You are on page 1of 32

PHẦN 1.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 3


I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG3
II. CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 3
PHẦN 2. QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG 4
I. QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG 4
1. CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU 4
2. TỜ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU 7
3. CHUẨN BỊ BỘ HỒ SƠ NỘP CHO CHI CỤC HẢI QUAN 10
4. THÔNG QUAN & THANH LÝ TỜ KHAI 11
II. QUY TRÌNH THÔNG QUAN NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG 12
1. CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU 12
2. LÀM TỜ KHAI HẢI QUAN NHẬP KHẨU 29
3. RA KHO NHẬN HÀNG 33
4. ĐƯA HÀNG HÓA KHỎI KHO HÀNG KHÔNG VỀ KHO NHẬP KHẨU
34
PHẦN 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC THEO TỪNG
HÌNH THỨC NHẬP KHẨU 35
1. NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP 35
2. NHẬP KHẨU ỦY THÁC 35
3. TẠM NHẬP TÁI XUẤT 37
4. NHẬP KHẨU GIA CÔNG 38

THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH 

1 Trần Kim Hoàng 87224020070

2 Nguyễn Thị Bảo Thi 87224020071

3 Nguyễn Thùy Trang 31201022821 

4 Đồng Lê Mỹ Duyên 31201022127

5 Lê Thị Thu Hương  31201022229

6 Nguyễn Văn Viết 31201022749


Thắng

 
PHẦN 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Vận tải hàng không hiểu một cách đơn giản là hình thức vận chuyển hành khách, hàng
hóa, bưu kiện từ một điểm này đến địa điểm khác bằng tàu bay. 
Vận tải hàng không còn rất trẻ so với ngành vận tải khác. Vận tải đường biển ra đời và
phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ phát triển
từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Hàng không vận chuyển gần 2 tỷ hành khách mỗi năm và 40% kim ngạch xuất khẩu
liên vùng hàng hóa (theo giá trị). 40% khách du lịch quốc tế hiện nay đi du lịch bằng
đường hàng không.
Vận tải hàng không có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối mạng lưới giao thông vận
tải trên toàn thế giới. Là phương tiện vận tải được ưu chuộng và cần thiết cho kinh
doanh toàn cầu, đặc biệt là du lịch. Nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế, rõ nét nhất là ở các nước đang phát triển.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
* Vận tải đường hàng không nội địa
* Vận tải đường hàng không quốc tế
* Chuyển phát nhanh hàng không
Mức cước vận tải đường hàng không thường được cố định cho mỗi kilogram hàng; và
có nhiều mức cước khác nhau được chia thành từng khoảng trọng lượng. Chẳng hạn,
cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau. Cụ thể: từ 45 kg trở xuống,
+45kgs, +100kgs, +300 kgs, +500kgs, +1000kgs,…
PHẦN 2. QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
I. QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1. CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU
Dựa trên một số mã loại hình phổ biến sau, doanh nghiệp sẽ khai báo hải quan theo
hình thức kinh doanh của mình:
"Doanh nghiệp chế xuất
B11: Xuất kinh doanh
E42 Xuất khẩu sản phẩm của DNCX
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ doanh nghiệp chế xuất)
B11: Xuất kinh doanh
Gia công sản xuất xuất khẩu
E52 Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài
E54 Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác
E56 Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa
E62 Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu
E82 Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài
Tái xuất/ tạm xuất
G21 Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
G22 Tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
G23 Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập
G24 Tái xuất khác
G61 Tạm xuất hàng hóa
Khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất)
C22 Hàng đưa ra khu phi thuế quan
Thay đổi mục đích
B12: Xuất sau khi đã tạm xuất
B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu
Hàng hóa khác
H21 Xuất khẩu hàng khác"
 
Khi khải hải quan bộ chứng từ cơ bản mà người khai hải quan cần nộp như sau:
 Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract)
 Hóa đơn thương mại ( invoice ): 1 bản gốc bao gồm những thông tin như sau:
 Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa
chỉ, email, số điện thoại, fax,.. 
 Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua. 
 Số Invoice.
 Ngày Invoice: Theo thông lệ thường thì Invoice được lập sau khi ký kết hợp
đồng và trước ngày xuất khẩu. 
 Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể là thanh toán chuyển tiền
(T/T), Thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C) hoặc thanh toán nhờ thu chứng
từ (D/A, D/).
 Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, chất lượng, mã hiệu,
số hiệu và ký hiệu. 
 Số lượng hàng hóa. 
 Giá của từng mặt hàng. 
 Tổng tiền.
 Phiếu đóng gói ( packing List).
⇒ Ngay sau khi đóng hàng xong, người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list
để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.
 Vận đơn ( Airway Bill)
 Giấy phép xuất khẩu ( nếu có) 
 Tín dụng thư L/C ( Nếu có ) : Khi hợp đồng thương mại có quy định hình thức
thanh toán là thanh toán bằng L/C
 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): Trong trường hợp xuất khẩu bằng
đường hàng không theo điều kiện CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.
 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) : Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trong các trường hợp đối với thương nhân xuất khẩu có nhu cầu được
hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
 Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): Để được thông
quan hàng hóa thuộc các loại lương thực, thực vật, rau củ, nấm, vi khuẩn… thì
chủ hàng phải nộp giấy chứng nhận này vào bộ chứng từ xuất khẩu để làm thủ
tục hải quan. Người nộp có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy Chứng nhận
kiểm dịch thực vật cho hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông quan.
 Giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể.
 Các loại chứng từ khác: 
 Giấy chứng nhận chất lượng ( CQ - Certificate of Quality ): Chứng từ
này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan, áp dụng cho tất cả các loại
hàng hóa được cung cấp ra thị trường, nhằm đảm bảo chất lượng của
hàng hóa. 
 Chứng nhận kiểm định ( CA - Certificate of Analysis ) : Cần cung cấp
chứng từ này cho các sản phẩm khi xuất khẩu có thể kể đến như: Thức
ăn của chúng ta như thịt, hoa quả, gạo,… Các loại gia vị như tiêu, muối,
đường,… Các loại hóa chất như axit, clo,… Các loại mỹ phẩm như kem
trị mụn, chống nắng, son phấn,… Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức
năng Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…
 Giấy chứng nhận vệ sinh ( Sanitary Certificate ) : Một số nước yêu cầu
xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe y tế hoặc vệ sinh mỗi khi động vật,
sản phẩm động vật, cá, thực vật, và thực phẩm được các nước khác xuất
khẩu sang nước đó.
 Chứng thư hun trùng ( Fumigation Certificate ):  Đối với các quốc gia
có tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cao hơn, thì trong bộ chứng từ lô hàng
nhập khẩu bắt buộc phải có giấy chứng nhận hun trùng. Quá trình hun
trùng không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hình dáng của hàng
hóa.
 Vì thời gian giao hàng kéo dài sẽ dẫn đến ẩm mốc và sâu hại cho sản
phẩm rau củ, gạo, cà phê hay đồ gỗ, mây, tre, nứa… nên chủ hàng phải
xịt khử côn trùng. Từ đó một số quốc gia sẽ có yêu cầu cao hơn trong
tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn nên bắt buộc người xuất khẩu phải có loại
giấy này. Trước khi xuất khẩu chủ hàng cũng nên xác định xem hàng
hóa của mình có cần phun trùng không và đăng kí phun trùng để tránh
rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu.
 
2. TỜ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU
 Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với tổng cục hải quan
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khai báo Hải quan là một trong những công
việc bắt buộc phải thực hiện xuyên suốt quá trình kinh doanh. Để làm được điều đó,
trước hết doanh nghiệp cần thiết lập tài khoản trên website của Tổng cục Hải quan,
đăng ký sử dụng chữ ký số khai hải quan và đăng ký tài khoản VNACCS.
 Cài đặt phần mềm khai báo hải quan VNACCS 
 Đăng ký kiểm tra chuyên ngành ( nếu có )
Doanh nghiệp khi xuất/ nhập khẩu hàng hóa sẽ phải kiểm tra chuyên ngành theo
quy định, nếu đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành mới được thông
quan. Trường hợp không đạt tiêu chuẩn hàng sẽ bị trả về, không thể xuất hay nhập
khẩu.
Vì hàng hóa ngày một nhiều và đa dạng nên Việt Nam chưa có văn bản hay quy
định cụ thể toàn bộ các danh mục hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành. Một phần
khiến doanh nghiệp khó khăn cho việc quyết định có cần kiểm tra hay không. Vì vậy
Chính phủ đã thông quan một số quy định sau quy định về loại hàng để doanh nghiệp
dễ dàng tra cứu hơn: Thông tư 30/2015/TT-BYT Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra
về chất lượng, Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện
kiểm dịch thực vật, Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, Thông tư
03/2010/TT-BLĐTBXH, Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY, Quyết định 4758/QĐ-BNN-
TY ngày 18/11/2015…
 Khai và truyền tờ khai hải quan
 Làm thủ tục tại chi cục hải quan
     Sau khi doanh nhiệp làm thủ tục khai báo hải quan, Công chức hải quan đã tiếp
nhận hồ sơ sẽ thực hiện các bước sau. Đầu tiên sẽ tiến hành “kiểm tra sự đồng bộ, đầy
đủ của HSHQ theo quy định (trường hợp không chấp nhận đăng ký HSHQ thì phải
thông báo lý do cho người khai hải quan biết).”
     “Tiếp đến, kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai, chứng từ thuộc
HSHQ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ trong HSHQ; Đối chiếu
với chính sách quản lý XK, CS thuế, giá đối với lô hàng XK; Nhập dữ liệu của TKHQ
vào máy vi tính và đăng ký TKHQ; Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục; Lập biên bản
vi phạm (nếu có) Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất
khẩu; Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục
trưởng; hoặc hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với
trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.””
      Sau khi nhận được hồ sơ từ Công chức hải quan tiếp nhận, Lãnh đạo chi cục phụ
trách thủ  tục  hàng XK  sẽ  tiến  hành “Quyết  định hình thức, tỷ lệ KTTTHH; Ký xác
nhận đã làm TTHQ và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có
thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận làm
nhiệm vụ KTTTHH; Tính thuế đối với hàng XK thuộc đối tượng chịu thuế và phải
kiểm tra thực tế; Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan
cấp dưới.”
 Lấy kết quả phân luồng, in tờ khai hải quan
3. CHUẨN BỊ BỘ HỒ SƠ NỘP CHO CHI CỤC HẢI QUAN 
Hồ sơ hải quan sau khi truyền đi trên hệ thống khai báo sẽ được xem xét và trả về kết
quả. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra: Tờ khai được phân luồng xanh, hoặc tờ khai bị chuyển
sang luồng vàng, luồng đỏ.
Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng xanh
Kết quả được phân vào luồng xanh là kết quả của hầu hết mà người khai hải quan,
doanh nghiệp muốn hướng tới. Thực tế thì sẽ có một vài doanh nghiệp sẽ được phân
vào luồng “siêu xanh” là những doanh nghiệp góp phần vào GDP lớn cho nên kinh tế
đất nước như là Canon,Samsung,HuynDai,....
Bạn sẽ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và hầu hết chi tiết hồ sơ cũng sẽ được
miễn kiểm tra. Và những doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp chấp hành
tốt các điều khoản pháp luật về hải quan, đồng thời thì những hàng hóa được xuất đi
đều đặn cũng dễ được phân vào luồng xanh
Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng vàng
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC
(được sửa đổi bổ sung trong thông thư 39), cụ thể gồm: mẫu tờ khai hải quan xuất
khẩu
– “Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu Mẫu số 02 Phụ lục II kèm thông tư 39/2015/TT-
BCT
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) hoặc chứng từ có giá trị tương đương : 1
bản chụp
– Bảng kê lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nếu
hàng xuất khẩu là gỗ nguyên liệu: 1 bản chính
– Giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có)
+ Nếu xuất khẩu 1 lần: 1 bản chính
+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: Chỉ cần 1 bản chính khi xuất khẩu lần đầu
– Giấy thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra
chuyên ngành: 1 bản chính
– Chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật
về đầu tư: 01 bản chụp (khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên)
– Hợp đồng ủy thác (nếu thuộc diện phải có giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành,
giấy phép xuất khẩu, giấy chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu): 1 bản chụp”
=> Ngoài ra doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra chi tiết hàng hóa nhưng sẽ được miễn kiểm
tra thực tế hàng hóa nếu không bị “bẻ luồng”
Chuẩn bị bộ hồ sơ đối với tờ khai luồng đỏ
Việc bị phân loại vô luồng đỏ là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào
vì sẽ bị kiểm tra thực tế và kiểm tra chi tiết hồ sơ khiến cho quá trình thông quan hàng
hóa phải làm thêm nhiều bước và điều này trực tiếp khiến cho doanh nghiệp tốn thêm
nhiều thời gian. Việc cần làm đầu tiên là cần chuẩn bị các giấy tờ chứng từ, hồ sơ
giống như ở luồng vàng.
Sẽ có 3 mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa là kiểm tra toàn bộ lô hàng, kiểm tra thực tế
10% lô hàng và cuối cùng là kiểm tra 5% lô hàng. Nếu sau khi kiểm tra không phát
hiện có vi phạm gì thì sẽ kết thúc kiểm tra còn nếu có dấu hiệu sẽ tiếp tục kiểm tra đến
hết lô hàng.
Sẽ có hai trường hợp thường xảy ra nhất. Trường hợp 1,nếu các giấy tờ chứng từ khớp
với số lượng,nhãn mác, loại hàng hóa thì hàng hóa sẽ được tiếp tục quy trình thông
quan . Còn đối với trường hợp, hàng có nhiều vấn đề tìm thấy khi kiểm tra sẽ được
chất vấn để làm rõ vấn đề . Nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phạt hành chính và khắc phục để xem
xét thông quan. Còn nếu lỗi vi phạm quá nặng sẽ không được xuất khẩu.

*Cần lưu ý rằng trên thực tế thì dù cho được phân vào luồng xanh hay luồng vàng
nhưng khi hải quan nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm thì hàng hóa vẫn có thể bị “bẻ
luồng” sang luồng đỏ và sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và hồ sơ hàng hóa,
4. THÔNG QUAN & THANH LÝ TỜ KHAI
Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với luồng xanh
Việc bạn cần làm chính là xuất trình tờ khai thông quan và xuất trình mã vạch cho bộ
phận hải quan để đối chiếu xác nhận các thông tin trùng khớp là sẽ hoàn tất thủ tục
thông quan.
Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với luồng vàng 
Trình hồ sơ cho hải quan tại quầy đăng ký tờ khai. Khi hồ sơ hợp lệ, và bạn đã đóng
đầy đủ thuế xuất khẩu (nếu có) thì bạn sẽ được in tờ mã vạch thông quan.
- Xuất trình bộ hồ sơ đầy đủ cho hải quan tại quầy làm thủ tục đăng ký tờ khai. Sau
khi hồ sở của doanh nghiệp được đối chiếu kiểm tra và hợp lệ, trùng khớp với dữ liệu
của hải quan, đồng thời đã đóng đầy đủ các khoản thuế(nếu có) thì nhân viên sẽ cung
cấp cho bạn mã vạch thông quan để in ra đem cho hải quan giám sát.
– Sau đó bạn sẽ giao hàng hóa cho đại lý sân bay để họ cân hàng hóa và dán talon cho
hàng hóa của bạn(mặc dù có thể trước đó khi làm thủ tục hải quan đã cân hàng hóa
của bạn nhưng đại lý sẽ phải cân lại và đo kích thước cụ thể hàng hóa để chất lên máy
bay). Bước cuối cùng là bạn sẽ cầm mã vạch thông quan cùng các hồ sơ liên quan để
cho nhân viên hải quan giám sát đối chiếu là hoàn thành thủ tục thông quan.
Thủ tục thông quan xuất khẩu đối với đối với luồng đỏ:
Quy trình này cũng sẽ trải qua các quy trình như đối với luồng vàng, tuy nhiên ngoài
việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế, thì hàng hóa của bạn sẽ cần được kiểm tra thực tế
và do đó hải quan sẽ lập phiếu chuyển cho ban kiểm hóa.
Sau khi xem xét chi tiết hồ sơ mà người khai hải quan cung cấp thì bộ phận kiểm hóa
sẽ có quyết định về phần trăm kiểm hóa là bao nhiêu. Tiếp đó sẽ có cán bộ kiểm hóa
có trách nhiệm đến gặp chủ hàng để bắt đầu quy trình mở hàng kiểm tra thực tế theo
các quy định của hải quan và người này cũng sẽ là người đánh giá và đưa ra kết luận
việc hàng hóa của doanh nghiệp có được thông quan hay không.
Khi có quyết định thông quan và được cấp mã vạch. Bạn tiến hành các bước tương tự
như đối với luồng vàng.
Quy trình thanh lý tờ khai:
- Trách nhiệm thanh lý hải quan thường sẽ thuộc về phía doanh nghiệp đứng ra chịu
trách nhiệm. Nếu như mà các thông tin khai trên tờ khai bị sai xót trước khi hàng hóa
của doanh nghiệp được thông quan thì có thể tờ khai sẽ được hủy bỏ ( thanh lý) để
thay thế tờ khai cũ bằng một tờ khai hải quan mới tạo sự thuận lợi và nhanh gọn hơn
trong quá trình thông quan.
II. QUY TRÌNH THÔNG QUAN NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG
1. CHUẨN BỊ BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU
Đối với các lô hàng nhập khẩu, các giấy tờ bắt buộc phải có để làm hồ sơ thông quan
đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày
20/04/2018. Cụ thể như sau:
1.1 Tờ khai hải quan  
- Về phương thức: Người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử
hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.

TỜ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ


TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY
- Đối với trường hợp khai tờ khai giấy, người khai hải quan phải nộp 2 bản chính của
tờ khai hải quan, được in theo mẫu HQ/2015/NK theo quy định tại Khoản 2 điều 25
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 thuộc
Nghị định ô 59/2018/NĐ-CP.
- Tờ khai hải quan đã đăng ký có tác dụng làm thủ tục hải quan, chính sách quản lý
hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được áp dụng tại
thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu có quy định khác
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan:thông thường, đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp
tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. 
-  Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
đăng ký.
- Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan: Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ
sở Chi cục hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi
trên vận tải đơn, hợp động vận chuyển hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nơi
doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
1.2 Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y bản chính
Thường bao gồm các điều khoản cơ bản sau:
- Đối tượng của hợp đồng: tên hàng
- Số lượng sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm
- Giá trị hợp đồng;
- Thời gian, địa điểm giao hàng
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp;
- Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng…
1.3 Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc

Hóa đơn thương mại bao gồm các thông tin như sau:
1. Người xuất khẩu/người gửi hàng (Exporter/Shipper): Tên công ty, địa chỉ, email, số
điện thoại, fax,.. 
2. Người nhập khẩu/người nhận hàng (Importer/Consignee): giống với thông tin của
người xuất khẩu.
3. Số hóa đơn thương mại và ngày tháng phát hành:bất cứ hóa đơn thương mại nào
cũng phải có số Hóa đơn. Số hóa đơn thương mại được dùnd làm thủ tục hải quan
4. Cảng bốc hàng (Port of Loading): Có thể là sân bay hoặc cảng biển.
5. Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): còn gọi là cảng đích.
6. Phương thức vận chuyển
7. Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán: Nên ghi rõ điều khoản giao hàng là
gì, theo Incoterms nào. Điều khoản thanh toán là TT hay LC, DA/DP
8. Số lượng  (Packages): Ghi tổng số lượng  của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng
trọng lượng cả bị(Gross Weight — kgs). 
9. Mô tả hàng hoá: Mô tả chi tiết của hàng hóa bao gồm các nội dung chính sau:
• Mã hàng (Code) 
• Mô tả chi tiết tên hàng (Descriptions of goods):
• Số lượng (Quantity),
10. Số tiền bằng chữ, loại tiền: 
11. Ký tên.
1.4 Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
Nội dung chính bao gồm:
– Thông tin Seller/Buyer: Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty .
– Số và ngày Packing List: 
– Ref no: Số tham chiếu.
– Port of Loading: Cảng bốc hàng
– Port of Destination: Cảng đến 
– Vessel Name: Tên tàu, số chuyến.
– ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu chạy.
– Product: Mô tả hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS…
– Quantity: Số lượng hàng
– NWT (Net weight) :Trọng lượng tịnh (Chỉ tính trọng lượng của hàng hóa)
– GWT (Gross weight) :Trọng lượng tổng (Tính cả trọng lượng của dây buộc, nylon
bọc, thùng, hộp đựng ở ngoài)
– Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.
=> Ngay sau khi đóng hàng xong, Người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list
để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.
1.5 Vận đơn (Airway Bill).
-AWB thường có ít nhất là 9 bản(gồm 3 bản gốc (original), và 6 bản copy trở lên)
 Bản gốc số 1, màu xanh lá cây (green), dành cho người chuyên chở
 Bản gốc số 2, màu hồng (pink), dành cho người nhận hàng
 Bản gốc số 3, màu xanh da trời (blue), dành cho người gửi hàng
 Nội dung mặt trước của AWB
 Số vận đơn
 Tên và địa chỉ người phát hành
 Tên và địa chỉ gửi hàng và nhận hàng
 Sân bay xuất phát
 Tuyến đường
 Các thông tin về cước
 Các thông tin về hàng hóa 
 ………
-Nội dung mặt sau của AWB:
+Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở
+Các điều khoản có liên quan đến vận chuyển
->Các quy định này dựa theo các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không.
1.6 Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
Căn cứ vào Điều 5 của Quy định 23/2019/QĐ-TTg, một số hàng hóa nhập khẩu cần
phải có giấy phép mới được thông quan hàng hóa vào VN

Hiện nay có 2 loại giấy phép nhập khẩu


 Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho
thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. 
 Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho các loại
hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động.
Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
1.7 Giấy chứng nhận xuất xứ (CERTIFICATE OF ORIGIN) (nếu có): 01 bản gốc
C/O Certificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Công thương hoặc Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi xuất khẩu và sản
xuất, gia công của hàng hóa theo Hiệp định thương mại giữa các quốc gia với nhau từ
đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt
hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi. 
1.8 Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)
- Ngoài những chứng từ cơ bản, còn có những chứng từ liên quan khác
Giấy chứng nhận chất lượng
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng hàng hóa
Chứng từ bảo hiểm hàng hóa
Chứng từ vận chuyển
Các chứng từ có thể phát sinh trong quá trình giao nhận
Hợp đồng ủy thác
Bảo hiểm lô hàng ( nếu có )
Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)
* Lưu ý:
- Trường hợp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải
quan phải cung cấp bản chính / bản sao chứng thực, chứng thực khi làm thủ tục hải
quan. Trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ chậm thì Chi cục trưởng Chi cục hải
quan khai báo chậm nộp các yếu tố thông tin đã nhập trên tờ khai hải quan điện tử và
gửi cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, nộp hồ sơ giấy.
được chuyển đổi sang dạng văn bản điện tử (bản scan có chữ ký số) cho cơ quan Hải
quan.
- Theo quy định tại Điều 27 (3) Nghị định số 08/2015 / NĐ-CP,  Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan quy định cụ thể thời hạn nộp bản giấy theo quy định tại Tờ khai hải
quan. . Tối đa 30 ngày kể từ ngày đăng ký.
 
2. LÀM TỜ KHAI HẢI QUAN NHẬP KHẨU
Các bước làm tờ khai hải quan nhập khẩu

Sau khi cài đặt phần mềm khai bảo hải quan VNACCS. Các bước để khai  tờ khai trên
hệ thống như sau:
Bước 1:Khai thông tin nhập khẩu IDA trên phần mềm hệ thống VNACCS
(1) Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng ký tờ khai nhập khẩu đến hệ thống VNACCS
Việc khai báo trước giúp doanh nghiệp có thể kết nối với các thông tin liên quan
đến,vận chuyển hàng hóa,vận đơn đường hàng không, hoá đơn do chính doanh nghiệp
đã khai trước đó. (thông qua nghiệp vụ IDB).
(2) Khi người khai báo nhập đầy đủ thông tin trên màn hình IDA và gửi đến hệ thống,
hệ thống sẽ kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, tự động cấp số và phản hồi lại cho
người khai báo tại màn hình thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC (chưa phân
luồng).
 Từ khi khai báo thông tin đến khi đăng ký chính thức tờ khai, doanh nghiệp có thể
xem lại thông tin đã khai báo, nếu có sai sót thì tiến hành khai báo bổ sung .
(3) Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu đã được lưu trên hệ thống
trong thời gian 7 ngày. Quá thời hạn này mà doanh nghiệp không đăng ký tờ khai
chính thức, thì tờ khai đã khai báo trước đó sẽ được hệ thống tự động hủy. 
Bước 2:  Đăng Ký Tờ Khai Nhập Khẩu (IDC):
Sau khi kiểm tra thông tin hệ thống trả về, người khai hải quan có 2 phương án lựa
chọn.
Thứ nhất: nếu các thông tin trả về có thiếu sót cần bổ sung thì sử dụng mã nghiệp vụ
IDB gọi lại thông tin khai báo của tờ khai và sửa đổi sau đó thực hiện nghiệp vụ IDA
lại, cho đến khi các thông tin đã chính xác.
Thứ hai: nếu các thông tin là chính xác, người khai báo chọn "3.Khai chính thức tờ
khai IDC" để đăng ký chính thức tờ khai này với cơ quan hải quan, khi thành công tờ
khai này sẽ được đưa vào để tiến hàng  thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa.
Bước 3:Kiểm Tra Điều Kiện Đăng Ký Tờ Khai:
Về điều kiện đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra danh sách các doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…) trước khi cho phép đăng ký tờ
khai và các doanh nghiệp thuộc danh sách trên sẽ không được đăng ký tờ khai vì
không đủ điều kiện và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết kết quả
nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai.
 
Bước 4:  Phân luồng, kiểm tra và thông quan.
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, có 3 luồng: xanh, vàng và
đỏ
Đối với luồng xanh
Nếu kết quả phân luồng rơi vào luồng xanh thì doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi
tiết chứng từ và miễn kiểm chi tiết hàng hoá và chỉ cần cầm tờ khai để đi thanh lý.
Đối với luồng vàng
Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là luồng vàng,
hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi
tiết hàng hóa.
Bộ hồ sơ sẽ được giao nhận bao gồm Tờ khai hải quan nhập khẩu đã khai báo và các
chứng từ đã được chuẩn bị ở trên sẽ  được mang đi đăng ký,  làm thủ tục. Hải quan
đăng ký sẽ  kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ.
Nếu bộ hồ sơ không hợp lệ sẽ bị trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc trường
hợp tờ khai truyền sai sẽ  yêu cầu truyền bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ và truyền
bổ sung tờ khai đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thông quan hàng
hóa.
Nếu không còn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống
và tiến hành thông quan hàng hóa. Nếu vẫn còn nghi vấn hải quan đăng ký sẽ yêu cầu
chuyển luồng đỏ , đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.
Đối với luồng đỏ 
Trường hợp kết quả phân luồng là đỏ hoặc là bị chuyển kiểm như đã nêu ở trên, cơ
quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa. Có
3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC):
a. Kiểm tra toàn bộ lô hàng
b. Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra,
nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
c. Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu
phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Nhân viên giao nhận sẽ sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi
kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ
kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng.
Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh
đạo để xin ý kiến giải quyết, đối với trường hợp khai báo không đúng với hàng hóa
thực tế sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng khác nhau.
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai
đến trước khi thông quan hàng hoá.
Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung
trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến
9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai
là 0.
Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ
có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
3. RA KHO NHẬN HÀNG
Tại ngay cổng bảo vệ số 1 của kho cảng sân bay, nhà nhập khẩu phải xuất trình một số
giấy tờ sau như thư báo nhận hàng hay vận đơn hay số vận đơn; chứng minh thư hay
giấy tờ tùy thân khác và giấy giới thiệu đối với khách hàng là công ty
Sau đó vào quầy thủ tục rút số thứ tự sau đó làm thủ tục nhận hàng tại khu làm thủ tục
Nhà nhập khẩu phải thực hiện việc đóng phí lưu kho cũng như lao vụ kho sau đó sẽ
nhận phiếu xuất kho cùng với Airway Bill đã có chữ ký xác nhận của nhân viên kho.
Sau đó đưa Airway Bill có xác nhận của kho đến Hải quan giám để nhập dữ liệu cũng
như ký xác nhận
Trình phiếu xuất kho cùng Airway Bill đến hải quan thủ tục để ký xuất kho 
Nhận hàng ở kho và đưa hàng ra bãi kiểm hóa. Khi nhận hàng ở kho, nhà nhập khẩu
phải kiểm tra sơ vầ hàng nếu có sai lệch so với tờ khai hay có bị hư hỏng đổ vỡ thì
phải lập biên bản giám định để xác nhận của kho để làm bằng chứng khiếu nại sau
này.
- Đem phiếu xuất kho và Airway Bill được cấp bởi kho đến cơ quan hải quan để đăng
ký kiểm hóa
Bộ phận hải quan tiếp nhận đăng kí tờ khai và thực hiện việc kiểm tra bộ hồ sơ khai
báo: kiểm tra chủng loại, số lượng và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ. Nếu nội
dung hồ sơ khai báo là hợp lý thì sẽ được nhân viên hải quan đóng dấu đã tiếp nhận
đăng ký tờ khai” vào sổ đăng ký; đồng thời cấp cho nhà nhập khẩu phiếu tiếp nhận
đăng ký tờ khai và thu lệ phí hải quan. Khi có dấu đăng kí tiếp nhận, bộ tờ khai được
chuyển tới bộ phận hải quan kiểm hóa để đăng kí kiểm hóa. Với trường hợp hồ sơ
không hợp lệ, công chức hải quan phải gửi cho người khai hải quan có văn bản “phiếu
yêu cầu nghiệp vụ”.
Nhà nhập khẩu liên hệ với hải quan kiểm hóa để biết thời gian kiểm hóa và mời nhân
viên kiểm hóa đến kiểm tra cho lô hàng được kê khai. Sau khi kiểm hóa nhân viên
kiểm hóa sẽ ghi kết quả kiểm hóa vào mặt sau của tờ khai và đóng dấu “hoàn thành
thủ tục kiểm hóa” lên tờ khai.
Sau khi hoàn thành quy trình kiểm hóa thì bộ hồ sơ được chuyển tới bộ phận Hải quan
thuế để tiến hành kiểm tra việc tự tính thuế cũng như áp mã hàng hóa của người khai
báo xem kết quả tính thuế có phù hợp với quy định trong biểu thuế hay không. Nếu
không phù hợp thì xác định lại trị giá tính thuế, trường hợp doanh nghiệp cho rằng
khai thuế của mình là đúng và Hải quan cũng cho là mình đúng nhưng kết quả thuế
khác nhau thì phải yêu cầu cơ quan giám định độc lập, nếu phù hợp thì sẽ ra thông báo
thuế sau khoảng 2 giờ đồng hồ.
Cuối là là thanh lý tờ khai hải quan và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. 
4. ĐƯA HÀNG HÓA KHỎI KHO HÀNG KHÔNG VỀ KHO NHẬP KHẨU
Sau khi tờ khai đã được thông quan và ký giám sát thì người nhập khẩu sẽ đem phiếu
xuất kèm mã vạch xuống kho cảng nhận hàng. Sau khi đem hàng ra khỏi kho thì nhà
nhập khẩu thuê phương tiện vận chuyển để chở hàng về kho của mình và hoàn thành
quy trình lấy hàng nhập tại kho cảng hàng không.
PHẦN 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC THEO
TỪNG HÌNH THỨC NHẬP KHẨU
1. NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP
Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và
phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa
chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp
đồng.
 Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh
doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm
nếu hoạt động đó thua lỗ.Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim
ngạch nhập khẩu, khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu,
thuế lợi tức.
Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, còn
hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nước thì sau khi hàng về sẽ lập.
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với
nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà
không bán và ngược lại.

2. NHẬP KHẨU ỦY THÁC


Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê
một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy
thác. 
Các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại
hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó
khăn trong quá trình giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê các doanh nghiệp có
chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình. 
Trường hợp người nhập khẩu là cá nhân không có đăng ký kinh doanh/hộ kinh doanh
theo nhà nước quy định là không đủ điều kiện nhập khẩu chính ngạch (đứng tên trên
tờ khai hải quan) vì vậy họ thường thuê dịch vụ nhập khẩu ủy thác để đứng tên trên tờ
khai hải quan.
Với hình thức nhập khẩu ủy thác, khi thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác này thì
doanh nghiệp không cần xin hạn ngạch, không cần bỏ vốn và cũng không cần tìm
kiếm giá cả, đối tác,... Với hình thức này thì bên nhận ủy thác nhập khẩu sẽ nhận được
các chi phí dịch vụ do bên ủy thác chi trả.
Một trong những sai lầm thường gặp khi làm ủy thác nhập đó là doanh nghiệp ủy thác
sẽ làm chứng từ khai báo nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình giao dịch hàng
hóa đó. Nên chủ hàng khi tự giao dịch có xu hướng khai báo sai giá trị thực tế lô hàng
(thường là khai nhỏ hơn giá trị thực của lô hàng) điều này có thể dẫn tới trường hợp:
hàng bị kiểm hóa ngay tại cửa khẩu hoặc có thể nhập khẩu về xong sau đó sẽ phải làm
thủ tục tham vấn giá. 
Không phải hàng nào cũng làm nhập khẩu ủy thác và bên nào cũng làm được hàng
này. Thông thường sẽ rất dễ tìm bên nhập ủy thác về nhưng với hàng đặc thù như phế
liệu, hóa chất sẽ khó hơn rất nhiều chi phí cũng cao hơn vì phụ thuộc trực tiếp vào
chính sách quản lý ban ngành.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu thuộc nhóm các loại hợp đồng dịch vụ. Vậy nên trong
hợp đồng sẽ phải bao gồm các điều khoản quy định về: thông tin dịch vụ ủy thác nhập
khẩu, mức phí khi ủy thác, các quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác và bên ủy
thác.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu liên hệ trực tiếp với hợp đồng nhập khẩu. Vậy nên, các
nội dung thông tin của 2 hợp đồng này phải trùng khớp với nhau, đặc biệt là phần mục
quy định người thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu cũng cần phải quy định rõ về mức phí ủy thác.
Mức hoa hồng ủy thác nhập khẩu cao hoặc thấp phụ thuộc vào giá trị lô hàng và loại
mặt hàng cụ thể. Quan trọng hơn hết hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm của 2 bên
ủy thác và bên nhận ủy thác.
 
 

3. TẠM NHẬP TÁI XUẤT


Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng
hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam
sang một nước khác.
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước
mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả
nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã
bỏ ra.
Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng
riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng
bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
3.1. Loại hình G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn:
 Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp (bao gồm DNCX) thuê mượn máy
móc thiết bị từ nước ngoài, từ các Khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam hoặc
từ nội địa đưa vào DNCX. Thời hạn thuê mượn theo thỏa thuận của doanh
nghiệp với đối tác.
 Hồ sơ phải nộp, xuất trình đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ chi tiết như
hướng dẫn tại Khoản 2, Mục I, Phần I. 
 Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp thêm chứng từ sau:Công văn đề nghị tạm
nhập máy móc thiết bị thuê mượn, trong đó nêu rõ thời gian xin tạm nhập: nộp
01 bản chính.
3.2. Loại hình G13 Tạm nhập hàng miễn thuế:
 Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị do người thuê gia công
cung cấp phục vụ HĐGC; máy móc thiết bị chuyển từ HĐGC này sang HĐGC
khác; nhập khẩu hàng mẫu, hàng triển lãm, quảng cáo...miễn thuế.
 Hồ sơ phải nộp, xuất trình đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ chi tiết như
hướng dẫn tại Khoản 2, Mục I, Phần I. Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp thêm
chứng từ sau:
 Đối với trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị do người thuê gia công cung
cấp phục vụ HĐGC, doanh nghiệp nộp thêm: HĐGC (01 bản chụp) trên đó thể
hiện số lượng, chủng loại máy móc thiết bị doanh nghiệp dự kiến sẽ nhập khẩu.
3.3. Loại hình G14 Tạm nhập khác:
 Sử dụng trong trường hợp: Doanh nghiệp tạm nhập hàng hóa quay vòng để
đóng gói hàng hóa như: kệ, giá, thùng…; Tạm nhập hàng hóa của DNCX để
kiểm đếm sau đó tái xuất.
 Hồ sơ phải nộp, xuất trình đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ chi tiết như
hướng dẫn tại Khoản 2, Mục I, Phần I. Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp thêm
công văn đề nghị nhập khẩu bao bì luân chuyển hoặc nhập khẩu để kiểm đếm
trong đó nêu rõ thời hạn tái xuất.
 Lưu ý, có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được
chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó
gọi là hình thức chuyển khẩu.
4. NHẬP KHẨU GIA CÔNG
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của HĐGC doanh nghiệp phải thông
báo HĐGC và các phụ lục HĐGC (nếu có) với cơ quan hải quan theo hình thức:
doanh nghiệp khai báo HĐGC dưới dạng điện tử đến cơ quan hải quan và nộp 02 bản
chính hồ sơ HĐGC (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại doanh nghiệp sau khi tiếp
nhận hợp đồng).
 Đối với loại hình E21 Nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân
nước ngoài:
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công từ
nước ngoài hoặc từ nội địa theo chỉ định của bên thuê gia công.
Hồ sơ phải nộp, xuất trình đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ chi tiết theo hướng
dẫn tại Khoản 2, Mục I, Phần I, trừ hợp đồng thương mại.
Trường hợp nguyên liệu, vật tư do bên đặt gia công mua và chỉ định đối tác thứ ba gửi
cho bên nhận gia công thì trong hồ sơ hải quan nhập khẩu lô hàng có thêm văn bản
của bên đặt gia công thông báo cho bên nhận gia công về việc nhận hàng từ đối tác
thứ ba.
 Loại hình E23 Nhập nguyên liệu từ hợp đồng gia công khác chuyển sang:
Lưu ý: Các trường hợp không được chuyển nguyên liệu sang HĐGC khác:
-  Thương nhân nhập khẩu nguyên liệu nhưng không thực hiện HĐGC mà đề nghị
chuyển toàn bộ nguyên liệu này cho thương nhân khác.
-  Thương nhân nhận nguyên liệu từ HĐGC trước nhưng không đưa vào gia công mà
tiếp tục đề nghị chuyển sang HĐGC khác. Trường hợp nguyên liệu nhận từ HĐGC
trước đã đưa vào sản xuất gia công nhưng không sử dụng hết cho HĐGC này thì được
tiếp tục chuyển sang và sử dụng tại HĐGC sau của cùng hoặc khác đối tác đặt gia
công, không được tiếp tục chuyển sang HĐGC tiếp theo.
Hồ sơ phải nộp, xuất trình đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ chi tiết như hướng dẫn
tại Khoản 1, Mục I, Phần I. Ngoài ra, phải nộp thêm các chứng từ trong các trường
hợp sau: 
-  Trường hợp chuyển nguyên liệu trong quá trình thực hiện HĐGC, phải nộp thêm
các chứng từ sau: 
+ Biên bản thỏa thuận hoặc chỉ định giao hàng của thương nhân nước ngoài: nộp 01
bản chụp.
+ Văn bản giải trình lý do chuyển nguyên phụ liệu: nộp 01 bản chính.
+ Tờ khai xuất khẩu loại hình E54 đã hoàn thành thủ tục: nộp 01 bản chụp.
-  Trường hợp chuyển nguyên liệu sau khi kết thúc HĐGC, phải nộp thêm các chứng
từ sau:
+ Bảng thanh khoản HĐGC: nộp 01 bản chụp.
+ Biên bản thỏa thuận: nộp 01 bản chụp.
+ Văn bản đề nghị chuyển nguyên phụ liệu: nộp 01 bản chính.
+ Tờ khai xuất khẩu loại hình E54 đã hoàn thành thủ tục: nộp 01 bản chụp.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

You might also like