You are on page 1of 6

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

NHÂN TÀI CHO PHÁT TRIỂN

THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH


(SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO)

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Kiệt Sinh viên: Nhóm 2 - Ca 1


1. Nguyễn Thị Bình
2. Đồng Khánh Gia
3. Nguyễn Đình Lộc
4. Nguyễn Thị Hồng Phúc

Bà Rịa, 2021
XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG HỖN HỢP
LỎNG BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
1. Tổng quan cơ sở lý thuyết
1.1. Phạm vi ứng dụng của HPLC
Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, hiện nay phương pháp
HPLC là phương pháp rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
ngành khác nhau như: phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh,
các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi
trường…
1.2. Nguyên tắc
Nguyên tắc phân tách các thành phần khác nhau: Sự khác nhau về ái lực (cường
độ bám dính) của các thành phần khác nhau của chất phân tích đối với pha tĩnh
và pha động dẫn đến sự phân tách khác biệt giữa các thành phần. Đến lượt nó,
ái lực được quy định bởi hai đặc tính của phân tử: "Hấp phụ" và "Tính hòa tan".
2. Thí nghiệm
2.1 Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị
- Chuẩn bị kênh C là acetonitrile.
- Chuẩn bị kênh D là nước.
- Bật máy, bơm.
- Khử khí ở toàn bộ 2 kênh.
- Cho acetonitrile 100% đi vào cột (áp suất dần tăng) sau đó đợi cho áp
suất dần ổn định rồi thay đổi tỉ lệ dung môi pha động (không nên cho
100% nước đi qua cột vì đây là cột pha đảo).
- Thay đổi tỉ lệ pha động là 45% nước và 55% acetonitrile.
- Điều chỉnh đường base line giữa áp suất và bước sóng (± 10 ¿.
- Rửa cột ít nhất 30 phút với pha động có khả năng rửa giải tốt các hợp
chất đã phân tích trong lần phân tích trước.
- Dùng pipet lấy 1ml hexane vào 1 viral, sau đó dùng pipet lấy vào 1
viral khác 1ml hexane và 50 μl benzen, 50 μl toluen, 50 μl xylen. Sau đó
đặt vào bộ phận tiêm mẫu.
- Sau đó khai báo các vị trí mẫu và rửa kim.
- Bật đèn UV, sau khi áp suất ổn định với đường nền thì bắt đầu tiêm
mẫu.
- Điều chỉnh thể tích tiêm là 1 μl .
- Sau đó màn hình hiển thị một biểu đồ theo bước sóng. Sau khi kết
thúc thí nghiệm lưu và in kết quả.
2.1.2. Điều kiện chạy mẫu
- Cột C18 (46mm×100mm×3.5 μm)
- Detector VWD ở bước sóng 254nm
- Pha động: 45% H2O và 55% acetonitrile
- Tốc độ dòng: 1ml/phút
2.2 Các hiện tượng quan sát được
Sau khi đi qua các detector các chất bị hấp thụ trước thì có thời gian lưu
thấp. Sau khi đi qua detector các chất bị hấp thụ tạo thành các peak và trên
màn hình xuất hiện 5 peak của benzen, toluen, xylen.
2.3 Kết quả thí nghiệm
- Mẫu chuẩn của các chất ở pha động 50% H2Ovà 50% acetonitrile

Hình 1: Benzen ở pha động 50% H2Ovà 50% acetonitrile

Hình 2: Toluen ở pha động 50% H2Ovà 50% acetonitrile


Hình 3: m,p- xylen và o-xylen ở pha động 50% H2Ovà 50% acetonitrile
- Hỗn hợp mẫu ở pha động 45% H2O và 55% acetonitrile

Hình 4: Hỗn hợp mẫu BTX


2.4 Phân tích và nhận xét kết quả
- Peak thứ 2 là peak của benzen và thời gian lưu của benzen là 1
phút 21 giây.
- Peak thứ 3 là peak của toluen và thời gian lưu của toluen là 1 phút
28 giây.
- Peak thứ 4 là peak của m,p-xylen và thời gian lưu của m,p-xylen là
1 phút 50 giây.
- Peak thứ 5 là peak của o-xylen và thời gian lưu của o-xylen là 35
giây.
- Diện tích đỉnh tỷ lệ thuận với số lượng các chất đã qua đầu dò, và
khu vực này có thể được tính toán tự động bằng máy tính. Các
vùng sẽ đo lường được thể hiện trên biểu đồ.
- Nếu sự hòa tan của X ít tập trung hơn, diện tích dưới đỉnh sẽ ít hơn
- mặc dù thời gian lưu giữ vẫn sẽ là như vậy.
- Điều này nghĩa là có thể hiệu chỉnh máy tính để có thể phát hiện số
lượng của một chất - ngay cả với số lượng rất nhỏ.
- Trong sơ đồ, diện tích đỉnh của toluen chiếm 39.5669% là lớn nhất
nên lượng toluen nhiều nhất trong hỗn hợp, tiếp theo là o-xylen
chiếm 27.656% là lượng nhiều thứ hai trong hỗn hợp, tiếp theo là
benzen chiếm 25.1268% là lượng nhiều thứ ba, tiếp theo là m,p-
xylen chiếm 7.4991% là lượng nhiều thứ tư. Vì ở một bước sóng
nhất định có thể hấp thụ chất này tốt hơn chất kia, cụ thể trong thí
nghiệm với bước sóng 254nm hấp thụ o-xylen tốt hơn là m,p-xylen
hoặc có thể là bởi vì có ít m,p-xylen hơn o-xylen. Nên đỉnh của
m,p-xylen nhỏ hơn đỉnh của o-xylen.
2.5 Giải thích và chứng minh các hiện tượng
Theo bảng phía dưới thì độ phân cực của benzen, toluen, xylen giảm dần
như sau:
Benzen > Toluen > m,p-Xylen > o-Xylen
Do cột nhồi có độ phân cực trung bình các chất có độ phân cực lớn sẽ bị hấp
thụ trước và đi ra trước, còn những chất có độ phân cực thấp sẽ bị hấp thụ
sau và đi ra sau.
Hình 5: Độ phân cực của một số chất

You might also like