You are on page 1of 8

CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH BIÊN GIỚI CACBON

(The EU's Carbon Border Adjustment Mechanism – CBAM)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................3
I. Tổng quan về CBAM.........................................................................................................................4
1. Mục đích.........................................................................................................................................4
2. Phạm vi...........................................................................................................................................4
3. Cơ chế áp dụng..............................................................................................................................4
II. Áp dụng CBAM.............................................................................................................................5
1. Lộ trình áp dụng CBAM...............................................................................................................5
Giai đoạn chuyển tiếp.........................................................................................................................5
Giai đoạn chính thức áp dụng CBAM...............................................................................................5
Giai đoạn vận hành toàn bộ...............................................................................................................6
2. Báo cáo phát thải KNK.................................................................................................................6
3. CBAM sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?...............................................................6
4. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để thích ứng với CBAM?.......................................................6
III. Luật môi trường tại Việt Nam......................................................................................................7
TỔNG KẾT................................................................................................................................................8
MỞ ĐẦU
Nhằm đạt được mục tiêu giảm 55% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và tham vọng
trung hòa cacbon ( Cacbon Neutral) vào năm 2050, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã
thông qua và bước đầu áp dụng các điều khoản về biên giới cacbon trong quá trình nhập khẩu
hàng hóa vào EU. Cacbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) hay Cơ chế điều chỉnh biên
giới cacbon được áp dụng nhằm để siết chặt các nguồn hàng hóa nhập khẩu vào EU. CBAM
được áp dụng để xử lý tình trạng Rò rỉ cacbon trong các nước EU khi các doanh nghiệp vì muốn
lách luật phát thải khí nhà kính nghiêm ngặt ở các nước sở tại mà chuyển cơ sở sang xuất sang
các quốc gia khác và xuất khẩu hàng ngược trở lại EU. Cơ chế này cũng áp dụng lên các nước
xuất khẩu hàng hóa vào EU khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và có cả Việt Nam. Cơ chế
này buộc các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa nằm trong phạm vi quy định của
cơ chế phải tuân thủ các quy định của CBAM nếu không sẽ phải đóng thuế cacbon. Với việc áp
dụng CBAM sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn nhưng vô hình chung sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nếu chưa nắm rõ được yêu
cầu của Cơ chế này.
I. Tổng quan về CBAM
1. Mục đích
Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã thông qua và áp dụng các điều khoản về biên giới
cacbon trong quá trình nhập khẩu hàng vào EU. Bằng việc áp dụng CBAM, Châu Âu muốn đạt
được mục tiêu giảm 55% lượng khí nhà kính phát sinh vào năm 2030 và trở thành lục địa trung
hòa cacbon vào năm 2050.
2. Phạm vi
EU tin rằng việc áp dụng một Cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU thông qua hệ
thống định giá hợp lý lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất sẽ khuyến khích ngành công
nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU. Các ngành công nghiệp hiện đang nằm trong quy định
của EU về biên giới cacbon bao gồm: nhôm, thép, xi măng và phân bón. Đây là các ngành công
nghiệp có khả năng phát thải cacbon rất cao và cũng được xuất khẩu sang EU rất nhiều.
3. Cơ chế áp dụng
Về bản chất, CBAM sẽ đánh thuế cacbon đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên
cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại đất nước sở tại.

Về cơ chế, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong
nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ
thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai
hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm.
Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập
khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Tùy theo hàng hóa mà suất phát thải thực tế sẽ khác nhau. EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để
tính suất phát thải thực tế gồm: Hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ
tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào. Như vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức
được rằng, phát thải được tính cho hàng hóa không chỉ đơn giản phát sinh trong quá trình sản
xuất, mà còn cả từ nguyên liệu, nghĩa là các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết về hàng hóa đầu
vào.
II. Áp dụng CBAM
1. Lộ trình áp dụng CBAM
Giai đoạn chuyển tiếp
Bắt đầu từ ngày 1/10/2023 CBAM sẽ chính thức áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu vào
EU như sắt & thép, nhôm, điện, phân bón, xi măng và khí hydrogen.

Các doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp báo cáo phát thải KNK theo CBAM của sản phẩm
xuất khẩu hàng quý. Báo cáo phải được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó. Giai
đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/01/2024.

Nội dung báo cáo bao gồm:


- Số lượng của từng loại hàng hóa theo đơn vị MW/h hoặc tấn.
- Tổng lượng phát thải tích hợp hàng hóa theo loại.
- Bất ký giá/thuế cacbon nào phải trả ở nước xuất xứ đới với lượng phát thải tích hợp trong
hàng hóa nhập khẩu, có tính đến các khoản hoàn thuế, bồi thường (nếu có).

Trong giai đoạn chuyển tiếp đến kết thúc năm 2025, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào
EU chỉ cần tuân thủ về báo cáo KNK theo CBAM và không cần phải chịu phí CBAM.

Giai đoạn chính thức áp dụng CBAM

Bắt đầu từ năm 2026, các doanh nghiệp phải mua giấy chứng nhận CBAM nếu muốn xuất khẩu
hàng hóa vào EU. Cụ thể, các nhà xuất khẩu hàng hóa vào EU phải thực hiện báo cáo phát thải
KNK hằng quý, chịu phí CBAM và thực hiện công bố báo cáo CBAM hằng năm.

Giá của chứng nhận CBAM sẽ gắn liền với giá của tín chỉ cacbon hàng tuần do EU ETS quy
định. Giá của tín chỉ cacbon vào đầu năm 2021 là 34 Euro/tấn CO2 và giá hiện tại từ đầu năm
2023 là 85 Euro/tấn CO2 chứng tỏ giá tín chỉ CO2 qua các năm ngày càng tăng mạnh.

Giai đoạn 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034
vận hành
Hạn ngạch 97.5 95 90 77.5 51.5 39 26.5 14 0
miễn phí
ETS (%)
CBAM (%) 2.5 5 10 22.5 48.5 61 73.5 86 100
VD: Năm 2026, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được hạn ngạch miễn phí là 97.5%, chỉ phải
chịu 2.5% phí CBAM.

Báo cáo CBAM hàng năm sẽ bao gồm:


- Số lượng của từng loại hàng hóa theo đơn vị MW/h hoặc tấn.
- Tổng lượng phát thải tích hợp hàng hóa đã được thẩm định theo luật
- Tổng số chứng chỉ CBAM phải nộp, các khoản thanh toán tín chỉ cacbon ( thanh toán ở
EU hay ở các nước khác do có trường hợp tại đất nước xuất khẩu đã có quy định về tín
chỉ cacbon nên nếu nhà xuất khẩu đã thanh toán tín chỉ cacbon tại nước sở tại thì sẽ được
khấu trừ tại EU).
- Bản sao báo cáo thẩm định do đơn vị thẩm định ban hành.

Giai đoạn vận hành toàn bộ


Năm 2034, CBAM sẽ chính thức vận hành toàn bộ. Các hàng hóa xuất khẩu vào liên minh Châu
Âu sẽ phải tuân thủ CBAM và đóng toàn bộ phí CBAM.

2. Báo cáo phát thải KNK


Các nước Châu Âu có quy định rất nghiêm ngặt về tính chính xác, hữu hiệu của báo cáo phát thải
KNK. Vậy cần phải làm thế nào để có được một báo cáo phát thải KNK được các nước Châu Âu
chấp thuận:
- Báo cáo phát thải KNK của doanh nghiệp (tùy theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu) sẽ
phải thực hiện theo ISO 14064 hoặc ISO 14067 sau đó được kiểm chứng và phê duyệt
bởi một tổ chức chứng nhận thứ 3 (tổ chức phải đạt yêu cầu chứng nhận theo quy định).
- Trường hợp không có chứng nhận của tổ chức thứ 3, EU ETS sẽ đánh giá lượng phát
thải KNK của doanh nghiệp này dựa vào báo cáo phát thải khí nhà kính của 10% các
doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả nhất ở Châu Âu. Điều này sẽ làm phát sinh thêm chi
phí CBAM cho doanh nghiệp sở tại.

3. CBAM sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?


Doanh nghiệp thuộc ngành Thép như Tây Nam phải chủ ý đến các yếu tố sau khi xuất hàng sang
EU:
- Tác động tài chính của CBAM đối với việc xuất khẩu hàng hóa (đánh giá trên nhiều mặt)
- Tác động đến chiến dịch marketing.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường khi doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, ít phát thải
cacbon hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Báo cáo phát thải KNK phải đáp ứng được sự thay đổi về phương thức báo cáo mới nhất,
hệ thống tín toán phát thải KNK, chứng nhận sản phẩm và báo cáo CBAM hằng năm.

4. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị để thích ứng với CBAM?


- Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu có thuộc phạm vi mà CBAM quy định.
- Đánh giá phương pháp tính toán phát thải KNK hiện tại mà doanh nghiệp áp dụng và
phải cải tiến phương pháp tính toán phát thải KNK trên từng sản phẩm để phù hợp với
quy định CBAM.
- Thiết lập hệ thống tính toán KNK (nếu được).
- Xác định lộ trình báo cáo CBAM hằng năm.
III. Luật môi trường tại Việt Nam

Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính để tham gia phát triển thị trường cacbon trong nước và đạt được tham
vọng trung hòa cacbon vào năm 2050.
Trong nghị định này cũng vạch ra lộ trình phát triển và thời điểm triển khai thị trường cacbon tại
Việt Nam. Cụ thể lộ trình được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ nay đến hết năm 2027:
 Tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ các bon, hoạt động trao đổi hạn
ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon; xây dựng quy chế vận hành sàn
giao dịch tín chỉ các bon.
 Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm
năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước và
quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
 Đồng thời thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các bon kể
từ năm 2025.
 Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển
thị trường các bon.
- Giai đoạn từ năm 2028: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon chính thức trong
năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các bon trong nước với thị
trường các bon khu vực và thế giới.

Bằng việc xây dựng lô trình phát triển thị trường cacbon trong nước, chính phủ Việt Nam đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thuận lợi xuất khẩu hàng hóa vào liên minh Châu Âu
trước Cơ chế điểu chỉnh biên giới cacbon mới của Châu Âu. Đồng thời, việc triển khai thị trường
cacbon tại Việt Nam sẽ giúp đất nước giữ lại một phần thuế cacbon mà doanh nghiệp phải nộp
cho liên minh Châu Âu theo cơ chế CBAM.
TỔNG KẾT
Việc EU áp dụng CBAM nhằm đạt mục tiêu trở thành lục địa trung hòa cacbon vào năm 2050 đã
mang lại không ít các thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU đặc biệt là các doanh
nghiệp ngành sắt & thép, điện, phân bón. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải kê khai hàm lượng
phát thải trong hàng hóa xuất khẩu và giao nộp số tín chỉ tương ứng mỗi năm. Giá của tín chỉ
CBAM dựa vào giá tín chỉ phát thải CO2 hàng tuần do EU ETS quy định. Nhờ vào chính phủ
Việt Nam đã xây dựng lộ trình phát triển thị trường cacbon trong nước mà các doanh nghiệp có
thể được giảm bớt phần thuế CO2 phải đóng cho EU khi đã tham gia vào thị trường cacbon tại
đất nước. Tuy nhiên, cho đến năm 2028 khi mà thị trường cacbon Việt Nam chính thức vận hành
thì trước đó doanh nghiệp sẽ phải gặp những khó khăn trong việc thực hiện theo quy định
CBAM và đóng thuế cacbon cho EU. Song, việc áp dụng CBAM của liên mình Châu Âu sẽ thúc
đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất sạch hơn hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững.

You might also like