You are on page 1of 3

Theo quy định hiện hành, quần áo không phải là mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa

cấm nhập
khẩu về Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu loại hàng này về nước như
bình thường, bao gồm một số văn bản liên quan như sau:
 Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Cái ban hành kèm theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm
chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, QCVN 01:2017/BCT.
 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy
định: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt
và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị
trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này.
 Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của
Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun… thuộc Danh mục sản phẩm dệt may
phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.”
 Điều 12 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định về
trình tự, thủ tục kiểm tra đối với: Trường hợp công ty nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo
thun … (nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm
lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.

Khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam, doanh nghiệp còn phải tiến hành công bố hợp
quy trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
I. MÃ HS QUẦN ÁO
Đối với mặt hàng quần áo, căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì quần áo có
mã HS thuộc:
 Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
 Chương 62: Quần áo, và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc.
Trong Chương 61, 62 bao gồm nhiều mã HS từ phân nhóm nhỏ cho đến lớn mô tả
chi tiết về hàng hóa. Để tra cứu được chính xác mã HS cho loại hàng nhập khẩu,
doanh nghiệp cần căn cứ vào hàng hóa nhập khẩu thực tế.

Đối với mặt hàng quần áo, khi nhập khẩu sẽ phải nộp hai loại thuế là thuế giá trị gia
tăng và thuế nhập khẩu. Tùy thuộc vào loại hàng nhập khẩu mà mức thuế sẽ có sự
chênh lệch. Về cơ bản, thuế sẽ được thu ở mức:
 Thuế giá trị gia tăng là 10%
 Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%.
II. THỦ TỤC NHẬP KHẨU QUẦN ÁO
Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm:
 Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
 Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
 Bill of lading (Vận đơn)
 Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người
nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
 Giấy chứng nhận hợp quy
 Các chứng từ khác (nếu có)
III. THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY MẶT HÀNG QUẦN ÁO

Tùy theo thủ tục chứng nhận công bố hợp quy cho sản phẩm quần áo mà các
đơn vị, tổ chức sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm lựa chọn. Hình thức công
bố chứng nhận hợp quy chia thành hai loại là:

 Công bố dựa trên kết quả tự đánh giá


 Công bố dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức là bên thứ 3

Từ đó hồ sơ công bố cũng được chia thành như sau:

CÔNG BỐ DỰA TRÊN KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 Bản công bố hợp quy


 Báo cáo tự đánh giá: tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, sđt,…(bản sao giấy
đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, CMND,…)
 Tên sản phẩm hàng hóa (Nhãn hiệu, Logo,…)
 Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp

CÔNG BỐ DỰA TRÊN KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC LÀ


BÊN THỨ 3

 Bản công bố hợp quy


 Sao y bản chính GCN hợp quy sản phẩm, kèm theo mẫu dấu hợp quy của
tổ cức chứng nhận
Ta thấy, việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu cũng là một trong những yếu tố để
kiểm tra hàng hóa. Đặc biệt là những sản phẩm quần áo nhập khẩu. Cần có những giấy
phép để chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ và tên thương hiệu. Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu cũng là một trong những loại giấy tờ  quan trọng để chứng
minh tên của nhãn hiệu, giúp ta trả lời câu hỏi chủ sở hữu của nhãn hiệu là ai,
sản phẩm thuộc loại hàng hóa may mặc nào?

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN HỢP QUY HÀNG DỆT MAY

Quy trình cấp chứng nhận hợp quy hàng dệt may thông thường sẽ trải qua 3 bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét đánh giá hồ sơ đủ điều kiện hay không, tính xác thực
cũng như tính phù hợp của hồ sơ, lời khai chứng minh đơn vị, tổ chức sản xuất, nhập
khẩu và kinh doanh quần áo, nguồn gốc xuất xứ và nhãn hiệu của sản phẩm cần chứng
nhận hợp quy. Nếu hồ sơ rõ ràng minh bạch, đủ điều kiện xin chứng nhận thì sẽ được
tiếp nhận.

Bước 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm

Đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua việc kiểm tra sự phù hợp lô sản phẩm phù
hợp quy chuẩn quy định. Đánh giá sự phù hợp giữa hàng hóa thực tế so với hồ sơ.
Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm điển hình

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Căn cứ vào kết quả đánh giá và thử nghiệm mẫu để phát hành giấy chứng nhận sự phù
hợp

You might also like