You are on page 1of 23

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2020,
CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020, PHƯƠNG ÁN PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN NĂM 2021 CỦA
TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN (PV GAS)

PHẦN THỨ NHẤT


KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-KVN ngày 05/5/2020 về cuộc họp Đại hội đồng thường
niên năm 2020 của Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ
đông thông qua, PV GAS tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2020 như sau:
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, PV GAS gặp nhiều bất lợi như:
- Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, lan rộng hầu hết các quốc gia, khu
vực trên thế giới đã tác động/ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong nước bị tác động nặng nề, nhu cầu nhiên liệu sụt
giảm, đặc biệt sản phẩm khí của PV GAS cung cấp cho sản xuất điện và công nghiệp giảm
đáng kể.
- Giá dầu và giá CP của LPG giảm từ tháng 2, liên tục giảm sâu trong tháng 3, 4/2020
và duy trì mức thấp so với giá kế hoạch. Giá dầu Brent trung bình năm khoảng 41
USD/thùng (bằng 68% giá kế hoạch); giá CP trung bình năm khoảng 395 USD/tấn (bằng
94% giá kế hoạch).
- Số sự cố phía thượng nguồn ngày một tăng, thời gian giảm/dừng cấp khí kéo dài; sản
lượng từ nguồn khí Nam Côn Sơn suy giảm mạnh so với năm 2019, đặc biệt sự cố dừng cấp
khí Lô 11.2 kéo dài từ đầu tháng 03 đến đầu tháng 8/2020; nguồn khí Sao Vàng - Đại
Nguyệt đưa vào bờ chậm so với kế hoạch.
- Nhu cầu/huy động khí của các khách hàng thiếu ổn định và thấp so với năm trước.
- Một số dự án lớn có tiến độ sát và phức tạp, quá trình triển khai có nhiều phát sinh
phải xử lý, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến việc huy động nhân sự, vật tư
thiết bị triển khai các dự án (chuỗi dự án Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh, dự án kho chứa LNG 1
MMTPA tại Thị Vải,…).
- Một số văn bản/kết luận của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến cước phí áp dụng
không thống nhất, khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng giữa PV GAS và bên mua khí.
Quyết định 01/2020/QĐ-TTg ngày 12/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thu vào ngân
sách Nhà nước chênh lệch giá khí đối với lượng khí trong bao tiêu được áp dụng từ tháng
3/2019.
- Hoạt động sản xuất ống thép và bọc ống trong 6 tháng đầu năm có dự án/hợp đồng
triển khai (Giai đoạn 2 dự án đường ống NCS2 điều chỉnh; đường ống thu gom, vận chuyển
1/23
khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt), tuy nhiên 6 tháng còn lại của năm 2020 gần như không sản
xuất hoặc có việc làm nhưng rất ít/giá trị không cao.
Mặc dù gặp nhiều bất lợi nhưng với phương châm “Đoàn kết - Đổi mới - Chuyên
nghiệp - Hành động”, Ban Lãnh đạo PV GAS đã cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên luôn
đoàn kết, đổi mới trong suy nghĩ và chuyên nghiệp trong hành động, tận dụng tốt các cơ hội,
triển khai quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả như xây dựng các kịch bản giá dầu để
chủ động ứng phó, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện ấn định và điều độ
khí hợp lý, tăng lượng khí Thiên Ưng về bờ, nâng công suất đường ống PM3-Cà Mau, gia
tăng sản lượng LPG nhập khẩu, xuất khẩu, tăng cường công tác tiết giảm chi phí, kiểm soát
và thu hồi công nợ, đàm phán, ký kết các hợp đồng/phụ lục hợp đồng về cước phí, giá khí
mới,... cùng với sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, đơn vị trong và ngoài ngành, sự phối hợp nhịp
nhàng các khâu từ thượng nguồn đến hạ nguồn, đặc biệt là sự chỉ đạo và ủng hộ tích cực từ
PVN, các Bộ ngành/Chính phủ và sự giám sát chặt chẽ và ủng hộ tích cực từ Đại hội đồng
cổ đông. PV GAS đã thực hiện thành công nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch với những kết quả
như sau:
- Các hệ thống công trình khí của PV GAS vận hành an toàn và hiệu quả, cấp khí/sản
phẩm liên tục; công tác bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định hiệu chuẩn được triển khai theo kế
hoạch, đặc biệt hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa trong thời gian dừng khí, đưa các
hệ thống khí vào vận hành an toàn, trước tiến độ; hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành
chuỗi dự án Nam Côn Sơn 2 góp phần bổ sung đáng kể lượng khí giảm ở khu vực Đông
Nam Bộ. Đã cung cấp gần 8,7 tỷ m3 khí khô; sản xuất và kinh doanh trên 1,9 triệu tấn LPG
và về đích trước kế hoạch 3 tháng; sản xuất và cung cấp trên 58 ngàn tấn condensate, vượt
kế hoạch 6%. PV GAS tiếp tục cung cấp khí ổn định để sản xuất gần 20% sản lượng điện,
70% đạm, đáp ứng trên 62% thị phần LPG cả nước.
- Các chỉ tiêu tài chính hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 0-45% (tổng
doanh thu trên 65,6 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 9,9 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận
sau thuế trên 7,9 nghìn tỷ đồng), đặc biệt lợi nhuận và nộp ngân sách về đích trước kế hoạch
2-3 tháng, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước và PVN (trên 4,3 nghìn tỷ đồng), là
Top đầu các đơn vị có các chỉ số tài chính khả quan trong PVN (tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở hữu đạt 16%, trên vốn điều lệ đạt trên 41%, nợ phải trả/tổng tài sản 22%).
- Tổ chức thành công Đại hội điểm Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt
Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí
Việt Nam (20/9/1990-20/9/2020); lần thứ 8 liên tiếp nhận vinh danh của Forbes Top 50
công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020; đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng Profit500
doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020 do Vietnam Report phối hợp cùng Báo
VietnamNet công bố; một trong 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia
năm 2020 được Bộ Công Thương công bố.
- Kết quả các chỉ tiêu chính đạt được:

Kế Thực %
TT Chỉ tiêu ĐVT
hoạch hiện TH/KH
1 Khí ẩm Tr.m3 9.760,0 8.947,5 92%

2/23
2 Khí tiêu thụ Tr.m3 9.255,1 8.689,9 94%
3 Condensate tiêu thụ 1000T 55,1 58,3 106%
4 LPG tiêu thụ Công ty mẹ 1000T 1.300,0 1.962,0 151%
5 Tổng doanh thu Tỷ Đ 66.163,5 65.636,5 99%
6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đ 8.294,2 9.978,1 120%
7 Lợi nhuận sau thuế Tỷ Đ 6.636,0 7.971,8 120%
8 Tỷ suất LNST/VĐL % 34,6 41,7 121%
9 Nộp Ngân sách Nhà nước Tỷ Đ 3.002,4 4.354,3 145%
10 Tổng tài sản Tỷ Đ - 63.208,4 -
11 Giải ngân vốn đầu tư Công ty Mẹ Tỷ Đ 6.806,1 6.752,2 99%

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA TỪNG LĨNH VỰC


1. An toàn – Sức khỏe – Môi trường – Bảo vệ
Các công tác liên quan An toàn - Sức khỏe - Môi trường - Bảo vệ triển khai bình
thường và đạt kết quả tốt. Thường xuyên rà soát, ban hành các văn bản/chỉ thị yêu cầu thực
hiện về công tác an toàn; xây dựng, tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch an toàn vệ sinh lao
động hàng năm; công tác an toàn, PCCC trên các công trình khí trong dịp Lễ/Tết luôn được
tăng cường; tổ chức giám sát chặt chẽ và đảm bảo an toàn thi công các dự án, bảo dưỡng
sửa chữa/dừng khí/đấu nối; triển khai mạnh mẽ các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia
về phòng chống thiên tai năm 2020; tổ chức thành công hội nghị an toàn PV GAS; tổ chức
hiệu quả công tác diễn tập PCCC trên các công trình khí cũng như truyền thông an ninh an
toàn cho hộ dân/tổ chức nơi có công trình khí đi qua; phối hợp tốt và chặt chẽ với các cấp
chính quyền, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong công tác truyền thông, đảm bảo an
ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ trên các công trình khí;…
Với việc nghiêm túc thực hiện các chỉ thị, chương trình, kế hoạch đặt ra, tuân thủ các
qui định cũng như phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, kết quả không có ca nghi nhiễm
Covid-19, các cơ sở sản xuất kinh doanh được duy trì hoạt động ổn định, an toàn, không làm
gián đoạn cung cấp khí, không vi phạm qui định về môi trường, không để xảy ra sự cố
nghiêm trọng nào gây ảnh hưởng đến môi trường, tài sản cũng như uy tín của PV GAS.
2. Tiếp nhận, sản xuất và kinh doanh sản phẩm khí khô
Các hệ thống vận chuyển và xử lý khí của PV GAS hoạt động ổn định, thực hiện tăng
lượng khí Thiên Ưng đưa vào bờ từ cuối tháng 3/2020, hoàn thành nâng công suất vận
chuyển khí đường ống PM3 - Cà Mau lên 6,5 triệu m3 khí/ngày đêm từ giữa tháng 4/2020;
công tác ấn định, điều độ khí linh hoạt, hiệu quả, cấp khí liên tục; thực hiện nghiêm túc các
hợp đồng mua bán khí, cấp khí với nỗ lực tối đa; tích cực đàm phán, ký kết các hợp đồng
mua bán khí, cước phí mới; không có khiếu nại của khách hàng về chất lượng khí PV GAS
cung cấp.

3/23
Tổng sản lượng khí ẩm tiếp nhận 8.947,5 triệu m3, bằng 92% kế hoạch năm, bằng
87% so với năm 2019; tổng sản lượng khí sản xuất và cung cấp cho khách hàng 8.689,9
triệu m3 (khách hàng điện 6.626,3 triệu m3, khách hàng đạm 1.152,2 triệu m3, khách hàng
công nghiệp 911,5 triệu m3), bằng 94% kế hoạch năm, bằng 88% so với năm 2019; doanh
thu đạt 34.036,8 tỷ đồng (không bao gồm doanh thu vận chuyển khí PM3 - Cà Mau), bằng
81% kế hoạch năm, bằng 82% so với năm 2019.
2.1. Hệ thống khí Cửu Long, Nam Côn Sơn 2 – giai đoạn 2
- Vietsovpetro dừng cấp khí hoàn toàn để bảo dưỡng sửa chữa từ ngày 22-28/9/2020;
một số thời điểm mỏ/giàn dừng/giảm sản lượng khí đưa về bờ để thực hiện công tác bảo
dưỡng sửa chữa/khắc phục sự cố/đấu nối/thay thế thiết bị trong hoặc ngoài kế hoạch; đường
ống NCS2 - giai đoạn 1 thực hiện phóng thoi đẩy lỏng định kỳ 03 tuần/lần. Kết hợp với thời
điểm Vietsovpetro dừng cấp khí để bảo dưỡng sửa chữa, PV GAS thực hiện dừng nhà máy
GPP Dinh Cố từ ngày 22-30/9/2020 để bảo dưỡng sửa chữa, thay thế bình tách bypass GPP
(V-101A), đấu nối giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí NCS2 điều chỉnh; dừng trạm phân
phối khí Bà Rịa để thực hiện bảo dưỡng sửa chữa từ ngày 17-18/9/2020 và trạm phân phối
khí Phú Mỹ (01 ngày); thực hiện giải pháp tăng lượng khí Thiên Ưng đưa vào bờ từ cuối
tháng 3/2020; thời gian còn lại, hệ thống xử lý và phân phối khí của PV GAS hoạt động ổn
định.
- Hoàn thành việc ký kết: các phụ lục bổ sung hợp đồng điều chỉnh cước phí vận chuyển
khí Thiên Ưng - Đại Hùng giai đoạn 2017-2020 với nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và Nhơn
Trạch 2 tháng 01/2020; sửa đổi, bổ sung số 3 hợp đồng vận chuyển khí Thiên Ưng - Đại
Hùng về bờ với Vietsovpetro tháng 01/2020; hợp đồng mua bán khí năm 2020 với Đạm Phú
Mỹ tháng 4/2020; hợp đồng mua bán khí Đông Bắc Rồng với PVN tháng 4/2020; sửa đổi,
bổ sung số 2 hợp đồng mua bán khí Cửu Long bổ sung khí Cá Tầm tháng 7/2020; phụ lục
bổ sung số 19 GSA khu vực Đông Nam Bộ điều chỉnh giá khí 06 tháng đầu năm 2020 với
PVGAS D tháng 4/2020; phụ lục bổ sung số 21 GSA khu vực Đông Nam Bộ về điều chỉnh
giá khí 06 tháng cuối năm 2020 với PVGAS D tháng 8/2020; sửa đổi, bổ sung số 4 hợp
đồng dịch vụ thu gom, tiếp nhận, nén khí Cửu Long với PVN và Vietsovpetro tháng 8/2020;
sửa đổi, bổ sung số 01 hợp đồng thuê công suất nén Rồng Đồi Mồi - Rồng Mở Rộng với
Vietsovpetro.
Tiếp nhận 1.246,6 triệu m3 khí ẩm Cửu Long (bao gồm khí Thiên Ưng, Đại Hùng),
bằng 98% kế hoạch năm, bằng 112% so với năm 2019; sản xuất và cung cấp 1.086,6 triệu
m3 khí khô, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 115% so với năm 2019; doanh thu đạt 7.358,3
tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm, bằng 114% so với năm 2019.
Tiếp nhận và phân phối 105,4 triệu m3 khí Sao Vàng - Đại Nguyệt (Nam Côn Sơn 2 -
giai đoạn 2), bằng 23% kế hoạch năm (thực hiện gas-in đường ống biển từ ngày 16/11/2020,
toàn tuyến ngày 30/12/2020); doanh thu đạt 931,6 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch năm. Sản
lượng không hoàn thành kế hoạch năm do dự án đưa vào chậm so với kế hoạch ban đầu.
2.2. Hệ thống khí Nam Côn Sơn
- Về phía thượng nguồn, một số lô dừng/giảm sản lượng khí đưa về bờ tại một số thời
điểm để thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa/khắc phục sự cố thiết bị. Đặc biệt Lô 11.2
dừng cấp khí hoàn toàn để khắc phục sự cố đứt cáp neo tàu FSO từ ngày 12/12/2019 đến
ngày 08/01/2020, khắc phục sự cố rò rỉ condensate tại đoạn ống riser từ ngày 06/3/2020 đến
4/23
ngày 07/8/2020; Lô 06.1 từ đầu tháng 8/2020 xuất hiện tình trạng giếng bị ngập nước, lưu
lượng khí về bờ giảm; Lô 12W dừng cấp khí hoàn toàn để bảo dưỡng sửa chữa từ ngày
10/8/2020 đến ngày 01/9/2020. Nhà máy xử lý Khí Nam Côn Sơn dừng cấp khí hoàn toàn
trong ngày 13/9/2020 để bảo dưỡng sửa chữa; thực hiện công tác phóng thoi làm sạch tuyến
ống Lan Tây - Dinh Cố 1,5 ngày (trùng với dịp tết Nguyên Đán), thời gian còn lại hệ thống
xử lý và phân phối khí của PV GAS hoạt động ổn định.
- Hoàn thành việc ký kết/phê duyệt: phụ lục bổ sung GSA Nhơn Trạch 1 về điều chỉnh
sản lượng khí cấp năm 2020 tháng 3/2020; các phụ lục bổ sung GSA tiêu thụ khí Sao Vàng -
Đại Nguyệt với điện Bà Rịa tháng 02/2020, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 tháng 4/2020;
hợp đồng chia sẻ hành lang tuyến ống giữa đường ống Bạch Hổ, đường ống NCS1 và đường
ống NCS2 - giai đoạn 2 với các Chủ đường ống Nam Côn Sơn 1 tháng 02/2020; phê duyệt
GSA Sao Vàng - Đại Nguyệt giữa PVN và PV GAS (có hiệu lực từ ngày 08/5/2020); hoàn
thiện ký tắt các phụ lục bổ sung GSA với các nhà máy điện BOT (PM2.2; PM3) điều chỉnh
giá khí trong bao tiêu và đã báo cáo Bộ Công Thương để Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xin phê duyệt.
Xử lý, vận chuyển và phân phối 5.545,7 triệu m3 khí, bằng 94% kế hoạch năm, bằng
80% so với năm 2019; doanh thu đạt 24.939,8 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch năm, bằng 73%
so với năm 2019. Sản lượng và doanh thu không hoàn thành kế hoạch năm và thấp hơn so
với năm 2019 do nguồn khí Nam Côn Sơn suy giảm, sự cố dừng cấp khí hoàn toàn Lô 11.2
từ đầu tháng 3-8/2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá dầu thấp, khách hàng giảm tiêu
thụ khí.
2.3. Hệ thống khí PM3 - Cà Mau
- Giàn BRA dừng cấp khí hoàn toàn để thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa từ ngày
18-26/8/2020; Petronas phóng thoi đường ống biển từ ngày 21-25/9/2020 và ngoài ra cụm
giàn PM3 - Cà Mau dừng/giảm sản lượng khí đưa về bờ tại một số thời điểm để thực hiện
công tác bảo dưỡng sửa chữa/khắc phục sự cố thiết bị trong hoặc ngoài kế hoạch. Kết hợp
với thời điểm dừng khí của phía thượng nguồn, PV GAS thực hiện dừng GPP Cà Mau
để bảo dưỡng sửa chữa từ ngày 18-29/8/2020; khoảng thời gian còn lại, hệ thống xử lý
khí của PV GAS hoạt động ổn định.
- Đã ký thỏa thuận tạm thanh toán mua khí bổ sung từ Malaysia cho GPP Cà Mau với
PVN tháng 02/2020; sửa đổi, bổ sung số 01 hợp đồng mua bán khí cho GPP Cà Mau với
PVN tháng 9/2020. Ngoài ra, PV GAS tích cực tham gia tổ đàm phán của PVN làm việc với
các hộ tiêu thụ về phụ lục hợp đồng mua bán khí để bán lượng khí PVN mua mới từ
Petronas; phối hợp với PVN rà soát dự thảo hợp đồng mua khí GSPA Nam Du - U Minh;
làm việc với Jadestone về hợp đồng dịch vụ đấu nối (TSA) mỏ Nam Du - U Minh vào
đường ống PM3 - Cà Mau.
Tiếp nhận 1.945,3 triệu m3 khí ẩm, bằng 97% kế hoạch năm, bằng 93% so với năm
2019; sản xuất và cung cấp 1.825,8 triệu m3 khí khô, bằng 100% kế hoạch năm, bằng 94%
so với năm 2019; doanh thu vận chuyển khí đạt 1.496,7 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch năm,
bằng 95% so với năm 2019. Sản lượng và doanh thu vận chuyển khí thấp hơn so với kế
hoạch năm do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ khí của khách hàng điện giảm.
2.4. Hệ thống khí Tiền Hải - Thái Bình

5/23
- Từ ngày 22/1-06/2/2020, PCOSB đóng 01 giếng do nhu cầu tiêu thụ khí của khách
hàng thấp (thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán); từ ngày 07/5-15/5/2020, PCOSB đóng
01 giếng do khí tiêu thụ thấp (do dịch Covid-19, giá dầu giảm). GDC Tiền Hải dừng hoàn
toàn để bảo dưỡng sửa chữa trong 48 giờ từ ngày 22-24/6/2020, thời gian còn lại hệ
thống xử lý và phân phối khí của PV GAS hoạt động ổn định.
- Đã ký các sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán khí về giá khí 6 tháng đầu năm 2020 với
PVGAS D tháng 4/2020; ký các sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán khí về giá khí 6 tháng
cuối năm 2020 với PVGAS D tháng 8/2020.
Đã cung cấp 104,5 triệu m3 khí, bằng 87% kế hoạch năm, bằng 114% so với năm
2019; doanh thu đạt 807,1 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch năm, bằng 106% so với năm 2019.
Sản lượng khí và doanh thu không hoàn thành kế hoạch năm do ảnh hưởng của giá dầu
giảm, khách hàng ưu tiên sử dụng nhiên liệu thay thế là LPG (giá nhiên liệu thay thế thấp
hơn giá khí), qui mô sản xuất khách hàng giảm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
2.5. Một số công việc khác
- Hoàn thiện Đề án thành lập Công ty và ký với AES thỏa thuận liên doanh để thành lập
Công ty Kho cảng LNG Sơn Mỹ; ký MOU với Vinacapital, làm việc với VinaCapital về
hợp tác đầu tư hạ tầng cấp khí LNG cho nhà máy điện Long An 1, 2; ký BCC với PTSC và
PV Power, phối hợp triển khai hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đầu tư các chuỗi Cảng
dịch vụ - Khí - Điện; ký MOU với nhà máy điện PM3 - BOT về việc cung cấp và tiêu thụ
LNG.
- Tổ chức đấu thầu thành công gói thầu cung cấp LNG cho Genco3; làm việc với PV
Power về hợp đồng mua bán khí LNG cho dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 và cấp
khí cho điện Nhơn Trạch 1; làm việc và thống nhất với EVN dự thảo MOU về cung cấp và
tiêu thụ LNG cho các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ.
- Làm việc với GAZPROM về MOU và CA hợp tác trong lĩnh vực khí; dự thảo CA và
MOU hợp tác với Sojitz nghiên cứu khả năng cấp LNG tại Thái Bình và các khu vực khác
tại miền Bắc.
- Ký sửa đổi, bổ sung số 02 BCC Lô B; làm việc với PVN và Chủ mỏ về triển khai dự
án Lạc Đà Vàng; tham gia cùng tổ công tác của PVN đàm phán thỏa thuận khung hợp đồng
mua bán khí Sư Tử Trắng giữa PVN và các Chủ mỏ (PVN đã ký hợp đồng).
3. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm lỏng
a) Về sản xuất
Tổng sản lượng LPG sản xuất 371,9 nghìn tấn, bằng 113% kế hoạch năm, bằng 100%
so với năm 2019; sản xuất 58,3 nghìn tấn condensate, bằng 106% kế hoạch năm, bằng 83%
so với năm 2019, cụ thể:
- GPP Dinh Cố: nhà máy dừng để bảo dưỡng sửa chữa từ ngày 22-30/9/2020, thời gian
còn lại nhà máy xử lý khí hoạt động ổn định. Đã sản xuất 240,9 nghìn tấn LPG, bằng 119%
kế hoạch năm, bằng 108% so với năm 2019; sản xuất 50,5 nghìn tấn condensate, bằng 101%
kế hoạch năm, bằng 85% so với năm 2019. Sản lượng condensate sản xuất thấp hơn so với
năm 2019 do từ tháng 3/2020 condensate trắng bơm về bờ giảm (do tăng khí Thiên Ưng về
bờ).

6/23
- GPP Cà Mau: nhà máy dừng để bảo dưỡng sửa chữa từ ngày 18-29/8/2020, thời gian
còn lại nhà máy xử lý khí hoạt động ổn định. Đã sản xuất 131,0 nghìn tấn LPG, bằng 103%
kế hoạch năm, bằng 88% so với năm 2019; sản xuất 7,8 nghìn tấn condensate, bằng 154%
kế hoạch năm, bằng 73% so với năm 2019. Sản lượng LPG sản xuất thấp hơn so với năm
2019 do sản lượng khí ẩm vào bờ giảm, thành phần khí đầu vào thay đổi (hàm lượng C3, C4
thấp); condensate sản xuất thấp hơn so với năm 2019 do những tháng đầu năm 2019, phía
thượng nguồn bị sự cố thiết bị tách lỏng ngoài giàn, lượng condensate chưa qua xử lý đưa
vào bờ tăng đột biến so với năm 2020.
b) Về kinh doanh
- Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm kéo theo giá CP của LPG liên tục
giảm, đặc biệt giảm sâu trong tháng 3, 4/2020 và tiếp tục biến động, duy trì ở mức thấp so
với giá kế hoạch, giá CP trung bình năm 395 USD/tấn, bằng 94% so với giá kế hoạch, bằng
90% so với năm 2019; một số khách hàng lớn bỏ/không nhận đủ hàng theo cam kết tại một
số thời điểm (do giá giảm). Đã cung cấp ra thị trường 1.962,0 nghìn tấn LPG (Dinh Cố
238,9 nghìn tấn, Cà Mau 131,7 nghìn tấn, Dung Quất 218,6 nghìn tấn, nhập khẩu tiêu thụ
trong nước 917,5 nghìn tấn, xuất khẩu 222,4 nghìn tấn và kinh doanh quốc tế 232,6 nghìn
tấn), bằng 151% kế hoạch năm, bằng 111% so với năm 2019; ứng với doanh thu 22.355,7 tỷ
đồng, bằng 142% kế hoạch năm, bằng 106% so với năm 2019.
- Ảnh hưởng giá dầu giảm, kéo theo giá bán condensate giảm, giá bán trung bình từ
nguồn Dinh Cố 336,1 USD/tấn, bằng 63% giá kế hoạch năm, bằng 44% so với năm 2019; từ
nguồn Cà Mau 366,6 USD/tấn, bằng 68% giá kế hoạch năm, bằng 46% so với năm 2019.
Đã cung cấp cho khách hàng 58,2 nghìn tấn condensate, bằng 106% kế hoạch năm, bằng
83% so với năm 2019; ứng với doanh thu 495,4 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm, bằng
38% so với năm 2019.
4. Hoạt động bảo dưỡng sửa chữa
- Hoàn thành dừng khí để thực hiện bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định hiệu chuẩn: hệ
thống Hàm Rồng - Thái Bình từ ngày 22-24/6/2020, hệ thống PM3-Cà Mau từ ngày 19-
25/8/2020, hệ thống khí Nam Côn Sơn trong ngày 13/9/2020, hệ thống khí Cửu Long từ
ngày 22-28/9/2020 (GPP Dinh Cố từ ngày 22-30/9/2020), Slug catcher 01 tháng 5/2020,
Slug catcher 02 tháng 12/2020 (GPP Dinh Cố); hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa 3.558 đầu
việc ngăn ngừa, 1.419 đầu việc đột xuất; kiểm định hiệu chuẩn hoàn thành 100% khối lượng
công việc.
- Hoàn thành công tác khảo sát/bảo dưỡng sửa chữa tuyến ống: khảo sát ROV & sửa
chữa các freespan tuyến ống biển Sư Tử Vàng - Rạng Đông - Bạch Hổ - Long Hải, Tê Giác
Trắng - Bạch Hổ, RP1-RC3, Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 1 tháng 9/2020; khảo sát hiện trạng
chôn ống đoạn tiếp bờ từ KP 101.000 đến KP 106.515 thuộc hệ thống đường ống dẫn khí
16” Bạch Hổ - Long Hải tháng 7/2020; sửa chữa 02 điểm lõm ống (DENT) tuyến Rạng
Đông - Bạch Hổ tháng 7/2020; khảo sát ROV, sửa chữa các freespan tuyến ống biển 18"
PM3 - Cà Mau tháng 10/2020; phóng thoi kiểm tra tuyến ống PM3 - Cà Mau tháng 11/2020.
Công tác khảo sát, bảo dưỡng sửa chữa, phóng thoi, kiểm định hiệu chuẩn được thực
hiện theo kế hoạch, đúng qui trình, có chất lượng và đảm bảo hệ thống khí hoạt động ổn
định.
5. Đầu tư xây dựng
7/23
Công ty mẹ triển khai 22 dự án/đầu việc (12 dự án nhóm A, 7 dự án nhóm B, 3 dự án
nhóm C và mua sắm, đầu tư tài chính) với kế hoạch vốn giải ngân 6.806,1 tỷ đồng (toàn PV
GAS triển khai 42 dự án/đầu việc, gồm 12 dự án nhóm A, 10 dự án nhóm B, 20 dự án nhóm
C và mua sắm, đầu tư tài chính với kế hoạch vốn giải ngân 7.327,1 tỷ đồng).
Công tác đầu tư xây dựng được PV GAS triển khai tích cực trong điều kiện gặp nhiều
bất lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. PV GAS đã chủ động triển khai nhiều giải
pháp để bù/hạn chế/giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Kết quả là đã
hoàn thành và đưa vào vận hành toàn bộ chuỗi dự án khí Nam Côn Sơn 2 trong tháng
12/2020, dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải vượt tiến độ kế hoạch đề ra, công tác
quyết toán có nhiều tiến triển. Cụ thể các dự án lớn được triển khai và đạt kết quả như sau:
- Giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí NCS2 điều chỉnh: hoàn thành công tác xây
dựng lắp đặt, gas-in tuyến ống biển ngày 16/11/2020 (từ biển - GPP Dinh Cố), thực hiện
gas-in toàn tuyến 30/12/2020.
- Dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt: hoàn thành
xây dựng lắp đặt dự án, gas-in ngày 16/11/2020, đang thực hiện nghiệm thu, thanh quyết
toán các hợp đồng.
- Dự án cải hoán GPP Dinh Cố để tiếp nhận khí NCS2 điều chỉnh – giai đoạn 2: hoàn
thành công tác xây dựng lắp đặt dự án, bàn giao hiện trạng công trình ngày 02/10/2020,
đang thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng.
- Dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải: nhà thầu đang thực hiện gói EPC (hoàn
thành đổ bê tông móng bồn và 09 tầng của lớp vỏ ngoài bồn; hoàn thành lắp dựng phần mái
bồn của lớp bên trong bồn; thi công cọc khu vực Jetty; ép cọc và thi công móng piperack và
workshop khu vực Regas; lắp dựng kết cấu thép cho pipe rack tại khu vực cảng PETEC).
- Dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3
triệu tấn/năm: ký hợp đồng và tổ chức lập FS dự án.
- Dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sư Tử Trắng: PVN ủy quyền cho PV
GAS phê duyệt FS, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; PV GAS báo cáo PVN thời điểm phê
duyệt FS, dự kiến phê duyệt FS trong quý I/2021 trước mốc first gas 30 tháng.
- Dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ: PV GAS trình/cập nhật/bổ sung FS theo ý kiến
của PVN; PVN đồng ý tạm dừng công tác thẩm định phê duyệt FS. PV GAS và Tập đoàn
AES đã ký thoả thuận các điều khoản chính của hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG
Sơn Mỹ (ngày 28/10/2020).
- Dự án đường ống dẫn khí LNG Thị Vải – Phú Mỹ: đã phê duyệt FS; đàm phán, ký
kết hợp đồng triển khai thực hiện gói EPC, đăng kiểm chất lượng quốc tế công trình, bảo
hiểm mọi rủi ro xây dựng công trình.
- Dự án kho LPG lạnh, LNG tại Bắc Bộ: đang nghiên cứu, tìm kiếm địa điểm (Hải
Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh,...).
- Dự án cải tạo nâng công suất bồn chứa LPG tại kho cảng Thị Vải: đang lập FS dự
án.
- Các dự án, hạng mục công trình hoàn thành, thực hiện thanh quyết toán: phê duyệt
quyết toán dự án cấp bù khí ẩm NCS sang Dinh Cố, dự án nâng cao hiệu suất thu hồi LPG
8/23
Dinh Cố, dự án hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô
102&106 - Giai đoạn 1 và dự án nhà máy, kho chứa, tuyến ống, cảng xuất sản phẩm LPG và
condensate thuộc dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau; đang quyết toán A-B dự án đường ống
dẫn khí NCS2 - Giai đoạn 1.
Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng Công ty mẹ đạt 6.752,2 tỷ đồng,
bằng 99% kế hoạch năm (nếu chỉ tính dự án do PV GAS trực tiếp thực hiện/điều hành tức
không bao gồm dự án đường ống khí Lô B-Ô Môn thì PV GAS giải ngân vốn đầu tư đạt
128% kế hoạch); toàn PV GAS 6.842,2 tỷ đồng.
6. Hoạt động của các Công ty thành viên trong từng lĩnh vực
a) Kinh doanh KTA và CNG
Tổng sản lượng khí cung cấp cho khách hàng công nghiệp 911,5 triệu m3, bằng 103%
kế hoạch năm, bằng 97% so với năm 2019 (CNG 332,8 triệu m3 khí, bằng 104% kế hoạch
năm, bằng 96% so với năm 2019; KTA 578,6 triệu m3 khí, bằng 102% kế hoạch năm, bằng
97% so với năm 2019).
- CNG Việt Nam: tổng doanh thu đạt 2.351,1 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, bằng
110% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế đạt 65,4 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm,
bằng 61% so với năm 2019.
- PVGAS D: tổng doanh thu đạt 7.537,6 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 94%
so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế đạt 255,3 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch năm, bằng
86% so với năm 2019.
b) Kinh doanh LPG
Tích cực đẩy mạnh phát triển thị trường phía Nam, gia tăng thị phần toàn quốc (chiếm
khoảng 10%). PVGAS LPG cung cấp ra thị trường 247,9 nghìn tấn LPG (bán lẻ 124,3 nghìn
tấn, bán công nghiệp 123,6 nghìn tấn), bằng 95% kế hoạch năm, bằng 101% so với năm
2019; tổng doanh thu 3.471,5 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch năm, bằng 99,7% so với năm
2019; hoạt động kinh doanh của PVGAS LPG lãi 1,0 tỷ đồng.
c) Sản xuất ống thép
Hoàn thành sản xuất, bàn giao ống thép cho giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí
NCS2 điều chỉnh đảm bảo chất lượng, tiến độ; ngoài ra PV PIPE đã cung cấp được 87 tấn
ống cho dự án Zeeco flare system của PTSC Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, PV PIPE cũng đã
tích cực trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ chào thầu cho nhà thầu Vietsovpetro, PTSC tham
gia gói EPC bờ, nộp hồ sơ chào thầu cho PTSC, SAPURA, L&T, SAIPEM, ALLSEAS
tham gia gói EPC biển của dự án Lô B - Ô Môn cũng như theo dõi, cập nhật thông tin, chào
giá cho các dự án/công ty trong và ngoài ngành. Kết quả năm 2020 của PV PIPE đã sản xuất
25.073,0 tấn ống, bằng 100% kế hoạch năm, bằng 104% so với năm 2019; tổng doanh thu
đạt 308,3 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm, bằng 93% so với năm 2019; lợi nhuận trước
thuế đạt 50,5 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 98% so với năm 2019.
d) Bọc ống
Hoàn thành bọc và bàn giao ống cho giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí NCS2 điều
chỉnh, dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt đảm bảo chất
lượng, tiến độ; ngoài ra PV COATING đã hoàn thành sơn chống ăn mòn, bọc Field Joint,
9/23
Bend cho các khách hàng ngoài ngành (Nippon Steel, Thanglong Technical, Thienam
Offshore, DongYang, ..). Bên cạnh đó, PV COATING cũng đã tích cực trong việc chuẩn bị
và nộp hồ sơ chào giá thi công bọc ống gói EPC tuyến ống bờ, gói EPC tuyến ống biển cho
các tổng thầu (Vietsovpetro, PTSC, Saipem, L&T Hydrocarbon, Allseas, …,) của dự án Lô
B - Ô Môn; nộp hồ sơ đề xuất gói thầu bọc cách nhiệt đường ống hỗn hợp dầu khí GTC1-
BK14 cho Vietsovpetro; hồ sơ đề xuất/hồ sơ chào giá cho phần việc thi công bọc ống, bọc
Field joint tại các dự án LNG Bạc Liêu (McDermott), dự án Nam Sông Hậu (PSM Gas
Engineering); chuẩn bị hồ sơ đề xuất cho phần việc thi công xây lắp, bọc ống cho đường
ống dẫn khí cho dự án LNG Thị Vải. Kết quả năm 2020 của PV COATING là: tổng doanh
thu đạt 707,3 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch năm, bằng 185% so với năm 2019; lợi nhuận
trước thuế đạt 74,2 tỷ đồng, bằng 122% kế hoạch năm, bằng 143% so với năm 2019.
e) Kinh doanh khí nhiên liệu cho giao thông vận tải
Thực hiện công tác rà soát, chuẩn bị các thủ tục pháp lý và hồ sơ cần thiết cho việc
Gazprom Gas - Engine Fuel LLC (GGEF) chuyển nhượng vốn đầu tư theo qui định của
pháp luật và điều lệ của PVGAZPROM. Đối với dự án xây dựng thí điểm nhà máy LNG
công suất 20 triệu m3 khí/năm (dự án Pilot): PV GAS đã thông qua FS điều chỉnh và giao
cho Người đại diện phần vốn của PV GAS tại PVGAZPROM xem xét phê duyệt, nhưng do
GGEF đang làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn đầu tư tại PVGAZPROM nên việc phê
duyệt chưa thực hiện xong; hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu gói EPC nhà máy, tuy nhiên
chờ FS điều chỉnh được duyệt mới trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt kết quả lựa chọn
nhà thầu.
f) Kinh doanh LNG
Tích cực làm việc với các đối tác để thực hiện giải thể Công ty LNGV, tuy nhiên việc
giải thể vẫn chưa thực hiện được do chưa được sự đồng thuận của đối tác (chủ yếu từ
Bitexco).
7. Công tác kế hoạch, chiến lược, tiết kiệm, tiết giảm chi phí
- Xem xét, giao/chấp thuận kế hoạch năm 2021 cho các đơn vị trong PV GAS cũng như
phê duyệt kế hoạch dừng/giãn/bổ sung năm 2020 và những đầu việc trong năm 2021 cần
triển khai sớm trong năm 2020 cho các đơn vị sản xuất kịp thời, phù hợp; điều chỉnh kế
hoạch năm 2020 cho một số Đơn vị thành viên của PV GAS phù hợp với điều kiện thực tế;
hoàn thành xây dựng, cập nhật và trình PVN kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, định
hướng chiến lược phát triển đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 của PV GAS; triển khai
xây dựng chiến lược kinh doanh LPG giai đoạn 2021-2025 phù hợp kế hoạch tái cấu trúc.
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tiết kiệm, tiết giảm chi phí trong toàn TCT.
Trên cơ sở kế hoạch đầu năm 2020 được PVN/PV GAS phê duyệt/chấp thuận, PV GAS đã
tổ chức rà soát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, phân giao kế hoạch tiết giảm chi phí
năm tới tất cả các đơn vị, chỉ thị yêu cầu các đơn vị cũng như người đại diện của PV GAS
tại các đơn vị thành viên quán triệt thực hiện. Tiếp theo đó, thực hiện chỉ đạo của PVN về
yêu cầu tiếp tục rà soát tiết giảm chi phí năm 2020 trong toàn PVN, PV GAS đã tổ chức rà
soát và báo cáo kết quả với PVN, ngày 25/6/2020, PVN đã ban hành Quyết định 3015/QĐ-
DKVN về phê duyệt kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, theo đó kế
hoạch tiết giảm chi phí của PV GAS là 785,1 tỷ đồng, dự kiến thực hiện khoảng 820,0 tỷ

10/23
đồng từ các hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý, bằng 105%
kế hoạch năm.
8. Công tác tài chính
- Hoàn thành phát hành báo cáo tài chính theo qui định; lập báo cáo dòng tiền hàng
tháng để quản lý, sử dụng vốn hiệu quả; đảm bảo thu xếp vốn đáp ứng yêu cầu tiến độ các
dự án và phí cạnh tranh; đã hoàn thành kiểm tra giám sát nội bộ tại 10 đơn vị (CNG, DVK,
KCM, PV Coating, PV Pipe, KDK, DAK, ĐNB, LNG Việt Nam, KTA), có Chỉ thị chấn
chỉnh, nhắc nhở đơn vị kịp thời sau mỗi đợt kiểm tra; hoàn thành việc thực hiện chuyển đổi
báo cáo tài chính theo chuẩn mực Việt Nam sang báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.
- Công nợ được kiểm soát chặt chẽ, không phát sinh thêm nợ xấu, các hợp đồng bán
hàng đều yêu cầu có bảo lãnh. Tuy nhiên việc thu hồi nợ đối với các khoản nợ quá hạn ít
tiến triển và gặp nhiều khó khăn (Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí, Công ty CP SX-DV-
TM Thành Tài - Long An, Công ty CP Phát triển đô thị dầu khí). Đối với các khoản nợ phải
thu khó đòi, PV GAS trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định; thường xuyên có văn bản
đôn đốc các đơn vị thanh toán trả nợ.
- Các công tác liên quan đến cước phí, trích lập thu dọn công trình khí được triển khai
mạnh mẽ cùng với hỗ trợ từ PVN. Phối hợp chặt chẽ với PVN trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt chi phí xử lý khí Đại Hùng trên giàn Thiên Ưng (hiện tại Bộ Công Thương chưa có ý
kiến); PVN/PV GAS đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Bộ Công Thương/Ủy ban
Quản lý vốn/Bộ Tài chính liên quan đến cước phí Phú Mỹ - Hồ Chí Minh; trình Bộ Công
Thương và tham gia họp tổ thẩm định lần 1 về cước phí Nam Côn Sơn 2 toàn tuyến và cước
phí Sao Vàng - Đại Nguyệt; trình PVN cước phí PM3 - Cà Mau; đã có văn bản gửi
Vietsovpetro sau khi đàm phán về cước phí Bể Cửu Long; trình PVN cước phí qua kho
LNG Thị Vải; Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình đường ống NCS2 -
giai đoạn 1, đường ống Hàm Rồng - Thái Bình và các hệ thống khí trên bờ.
9. Công tác tái cấu trúc, lao động và đào tạo
- Công tác tái cấu trúc luôn được quan tâm, đẩy mạnh, tuy nhiên lĩnh vực này tương đối
phức tạp, nhiều thủ tục nên kết quả còn khiêm tốn. Trong năm 2020, PV GAS đang tích cực
thực hiện: xây dựng kế hoạch tái cấu trúc tổng thể Tổng công ty để trình PVN; triển khai
phương án thoái toàn bộ vốn góp của PV GAS tại Gas South, thoái một phần hoặc tối đa
đến toàn bộ phần vốn góp của PV GAS tại PV PIPE; làm việc với đối tác để giải thể LNG
VN, nhận chuyển nhượng phần vốn 20% của PVE tại tòa nhà PVGAS Tower; xây dựng và
trình PVN phương án đầu tư vào PETEC.
- Công tác đào tạo được PV GAS triển khai ngay khi PVN phê duyệt kế hoạch, tuy
nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số khóa đào tạo nước ngoài/có yếu tố nước
ngoài không thực hiện được trong năm. Đã tổ chức/cử đào tạo 15.016 lượt người, bằng
119% kế hoạch, với chi phí 27,3 tỷ đồng, bằng 68% kế hoạch.
- Đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên Công ty mẹ 1.380 người (Cơ
quan điều hành Tổng công ty 180 người), toàn PV GAS là 2.869 người (tăng 117 người so
với năm 2019 do: bổ sung nhân sự cho PVGAS LPG - Chi nhánh miền Nam phục vụ cho
chiến lược kinh doanh bán lẻ và mở rộng thị trường; bổ sung nhân sự chuẩn bị cho dự án
LNG 1 triệu tấn Thị Vải; nhân sự cho 02 Chi nhánh thành lập trong năm 2020 là Chi nhánh
Khí Hải Phòng và Chi nhánh Kinh doanh LNG), trong đó lao động nam chiếm 74%, nữ
11/23
chiếm 26% và lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 60%. Chỉ tiêu lao động
không biến động nhiều so với kế hoạch.
10. Hợp tác, nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến trong PV GAS tiếp tục được
duy trì cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều sáng kiến không những có sự tham gia của kỹ sư,
chuyên viên cao cấp mà còn có sự tham gia của công nhân trực tiếp sản xuất. PV GAS luôn
là một trong những đơn vị đi đầu trong toàn ngành Dầu khí về phong trào lao động sáng tạo,
đặc biệt là những sáng kiến, cải tiến trong lĩnh vực đổi mới kỹ thuật công nghệ, các giải
pháp hợp lý hóa trong vận hành, bảo dưỡng sửa chữa công trình khí và quản lý an toàn
phòng chống cháy nổ. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của PV GAS từng bước trưởng
thành, nắm vững và làm chủ hệ thống thiết bị, kỹ thuật chuyên ngành khí. Hàng năm được
công nhận sáng kiến cấp Tập đoàn khoảng 05, cấp PV GAS khoảng 10 sáng kiến, làm lợi
cho PVN/PV GAS nhiều tỷ đồng.
- Về nghiên cứu, hợp tác: đã hoàn thành dự thảo báo cáo nghiên cứu đánh giá ảnh
hưởng của tạp chất trong khí, condensate đầu vào đến hệ thống đường ống và công trình khí
Cửu Long và NCS2; ký hợp đồng triển khai xây dựng QCVN/TCVN về LNG; đang phối
hợp với PVChem và BJG triển khai nghiên cứu tận dụng nhiệt lạnh quá trình tái hóa khí
LNG tại kho LNG Thị Vải và Sơn Mỹ để sản xuất khí công nghiệp; phối hợp với JSA,
JVPC để hoàn thiện báo cáo giải pháp FSRU tận dụng hạ tầng khí mỏ Rạng Đông để nhập
khẩu LNG; Nhà thầu đang hoàn thiện đề cương nghiên cứu tận dụng hạ tầng các mỏ dầu khí
để tồn chứa khí và phục vụ nhập khẩu LNG (theo yêu cầu của Tập đoàn); hoàn thành dự
thảo đánh giá khả năng hoạt động của nhà máy xử lý khí Dinh Cố và 03 đường sản phẩm
lỏng để tiếp nhận nguồn khí mới;.... Công tác nghiên cứu khoa học trong năm đã giải ngân
10,7 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch năm.
11. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể và khác
- Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ PV GAS lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày
14-15/5/2020; Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của PV GAS ngày 05/5/2020; tổ
chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập PV GAS (20/9/1990-20/9/2020).
- Hoàn thành rà soát, sửa đổi/bổ sung và hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm quản lý nội
bộ phù hợp với các quy định của pháp luật, PVN và thực tiễn hoạt động của PV GAS, đảm
bảo hiệu quả trong công tác quản trị. Đặc biệt trong năm, PV GAS đã ban hành Quy định
phân cấp quản lý đấu thầu, Quy định phân cấp quản lý đầu tư, Quy chế Vận hành và Bảo
dưỡng sửa chữa các Công trình khí.
- Phê duyệt và triển khai thiết thực, đúng đối tượng kế hoạch an sinh xã hội năm 2020,
đã ký kết thỏa thuận tài trợ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng
bào gặp thiên tai, dịch bệnh,..., PV GAS đã ký kết thỏa thuận tài trợ với tổng số tiền 105,0 tỷ
đồng.
- Tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết của
Đảng;... Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực và
mang nhiều ý nghĩa chào mừng, kỷ niệm các ngày Lễ lớn của Đất nước, PVN và PV GAS;
công tác thi đua, khen thưởng liên tục có những thay đổi, đổi mới để nâng cao chất lượng,
phát huy tác dụng.

12/23
- Triển khai Nghị quyết số 59/NQ-KVN ngày 05/05/2020 của Đại hội đồng cổ đông
thường niên năm 2020, ngoại trừ các nội dung được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội
đồng quản trị nhưng chưa được thực hiện như sau:
✓ Hội đồng quản trị không điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 khi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi giá dầu để tính toán kế hoạch năm 2020
hoặc theo giá dầu thực tế hoặc khi có sự thay đổi liên quan đến hoạt động đầu tư
xây dựng. Lý do: không phát sinh điều kiện cần phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2020.
✓ Hội đồng quản trị chưa trích quỹ đầu tư phát triển năm 2019. Lý do: lợi nhuận
thực hiện năm 2020 có thể bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến
phức tạp, nên để đảm bảo có đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản và duy trì tỷ lệ cổ tức ổn định cho cổ đông, PV GAS quyết định chưa trích
quỹ đầu tư phát triển năm 2019, thay vào đó sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2021 phê duyệt cùng lúc với phương án phân phối lợi nhuận năm 2020.

13/23
PHẦN THỨ HAI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020

1. Bảng cân đối kế toán:


Đơn vị tính: tỷ đồng
31/12/2020
Stt Chỉ tiêu
Công ty mẹ Hợp nhất
I Tổng tài sản 61.639 63.208
1 Tài sản ngắn hạn 37.369 39.472
2 Tài sản dài hạn 24.270 23.736
II Tổng nguồn vốn 61.639 63.208
1 Nợ phải trả 12.853 13.709
- Nợ ngắn hạn 9.192 9.749
- Nợ dài hạn 3.661 3.960
2 Vốn chủ sở hữu 48.786 49.499

2. Báo cáo kết quả kinh doanh:


Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2020
Stt Chỉ tiêu
Công ty mẹ Hợp nhất
1 Doanh thu thuần 61.639 64.135

2 Giá vốn hàng bán 51.320 52.729

3 Lợi nhuận gộp 10.319 11.406

4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 10.027 9.964

5 Lợi nhuận trước thuế 10.024 9.978

6 Lợi nhuận sau thuế 8.069 7.972

7 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 7.855

14/23
PHẦN THỨ BA
PHƯƠNG ÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu ĐVT KH 2020 TH 2020 Formatted Table

Số dư Lợi nhuận chưa phân phối đầu


1 Tỷ đồng 3.830 711,0
năm 2020
2 Lợi nhuận sau thuế năm 2020 Tỷ đồng 6.508 8.069,0
3 Trích các quỹ năm 2020 Tỷ đồng 1.502 284,0
- Quỹ đầu tư phát triển Tỷ đồng 1.302
- Quỹ khen thưởng phúc lợi, Ban QLĐH Tỷ đồng 200 284,0 (1)
Tỷ đồng 5.742 5.741,9
4 Chia cổ tức năm 2020
% (30% VĐL) (30% VĐL)

5 Lợi nhuận còn lại chuyển qua năm 2021 Tỷ đồng 3.094 2.754,0

(1) Quỹ khen thưởng phúc lợi: 281.613.190.723 đồng, Quỹ ban quản lý điều hành (QLĐH):
2.426.787.188 đồng.

15/23
PHẦN THỨ TƯ
KẾ HOẠCH NĂM 2021

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


Năm 2021, bên cạnh một số thuận lợi, PV GAS dự kiến sẽ gặp một số khó khăn, thách
thức như:
- Xuất hiện đơn vị ngoài Tập đoàn cung cấp LNG (Công ty Năng lượng Hải Linh) sẽ
cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí của PV GAS, việc giữ thị trường, khách
hàng trong năm 2021 và các năm tiếp theo sẽ rất khó khăn.
- Số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một
tăng; PVN giao/chấp thuận kế hoạch sản lượng khí cho PV GAS ở mức cao, việc tiêu thụ
khí của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan/huy động (ưu tiên nguồn giá
rẻ) nên rất khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch.
- Các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa do hệ thống khí đưa vào
vận hành đã lâu, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí thuê dịch vụ vận hành, khấu hao, giá
mua khí đầu vào,...).
- Thị trường kinh doanh LPG trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt về nguồn cung
(Hyosung, Pacific Petro); giá LPG biến động bất thường khó dự đoán, rủi ro kinh doanh liên
quan đến giá khá cao.
- Công tác tìm kiếm địa điểm/thị trường trong nước để triển khai các dự án/phát triển
kinh doanh LNG là rất khó khăn.
- Sản xuất ống thép, bọc ống chưa tìm được dự án lớn/kế hoạch cụ thể triển khai. Trong
trường hợp dự án đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn lùi tiến độ, tiếp tục gặp khó khăn.
- Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi; một số cước phí/giá khí vẫn chưa được phê duyệt
chính thức. Một số hợp đồng/phụ lục sửa đổi về mua bán khí với khách hàng khả năng tiếp
tục mất nhiều thời gian để đàm phán, thống nhất.
- Dịch bệnh Covid-19 dự kiến còn diễn biến phức tạp và giá dầu nhiều biến động.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ


- Thực hiện các nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp khí Việt Nam làm cơ sở phát triển lâu dài của PV GAS.
- Vận hành an toàn, hiệu quả và đảm bảo công tác an ninh, an toàn các công trình khí
hiện có.
- Đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; tiêu thụ, cung cấp khí và các sản phẩm
khí tối đa cho khách hàng; sản xuất và đẩy mạnh công tác phát triển bán lẻ LPG, gia tăng thị
phần, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
- Tập trung kiểm soát tiến độ, thu xếp, bố trí đủ vốn theo tiến độ giải ngân của dự án,
đảm bảo đưa các dự án/chuỗi dự án vào vận hành đúng tiến độ phát huy hiệu quả đầu tư.

16/23
- Quản lý/khai thác có hiệu quả các hợp đồng mua bán vận chuyển khí. Hoàn thành trình
các cấp có thẩm quyền, khách hàng về giá khí, cước phí cho nguồn hiện hữu cũng như các
mỏ mới. Nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển các nguồn khí mới trong, ngoài nước; tham gia
đầu tư thượng nguồn khi có điều kiện và đảm bảo hiệu quả.
- Triển khai phương án cấp sớm LNG ngay khi được phê duyệt và chuẩn bị thị trường
tiêu thụ LNG; hoàn thiện xây dựng Đề án tổng thể phát triển hạ tầng nhập khẩu - phân phối
- kinh doanh LNG và đẩy nhanh nghiên cứu các phương án: (i) Thu gom, vận chuyển khí
mỏ Tuna đường ống về Việt Nam; (ii) Nghiên cứu phương án nâng công suất đường ống
dẫn khí Phú Mỹ-Nhơn Trạch/Hồ Chí Minh; (iii) Nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng
kho LPG/LNG tại miền Bắc; (iv) Nghiên cứu triển khai phương án cấp LNG tại khu vực
Tây Nam Bộ,...
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng, chống và ứng phó với tác động kép của dịch
Covid-19. Tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí tối thiểu từ 5-10% cho từng
khoản chi phí cụ thể, nâng cao hiệu quả SXKD.
- Thực hiện công tác tái cấu trúc; rà soát, sắp xếp nhân sự hiệu quả, phù hợp với hoạt
động SXKD của PV GAS. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, thực hiện tốt công
tác an sinh xã hội.
- Thực hiện rà soát, sửa đổi/bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định nội bộ
cho phù hợp với các văn bản của Nhà nước, Tập đoàn và tình hình thực tiễn tại PV GAS.
Nâng cao công tác quản trị; rà soát và từng bước số hóa, đơn giản hóa hệ thống quản lý.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát và
đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn góp của PV GAS; tăng cường
công tác kiểm soát dòng tiền, công tác kiểm tra, quản lý thu hồi công nợ, xây dựng phương
án xử lý dứt điểm với công nợ tồn đọng, khoản bảo lãnh/đảm bảo của PV GAS cho các đơn
vị thành viên.

III. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU

Stt Chỉ tiêu ĐV tính Kế hoạch năm 2021


I SẢN LƯỢNG
1 Khí vào bờ Triệu m³ 9.756
2 Khí sản xuất và tiêu thụ Triệu m³ 9.475
- Khách hàng Điện Triệu m³ 7.333
- Khách hàng Đạm Triệu m³ 1.079
- Khách hàng khí thấp áp/CNG Triệu m³ 1.063
3 Condensate Nghìn tấn 108
4 LPG Công ty mẹ Nghìn tấn 1.600
II TÀI CHÍNH

17/23
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 70.169
- Công ty mẹ Tỷ đồng 69.165
2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 8.795
- Công ty mẹ Tỷ đồng 8.687
3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 7.036
- Công ty mẹ Tỷ đồng 6.950
4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 3.547
- Công ty mẹ Tỷ đồng 3.490
5 Tỷ suất LNST/VĐL % 25,0
6 Vốn điều lệ Tỷ đồng 19.139
III ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (Công ty Mẹ)
1 Giá trị thực hiện vốn đầu tư Tỷ đồng 3.778
2 Giá trị vốn giải ngân Tỷ đồng 6.256
- Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 2.626
- Vốn vay + khác Tỷ đồng 3.629
IV CHỈ TIÊU KHÁC
1 Lao động cuối kỳ Người 3.032
- Trong đó Công ty mẹ Người 1.475
2 Kinh phí đào tạo Tỷ đồng 40
3 Kinh phí nghiên cứu khoa học Tỷ đồng 10
4 An sinh xã hội Tỷ đồng 140

Ghi chú: Kế hoạch được xây dựng, phê duyệt theo phương án giá dầu 45 USD/thùng;
tỷ giá 1 USD = 23.500 VNĐ
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN
1. Sản xuất - thị trường
- Xây dựng kế hoạch/phương án và tổ chức thực hiện bảo dưỡng sửa chữa, vận hành tối
ưu; kiểm soát/quản lý chặt chẽ chất lượng khí, sản phẩm khí theo hợp đồng với khách hàng;
phối hợp chặt chẽ với các bên trong dây chuyền khí trong ấn định, bảo dưỡng sửa chữa, vận
hành nhằm giảm tối đa thời gian dừng/giảm cung cấp khí, huy động tối đa công suất hệ
thống các bên.
- Kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hệ thống thiết bị
luôn sẵn sàng cung cấp khí, sản phẩm khí tối đa cho các khách hàng.
18/23
- Phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hộ tiêu thụ; tập trung phát
triển các hộ tiêu thụ lớn như điện, đạm, hóa chất. Đồng thời, không ngừng đẩy mạnh phát
triển thị trường tiêu thụ LNG, LPG, KTA, CNG ... cho các hộ tiêu thụ ngoài điện, đạm; giữ
vững thị trường hiện hữu trước khi phát triển thị trường mới.
- Thực hiện phát triển thị trường LNG theo chiến lược marketing đẩy: đầu tư/hợp tác
đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhập khẩu và sẵn sàng cung ứng cho khách hàng để
thúc đẩy thị trường phát triển.
- Tăng cường công tác dự báo thị trường, thu xếp nguồn hàng, cân đối hàng tồn kho và
lượng hàng qua kho để đưa ra quyết định thời điểm kinh doanh xuất/nhập kịp thời, đảm bảo
hiệu quả; chú trọng đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh bán buôn khu vực miền Bắc và
bán lẻ khu vực miền Nam
- Chuẩn bị các phương án sẵn sàng với thị trường khí giá cao; làm việc với khách hàng
chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ LNG; củng cố cơ sở, điều kiện, nâng cao năng lực cạnh
tranh thị trường cung cấp LNG và sản phẩm khí.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt các
khách hàng đặc thù (các hộ tiêu thụ khí mới, khách hàng ống thép, bọc ống,...).
- Thường xuyên rà soát, hoàn chỉnh các định mức, quy trình kỹ thuật trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo dưỡng sửa chữa phù hợp các qui định và hiệu quả.
2. Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại/hợp đồng
- Đẩy mạnh công tác đàm phán, ký kết hợp đồng/phụ lục bổ sung hợp đồng mua bán khí
và dịch vụ liên quan.
- Tổ chức lựa chọn nhà cung cấp LNG, đàm phán, ký kết các hợp đồng nhập khẩu LNG
phù hợp tiến độ các hợp đồng bán khí.
3. Đầu tư và tài chính
a. Về đầu tư
- Nhanh chóng đầu tư, hoàn thiện hạ tầng công nghiệp khí theo quy hoạch phát triển
ngành, đặc biệt là hệ thống hạ tầng nhập khẩu LNG làm nền móng vững chắc cho sự phát
triển bền vững lâu dài cũng như tạo sức đẩy phát triển thị trường khí Việt Nam.
- Ưu tiên thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực chính, đáp ứng kịp thời nhu cầu khí của các
hộ tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường ... Tham gia đầu tư/mua cổ phần/góp vốn các dự án ngoài
nước thuộc lĩnh vực khí nhằm hỗ trợ hoạt động trong nước cũng như gia tăng hiệu quả hoạt
động.
- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án; ưu tiên nguồn vốn thực hiện các dự
án quan trọng; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tại hiện trường, duy trì giao ban
hàng tuần/tháng để tháo gỡ vướng mắc/khó khăn.
- Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm quản lý nội bộ về đầu tư xây dựng để sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, phù hợp với các quy định của pháp luật, PVN và thực tiễn
hoạt động của PV GAS.
- Tối ưu hóa hạ tầng hiện hữu; xem xét việc đầu tư thiết bị/giàn/mỏ hiện hữu của các đối
tác, JOC nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển bền vững.
19/23
b. Về tài chính
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên cơ sở phương án tối ưu; quản lý sử dụng
linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn; rà soát, cân đối thu - chi phù hợp, hiệu quả.
- Phát huy hiệu quả mô hình hoạt động công ty mẹ - con; xây dựng cơ chế và các quy
định tài chính áp dụng trong PV GAS và các Đơn vị thành viên phù hợp quy định hiện hành
trên nguyên tắc tạo cơ chế chủ động, linh hoạt, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Xây dựng và sử dụng hiệu quả các công cụ quản trị rủi ro trong huy động và quản lý
nguồn vốn. Duy trì hệ số nợ thích hợp để đảm bảo tính tự chủ, an toàn về tài chính; thường
xuyên theo dõi, đôn đốc, tích cực thu hồi công nợ của các khách hàng.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá vốn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ kết
hợp với đổi mới quản trị doanh nghiệp bảo đảm chất lượng và giá sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ ở mức cạnh tranh hợp lý.
4. Tổ chức, quản lý và nguồn lực
- Thực hiện tái cấu trúc và hoàn thiện bộ máy tổ chức PV GAS trên nguyên tắc tinh gọn,
khoa học, hiện đại, hoạt động hiệu quả theo cơ chế thị trường, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển và hội nhập.
- Rà soát thường xuyên, thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, tối ưu hóa tỉ lệ nắm giữ phần vốn
góp trong các Công ty thành viên/Công ty trực thuộc trên nguyên tắc tập trung và chi phối
vào lĩnh vực cốt lõi.
- Thoái vốn/xử lý các đơn vị làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả theo quy định.
- Thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý, quản trị doanh nghiệp hiện đại, theo chuẩn
mực quốc tế.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống qui trình, các chính sách nhằm hình thành đội ngũ nhân
sự tinh gọn, có trình độ quản lý, chuyên môn cao, gắn bó làm việc lâu dài với PV GAS.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển PV GAS trở thành thương hiệu mạnh và phổ biến
trong và từng bước vươn ra khu vực.
5. Hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế
- Bám sát, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, cam kết, lộ trình áp dụng hội
nhập kinh tế quốc tế. Tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại hiệu quả nhằm định
hướng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu
tư xây dựng,… cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của PV GAS.
- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các
cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam trong các cam kết hội nhập để
bảo vệ lợi ích chính đáng và sự phát triển bền vững của PV GAS, cũng như của ngành công
nghiệp khí Việt Nam.
- Nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của PV GAS
trên cơ sở các Hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước.
- Theo dõi chặt chẽ, xây dựng và quản lý các công cụ, hệ thống quản lý rủi ro nhằm hạn
chế tối đa, cũng như sẵn sàng ứng phó với các rủi ro tài chính, chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ

20/23
chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, khu vực tác động tiêu cực đến kinh tế Việt
Nam và PV GAS.
6. Đào tạo và khoa học công nghệ
- Xác định khoa học công nghệ và con người đóng vai trò quyết định đến thành công
trong nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với PV GAS,
đồng thời đảm bảo kết nối với trình độ quốc tế.
- Phát triển, nâng cao chất lượng, kỹ năng đội ngũ lao động đảm bảo trình độ, kỷ luật
đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Khuyến khích nỗ lực không ngừng và sức sáng tạo của từng cá
nhân và tập thể.
- Chủ động nghiên cứu các quy chế, quy định, quy chuẩn, định mức của ngành công
nghiệp khí để kiến nghị các cấp có thẩm quyền đưa thành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch nhân sự dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển của PV
GAS; thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, đảm bảo tuyển dụng, đào
tạo, bố trí, điều động, bổ nhiệm nhân sự đúng trình độ, chuyên môn, tay nghề phù hợp với
yêu cầu chức danh công việc.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây
dựng của PV GAS.
- Phát huy phong trào sáng tạo, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, coi đây là giải pháp thiết
thực để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo
an toàn sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng.
- Tăng cường hợp tác với các Trung tâm/Viện nghiên cứu, trường Đại học, đối tác nước
ngoài nghiên cứu, lựa chọn, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến trong lĩnh vực họat động của PV GAS.
- Tổ chức/tái đào tạo gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiến độ hoàn thành các dự
án nhằm nâng cao công tác quản trị; tăng cường đào tạo nội bộ, kèm cặp tại công trình hiện
hữu để giảm chi phí.
- Chủ động rà soát, xây dựng quy chế, đầu tư/nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị công
nghệ thông tin đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin.
7. An toàn, sức khoẻ và môi trường
- Nâng cao công tác quản lý an toàn, môi trường trên toàn bộ hệ thống sản xuất kinh
doanh cũng như đầu tư xây dựng, tiết kiệm tối đa năng lượng, vật tư, thiết bị, …
- Thực hiện tốt phong trào Xanh - Sạch - Đẹp trên tất cả các văn phòng và cơ sở sản
xuất kinh doanh của PV GAS. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý hiệu quả: ăn mòn đường
ống/thiết bị, khí thải, nước thải và chất thải nguy hại ...
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ mới trong
công tác An toàn - Sức khỏe - Môi trường.
- Hoàn thiện, vận hành, kiểm soát hiệu quả hệ thống dự báo, quản trị rủi ro trong hệ
thống An toàn - Sức khỏe - Môi trường.

21/23
- Tăng cường công tác quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, nâng cao chất lượng, điều
kiện làm việc cho người lao động trong toàn PV GAS.

22/23
PHẦN THỨ NĂM
KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN NĂM 2021

Đơn vị tính: tỷ đồng


Stt Chỉ tiêu Kế hoạch 2021
1 Số dư lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ 2.754333
2 Lợi nhuận sau thuế 6.950
3 Trích các quỹ 1.6272.285
- Quỹ đầu tư phát triển (230% LNST) 1.3902.085
- Quỹ khen thưởng phúc lợi, Ban QLĐH 237200
4 Chia cổ tức (25%/VĐL) 4.785
5 Số dư lợi nhuận chưa phân phối cuối kỳ 3.293213

Ghi chú:
- Căn cứ nhu cầu vốn chủ sở hữu cho đầu tư dự án thực tế năm 2020 (5.141 tỷ đồng), kế
hoạch năm 2021 (2.626 tỷ đồng) và dự kiến từ năm 2022 - 2025 (15.512 tỷ đồng), để
đảm bảo có đủ vốn cho đầu tư dự án, cần trích quỹ đầu tư phát triển ở mức 30% trên
lợi nhuận sau thuế của năm 2021.

23/23

You might also like