You are on page 1of 4

1.

Doanh nghiệp A nhập khẩu vào Việt Nam bột nêm X, sau khi trừ tất cả
khoản thuế biên giới chịu khoản thuế nội địa VAT là 15% cập nhật ngày 1/1/2018
như các hãng bột nêm ngoại nhập khác, trong khi bột nêm nội địa chịu mức thuế là
17%. Tuy nhiên cũng ngày 1/1/2018 mức thuế đánh lên bột ngọt Y của Việt Nam
được ưu đãi thuế còn 0%. Doanh nghiệp A sau khoản thời gian buôn bán ế ẩm kiện
lên Bộ Công thương về danh mục thuế 1/1/2018.

Phân tích tình huống vụ kiện của Doanh nghiệp A và cho biết A có thể kiện
hay không? Tại sao? Nêu ý kiến và cơ sở pháp lý.

Cho biết bột nêm X và bột ngọt Y là hai sản phẩm khác nhau.

Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý
sau:

Bột ngọt Y ( hàng nội địa) được ưu đãi thuế còn 0% trong khi cùng là sản phẩm
dùng làm gia vị thì bột nêm Y là hàng nhập khẩu phải chịu VAT 15%, có vi phạm
nghĩa vụ đối xử quốc gia qui định tại Điều III.2 GATT 1994 hay không?

Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:

Biện pháp “áp mức thuế đối với sản phẩm bột nêm X” có thuộc phạm vi điều chỉnh
của Điều III.2 GATT 1994 hay không? Câu đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994 có
qui định: “hàng nhập khẩu của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không chịu, dù trực
tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế…”. Như vậy, việc áp mức thuế đối với sản phẩm
bột nêm là hàng nhập khẩu là một khoản thuế nội địa mà chính phủ thu.

→ Biện pháp áp mức thuế đối với bột nêm X và bột ngọt Y thuộc phạm vi điều
chỉnh của Điều III.2 (câu đầu tiên) GATT 1994.

Bột ngọt Y( nội địa) và bột nêm X có là “sản phẩm tương tự” như qui định tại
Điều III.2 (câu đầu tiên) của GATT 1994 hay không?

Hiệp định GATT 1994 không đưa ra định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương tự”,
mà nó được giải thích thông qua các án lệ điển hình đó là vụ kiện Nhật bản –Đồ
uống có cồn, Cơ quan phúc thẩm nhận định rằng thuật ngữ “tương tự” trong câu
đầu tiên của Điều III.2 GATT 1994 cần phải được giải thích theo nghĩa hẹp. Trong
vụ kiện EC – sản phẩm a-mi-ăng (2001), cơ quan phúc thẩm đã nhận định rằng
việc xác định tính tương tự của sản phẩm dựa trên các tiêu chí đặc trưng sau: đặc
tính lý hóa của sản phẩm (đây là tiêu chí quan trọng nhất), mục đích sử dụng cuối
cùng, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng, phân loại thuế quan. (tùy
từng vụ việc mà có thể lược bỏ hoặc thêm vào các tiêu chí nữa)

Về đặc tính lý hóa của sản phẩm:


Bột ngọt Y và bột nêm X là hai sản phẩm khác nhau về thành phần và đặc tính lý hóa.
Bột ngọt là sản phẩm được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên
như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì) . Bột ngọt chỉ là 1 gia vị có tác dụng
điều vị, không có giá trị dinh dưỡng, được chứng nhận an toàn trong điều kiện sử dụng
nấu ăn thông thường và không lạm dụng có thể biến đổi thành chất gây hại ở nhiệt độ 300
độ C (nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ đạt đến khoảng 260 độ C) .
Bột nêm là sản phẩm được làm từ hạt nêm, muối, đường, bột ngọt và các chất điều vị
khác 2. Hạt nêm là sản phẩm chứa nhiều nguyên liệu trong thành phần, trong đó thành
phần không thể thiếu là bột ngọt (chất điều vị 621) và 2 chất điều vị 627 và 631 (còn gọi
là chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt thông thường) 1. Vị ngọt của
hạt nêm chủ yếu là từ các chất điều vị này chứ không đến từ “xương hầm và thịt” như
thường được quảng cáo
Về mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm:

Đều là gia vị dùng để nêm nếm món ăn. Nhưng mục đích sử dụng của bột nêm
rộng hơn so với bột ngọt. Bột ngọt chỉ là một chất điều vị, không có giá trị dinh dưỡng,
được sử dụng để tạo vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) cho các món ăn. Bột ngọt có thể
được sử dụng thay thế một phần cho muối để giảm natri trong thực phẩm mà vẫn tăng
hương vị1. Bột nêm có tác dụng tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn hơn hẳn so
với bột ngọt. Bột nêm có thể chứa các thành phần như bột thịt, bột cá, bột rau củ, bột
nấm, bột gia vị, phẩm màu… tùy theo loại và hãng sản xuất4. Bột nêm có thể được sử
dụng để nêm nếm, ướp thịt, hầm canh, xào rau, làm nước chấm…

Về thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng:

Trong trường hợp khi người tiêu dùng không tìm thấy một trong hai sản phẩm này
thì họ có thể sẽ chọn sản phẩm còn lại làm sản phẩm thay thế, nhưng trong nhiều
trường hợp, chúng không thể thay thế cho nhau vì không thích hợp với mục đích
của người tiêu dùng, và một số người cho rằng bột ngọt có khả năng gây mất trí
nhớ, rối loạn thần kinh,... nên nếu không có sản phẩm bột nêm như họ mong muốn,
họ cũng sẽ không cân nhắc chọn sản phẩm bột ngọt thay thế.

Về HS code:
Bột ngọt Y có mã HS 29224220, thuộc nhóm 29 - Hóa chất hữu cơ

Bột nêm X có mã HS 21039090, thuộc nhóm 21 - Sản phẩm khác của ngành chế biến
thực phẩm

→ Như vậy, từ những tiêu chí đã phân tích, có thể khẳng định bột ngọt và bột nêm
là hai sản phẩm không tương tự trong phạm vi câu đầu tiên của Điều III.2 GATT
1994

Vậy Doanh nghiệp A có thể kiện không?

Câu trả lời là Không. Vì Điều III.2 GATT 1994: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của
bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản
thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp
dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một
bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với
các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.” Cụm từ “với sản phẩm nội tương tự’ đã khẳng
định Doanh nghiệp A không thể kiện vì vốn dĩ 2 sản phẩm bột ngọt Y và bột nêm
X không phải là 2 sản phẩm tương tự nhau. Chúng là 2 sản phẩm khác nhau nên
không thể so về mức áp thuế được mà Bột nêm X nên so mức áp thuế với bột nêm
nội địa, vì 2 sản phẩm này là sản phẩm “tương tự”.

Nếu Doanh nghiệp A so mức áp thuế của bột nêm X với loại bột nêm nội địa thì có
thể thấy mức áp thuế của bột nêm X(15%) ( hàng nhập khẩu) không chịu mức áp
thuế “vượt quá” mức áp dụng với sản phẩm nội tương tự (17%), thậm chí bột nêm
X còn chịu mức thuế thấp hơn sản phẩm nội địa tương tự nên Doanh nghiệp A
không có cơ sở pháp lý nào để kiện.

You might also like