You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trường Đại học Kinh tế - Luật

BÀI TẬP VỀ NHÀ


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Mã học phần: 231LU0204

STT Họ và tên MSSV Đánh giá


1 La Mã Hoài Nhi K224020243 100%
2 Phan Thị Trà Giang K224020227 100%
3 Trần Thị La La K224020236 100%
4 Trịnh Gia Bảo K224081060 100%
5 Lê Bình Nguyên K224081080 100%
6 Nguyễn Thị Huyền Trang K224081096 100%
1. Doanh nghiệp A nhập khẩu vào Việt Nam bột nêm X, sau khi trừ tất cả khoản
thuế biên giới chịu khoản thuế nội địa VAT là 15% cập nhật ngày 1/1/2018 như
các hãng bột nêm ngoại nhập khác, trong khi bột nêm nội địa chịu mức thuế là
17%. Tuy nhiên cũng ngày 1/1/2018 mức thuế đánh lên bột ngọt Y của Việt Nam
được ưu đãi thuế còn 0%. Doanh nghiệp A sau khoản thời gian buôn bán ế ẩm
kiện lên Bộ Công thương về danh mục thuế 1/1/2018.

Phân tích tình huống vụ kiện của Doanh nghiệp A và cho biết A có thể
kiện hay không? Tại sao? Nêu ý kiến và cơ sở pháp lý.

Cho biết bột nêm X và bột ngọt Y là hai sản phẩm khác nhau.

Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:

Bột ngọt Y ( hàng nội địa) được ưu đãi thuế còn 0% trong khi cùng là sản phẩm dùng
làm gia vị thì bột nêm Y là hàng nhập khẩu phải chịu VAT 15%, có vi phạm nghĩa vụ
đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 GATT 1994 hay không?

Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:

Biện pháp “áp mức thuế đối với sản phẩm bột nêm X” có thuộc phạm vi điều chỉnh
của Điều III.2 GATT 1994 hay không? Câu đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994 có qui
định: “hàng nhập khẩu của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không chịu, dù trực tiếp hay
gián tiếp, các khoản thuế…”. Như vậy, việc áp mức thuế đối với sản phẩm bột nêm là
hàng nhập khẩu là một khoản thuế nội địa mà chính phủ thu.

→ Biện pháp áp mức thuế đối với bột nêm X và bột ngọt Y thuộc phạm vi điều chỉnh
của Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994.

Bột ngọt Y( nội địa) và bột nêm X có là “sản phẩm tương tự” như qui định tại Điều
III.2 (câu đầu tiên) của GATT 1994 hay không?

Hiệp định GATT 1994 không đưa ra định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương tự”, mà
nó được giải thích thông qua các án lệ điển hình đó là vụ kiện Nhật bản –Đồ uống có
cồn, Cơ quan phúc thẩm nhận định rằng thuật ngữ “tương tự” trong câu đầu tiên của
Điều III.2 GATT 1994 cần phải được giải thích theo nghĩa hẹp. Trong vụ kiện EC –
sản phẩm a-mi-ăng (2001), cơ quan phúc thẩm đã nhận định rằng việc xác định tính
tương tự của sản phẩm dựa trên các tiêu chí đặc trưng sau: đặc tính lý hóa của sản
phẩm (đây là tiêu chí quan trọng nhất), mục đích sử dụng cuối cùng, thị hiếu và thói
quen tiêu dùng của người tiêu dùng, phân loại thuế quan. (tùy từng vụ việc mà có thể
lược bỏ hoặc thêm vào các tiêu chí nữa)

Về đặc tính lý hóa của sản phẩm:

Bột ngọt Y và bột nêm X là hai sản phẩm khác nhau về thành phần và đặc tính lý hóa.
Bột ngọt là sản phẩm được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên
như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì) . Bột ngọt chỉ là 1 gia vị có tác dụng
điều vị, không có giá trị dinh dưỡng, được chứng nhận an toàn trong điều kiện sử
dụng nấu ăn thông thường và không lạm dụng có thể biến đổi thành chất gây hại ở
nhiệt độ 300 độ C (nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ đạt đến khoảng 260 độ C) .

Bột nêm là sản phẩm được làm từ hạt nêm, muối, đường, bột ngọt và các chất điều vị
khác 2. Hạt nêm là sản phẩm chứa nhiều nguyên liệu trong thành phần, trong đó thành
phần không thể thiếu là bột ngọt (chất điều vị 621) và 2 chất điều vị 627 và 631 (còn
gọi là chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt thông thường) 1. Vị ngọt
của hạt nêm chủ yếu là từ các chất điều vị này chứ không đến từ “xương hầm và thịt”
như thường được quảng cáo
Về mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm:

Đều là gia vị dùng để nêm nếm món ăn. Nhưng mục đích sử dụng của bột nêm rộng
hơn so với bột ngọt. Bột ngọt chỉ là một chất điều vị, không có giá trị dinh dưỡng,
được sử dụng để tạo vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) cho các món ăn. Bột ngọt có thể
được sử dụng thay thế một phần cho muối để giảm natri trong thực phẩm mà vẫn tăng
hương vị. Bột nêm có tác dụng tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn hơn hẳn so
với bột ngọt. Bột nêm có thể chứa các thành phần như bột thịt, bột cá, bột rau củ, bột
nấm, bột gia vị, phẩm màu… tùy theo loại và hãng sản xuất. Bột nêm có thể được sử
dụng để nêm nếm, ướp thịt, hầm canh, xào rau, làm nước chấm…

Về thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng:


Trong trường hợp khi người tiêu dùng không tìm thấy một trong hai sản phẩm này thì
họ có thể sẽ chọn sản phẩm còn lại làm sản phẩm thay thế, nhưng trong nhiều trường
hợp, chúng không thể thay thế cho nhau vì không thích hợp với mục đích của người
tiêu dùng, và một số người cho rằng bột ngọt có khả năng gây mất trí nhớ, rối loạn
thần kinh,... nên nếu không có sản phẩm bột nêm như họ mong muốn, họ cũng sẽ
không cân nhắc chọn sản phẩm bột ngọt thay thế.

Về HS code:

Bột ngọt Y có mã HS 29224220, thuộc nhóm 29 - Hóa chất hữu cơ

Bột nêm X có mã HS 21039090, thuộc nhóm 21 - Sản phẩm khác của ngành chế biến
thực phẩm

→ Như vậy, từ những tiêu chí đã phân tích, có thể khẳng định bột ngọt và bột nêm là
hai sản phẩm không tương tự trong phạm vi câu đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994

Vậy Doanh nghiệp A có thể kiện không?

Câu trả lời là Không. Vì Điều III.2 GATT 1994: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất
cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế
hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù
trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào
sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã
nêu tại khoản 1.” Cụm từ “với sản phẩm nội tương tự’ đã khẳng định Doanh nghiệp A
không thể kiện vì vốn dĩ 2 sản phẩm bột ngọt Y và bột nêm X không phải là 2 sản
phẩm tương tự nhau. Chúng là 2 sản phẩm khác nhau nên không thể so về mức áp
thuế được mà Bột nêm X nên so mức áp thuế với bột nêm nội địa, vì 2 sản phẩm này
là sản phẩm “tương tự”.

Nếu Doanh nghiệp A so mức áp thuế của bột nêm X với loại bột nêm nội địa thì có
thể thấy mức áp thuế của bột nêm X(15%) ( hàng nhập khẩu) không chịu mức áp thuế
“vượt quá” mức áp dụng với sản phẩm nội tương tự (17%), thậm chí bột nêm X còn
chịu mức thuế thấp hơn sản phẩm nội địa tương tự nên Doanh nghiệp A không có cơ
sở pháp lý nào để kiện.
2. Quốc gia A là Thành viên của WTO và là quốc gia đang phát triển. Ngành
công nghiệp ô tô trong A trước nay chỉ có thể nhập khẩu chứ chưa thể sản xuất.
Hiện tại, chính phủ nước A mong muốn thúc đẩy chính sách với mong muốn sản
xuất được ô tô của quốc gia mình thay vì cứ nhập khẩu về sử dụng, cùng với việc
doanh nghiêp Vfet (doanh nghiệp đứng đầu quốc gia A) cũng đã bắt tay vào sản
xuất ô tô với chủ lực là xe điện, chính phủ nước A đã ban hành chính sách mới
với nội dung như sau:

Nội dung 1: Đặt ra một hạn ngạch đối với xe nhập khẩu là mỗi năm chỉ
được nhập không quá 10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng của các
quốc gia Thành viên của WTO, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện.

Nội dung 2: Chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong
danh sách do quốc gia A đề cử, là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín, tuy nhiên
không áp dụng với xe nội địa của Vfet.

Nội dung 3: Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của
Vfet được hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, các xe
nhập khẩu chỉ được chi trả một lần khi mua.

Bình luận tình huống bao gồm các nội dung sau:

1. Theo em thì chính sách của quốc gia A có vi phạm nguyên tắc Đối xử
quốc gia (NT) không? Nếu có thì nội dung nào? Giải thích.
2. Các nội dung còn lại của chính sách có phù hợp các quy định của WTO
hay không? Phân tích và giải thích.
3. Theo em, có những trường hợp nào có thể để các chính sách của A trở
nên phù hợp hay không?

o Tình huống 1:

Nội dung điều III.1 GATT có quy định: “Các bên ký kết thừa nhận rằng các
khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới
việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng
các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản
phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội
địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*”

- Phạm vi điều chỉnh của Điều III.1 GATT là


- Các khoản thuế và khoản thu nội địa
- Luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận
tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa
- Các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử
dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định
- Trong trường hợp này, xe nhập khẩu và xe nội địa của Vfet đều là hàng
hóa tương tự.
- Đặc tính lý hóa của một sản phẩm là những tính chất vật lý và hóa học
của sản phẩm, chẳng hạn như khối lượng, trọng lượng, kích thước, thành
phần hóa học, độ bền, khả năng vận hành, v.v.
- Công nghệ sản xuất, nguyên liệu sản xuất và quy trình sản xuất
đều có thể ảnh hưởng đến đặc tính lý hóa của sản phẩm. Cụ thể:
- Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất tiên tiến có thể
giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng độ bền và khả năng vận
hành của xe.
- Nguyên liệu sử dụng: Sử dụng nguyên liệu chất lượng cao
có thể giúp tăng độ bền và khả năng vận hành của xe.
- Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất khép kín và kiểm
soát chất lượng chặt chẽ có thể giúp đảm bảo chất lượng
sản phẩm đồng nhất và ổn định.
- Mục đích sử dụng của con người:
- Mục đích cá nhân:
- Đi lại, di chuyển: Ô tô là phương tiện di chuyển thuận tiện,
nhanh chóng và thoải mái, giúp mọi người dễ dàng di
chuyển đến mọi nơi.
- Sử dụng ô tô như quà tặng, sưu tầm theo sở thích
- Mục đích thương mại
- Vận tải: Ô tô được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, vật
liệu,... cho các doanh nghiệp.
- Thương mại: Ô tô được sử dụng để kinh doanh bằng cách
kiếm tiền từ việc cho thuê xe hay từ việc chuyên chở
người và vật dụng hàng hóa
- Mục đích công:
- Xe ô tô được sử dụng để phục vụ mục đích công cộng,
chẳng hạn như xe taxi, xe buýt, xe cứu thương, v.v.’
- Xe dành cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ, Bộ ban
ngành,...
- Thị hiếu của công chúng
- Thị hiếu của các sản phẩm trên có thể giống hoặc không giống
nhau, tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Thiết kế và tính năng của sản phẩm: Thiết kế và tính năng
của sản phẩm có thể ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu
dùng. Ví dụ, xe ô tô được thiết kế với kiểu dáng đẹp, sang
trọng, tiện nghi hơn có thể thu hút thị hiếu của những
người tiêu dùng có thu nhập cao.
- Giá cả của sản phẩm: Giá cả của sản phẩm có thể ảnh
hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Ví dụ, xe ô tô có
giá thành thấp hơn có thể thu hút thị hiếu của những người
tiêu dùng có thu nhập thấp hơn.
- Thương hiệu của sản phẩm: Thương hiệu của sản phẩm
cũng có thể ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng.
Ví dụ, những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng có
thể thu hút thị hiếu của những người tiêu dùng có xu
hướng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng.
- Phân loại thuế quan: Mã HS đối với xe Vfet và xe nhập khẩu tương tự
nhau:
- 8703: Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu
để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả ô tô chở
người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.
Như vậy, cả sản phẩm của Vfet và các sản phẩm nhập khẩu đều
có cùng HS code là 8703.
- Mức độ thuận lợi ( Ưu đãi cho sản phẩm nội địa):

Nội dung 1: Đặt ra một hạn ngạch đối với xe nhập khẩu là mỗi năm chỉ
được nhập không quá 10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng của các quốc gia
Thành viên của WTO, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện

- Biện pháp “Chỉ được nhập không quá 10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng
của các quốc gia Thành viên của WTO, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện”
thuộc phạm vi điều chỉnh của điều III.1 của GATT 1994: “Các bên ký kết thừa
nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay
yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng
sản phẩm trong nội địa ….”.
- Trong trường hợp này, các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm của Vfet đều là
sản phẩm ô tô, và do đó được coi là sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, các quy
định của quốc gia A đã đặt ra hạn ngạch đối với xe nhập khẩu, và đặc biệt là
cấm nhập khẩu xe điện. Điều này có thể được coi là phân biệt đối xử giữa sản
phẩm nhập khẩu và sản phẩm của Vfet, bởi sản phẩm của Vfet cũng là sản
phẩm ô tô. Cụ thể, quy định hạn ngạch đối với xe nhập khẩu có thể được coi là
phân biệt đối xử, bởi nó hạn chế khả năng cạnh tranh của xe nhập khẩu trên thị
trường của quốc gia A. Quy định cấm nhập khẩu xe điện cũng có thể được coi
là phân biệt đối xử, bởi nó loại bỏ hoàn toàn cơ hội cạnh tranh của xe điện nhập
khẩu.
→ Các quy định của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm điều III.1 của
GATT 1994.

Chính sách này đem lại một số lợi ích nhất định cho ngành ô tô nội địa bao
gồm:

- Ưu đãi thị trường: Hạn chế các sản phẩm ô tô nhập khẩu giúp gia tăng
sự tiêu thụ cho sản phẩm ô tô nội địa trên thị trường trong nước.
- Phát triển ngành oto nội địa: Bảo vệ thị trường oto nội địa và giúp phát
triển và củng cố ngành công nghiệp oto trong nước, cụ thể là oto
điện.Việc này có thể giúp quốc gia A phát triển công nghệ ô tô điện và
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nội dung 2: Chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh
sách do quốc gia A đề cử, là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín, tuy nhiên không áp
dụng với xe nội địa của Vfet.

- Biện pháp “Chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh sách
do quốc gia A đề cử” thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.4 của GATT: “Sản
phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của
bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi
hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp,
quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở,
phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa.…”. Theo quy định này,
các sản phẩm tương tự phải được đối xử không kém thuận lợi hơn nhau, bất kể
nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, trong mọi luật lệ và thủ tục trong nội địa của
quốc gia nhập khẩu.
- Trong trường hợp này, xe nhập khẩu và xe nội địa của Vfet đều là sản phẩm ô
tô, và do đó được coi là sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, các quy định của quốc
gia A chỉ cho phép phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh sách
do quốc gia A đề cử, là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín. Quy định này không áp
dụng với xe nội địa của Vfet. Cụ thể, quy định này có thể tạo ra những khó
khăn cho các nhà bán lẻ xe nhập khẩu trong việc tiếp cận thị trường của quốc
gia A, bởi họ chỉ có thể phân phối xe nhập khẩu thông qua các nhà bán lẻ được
quốc gia A chỉ định. Điều này có thể dẫn đến việc xe nhập khẩu có giá thành
cao hơn và khó tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng của quốc gia A. Mặt khác,
quy định này không áp dụng với xe nội địa của Vfet, khiến cho xe nội địa của
Vfet có lợi thế hơn trong việc phân phối trên thị trường của quốc gia A.

→ Các quy định của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm khoản 4 điều III của
GATT 1994.
Chính sách này đem lại một số lợi ích nhất định cho ngành ô tô nội địa bao
gồm:

- Tiếp cận thị trường dễ dàng hơn: Chính sách này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô
nội địa tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, bởi họ không phải phụ thuộc vào các
nhà bán lẻ nhập khẩu.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Chính sách này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô
nội địa tăng cường khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu,
bởi họ có thể cung cấp sản phẩm với giá thành cạnh tranh hơn.

Nội dung 3: Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet
được hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, các xe nhập khẩu chỉ
được chi trả một lần khi mua.

- Biện pháp “Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, được hỗ trợ của các ngân
hàng nội địa” thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.2 của GATT: “Hàng nhập
khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp
hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào
vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm
nội tương tự.”
- Theo quy định này, các sản phẩm tương tự phải được đối xử không kém thuận
lợi hơn nhau, bất kể nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, trong các biện pháp về
thuế nội địa, luật lệ và thủ tục trong nội địa của quốc gia nhập khẩu.
- Trong trường hợp này, xe của Vfet và xe nhập khẩu đều là sản phẩm ô tô, và do
đó được coi là sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, các quy định của quốc gia A đã
miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet được hỗ trợ
của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe. Các xe nhập khẩu chỉ được chi
trả một lần khi mua.
- Quy định miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet có thể xem là ưu đãi giúp giảm
giá thành của xe của Vfet, khiến cho xe của Vfet có lợi thế cạnh tranh hơn so
với xe nhập khẩu. Quy định hỗ trợ của các ngân hàng nội địa hỗ trợ đến 90%
giá trị xe cho ô tô điện của Vfet cũng có thể giúp giảm giá thành của xe điện
của Vfet, khiến cho xe điện của Vfet có lợi thế cạnh tranh hơn so với xe điện
nhập khẩu.

→ Các quy định của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm khoản 2 điều III của
GATT 1994.

Chính sách này đem lại một số lợi ích nhất định cho ngành ô tô nội địa bao
gồm:

- Giảm giá thành: Chính sách này sẽ giúp giảm giá thành của ô tô Vfet, bởi họ
không phải nộp thuế trước bạ. Điều này có thể giúp ô tô Vfet cạnh tranh hơn
với xe nhập khẩu.
- Tăng khả năng tiếp cận: Chính sách này sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận của ô tô
Vfet đối với người tiêu dùng, bởi họ có thể mua ô tô Vfet với giá thành thấp
hơn. Điều này có thể giúp thúc đẩy doanh số bán ô tô Vfet.
- Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa: Chính sách này có thể giúp
thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa, bởi nó tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà sản xuất ô tô nội địa cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô nhập
khẩu.
 Tình huống 2:

Nội dung 3: Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet
được hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, các xe nhập khẩu chỉ
được chi trả một lần khi mua.
Dựa vào mục b khoản 8 điều III GATT : Các quy định của điều khoản này sẽ không
ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả
các khoản khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản
thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản
trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.
Chính sách miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet được hỗ
trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, có thể được coi là một khoản trợ cấp
dành cho các nhà sản xuất ô tô nội địa, bao gồm Vfet. Tuy nhiên, khoản trợ cấp này
không vi phạm các quy định mục b khoản 8 điều III GATT :
 Khoản trợ cấp này chỉ dành cho các nhà sản xuất ô tô nội địa, không
dành cho các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu.
 Khoản trợ cấp này có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa, cụ thể là
thuế trước bạ.
 Khoản trợ cấp này được thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản
phẩm nội địa, cụ thể là ô tô của Vfet.
Tuy nhiên, để đảm bảo chính sách này phù hợp hoàn toàn với các quy định của WTO,
cần có thêm các quy định cụ thể về loại ô tô nào được miễn thuế trước bạ, thời hạn áp
dụng chính sách là bao lâu, thủ tục và quy trình để được hưởng chính sách. Nếu các
quy định này được xây dựng chặt chẽ và minh bạch, thì chính sách này sẽ có khả năng
giảm thiểu nguy cơ bị khiếu kiện từ các nước thành viên WTO.
Chính sách này cũng có thể đã vi phạm các quy định của WTO vì có thể gây ra sự
phân biệt đối xử với các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu. Các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu
cũng phải chịu thuế trước bạ, nhưng mức thuế này cao hơn so với thuế trước bạ đối
với ô tô sản xuất trong nước. Điều này khiến cho ô tô nhập khẩu trở nên đắt hơn so
với ô tô sản xuất trong nước, gây khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu trong
việc cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô trong nước. Điều 3.1 GATT 1994 “Các bên
ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc
hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản
phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế
biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng
với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa, theo đó
các quốc gia không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập
khẩu.” Điều 17 GATS: “… liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc
cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ
của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà
Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.”
 Tình huống 3:

Để chính sách của A trở nên phù hợp, cần có một số điều chỉnh để phù hợp với các
quy định của WTO.
Nội dung 1: Đặt ra một hạn ngạch đối với xe nhập khẩu là mỗi năm chỉ được nhập
không quá 10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng của các quốc gia Thành viên
của WTO, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện.

- Như đã trình bày ở trên, các quy định của quốc gia A đã đặt ra hạn ngạch đối
với xe nhập khẩu, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện. Điều này có thể được
coi là phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm của Vfet, bởi sản
phẩm của Vfet cũng là sản phẩm ô tô. Cụ thể, quy định hạn ngạch đối với xe
nhập khẩu có thể được coi là phân biệt đối xử, bởi nó hạn chế khả năng cạnh
tranh của xe nhập khẩu trên thị trường của quốc gia A. Quy định cấm nhập
khẩu xe điện cũng có thể được coi là phân biệt đối xử, bởi nó loại bỏ hoàn toàn
cơ hội cạnh tranh của xe điện nhập khẩu.
=> Vì vậy cần dở bỏ các quy định về hạn ngạch nhập khẩu và quy định cấm nhập
khẩu xe điện để đảm bảo tính cân đối và công bằng đối với tất cả các quốc gia thành
viên của WTO, cũng như thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (Nation
Treatment – NT) của quốc gia A.

Nội dung 2: Chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh sách
do quốc gia A đề cử, là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín, tuy nhiên không áp dụng
với xe nội địa của Vfet.

- Như đã trình bày ở trên, các quy định về chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi
các nhà bán lẻ trong danh sách do quốc gia A đề cử của quốc gia A có thể bị coi
là vi phạm khoản 4 điều III của GATT 1994.
=> Đặt các điều kiện và quy định cụ thể cho quá trình lựa chọn những nhà bán lẻ được
phép phân phối xe mà không phân biệt giữa xe nội địa và nhập khẩu.

Nội dung 3: Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet được
hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, các xe nhập khẩu chỉ được
chi trả một lần khi mua.

- Như đã trình bày ở trên, quy định miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet có thể
xem là ưu đãi giúp giảm giá thành của xe của Vfet, khiến cho xe của Vfet có lợi
thế cạnh tranh hơn so với xe nhập khẩu. Quy định hỗ trợ của các ngân hàng nội
địa hỗ trợ đến 90% giá trị xe cho ô tô điện của Vfet cũng có thể giúp giảm giá
thành của xe điện của Vfet, khiến cho xe điện của Vfet có lợi thế cạnh tranh
hơn so với xe điện nhập khẩu. Các quy định của quốc gia A có thể bị coi là vi
phạm khoản 2 điều III của GATT 1994.
=> Thay vì miễn thuế trước bạ cho xe ô tô Vfet và yêu cầu các xe nhập khẩu chỉ được
trả một lần khi mua, có thể xem xét chi các khoản trợ cấp cho xe ô tô Vfet để khuyến
khích việc sản xuất ô tô trong nước, như trợ cấp một khoản tiền khi mua xe Vfet hay
trợ cấp trả góp khi mua xe Vfet. Các biện pháp này tuy giúp khuyến khích ngành ô tô
trong nước nhưng lại không vi phạm quy định của WTO vì theo mục b khoản 8 điều
III GATT có ghi rõ “Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả
các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ
cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp
dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện
thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa”. Nên việc duyệt chi các khoản
trợ cấp cho xe Vfet của chính phủ là hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO.

You might also like