You are on page 1of 7

PHẦN 1: TRỊ GIÁ HẢI QUAN

Câu 1: Giải thích điều kiện 1 để áp dụng PP trị giá giao dịch của hh xnk. Cho vd minh họa.

Điều kiện 1: Giới hạn quyền định đoạt hay sử dụng: 

Người mua không phải chịu bất cứ 1 hạn chế nào về quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa sau khi
nhập khẩu. Giải thích: 

Ví dụ những hạn chế sau đây sẽ không thỏa điều kiện 1:

 Hàng chỉ đc dùng để biếu tặng


 chỉ đc bán lại cho các bên theo chỉ định

Trừ các giới hạn được chấp nhận như sau:

 Việc mua bán sử dụng hàng hóa phải tuân thủ pháp luật VN. 

Ví dụ: rượu, bia, thuốc lá phải dán tem nhập khẩu

 Người mua, người bán có thỏa thuận về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu

Ví dụ: Hàng chỉ được bán ở Việt Nam tại TPHCM

 Những hạn chế khác không ảnh hưởng tới trị giá hàng hóa.

Ví dụ hạn chế được chấp nhận: Ngành sản xuất ô tô quy định dòng xe năm 2024 không được bán
trong năm 2023.

=> Điều này vi phạm quyền định đoạt nhưng do bản chất ngành sản xuất ô tô quy định như vậy
nên giới hạn này vẫn được chấp nhận.
PHẦN 2: THUẾ XNK

Các quy định trên được nêu rõ tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP  và Quyết định số
31/2015/QĐ-TTg
1. Định mức miễn thuế hành lý nhập cảnh       (Nghị định 134/2016/NĐ-CP)

2. Định mức miễn thuế tài sản di chuyển          (Nghị định 134/2016/NĐ-CP)
3. Định mức miễn thuế Quà tặng, quà biếu           (Nghị định 134/2016/NĐ-CP)

4. Định mức miễn thuế hàng mẫu của tổ chức, cá nhân     (Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg)
5. Định mức miễn thuế hàng chuyển phát nhanh  (Nghị định 134/2016/NĐ-CP)

6. Định mức miễn thuế hàng phi mậu dịch     (Nghị định 134/2016/NĐ-CP)
Câu 1: Nêu điều kiện áp dụng thuế suất nk ưu đãi, thuế suất nk ưu đãi đặc biệt cho hh nk vào
VN theo quy định.

Bài làm

 Điều kiện áp dụng thuế suất nk ưu đãi: Hàng nhập khẩu không có C/O nhưng có
xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với VN.

 Điều kiện áp dụng thuế suất nk ưu đãi đặc biệt: Hàng hóa nhập khẩu có C/O
theo form của hiệp định thương mại tự do mà VN đã ký kết.

Câu 2: Trong năm 2022, chị Mây là Việt kiều Mỹ (đang sinh sống tại Mỹ) ủng hộ cho Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam phần quà trị bằng hiện vật (quần áo, nhu yếu phẩm,...) trị giá 10.000 usd theo
chương trình "Vì trái tim cho em" do đơn vị này phát động. Mỗi phần quà được gửi về Việt Nam
trị giá 2.000 USD (gửi 5 lần trong năm 2022). Hỏi chị Mây có phải nộp thuế nhập khẩu trong
trường hợp này không? (đề Thông)

Bài làm

Trị giá hải quan của 1 lần gửi = 2000 x 23 000 = 46 000 000 VNĐ > 30 000 000 VNĐ

Theo điều 8 NĐ 134/2016/NĐ-CP, quà biếu quà tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài cho cơ
quan tổ chức VN, quà biếu quà tặng cho mục đích nhân đạo, từ thiện có TGHQ ko vượt quá 30
triệu,được miễn thuế ko quá 4 lần/năm

Vì thế chị Mây phải nộp thuế nhập khẩu ở mỗi lần gửi quà.

Câu 3: Cô An sống tại TPHCM có mua 2 cái áo từ chị Yoky ở Nhật. Hàng hóa được gửi về Việt
Nam thông qua dịch vụ bưu chính có trị giá hải quan 40 USD. Hỏi trường hợp này có nộp thuế
NK không? (Biết tỷ giá 1 USD = 23.000 USD)

Bài làm

Trị giá hải quan của lô hàng = 40 x 23 000 = 920 000 VNĐ

Theo điều 29 NĐ 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa có trị giá hải quan dưới 1 triệu đồng được miễn
thuế. 

=>Trường hợp này cô An ko phải nộp thuế nhập khẩu


PHẦN 3: XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Câu 1: Trong Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương ban hành, anh/chị hãy
giải thích rõ một số thuật ngữ được đề cập ở cột 3 như sau: CC, CTH, CTSH, LVC 30%? Cho
ví dụ minh họa.

Bài làm 

CC, CTH, CTSH, LVC 30% là những tiêu chí xuất xứ hàng hóa để lựa chọn trong Quy tắc cụ thể
mặt hàng, hàng hóa có xuất xứ khi đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ đó.

Trong đó:

 CC là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 2 số (chuyển đổi chương).

Ví dụ CC: Gỗ sồi Nga - oak có mã HS là 4403.91.10 nhập khẩu vào VN được dùng để sản xuất
ra bộ bàn ăn có mã HS là 9403.40.00. Như vậy có sự chuyển đổi mã HS của hàng hóa giữa
nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm cuối cùng ở cấp 2 số là từ 44 sang 94 => sản phẩm có xuất
xứ không thuần túy tại VN theo tiêu chí CC

 CTH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (chuyển đổi nhóm).  

Ví dụ CTH: giấy Kraft nhập khẩu vào VN thuộc nhóm 4804 để làm hộp đựng sản phẩm thuộc
nhóm 4819. Như vậy có sự chuyển đổi mã HS của hàng hóa giữa nguyên liệu nhập khẩu và sản
phẩm cuối cùng ở cấp 4 số là từ 4804 sang 4819 => sản phẩm có xuất xứ không thuần túy tại VN
theo tiêu chí CTH.

 CTSH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 6 số (chuyển đổi phân nhóm).

Ví dụ CTSH: Sản phẩm tiêu xay với mã HS 0904.12.00 được sản xuất tại VN từ tiêu hạt nhập
khẩu 0904.11.00. Như vậy có sự chuyển đổi mã HS của hàng hóa giữa nguyên liệu nhập khẩu và
sản phẩm cuối cùng ở cấp 6 số là từ 0904.12.00 sang 0904.11.00 => sản phẩm có xuất xứ không
thuần túy tại VN theo tiêu chí CTSH.

 LVC30 là hàm lượng giá trị nội địa không thấp hơn 30%.

Ví dụ: Giả sử một chiếc áo sơ mi được sản xuất tại VN và tổng giá trị của chiếc áo là $100. Nếu
tổng giá trị của nguyên liệu và công đoạn sản xuất nội địa (lương, tiền thuê nhà máy, năng lượng,
v.v.) là $30 hoặc nhiều hơn, thì chiếc áo đó thỏa mãn quy tắc LVC 30%.

 WO là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành
viên.

ví dụ: Sản phẩm “Vải thiều tươi sấy khô” được chế biến từ vải thiều tươi được mua của người
trồng vải tại Bắc Giang – Việt Nam. Sản phẩm được sấy lạnh khô từ trái vải thiều tươi và được
đóng thành từng bao. Như vậy, sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại VN nên có xuất xứ thuần
thúy tại VN theo tiêu chí WO.
PHẦN 4: PHÂN LOẠI HH

Câu 1: Nêu các căn cứ để phân loại hh xnk theo danh mục hh xnk VN/85

3 căn cứ để phân loại hh xnk theo danh mục hh xnk VN:

1.    6 quy tắc chung giải thích PLHH theo Danh mục HS/86

QT 1: Quy tắc tổng quát chung

2.    Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm

3.    Nội dung Nhóm, Phân nhóm

You might also like