You are on page 1of 5

Câu 1:

Khái niệm

1.1. Cầu

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tiêu dùng mong muốn và có khả năng
mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân
tố khác không đổi (ceteris paribus).

1.2. Lượng cầu: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và
có khả năng mua tại mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả
định các nhân tố khác không đổi.

1.3. Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua
và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với
giả định các nhân tố khác không đổi.

1.4. Cầu thị trường: Là tổng cầu cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá
nhân ở mỗi mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.

1.5. Các yếu tố tác động đến cầu:

1. Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một
khoảng thời gian nhất định. Vì thu nhập của ngừ dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì
nhu cầu mua sắm hàng hóa cũng sẽ gia tăng theo và ngược lại.

Ví dụ: Khi tiền lương hàng tháng của bạn tăng lên thì bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá
nhân hơn, tích trữ tiền bạc để du lịch hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhu cầu giải
trí. Còn trong tình hình dịch bệnh phức tạp, thu nhập giảm đi thì nhu cầu mua đồ
tiêu dùng cá nhân, du lịch hay các hoạt động giải trí cùng sẽ giảm đi.

2. Giá cả hàng hóa và dịch vụ

Cầu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa đó mà còn bị ảnh
hưởng bởi giá cả của các hàng hóa liên quan.
Ví dụ: Khi giá thịt gà giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua thịt gà
nhiều hơn thay thế cho thịt heo vì thịt gà và heo đều là những hàng hóa có thể thỏa
mãn nhu cầu tương tự nhau trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt.

Giá của một hàng hóa làm kéo theo giảm lượng cầu của hàng hóa khác được gọi là
hàng hóa thay thế. Các cặp hàng hóa thay thế thường đáp ứng chung một nhu cầu.

Ví dụ: Thịt gà và thịt heo; cà rốt và củ cải; cải xanh và rau muống…

Còn trong trường hợp khi giá của một hàng hóa làm tăng lượng cầu về hàng hóa
khác thì được gọi là hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung thường được sử dụng
cùng với nhau để phát huy giá trị.

Ví dụ: Xe máy và xăng; máy tính và phần mềm; điện thoại và game mobile

3. Tâm lý, tập quan và thị hiếu của người tiêu dùng

Khi người tiêu dùng thích một loại hàng hóa nào đó thì sẽ ưu tiên mua nó nhiều
hơn các loại hàng hóa khác để thay thế cho dù cùng một chức năng là như nhau

Ví dụ: Việt Nam là quốc ra rất thích thịt lợn và trong năm 2020 sản lượng thịt lợn
là 3,46 triệu tấn, thịt gia cầm chỉ có 1,42 triệu tấn mặc dù 2 loại thịt này đa phần có
chức năng như nhau trong bữa ăn của người Việt.

Tuy nhiên nghiên cứu tâm lý, thói quen của người tiêu dùng là hết sức phức tạp.
Đặc biệt trong những năm gần đây thì các dịch vụ mới ra đời, vòng đời ngắn hơn
(Mạng xã hội, Game thực tế ảo, Phim ảnh 3D…) càng khiến các nhà kinh tế ngày
càng khó khăn.

4. Kì vọng thị trường

Kì vọng của người tiêu dùng trong tương lai có thể tác động đến nhu cầu của bạn ở
hiện tại.

Ví dụ: Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai thì bạn bỏ nhiều thời gian
nghiên cứu, tiền bạc mua cho mình những khóa học online, ngoại ngữ vì bạn tin đó
là những kỹ năng giúp bạn cải thiện thu nhập trong thời gian sắp tới.
Hoặc người tiêu dùng dự kiến giá của loại hàng hóa đó sẽ giảm trong tương lai thì
họ sẽ không mua ở hiện tại.

Ví dụ: Những đợt khuyến mãi của sàn thương mại điện tử Shoppe, Tiki, Lazada…
giảm giá, miễn phí ship rất nhiều người chờ đợi những ngày như vậy để mua hàng
với giá rẻ hơn.

5. Dân số

Dân số chính là nguồn lực tạo ra thị trường chính vì vậy đây là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số gia tăng thì lượng hàng hóa cũng
phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của con người.

Nhưng do khả năng sản xuất và thu nhập của các thành phần trong xã hội không
như nhau nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu nhu cầu cũng sẽ thay đổi.

Ví dụ: Tỉ lệ người nghèo giảm đi thì nhu cầu về lượng thực thực phẩm giảm, tăng
các hàng hóa có giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu giải trí nhiều hơn.

6. Chính sách của chính phủ

Chính sách của chính phủ (thuế và trợ cấp) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập
của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu
tiêu thụ hàng hóa.

Ví dụ: Các mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, làm
cho giá bán cao, dẫn đến nhu cầu giảm và ngược lại.

Câu 3:

Ngành Thuế triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

(ĐCSVN) - Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Để
khắc phục tác động tiêu cực và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh,
Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí và lệ
phí.
Việc áp dụng hệ thống chính sách, quản lý thuế hoàn chỉnh với những cải cách
mạnh mẽ hướng đến nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi tối đa
cho người nộp thuế. Theo đó, chính sách thuế hiện hành không có sự phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc quy định nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra sự bình đẳng
về nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia và các vùng, miền
trong cả nước.
Cụ thể, thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021 cho các đối
tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; gia hạn thời hạn nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2020.
Bên cạnh đó, thực hiện giảm thuế một số loại thuế sau: giảm 15% tiền thuê đất
phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở
lên; giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết
định hoặc hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền
thuê đất hàng năm; giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm
2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng
doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi
trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 để hỗ trợ
ngành hàng không.
Ngoài ra, thực hiện giảm trừ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: điều chỉnh tăng mức
giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế (từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu
đồng/tháng) và người phụ thuộc (từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng)
để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân; hướng dẫn về thực hiện chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài
trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp
dụng trong năm 2020 và 2021.
Cùng với đó, thực hiện giảm nhiều loại phí, lệ phí: giảm mức thu hơn 30 khoản
phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an
sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 đến hết ngày 31/12/2021; miễn thuế nhập
khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang
y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng..; miễn thuế sử
dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất kinh doanh, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người
dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15
ngày 19/10/2021 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người
dân chịu tác động của dịch COVID-19. Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương trình
Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị
quyết số 406/NQ-UBTVQH15 nêu trên, trong đó hướng dẫn 4 nhóm giải pháp
miễn, giảm thuế.
Tổng cục Thuế nhận định, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất
nêu trên được đánh giá là kịp thời, theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, người dân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng nghiên cứu các biện pháp về chính sách tài khoá
nói chung, về thuế nói riêng của các quốc gia trên thế giới, đã có tác động tích cực
và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó
khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của nền kinh
tế.

You might also like