You are on page 1of 35

Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu – Pfizer, Inc.

MỤC LỤC
I. Tổng quan về Pfizer Inc. .................................................................................................. 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................... 2
2. Hoạt động của công ty..................................................................................................... 3
3. Vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 ................................................................................ 4
II. ĐỘNG CƠ THIẾT LẬP CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU ......................................... 4
1. Đẩy mạnh hoạt động R&D: ............................................................................................ 4
2. Chính sách của các quốc gia trên thế giới liên quan tới nhập khẩu thuốc ...................... 4
3. Đa dạng hoá sản phẩm .................................................................................................... 5
4. Phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả................................................................................. 5
5. Hướng tới thị trường toàn cầu ......................................................................................... 6
6. Hướng tới sử dụng công nghệ kỹ thuật để thúc đẩy kinh doanh .................................... 6
III. Các nhân tố tác động ......................................................................................................... 7
1. Nhân tố thị trường ........................................................................................................... 7
2. Nhóm nhân tố chi phí ...................................................................................................... 8
3. Nhóm nhân tố chính phủ ............................................................................................... 11
4. Nhóm nhân tố cạnh tranh .............................................................................................. 12
IV. Các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của Pfizer ....................................... 14
1. Chiến lược tích hợp dọc ................................................................................................ 14
2. Nguồn nguyên liệu đầu vào .......................................................................................... 15
3. Quản trị vận hành .......................................................................................................... 16
4. Hoạt động phân phối ..................................................................................................... 25
5. Hoạt động logistics ngược ............................................................................................ 27
6. Chuỗi cung ứng PAXLOVID ....................................................................................... 28
V. Các biện pháp quản trị chuỗi cung ứng .......................................................................... 30
1. Một số biện pháp Pfizer đã thực hiện ........................................................................... 30
2. Đề xuất một số biện pháp.............................................................................................. 33
I. Tổng quan về Pfizer Inc.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Pfizer ra đời năm 1849 do Charles Pfizer và Charles F. Erhart thành lập, hai người là
anh em họ và là dân di cư từ Ludwigsburg, nước Đức đến Hoa Kỳ từ một năm trước đó.
Công ty sản xuất các hợp chất hóa học và có trụ sở chính trên Phố Bartlett ở
Williamsburg, New York.
- Năm 1919, nhà hóa học James Currie của Pfizer và trợ lý của ông đã tiên phong thành
công trong việc sản xuất hàng loạt axit xitric từ đường thông qua quá trình lên men bằng
nấm mốc - một thành tựu cuối cùng đã giải phóng Pfizer khỏi sự phụ thuộc vào những
người trồng cam quýt ở Châu Âu
-Năm 1939, Pfizer được công nhận rộng rãi là công ty hàng đầu trong công nghê lên
men
- Năm 1944, sử dụng quá trình lên men trong bể sâu, Pfizer đã thành công trong nỗ lực
sản xuất hàng loạt penicilin và trở thành nhà sản xuất thuốc thần kỳ lớn nhất thế giới.
- Năm 1951, Pfizer thành lập chi nhánh tại Bỉ, Brazil, Canada, Cuba, Anh, Mexico,
Panama và Puerto Rico.
- Năm 1955, Pfizer mở một nhà máy lên men tại Anh, đặt nền móng cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển của Pfizer tại Anh. Đồng thời, Pfizer hợp tác với Taito của
Nhật Bản để sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh
- Năm 1980, Feldene (piroxicam) trở thành một trong những loại thuốc chống viêm theo
toa bán chạy nhất trên thế giới và là sản phẩm đầu tiên của Pfizer đạt tổng doanh số một
tỷ đô la Mỹ.
- Năm 1989, các nhà khoa học của Pfizer là Peter Dunn và Albert Wood đã tạo ra Viagra
(sildenafil) để điều trị huyết áp cao và đau thắt ngực, chứng đau ngực liên quan đến
bệnh động mạch vành.
- Năm 1997, công ty ký một thỏa thuận đồng tiếp thị với Warner–Lambert cho thuốc
Lipitor (atorvastatin), một statin dùng để điều trị tăng cholesterol máu.. Khi hết hạn
bằng sáng chế vào năm 2011, Lipitor là loại thuốc bán chạy nhất từ trước đến nay, với
doanh thu xấp xỉ $125 tỷ trong hơn 14,5 năm.
- Năm 2000, Pfizer hợp nhất với Warner-Lambert để tạo nên công ty dược phẩm lớn
phát triển nhanh nhất thế giới
- 2010, Pfizer công bố nền tảng R&D đa dạng có tên là Pfizer Worldwide Research and
Development, hỗ trợ xuất sắc trong lĩnh vực phân tử nhỏ, phân tử lớn và nghiên cứu
phát triển vắc xin.
- Tháng 7 năm 2019, công ty mua lại Therachon với giá lên tới 810 triệu đô la, Cũng
trong tháng 7, Pfizer đã mua lại Array Biopharma với giá 10,6 tỷ đô la, thúc đẩy quy
trình sản xuất thuốc điều trị ung thư.
- Tháng 9 năm 2019, Pfizer khởi xướng một nghiên cứu với CDC Foundation để điều
tra việc theo dõi bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện, dự kiến kéo dài đến tháng 6 năm 2023.
- Khi dịch COVID-19 bùng phát, Pfizer đã phát triển và tung ra một số sản phẩm để
ứng phó với đại dịch COVID-19, bao gồm vắc xin Pfizer–BioNTech COVID-19 và
Paxlovid.
- Pfizer dẫn đầu thế giới trong việc phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị COVID-
19, đồng thời cam kết sản xuất siêu tốc để mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin và phương
pháp điều trị cho mọi người trên khắp thế giới
2. Hoạt động của công ty
- Pfizer phát triển và sản xuất thuốc cũng như vắc-xin về miễn dịch học, ung thư, tim
mạch, nội tiết và thần kinh học. Công ty có một số thuốc bom tấn hoặc sản phẩm mà
mỗi sản phẩm tạo ra hơn 1 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm.
- Sản phẩm của công ty trải rộng trên khoảng 125 quốc gia, trong đó Mỹ là thị trường
lớn nhất của Pfizer, chiếm gần 45% doanh thu. Các thị trường mới nổi (bao gồm Trung
Quốc, Mỹ Latinh và Châu Phi), chiếm khoảng 25% doanh thu, Châu Âu chiếm gần 20%
doanh thu và các khu vực còn lại (Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Úc và New Zealand)
chiếm hơn 10% doanh thu.
- Pfizer có các cơ sở sản xuất chính ở Bỉ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Ireland, Ý, Nhật
Bản, Singapore và Mỹ. Tổng cộng, nó vận hành gần 50 nhà máy trên khắp thế giới.
● Hoạt động R&D của Pfizer
- Pfizer có một chương trình nghiên cứu và phát triển rất lớn. Pfizer có các trung tâm
nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu, với các trung tâm ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Thụy
Điển, Nhật Bản và Trung Quốc. Công ty có hơn 12.000 nhà khoa học và nhân viên
nghiên cứu trên toàn cầu.
- Pfizer có một quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm dược phẩm rất kỹ lưỡng và
chuẩn mực. Công ty tập trung vào việc phát triển các loại thuốc để chữa trị các bệnh lý
khác nhau, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, bệnh truyền nhiễm, rối loạn miễn dịch và
các bệnh lý khác. Pfizer sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất để phát triển các sản phẩm
mới, bao gồm sinh học phân tử, sinh học tế bào, chế tạo hóa học và phát triển sản phẩm
kết hợp.
- Ngoài việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dược phẩm mới, Pfizer
cũng đầu tư mạnh vào nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu
quả và an toàn của các sản phẩm dược phẩm. Pfizer cũng đang tìm kiếm các cách tiếp
cận mới để phát triển các sản phẩm dược phẩm, bao gồm sử dụng trí tuệ nhân tạo và
các công nghệ khác để cải thiện quá trình nghiên cứu và phát triển.
3. Vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19
- Vắc xin Pfizer–BioNTech COVID-19 được bán dưới tên thương hiệu Comirnaty, là
vắc xin COVID-19 dựa trên mRNA do công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức
phát triển và hợp tác với công ty Pfizer để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, hậu cần
và sản xuất. Nó được phép sử dụng cho người để bảo vệ chống lại COVID-19 do vi rút
SARS-CoV-2 gây ra.
- Vắc xin này là vắc xin COVID-19 đầu tiên được cơ quan quản lý nghiêm ngặt cho
phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và là vắc xin đầu tiên được phép sử dụng
thường xuyên. Vào tháng 12 năm 2020, Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên cho phép
sử dụng nó trong trường hợp khẩn cấp.
- Vào ngày 23 tháng 8 năm 2021, vắc xin Pfizer–BioNTech đã trở thành vắc xin
COVID-19 đầu tiên được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê
duyệt.
II. ĐỘNG CƠ THIẾT LẬP CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
1. Đẩy mạnh hoạt động R&D:
Với sứ mệnh “chiếm lĩnh và duy trì vị thế với tư cách là công ty dược phẩm có
nền tảng nghiên cứu dẫn đầu trên toàn thế giới”, Pfizer tập trung nguồn lực của mình
vào việc phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, Pfizer cũng
liên kết với các đối tác để tận dụng nguồn lực phát triển hoạt động R&D. Cụ thể, với
sản phẩm vaccine Covid-19, Pfizer đã hợp tác cùng công ty nghiên cứu BioNtech của
Đức để sản xuất ra loại vaccine được cho là có hiệu quả nhất trên thị trường tính đến
thời điểm hiện tại.
2. Chính sách của các quốc gia trên thế giới liên quan tới nhập khẩu thuốc
Nhiều quốc gia trên thế giới đang thực thi các chính sách và đặt ra các ưu đãi
nhằm thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu thuốc. Do đó, việc thâm nhập vào các quốc gia trên
cho phép Pfizer tăng doanh số bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ: Tại cuộc họp điều hành ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Hội đồng Nhà
nước ở Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chỉ ra mong muốn của chính phủ là
tăng khả năng tiếp cận của công dân nước này với các loại thuốc tân tiến. Để đạt được
điều này, chính phủ sẽ khuyến khích nhập khẩu các loại thuốc đó bằng cách hợp lý hóa
lộ trình quy định, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giảm chi phí thuốc. Ngay
sau đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (CFDA) đã công bố dự
thảo hướng dẫn vào ngày 12 tháng 5 năm 2018
3. Đa dạng hoá sản phẩm
Pfizer có sản phẩm đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành dược phẩm
qua đó có thể đáp ứng được nhiều loại nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng. Pfizer tiên
phong sản xuất kháng sinh penicillin, tiếp tục với nỗ lực nghiên cứu các loại kháng sinh
mới Pfizer đã cho ra mắt sản phẩm thuốc kháng khuẩn Terramycin, tiếp theo đó Pfizer
đã cho ra đời thuốc rối loạn mỡ máu Lipitor- sản phẩm đã trở thành loại thuốc đầu tiên
trên thế giới đem lại doanh số 10 tỷ USD mỗi năm. Pfizer tiếp tục cho ra đời Viagra-
thuốc điều trị rối loạn cương dương. Năm 2015, Pfizer có 8 thuốc chữa ung thư được
phê duyệt, được phát triển theo 2 hướng: tiêu diệt tế bào ung thư và miễn dịch học ung
thư. Mới đây nhất thì công ty Pfizer đã cho ra đời Vaccine Pfizer tạo phản ứng miễn
dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid 19.
4. Phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả
Pfizer đã xây dựng linh hoạt chuỗi cung ứng của mình để bệnh nhân có thể tiếp
cận được loại thuốc họ cần. Vào năm 2020, Pfizer hợp tác với hơn 300 nhà cung cấp và
thêm 44 doanh nghiệp nhỏ đủ tiêu chuẩn và năng lực, làm tăng đáng kể sự đa dạng trong
chuỗi cung ứng và làm cho chuỗi cung ứng này trở nên linh hoạt hơn. Để đảm bảo
phương pháp điều trị COVID-19 mới, PAXLOVID, sẽ đến nơi cần thiết nhanh nhất có
thể, Pfizer đã bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng và khả năng sản xuất của mình vào đầu
năm 2020 - trước khi được FDA cho phép sử dụng.
Khi công nghệ đám mây và dữ liệu lớn phát triển, việc theo dõi từ đầu đến cuối
và phân tích phức tạp về chuỗi cung ứng, từ thử nghiệm ban đầu đến quá trình sử dụng
của bệnh nhân, ngày càng trở nên khả thi. Pfizer đã lưu ý đến bối cảnh thay đổi này và
lần đầu tiên chuyển chuỗi cung ứng của mình lên đám mây vào năm 2012. Vào năm
2015, Pfizer đã giới thiệu Mạng lưới cung ứng được điều phối cao, được mô tả trong
Đánh giá thường niên năm 2016 để đạt được “khả năng hiển thị đầy đủ về trạng thái
của sản phẩm mọi lúc” và “xác định ngay nhu cầu – từ mọi nơi trên thế giới – và nhanh
chóng báo cáo đến cơ sở sản xuất tốt nhất, sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó
và đảm bảo sản phẩm được giao đúng hạn” là mục tiêu cuối cùng của công ty trong hơn
5 năm sau đó. Pfizer cũng đang tìm cách chuyển sang không gian thương mại điện tử
cho thuốc theo toa trong tương lai gần, một nhiệm vụ trước đây bị hạn chế bởi sự phổ
biến của các đơn thuốc giấy trực tiếp từ văn phòng bác sĩ, nhưng giờ đây một phần đang
dần được thay thế bằng các đơn thuốc trực tuyến, đặt hàng trực tuyến và giao hàng trực
tuyến. Không gian thương mại điện tử sẽ cung cấp một cách trực tiếp hơn, ít tốn kém
hơn để thuốc di chuyển qua chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp dữ liệu điểm dịch vụ
chi tiết hơn để dự báo nhu cầu và các phân tích khác.
5. Hướng tới thị trường toàn cầu
Tình trạng thiếu thuốc xảy ra ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, không phân
biệt nền kinh tế đó có thu nhập cao hay thấp. Cùng với phương châm:” Tất cả bệnh nhân
phải được tiếp cận với các loại thuốc và dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần”, Pfizer
đã kết hợp với các đối tác của mình để tìm cách giúp củng cố hệ thống y tế, cải thiện
khả năng tiếp cận cho những bệnh nhân không được phục vụ. Tất cả mọi người - bất kể
họ sống ở đâu, thu nhập của họ cao hay thấp đều có quyền được hưởng các giải pháp
sức khỏe an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, hàng tỷ người vẫn thiếu các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cơ bản. Để giúp thu hẹp khoảng cách bình đẳng y tế này và giải quyết những
thách thức hiện đang hạn chế hoặc ngăn cản khả năng tiếp cận với thuốc và vắc xin,
Pfizer đã phát động chiến dịch “Vì một thế giới khỏe mạnh hơn”. Thông qua chiến dịch,
Pfizer đã cam kết cung cấp các loại thuốc và vắc xin chất lượng cao đã được cấp bằng
sáng chế trên cơ sở phi lợi nhuận cho 1,2 tỷ người ở 45 quốc gia có thu nhập thấp hơn
trên khắp thế giới. Đồng thời công ty sẽ làm việc với các chính phủ và các đối tác y tế
toàn cầu để kích hoạt các hệ thống y tế mạnh mẽ hơn để đảm bảo rằng chúng tiếp cận
những người cần.
6. Hướng tới sử dụng công nghệ kỹ thuật để thúc đẩy kinh doanh
Trong kỷ nguyên COVID-19, các công ty dược phẩm đang nhanh chóng nhận ra
rằng chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ là một khái niệm hấp dẫn mà còn là
một mệnh lệnh chiến lược. Pfizer đã chấp nhận các công nghệ kỹ thuật số làm chất xúc
tác cho sự thay đổi ở mọi cấp độ trong tổ chức của họ.
Giám đốc điều hành Albert Bourla đã xác định sứ mệnh của Pfizer là thúc đẩy
những đột phá thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Là một phần của sứ mệnh đó, Pfizer
đang thực hiện chuyển đổi kinh doanh để trở thành một tổ chức gọn gàng hơn, được
định hướng khoa học hơn và tập trung vào bệnh nhân. Kỹ thuật số đóng một phần trong
hầu hết mọi khía cạnh của để đạt được sự chuyển đổi đó. Pfizer đã tạo ra 3 bước đi táo
bạo để hỗ trợ cho kế hoạch định hướng mục đích của họ, một trong số đó là giành chiến
thắng trong cuộc đua kỹ thuật số trong lĩnh vực dược phẩm. Khi công ty nói về việc
giành chiến thắng trong cuộc đua kỹ thuật số trong dược phẩm, trọng tâm của họ là:
(1) áp dụng công nghệ kỹ thuật số để giúp tăng tốc độ khám phá và phát triển thuốc và
vắc xin.
(2) nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân và khách hàng.
(3) làm cho công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn thông qua việc áp dụng tự động hóa.
Digital Companion là một phần trong chiến lược chuyển đổi và kỹ thuật số của
Pfizer. Nó cung cấp các giải pháp và công cụ qua các kênh kỹ thuật số để trợ giúp các
nhà cung cấp và bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau. Mục tiêu của Pfizer là đối với
mỗi bước đột phá mới mà họ cung cấp ra thị trường, họ sẽ có những người bạn đồng
hành kỹ thuật số hỗ trợ sẽ giúp gắn kết và cuối cùng, giúp thông báo tốt hơn cho bệnh
nhân hoặc hỗ trợ bệnh nhân liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Một số bước đột phá về hiệu quả hậu cần có thể được kể tên, chẳng hạn như hệ
thống 'chọn bằng giọng nói'; các sáng kiến 'tháp điều khiển' được vận hành thông qua
4PL (đối tác hậu cần bên thứ tư); các công cụ hiển thị theo thời gian thực cũng được
kích hoạt bởi các công nghệ như điện thoại thông minh và máy tính bảng, giúp cho khả
năng hiển thị trở nên 'tiện dụng'; và tất nhiên là toàn bộ cơ sở hạ tầng cơ bản để thu thập
và báo cáo dữ liệu thông qua phân tích nâng cao. Một cải tiến khác do công nghệ dẫn
đầu là việc mở rộng khả năng sản xuất bao bì thứ cấp, cho phép áp dụng rộng rãi hơn
các chiến lược trì hoãn.
Và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với việc ngày càng có nhiều
loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ, khả năng kiểm soát, theo dõi nhiệt độ theo thời gian
thực và làm mát đã trở thành những thành phần thiết yếu trong danh mục công nghệ.
III. Các nhân tố tác động
1. Nhân tố thị trường
1.1. Gia tăng dân số
- Dân số thế giới không chỉ tăng lên mà ngày còn già đi, đó là kết quả tất yếu của việc
giảm sinh, đặc biệt khi đời sống được cải thiện khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe
và chăm sóc xã hội tăng lên đáng kể. Với quy mô và xu hướng tiêu dùng của con người
dần thay đổi, ngành dược phẩm dự báo sẽ còn tăng trưởng mạnh trong tương lai.
- Tăng dân số có thể mang lại lợi ích cho Pfizer và các công ty dược phẩm khác vì nó
có thể tạo ra nhu cầu tăng cao về các sản phẩm y tế và dược phẩm. Nếu có nhiều người
hơn, sẽ có nhiều người cần điều trị bệnh và sử dụng các sản phẩm y tế và dược phẩm
để cải thiện sức khỏe của họ. Điều này có thể mang lại lợi nhuận tăng cao cho Pfizer.
Và thị trường tiềm năng là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn độ
với dân số gần 3,7 tỉ người (chiếm hơn 50% dân số thế giới) cùng các quốc gia đang
phát triển có mức chi cho tiêu thụ thuốc ước tính tăng mạnh
1.2. Thương mại điện tử ngành dược
- Thương mại điện tử có vai trò cực kỳ quan trọng đối với chiến lược tổng thể của Pfizer.
Công ty đã thúc đẩy tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua và đang vượt xa tốc độ phát
triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe về mặt thương mại điện tử, đặc biệt là thị trường
Trung Quốc. Tại Trung Quốc. Pfizer đã gia nhập thị trường từ năm 1989 và đây là thị
trường lớn thứ hai của công ty, chỉ sau doanh nghiệp Hoa Kỳ. Pfizer có hai trong số các
thương hiệu OTC (over the counter- thuốc không kê đơn) hàng đầu ở Trung Quốc, đó
là Caltrate và Centrum, nằm trong số 10 thương hiệu OTC hàng đầu trên thị trường.
Pfizer phục vụ khoảng 200 triệu người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay và việc mở một
cửa hàng thương mại điện tử trên thị trường trực tuyến Tmall của Alibaba đã cho phép
công ty tiếp cận những người tiêu dùng này dễ dàng hơn. Tmall đã cho Pfizer một nền
tảng tuyệt vời để nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm mới tại Trung Quốc và để kiểm
tra phản ứng của người tiêu dùng. Thêm vào đó, thị trường trực tuyến của Trung Quốc
rất nhanh đã giúp cho Pfizer đạt được các thành công nhất định khi kinh doanh tại thị
trường này.
2. Nhóm nhân tố chi phí
2.1. Công nghệ trong quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc:
- Công nghệ SUB (Single Use Bio-reactor) : là một công nghệ sản xuất dược phẩm
mới mà Pfizer đã áp dụng trong quá trình sản xuất vaccine COVID-19. Công nghệ này
sử dụng các bồn phản ứng tái sử dụng một lần, có kích thước nhỏ và tiêt kiệm diện tích
sản xuất thay vì các bồn phản ứng cố định truyền thống, giúp tăng năng suất sản xuất
và giảm thời gian sản xuất.
+ Các bồn phản ứng SUB được làm bằng nhựa và có thể tái sử dụng một lần, giúp
tránh được sự lây lan của vi khuẩn và virus trong quá trình sản xuất. Những bồn
phản ứng này có kích thước nhỏ hơn và tiết kiệm diện tích sản xuất, đồng thời
giảm chi phí thiết bị và vận hành so với các bồn phản ứng truyền thống.
+ Công nghệ SUB được cho là đang trở thành một xu hướng trong ngành sản xuất
dược phẩm nhờ tính linh hoạt và nhanh chóng trong quá trình sản xuất, đồng thời
giảm chi phí và rủi ro nhiễm bệnh.
- Công nghệ bảo quản thuốc : Pfizer sử dụng kỹ thuật đông lạnh để lưu trữ và vận
chuyển sản phẩm của họ. Cụ thể, vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech được bảo
quản ở nhiệt độ -70 độ C trong tủ đông lạnh đặc biệt được thiết kế để đảm bảo an toàn
và độ ổn định của vaccine.
- Công nghệ vận chuyển thuốc : Pfizer cũng đã phát triển các công nghệ tiên tiến khác
để bảo quản và vận chuyển thuốc của họ. Ví dụ, họ đã phát triển một thiết bị đông lạnh
di động, có thể lưu trữ và vận chuyển các loại thuốc và vaccine trong điều kiện nhiệt độ
thấp. Điều này cho phép thuốc và vaccine được lưu trữ và vận chuyển đến các khu vực
xa xôi hoặc khó tiếp cận mà không cần phải lo lắng về vấn đề bảo quản.
2.2. Công nghệ quản lý công ty
- Quản lý dựa trên đám mây GT Nexus: Pfizer đã thiết kế lại hoàn toàn chuỗi cung ứng
phức tạp của mình, chuyển nó vào đám mây và giới thiệu một máy chủ ảo mới cung cấp
thông tin chung cho tất cả những người tham gia. Thay vì vận hành các hệ thống và dữ
liệu độc quyền của riêng họ, Pfizer và các nhà cung cấp bên ngoài hiện sử dụng cùng
một nền tảng để quản lý mạng lưới chuỗi cung ứng bằng cách giám sát hiệu suất, phân
tích mạng và các công cụ khác. Việc ảo hóa chuỗi cung ứng cho phép Pfizer phản ứng
nhanh hơn nhiều đối với các sự kiện bất ngờ có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng phức
tạp cũng như áp lực thị trường hàng ngày
- Tích hợp theo chiều ngang: việc Pfizer mua lại những doanh nghiệp có liên quan tạo
cấu trúc chi phí thấp hơn, giúp đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô hơn, cũng như
giảm sự trùng lặp tài nguyên. Các lợi thế bổ sung là gia tăng sự khác biệt và đổi mới,
bán chéo và đóng gói, giảm bớt sự cạnh tranh và giảm khả năng thương lượng của người
mua và nhà cung cấp. VD: Pfizer mua lại King Pharmaceuticals Inc của Mỹ, Allergan
của Ireland,..
2.3 R&D-research and development:

Hình 1. Chi tiêu của Pfizer cho nghiên cứu và phát triển từ 2006 đến 2022
- Pfizer rất chú trọng tới việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới. công ty liên
tuc đưa ra các loại thuốc mới và không ngừng mở rộng cơ sở nghiên cứu, tổ chức lại
các hoạt động R&D và tăng chi tiêu cho lĩnh vực này. Trung bình Pfizer dành gần 16%
doanh thu cho hoạt động R&D và là công ty đầu tiên sáng chế ra các loại thuốc quan
trọng có giá trị cao như Norvasc, Lipitor, Zoloft, Zithromax,...Pfizer cũng đảm bảo
quyền bảo hộ sáng chế cho các nghiên cứu của công ty để bảo vệ quyền sở hữu độc
quyền các loại thuốc, đảm bảo thu lợi nhuận cao
- Chỉ riêng ngành dược phẩm dựa trên nghiên cứu đã đầu tư ước tính khoảng 37,8 tỷ €
vào năm 2019 và 39 tỷ € vào năm 2020, con số này cao hơn nhiều so với ước tính của
Eurostat về tổng chi tiêu công cho R&D y tế và sức khỏe, ước tính khoảng 10,3 tỷ €
vào năm 2019 (EU28 inc. Vương quốc Anh) và 9,1 tỷ € vào năm 2020 (chỉ EU27). Tuy
nhiên trong năm 2020, Pfizer đã chi tới 8,709 tỷ € cho R&D
- Quá trình R&D ngày càng tốn kém và bởi vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ các ứng cử viên
thuốc được phê duyệt nên thất bại là kết quả phổ biến nhất. Trong nửa đầu thập kỷ qua,
tỷ lệ thành công của Pfizer liên tục tụt hậu so với các tiêu chuẩn ngành: năm 2010, tỷ lệ
thành công từ đầu đến cuối của nó là 2%, thấp hơn một nửa so với mức chuẩn của ngành
là 5% trong cùng năm. Vào cuối năm 2020, tỷ lệ thành công đã tăng gấp 10 lần trong
hành trình kéo dài một thập kỷ và đưa Pfizer trở thành công ty dẫn đầu về tỷ lệ thành
công hiện tại, với mức cao nhất trong ngành là 21% (trung bình của các công ty ngang
hàng là 11%) tính đến cuối năm 2020.

Hình 2. Tỷ lệ thành công của các nghiên cứu của Pfizer so với ngành

2.4. SG&A (Selling, General & Administrative Expense)


- SG&A, hay chi phí bán hàng, quản lý chung và hành chính, bao gồm tiền lương, chi
phí phúc lợi, phí chuyên môn và tiếp thị, chi phí vận chuyển và xử lý, quảng cáo và
khuyến mãi sản phẩm chiếm 34% tổng chi phí của công ty
- Thực tế Pfizer chi nhiều tiền cho việc tiếp thị sản phẩm hơn bất kỳ công ty dược
phẩm nào.Pfizer đã chi khoảng 11,7 tỷ đô la Mỹ cho chi phí bán hàng, thông tin và
quản lý vào năm 2022, bao gồm chi phí quảng cáo, chiếm khoản chi phí lớn thứ hai
của công ty trong năm.
Hình 3. Thống kê chi tiêu quảng cáo của Pfizer từ 2008 đến 2022

3. Nhóm nhân tố chính phủ


3.1. Chính sách thuế
- Chính phủ đã áp thuế thấp đối với Pfizer mặc dù thu nhập của công ty đã tăng lên đáng
kể trong đại dịch Covid nhờ vào việc sản xuất vacxin. Lợi nhuận cực cao vì thuế thu
nhập của Pfizer trong mười hai tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2022 là $3,328
tỷ. Pfizer chỉ trả 9,3% thuế, thấp hơn nhiều so với mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%
sẽ có hiệu lực vào năm 2023
- Điều này làm dấy lên làn sóng phản đối vì các nhà kinh tế cho rằng Pfizer đã thu lợi
nhuận khổng lồ và vô lương tâm do độc quyền vacxin Covid. Do đó, đã đến lúc áp dụng
thuế lợi nhuận vượt mức, tăng thuế đối với các tập đoàn có lợi nhuận như Pfizer, đóng
các kẽ hở về thuế và tăng khả năng chi trả thuốc cho người dân. Tuy nhiên Pfizer vẫn
tích cực vận động hành lang để được miễn thuế và nhượng bộ nhiều hơn nữa
3.2. Quy định về quản lý dược phẩm
- Tại Mỹ, tất cả các sản phẩm phải được FDA chấp thuận trước khi thực hiện bất kỳ
chiến dịch tiếp thị nào. Sự giám sát của FDA bao gồm các quy định chi phối việc thử
nghiệm, sản xuất, an toàn, hiệu quả, ghi nhãn và lưu trữ các sản phẩm, lưu trữ hồ sơ,
quảng cáo và khuyến mại.
- Các sản phẩm của công ty như vác-xin Pfizer, thuốc trị đau nửa đầu Zavzpret và nhiều
loại thuốc khác đã được FDA cấp phép lưu hành, tức là đã được kiểm nghiệm lâm sàng
và đảm bảo chất lượng tốt nhất. Điều này giúp chiếm được lòng tin của các chuyên gia
y tế và người bệnh sẽ an tâm hơn về kết quả điều trị
3.3. Thiếu cơ quan quản lý
- Pfizer chủ yếu hoạt động ở các quốc gia có đầy đủ các cơ quan quản lý đảm bảo sự
suôn sẻ của các hoạt động Nhưng một số quốc gia thiếu các cơ quan này. Do đó, việc
thực hiện các hoạt động ở những quốc gia như vậy sẽ dẫn đến sự phân tán của quá trình
sản xuất. Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất các sản phẩm của Pfizer; kết quả là
Pfizer sẽ có lợi nhuận thấp, không có lợi cho công ty.Hơn nữa, bất ổn chính trị dưới
hình thức xâm lược cũng ảnh hưởng đến Pfizer.
Ví dụ, do cuộc xâm lược gần đây của Nga vào Ukraine, Pfizer đã quyết định
dừng các khoản đầu tư của mình vào Nga . Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu Pfizer
về lâu dài.
4. Nhóm nhân tố cạnh tranh
4.1. Đối thủ cạnh tranh mới
Pfizer hoạt động trong ngành dược phẩm, ngành công nghiệp mà có một rào cản
cao đối với việc gia nhập vì vậy đây không phải vấn đề lớn đối với Pfizer. Chi phí cơ
sở hạ tầng khổng lồ, những nỗ lực cần có để nghiên cứu và phát triển là rất lớn. Người
mới bước chân vào ngành sẽ phải phát triển các cơ sở nghiên cứu từ những con số
không. Vốn nhân lực cần thiết cho công ty dược phẩm hàng đầu như Pfizer cũng rất cao
và công ty sẽ phải tìm cách thu hút những nhân tài thực sự trong lĩnh vực này, có thể
bằng cách chiêu mộ họ từ những đối thủ hiện có khác. Công ty mới phải có khả năng tự
tiếp thị cực kỳ tốt để tạo dựng uy tín và điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ. Kiểm
soát chất lượng là một vấn đề khác mà công ty sẽ phải chú trọng vì họ không thể phạm
sai lầm với những sản phẩm có ảnh hưởng đến tính mạng con người, bởi bất kỳ sai lầm
nào ở đây đều đồng nghĩa với việc chấm dứt toàn bộ uy tín của công ty. Do đó, có thể
nói rằng rào cản gia nhập là rất cao trong lĩnh vực này.
4.2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
- Nhu cầu về thuốc và các sản phẩm dược phẩm trên toàn cầu là rất lớn và ngành này
đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong vài thập kỷ qua. Đối thủ cạnh tranh lớn trong
ngành dược phẩm đến từ Châu Mỹ và Châu Âu dẫn đầu ngành về doanh thu. Pfizer là
công ty lớn nhất vào năm 2018 với doanh thu hàng năm là 53,7 tỷ đô la Mỹ. Roche,
Johnson&Johnson, Sinopharm Merch, Novartis, Abbvie, Amgen, GSK đã thu về doanh
thu 45,7, 40,7, 39,3, 39,7, 34,9, 32,8, 23,7 và 23 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018. Việc thu
về một lượng doanh thu lớn như vậy bởi những công ty cho thấy sự phát triển của ngành
và sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty khi có nhiều người chơi thống trị ngành. Sự
hiện diện của những người chơi này với sức mạnh tài chính và doanh thu vượt trội làm
tăng cường sự cạnh tranh đối kháng trong ngành dược phẩm ở cấp độ toàn cầu
- Pfizer, là một trong những công ty lớn nhất trong ngành này, có một số cơ sở nghiên
cứu và phát triển tốt nhất và nắm giữ bằng sáng chế cho nhiều loại thuốc tân tiến nhất.
Điều này cho phép họ tự bảo vệ mình khỏi sự cạnh tranh trong khi bằng sáng chế vẫn
còn hiệu lực và cho phép họ tính giá cao cho các loại thuốc được bán để bù đắp chi phí
nghiên cứu và phát triển trong khi vẫn giữ được mức lợi nhuận cao.
4.3. Nhà cung cấp
- Trong trường hợp của ngành dược phẩm, số lượng các công ty lớn nhiều hơn các nhà
cung cấp trong ngành này và do đó các nhà cung cấp có nhiều quyền thương lượng vì
nguyên liệu thô trong bối cảnh hiện nay thường khá hiếm. Nhìn chung, quyền thương
lượng của các nhà cung cấp trong ngành dược phẩm là cao và do đó đây là nhân tố tác
động rất mạnh. Các nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thường sử dụng
quyền đàm phán của họ để lấy giá cao hơn từ các công ty trong ngành
- Tuy nhiên Pfizer hoạt động là một khách hàng quan trọng đối với các nhà cung cấp
với vị trí vững chắc trên thị trường ngành, điều này có nghĩa là lợi nhuận của ngành gắn
chặt với lợi nhuận của các nhà cung cấp. Do đó, các nhà cung cấp này phải cung cấp
giá cả hợp lý. Trong thực tế, Pfizer đã giải quyết một phần vấn đề này bằng cách thiết
lập chương trình đánh giá nhà cung cấp EHS- Environmental,Health and Safety để đảm
bảo hiệu suất EHS của nhà cung cấp đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của công ty.
4.4. Khách hàng
Trong hầu hết các trường hợp, các sản phẩm do Pfizer bán nói riêng và trong
ngành dược phẩm nói chung không có nhiều sự khác biệt trong mắt của khách hàng.
Mặc dù có rất nhiều công ty dược phẩm hiện đang hoạt động trên thị trường, người mua
không thực sự có bất kỳ tiếng nói nào đối với giá các loại thuốc được bán. Các công ty
được phép định giá các loại thuốc mới nhất của họ ở mức giá cao tùy thích và nó thường
được thực hiện với mục đích trang trải chi phí nghiên cứu và phát triển cũng như để lại
một số lợi nhuận. Điều này có nghĩa là khách hàng có rất ít khả năng thương lượng, đặc
biệt là trong trường hợp thuốc hiếm, khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc
trả mức giá do Pfizer đặt ra để có được thuốc.
4.5. Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm do Pfizer cung cấp là thuốc và thực sự không có sản phẩm nào thay thế hoàn
toàn những sản phẩm này. Sản phẩm thay thế khả thi ở đây là thuốc gốc nhưng hiệu quả
của những loại thuốc này thường không được coi trọng là như thuốc có nhãn hiệu. Ngoài
ra, một số loại thuốc mới nhất mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho một công ty dược
phẩm như Pfizer được bảo vệ bởi bằng sáng chế và không có lựa chọn thay thế nào có
sẵn dưới dạng thuốc gốc. Một sự thay thế khả thi khác có thể là những loại thuốc y học
cổ truyền nhưng những khách hàng ưa chuộng điều này sẽ không phải là tệp khách hàng
mục tiêu của dược phẩm hiện đại.
- Nhìn chung có rất ít mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế và miễn là công ty tiếp tục
đưa ra các loại thuốc mới, thì mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế sẽ vẫn ở mức thấp.
IV. Các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của Pfizer
1. Chiến lược tích hợp dọc
- Pfizer đã áp dụng chiến lược tích hợp dọc bằng cách sở hữu nhiều cơ sở sản xuất và
nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu.Ngoài ra, Pfizer cũng sở hữu nhiều công ty con
và liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm. Việc sở hữu các cơ sở sản xuất và
nghiên cứu giúp Pfizer có thể tự chủ động trong quá trình sản xuất và cung ứng thuốc,
đồng thời giảm được rủi ro phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài. Ngoài ra, chiến
lược tích hợp dọc cũng giúp Pfizer tối ưu hoá các quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng
sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
- Hiện nay, Pfizer đang tích hợp dọc trong nhiều khâu của quá trình sản xuất và chuỗi
cung ứng, từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất nguyên liệu thô và sản
xuất dược phẩm,...

Hình 4. Mô hình chuỗi cung ứng Dược phẩm


2. Nguồn nguyên liệu đầu vào
Pfizer là một công ty dược phẩm đa quốc gia và quy trình thu thập nguyên liệu
thô của họ sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm cụ thể.
Pfizer sở hữu các Procurement Organizations như Pfizer Global Supply (PGS);
Pfizer Research, Development and Medical (RDM); Pfizer Worldwide
Biopharmaceutical Businesses (WBB); Global Procurement and Operations (GPO) với
vai trò xác định nhu cầu kinh doanh, tiến hành lập kế hoạch trước dự án, xem xét các
đơn đăng ký của các nhà cung cấp hiện hành; thu thập dữ liệu và tiến hành tinh chỉnh
kế hoạch thực hiện và lựa chọn nhà cung cấp; sau đó đo lường, giám sát và báo cáo tiến
độ dự án. Do đó có thể đảm bảo chất lượng đầu vào của nguồn cung nguyên liệu. Pfizer
làm việc với các nhà cung cấp lớn hàng đầu thế giới về bao bì sản phẩm, nguồn nguyên
liệu sản xuất, trang thiết bị hiện đại như Bemis Company. Inc, Corning Inc, Dow
Chemical Company, Eastman Chemical Company…
Celltrion Healthcare, Catalent Inc và Charles River Laboratories International là
các nhà cung cấp chính trong những năm đầu tiên của Pfizer, các nhà cung cấp cấp hai
của Pfizer bao gồm Bayer AG, Alnylam Pharmaceuticals, Quanterix Corp, Regulus
Therapeutics, ASKA Pharmaceuticals. Các nhà cung cấp cấp hai của Pfizer chủ yếu sản
xuất nguyên liệu thô cho thuốc và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên những nguyên
liệu thô này, còn được gọi là các hợp chất hóa học.
Pfizer thuê ngoài quá trình sản xuất nguyên liệu thô của thuốc bằng cách thuê
ngoài nhiều bên vì Pfizer chia sẻ hoạt động kinh doanh của mình giữa nhiều nhà cung
cấp. Các nhà cung cấp tìm nguồn nguyên liệu thô và thực hiện xét nghiệm y tế đối với
nguyên liệu thô cho Pfizer để Pfizer có thể tập trung vào sản xuất thuốc thay vì làm cả
hai. Với cách tiếp cận này thì việc thuê ngoài cho phép họ tập trung vào các thử nghiệm
lâm sàng và phát triển thuốc mà không bị phân tâm nếu họ tìm nguồn nguyên liệu thô
và sản xuất thuốc nó sẽ quá thâm dụng vốn và lao động dẫn đến lợi nhuận nhỏ hơn và
nhiều chi phí hơn.
Pfizer đã công bố rằng họ đã tập trung vào việc lựa chọn các nhà cung cấp đáng
tin cậy và được chứng nhận chất lượng trên toàn cầu, đảm bảo rằng nguồn cung cấp của
họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả cao nhất. Pfizer cũng có một quy trình đánh
giá đối tác cung cấp tiềm năng trước khi hợp tác với họ để đảm bảo tính bền vững và
đáng tin cậy của chuỗi cung ứng của mình.
Các loại nguyên liệu mà Pfizer mua :
- Pfizer khai thác nguyên liệu từ các nhà cung cấp trên toàn thế giới, bao gồm thành
phần hoạt tính của dược phẩm (API), chất phụ gia, vật liệu đóng gói và các thành phần
khác.
- Một số nguyên liệu thô của Pfizer bao gồm các hoạt chất dược phẩm và thành phần
cho thuốc thử nghiệm. Các hoạt chất này thường được sản xuất thông qua quy trình tổng
hợp hóa học hoặc trích xuất từ nguồn thực vật hoặc động vật.
Ngoài ra, Pfizer có các trang trại sản xuất nguyên liệu thô để đảm bảo rằng các
nguyên liệu này được kiểm soát chặt chẽ và có chất lượng cao. Ngoài ra, họ có các
chương trình nghiên cứu để phát triển các nguồn nguyên liệu thô mới và cải tiến các
phương pháp thu thập và sản xuất nguyên liệu thô hiện có.
3. Quản trị vận hành
3.1. Quyết định sản xuất/thuê ngoài
Pfizer vừa tự sản xuất sản phẩm của mình, vừa thuê ngoài để sản xuất một số sản phẩm.
Việc tự sản xuất và thuê ngoài tùy thuộc vào sản phẩm và quyết định kinh doanh của
công ty.
*Thuê/mua ngoài :
Trong trường hợp sản phẩm cần sử dụng các công nghệ sản xuất đặc biệt hoặc khối
lượng sản xuất không đủ lớn để đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Pfizer có thể thuê
ngoài để sản xuất.
Một số sản phẩm của Pfizer được sản xuất bởi các đối tác sản xuất khác. Ví dụ:
+ Lipitor: Đây là một loại thuốc chống cholesterol của Pfizer, được sản xuất bởi
công ty đối tác Watson Pharmaceuticals.
+ Viagra: Đây là một loại thuốc điều trị rối loạn cương dương của Pfizer, được sản
xuất bởi công ty đối tác Teva Pharmaceuticals.
+ Celebrex: Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid của Pfizer, được sản
xuất bởi công ty đối tác Mylan Pharmaceuticals.
+ Lyrica: Đây là một loại thuốc chống đau và điều trị các rối loạn thần kinh của
Pfizer, được sản xuất bởi công ty đối tác Covis Pharma.
Ngoài ra, Pfizer cũng thuê ngoài một số công việc sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng
cho các sản phẩm của mình. Các công ty đối tác sản xuất này thường được chọn dựa
trên năng lực sản xuất, độ tin cậy và khả năng đáp ứng nhu cầu của Pfizer.
*Tự sản xuất :
Trong khi đó, đối với các sản phẩm chủ lực và quan trọng, Pfizer thường tự sản xuất để
đảm bảo tính kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm, cũng như đảm bảo tính liên
tục trong sản xuất. Không những thế, tự sản xuất các sản phẩm cho phép Pfizer bảo vệ
thông tin liên quan đến sản phẩm của họ và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc chia sẻ
thông tin với các đối tác sản xuất bên ngoài.
Một số sản phẩm chính do Pfizer tự sản xuất bao gồm:
+ Prevnar 13: Đây là một loại vắc xin phòng ngừa bệnh do vi khuẩn pneumococcal
gây ra. Vắc xin này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh
viêm phổi, nhiễm trùng tai biến và nhiễm trùng huyết.
+ Xeljanz: Đây là một loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm đa
khớp dạng thấp ở người lớn. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động
của một loại enzyme gọi là Janus kinase.
+ Chantix: Đây là một loại thuốc giúp người hút thuốc bỏ thuốc lá. Thuốc này hoạt
động bằng cách kích hoạt một loại thụ thể thần kinh được gọi là thụ thể nicotine
acetylcholine, nhưng không phải làm giảm các triệu chứng của hút thuốc lá.
+ Ibrance: Đây là một loại thuốc điều trị ung thư vú estrogen dương tính giai đoạn
nâng cao ở phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hoạt
động của một loại enzyme gọi là kinase của protein cyclin-dependent.
Pfizer cũng tự sản xuất nhiều sản phẩm khác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm các
loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc điều trị bệnh lý tâm thần, thuốc đau
và các sản phẩm y tế khác.
Việc tự sản xuất hay thuê ngoài là một phần quan trọng của chiến lược sản xuất và kinh
doanh của Pfizer, giúp công ty tối ưu hóa sản xuất và quản lý chi phí sản xuất, đồng
thời đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt.
3.2. Quản trị sản xuất
Quá trình sản xuất của Pfizer bao gồm các bước chính như sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình sản xuất, bao gồm các
hoạt động như kiểm tra nguyên liệu, đánh giá các thiết bị sản xuất và kiểm tra các quy
trình sản xuất.
Giai đoạn sản xuất: Sau khi chuẩn bị, Pfizer bắt đầu sản xuất sản phẩm theo quy trình
và tiêu chuẩn đã được xác định trước đó. Các hoạt động sản xuất bao gồm lắp ráp, pha
trộn và đóng gói sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng: Pfizer thực hiện các kiểm tra chất lượng cẩn thận trong suốt quá
trình sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả cao
nhất.
Đóng gói sản phẩm: Sau khi sản xuất xong, Pfizer đóng gói sản phẩm thành các bao bì
khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu của khách hàng.
Quá trình sản xuất của Pfizer được thực hiện với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cao
nhất để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt được
hiệu quả kinh doanh.
● Với sản phẩm Vaccine BioNTech, Pfizer
Quy trình để sản xuất vaccine của Pfizer gồm 19 bước:
+ Lấy DNA từ Kho lạnh
+ Phát triển các tế bào
+ Lên men hỗn hợp
+ Thu hoạch và tinh lọc DNA
+ Kiểm tra chất lượng
+ Cắt Plasmid
+ Lọc DNA
+ Đóng băng, đóng gói và vận chuyển
+ Phiên mã ADN thành mRNA
+ Kiểm tra mRNA
+ Đóng băng, đóng gói và vận chuyển (Một lần nữa)
+ Chuẩn bị mRNA
+ Chuẩn bị Lipid
+ Lắp ráp vắc xin mRNA
+ Chuẩn bị các lọ
+ Đổ đầy lọ
+ Đóng gói, đóng băng và kiểm tra
+ Đóng gói và vận chuyển vắc xin đã hoàn thành
+ Quản lý vắc xin
Các khâu chính:
+ Sản xuất DNA: Để bắt đầu, Pfizer đã phát triển giai đoạn sản phẩm thuốc
(DNA plasmid) tại một nhà máy ở St. Louis (Missouri, Mỹ). Những
plasmid này sau đó được đông lạnh, đóng gói và chuyển đến hai nhà máy,
một cơ sở của Pfizer ở Massachusetts (Mỹ) và một cơ sở của BioNTech
ở Mainz (Đức).
+ Sản xuất mRNA: DNA từ St. Louis được chuyển đến một địa điểm khác
của Pfizer ở Andover và Massachusetts (Mỹ) hoặc đến BioNTech ở Mainz
(Đức) để được chuyển đổi thành mRNA. Sau đó, mRNA được chế tạo ở
Andover lại được gửi đến một nhà máy khác của Pfizer ở Michigan (Mỹ),
còn mRNA được chế tạo ở Mainz (Đức) lại được gửi đến một cơ sở Pfizer
ở Puurs, Bỉ. Từ đó, các lọ vắc xin đã được đóng gói và phân phát.
- Sản xuất Lipid: Công nghệ được cấp phép BioNTech từ Acuitas, một công
ty của Canada, nhưng lipid sau đó đã được sản xuất ở quy mô ở nơi khác.
Liqid của Pfizer được sản xuất bởi Croda (Anh). Croda cũng có một nhà
máy ở Snaith, Vương quốc Anh và đây là nguồn cung cấp các hạt nano
lipid thiết yếu được Pfizer sử dụng. 1 thời gian sau, Pfizer đã thông báo sẽ
sản xuất các hạt nano lipid tại một trong những nhà máy của Pfizer ở
Connecticut (Mỹ) và bổ sung thêm công thức vaccine mới ở Michigan và
Kansas (Mỹ).
- Hoàn thiện quá trình sản xuất vaccine (đổ đầy lọ, đóng gói):
+ Tại Hoa Kỳ, Pfizer chỉ thực hiện các bước cuối cùng ở Kalamazoo, Michigan.
Kalamazoo cũng là địa điểm của “kho đông lạnh”, nơi Pfizer lưu trữ vaccine đã
được sản xuất trước khi được EUA (giấy phép sử dụng khẩn cấp) cấp phép phân
phối.
+ Tại Châu Âu: Nhà máy của Pfizer tại Puurs (Bỉ), là địa điểm hoàn thiện hoạt
động đầu tiên trong mạng lưới châu Âu của Pfizer-BioNTech. Sau đó, BioNTech
và Pfizer vận hành các nhà máy của riêng họ và làm việc với ngày càng nhiều
nhà sản xuất theo hợp đồng và các đối tác khác. Cụ thể, Pfizer đã bắt đầu sử dụng
một trong những nhà máy của mình ở Ireland và nhà máy mới được mua lại của
BioNTech từ Novartis ở Marburg, Đức. Còn BioNTech đăng ký với các công ty
khác như Siegfried, Delpharm, Sanofi và Thermo Fisher để lấp đầy và hoàn thiện
tại các nhà máy khác nhau trên khắp Châu Âu, giải quyết một số công việc khỏi
cơ sở Pfizer ở Bỉ.
→ Kết luận: Đa phần quy trình sản xuất vaccine Pfizer (quy trình sản xuất cốt lõi) do
công ty chủ yếu tự sản xuất, chỉ một số công đoạn như đóng lọ, đóng gói,... mới được
thuê ngoài.
Cơ sở sản xuất
Hiện nay, Pfizer có khoảng 80 cơ sở sản xuất trên toàn cầu, đặt tại nhiều quốc gia khác
nhau, bao gồm Mỹ, Canada, Mexico, Puerto Rico, Ireland, Anh, Bỉ, Đức, Ý, Thụy Sĩ,
Thụy Điển, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Slovenia, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Úc, Brazil, Argentina và Chile.
Các cơ sở sản xuất của Pfizer có sức chứa lớn và có khả năng sản xuất các sản phẩm
khác nhau như các loại thuốc trị bệnh, vaccine và sản phẩm dược phẩm khác. Pfizer
cũng đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm và quá trình sản
xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Hình 5. Các điểm sản xuất và phân phối vaccine COVID-19 của Pfizer trên toàn
thế giới

Một số cơ sở sản xuất lớn của Pfizer tại Mỹ :


- PGS Kalamazoo, MI
+ Địa điểm sản xuất lớn nhất trong mạng lưới Pfizer được đặt tại Kalamazoo,
Michigan. Cơ sở rộng 1.200.000m2 này sản xuất các hoạt chất dược phẩm (API),
sản phẩm thuốc (DP) và thiết bị y tế. Mỗi năm, cơ sở API ở Kalamazoo sản xuất
1.200 tấn nguyên liệu thông qua quy trình xử lý sinh học lên men, tổng hợp thành
phần tùy chỉnh và sản xuất kháng thể sinh học. Ngoài ra, tổ chức DP vận chuyển
140 triệu đơn vị thuốc cứu sinh gồm cả thuốc tiêm vô trùng và chất lỏng/bán rắn.
Kalamazoo vận chuyển API, DP và thiết bị y tế đến 113 quốc gia trên thế giới,
giúp đỡ hàng triệu bệnh nhân mỗi năm.
+ Đây là nơi sản xuất vắc xin COVID-19 của Pfizer được sản xuất và đóng gói cho
thị trường Mỹ và thế giới.
Hình 6. Cơ sở sản xuất PGS Kalamazoo, MI

- PGS Franklin, OH
Ở Franklin, Ohio, cơ sở rộng 48.000 foot vuông của Pfizer sản xuất hoạt chất dược
phẩm heparin (API). API heparin, một chất có đặc tính chống đông máu có khả năng
ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, sản xuất tại Franklin được sử dụng để tạo ra
một loạt các sản phẩm thuốc tiêm vô trùng được các bệnh viện và bác sĩ sử dụng để điều
trị cho bệnh nhân trên khắp thế giới.
Hình 7. Cơ sở sản xuất PGS Franklin, OH

- PGS McPherson, KS
+ Cơ sở sản xuất tại McPherson có diện tích hơn 540.000 feet vuông (khoảng
50.000m2) và được trang bị các thiết bị sản xuất và kiểm tra hiện đại.
+ Cơ sở McPherson, Kansas chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm tiệt trùng được
sử dụng hàng ngày tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Chúng bao gồm các
phương pháp điều trị kiểm soát cơn đau và thuốc giúp an thần trong khi phẫu
thuật cho đến thuốc kháng sinh cứu sống, thuốc điều chỉnh huyết áp quan trọng
và một số thuốc tương tự sinh học đầu tiên của Pfizer.
Hình 8. Cơ sở sản xuất PGS McPherson, KS

- PGS Pearl River, NY


+ .Cơ sở sản xuất tại Pearl River có diện tích khoảng 2 triệu feet vuông (khoảng
185.000m2)
+ Với hơn 100 năm lịch sử phong phú về đổi mới và sản xuất xuất sắc, 19 sản
phẩm - bao gồm nhiều loại vắc-xin, thuốc kháng sinh và thuốc trị ung thư, đã
được phát hiện, phát triển và phê duyệt tại địa điểm Pearl River, New York.
Hình 9. Cơ sở sản xuất PGS Pearl River, NY

3.3. Bảo quản


Sau khi sản xuất, Pfizer có các quy trình bảo quản dược phẩm để đảm bảo chất lượng
và độ an toàn của sản phẩm.
+ Đầu tiên, Pfizer đóng gói các sản phẩm trong các bao bì chuyên dụng, bảo đảm
chống ẩm và chống nắng mặt trời để bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân bên
ngoài.
+ Tiếp theo, Pfizer lưu trữ các sản phẩm tại các cơ sở lưu kho được thiết kế để bảo
vệ sản phẩm khỏi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời có thể làm giảm độ hiệu
quả của sản phẩm. Các cơ sở lưu kho của Pfizer có thể sử dụng các hệ thống
kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo rằng các sản phẩm được bảo quản ở
điều kiện lý tưởng.
+ Cuối cùng, Pfizer đảm bảo rằng các sản phẩm được vận chuyển đến khách hàng
của họ với các điều kiện bảo quản tốt nhất có thể. Các sản phẩm được đóng gói
và vận chuyển theo các quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn của
sản phẩm.
Ví dụ: đối với vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 dành cho trẻ 5 tuổi đến 11 tuổi có
một số tùy chọn lưu trữ:
● 12 tháng trong tủ đông ở nhiệt độ cực thấp (-90 đến -60 độ C)
● 30 ngày trong hộp đựng của người gửi hàng giữ nhiệt Pfizer, đảm bảo đá khô
được bổ sung chính xác.
● Vắc xin cũng có thể được bảo quản tới 10 tuần trong điều kiện tủ lạnh 2-8°C.
Vắc xin mRNA của Pfizer đòi hỏi nhu cầu bảo quản nghiêm ngặt nhất. Nó được yêu
cầu phải được bảo quản trong tủ đông cực lạnh -70°C. Được đóng gói dưới dạng lọ thủy
tinh 2 mL, không chứa chất bảo quản, chứa 5 liều, vắc xin Pfizer mRNA được đóng gói
để vận chuyển trong khay 195 lọ mỗi khay. Năm khay chứa 4.875 liều sẽ được bao gồm
trong mỗi lô hàng và sẽ cần được đóng gói bằng đá khô và nặng khoảng 34 kg. Các lọ
được kiểm soát chất lượng nên không có lọ bị hỏng. Không cần mở bao bì bên ngoài
(ngoại trừ kiểm tra lọ một lần xem có bị hỏng không), mỗi người gửi hàng có thể được
bảo quản tối đa 10 ngày. Đá khô được bổ sung nếu người gửi hàng được bảo quản ở nơi
có khí hậu ấm hơn và/hoặc được mở thường xuyên hơn một lần để kiểm tra các lọ. Các
thiết bị theo dõi nhiệt độ hỗ trợ GPS được đặt bên trong để đảm bảo phân phối từ đầu
đến cuối xảy ra trong phạm vi nhiệt độ yêu cầu. Khi người giao hàng đến, vắc xin phải
được vận chuyển vào tủ cấp đông cực lạnh trong vòng 5 phút. Đồng thời, thiết bị ghi
nhật ký hỗ trợ GPS bị vô hiệu hóa và người gửi hàng được gửi lại cho nhà cung cấp
trong vòng 10–20 ngày kể từ ngày đến. Có thể rã đông vắc xin trong tủ lạnh (2–8 °C)
trong tối đa 5 ngày (120 giờ), sau đó nên loại bỏ vắc xin. Mỗi liều cần được pha loãng
với nước muối sinh lý trước khi sử dụng và ổn định trong tối đa 6 giờ ở nhiệt độ phòng,
sau thời gian đó nên loại bỏ. Pfizer đã kết hợp một mã QR được liên kết với địa điểm
Cấp phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA), số lô và ngày hết hạn trên nhãn của mỗi lọ cho
mục đích tài liệu. Pfizer-BioNTech đã gửi dữ liệu tới Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm (FDA) để cập nhật các yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ hợp lý hơn trong khoảng từ -
25 đến -15 °C.
4. Hoạt động phân phối
4.1. Vận chuyển hàng hóa
Pfizer hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics để vận chuyển sản phẩm bằng
đường hàng không, đường biển và đường bộ để đảm bảo chúng đến nơi đích nhanh
chóng và an toàn.
+ Đường hàng không: Pfizer sử dụng đường hàng không để vận chuyển các sản
phẩm nhạy cảm và có giá trị cao đến các thị trường quốc tế. Các sản phẩm này
thường được đóng gói kỹ càng và chuyển đến sân bay gần nhất để được vận
chuyển bằng máy bay.
+ Đường biển: Pfizer cũng sử dụng đường biển để vận chuyển các sản phẩm từ các
cơ sở sản xuất đến các trung tâm phân phối trên khắp thế giới. Các sản phẩm
được đóng gói kỹ càng và vận chuyển bằng tàu thủy.
+ Để vận chuyển hàng hóa trong nội địa một quốc gia, Pfizer sử dụng các container
chuyên dụng để vận chuyển các sản phẩm y tế và dược phẩm của mình. Các
container này được thiết kế để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ cho sản phẩm trong
suốt quá trình vận chuyển.
*Vận chuyển Vaccine BioNTech, Pfizer
Pfizer có khả năng nhanh chóng sản xuất, phân phối với quy mô lớn của vắc-xin
COVID-19. Pfizer tận dụng nhiều địa điểm thuộc sở hữu của công ty ở Hoa Kỳ và trên
toàn cầu với sự hỗ trợ từ nhiều đối tác của họ trên thế giới.
Đối với giao thông vận tải, Pfizer tận dụng cả đường bộ và chế độ hàng không với các
đối tác vận chuyển chính của họ. Thông qua cách tiếp cận này, Pfizer có thể tiếp cận
POU trong vòng một hoặc hai ngày ở Mỹ. Các kế hoạch logistics đã được phát triển và
các công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ vận chuyển và bảo quản vắc xin hiệu quả.
Những sự đổi mới này được thiết kế có mục đích để phù hợp với phạm vi khác nhau
của các địa điểm nơi tiêm chủng diễn ra. Một số trong những đổi mới này bao gồm sự
phát triển của bên giao hàng kiểm soát nhiệt độ bằng cách sử dụng đá khô để duy trì
nhiệt độ lưu trữ được khuyến nghị cũng như theo dõi nhiệt độ và vị trí thông qua thiết
bị. Pfizer đạt tỷ lệ thành công lên đến gần tuyệt đối với 99,9% trong việc bên giao hàng
có chứa vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 giao đến đích thành công.
4.2. Kênh phân phối
Downstream của Pfizer (còn được gọi là khách hàng của Pfizer) là nhà phân phối sản
phẩm của họ và cũng là khách hàng của họ, còn khách hàng của nhà phân phối là các
nhà bán lẻ, nhà phân phối là những người bán buôn, họ lưu kho và bán chúng cho những
người bán lẻ như CVS Pharmacy và Walgreens cũng như các trung tâm chăm sóc sức
khỏe lớn như bệnh viện và phòng khám.
Một số công ty phân phối sản phẩm của Pfizer:
+ McKesson : Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm của Pfizer, McKesson là một
trong những đối tác chiến lược quan trọng của công ty này. Các sản phẩm của
Pfizer được phân phối thông qua hệ thống của McKesson đến các nhà bán lẻ và
các tổ chức chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ. McKesson được thành lập vào năm
1833 và hiện tại cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức
khỏe cho hơn 50.000 khách hàng tại hơn 150 quốc gia trên toàn cầu.
+ Cardinal Health : là một công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Dublin,
Ohio, Hoa Kỳ .Công ty cũng là một đối tác chiến lược của Pfizer trong việc phân
phối các sản phẩm của công ty này đến các nhà bán lẻ và các tổ chức chăm sóc
sức khỏe trên hơn 60 quốc gia. Cardinal Health cũng cung cấp các dịch vụ liên
quan đến quản lý chuỗi cung ứng và lưu trữ sản phẩm cho các nhà sản xuất dược
phẩm. Công ty có một hệ thống lưu trữ và phân phối dược phẩm toàn cầu, giúp
đảm bảo rằng các sản phẩm được phân phối đến khách hàng đầy đủ và đúng thời
điểm.
*Tại thị trường Mỹ: Pfizer sẽ chủ yếu phân phối ở Kalamazoo, Michigan, trực tiếp
đến điểm sử dụng (POU) và một số trung tâm phân phối trực tiếp bổ sung tại Pleasant
Prairie, Wisconsin. Các sản phẩm của Pfizer cũng có thể được mua trực tuyến thông
qua các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon và các nhà thuốc trực tuyến.
5. Hoạt động logistics ngược
Hoạt động logistics ngược của Pfizer (Reverse Logistics) liên quan đến việc thu hồi các
sản phẩm dược phẩm đã được phân phối tới các nhà bán lẻ và các đại lý. Quá trình này
bao gồm thu hồi sản phẩm chưa bán được, hết hạn sử dụng, sản phẩm bị lỗi hoặc liên
quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe công chúng
Pfizer đã thiết lập các quy trình và hệ thống để thu hồi và xử lý các sản phẩm này. Các
sản phẩm thu hồi được vận chuyển về các trung tâm phân phối của Pfizer để được kiểm
tra, đánh giá và xử lý theo các quy trình và quy định cụ thể.
Các sản phẩm thu hồi có thể được xử lý bằng cách đưa vào chương trình tái chế hoặc
tiêu hủy theo quy định của cơ quan chức năng. Các sản phẩm được tái chế sẽ được sử
dụng lại cho mục đích khác hoặc bán với giá thấp hơn.
*Thu hồi sản phẩm
Ngày 16/09/2021, Pfizer đã ra thông báo thu hồi thuốc điều trị cai thuốc lá Chantix
do có chứa chất N-nitroso-varenicline ở mức cao không thể chấp nhận được, một chất
khi sử dụng lâu dài có thể mang đến nguy cơ gây ung thư cao hơn. Các viên thuốc trên
được phát hiện có chứa nitrosamine N-nitroso-varenicline ở mức bằng hoặc vượt trên
mức mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho là có thể chấp nhận được.
Ngày 21-3, hãng dược Pfizer của Mỹ thông báo thu hồi một số lô thuốc huyết áp
Accuretic, do có hàm lượng tạp chất có khả năng gây ung thư tăng cao ở người.
Theo Hãng tin Reuters, phía Pfizer cảnh báo một số lô thuốc Accuretic và hai phiên bản
generic (rẻ tiền hơn thuốc gốc) là viên nén Quinapril và Hydrochlorothiazide vì có
Nitrosamine vượt mức tiêu thụ hằng ngày có thể chấp nhận được.
Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), "Nitrosamine là chất có
mặt phổ biến trong nước và thực phẩm như thịt nướng, các sản phẩm từ sữa và rau củ.
Mọi người đều tiếp xúc ở một mức độ nhỏ nào đó với Nitrosamine".
"Những tạp chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu chúng ta tiếp xúc với chúng
với lượng trên mức chấp nhận được hằng ngày trong thời gian dài" - FDA nói.
Theo Pfizer, việc thu hồi các lô thuốc trên là tự nguyện và tính đến ngày 21-3, công ty
chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các tác dụng phụ liên quan đến thuốc. Pfizer cho
biết mặc dù uống loại thuốc bị thu hồi nói trên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy
cơ ung thư tiềm ẩn ở người, bệnh nhân đang dùng thuốc này không có nguy cơ ngay lập
tức nào.
*Xử lý nguyên vật liệu độc hại
Đối với nguyên vật liệu độc hại, Pfizer có một chính sách chặt chẽ về xử lý và vận
chuyển chúng đến các cơ sở xử lý đặc biệt được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng
và tuân thủ tất cả các quy định pháp luật liên quan đến việc vận chuyển và xử lý chất
thải độc hại. Pfizer đảm bảo rằng việc xử lý chất thải độc hại được thực hiện một cách
an toàn và đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp luật và quy định liên quan đến việc bảo vệ
môi trường.
Tổng kết : Hoạt động logistics ngược giúp Pfizer tiết kiệm chi phí và tăng cường bảo
vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng sản phẩm bị lãng phí. Ngoài ra, việc thu hồi
các sản phẩm không bán được cũng giúp Pfizer theo dõi và quản lý tốt hơn các sản
phẩm của họ trong chuỗi cung ứng
6. Chuỗi cung ứng PAXLOVID
Để đảm bảo phương pháp điều trị COVID-19 bằng đường uống mới của Pfizer,
PAXLOVID, sẽ đến nơi cần đến nhanh nhất có thể, Pfizer đã bắt đầu xây dựng chuỗi
cung ứng và năng lực sản xuất của mình vào đầu năm 2020 – trước khi họ được FDA
cho phép sử dụng khẩn cấp.
Đầu năm 2021, Pfizer đã bắt đầu chuẩn bị chuỗi cung ứng và sản xuất Nirmatrelvir cho
PAXLOVID với dự đoán về sự cho phép theo quy định tiềm năng. Nhờ sự chuẩn bị
trước rủi ro của Pfizer, họ đã có hàng ngàn lô PAXLOVID sẵn sàng được vận chuyển
trong vòng 24 giờ sau khi được ủy quyền.
Chuỗi cung ứng của Pfizer tiếp tục phát triển khi có thêm nhiều khu vực tham gia. Chuỗi
cung ứng này trải rộng trên 20 nút cung ứng trên hơn 10 quốc gia. Kể từ khi bắt đầu sản
xuất, một số địa điểm quan trọng của Pfizer đã được tận dụng. Pfizer hy vọng sẽ có
thêm nhiều địa điểm tham gia khi họ nỗ lực hỗ trợ sản xuất tới 120 triệu liệu trình điều
trị vào năm 2022.
Nhà sản xuất thành phần dược phẩm hoạt tính (API) cho Nirmatrelvir
Ringaskiddy sẽ sản xuất hoạt chất dược phẩm (API) cho Nirmatrelvir. Địa điểm này
tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sâu rộng kể từ khi công việc lần đầu
tiên bắt đầu trên PAXLOVID, bao gồm cả việc đồng phát triển quy trình sản xuất API
và quy mô sản xuất. Ngoài ra Ringaskiddy là địa điểm sản xuất API mặc định cho tất
cả các sản phẩm phân tử nhỏ mới ra mắt tại Pfizer. Kết quả là nó có nhiều kinh nghiệm
trong việc giúp đảm bảo lập kế hoạch và xử lý API mới nhanh chóng mà không ảnh
hưởng đến các tiêu chuẩn chất lượng cao của nó. Sau khi API được sản xuất và kiểm
tra chất lượng, nó sẽ được vận chuyển đến địa điểm sản xuất chính để tạo viên và đóng
gói.
Sản xuất sản phẩm thuốc Viên nén và đóng gói cho Nirmatrelvir ( Freiburg,
Germany; Newbridge, Ireland, & Ascoli, Italy )
Pfizer lựa chọn những địa điểm này vì kiến thức kỹ thuật và thiết bị sản xuất khối lượng
lớn chuyên dụng của họ. Họ là những địa điểm sản xuất chính cho PAXLOVID. Sau
khi nhận được và phê duyệt của API Freiburg ( Đức ) Newbridge ( Ireland ) và Ascoli
( Ý ), họ bắt đầu quy trình sản xuất bằng cách trộn nén tạo hạt và phủ viên nén, tối ưu
hóa toàn bộ quy trình sản xuất để cung cấp phương pháp điều trị này nhanh nhất và an
toàn nhất. Các viên nén sau đó nhanh chóng được đóng gói tại chỗ để đáp ứng nhu cầu
cao đối với phương pháp điều trị quan trọng này. Đội ngũ chuyên gia chất lượng của họ
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng được tuân thủ trong tất cả các giai đoạn sản xuất và
đóng gói sản phẩm. Các cơ sở này có dây chuyền đóng gói chuyên dụng có độ phức tạp
cao để đóng gói phương pháp điều trị này trên quy mô lớn.
Hành trình cung ứng PAXLOVID
Trước khi nhận được EUA cho PAXLOVID, Pfizer đã đóng gói và giao những lô hàng
đầu. Sản xuất PAXLOVID (Nirmatrelvir) đòi hỏi năng lực sản xuất quy mô lớn trong
tất cả các bước của quy trình sản xuất. Số lượng các bước liên quan đến việc sản xuất
Nirmatrelvir cho PAXLOVID dẫn đến thời gian thực hiện tương đối dài lên đến 9 tháng.
Tuy nhiên, Pfizer đã làm việc nhanh chóng để tối ưu hóa điều này và đã ở mức trung
bình khoảng 7 tháng từ đầu đến cuối.
Hình 10 . Mô hình hành trình cung ứng PAXLOVID

V. Các biện pháp quản trị chuỗi cung ứng


1. Một số biện pháp Pfizer đã thực hiện
1.1. Sử dụng công nghệ di động để tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung
ứng
Các ứng dụng dành cho thiết bị di động nói riêng đang trao quyền cho các thương
hiệu cung cấp cho khách hàng của họ những cách mới để truy cập thông tin quan trọng
trong kinh doanh bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào họ có thể. Là nhà cung cấp chính các
sản phẩm dược phẩm, Pfizer hiểu tầm quan trọng của công nghệ di động và đang sử
dụng nó để tăng khả năng hiển thị trong chuỗi cung ứng của mình. Với tư cách là nhà
sản xuất và cung cấp thuốc lớn, Pfizer muốn có một phương thức để cung cấp cho các
bên liên quan nguồn thông tin chính xác và trung thực nhất về tình trạng và địa điểm
các lô hàng của họ – bất kể họ ở đâu trên thế giới. Để đạt được điều này, công ty đã ra
mắt Mạng lưới cung ứng được phối hợp cao (HOSuN) – một mạng lưới mới được thiết
kế để hỗ trợ tất cả khách hàng bằng cách củng cố chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối.
Nhóm Hoạt động liên công ty (IO) của HOSuN bao gồm các đồng nghiệp từ
khắp nơi trên thế giới quản lý hơn 17.000 chuyến hàng không và hơn 34.000 chuyến
hàng trên biển mỗi năm,” theo báo cáo của SupplyChainBrain . Nhóm IO lập kế hoạch,
giám sát và theo dõi các lô hàng để có thể đáp ứng mong đợi của khách hàng. Điều mà
nhóm IO xác định rằng họ cần là sự kết hợp giữa thông tin hiện có và công nghệ truyền
thông hiện đại để cho phép tất cả các bên liên quan chủ động truy cập dữ liệu liên quan
theo cách sáng tạo, kỹ thuật số và thân thiện với người dùng. Một trong những bước
phát triển thú vị hơn từ dự án HOSuN là dự án Khả năng hiển thị trong quá cảnh từ đầu
đến cuối (E2E ITV). Dự án kết nối các bên liên quan trong “Dàn xếp”, “Sản xuất”,
“Giao hàng” và “Thị trường” để cung cấp cho họ quyền truy cập vào tất cả thông tin họ
cần liên quan đến lô hàng của mình. Chương trình thu thập dữ liệu từ khắp chuỗi cung
ứng và trình bày dữ liệu đó dưới dạng xem được cá nhân hóa. Ví dụ: các nhà lãnh đạo
cung cấp thương hiệu (dàn xếp) có thể truy cập dữ liệu quá cảnh để theo dõi hàng tồn
kho trên toàn cầu và đánh giá các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng của Pfizer liên quan đến nhiều bên và nhiều địa điểm, bắt đầu
từ việc thị trường báo hiệu nhu cầu đối với một sản phẩm nhất định. Tùy thuộc vào
lượng hàng tồn kho trên thị trường và các lô hàng đã được vận chuyển, các nhóm thị
trường xác nhận rằng họ có đủ hàng trong kho hoặc kích hoạt đơn đặt hàng. Sau khi sản
phẩm đã sẵn sàng để vận chuyển đến địa điểm cung cấp, một đợt giao hàng đi sẽ được
tạo trong SAP và đặt chỗ tương ứng được bảo đảm với công ty giao nhận vận tải có liên
quan. Tùy thuộc vào tuyến đường vật lý của lô hàng, sản phẩm có thể được chuyển qua
kho của Hoạt động liên công ty để hợp nhất hoặc cho các yêu cầu cụ thể khác của thị
trường
Tất cả các chức năng của ITV có thể được truy cập từ ứng dụng TrackiT sáng
tạo cũng được phát triển bởi Pfizer. Điều này cho phép các bên liên quan truy cập thông
tin chuỗi cung ứng quan trọng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào họ có thể ở trên thế giới.
Điều này bổ sung thêm một lớp khả năng hiển thị cho quy trình tố tụng vì các bên liên
quan không cần phải bị giới hạn bởi giờ làm việc thông thường hoặc cần phải ngồi tại
một thiết bị đầu cuối cụ thể để hiểu rõ hơn và khả năng hiển thị trong hoạt động chuỗi
cung ứng của họ.
1.2. Hợp tác hiện đại hóa bao bì thủy tinh
Vào tháng 7 năm 2017, Pfizer, Corning Incorporated và Merck & Co., Inc. đã
giới thiệu Corning Valor™ Glass như một giải pháp thay thế bao bì thủy tinh sáng tạo
giúp tăng cường bảo quản và phân phối thuốc tiêm trong lọ và hộp.
Để cung cấp thông tin cho sự phát triển của sản phẩm mới này, Pfizer đã tận
dụng kiến thức khoa học sâu rộng của mình về các công thức dược phẩm và quy trình
sản xuất phức tạp. Bao bì Corning Valor Glass mang lại độ bền hóa học, sức mạnh và
khả năng chống hư hại vượt trội, cho phép tăng thông lượng và khả năng tiếp cận đáng
tin cậy hơn tới các loại thuốc hiện đại cho bệnh nhân, đồng thời duy trì mức độ đảm bảo
chất lượng cao.
Văn phòng Đổi mới Hoa Kỳ của Nhà Trắng đã khuyến khích sáng kiến này như
một mô hình hợp tác liên ngành và đầu tư kinh tế. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
của Pfizer, Ian Read, đã gặp gỡ các CEO của Merck và Corning tại một sự kiện ở Nhà
Trắng vào tháng 7 để thảo luận về tiến độ đạt được nhờ sự hợp tác của họ.

“Chúng tôi đã hợp tác với Corning để phát triển loại kính mới mang tính cách
mạng này dành cho các loại thuốc quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Kết quả thử
nghiệm ban đầu của chúng tôi với Valor Glass cho thấy nhiều hứa hẹn và chúng tôi
đang hợp tác với Corning để đánh giá toàn bộ tiềm năng của giải pháp kính này trên các
sản phẩm tại một số địa điểm sản xuất của chúng tôi. Nỗ lực hợp tác này hỗ trợ chúng
tôi tập trung vào việc mang lại những sản phẩm chất lượng cao nhất cho bệnh nhân.” -
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Ian Read
1.3. Hướng tới các giải pháp trong cuộc chiến chống kháng sinh ( AMR )
Tổ chức Y tế Thế giới mô tả AMR là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối
với sức khỏe cộng đồng toàn cầu . Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi ở
bất kỳ quốc gia nào, đe dọa khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của
chúng ta và có khả năng khiến các quy trình y tế tiêu chuẩn trở nên quá rủi ro khi thực
hiện. AMR được định nghĩa là một loại vi khuẩn, vi rút hoặc nấm phát triển khả năng
kháng (các) loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, bao gồm thuốc
kháng sinh, thuốc chống vi rút và thuốc chống nấm. Vào năm 2016, Pfizer và 12 đối tác
trong ngành đã đưa ra một kế hoạch hành động toàn diện, trong đó phác thảo bốn cam
kết chính mà họ cam kết thực hiện vào năm 2020 để giảm tỷ lệ mắc AMR ngày càng
tăng. Vào năm 2017, Pfizer đã thực hiện lộ trình đó và đóng vai trò dẫn đầu trong Liên
minh Công nghiệp AMR bằng cách dẫn đầu nhóm sản xuất của nó.
Trong năm 2017, Pfizer đã đạt được những tiến bộ sau đây so với các cam kết trong lộ
trình AMR:
● Pfizer đã hoàn thành các đánh giá ban đầu về việc thải kháng sinh tại tất cả các
địa điểm sản xuất do Pfizer sở hữu và điều hành cũng như tại các nhà cung cấp
kháng sinh của họ ở Ấn Độ và Trung Quốc.
● Thiết lập một khuôn khổ chung để quản lý việc thải kháng sinh, dựa trên công
việc hiện có như Sáng kiến chuỗi cung ứng dược phẩm (PSCI) và áp dụng các
nguyên tắc này trong toàn bộ chuỗi cung ứng bên ngoài và sản xuất nội bộ của
chính họ vào năm 2018.
● Làm việc với các bên liên quan để phát triển một cơ chế thực tế nhằm chứng
minh một cách minh bạch rằng chuỗi cung ứng của Pfizer đáp ứng các tiêu chuẩn
trong khuôn khổ.
● Làm việc với các chuyên gia kỹ thuật độc lập để thiết lập các mục tiêu dựa trên
rủi ro, dựa trên cơ sở khoa học về nồng độ xả thải kháng sinh và các phương
pháp thực hành tốt để giảm tác động môi trường của việc xả thải sản xuất vào
năm 2020
2. Đề xuất một số biện pháp
2.1. Cải thiện, đầu tư mạnh mẽ vào số hóa chuỗi cung ứng
Pfizer thực sự đang đầu tư vào số hóa chuỗi cung ứng, nhưng cần phải vượt qua những
gì gần như là tất yếu để nâng mình lên trên các đối thủ cạnh tranh. Pfizer nên tập trung
vào cách mở rộng hệ thống thông tin chuỗi cung ứng tích hợp, dựa trên đám mây của
họ sang các thị trường mới nổi, nơi mà các công việc giấy tờ và internet không ổn định
vẫn còn là tiêu chuẩn. Vì công ty cũng như toàn ngành đang mở rộng sang các thị trường
đang phát triển này như một nguồn tăng trưởng liên tục cho tương lai, nên việc họ hội
nhập hoàn toàn vào chuỗi cung ứng toàn cầu là điều cần thiết và có thể đạt được sức
mạnh tổng hợp chưa từng có về quy mô với chi phí đầu vào giảm và sự dịch chuyển
nhanh chóng của thuốc trên toàn chuỗi để đáp ứng nhu cầu một cách mượt mà. Hơn
nữa, trong thời đại mà y học được cá nhân hóa, Pfizer có thể tận dụng chuỗi cung ứng
được số hóa của họ để thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ bệnh nhân thông qua các
công nghệ tiêu dùng khác nhau (thiết bị đeo, điện thoại, v.v.) để phân tích chăm sóc
nhằm cải thiện dần các phương pháp điều trị.
Vì mối đe dọa chính đối với Pfizer trong xu hướng thuốc gốc là thương mại hóa
thuốc, sự gia tăng của thuốc gốc có thể làm xói mòn mong muốn của các bác sĩ trong
việc viết đơn thuốc cho một loại thuốc cụ thể, độc đáo. Trong những trường hợp này,
một thương hiệu lớn như Pfizer với các loại thuốc của họ có sẵn ở nhiều điểm bán hàng
trên toàn quốc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh mà các công ty thuốc gốc nhỏ hơn
không thể đạt được. Do đó, Pfizer có thể hợp tác với các phòng khám và bác sĩ, cho họ
thấy kho thuốc theo toa trực tuyến gần nhà bệnh nhân, do đó mang lại sự thuận tiện và
giành được sự tin tưởng của bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình thăm khám bệnh nhân,
bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân nơi thuận tiện nhất để lấy thuốc theo toa. Tiếp xúc với bản cập
nhật hàng ngày của Pfizer (và rõ ràng là không trực tiếp với cơ sở dữ liệu hàng tồn kho
của Pfizer), sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sẵn có của thuốc Pfizer và thông báo
kết quả cho khách hàng. Đây có thể là một ví dụ điển hình về cách nhà sản xuất hợp tác
với khách hàng của mình để tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất duy trì thị
phần của mình trong thị trường cạnh tranh, củng cố lời hứa với khách hàng về việc cung
cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất theo thời gian thực trên toàn quốc; bác sĩ đảm bảo rằng
bệnh nhân dùng thuốc của mình và nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân; và bệnh nhân
tiết kiệm thời gian bằng cách tự tin rằng đơn thuốc của mình có sẵn tại điểm bán hàng
thuận tiện nhất.
2.2. Hợp tác với các phòng khám, bác sĩ để tăng sự cạnh tranh trong xu hướng
thuốc generic
Mối đe dọa chính đối với Pfizer trong xu hướng thuốc generic là thương mại hóa
thuốc, sự gia tăng của thuốc generics có thể làm xói mòn mong muốn của các bác sĩ
trong việc viết đơn thuốc cho một loại thuốc cụ thể. Trong những trường hợp này, một
thương hiệu lớn như Pfizer với các loại thuốc có sẵn ở nhiều điểm bán hàng trên toàn
quốc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh mà các công ty thuốc generic không thể đạt
được. Do đó, Pfizer có thể hợp tác với các phòng khám và bác sĩ, cho họ thấy kho thuốc
theo toa trực tuyến gần nhà bệnh nhân, từ đó mang lại sự thuận tiện và giành được sự
tin tưởng của bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình thăm khám bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi
bệnh nhân nơi thuận tiện nhất để lấy thuốc theo toa. Tiếp xúc với bản cập nhật hàng
ngày của Pfizer, sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sẵn có của thuốc Pfizer và thông
báo kết quả cho khách hàng. Đây có thể là một ví dụ điển hình về cách nhà sản xuất hợp
tác với khách hàng của mình để tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất duy trì
thị phần của mình trong thị trường cạnh tranh, củng cố lời hứa với khách hàng về việc
cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất theo thời gian thực trên toàn quốc; bác sĩ đảm bảo
rằng bệnh nhân dùng thuốc của mình và nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân; và bệnh
nhân tiết kiệm thời gian bằng cách tự tin rằng đơn thuốc của mình có sẵn tại điểm bán
hàng thuận tiện nhất.

2.3. Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô


Pfizer đã gặp phải vấn đề thiếu hụt nguyên liệu thô để sản xuất lượng vắc xin đáp ứng
nhu cầu rất lớn trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và đã khiến họ phải lùi lại ngày sản
xuất vaccine tại Hoa Kỳ và vận chuyển chậm trễ các lô vaccine tới các nước khác. Để
cải thiện vấn đề này Pfizer nên có những giải pháp để tránh lặp lại tình trạng đó khi sự
kiện bất ngờ xảy đến. Ví dụ là Pfizer có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhà
cung cấp vật liệu. Vì ở thời điểm đại dịch hay là chiến tranh sự sụp đổ của chuỗi cung
ứng khiến các nhà cung cấp vật liệu phải thực hiện thành lập một danh sách ưu tiên
cung cấp nên Pfizer nên để công ty của mình nằm trong danh sách ưu tiên này bằng
cách xây dựng quan hệ mật thiết với nhà cung cấp. Bên cạnh đó việc xây dựng quan hệ
này còn có lợi ích khiến công ty nằm ở đầu nguồn thông tin, sớm nhận được những
thông tin thay đổi khẩn cấp về dịch chuyển cung và cầu của của thị trường, nguồn hàng,
có thêm thời gian chuẩn bị những giải pháp cần hội ưu thiết. Ngoài ra, Pfizer nên làm
việc và thương lượng với các nhà cung cấp để đảm bảo lượng nguyên liệu sản xuất cũng
như duy trì, đáp ứng nhu cầu ở mức trung bình.

You might also like