You are on page 1of 6

BÁO CÁO THAM DỰ HỘI THẢO ETS

Lời mở đầu
Sau khi Quyết định 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ
sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính khiến cho các doanh nghiệp ngành thép ngày
càng quan tâm tới việc giảm phát thải trong nhà máy của mình. Không chỉ riêng ở Việt Nam,
việc liên minh Châu Âu sắp áp dụng Cơ chế CBAM vào tháng 10 tới đây sẽ là một thách thức
trong việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải KNK nhằm giảm thuế mà cơ chế này
sẽ đánh vào. Vậy nên, để có thể thích ứng được với các yêu cầu về môi trường hiện tại cũng như
thị trường cacbon, em đã đăng ký tham gia hội thảo về giảm phát thải ngành thép và thị trường
cacbon để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về công việc.
I. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP – NGUỒN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Ngành luyện thép Việt Nam hiện đang áp dụng 3 công nghệ để sản xuất phôi gồm:
- Công nghệ BF – BOF chiếm 60%.
- Công nghệ EAF chiếm 30%.
- Lò Cảm ứng tần số chiếm 10%.
Nguồn gây phát thải khí nhà kính nhiều nhất từ công nghệ BF – BOF với:
- Tiêu thụ nguyên liệu thô cao (2,1 tấn nguyên liệu thô trên mỗi tấn thép thô).
- Nhu cầu năng lượng cao (khoảng 18 GJ / t thép lỏng).

Nguồn: Dự án VN PMR – WB
Dựa theo thông số từ dự án, phát thải CO2 luôn cao hơn gấp 2 lần so với sản lượng thép được
sản xuất. Trong khi đó, phát thải CO2 từ công nghệ EAF luôn thấp hơn so với lượng thép được
sản xuất. Từ đấy, đặt ra mục tiêu thực tiễn trước mắt cho các doanh nghiệp ngành thép đó là
xanh hóa mọi hoạt động trong sản xuất và kinh doanh (CCUS, 3R, CCPI,…), cải tiến công nghệ
sản xuất (BF – BOF → EAF).
II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THÉP
Việc phát thải quá nhiều khí nhà kính trong quá trình sản xuất thép đóng góp 7% - 9% lượng khí
nhà kính phát ra toàn cầu. Điều này làm cho tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới ngày
càng trầm trọng. Và vô hình chung, biến đổi khí hậu cũng có các tác động tiêu cực đối với ngành
thép:
- Tác động đến nguồn cung nguyên vật liệu (sự hình thành của các mỏ quặng).
- Chất lượng nguồn nước dùng trong các quá trình sản xuất cũng suy giảm.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các điều kiện môi trường xung quanh nhà máy và các
hoạt động của công nhân.
- Các chính sách về môi trường ngày càng nghiêm ngặt để đạt mục tiêu giảm phát thải của
nước sở tại buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.
- Thị trường cacbon, thuế cacbon buộc các doanh nghiệp phải giảm phát thải nếu không
phải đóng thuế.
- Hình ảnh của doanh nghiệp sẽ giảm nếu không sản xuất sạch hơn, hướng tới phát triển
bền vững.
III. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – LỘ TRÌNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ
KÍNH
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có văn bản hướng dẫn thi hành về kiểm kê và giảm phát thải khí
nhà kính:
- Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và
bảo vệ tầng ô-dôn.
- Quyết định 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ
sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính
- Thông tư 01/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến
đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo đó các đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK (bao gồm 110 cơ sở sản xuất thép tại
Việt Nam được quy định trong Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành 18/01/2022). Việc kiểm
kê và giảm phát thải khí nhà kính là tiền để cho các doanh nghiệp thép tham gia vào thị trường
cacbon trong nước mà Chính phủ sẽ áp dụng vào thời gian tới.
IV. THỊ TRƯỜNG CACBON
1. Lộ trình phát triển
Lộ trình phát triển thị trường cacbon trong nước bao gồm 2 giai đoạn (Điều 17 Nghị định
06/2022/NĐ-CP).
1. Giai đoạn đến hết năm 2027:
a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch và tín chỉ các-bon;
xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;
b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và
hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon;
c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;
d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường
các-bon.
2. Giai đoạn từ năm 2028:
a) Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;
b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu
vực và thế giới.
2. Đối tượng tham gia thị trường cacbon trong nước
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do
Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp
với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
- Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí
nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.
3. Cơ chế trao đổi hạn ngạch
Cơ chế trao đổi hạn ngạch được quy định tại điều 19 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Trong đó
quy định các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ các-bon để bù cho lượng phát thải KNK vượt quá hạn
ngạch được phân bổ trong 01 giai đoạn cam kết không được vượt quá 10% tổng số hạn ngạch
được phân bổ cho cơ sở. Vào cuối mỗi giai đoạn cam kết các cơ sở phải nộp tiền thanh toán cho
lượng phát thải KNK vượt quá số hạn ngạch được phân bổ sau khi áp dụng các hình thức đấu
giá, chuyển giao, vay mượn, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ. Ngoài việc phải nộp tiền thanh
toán, lượng phát thải KNK vượt quá lượng hạn ngạch được phân bổ sẽ được trừ vào hạn ngạch
phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó.
KẾT LUẬN
Sau khi tham dự cả 2 buổi hội thảo về giảm phát thải khí nhà kính ngành thép và thị trường trao
đổi tín chỉ cacbon giúp em xác định được trong quá trình sản xuất thép đâu là giai đoạn phát thải
khí nhà kính nhiều nhất và được đề xuất cải thiện công nghệ sản xuất như thế nào để đạt được
mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình của Chính phủ. Cụ thể, quá trình nung nóng
các nguyên liệu thô (quặng thép, gang, thép phế liệu,…) trong lò BF – BOF để sản xuất thép cán
nóng là nơi phát thải khí nhà kính nhiều nhất (lượng khí CO2 sinh ra cao gấp 2 lần sản lượng
thép được sản xuất mỗi năm). Và theo thống kê của VAS, khoảng 60% các doanh nghiệp hiện
đang áp dụng công nghệ này trong quá trình sản xuất. Các đề xuất được đưa ra để giảm thiểu
phát thải KNK đó là cải tiến hoặc chuyển đổi công nghệ từ công nghệ đốt trong lò BF – BOF
sang công nghệ EAF (lò hồ quang điện). Lượng phát thải KNK từ công nghệ EAF chỉ bằng
khoảng 0.8 lần sản lượng thép được sản xuất mỗi năm. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư
thời gian và chi phí để cải tiến công nghệ của mình song việc này mang lại rất nhiều lợi ích về
sau cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang EU trước Cơ chế
CBAM. Bên cạnh việc chỉ ra các tác động của ngành sản xuất thép đối với môi trường, hội thảo
còn phân tích các tác động ngược lại của biến đổi khí hậu đối với ngành thép (ảnh hưởng đến sự
hình thành của quặng nguyên liệu, luật môi trường ngày càng chặt chẽ,…). Và thông qua hôi
thảo giúp em có một sự chuẩn bị cho lô trình thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính mà Chính
phủ quy định đồng thời nắm được các thông tin cơ bản về thị trường cacbon trong nước (khi nào
thị trường cacbon trong nước chính thức vận hành, hạn mức được phân bổ và cơ chế trao đổi tín
chỉ). Tóm lại, hội thảo đã cung cấp một lượng lớn các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp
ngành thép (vốn là một ngành phát thải khí nhà kính nhiều nhất) để thích nghi được với lô trình
giảm phát thải khí nhà kính mà Chính phủ đã đặt ra – đạt trung hòa cacbon vào năm 2050.

You might also like