You are on page 1of 4

Trường Đại Học Kinh Tế TP.

HCM
Môn: Quản trị toàn cầu

Bài tập tình huống

Họ và tên sinh viên: Bùi Văn Tân


Mã số sinh viên: HCMVB120213166

Bài làm:
Câu 1: Tại sao Ấn Độ lại khuyến khích các doanh nghiệp Ấn làm nhái các loại thuốc
của các công ty Tây Âu và Nhật trước năm 2000?
Trả lời:
Ấn Độ khuyến khích các doanh nghiệp Ấn làm nhái các loại thuốc của các công ty
Tây Âu và Nhật trước năm 2000 bởi vì:
 Suốt từ năm 1970 đến năm 2005, Ấn Độ chỉ bảo hộ cho các sáng chế là quy
trình và cũng chỉ bảo hộ cho các công ty tiến hành đầu tư dài hạn trong lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển thuốc ở nước này. Luật Sáng chế không cấp giấy phép
độc quyền sáng chế cho thuốc chữa bệnh, và cho phép các công ty Ấn Độ có thể
sản xuất một công thức thuốc nào đó nếu được công ty đang sở hữu bằng sáng
chế thuốc đó cấp giấy phép tự nguyện. 
 Điều 84 của Luật này còn cho phép cấp giấy phép cưỡng bức (compulsory
license), bắt buộc công ty sở hữu bằng sáng chế một loại thuốc phải cấp giấy
phép cho công ty khác sản xuất thuốc đó nếu chúng (1) không đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng thuốc và tiếp cận thuốc của người dân; (2) giá thuốc quá cao so với
khả năng chi trả của người dân; (3) đang thực hiện sản phẩm được bảo hộ sáng
chế trên lãnh thổ Ấn Độ.
 Thay vì công nhận các bằng sáng chế gồm quy trình và sản phẩm - vốn là tiêu
chuẩn của các quốc gia phát triển, Luật Sáng chế 1970 của Ấn Độ chỉ bảo vệ
các bằng sáng chế liên quan đến quy trình mà không bảo hộ sản phẩm. Theo
Luật này, các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ có thể sao chép các sản phẩm dược
phẩm được cấp bằng sáng chế ở nước ngoài, dẫn đến sự bùng nổ trong sản xuất
thuốc và sản phẩm thuốc gốc ở quốc gia này.
 Theo Luật Sáng chế năm 1970 thời gian bảo hộ sáng chế chỉ khoảng 5-7 năm,
đây là điều rất có lợi cho ngành dược phẩm vì các công ty có thể sản xuất đại trà
sản phẩm sau thời hạn bảo hộ để giảm giá thành.
Từ mô hình của Ấn Độ có thể thấy, quốc gia này đã ra được chính sách quan
trọng, đó là sáng chế không bảo hộ sản phẩm, chỉ bảo hộ quy trình, từ đây các nhà
sản xuất thuốc của Ấn Độ có thể sao chép sản xuất các loại thuốc không được bảo
hộ tại nước này mà không vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoài ra, việc tận dụng kho
kiến thức khổng lồ từ các bằng sáng chế đã được công bố mà không bảo hộ tại Ấn
Độ đã giúp các nhà khoa học ở nước này đi tắt đón đầu, hấp thụ được các công
nghệ mới nhất trong thời gian nhanh nhất.

Câu 2: Việc gia nhập WTO đã mang lại lợi ích gì cho ngành dược Ấn?
Trả lời:
Việc gia nhập WTO đã mang lại lợi ích như:
 Có nhiều cơ hội để phát triển, có cơ hội đầu tư, kinh doanh thông thoáng,
minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng
với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng.
 Có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các đối tác kinh doanh để hợp tác sản
xuất, chuyển giao công nghệ
 Được giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, mọi lĩnh vực (trong đó
có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng
hoá.

Câu 3: Hãy phân tích mô hình kim cương của M.E.Porter cho ngành dược Ấn
Trả lời:
a. Điều kiện các yếu tố sản xuất.
Ngàng dược phẩm đươc cấu thành 4 mảng:
 Fomulations là mảng sản xuất thành phẩm. Hàng được làm dưới dạng viên nén,
hộp, bột, siro, chai, lọ…và người bệnh có thể sử dụng trực tiếp.
 API/Bulk drugs là hoạt chất dược phẩm, mới được sản xuất ở giai đoạn đầu.
 CRAMS là các dịch vụ sản xuất và nghiên cứu theo hợp đồng để có mức giá
thấp nhất và đảm bảo chất lượng.
 Biosimilars là các dược phẩm được sản xuất bởi các công ty mới trên cơ sở kết
hợp gene và các công nghệ sinh học.
b. Điều kiện nhu cầu
Sự gia tăng doanh số bán hàng các loại thuốc về gien, tăng trưởng liên tục trong điều trị
mãn tính và sự thâm nhập quốc tân dược tại các vùng nông thôn
c. Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan.
Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay từ Ấn Độ gồm nguyên liệu dược phẩm, hoạt chất
(APIs), thuốc thành phẩm, công thức bào chế thuốc (FDFs), dược phẩm sinh học, dụng
cụ và dịch vụ y tế đến nhiều nước trên thế giới. Các nước nhập khẩu chính sản phẩm
dược từ Ấn Độ là Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Nga, Brazil, Nigeria, Nam Phi…
d. Chiến lược, cơ cấu, các yếu tố cạnh tranh trong ngành.
- Sự linh hoạt của ngành công nghiệp trong việc thay đổi các loại thuốc xuất hiện
nhiều ở thị trường nước ngoài và thể hiện ở sản lượng và công thức thuốc xuất khẩu
ròng. Lợi thế chi phí thấp và có kỹ năng cao trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, có
một số điểm hạn chế về pháp lý cũng như thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp, thiếu các
chuyên gia có trình độ, cùng với thiết bị y tế đắt tiền, thiếu sự gắn kết ngành công
nghiệp này với chương trình giảng dạy.
- Ấn Độ có nhiều tập đoàn, công ty dược phẩm lớn: Sun Pharma Ltd., Dr. Reddy’s
Laboratories, Cipla, Nicolas Pirama, Glaxo Smithkline (GSK), Zydus Cadial...
Tại các bang trong cả nước đều có sản xuất dược phẩm, nhưng các địa phương được
coi là các trung tâm sản xuất Mumbai, Hyderabad, Bangalore, Visakhabatnam và
Ahmedabad.
- Ngành dược Ấn Độ dự kiến đạt mục tiêu doanh thu 55 tỷ USD, xuất khẩu 40 tỷ USD
vào năm 2020 và xếp thứ 6 trên thế giới về quy mô giá trị thị trường. Trên nhiều bình
diện, nước này có thể đạt mục tiêu trên với những lợi thế sẵn có, xu hướng phát triển
trong nước và trên thế giới. Nước này chú trọng kêu gọi đầu tư nước ngoài với những
ưu đãi như được phép đầu tư 100% theo kênh tự động (automatic route). Nhiều khu
chế xuất được thành lập và các trung tâm thu hút đầu tư mới tại các vùng như Đông
Bắc, Jammu & Kashmir, Himachal Pradesh và Uttarakhand.

e. Cơ hội.
- Ấn Độ có gần 200 cơ sở sản xuất thuốc được Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược
phẩm Hoa kỳ (FDA) chấp thuận, là nhà cung cấp nước ngoài lớn nhất các loại thuốc
vào Hoa Kỳ. Xuất khẩu dược phẩm sang Mỹ tăng gần 32% năm 2012, đạt 4,23 tỷ
USD. Ấn Độ chiếm gần 40% các loại thuốc về gien và 10% các loại thuốc điều trị theo
liều sử dụng ở Mỹ.
- Các loại thuốc về gien có thị phần khống chế trong ngành công nghiệp dược phẩm
phát triển nhanh chóng của Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu các loại thuốc về gien của Ấn
Độ đã tăng trưởng với tốc độ 24% trong bốn năm qua. Trong năm 2012, Ấn Độ đã
được UNICEF - Quỹ trẻ em của Liên Hợp Quốc - công nhận là nước cung cấp các loại
thuốc về gien lớn nhất toàn cầu. Bộ Dược phẩm Ấn Độ đã dự kiến đầu tư 3.000 triệu
Rs (489.19 triệu USD) để xây dựng thêm 10 Viện Giáo dục và Nghiên cứu Dược phẩm
(NIPER) cấp quốc gia trong vài năm tới.
f. Chính phủ.
- Với sự hỗ trợ của Pharmexcil và Chính phủ dưới hình thức xây dựng thương hiệu
dược phẩm Ấn Độ - Pharma iPHEX, ngành này sẽ tiếp tục phát triển và đáp ứng yêu
cầu chăm sóc sức khỏe cho các nước đang phát triển. Dự báo sẽ có nhiều thương vụ
sáp nhập và mua lại lớn trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe trong thời
gian tới.
- Chính phủ cũng cam kết dành những khoản tiền ngân sách lớn để đầu tư cơ sở hạ
tầng, xây dựng các khu sản xuất dư

You might also like