuỳ theo mức độ tính chất phụ tải
❖ Chi phí vận hành hằng năm thấp
❖ Đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị.
❖ Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa

104
Vậy với thiết kế mạng điện của tòa nhà trên thì tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật
mạng điện của tòa nhà thiết kế trên đều đảm bảo yêu cầu thiết kế , và phần tử của
hệ thống đều đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật,vận hành an toàn và kinh tế.Trong
đó mục tiêu chính là đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn đầy đủ điện năng với chất lượng
cao.
8.3 BẢNG TỔNG KẾT VỀ SỐ LIỆU, THIẾT KẾ TÒA NHÀ.
8.3.1 Lựa chọn thiết bị đèn chiếu sáng

Bảng tổng thiết kế chiếu sáng


Bóng đèn Tổng
Số công
Vị trí Loại
Tầng Quang Mã hiệu bộ suất
chiếu sáng Loại máng đèn
thông(lm) sản phẩm
đèn (kW)
Khu Đèn led 1.2m
3350 2 bóng KDH 136 41 3.542
vực 1 2x36W
Khu Đèn led 1.2m
3350 2 bóng KDH 136 28 2.419
vực 2 2x36W
Phòng
Đèn led 1.2m
máy bơm 3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
2x36W
sinh hoạt
Phòng
Đèn led1.2m
Hầm Bơm chữa 3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
2x36W
cháy
Phòng Đèn led1.2m
3350 2bóng KDH 136 2 0.173
máy phát 2x36W
Trạm Đèn led1.2m
3350 2 bóng KDH 136 2 0.173
điện 2x36W
Đèn cầu Đèn led ốp trần
560 1 bóng D LN03L 8 0.067
thang bộ 7w (D LN03L )
Exit 5W(KT-720 ) 1 bóng KT-720 12 0.06
CHƯƠNG 2 2X
6W CHƯƠNG 4 KT-

Hầm Emergency CHƯƠNG 3 (K 2 bóng 2200 EL 8 0.096


T-2200 EL)

105
Tổng công suất chiếu sáng tầng hầm 6.876

Khu dich Đèn downligh


vụ 4800 1 bóng TC-T 38 3.327
71W (TC-T)
Phòng Đèn led T8
quản lý 43w 3350 1 bóng KDHD220 13 0.671
tòa nhà
Đèn led T8 KDHD220
43w 3350 1 bóng 11 0.57

Sảnh tiếp Đèn chùm


tân trang trí DM-02-4
300w (DM- 1 0.36
02-4)
Khu tầng Đèn led T8 KDHD220
trệt lối đi 43w 3350 1 bóng 18 0.929
Phòng Đèn led T8 KDHD220
bảo vệ 43w 3350 1 bóng 2 0.103

Phòng Đèn led T8 KDHD220


Tầng 1 3350 1 bóng 2 0.103
quạt 43w
Đèn cầu Đèn ốp trần
560 1 bóng D LN03L 8 0.067
thang bộ 7w (D LN03L)
5W
Exit 1 bóng KT-720 10 0.05
(KT-720)
CHƯƠNG 5 K
2x6W
Emergency 2 bóng T-2200 EL 5 0.06
(KT-2200 EL)
Tổng công suất chiếu sang tầng 1 6.24
Đèn led
12W 960 1 bóng KFX112 33 0.475
(KFX112)
Đèn trang trí
60W(DC- 3000 6 bóng 1 0.432
DC-223VA-HP
Căn hộ 223VA-HP)
loại A Đèn led 9W
900 1 bóng KFX1091 5 0.054
(KFX1091)

106
Đèn led 18W KFC0182
(KFC0182) 1260 1 bóng 2 0.043
Đèn led 12W
960 1 bóng KFX1121 27 0.389
(KFX1121)
Đèn trang trí
60W(DC- 3000 6 bóng 1 0.432
DC-223VA-HP
223VA-HP)
Đèn led 9W
Căn hộ (KFX1091)
900 1 bóng KFX1091 5 0.054
Tầng 2 loại B
Đèn led
18W 1260 1 bóng KFC0182 2 0.043
(KFC0182)
Đèn cầu
thang bộ 7w 560 1 bóng D LN03L 9 0.067
(DLN03L)
Đèn sảnh hành
lang 12W 910 1 bóng D AT04L 12 0.173
(DAT04L)
Khu vực Exit 5W 1 bóng KT-720 4 0.02
(KT-720)_
bên ngoài
CHƯƠNG 6 K
hành lang Emergency
thang bộ 2x6W 2 bóng T-2200 EL 4 0.048
(KT-2200 EL)
Tổng công suất chiếu sang tầng 2 2.238
Phòng kỹ Đèn led
1.2m 3350 2 bóng KDH 136 4 0.345
thuật 2x36W
Đèn led ốp
Đèn cầu trần 7w 560 1 bóng D LN03L 5 0.042
thang
(DLN03L)
Tầng Đèn exit
Đèn exit 1 bóng KT-720 1 0.005
kỹ 5w
Thuật CHƯƠNG 7 K
Emergency 2x6W 2 bóng T-2200 EL 3 0.036

107
Tổng công suất chiếu sáng tầng kỹ thuật 0.428

8.3.2 Lựa chọn thiết bị bảo vệ và cáp dẫn và tủ điện cho tòa nhà
Loại tủ Thiết bị đóng Ptt Itt Loại cáp
(Kw) (A)
cắt
CB tổng cho tòa nhà Máy cắt không 885.782 1583.3 Cu/xlpe/pvc
khí (3x300mm2+N(3x
NS2000, 2000A 300mm2)+ter
300mm2
CB tổng cho máy MCCB 3P LS 178 342.21 Cu/xple/pvc
phát 350 A 3(4x1C.240mm2 )
+E.1C240mm2
Thang máy 1 MCCB-3P 125A 16.67 107 Cu/pvc 4x50mm2
+1E.25mm2
Thang máy 2 MCCB-3P 125A 16.67 107 Cu/pvc 4x50mm2
+1E.25mm2
Thang máy 3 MCCB-3P 125A 16.67 107 Cu/pvc 4x50mm2
+1E.25mm2
Bơm s.hoạt MCCB 3P 100A 12.2 47.2 4x1C.50mm2
+1E.25mm2
Bơm nước thải MCCB 3P 100A 10 42.89 4x1C.50mm2
+1E.25mm2
Bơm cứu hỏa MCCB 3P 100A 12.2 47.2 4x1C.50mm2
+1E.25mm2
TỦ DB-EAF

Tủ Quạt tổng ( DB- MCCB-3P 50A 13.05 23.326 Cu/pvc 4x35mm2

108
EAF ) +1.E x25mm2

Quạt hút mùi phòng MCCB-3P 15A 0.55 0.98 Cu/pvc 4x2.5mm2
rác +1.E x2.5mm2
Quạt điều áp thang bộ MCCB-3P 20 A 12.22 21.84 Cu/pvc 4x16mm2
+1.E x16mm2
Quạt hút mùi nhà vệ MCCB-3P 15A 0.75 1.34 Cu/pvc 4x2.5mm2
sinh +1.E x2.5mm2
TỦ DB-DV
Tủ điện tổng khu dịch MCCB 3P 60A 28.68 51.3 Cu/pvc 4x16mm2
vụ ( DB-DV) +1.E x16mm2
Máy lạnh khu d.vụ MCCB 3P 40A 20.56 36.75 Cu/pvc 4x6mm2
+1.E x6mm2
Chiếu sáng khu d.vụ MCB 1P-10A 3.327 17.79 Cu/pvc 3x2.5mm2
Ổ cắm khu d.vụ RCBO 2P -16A 4.8 25.67 Cu/pvc 3x2.5mm2

TỦ DB-PL-1
Tủ điện tầng 1 (DB- MCCB 3P 100A 40.68 72.7 Cu/pvc4x35mm2
PL-1) +1.E x16mm2
Máy lạnh tại sảnh MCB 1P -16A 33.57 179.52 Cu/pvc 3x4mm2
tiếp tân
Máy lanh tại phòng MCB 1P- 10A 2.12 11.34 Cu/pvc 3x2.5mm2
bảo vệ
Máy lạnh tại phòng MCB 1P -10A 5.25 28.07 Cu/pvc 3x2.5mm2
QLTN
Chiếu sáng khu tầng MCB 1P-16A 6.13 32.78 Cu/pvc 3x2.5mm2
1

109
Ổ cắm tầng 1 RCBO 2P-16A 12.6 67.38 Cu/pvc 3x2.5mm2
TỦ DB-TẦNG
Tủ điện tồng mỗi MCCB 3P 175A 86.448 154.52 Cu/xlpe/pvc
tầng vào căn hộ (DB- 4x150mm2
CH) +70mm2
TỦ DB-CH
Tủ điện MCB 2P- 63A 11.181 59.79 Cu/pvc 3x16mm2
tổng trong căn hộ A
Chiếu sáng căn hộ A MCB 1P 10A 0.8 4.28 Cu/pvc 3x1.5mm2

Ổ cắm trong căn hộ A RCBO 2P-16A 2 10.695 Cu/pvc 3x2.5mm2

Bình nóng lạnh A RCBO 2P-20A 2.78 13.37 Cu/pvc 3x4.0mm2

Máy lạnh căn hộ A MCB 1P 16A 1.24 6 Cu/pvc 3x2.5mm2


1.5hp
Máy lạnh căn hộ A MCB 1P 16A 1.66 7.98 Cu/pvc 3x2.5mm2
2hp
Tủ điện MCB 2P-63A 10.58 56.58 Cu/pvc 3x16mm2
tổng trong căn hộ B
Chiếu sáng căn hộ B MCB- 1P-10A 0.74 3.95 Cu/pvc 3x1.5mm2
Ổ cắm trong căn hộ B RCBO 2P-16A 2 10.695 Cu/pvc 3x2.5mm2
Bình nóng lạnh B RCBO 2P-20A 2.78 13.37 Cu/pvc 3x4.0mm2
Máy lạnh căn hộ B MCB 1P-16A 1.24 6 Cu/pvc 3x2.5mm2
1.5hp
Máy lạnh căn hộ B MCB 1P-16A 1.66 7.98 Cu/pvc 3x2.5mm2
2hp
Tủ DB-PL (đặt tại các tầng 2,5,8,11,14,17 )

110
Tủ điện tổng MCCB 3P 40A 10.262 18.343 4x1C.16mm2
chiếu sáng công cộng +1E.16mm2
và t. kỹ thuật (DB-
PL…)
Chiếu sáng hành lang MCB 1P 10A 0.865 4.62 Cu/pvc 3x2.5mm2
Chiếu sáng thang bộ MCB 1P 10A 0.18 0.96 Cu/pvc 3x2.5mm2
Đèn exit , emercy MCB 1P 10A 0.08 0.43 Cu/pvc 3x1.5mm2
Ổ cắm hành lang RCBO2P 10A 2.12 11.34 Cu/pvc 3x2.5mm2
DP-PL-B
Tủ điện cs, ổ cắm MCCB 3P 50A 10.25 19.2 4x1C.16mm2
tầng hầm (DB-PL-B) +1E.16mm2
Chiếu sáng khu tầng MCB 1P 10A 6.68 35.72 Cu/pvc 3x2.5mm2
hầm
Ổ cắm khu tầng hầm RCBO 1P 16A 6.6 35.29 Cu/pvc 3x2.5mm2
Chiếu sáng khẩn tầng MCB 1P 10A 0.16 0.86 Cu/pvc 3x2.5mm2
hầm

c/ Lựa chọn máy biến áp , máy phát , tụ bù


Stt Tên thiết bị Quy cách Công suất
1 Máy biến áp Do Đông Anh sx 1250 KVA
22/0.4 kV
2 Máy phát EUENON 6LTAA8.9 –G2 ,F= 50 Hz 250 KVA
3 Tụ bù KC1-1.05-30-2Y1 30 KVAr

111
CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN CHUNG
Tóm lại việc thiết kế đối với các đối tượng là rất da dạng và những đặc thù
khác nhau, như vậy để một luận văn thiết kế cung cấp điện tốt với bất cứ đối tượng
nào cũng thỏa mãn các yêu cầu sau:
• Độ tin cậy cung cấp điện: mức độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào yêu
cầu của phụ tải, với những công trình quan trọng cấp quốc gia phải đảm bảo
liên tục cấp điện ở mức cao nhất nghĩa là không mất điện trong mọi tình
huống . những đối tượng như nhà máy , xí nghiệp , tổ sản xuất …. Tốt nhất
là dùng máy điên dự phòng, khi mất điện sẽ dùng điện máy phát cấp cho
những phụ tải quan trọng.
• Chất lượng điện: chất lượng điện được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tần số và điện
áp. Chỉnh tiêu tần số do cơ quan điện hệ thống quốc gia điều chỉnh. Như vậy
người thiết kế phải đảm bảo vấn đề điện áp. Điện áp lưới trung và hạ chỉ cho
phép dao động trong khoảng ±5% . các xí nghiệp nhà máy yêu cầu chất
lượng điện áp cao thì phải ±2.5% .
• An toàn : công trình cấp điện phải được thiết kế có tính an toàn cao. An toàn
cho người vận hành, người sử dụng, an toàn cho thiết bị , cho toàn bộ công
trình. Tóm lại người thiết kế ngoài việc tính toán chính xác, chọn lựa dung
thiết bị, và khí cụ còn phải nắm vững quy định về an toàn. Hiểu rõ môi
trường hệ thống cấp điện và dối tượng cấp điện.
• Kinh tế: trong quá trình thiết kế thường xuất hiện nhiều phương án , các
phương án thường có những ưu và khuyết điểm riêng, có thể lợi về kinh kế
nhưng xét về kỹ thuật thì không tốt. một phương án đắt tiền thường có đặc
điểm là độ tin cậy và an toàn caoo hơn , đề đảm bảo hài hòa giữa 2 vấn đề
kinh tế, kỹ thuật cần phải nghiên cứu kỹ lượng mới đạt được tối ưu.

112
Ngày nay điện năng trở thành dạng năng lượng không thể thiếu được trong
hầu hết các lĩnh vực. Vì vậy mỗi nội dung tính toán thiết kế hệ thống cung cấp điện
cho chung cư nói trên, đều vạch ra cho chúng ta những phương án, những giải
pháp lựa chọn tối ưu cho tòa nhà.Do đó tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng điện
đều đảm bảo yêu cầu thiết kế. Dự án có mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân, bên cạnh đó có thể thấy từ việc tính toán thiết kế , lựa chọn
thiết bị đến việc thi công của dự án đều mạng lại hiệu quả kinh tế nhất định. và đặc
biệt hơn vấn đề an toàn luôn là vấn dề quan trong nhất vì vậy việc tính toán thiết kế
nối đất nói trên luôn đạt hiệu quả an toàn cao.

‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭۞۞۞٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao
tầng.
Tác giả: Nguyễn Công Hiền
Nguyễn Mạnh Hoạch
2. Thiết kế cấp điện
Tác giả: Ngô Hồng Quang
Vũ Văn Tẩm
3. Giáo trình cung cấp điện
Tác Giả: Ngô Hồng Quang
4. Giáo trình kỹ thuật chiếu sáng
Tác giả: Dương Lan Hương

114

You might also like