You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI


CÔNG TY TNHH KIM HƯNG

Họ tên: Vương Thị Thùy Dương


MSSV: 1510120065
Lớp: Anh 1, Khối 2
Chuyên ngành: Thương mại Quốc tế
Khóa: 54
Số điện thoại: 0965996168
Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH Kim Hưng
LỜI NÓI ĐẦU
THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG


TY TNHH KIM HƯNG

PHẦN I: HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH


KIM HƯNG

Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Kim Hưng

Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hưng có tên tiếng Anh là Kim Hung company
limited. Mã số doanh nghiệp/ mã số thuế là 0101032110. Được thành lập vào ngày 16
tháng 03 năm 2000 do bà Nguyễn Thị Hòa là giám đốc. Địa chỉ trụ sở chính: 86 đường
Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Loại hình
pháp lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Lĩnh vực hoạt động chính
của công ty là nhập khẩu và phân phối trang thiết bị y tế nhãn khoa. Qua gần 20 năm
xây dựng và phát triển, hiện công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hưng phát triển ngày
một vững mạnh và trở thành một địa chỉ phân phối thiết bị y tế tin cậy của nhiều bệnh
viện mắt trên toàn quốc. Hiện nay, chúc vụ giám đốc công ty do bà Nguyễn Thanh Trà
nắm giữ, trụ sở chính chuyển về số 102, ngõ 39, đường Trần Khánh Dư, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Công ty bao gồm 10 nhân viên chính thức chia thành các phòng ban
mua hàng, bán hàng và kế toán. Doanh thu năm 2018 vừa qua đạt

Chương 2: Thực trạng về hoạt đông Nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty TNHH
Kim Hưng

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty trách nhiệm hữu hạn Kim hưng bao gồm
thiết bị, dụng cụ và vật tư nhãn khoa. Khối lượng nhập khẩu năm 2018 vừa qua lên
tới... với nhiều nhà phân phối mổi tiếng đến từ nhiều nước trên thế giới, nơi có nền y
học phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga. Bao gồm các nhà phân
phối độc quyền như Duckworth and Keint (Anh), Votex (Mỹ), Anodyne(Mỹ) và một số
nahf phân phối khác như Cilita(Nga), Moria (Pháp), Luneau(Pháp), Viscot(Mỹ),
FCI(Pháp), Teknomek(Isarel), Medicel(Swiss), Ophsuri(Trung Quốc). Các nhà phân
phối trang thiết bị nhãn khoa cao cấp chủ yếu đến từ các khu vực Châu Ân và Châu
Mỹ, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ cung cấp trang thiết bị y tế với mức giá bình
dân hơn. Về phân phối thiết bị y tế nhập khẩu,khách hàng của Kim Hưng chủ yếu là
các bệnh viên công trên toàn quốc như bệnh viên Mắt Trung Ương, Bệnh viện trung
ương quân đội 108, bệnh viện đại học Y Hà Nội,.. ngoài ra còn một số bệnh viện tư tập
chung chủ yếu tại khu vực Hà Nộichủ yếu là các bệnh viện công trên toàn quốc, ngoài
ra còn các bệnh viện tư như: tập chung chủ yếu tại khu vực Hà Nội.

Chương 3: Kiến nghị đề xuất

3.1. Nhận xét về thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Kim Hưng

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu cho thấy thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị y
tế hiện nay tại công ty công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hưng còn tồn tại một số điểm
như sau:

Thứ nhất, về nhà cung cấp: Kim Hưng có hệ thống các nhà cung cấp rộng khắp
thế giới, đến từ các nước có nền y tế phát triển tiến tiến, tuy nhiên số lượng nhà cung
cấp độc quyền còn ít vì vậy những ưu đãi, thuận lợi khi làm việc với nhà cung cấp của
công ty chưa nhiều.

Thứ hai, về vốn: công tác quản lý nguồn vốn của công ty chưa được luân chuyển
linh hoạt, còn tồn đọng nhiều khoản nợ khó đòi hoặc trả chậm. Vì vậy, hiện tượng thiếu
nguồn vốn dành cho hoạt động nhập khẩu đôi khi còn xảy ra.

Thứ ba, Về Nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu: do quy mô công ty còn nhỏ vì vậy
tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu vẫn còn xảy ra do
quy trình nhập khẩu thiết bị y tế phức tạp cần đầu tư nhiều nhân lực, chi phí và thời
gian.

3.2. Một số kiến đề xuất phát triển hoạt động nhập khẩu tại công ty trách nhiệm
hữu hạn Kim Hưng

Qua quá trình nghiên các vấn đề thực tế từ thị trường nhập khẩu thiết bị y tế và
tình hình cụ thể trong quá trình thự tập tại công ty công ty trách nhiệm hữu hạn Kim
Hưng có thể đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
1.1. Về thị trường: bao gồm thi trường đối với nhà cung cấp nước ngoài và
đối với thị trường trong nước.

Đối với nhà cung cấp nước ngoài: Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này tìm
kiếm thêm nguồn cung cấp nước ngoài nhằm mở rộng, đa dạng hóa chủng loại các sản
phẩm. Tuy nhiên cần biết tìm kiếm, chọn lọc nhà cung cấp có lợi cho công ty. Để có
thể đạt được hai mục tiêu kể trên doanh nghiệp cần: nắm bắt chính sách thương mại
quốc tế cũng như chính sách bảo hộ mậu dịch của mỗi quốc gia, thông tin dự đoán các
biến động kinh tế, chính trị, xã hội để tránh các điều kiện bất khả kháng khi thực hiện
hợp đồng. Cần nắm bắt chính sách nhập khẩu trang thiết bị y tế của nhà nước, tình hình
giá cả nguyên liệu, điểm mạnh, điểm yếu của các thiết bị y tế của giữa các nhà sản
xuất. Những thông tin trên cần phải cập nhật, chính xác và kịp thời.

Đối với thị trường trong nước: Công ty cần chú trọng phát hiện nhu cầu của các
đơn vị, nắm rõ thông tin về tình hình cạnh tranh trên thị trường trang thiết bị y tế cũng
như các chính sách của nhà nước có liên quan đến nhập khẩu trang thiết bi y tế cùng
biểu thu. Ngoài ra cần xác định rõ khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty trên thị
trường cùng như sức tiêu thụ của từng mặt hàng.

1.2. Về vốn: Để giải quyết vấn đề về vốn công ty phải làm tốt công tác quản
lý vốn, cần tính toán chi phí, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh cũng như dự tính
trước các rủi do có thể xảy ra để có biên pháp phòng ngừa.
1.3. Về nghiệp kinh doanh nhập khẩu
Thứ nhất, từ khâu chọn đối tác kinh doanh đến khi đàm phán hợp đồng cần hết
sức cẩn trọng để không bị những bất lợi, sức ép hay những rủi ro không đang có từ đối
tác.
Thứ hai, về thủ tục nhập khẩu: thủ tục hải quan công ty cần chuẩn bị đầy đủ các
giấy tờ cần thiết tránh việc lấy hàng chậm trễ ảnh hưởng đến phân phối trong nước.
Cần nghiên cứu kỹ, hiểu sâu về các bộ luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định về
hoạt động nhập khẩu, phân loại thiết bị y tế,… Tránh mất thời gian và chi phí vào
những lỗi sai không cần thiết do không tìm hiểu kỹ luật.
Thứ ba, cần phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả, tuyển thêm nhân viên nếu cần
thiết, luôn khuyến khích nhân viên tìm hiểu, học tập về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cập
nhật thường xuyên, cẩn thận tin tức về chính trị, pháp luật, kinh tế tại việt Nam cũng
như trên thế giới.

PHẦN II: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY KIM HƯNG

Chương 1: Lý do lựa chọn đề tài cùng mục tiêu mong muốn sau thực tập

Thị trường thiết bị y tế Việt Nam được đánh giá có quy mô 1,1 tỷ, mức tăng trưởng
bình quân 18% trong 5 năm (2013-2018), trong đó trên 90% tổng giá trị hàng hóa tiêu
thụ của thị trường này là nhập khẩu. Có thể thấy tiềm năng phát triển của thị trường
nhập khẩu thiết bị y tế ngày một phát triển trong những năm trở lại đây và hứa hẹn sẽ
trở thành một lĩnh vực được các doanh nghiệp chú ý. Một trong những mắt xích quan
trọng nhất trong hoạt động nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế đó là vị trí bộ phận mua
hàng nhập khẩu, đây chính là một công việc trong những môn học chính tại trường Đại
Học Ngoại Thương. Vì vậy, khi tham gia trực tiếp vào công việc có thể vận dụng được
những kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng tiếng Anh đã được học tại trường.
Trong quá trình thực tập, mục tiêu chủ yếu là nắm được kiến thức cơ bản về nhuwgx
công việc chính của một Nhân viên mua hàng (Supply Chain Management). Mong
muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên ngành, khả năng Tiếng Anh, và quan
trọng nhất là thành thạo công việc chuyên môn

Chương 2: Báo cáo quá trình thực tập

2.1. Nhật ký thực tập:


2.1.1. Tổng quan về quá trình thực tập
Công việc: nhân viên mua hàng (SCM – Supply Chain Management)
Thời gian: 11/03/2019 – 17/05/2019
Người phụ trách: chị Nguyễn Thanh Trà, Giám đốc công ty TNHH Kim Hưng
Kết quả: Nắm được một phần công việc và kiến thức cơ bản của nhân viên mua
hàng (SCM – Supply Chain Management)
Các công việc tham gia bao gồm:
Làm việc với nhà cung cấp: tìm kiếm, so sánh giá và sản phẩm, liên lạc, đàm
phán quá trình mua bán, nhập khẩu trang thiết bị y tế;
Làm việc với bộ y tế: Hoàn thành hồ sơ công bố trang thiết bị y tế loại A,B,C
nhằm xin giấy phép nhập khẩu; Hoàn thành bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu.
Hỗ trợ bộ phận Sales: Quản lý hàng đến và hàng trong kho, cung cấp thông tin
đến bộ phận Sales; Thu thập đơn hàng từ bộ phận Sales yêu cầu gửi đến nhà
cung cấp.
Trong quá trình thực tập đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như
Về thuận lợi nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị trong công ty, đã có
kiến thức nền tảng tại trường đại học
Về Khó khăn: Còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng sử dụng tiếng Anh chưa
thành thạo gây mất thời gian khi làm việc với nhà cũng cấp bằng tiếng Anh
Sự tham gia của cá nhân trong việc hoàn thành đề tài : Được học và tham gia
trực tiếp các công việc: Làm việc với nhà cung cấp, Làm việc với bộ y tế, Hỗ trợ
bộ phận Sales và nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc.
2.1.2. Nhật ký thực tập
Ngày 11 tháng 03 năm 2019
Đọc nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế
Đọc nghị định 193/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 36
về quản lý trang thiết bị y tế
Tìm kiếm sản phẩm theo mã cho sẵn tại catalog của hãng Cilita
Ngày 12 tháng 03 năm 2019
Tiếp tục đọc và tìm hiểu về nghị định 36 và 169
Tìm kiếm hình ảnh và thêm ảnh vào báo giá cho bệnh viện mắt trung ương
Đọc và tìm hiểu các hãng thông qua trang website và catalog
Ngày 13 tháng 03 năm 2019
Tiếp tục đọc và tìm hiểu về nghị định 36 và 169
Đọc thư điện tử trước đây giữa công ty và nhà cung cấp để nắm rõ tình hình
Tìm kiếm sản phẩm trong catalog theo mô tả cho sẵn
Ngày 14 tháng 03 năm 2019
Tiếp tục đọc và tìm hiểu về nghị định 36 và 169
Đọc thư điện tử trước đây giữa công ty và nhà cung cấp để nắm rõ tình hình
Tìm hiểu về các chứng từ ISO 13465, CE,CFS, LOA,Bảo hành
Tìm kiếm hình ảnh và thêm ảnh vào báo giá cho bệnh viện DND
Ngày 15 tháng 03 năm 2019
Tiếp tục đọc và tìm hiểu về nghị định 36 và 169
Đọc thư điện tử trước đây giữa công ty và nhà cung cấp để nắm rõ tình hình
Tìm hiểu về các chứng từ ISO 13465, CE,CFS, LOA,Bảo hành

Tự đánh giá quá trình thực tập của mình

- Về kinh nghiệm: Còn thiếu kinh nghiệm thực tế về phương thức làm việc, văn
hóa và văn phong thư tín thương mại. Vì vậy, việc tìm hiểu và trau dồi thêm là
tất yếu.

- Về kiến thức: Kiến thức được học tại trường tương đối rộng, vì vậy sau đợt thực
tập này đã thu được nhiều kiến thức cụ thể và chuyên môn hơn.

- Về kỹ năng làm việc: ngoài các kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, tiếng
Anh, kiến thức chuyên nghành thì cần phải trau dồi thêm kỹ năng mềm, tư duy,
quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả.

- Về các mối quan hệ:

+ Minh bạch mối quan hệ trong công việc và ngoài đời sống

+ Luôn giữ thái độ hòa đồng, mong muốn học hỏi, cầu tiến từ sếp và đồng
nghiệp
- Về thái độ: Làm việc nghiêm túc, không làm việc riêng trong giờ làm, luôn cố
gắng hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao hay được yêu cầu hỗ trợ

- Về tinh thần: Luôn mong muốn học hỏi và cầu tiến.

- Về mức độ đạt yêu cầu: Tương đối tốt, có cống gắng hoàn thành các công việc
được giao đúng thời hạn.

- Về cảm nhận: công việc Nhân viên mua hàng (Supply Chain Management)
tương đối rộng, thời gian để thành thạo việc sẽ tương đối dài.

- Mong muốn: Được tiếp tục phục vụ cho công ty sau khi kết thúc đợt thực tập, có
kiến thức sâu rộng liên quan tới chuyên môn và có các kỹ năng mềm về quản lý
công việc và quản lý thời gian.

You might also like