You are on page 1of 10

Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Khoa Lý luận Chính trị


Bài viết môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Sinh viên thực hiện : Lê Diệp Lý
STT : 17
MSSV : 31221024015
Lớp : NHC01
TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
ĐỀ: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy cho một ví dụ chứng tỏ kinh tế chính
trị giúp ích cho chính khách (nhà lập pháp).
I. Cơ sở lý thuyết.
1. Kinh tế chính trị.
1.1 Khái quát về “kinh tế chính trị”
Thuật ngữ khoa học “Kinh tế chính trị” (political economy) xuất hiện vào đầu thế kỷ
thứ XVII trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị được xuất bản năm 1615 của
nhà kinh tế trọng thương người Pháp: Antoine de Montchrestien. [1]
1.2 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Xét về lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển, các lý thuyết kinh tế có quan niệm khác
nhau về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị:
Ở thời kỳ đầu, kinh tế chính trị có đối tượng nghiên cứu là chủ nghĩa trọng thương
nghiên cứu lĩnh vực lưu thông (chủ yếu là ngoại thương), chủ nghĩa nông nghiên cứu
lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu nguồn gốc của của cải
vật chất và sự giàu có của dân tộc. [1]
Theo quan niệm của Adam Smith về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị: “Kinh
tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hướng tới hai
mục tiêu, thứ nhất là tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người
dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho
bản thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có được nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước
hay toàn bộ nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho
cả người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có”.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu cổ điển Anh, dựa trên quan điểm duy vật về lịch
sử. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội của
sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình

1
độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương
thức sản xuất nhất định. [2]
1.3 Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị.
Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối
các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, từ đó vận dụng các quy
luật ấy để giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích, tạo động lực cho con người sáng tạo,
từ đó mà góp phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã hội. [2]
2. Khái quát về quy luật kinh tế.
Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của
các hiện tượng và quá trình kinh tế. Các quy luật kinh tế tiêu biểu: quy luật cung cầu,
quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị thặng
dư.
3. Khái quát về chính khách (nhà lập pháp).
Chính khách là các nhà chuyên hoạt động về chính trị, có vai trò quan trọng trong bộ
máy hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Chính khách là người đưa ra các chính sách
xây dựng, lãnh đạo đất nước và thường là người giữ cương vị công tác cao cấp và có
mức độ ảnh hưởng chính trị dài hạn. Bên cạnh đó, họ cũng là người có tầm ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển của một đất nước.
II. Trả lời câu hỏi
Một trong những ví dụ chứng tỏ kinh tế chính trị giúp ích cho chính khách (nhà lập
pháp) đó chính là sự xuất hiện của thuế.
Nhờ có kinh tế chính trị giúp cho các chính khách hiểu rõ về các quy luật kinh tế, những
tác động các quy luật này gây ra, sự lưu thông hàng hoá của nền kinh tế thị trường... Ví
như khi nền kinh tế thị trường xảy ra hiện tượng cung vượt quá số lượng cầu, dẫn đến
việc dư thừa hàng hoá, thì các chính khách sẽ phải đưa ra các chính sách kịp thời và
hợp lí để giảm thiểu thiệt hại, giải quyết các vấn đề tồn đọng.
Một ví dụ cụ thể ở thị trường nông sản của người nông dân. Khi người nông dân bán ra
những sản phẩm của mình, họ thường bị người mua “ép giá” dẫn đến giá thị trường
thấp, khiến người nông dân không đủ chi tiêu cho những mục đích ban đầu của họ. Để
giải quyết tình huống này, nhà nước có thể dùng quyền lực của họ để đẩy giá thị trường
lên bằng cách mua toàn bộ nông sản “dư thừa” trên thị trường để dẫn đến cung nhỏ hơn

2
cầu và giá thị trường nông sản sẽ tăng. Tuy nhiên, bằng cách này sẽ gây ra thiệt hại cho
chính phủ vì phải tiêu hao một khoản tiền lớn, thậm chí có thể gây ra thâm hụt ngân
sách nhà nước. Nhà nước sẽ không còn tiền để tiêu dùng cho những hoạt động khác,
quan sát và hiểu rõ điều này các chính khách đã đưa ra ra chính sách về thuế, trợ cấp,
hoặc kiểm soát giá hàng hoá…Thực tế thì chính phủ vẫn luôn tác động vào thị trường,
tuy nhiên họ tác động bằng những cách thức khác nhau và chúng đều tuân thủ các
nguyên tắc cơ chế tự cân bằng của thị trường.
Như vậy, thuế xuất hiện khiến nhà nước có thêm ngân sách chính phủ đồng thời có thể
thúc đẩy giá trị thị trường giúp cho thu nhập của người dân cũng tăng lên. Việc các
chính sách về thuế được đưa ra là sự vận dụng kinh tế chính trị của các nhà lập pháp
giúp cho người dân có động lực tham gia thị trường, tạo ra nhiều của cải và giúp đất
nước trở nên tốt đẹp hơn. Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của Kinh tế chính trị.
1. Thuế
1.1 Khái niệm
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người
nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ
cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh
hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân
phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền
lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và
không hoàn lại”.
Ở trong bài viết này, chúng ta có thể hiểu thuế là một khoản thu nộp mang tính bắt buộc
mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải trích ra từ thu nhập của họ để nộp cho nhà
nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2 Đặc điểm của thuế
Thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của
Nhà nước - pháp luật.
Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.
Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với
Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp.

3
Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị
giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.
1.3 Tác động của thuế
Thuế là nguồn thu nhập chính của chính phủ, đem lại cho nhà nước nguồn thu nhập
nhằm trang trải cho các chương trình chi tiêu công cộng của nhà nước như xây dựng cơ
sở hạ tầng, trả lương cho các cán bộ, công chức, làm chi chuyển nhượng… Thuế giúp
chính phủ phân bổ hợp lí thu nhập giữa các công dân với nhau. Nguyên nhân là do các
công dân sẽ có sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến chênh lệch cả về mức sống. Dưới
tình huống này, nhà nước sẽ đánh thuế lấy một phần thu nhập của người giàu và chia
cho người nghèo (thông qua cung cấp hàng hoá lao động).
Thuế có thể gây những tác động về việc hạn chế hay khuyến khích việc sản xuất và tiêu
dùng hàng hoá được đánh thuế. Từ đó, chính phủ cũng có thể hạn chế một số hoạt động
của công dân. Ví dụ với việc đánh thuế vào thuốc lá, bia rượu có thể giúp bảo vệ sức
khoẻ của người công dân, hạn chế vi phạm giao thông và các tại nạn giao thông khác.
Thuế còn giúp cân bằng thị trường cụ thể là cân bằng cung và cầu. Khi cung lớn hơn
cầu, chính phủ tăng phần thuế đánh vào sản phẩm của người bán, với điều kiện người
bán sẽ phải trả phần thuế bằng chính thu nhập của họ, dẫn đến sản lượng cân bằng giảm
và mức giá cân bằng tăng. Ngược lại, khi chính phủ giảm phần thuế phải trả của người
sản xuất, điều này kích thích sản xuất nhiều hơn, lúc này sản lượng sẽ tăng dẫn đến giá
thị trường sẽ giảm.
Thuế cũng tác động vào mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và
trao đổi. Gánh nặng thuế sẽ được phân phối phụ thuộc vào độ co giãn của cầu và cung
theo giá. Khi độ co giãn của cầu lớn hơn một cách tương đối so với của cung, gánh nặng
thuế rơi vào người sản xuất là chủ yếu. Ngược lại, khi độ co giãn của cung lớn hơn một
cách tương đối so với của cầu, gánh nặng thuế sẽ dồn chủ yếu vào người tiêu dùng. Và
khi đường cầu tương đối thoải thì gánh nặng của thuế tác động là không đáng kể.
Thuế giúp chính phủ duy trì cơ cấu kinh tế của đất nước, ổn định sự phát triển của nhà
nước một cách lâu dài theo những định hướng đã đặt ra. Thuế cũng tác động đến các
chính sách như chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, đây là các đối tượng liên quan
đến mục tiêu kinh tế vĩ mô và thuế chính là công cụ không thể thiếu trong quá trình thực
hiện các chính sách này. Thuế cũng góp phần phát triển kinh tế thị trường, mở rộng sản

4
xuất theo kế hoạch của nhà nước, ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh các mặt mất
cân đối trong nền kinh tế quốc dân.
1.4 Các loại thuế tại Việt Nam
Nguồn thu chính của chính phủ là thuế, thuế chia làm 2 loại:
- Thuế gián thu: là loại thuế gián tiếp vào thu nhập.
- Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập.
Một số loại thuế tiêu biểu tại Việt Nam:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thuế giá trị gia tăng
• Thuế thu nhập cá nhân
• Thuế xuất nhập khẩu
• Thuế tài nguyên
• Thuế tiêu thụ đặc biệt
• Thuế môn bài
• Thuế trước bạ
• Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
• Thuế nhà đất
• Thuế chuyển quyền sử dụng đất
• Thuế sử dụng đất nông nghiệp
• …
2. Các chính sách về thuế tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19.
Năm 2021, dịch COVID-19 xuất hiện và lây lan một cách nhanh chóng dẫn đến nhiều
thiệt hại lớn đối với từng người dân và cả đối với nền kinh tế của đất nước ta. Trong
giai đoạn này, nhà nước có trách nhiệm phải đưa ra các chính sách kịp thời ứng phó và
giải quyết các vấn đề gây khủng hoảng nhằm đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị, xã
hội, giữ vững niềm tin của người dân, đồng thời giảm bớt các gánh năng của các doanh
nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, các cá nhân đang kinh doanh. Dưới tình huống này, các
chính sách kinh tế, nghị định, nghị quyết, quyết định được đưa ra nhằm giảm gánh nặng,
hỗ trợ người dân, đặc biệt chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách về thuế mới áp
dụng ngay trong năm dịch.

5
2.1 Các nghị quyết, nghị định, quyết định về thuế mà chính phủ đã ban hành trong
dịch.
Chính phủ đã gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân
đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh qua các nghị định: Nghị định
số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020, tiếp tục với Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày
19/4/2021, kế thừa sang năm 2022 với Nghị định số 34/2022/ NĐ-CP ngày 28/5/2022.
Chính phủ cũng gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với hai lần ban hành chính sách. Ngày
15/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về việc gia hạn tiền
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, thực hiện
gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 11/2020 với thời
gian gia hạn từ 1 đến 6 tháng. Ngày 4/12/2021, Chính phủ ban hành đã ban hành Nghị
định số 104/2021/NĐ-CP gia hạn tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tính thuế
tháng 10 và tháng 11/2021 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Chính phủ cũng đưa ra các nghị quyết về giảm thuế, miễn thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập cá nhân. Ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết
số 406/NQ-UBTVQH15 về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác
động của dịch COVID-19.
Về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế Thu
Nhập Doanh Nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm
2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
Về giảm thuế giá trị gia tăng: giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/11/2021 đến hết
ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: dịch vụ vận tải; sản phẩm và
dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình; ghi âm và xuất
bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác; nghệ thuật giải trí, dịch vụ của
thư viện; dịch vụ thể thao; vui chơi giải trí…
Về miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tang đối với hộ, cá nhân kinh
doanh: miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp
phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm
2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện
chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố

6
trực thuộc trung ương quyết định. Không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu
nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội
dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.
Về miễn tiền chậm nộp: Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021
của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức
(bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. Không
áp dụng quy định này đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Năm 2022, chính sách giảm thuế GTGT được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15
ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của
Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của
Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội.
Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về giảm tiền thuê đất năm 2021 đối với các đối tượng
bị dịch COVID-19 ảnh hưởng.
Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về giảm thuế bảo vệ môi trường như mức thuế bảo
vệ môi trường đối với nhiên liệu bay tiếp tục được giảm sâu, về mức sàn trong khung
thuế bảo vệ môi trườnglà 1.000 đồng/lít kể từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với
xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn từ ngày 01/4/2022 đến hết
ngày 31/12/2022; giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trườngđối với dầu hỏa từ ngày
01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Ngày 06/7/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
XV tiếp tục giảm sâu hơn nữa mức thuế bảo vệ môi trườngvới việc ban hành Nghị quyết
số 20/2022/UBTVQH15. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trườngđối với xăng (trừ
etanol), nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn được giảm về mức
thấp nhất trong khung thuế bảo vệ môi trườngáp dụng từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày
31/12/2022.
Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 7/2/2020 và Quyết định số 1921/QĐ-BTC ngày
20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu với một số vật tư y tế phục
vụ dịch. Nghị định số 51/2022/NĐ-CP điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với mặt hàng xăng từ 20% xuống 10%. [3] [4]

7
2.2 Tác động của các chính sách thuế hỗ trợ của chính phủ.
Nhờ có sự ban hành kịp thời các chính sách thuế của chính phủ đã mang lại rất nhiều
tác động tích cực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doanh…
Cụ thể, chính sách gia hạn hạn nộp, miễn, giảm thuế giúp cho doanh nghiệp có thêm
nguồn vốn vượt qua khó khăn, ngăn cản một phần sự phá sản của các doanh nghiệp, tạo
cơ hội để phát triển sản xuất, tăng nguồn tài chính, khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp trước những khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng tác động một phần đến cầu tiêu dùng, khiến cho
nhu cầu hàng hoá dịch vụ tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất,
thúc đẩy kinh tế, tăng trưởng GDP trong ngắn hạn.
Ngoài ra, thuế cũng ảnh hưởng một phần đến tình trạng lạm phát của đất nước. Việc
chính phủ đưa ra các chính sách giảm thuế cũng góp phần ngăn cản lạm phát tăng cao,
khiến giá cả thị trường ổn định.
2.3 Nhận xét các chính sách thuế hỗ trợ của chính phủ trong dịch COVID-19.
Chính sách được chính phủ đưa ra kịp thời, nhanh chóng, chỉ sau hơn 2 tháng từ khi
bùng phát dịch với nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiếp tục với Nghị
quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế TNDN đối với một số đối tượng chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó là các chính sách miễn thuế, ưu đãi thuế
cũng được đưa ra giúp ổn định thành công nền kinh tế, xã hội ở nước ta. Tất cả là nhờ
sự chủ động, nhạy bén và sự tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị.
Chính sách của chính phủ còn được đưa ra phù hợp với từng loại đối tượng cần được
hỗ trợ, đặc biệt tập trung vào các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh: các
đối tượng kinh doanh dễ bị tổn thương do yếu về tiềm lực tài chính như doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh; các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh gặp
khó khăn do lượng cầu suy giảm mạnh như: du lịch, khách sạn, nghệ thuật giải trí, dịch
vụ thể thao; vui chơi giải trí; các doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, kinh doanh để
phòng chống dịch hoặc gặp khó khăn do bị đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc thiếu nhân lực
như: sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục, công nghiệp hỗ trợ… Khi
cả đất nước rơi vào giai đoạn bùng phát dịch trầm trọng thì đối tượng ưu đãi cũng được
mở rộng một cách hợp lí.

8
Chính phủ cũng sử dụng, phân chia hợp lý về việc giảm, miễn, gia hạn thuế phải nộp
áp dụng với các đối tượng khác nhau, được áp dụng cho từng giai đoạn nhất định trong
dịch.
Chính phủ có sự tính toán hợp lý về chính sách thuế hỗ trợ để không gây ảnh hưởng
quá lớn đến tổng thể kinh tế cụ thể là cân đối hợp lý các chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ. Điều đó dẫn đến ngân sách nhà nước không bị thâm hụt quá nhiều và nền
kinh tế cũng không bị ảnh hưởng sâu để nhà nước có thể hỗ trợ về các dịch vụ công
cộng trong dịch COVID-19.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, NXB chính trị
quốc gia, 2006.

[2] Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế Chính
trị Mác-Lênin, 2023.

[3] Đặng Vân Điền, "Các chính sách về thuế hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng dịch
COVID-19," 26/10/2021. [Online]. Available: https://s.net.vn/5VCK.

[4] PGS, TS. Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính và Ngô Thị Thắm, Chi cục thuế
quận Bắc Từ Liêm, "Tác động của chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh
doanh trong và sau đại dịch COVID-19," Tạp Chí Tài Chính, 16/10/2022.
[Online]. Available: https://s.net.vn/UmDT.

10

You might also like