You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------o0o----------

Đề bài: “Chứng nhận xuất xứ hàng hóa form EVFTA”

Lớp: Kinh tế hải quan_02

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Ngọc

Nhóm 12:

Họ và tên Mã sinh viên

Nguyễn Thị Thu Quyên 11217587

Hoàng Thu Huyền 11217536

Nguyễn Thanh Thủy 11217592

Lê Thùy Dương 11217517

Nguyễn Nhật Linh 11217548

Hà Nội, tháng 11/2023


MỤC LỤC

I. Khái quát chung C/O .................................................................................................... 1


1. Tổng quan về EVFTA ............................................................................................... 1
2. Tổng quan về C/O form EUR.1................................................................................. 1
a) Quy định ban hành và sử dụng C/O ....................................................................... 1
b) Hình thức của C/O ................................................................................................. 6
II. Quy tắc xuất xứ ........................................................................................................... 11
1. Phương pháp xác định xuất xứ ................................................................................ 12
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy ............................................................................ 12
b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (được gia công hoặc chế biến đáng kể) -
quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR). .............................................................. 14
2. Quy định chung về quy tắc xuất xứ ......................................................................... 18
a) Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: ............................................................................... 18
b) Quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba: ...................................................... 19
c) Điều khoản về Quản lý lỗi hành chính ................................................................... 20
d) Quy tắc cộng gộp .................................................................................................... 20
e) Cam kết về hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ
..................................................................................................................................... 20
III. Trường hợp sử dụng C/O......................................................................................... 21
1. Trường hợp sử dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa ................................................ 21
a) Những nước được hưởng ........................................................................................ 21
b) Ưu đãi thuế quan khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU ............................... 22
c) Trường hợp gian lận C/O ........................................................................................ 24
d) Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ .................................................................. 24
2. Những lưu ý khi sử dụng form C/O form EV: ........................................................ 25
I. Khái quát chung C/O
1. Tổng quan về EVFTA
EVFTA là Hiệp định thương mại được ký kết giữa Liên Minh Châu Âu EU (European
Union) và Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Đây là hiệp định
toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó
cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát giữa 2 bên. EVFTA là một FTA thế hệ mới,
có phạm vi và mức độ cam kết rất cao. Việc hiệp định thương mại song phương EVFTA
được ký kết chính là đòn bẩy, thúc đẩy đầu tư và hoạt động thương mại.
Theo đó, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu bao gồm các
lĩnh vực sau:
 Thương mại hàng hóa
 Quy tắc xuất xứ hàng hóa
 Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật
 Thương mại dịch vụ và đầu tư
Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định EVFTA không hoàn toàn mới đối với doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì được xây dựng dựa trên quy tắc xuất xứ hàng hoá trong
GSP, là cơ chế ưu đãi đơn phương mà EU dành cho Việt Nam nhiều năm nay. Tuy nhiên,
so với các FTA mà Việt Nam đang thực thi, quy tắc xuất xứ hàng hoá tại EVFTA có nhiều
điểm mới hơn hẳn về cách xác định xuất xứ, về cách diễn đạt tiêu chí xuất xứ, về cơ chế
chứng nhận xuất xứ và cơ chế xác minh xuất xứ.
2. Tổng quan về C/O form EUR.1
a) Quy định ban hành và sử dụng C/O
i. Ban hành C/O
Sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU
(EVFTA), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư số
11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định
EVFTA.
ii. Thủ tục cấp C/O
Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O:

1
Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù
hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ
sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)1;
Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại
tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP
hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn
giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có
xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
Bước 5: So sánh thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng
hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.
VD: C/O mẫu A XK sang EU – Annex 22-03, Thụy Sỹ – Annex 4, Japan – Annex 5, …
hoặc C/O mẫu B – Phụ lục I – thông tư 05/2018/TT-BCT
Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản
ngoại lệ/đặc biệt sau:
 Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên
vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ áp dụng theo tiêu chí “Chuyển đổi mã số
hàng hóa”;
 Quy định cộng gộp song phương;
 Quy định cộng gộp khu vực;
 Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.
Đăng ký hồ sơ thương nhân (Điều 13 của NĐ 31/2018/NĐ-CP)
Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp
C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
 Thông tin của thương nhân (Mẫu VCCI HCM);
 Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và mẫu dấu
(Mẫu số 01 của NĐ 31/2018/NĐ-CP);

2
 Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 của NĐ 31/2018/NĐ-
CP);
 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Ký, đóng dấu sao y bản chính của
thương nhân);
 Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an (nếu có).
Hồ sơ đề nghị cấp C/O mới (Điều 15, NĐ 31/2018/NĐ-CP):
Chứng từ xuất khẩu:
 Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);
 Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
 Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản
copy);
 Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có xác nhận của thương nhân);
 Bản sao hóa đơn thương mại (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
 Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (Ký, đóng dấu sao y
bản chính của thương nhân).
Chứng từ chứng minh nguồn gốc:
 Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ
không ưu đãi (Chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau);
 Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ
hoặc hàng hóa có xuất xứ (Phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT);
 Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất
khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình
sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu,
phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong
nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần
thiết khác.
Hồ sơ đề nghị cấp lại C/O (Điều 18, NĐ 31/2018/NĐ-CP):
 Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/20018/NĐ-CP);
 Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);

3
 Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản
copy);
Các trường hợp cấp lại C/O căn cứ vào điều 18 của NĐ 31/2018/NĐ-CP.
Khai C/O qua mạng:
Doanh nghiệp khai C/O trên website: http://comis.covcci.com.vn và thực hiện theo từng
bước theo yêu cầu/hướng dẫn tại website.
Lưu ý: Trước khi khai C/O qua mạng, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân với
chữ ký số được kích hoạt trên trang web: http://comis.covcci.com.vn
 Quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA được áp dụng chung
cho tất cả các loại hàng hóa EVFTA quy định 02 loại thủ tục chứng nhận xuất xứ
khác nhau, bao gồm:
 Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu
hàng hóa xuất trình.
 Thủ tục chứng nhận xuất xứ: Nhà xuất khẩu tự phát hành chứng nhận xuất xứ cho
hàng hóa của mình trên hóa đơn, phiếu giao hàng hay bất kì chứng từ thương mại
nào, thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng
Trình tự xin CO form EUR.1 xuất đi Châu Âu
Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn. Trong
trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng ký thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận
và xin cấp tài khoản trên hệ thống Ecosys.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:
 Đơn đề nghị cấp C/O
 Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh
 Phiếu ghi chép hồ sơ form EUR.1
 Tờ khai hải quan xuất khẩu
 Hóa đơn thương mại
 Bill of Lading
 Phiếu đóng gói

4
 Bảng giải trình quy trình sản xuất
 Bảng kê nguyên phụ liệu
 Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu có ghi rõ % nguyên liệu
 Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư
vấn cụ thể
Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho
doanh nghiệp xin cấp.
Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy
đủ bộ hồ sơ.
Các cơ quan, tổ chức cấp CO mẫu EUR1 của Việt Nam

iii. Sửa đổi bổ sung, hiệu lực của C/O

5
Hiệu lực: Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được quy
định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
Sửa đổi bổ sung:
Thông tư số 41/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Công thương về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh châu Âu như sau:
1. Thay thế cụm từ "hoặc kéo từ sợi filament nhân tạo" bằng cụm từ "hoặc đùn thành sợi
filament nhân tạo" tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 5309
đến 5311.
2. Bỏ ghi chú (footnote) số 3 tại cột thứ 3 công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS
5907 như sau: "Dệt vải rồi nhuộm hoặc phủ xơ vụn... với điều kiện trị giá của vải chưa in
được sử dụng không vượt quá 47,5% giá xuất xưởng của sản phẩm".
3. Bổ sung ghi chú (footnote) số 5 tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của
Nhóm HS 6213 và 6214 có mô tả hàng hóa "- đã thêu; và" như sau: "... Sản xuất từ vải
chưa thêu, với điều kiện trị giá của phần vải chưa thêu được sử dụng không vượt quá 40%
giá xuất xưởng của sản phẩm:5 hoặc...".
4. Thay thế cụm từ "...ngòi bút và bi ngòi cùng Phân nhóm với sản phẩm có thể được sử
dụng" bằng cụm từ "...ngòi bút và bi ngòi cùng Nhóm với sản phẩm có thể được sử dụng"
tại cột thứ 3 - Công đoạn gia công hoặc chế biến của Nhóm HS 9608.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023 và bãi bỏ Quyết định số 1949/QĐ-
BCT ngày 24/7/2020.
b) Hình thức của C/O
i. Hồ sơ xin cấp CO
Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO bao gồm:
 Đơn đề nghị cấp CO (được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).
 Mẫu CO (bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao).
 Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của
người có thẩm quyền + dấu sao y bản chính).
 Invoice.

6
 Vận đơn.
 Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: chứng từ mua bán; ủy thác
xuất nhập khẩu; định mức hải quan (nếu có); bảng kê khai nguyên liệu sử dụng;
chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu; quy trình sản xuất tóm tắt; giấy kiểm định.
Mỗi mẫu sẽ có kích thước 210x297mm; chấp nhận dung sai +/- 5 mm hoặc thêm 8mm
cho chiều dài. Giấy được sử dụng phải màu trắng, đã được chỉnh kích cỡ dùng cho văn
bản, không chứa bột giấy cơ học và trọng lượng dưới 25 g/m2. Các mẫu sẽ có nền mẫu là
hình trang trí bằng đường vắt chéo chạm trổ màu xanh mà nhờ đó các sự giả mạo bằng
phương pháp cơ học hay hoá học cũng đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có 3 mặt:

7
8
C/O không được tẩy xoá hoặc viết chữ đè lên chữ khác. Việc sửa đổi được thực hiện
bằng cách xoá thông tin sai và bổ sung thông tin đúng. Việc sửa đổi đi kèm chữ ký tắt của
người hoàn thiện C/O và được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
C/O không để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự mỗi mục. Ngay dưới
mục cuối cùng phải gạch ngang. Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để
tránh việc bổ sung thông tin sau này.
Hàng hóa được mô tả theo thông lệ thương mại và có đủ thông tin chi tiết để xác định
được hàng hóa
ii. Nội dung C/ O
Việt Nam và EU nhất trí sử dụng mẫu C/O EUR 1 là mẫu chung trong Hiệp định
EVFTA. Mẫu EUR 1 yêu cầu thông tin khai báo đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN
với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam đã ký kết.

9
10
Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/ O cấp). Số tham chiếu
gồm 16 ký tự ví dụ như VN-BE 20/02/00007. Hiểu một cách đơn giản số này là số CO.
Ô số 1: Tên giao dịch và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu, tên nước thành viên xuất khẩu
(Việt Nam).
Ô số 2: Giấy chứng nhận được sử dụng trong thương mại ưu đãi giữa Liên minh Châu Âu
và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ô số 3: Tên giao dịch và địa chỉ đầy đủ của nhà nhập khẩu, tên nước thành viên nhập khẩu.
Ô số 4: Tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa.
Ô số 5: Tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa.
Ô số 6: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By
air”, nếu gửi bằng đường biển thì điền tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
Ô số 7: ISSUED RETROSPECTIVELY, DUPLICATE hoặc ghi chú khác (nếu có).
Ô số 8: Số thứ tự các mặt hàng (mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng), ký hiệu và số hiệu,
số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa và mã HS (ở cấp 6 số).
Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc đơn vị đo lường khác).
Ô số 10: Số, ngày của hóa đơn thương mại và trị giá lô hàng.
Ô số 11: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O.

 Dòng thứ nhất và dòng thứ hai: để trống.


 Dòng thứ ba: Tên viết tắt của cơ quan, tổ chức cấp C/O theo danh sách tại Phụ lục II
đính kèm công văn này.
 Dòng thứ tư: Việt Nam.
 Dòng thứ năm: Địa điểm, ngày, tháng, năm cấp C/O.
 Dòng thứ sáu: Họ và tên, chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O.
Ô số 12:

 Dòng thứ nhất: Địa điểm; ngày, tháng, năm đề nghị cấp C/O.
 Dòng thứ hai: Họ và tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.
Ô số 13: Dành cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu.
Ô số 14: Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O để ghi kết quả xác minh xuất xứ.
II. Quy tắc xuất xứ

11
1. Phương pháp xác định xuất xứ
Hiệp định EVFTA quy định các phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa
dựa trên các cấp độ sau:
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh
thổ Việt Nam hoặc EU (ví dụ khoáng sản, động vật thực vật được hình thành tự nhiên và
sản phẩm của các loại động thực vật này…).
Điều 4 Nghị định thư 1 của EVFTA quy định cụ thể về các trường hợp được coi là hàng
hóa có xuất xứ thuần túy, cụ thể:

 Các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy tại một Bên:
o Sản phẩm khoáng sản được khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Bên đó;
o Cây trồng và các sản phẩm rau quả được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Bên
đó;
o Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Bên đó;
o Sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại Bên đó;
o Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật sinh ra và nuôi dưỡng tại Bên đó;
o Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Bên đó;
o Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động Sật
thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng;
o Sản phẩm đánh bắt cá biển và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng
tàu của Bên đó;
o Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Bên đó từ các sản phẩm được quy
định tại điểm (h);
o Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Bên đó chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên
liệu thô;
o Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Bên đó;
o Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng
Bên đó có độc quyền khai thác;
o Hàng hoá sản xuất tại Bên đó chỉ từ các sản phẩm được quy định từ điểm (a) đến (l).

12
 Khái niệm “tàu của Bên đó” và “tàu chế biến của Bên đó” tại điểm 1(h) và (i) chỉ áp
dụng đối với tàu và tàu chế biến:
o Được đăng ký tại một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam;
o Treo cờ của một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam; và
o Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Ít nhất 50% thuộc sở hữu của thể nhân của một Bên
- Thuộc sở hữu của pháp nhân thì pháp nhân đó phải: có trụ sở chính và cơ sở kinh
doanh chính đặt tại Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam; và ít nhất 50% thuộc sở
hữu của một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam, bởi các
tổ chức nhà nước hoặc công dân của một trong các Bên.

STT SẢN PHẨM CÔNG ĐOẠN ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ

1 Khoáng sản Khai thác từ lòng Lãnh thổ của nước


đất/đáy biển TV

2 Cây trồng/SP cây trồng Trồng/thu hoạch

3 Động vật sống/Sản phẩm Sinh ra và nuôi dưỡng


Thu được từ động vật
sống tại nước TV

4 Sản phẩm Giết mổ động vật sống


được sinh ra, nuôi
dưỡng

5 Sản phẩm Có được Săn, bắt, bẫy

6 Nuôi trồng thuỷ sản Sinh ra hoặc nuôi Lãnh thổ/lãnh hải từ trứng, cá bội, cá
dưỡng của nước tv nhỏ, ấu trùng

7 Sản phẩm từ biển Đánh bắt/chế biến/sản Trong/ngoài vùng Tàu đăng ký + treo
xuất lãnh hải/trên tàu cờ Quốc gia
50% sở hữu của cá
nhân, pháp nhân
của nước tv

8 Sản phẩm được khai thác từ đáy Vùng đặc quyền


biển/dưới đáy biển kinh tế

13
9 Hàng đã qua sd để tái chế nguyên Được thu nhặt tại Vùng đặc quyền kt
liệu thô. Phế thải, phế liệu trong quá nước tv
trình sx, tiêu dùng

10 Sản phẩm Thu được/sản xuất Lãnh thổ của nước Từ SP 1-9
tv

b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (được gia công hoặc chế biến đáng kể) - quy tắc
cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR).
Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một
phần hoặc toàn bộ từ EU/Việt Nam và được gia công hoặc chế biến tại Việt Nam/EU thỏa
mãn các tiêu chí cụ thể quy định trong Phụ lục II của Nghị định thư 1 EVFTA.
 Tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa (HS):
 Đây là tiêu chí yêu cầu mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu
không có xuất xứ ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương), 4 số (chuyển đổi Nhóm), hoặc 6
số (Chuyển đổi Phân nhóm)
 Trong EVFTA chỉ có 01 trường hợp chuyển đổi Chương (HS 7306 - Các loại ống,
ống dẫn và thanh hình rỗng khác, bằng sắt hoặc thép), còn lại là Chuyển đổi Nhóm
hoặc Phân nhóm
 Chú ý trong EVFTA có một số trường hợp có quy định tiêu chí Chuyển đổi HS
nhưng không yêu cầu Nhóm/Phân nhóm của sản phẩm phải khác Nhóm/Phân nhóm
của nguyên liệu không có xuất xứ.
[Cách nhận diện tiêu chí] có dạng diễn đạt tương tự: Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ
chương/nhóm/phân nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ chương/nhóm/phân nhóm của sản
phẩm

VD:
 Tiêu chí Tỷ lệ tối đa không xuất xứ (VL): Tiêu chí này giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên
vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công. Hay nói cách khác hàm
lượng nguyên liệu có xuất xứ (RVC) phải đáp ứng một tỷ lệ tối thiểu nhất định. Cách
tính dựa trên giá xuất xưởng, không quy định cách tính cụ thể. Mức trung bình quy
định là 50-70%.
[Cách nhận diện tiêu chí] có dạng diễn đạt tương tự: Trị giá nguyên liệu được sử dụng
không vượt quá X% giá xuất xưởng của sản phẩm.
VD:

14
Có thể ngầm hiểu theo công thức sau:

 Tiêu chí Quy trình sản xuất cụ thể: Tiêu chí này đòi hỏi nguyên liệu không có xuất
xứ phải trải qua một quá trình gia công hoặc chế biến cụ thể tại nước xuất xứ; hoặc
sản phẩm phải được gia công, chế biến từ nguyên vật liệu có xuất xứ thuần túy nhất
định

Vd:

NHÓM HÀNG NÔNG NGHIỆP


Do EU có chính sách bảo hộ mặt hàng đường, sữa trong nước nên EU giới hạn tỷ lệ sử
dụng đường, sữa nguyên liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất một số mặt hàng
nông nghiệp. Trong Hiệp định EVFTA, hai bên thống nhất tỷ lệ cơ bản được áp dụng là
20% với từng nguyên liệu đơn lẻ và 40% với các nguyên liệu kết hợp so với trọng lượng
của sản phẩm cuối cùng. Đối với một số mặt hàng, EU đồng. linh hoạt tỷ lệ 40% đường
nguyên liệu không xuất xứ và tỷ lệ kết hợp đường, sữa là 50%. Nhìn chung, quy tắc xuất
xứ đối với hàng nông nghiệp trong Hiệp định EVFTA chặt hơn so với các FTA mà Việt
Nam đang tham gia. Bảng dưới đây thống kê một số thông tin cụ thể:

Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với một số sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm Quy tắc

Mật ong Quy tắc xuất xứ thuần túy


(HS 0409)

Rau củ quả và các Quy tắc xuất xứ thuần túy đối với rau củ quả nguyên liệu và có giới
sản phẩm rau củ hạn tỷ lệ đường không xuất xứ 20% đối với sản phẩm chế biến từ rau
quả củ quả
(HS 07, 08 và 20)

15
Gạo (HS 1006) Quy tắc xuất xứ thuần túy

Chế phẩm từ ngũ Nguyên liệu sử dụng từ ngũ cốc, tinh bột, khoai tây, sắn phải có xuất
cốc, tinh bột xứ thuần túy
(HS 11)

Rượu và các đồ Nho sử dụng làm nguyên liệu phải có xuất xứ thuần túy và tỷ lệ đường
uống có cồn nguyên liệu không xuất xứ là 20%
(HS 22)

Thuốc lá và Lá thuốc lá chưa chế biến phải có xuất xứ thuần túy, lá thuốc lá đã chế
nguyên liệu thuốc biến chỉ được sử dụng tối đa 30% nguyên liệu không xuất xứ cùng
lá Chương 24 so với tổng nguyên liệu Chương 24 được sử dụng và sản
(HS 24) phẩm thuốc lá điếu phải làm từ lá thuốc lá đã chế biến có xuất xứ hoặc
giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ

NHÓM HÀNG THỦY SẢN (HS 3 và 16)


Các sản phẩm thuộc Chương 03 của Biểu HS: Hai bên thống nhất áp dụng tiêu chí xuất xứ
thuần túy, trong đó xuất xứ thuần túy có nghĩa là sản phẩm đó phải được sinh ra hoặc lớn
lên (born or raised) tại nước xuất khẩu.
Các mặt hàng thuộc Chương 16 của Biểu HS: Hai bên thống nhất nguyên liệu từ Chương
03 và 16 được sử dụng phải có xuất xứ, với linh hoạt cho mặt hàng mực và bạch tuộc chế
biến của Việt Nam được phép cộng gộp mở rộng với các nước ASEAN đã hoặc sẽ ký kết
FTA trong tương lai với EU.
NHÓM HÀNG CÔNG NGHIỆP
Đối với các mặt hàng công nghiệp, tiêu chí xuất xứ chủ yếu gồm
(i) Giới hạn tỷ lệ nguyên vật liệu không xuất xứ;
(ii) Chuyển đổi mã số hàng hóa và
(iii) Công đoạn gia công, sản xuất cụ thể.
Trong đó, hàm lượng nguyên vật liệu không có xuất xứ (gọi tắt là VL) được tính dựa trên
giá xuất xưởng và tỷ lệ áp dụng phổ biến là 70% (tương đương với hàm lượng giá trị khu
vực 40% tính trên giá FOB trong các FTA mà Việt Nam đang tham gia).

16
Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với một số mặt hàng công nghiệp ưu tiên của Việt Nam

Sản phẩm Quy tắc

Nhựa (HS 39) Áp dụng tiêu chí chuyển đổi nhóm hàng hóa (CTH) hoặc VL
50%

Cao su (HS 40 Áp dụng tiêu chí CTH hoặc VL 70%. Riêng lốp ô tô cũ và lốp ô
tô đắp lại áp dụng tiêu chí cụ thể:+ Đối với lốp ô tô cũ: chỉ được
phép sản xuất từ lốp ô tô có xuất xứ+ Đối với lốp ô tô đắp lại:
được phép sản xuất từ lốp ô tô cũ không xuất xứ

Giày dép (HS 64) Giày dép phải sản xuất từ bộ phận có xuất xứ. Đối với các bộ
phận giày dép th. áp dụng tiêu chí CTH

Sắt thép và sản phẩm Về cơ bản, bán thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thô
sắt thép(HS 72, 73) không xuất xứ và sản phẩm sắt thép được sản xuất từ bán thành
phẩm không xuất xứ, ngoại trừ một số sản phẩm là mặt hàng ưu
tiên của hai bên

Máy móc thiết bị - Quy tắc chung đối với toàn bộ chương là CTH hoặc VL 70%-
(HS 84) và dây dẫn Đối với một số dòng hàng EU có chính sách bảo hộ mà Việt
điện, thiết bị điện Nam không xuất khẩu hoặc cũng bảo hộ, Việt Nam đồng ý quy
tử(HS 85) tắc VL 50% (quy tắc chặt hơn)- Đồng thời, EU cũng đồng ý áp
dụng quy tắc Chuyển đổi phân nhóm (CTSH) đối với một số mặt
hàng mà Việt Nam cần nhập khẩu linh kiện, bộ phận không xuất
xứ để sản xuất (quy tắc lỏng hơn cho Việt Nam)

Phương tiện vận tải - Ô tô và linh kiện ô tô: áp dụng tiêu chí VL 45%- Xe máy và
(HS 87) linh kiện xe máy: áp dụng tiêu chí CTH hoặc VL 50%

Gỗ và sản phẩm gỗ Áp dụng tiêu chí CTH hoặc VL 70%. Tuy nhiên, có một số mặt
(HS 44 và 94) hàng gỗ nguyên liệu phải đáp ứng công đoạn gia công cụ
thể

NHÓM HÀNG DỆT MAY (HS 50 ĐẾN 63)


Hai bên thống nhất tiêu chí xuất xứ cho sản phẩm dệt may là tiêu chí hai công đoạn,
nghĩa là vải sử dụng để cắt may phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU. Tuy nhiên, hai bên
cùng thống nhất một cơ chế linh hoạt là các nhà sản xuất của Việt Nam và EU có thể nhập
17
khẩu nguyên liệu từ các nước mà cả Việt Nam và EU cùng ký kết Hiệp định thương mại tự
do, kể cả hiện tại (VD: Hàn Quốc) và trong tương lai (VD: Nhật Bản, một số nước ASEAN
đang đàm phán FTA với EU), để sản xuất hàng dệt may và sản phẩm dệt may này vẫn được
coi là có xuất xứ và do đó được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
(1) Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà xuất khẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm
trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy
chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng.
(2) Điều kiện để được công nhận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện do mỗi bên tự quy định.
Tham khảo Điều về Nhà nhập khẩu đủ điều kiện trong Nghị định thư về Quy tắc xuất
xứ của sản phẩm và các biện pháp hợp tác hành chính.
(3) Việt Nam đang triển khai thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN.
2. Quy định chung về quy tắc xuất xứ
a) Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ:
Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, hai bên thống nhất
cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Đây là cơ chế mà nhà xuất khẩu tự
khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu
thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng.
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU:
 Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự
chứng nhận xuất xứ.
 Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved
exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ.
Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ký (Registered exporters) -
là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể
tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo
cho Việt Nam trước khi thực hiện.
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam chưa chính thức triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Trong
thời gian tới, khi có thể chính thức áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ ban hành quy định liên
quan trong nước và thông báo cho EU trước khi thực hiện.
Dự kiến, nhà xuất khẩu sẽ tự chứng nhận xuất xứ trên một hoá đơn, phiếu giao hàng
hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào mô tả sản phẩm liên quan với đủ thông tin để xác

18
định được sản phẩm đó. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ không phải thể hiện tiêu chí xuất
xứ và mã HS hàng hóa nhưng phải có chữ ký của nhà xuất khẩu. Trong trường hợp nhà
xuất khẩu đủ điều kiện có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu về việc
chịu hoàn toàn trách nhiệm với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do họ phát hành thì không
phải ký tên trên chứng từ đó.
Bên cạnh đó, việc tự chứng nhận xuất xứ có thể được thực hiện sau khi xuất khẩu hàng
hóa với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ đó phải được xuất trình tại Bên nhập khẩu
không muộn hơn 2 năm hoặc khoảng thời gian được quy định trong luật pháp của Bên nhập
khẩu, tính từ khi hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó.
b) Quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba:
Hai bên đồng ý cho phép sản phẩm được quá cảnh và chia nhỏ tại nước thứ ba ngoài
Hiệp định. Cụ thể:
 Sản phẩm đó không được thay đổi hoặc tham gia vào bất kỳ công đoạn gia công nào
làm thay đổi sản phẩm, ngoại trừ các công đoạn bảo quản sản phẩm hoặc dán nhãn,
nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc thêm các chứng từ khác để đảm bảo việc tuân thủ
với các quy định cụ thể của Bên nhập khẩu. Các công đoạn này cần được thực hiện
dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hoá trước khi làm
thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
 Sản phẩm hoặc lô hàng có thể được lưu kho với điều kiện sản phẩm hoặc lô hàng
đó vẫn nằm trong sự giám sát của hải quan nước quá cảnh.
Trong trường hợp có nghi ngờ, cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể yêu cầu nhà
nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của
hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, cụ thể là:
 Chứng từ vận tải như vận đơn;
 Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa;
 Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng;
 Chứng từ chứng minh hàng hóa như hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán;
 Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặc
chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước
quá cảnh hoặc chia nhỏ lô hàng.

19
c) Điều khoản về Quản lý lỗi hành chính
Điều khoản Quản lý lỗi hành chính quy định về cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam và EU như một biện pháp chống gian lận thương mại. Theo đó,
các Bên sẽ hỗ trợ nhau, thông qua cơ quan có thẩm quyền của mình, trong việc kiểm tra
tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và mức
độ chính xác của thông tin được kê khai trên những chứng từ đó
d) Quy tắc cộng gộp
Quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của
một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng
nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.
Thông thường các FTA chỉ cho phép cộng gộp các nguyên liệu có xuất xứ trong nội
khối FTA đó (tức từ các nước thành viên của FTA đó chứ không được từ nước thứ ba không
phải là thành viên). Tuy nhiên, EVFTA mở rộng cho phép cộng gộp thêm nguyên liệu có
xuất xứ từ một (số) nước thứ ba nhưng chỉ giới hạn ở các trường hợp sau:
 Cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc đối với hàng dệt may
 Cộng gộp xuất xứ với ASEAN đối với mực và bạch tuộc
Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc cộng gộp như trên thì nguyên liệu và sản phẩm
được cộng gộp phải đáp ứng thêm một số điều kiện cụ thể như: Hàn Quốc/Nước ASEAN
đã có FTA với EU phải hợp tác hành chính và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo
cho phép việc cộng gộp này, sau đó thông báo với EU về việc đã hoàn thành các biện pháp
này.
e) Cam kết về hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ
Thông thường trong các FTA, đối với tiêu chí chuyển đổi HS thường cho phép một tỷ
lệ không đáng kể (De Minimis) nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi HS
nhưng thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ.
Tuy nhiên, EVFTA không có quy định tỷ lệ De Minimis mà có quy định về hạn mức
linh hoạt đối với các nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ. Quy định này về bản chất
giống De Minimis là cho phép nguyên liệu không có xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu
tổng trị giá hoặc trọng lượng của nguyên liệu không vượt quá một tỷ lệ nhất định.
Quy định về hạn mức linh hoạt trong EVFTA không áp dụng riêng cho trường hợp tiêu
chí chuyển đổi HS như quy định De Minimis thông thường trong các FTA khác. Nguyên
tắc áp dụng hạn mức linh hoạt trong EVFTA cụ thể như sau:

20
 Nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với các nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm
mà có quy tắc xuất xứ yêu cầu nguyên liệu đó phải có xuất xứ thuần túy.
 Nguyên tắc này không áp dụng đối với các trường hợp:
(i) QTXX của sản phẩm đã quy định cụ thể về hạn mức tối đa (trị giá hoặc trọng
lượng) của nguyên liệu không có xuất xứ;
(ii) QTXX của sản phẩm là xuất xứ thuần túy.
 Hạn mức linh hoạt được áp dụng như sau:
- Đối với các sản phẩm thuộc Chương 2, Chương 4 đến 24 (trừ thủy sản chế biến
thuộc Chương 16): 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm.
- Đối với các sản phẩm may mặc thuộc Chương 50 đến 63: tùy từng sản phẩm và với
các điều kiện áp dụng cụ thể mà có thể được áp dụng mức tỷ lệ linh hoạt khác nhau
(theo Chú giải 6 và 7 của Nghị định thư 1 của EVFTA).
- Đối với các sản phẩm thuộc các Chương khác: 10% giá xuất xưởng của sản phẩm.
III. Trường hợp sử dụng C/O
1. Trường hợp sử dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa
a) Những nước được hưởng
 Liên minh Châu Âu

 Nước nằm trên lãnh thổ châu Âu (Andorra, San Marino)


 Nước có chung hệ thống hải quan với Châu Âu (Monaco, Thổ Nhĩ Kỳ)
Lưu ý: Một số trường hợp cần liên hệ hỏi trước khi kinh doanh xuất nhập khẩu

 Hàng Việt Nam xuất đi Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đi qua châu Âu rồi khéo về Thổ Nhĩ
Kỳ thì được hưởng C/O
 Hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam thì không được hưởng C/O

21
b) Ưu đãi thuế quan khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU

Mặt hàng XK Ưu đãi thuế của EU cho Việt Nam Mặt hàng Ưu đãi thuế của Việt Nam
NK cho EU

Thủy sản Xóa bỏ ngay với 50% dòng Máy móc Xóa bỏ ngay: 61% dòng
Số còn lại: Lộ trình 3-7 năm thiết bị Số còn lại: lộ trình đến 10
Cá ngừ đóng hộp và cá viên: Hạn năm
ngạch thuế quan lần lượt là 11.500
tấn/năm và 500 tấn/năm

Gỗ và sản Xóa bỏ ngay với 83% dòng Ô tô, Linh Ô tô nguyên chiếc:
phẩm gỗ Số còn lại (ván dăn/sợi, gỗ dán...): Lộ kiện, phụ -Phần lớn: Lộ trình 9-10 năm
trình 3-7 năm tùng ô tô
-Một số ít: Không cam kết
Phụ tùng ô tô: Lộ trình 7 năm

22
Mặt hàng XK Ưu đãi thuế của EU cho Việt Nam Mặt hàng Ưu đãi thuế của Việt Nam
NK cho EU

Rau quả, Cà Xóa bỏ ngay với 100% dòng Sữa, sản Sữa, sản phẩm từ Xóa bỏ
Phê, Mật ong phẩm từ ngay: 44% dòng
sữa Số còn lại lộ trình 5 năm

Dệt may Xóa bỏ thuế ngay: 42,5% dòng Thịt sống Thịt lợn: Lộ trình 7 năm với
Số còn lại: Lộ trình 3-7 năm thịt đông lạnh, 9 năm với thịt
khác
Thịt gà: Lộ trình 10 năm

Giày dép Xóa bỏ thuế ngay: 37% dòng Đồ uống có Rượu vang và rượu mạnh:
Số còn lại: Lộ trình 3-7 năm cồn xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7
năm Bia: xóa bỏ thuế nhập
khẩu sau 10 năm

Máy vi tính, 74% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế Dược phẩm Khoảng 71% xóa bỏ thuế
sản phẩm nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu nhập khẩu ngay khi Hiệp
điện tử và linh lực. định có hiệu
kiện Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ luc
thuế nhập khẩu sau 3 hoặc 5 năm Phần còn lại xóa bỏ thuế
nhập khẩu sau từ 5 đến 7 năm

Một số sản Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp Hóa chất Khoảng 70% xóa bỏ thuế
phẩm khác định có hiệu lực cho sản phẩm nhựa, và sản nhập khẩu ngay khi Hiệp
điện thoại các loại và linh kiện, túi phẩm hóa định có Hiệu lực
xách, ví, vali, mũ, ô dù... chất Phần còn lại xóa bỏ thuế
nhập khẩu sau tối đa là 7 năm

Có thể thấy, thủy sản và dệt may, da giày được cho là những ngành sẽ được hưởng lợi
nhiều nhất sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Đối với ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực, khi mà 90% dòng
thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 – 4 năm
(mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Điển hình, khi EVFTA có hiệu lực,
thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm (như tôm sú đông lạnh) Việt Nam sang EU từ mức
thuế suất 12-20% sẽ về 0%; sau 5 đến 7 năm nhiều mặt tôm, thuỷ sản còn lại cũng được
điều chỉnh về 0%. Các cam kết về cộng gộp trong chứng nhận xuất xứ đã mở rộng cơ hội
cho hàng hóa của Việt Nam có thể tiến vào thị trường Châu Âu, ví dụ Cộng gộp xuất xứ
với ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Các nguyên liệu mực và bạch tuộc (thuộc các mã

23
HS 030741 và HS 030751) có xuất xứ từ một nước thành viên ASEAN đã có FTA với EU
(hiện tại ngoài Việt Nam chỉ có Singapore đã có FTA với EU) sẽ được coi như có xuất xứ
Việt Nam khi xác định xuất xứ cho các sản phẩm mực và bạch tuộc đã chế biến hoặc bảo
quản (thuộc các mã HS 160554 và HS 160555) của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY
Trước EVFTA, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam sang EU đang được hưởng
ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với
hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6% đối với hàng may mặc và 11,9% với da giày. Sau
khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình
5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn
lại). Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng da giày sẽ được giảm thuế ngay
lập tức về 0%.
Quy tắc xuất xứ của EVFTA khá linh hoạt, điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam được
hưởng các ưu đãi thuế quan, tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. VÍ DỤ NHƯ
CAM KẾT Cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc: Vải có xuất xứ Hàn Quốc (nước đã có FTA
với EU) sẽ được coi như có xuất xứ Việt Nam khi xác định xuất xứ cho các sản phẩm may
mặc (Chương 61, 62) của Việt Nam xuất khẩu sang EU.
c) Trường hợp gian lận C/O
Doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác hàng hóa xuất xứ
Việt Nam sau đó xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp có dây chuyền máy móc nhưng sản phẩm
xuất khẩu không đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam theo quy định của pháp
luật. Có tình trạng hàng hóa được đặt sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt
Nam, nhưng các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở được ghi sẵn bằng tiếng Việt và dòng
chữ “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm, bao bì sản phẩm để
lừa dối người tiêu dùng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khai nhập khẩu các loại linh kiện/nguyên vật liệu để
sản xuất, gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước nhưng thực chất là sản phẩm gần
như hoàn chỉnh, không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn
gia công, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định. Trắng trợn hơn,
có doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) nhưng đã tự
thiết kế mẫu C/O để cấp cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
d) Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ EU, cơ quan hải quan căn cứ quy tắc xuất xứ hàng
hóa theo từng Hiệp định thương mại tự do VN-EU kiểm tra, đối chiếu với các thông tin
khai báo trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và
24
kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa.
Quá trình kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu cơ quan hải quan có đủ
cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ hoặc người xuất khẩu,
người sản xuất không phối hợp kiểm tra xác minh xuất xứ thì từ chối và xử lý như sau:
 Đối với hàng hóa NK thông thường, nk từ khu phi thuế quan: hàng hóa đó phải áp
dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan
theo quy định;
 Đối với hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã
hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường: hàng hóa không được thông
quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
 Đối với hàng hóa đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan: hàng hóa nhập khẩu phải
áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được thông
quan theo quy định.
2. Những lưu ý khi sử dụng form C/O form EV:
(1) C/O không được tẩy xóa hoặc viết chữ đè lên chữ khác. Việc sửa đổi được thực hiện
bằng cách xóa thông tin sai và bổ sung thông tin đúng. Việc sửa đổi đi kèm chữ ký tắt của
người hoàn thiện C/O và được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
(2) C/O không để khoảng trống giữa các mục và phải đánh số thứ tự mỗi mục. Ngay dưới
mục cuối cùng phải gạch ngang. Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để
tránh việc bổ sung thông tin sau này.
(3) Hàng hóa được mô tả theo thông lệ thương mại và có đủ thông tin chi tiết để xác định
được hàng hóa.
(4) C/O mẫu EUR.1 của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy, đầy đủ
các nội dung kê khai C/O.
(5) Thời hạn hiệu lực của C/O EUR.1 là 12 tháng kể từ ngày phát hành
(6) Thời điểm cấp C/O mẫu EUR.1
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 sớm nhất có thể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy theo
kê khai) và không quá ba ngày làm việc kể từ sau ngày này.

25
Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể được cấp sau khi xuất khẩu nhưng chỉ trong một
số trường hợp như quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định thư. Giấy này có thể được cấp lại
trong trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng.
(7) Thời điểm nộp C/O
EVFTA không có quy định cụ thể về thời điểm nộp C/O EVFTA, mà cho phép từng Bên
(Việt Nam/EU) quy định phù hợp theo pháp luật của mình.
Ví dụ: Việc khai báo C/O mẫu EUR.1 đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU
theo EVFTA phải thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 02/2021/TT-BCT như sau:
Một số lưu ý khi xin C/O form EUR1
Đối với các mục có quy định “optional” (tại Ô số 3, Ô số 6, Ô số 10) và mục HS (tại
Ô số 8), thương nhân có quyền lựa chọn thể hiện hoặc không thể hiện thông tin trên C/O
mẫu EUR.1. Tuy nhiên, các thông tin này sẽ thể hiện trên Đơn đề nghị cấp C/O để đảm bảo
xác minh được xuất xứ hàng hóa.
Đối với tiêu chí xuất xứ hàng hóa: Tiêu chí xuất xứ hàng hóa phải được thể hiện tại
Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại các Phụ lục ban hành kèm Thông
tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy
định về xuất xứ hàng hóa. Theo đó:
Tại Mục “Tiêu chí áp dụng” ở góc trên bên phải Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu: ghi
“PSR”.
Tại Mục “Kết luận”: ghi rõ tiêu chí xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT.
Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như
nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại. Về nội dung khai báo, hai bên
thống nhất không yêu cầu thể hiện tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa trên C/O.
Ngoài ra hiện nay, Việt Nam có hiệp định thương mại song phương với Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ireland được gọi chung UKVFTA. Theo đó về cơ bản hàng hóa
có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu và UK và Bắc Ireland có thể sử dụng ℅ form EUR.1 dành
riêng cho thị trường này.

26

You might also like