You are on page 1of 2

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm phải xem xét sản
phẩm của mình có thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm không? Hồ sơ nộp cần những
tài liệu nào? Trình tự thực hiện ra sao? Nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng theo
quy định của pháp luật sẽ bị xử lý phạt vi phạm rất nặng. Để giải đáp thắc mắc cũng
như hạn chế rủi ro, trong bài viết này Như Ý sẽ trình bày về đối tượng áp dụng, hồ sơ,
trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm.
1. Sản phẩm được phép tự công bố:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị đinh 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm thuộc đối
tượng áp dụng tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoại trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu sau sẽ được miễn thủ
tục tự công bố sản phẩm:
- Chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ trong nước.
2. Hồ sơ tự công bố sản phẩm:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị đinh 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ tự
công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
15/2018/NĐ-CP);
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực
phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi
phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp
ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi
ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu
chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của
Bộ Y tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số tài liệu khác như:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Hình ảnh bao bì, nhãn gốc của sản phẩm cần công bố;
3. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm:
Dựa theo Khoản 2 Điều 5 Nghị đinh 15/2018/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 1 và Khoản
1 Điều 3 Nghị đinh 155/2018/NĐ-CP, quy định về trình tự thủ tục tự công bố sản
phẩm như sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bước 3: Tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc
trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp
và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin thì doanh nghiệp nộp 01 bản qua
đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng
tải tên doanh nghiệp và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ
quan tiếp nhận,
Bước 4: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất,
kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
4. Cơ quan có thẩm quyền: Chi cục ATTP, Sở Công thương, Chi cục Quản lý chất
lượng Nông lâm thủy sản, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cấp tỉnh/thành phố.
Tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ do Ban quản lý An toàn Thực phẩm Thành phố Hồ
Chí Minh tiếp nhận hồ sơ.
5. Hiệu lực bản tự công bố sản phẩm: Vĩnh viễn (nghĩa là doanh nghiệp không cần
tiến hành việc gia hạn)
6. Phí, lệ phí giải quyết: Được miễn phí
Trên đây là một số thông tin tổng quát liên quan đến hồ sơ, thủ tục tự công
bố sản phẩm. Mong rằng thông tin sẽ hữu ích với các bạn, cảm ơn Quý bạn đọc
đã theo dõi bài viết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh
nghiệp, đầu tư, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với
chúng tôi thông qua:
- Facebook: https://www.facebook.com/nhuylawfirm
- Hotline: 0914394796
- Email: nhuylawfirm@gmail.com
Người viết: Mỹ Duyên - NYL

You might also like