You are on page 1of 25

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................................................ 1


I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: ............................................................ 1
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: ....................................................... 1
Giai đoạn trước cổ phần hóa (1972 – 1999) ........................................................................ 1
Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa (2000 – nay) ................................................................... 2
III. Ngành, lĩnh vực hoạt động: .......................................................................................... 3
IV. Hệ thống phân phối ....................................................................................................... 3
V. Những thành tựu đạt được ........................................................................................... 5
VI. Nhận diện rủi ro ............................................................................................................ 7
– Rủi ro về kinh tế .............................................................................................................. 7
– Rủi ro về pháp luật .......................................................................................................... 7
– Rủi ro về biến động giá cả nguyên vật liệu ..................................................................... 7
– Rủi ro về đặc thù ngành dược phẩm ................................................................................ 7
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO TỪ
NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018 .................................................................................................. 10
I. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty qua các tỉ số tài chính ......... 10
a) Nhóm khả năng thanh toán – tính thanh khoản ................................................... 10
b) Nhóm hiệu quả sử dụng tài sản .............................................................................. 12
c) Nhóm hiệu quả sử dụng đòn bẩy ............................................................................ 14
d) Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi .................................................................................. 15
e) Nhóm tỷ số giá trị thị trường .................................................................................. 17
II. Phân tích dòng tiền của công ty ................................................................................. 18
a) Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ....................................................... 18
b) Dòng tiền hoạt động đầu tư ..................................................................................... 22
c) Dòng tiền hoạt động tài trợ ..................................................................................... 22
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 24
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Giới thiệu chung:
Traphaco hiện là doanh nghiệp số một về năng lực nghiên cứu, sử dụng tri thức
bản địa và nguyên liệu thuần Việt sản xuất các dược phẩm nguồn gốc thiên nhiên hiệu
quả điều trị cao. Traphaco sở hữu 2 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO
Tân dược và Đông dược, một nhà máy chiết xuất hiện đại và các vùng trồng dược liệu
đạt chuẩn GACP – WHO tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Cùng với việc áp dụng
các công cụ quản lý tiên tiến và hệ thống quản trị chất lượng hiện đại, Traphaco đã tạo
ra những sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả điều trị tốt, góp phần vào sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 Tên đầy đủ: Công ty cổ phần TRAPHACO
 Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO (Pharmaceutical & Mediacal Stock
Company)
 Trụ sở chín của công ty đặt tại: Số 75, Phố Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội
 Đăng kí kinh doanh số: 058437
 Mã chứng khoán: TRA
 Ngành nghề kinh doanh: Thu mua dược liệu, sản xuất thuốc, kinh doanh dược
phẩm và thiết bị y tế.
 Email: Traphaco@fpt.com
 Website: http://www.Trapha.com
 Tel: (84-4) 8430076 – (84-4) 7334603
 Fax: (84-4) 8430076
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Giai đoạn trước cổ phần hóa (1972 – 1999)
– Năm 1972: Thành lập vào ngày 28/11/1972, Công ty cổ phần Traphaco tiền
thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt, 15 CBNV nhiệm vụ chủ
yếu pha chế thuốc theo đơn.
– Ngày 28/5/1981: Xưởng sản xuất thuốc Đường Sắt được thành lập, nâng cấp từ
Tổ sản xuất thuốc Đường sắt qui mô sản xuất được mở rộng
– Ngày 1/6/1993: Xí nghiệp Dược phẩm Đường sắt ra đời (tên giao dịch:
RAPHACO), có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động độc lập theo
Nghị định 388 của Chính phủ. Vốn pháp nhân: 150.000.000 đồng
– Năm 16/05/1994: Do cơ cấu tổ chức Sở y tế Đường sắt được chuyển đổi thành
Sở Y tế GTVT, Xí nghiệp dược phẩm Đường sắt cũng được đổi tên thành Công
ty Dược và Thiết bị vật tư y tế Bộ Giao thông vận tải (tên giao dịch là
Traphaco).

1
– Ngày 27/9/1999: Công ty đã nhận được Quyết định số 2566/1999/QĐ-BGTVT
của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển doanh nghiệp Nhà nước – Công ty Dược và
Thiết bị vật tư y tế Traphaco thành công ty cổ phần.
Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa (2000 – nay)
– Ngày 1/1/2000: Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chính
thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với 45% vốn Nhà nước.
– Ngày 5/7/2001: Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco đổi tên
thành Công ty cổ phần Traphaco.
– Năm 2002: Công ty thành lập Chi nhánh đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh
– Năm 2004: Công ty khánh thành đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thuốc
Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội (Nhà máy sản xuất của Công ty được
chuyển từ Phú thượng về Hoàng Liệt)
– Năm 2006: Thành lập Chi nhánh thứ 2 tại TP. Đà Nẵng
– Năm 2007: Công ty khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc đông dược tại Văn
Lâm – Hưng Yên theo tiêu chuẩn GMP – WHO và thành lập Công ty cổ phần
công nghệ cao TRAPHACO
– Ngày 26/11/2008: Cổ phiếu TRA của công ty chính thức giao dịch tại Sở giao
dịch Chứng khoán TP.HCM. Mức vốn điều lệ của công ty lúc này là
80.000.000.000 đồng.
– 26/6/2009: Ra mắt Công ty TNHH một thành viên TRAPHACO SAPA tại Lào
Cai, TRAPHACO chính thức sở hữu 100% vốn, chuyển đổi từ công ty liên
doanh giữa TRAPHACO và Công ty dược Lào Cai. Khánh thành Chi nhánh
thứ 3 tại TP. Nam Định
– Tháng 10/2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên 101.981.500.000 đồng.
– Tháng 4/2010: Vốn điều lệ của công ty là 122.377.290.000 đồng.
– Tháng 12/2010: Vốn điều lệ của công ty là 123.398.240.000 đồng.
– Tháng 11/2011: TRAPHACO đã chào mua thành công Công ty cổ phần công
nghệ cao TRAPHACO, tăng tỷ lệ sở hữu tại TRAPHACO CNC từ 12,83% lên
50,96%. Thành lập thêm 5 chi nhánh tại: Bình Thuận, Đồng Nai, Quảng Ngãi,
Cần Thơ, Khánh Hòa.
– Năm 2012:
 Ngày 29/10/2012: TRAPHACO đã trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ
phần Dược - Vật tư y tế Quảng Trị với tỷ lệ sở hữu là 42,91% vốn điều lệ.
 Ngày 11/05/2012: TRAPHACO đã chính thức trở thành cổ đông lớn của
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk với tỷ lệ sở hữu là 24,5%.
Ngày 10/10/2012 TRAPHACO đã chào mua thành công cổ phần Công ty
cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk tăng tỷ lệ sở hữu từ 24,5% lên 51%.
– Năm 2015: Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất Dược Việt Nam với tổng
giá trị ước tính 500 tỷ đồng

2
Đánh giá: Sau 42 năm hình thành và phát triển, Traphaco đã không ngừng vươn lên
từ tổ sản xuất thuốc quy mô nhỏ đến một tập đoàn kinh tế, trở thành thương hiệu nổi
tiếng và uy tín trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Theo báo cáo của IMS, đến hết quý 4/2014, thị phần của Traphaco chiếm 1,2% tổng
thị trường dược phẩm Việt Nam, xếp thứ 14 trong tổng số 20 công ty có doanh thu
đứng đầu ngành dược phẩm. Xét riêng nhóm hàng OTC, thị phần của Traphaco chiếm
3,3% và xếp thứ 2 về doanh thu. Bước phát triển được cho là “đòn bẩy” để Traphaco
lớn mạnh như ngày nay là thời điểm Công ty dược và thiết bị vật tư y tế giao thông
vận tải được thành lập ngày 16/5/1994, với chức năng bao gồm cả sản xuất và mua
bán dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế. Nhưng thời kỳ đánh dấu bước phát triển “nhảy
vọt” của Traphaco là tháng 9/1999, sau quyết định cổ phần hóa thành Công ty cổ phần
dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải, với 45% vốn Nhà nước. Đạt được nhiều
giải thưởng và thành tựu, các sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, với nhiều lợi
thế Công Ty TRAPHACO đang dần khẳng định vị thế của mình
III. Ngành, lĩnh vực hoạt động:
Lĩnh vực kinh doanh chính: Dược phẩm, Dược liệu, Hoá chất, Vật tư và thiết bị y tế,
Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, Mỹ phẩm, Tư vấn, Dịch vụ khoa học kỹ thuật,
Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược và Kinh doanh xuất nhập khẩu
Lĩnh vực khác: Thu mua, gieo trồng
Đánh giá: Mức độ đa dạng hóa ngành, lĩnh vực kinh doanh của Công ty không quá
nhiều. Phần lớn các lĩnh vực khác chỉ là hỗ trợ cho ngành chính của công ty, chiếm tỷ
trọng không đáng kể so với tổng thu nhập. Công ty vẫn đang tập trung vào lĩnh vực
chính và đẩy mạnh phát triển thế mạnh của mình, khẳng định vị trí trên thị trường về
ngành dược phẩm.
IV. Hệ thống phân phối
– Có 1 công ty con phân phối, 28 chi nhánh đại diện phân bố trên toàn quốc, 40
đại lý trải rộng khắp 63 tỉnh thành, 27000 khách hàng bán lẻ.
– Ngoài ra Traphaco còn mua lại các công ty dược có quy mô vốn nhỏ nhưng sở
hữu hệ thống phân phối khá mạnh tại các tỉnh thành như: Công ty CP Dược và
Vật tư Y tế ở Quảng Trị, Đak Lak và Thái Nguyên.
– Khác hẳn nhiều công ty dược khác có mạng lưới phân phối chủ yếu dựa vào hệ
thống bán buôn – dù việc bán hàng sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng có tính lệ thuộc
cao, dễ tạo ra cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng hoặc khi mối quan hệ
với nhà phân phối có trục trặc thì việc kinh doanh sẽ ngay lập tức gián đoạn, thì
Traphaco đã phát triển mạnh kênh phân phối bán lẻ đến tận tay người tiêu
dùng.
– Nếu trước đây, các nhà bán buôn chiếm tỷ lệ đến 80% trong cơ cấu khách hàng
thì hiện tại tỷ lệ này giảm về 20% ở hầu hết các địa phương, chỉ còn vài địa
phương là trên 50%. Với 27000 khách hàng bán lẻ, Traphaco đã làm chủ được
thị trường bán lẻ dược phẩm, gắn kết chặt chẽ hơn với người tiêu dùng.
– Với hệ thống phân phối được xây dựng bài bản, vững chắc, Traphaco đang
được hưởng lợi ích kép khi nhiều tập đoàn dược nước ngoài muốn cùng hợp tác
để phân phối thuốc cho họ, cái bắt tay giữa Traphaco và Tập đoàn Novartis của

3
Thụy Sỹ gần đây đã minh chứng cho điều này. Traphaco là nhà phân phối độc
quyền các sản phẩm của Novartis và tất yếu công ty sẽ có thêm nguồn thu mới.
– Dòng sản phẩm và nhãn hiệu của Công ty
– Nhãn hàng thuốc bổ não Cebraton của Traphaco vinh dự đạt top 10 nhãn hiệu
nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2016, theo đó nhãn hàng đã vượt qua các tiêu chí
đánh giá theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ - 2005; Ưu tiên trong đánh giá Nhãn
hiệu gắn trên sản phẩm mang tính: độc đáo, có tốc độ phát triển nhanh, mạnh
mẽ, ảnh hưởng thị trường cao; Là sản phẩm xuất khẩu chủ lực; sản phẩm được
ưa chuộng tại thị trường của các nền kinh tế phát triển
– Là sản phẩm phát triển từ dòng sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não nổi tiếng của
Traphaco, sản phẩm thuốc bổ não Cebraton được đánh giá là thuốc bổ não hàng
đầu tại Việt Nam hiện nay. Với thành phần kết hợp Đinh lăng và Bạch quả,
thuốc bổ não Cebraton có tác dụng giúp tăng lưu lượng tuần hoàn não, điều trị
hiệu quả thiếu máu não, rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt
mỏi, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Cebraton là thuốc bổ não đáp ứng tốt
nhu cầu phòng và điều trị bệnh hiện nay, an toàn và hiệu quả. Cebraton đã được
nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương và viện hàn lâm
y học Ucraina. Kết quả nghiên cứu cho thấy 97% người bệnh hết chứng rối
loạn giấc ngủ sau 30 ngày điều trị. Đồng thời Cebraton có tác dụng cải thiện rõ
rệt các triệu chứng khác của thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, suy giảm
trí nhớ. Cebraton là thuốc bổ não duy nhất trên thị trường sử dụng 100% dược
liệu đinh lăng sạch, an toàn, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn thực hành tốt
trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO). Việc sản
xuất Cebraton đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập
của người dân trồng Đinh lăng tại các địa phương có vùng trồng Đinh lăng đạt
chuẩn GACP – WHO
– Ngoài ra Công ty còn có nhiều sản phẩm khác đang được phân phối như:
 Acid amin - vitamin & khoáng chất
 Thuốc an thần
 Thuốc bổ từ dược liệu
 Thuốc chống viêm dạng men
 Thuốc dùng cho mũi-miệng-họng
 Thuốc dùng cho mắt
 Thuốc dùng ngoài da
 Thuốc giảm đau - chống viêm
 Thuốc hướng thần kinh
 Thuốc kháng histamin
 Thuốc kháng kí sinh trùng
 Thuốc kháng nấm
 Thuốc kháng sinh
4
 Thuốc kháng virus
 Thuốc phụ khoa
 Thuốc sát trùng
 Thuốc tim mạch - tuần hoàn
 Thuốc tiêu hóa
 Thuốc tăng cường miễn dịch và chống oxi hóa
 Thuốc xương khớp
 Thuốc đường hô hấp
V. Những thành tựu đạt được
– Năm 2010: TRAPHACO là đơn vị duy nhất của Việt Nam được nhận Giải
thưởng WIPO do Tổ chức SHTT thế giới trao tặng. Đạt giải III Trách nhiệm
xã hội về lĩnh vực Môi trường (CSR), TOP 100 Sao Vàng đất Việt. Và đặc biệt
Ngày 10/12/2010 TRAPHACO đã vinh dự tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh
hùng Lao động cho thành tích của quá trình phát triển giai đoạn (2000 – 2009)
– Năm 2011: TOP 10 Doanh nghiệp tiêu biểu về Trách nhiệm xã hội (giải Sao
vàng Đất Việt)
– Năm 2012: Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất. Sở hữu 51% Công ty
Cổ phần Dược – VTYT Đăk Lăk.
– Năm 2013: TOP 10 Sao vàng Đất Việt, TOP 10 Doanh nghiệp tiêu biểu về
Trách nhiệm xã hội (giải Sao vàng Đất Việt). Giải thưởng Chất lượng Châu Á -
Thái Bình Dương. Đồng hành cùng chương trình truyền thông "Con đường
thuốc Việt" do Cục Quản lý Dược Bộ Y tế phát động.
– Năm 2014: Tổng Giám đốc được vinh danh Top 50 nhà lãnh đạo doanh ghiệp
xuất sắc nhất 2013. Traphaco nhận bằng khen Doanh nghiệp Hàng Việt Nam
chất lượng cao đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ Lễ công bố Hàng Việt Nam
chất lượng cao 2014. Traphaco đạt danh hiệu “TOP 15 Thương hiệu mạnh
2013.
– Năm 2015: Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất Dược Việt Nam với tổng
giá trị ước tính 500 tỷ đồng. Traphaco đạt danh hiệu Top 15 Thương hiệu mạnh
Việt Nam 2014. Traphaco đạt danh hiệu Danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt.
Traphaco được xếp hạng Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
Traphaco đạt danh hiệu Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam.
– Năm 2016: Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2016 – 2020. Traphaco tiếp tục
được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải vàng chất lượng Quốc gia. Traphaco
đạt Top 40 Thương hiệu giá trị nhất và Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt
Nam. Traphaco xây dựng chiến lược công ty giải đoạn 2017-2020. Traphaco -
Công ty Dược phẩm uy tín nhất Việt Nam 2016. Traphaco tiếp tục được chọn
là Thương hiệu Quốc gia - Vietnam Value
– Năm 2017: Công bố chiến lược phát triển bền vững Traphaco giai đoạn 2017-
2020. Traphaco khánh thành Nhà máy tân dược hiện đại nhất Việt Nam.
Traphaco lần thứ 2 liên tiếp đạt Top 10 công ty uy tín nhất ngành Dược Việt
5
Nam. Thuốc bổ gan Boganic lần thứ 2 liên tiếp lọt “Top 10 Sản phẩm thương
hiệu Việt xuất sắc”. Traphaco - Top 50 doanh nghiệp có thương hiệu nhà tuyển
dụng hấp dẫn nhất Việt Nam.
– Chiến lược kinh doanh
– Định hướng chiến lược của Công ty là tiếp tục tạo ra những bước đột phá về
công nghệ nhằm ứng dụng các sản phẩm từ thiên nhiên vào sản xuất tạo ra sản
phẩm có giá trị cao, hiệu lực tốt. Từ đó phát hiện và khai thác được giá trị đích
thực của nguồn tài nguyên dược liệu VN phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe con người.
– Traphaco cũng luôn chú trọng công tác sử dụng hiệu quả, bảo tồn, tái tạo và
phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này không chỉ giúp Công ty chủ
động về nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm mà quan trọng hơn, qua
đó giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị đồng thời tạo việc làm
thu nhập cao cho hàng trăm nông dân, đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
– Hiện tại, Công ty TNHH Traphaco Sapa tại Lào Cai có diện tích vùng trồng
trên 32 ha, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, phục vụ cho việc tạo ra các
sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe con người, với công suất 1.000 tấn dược
liệu mỗi năm
– Với quan điểm phát triển: Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị
trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết
với khách hàng, Traphaco sẽ trở thành tập đoàn kinh tế mạnh kinh doanh sản
phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có năng lực nghiên cứu và phát triển sản
phẩm công nghệ cao nguồn gốc tự nhiên.
– Là nhà cung cấp và cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính
thời đại và giàu giá trị truyền thống, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, Tập
đoàn traphaco sẽ bao gồm các nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn
Quốc tế và thân thiện với môi trường, hệ thống phân phối mạnh, có viện nghiên
cứu và phát triển, trường đào tạo nghề y dược và bệnh viện.
– Hoạt động của Traphaco cũng góp phần thực hiện mục tiêu của Bộ Y tế là tăng
tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tại các cơ sở y tế từ trung
ương đến địa phương và cộng đồng dân cư; thúc đẩy ngành sản xuất, kinh
doanh dược VN phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đến năm 2015 đáp
ứng 60% nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài
– Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ: Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực (Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo trong nước và
ngoài nước), đổi mới mô hình quản lý Công ty cho phù hợp với qui mô và tình
hình hội nhập (Công ty mẹ, Công ty con sở hữu đan xen về vốn); Tập trung
nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ dược liệu, dẫn đầu nghiên cứu phát triển
thuốc từ dược liệu tại VN; giữ vững thị phần các sản phẩm truyền thống. Đồng
thời mở rộng thị trường thế giới đảm bảo phát triển bền vững; đổi mới công
nghệ, thiết bị hiện đại để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường đảm bảo tốc
độ tăng trưởng cao (trung bình 30%/năm) theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá, hội nhập được với nền kinh tế quốc tế và khu vực.

6
– Hiện nay, ngoài việc tiếp tục đầu tư công nghệ và phát huy những thế mạnh ở
thị trường trong nước, Traphaco bắt đầu mở rộng thị trường sang các nước
Campuchia, Myanmar, Bỉ, Ukraina để nâng cao hiệu quả kinh doanh và xây
dựng thương hiệu ngày một vững mạnh. Với việc vừa giữ gìn văn hóa, vừa kế
thừa những phương pháp y học cổ truyền, vừa phát huy bằng những kiến thức
hiện đại, Traphaco đã trở thành thương hiệu được nhiều người tín nhiệm cả về
chất lượng và an toàn sử dụng
VI. Nhận diện rủi ro
– Rủi ro về kinh tế
Dược phẩm là mặt hàng thiết yếu của xã hội, mặc dù nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2012 phần nào suy thoái do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
ảnh hưởng đến toàn ngành trong nền kinh tế, và ngành dược vẫn không là trường hợp
ngoại lệ. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tương đối thấp hơn so với các ngành khác tuỳ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài tác động. Ngành dược được xem là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành là 16% năm. Do đó,
nền kinh tế càng phát triển, thì chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được
cải thiện, nâng cao, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe được quan tâm, chú trọng hơn và
trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát
triển hơn nữa cho ngành dược trong tương lai. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù đạt được
tốc độ tăng trưởng GDP cao trong thời gian qua, nhưng cũng chứa đựng sự bất ổn của
nền kinh tế, các chính sách điều tiết, hỗ trợ vĩ mô của chính phủ phần nào hạn chế
được sự biến động của nền kinh tế. Lạm phát cao không hẳn sẽ tác động tiêu cực đến
nền kinh tế, mà còn tuỳ thuộc vào đặc thù kinh tế của mỗi quốc gia.
– Rủi ro về pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu nhiều tác động bởi sự quản lý của Nhà
nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm
các văn bản liên quan đến các vấn đề như chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược,
quản lý của Nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc
danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm
thuốc…Mặt khác, việc nước ta gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách
thức đối với các doanh nghiệp dược Việt Nam. Việc nắm bắt được các yêu cầu trong
quá trình hội nhập cũng như những kiến thức về luật pháp và thông lệ quốc tế là một
yêu cầu rất cần thiết của các doanh nghiệp. Hiểu được sự cần thiết này, Công ty luôn
chú trọng nghiên cứu, trau dồi và cập nhật kiến thức về môi trường pháp lý quốc tế để
có thể hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
– Rủi ro về biến động giá cả nguyên vật liệu
Là một doanh nghiệp sản xuất, sự biến động giá cả các nguyên vật liệu đầu vào có
ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian gần
đây, giá cả nguyên liệu chính và tá dược đang có xu hướng tăng. Nguyên liệu cho sản
xuất dược phẩm hầu hết phải nhập khẩu, nhất là nhập từ Trung Quốc. Nhưng nay, với
lý do bảo vệ môi trường, Trung Quốc siết lại hoạt động của các nhà máy nguyên liệu
dược và chất trung gian. Động thái này khiến cho giá cả nguyên liệu đầu vào của
ngành dược phẩm nhập từ Trung Quốc tăng đột biến, ảnh hưởng đến nhiều nước,
trong đó có Việt Nam.
– Rủi ro về đặc thù ngành dược phẩm
7
 Rủi ro cạnh tranh
Theo số liệu của Bộ Y tế Cả nước hiện có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất
thuốc, trong số đó có 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc Đông dược. Tuy nhiên, thị
trường thuốc Đông dược chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành dược,
khoảng 10% giá trị sản xuất toàn ngành. Thói quen dùng Đông dược của người dân
Việt Nam đã được tích lũy từ rất lâu sẽ là tiền đề cho ngành Đông dược phát triển.
Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 50% dân số Việt Nam sử
dụng thuốc Đông dược. Với quan niệm về độ an toàn, ít tác dụng phụ, khi thói quen
tiêu dùng các loại thuốc không kê đơn tăng lên, tỷ lệ tiêu dùng Đông dược được dự
báo sẽ tiếp tục tăng tốt trong các năm tới.. Những cơ hội mà thị trường đầy tiềm năng
này mang lại luôn hấp dẫn các doanh nghiệp dược mới gia nhập ngành, làm gia tăng
sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cánh cửa hội nhập WTO
cũng mở ra nhiều thách thức về cạnh tranh đối với ngành dược phẩm Việt Nam. Lộ
trình giảm thuế chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều công ty dược phẩm nước ngoài gia
nhập thị trường với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính và công nghệ. Thêm vào đó,
Traphaco sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty đông dược Trung
Quốc sau khi cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới được mở rộng. Thực tế này
đòi hỏi Traphaco cũng như các doanh nghiệp dược khác phải nâng cao hơn nữa chất
lượng các sản phẩm thuốc, cải tiến công nghệ và đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm
để có thể tồn tại và cạnh tranh trên chính thị trường nội địa.
 Rủi ro về hàng giả hàng nhái
Hiện nay, hiện tượng hàng giả, “đại dịch” hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong
lĩnh vực dược phẩm đang trở thành một thực tế đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp
dược có hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Mặc
dù Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa sản xuất trong
nước nhưng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu xuất hiện ngày càng phổ biến và tinh
vi trên thị trường. Vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu gây thiệt hại rất lớn tới
lợi ích và uy tín của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong
ngành dược vì các sản phẩm dược phẩm nhái giả và nhập lậu kém chất lượng đe dọa
trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Vì vậy, Công ty luôn tự ý thức
bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì và quan
tâm hơn đến thương hiệu và đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hóa.
Lãnh đạo CTCP Traphaco chia sẻ, một trong những điểm đáng ghi nhận trong hoạt
động 9 tháng đầu năm nay là Công ty đã đạt được thành công bước đầu trong việc
chống hàng nhái, hàng giả thương hiệu Traphaco. Mới đây, sản phẩm viên bao đường
Hoạt huyết dưỡng não do CTCP Thương mại dược vật tư y tế Khải Hà (Công ty Khải
Hà) sản xuất đã chính thức bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc do không đạt tiêu
chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tỷ lệ các thành phần của cao bạch quả và định lượng
ginkgo flavonoid toàn phần.
Nếu nhìn bao bì mẫu mã và hình thức bề ngoài của vỉ thuốc, có thể thấy sự “na ná
nhau” giữa viên bao đường Hoạt huyết dưỡng não do Công ty Khải Hà sản xuất với
sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não do Traphaco sản xuất. Rõ ràng, nếu sản phẩm của
Công ty Khải Hà được tung ra thị trường, không loại trừ khả năng sẽ có người tiêu
dùng nhầm lẫn với sản phẩm uy tín của Traphaco.
 Rủi ro đặc thù về sản phẩm
8
Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và sự an toàn của
con người. Chi phí đầu tư, thời gian và công sức dành cho công tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm cũng như việc xâm nhập thị trường của ngành dược là khá cao so với
các ngành công nghiệp khác trên thế giới, trong khi đó tỷ lệ thành công của các thử
nghiệm sản phẩm mới lại rất thấp. Bên cạnh đó, các thuốc phục vụ cho dịch bệnh,
thuốc chuyên khoa luôn phải dự trữ nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro không tiêu thụ đuợc.
Hàng hoá trong lĩnh vực dược phẩm có thời hạn sử dụng nhất định. Việc không tiêu
thụ hết sản phẩm khi hết thời hạn sử dụng mang lại rủi ro mất lợi nhuận, đồng thời tốn
thêm chi phí tiêu hủy cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có khả năng
xây dựng kế hoạch tiêu thụ và luân chuyển sản phẩm một cách hợp lý sẽ hạn chế được
đáng kể rủi ro này.
 Rủi ro khác
Các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, khủng bố ..v..v.. là những rủi ro
bất khả kháng có thể gây thiệt hại cho tài sản, con người hưởng tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ:
– Sau khi nhận diện rủi ro và các yếu tố khác liên quan: Công ty TRAPHACO đang
có rất nhiều lợi thế để trở thành Doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu ngành dược
phẩm
– Về trình độ công nghệ: Với định hướng phát triển doanh nghiêp dựa trên nền tảng
khoa học công nghệ, công tác R&D được công ty đặc biệt chú trọng. Trong những
năm qua, Traphaco đã đầu tư nguồn nhân lực và chi phí đáng kể cho công tác
R&D, đưa thương hiệu Traphaco lên vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát
triển thuốc từ dược liệu. Đối với hệ thống quản trị, công ty đang áp dụng các quy
trình vận hành tiêu chuẩn (SOP – Standard Operating Procedures) đối với GMP và
ISO và công ty đang có kế hoạch áp dụng phần mềm quản trị theo hình thức ERP
(Enterprise Resource Planning), đây là công nghệ quản lý doanh nghiệp bằng phần
mềm tiên tiến nhất hiện nay. Với phần mềm quản trị này, công ty có thể vận hành
tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quản lý tất cả các chức năng
và nhiệm vụ của các bộ phận khác chỉ với một phần mềm công nghệ thông tin duy
nhất.
– Về uy tín và thương hiệu sản phẩm: Traphaco hiện đang được biết đến như một
trong những thương hiệu đông dược uy tín nhất ở Việt Nam. Theo xếp hạng của
Hiệp hội Dược Việt Nam, Công ty được vinh dự nằm trong số 10 doanh nghiệp
dược hàng đầu trong cả nước.
– Về thị trường tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Hiện sản phẩm của công ty đã có
mặt ở 64 tỉnh thành trên cả nước, doanh thu đứng thứ 5 trong số các doanh nghiệp
sản xuất thuốc trong nước, đặc biệt thuốc Traphaco đã có mặt tại phần lớn các cơ
sở điều trị bao gồm cả các bệnh viện lớn có thói quen sử dụng thuốc tân dược chủ
đạo.
– Triển vọng ngành: Thị trường dược phẩm Việt Nam là một thị trường đầy tiềm
năng với hơn 84 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%/năm và nhu cầu
sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Trong những năm qua, ngành
dược đang từng bước chuyển mình với những đầu tư về dây chuyền công nghệ và

9
những đổi mới trong quy hoạch phát triển. Trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược,
có 59 nhà máy đạt chuẩn GMP, chiếm 86% giá trị sản xuất tân dược . Những
doanh nghiệp còn lại, đến năm 2008 nếu không đạt GMP sẽ bị thu hẹp phạm vi
kinh doanh, sẽ không được sản xuất mà chỉ được họat động trong lĩnh vực phân
phối dược phẩm. Điều này mở ra cơ hội cho Traphaco trên thị trường nội địa, khi
Traphaco đã có những bước đi sớm trong việc đầu tư và xây dựng nhà máy theo
tiêu chuẩn GMP.
– Tại Việt Nam, với lịch sử phát triển lâu đời và thói quen sử dụng thuốc có nguồn
gốc thiên nhiên, ngành đông dược ở Việt Nam có tiềm năng phát triển rất khả
quan. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam, khoảng 30% bệnh
nhân trong nước đang được khám và điều trị bệnh bằng hình thức y học cổ truyền.
Với dự báo về tốc độ tăng trưởng của ngành dược nói chung và ngành đông dược
nói riêng trong những năm tới, và định hướng phát triển ngành của các cơ quan
quản lý, có thể nhận thấy rằng triển vọng phát triển của ngành dược là rất khả
quan.
– Hiện nay trên thế giới đang phổ biến xu hướng tìm kiếm và bảo tồn các tri thức y
dược bản địa để tạo ra những sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn,
ít tác dụng phụ đối với người sử dụng. Theo thống kê của WHO, 80% dân số trên
thế giới hiện nay vẫn dựa vào các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong công tác
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền y
dược học cổ truyền phương Đông với một kho tàng tri thức trong lĩnh vực sử dụng
thuốc từ dược liệu để chăm sóc sức khoẻ con người. Nền sinh học đa dạng mang
lại cho các cơ sở sản xuất đông dược nguồn nguyên dược liệu phong phú và độc
đáo mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có được và theo chiến lược phát triển
ngành dược đến năm 2010, chính phủ khuyến khích sản xuất thuốc có nguồn gốc
từ dược liệu, ngoài ra Bộ Y tế cũng có các chủ trương và biện pháp nhằm khuyến
khích sự phát triển của đông dược. Trong bối cảnh đó, chiến lược tập trung nghiên
cứu, phát triển và hiện đại hoá các thuốc từ dược liệu để đưa Traphaco trở thành
doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực đông dược là một chiến lược hoàn toàn đúng
đắn, tạo lợi thế cạnh tranh giúp Công ty đứng vững và phát triển trong quá trình
hội nhập quốc tế. Hơn nữa, Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ
01/01/2009 các doanh nghiệp nước ngoài sẽ bán lại dược phẩm cho các doanh
nghiệp trong nước có chức năng phân phối. Đây là một cơ hội cho các doanh
nghiệp trong nước, đặc biệt những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối sâu rộng
như Traphaco.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


TRAPHACO TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2018
Lưu ý:
 Đơn vị tính: đồng
 Số liệu mỗi năm là số liệu trung bình của số đầu năm và cuối năm

I. Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty qua các tỉ số tài chính
a) Nhóm khả năng thanh toán – tính thanh khoản
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

10
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tài Sản Ngắn Hạn 841,551,437,650 745,866,234,430 859,394,250,379


Nợ Ngắn Hạn 354,736,618,296 380,752,817,539 312,184,478,659
TTHH 2.3723 1.9589 2.7528

– Từ bảng trên cho ta thấy, tỷ số thanh toán hiện hành năm 2015 đạt 2.3723%,
năm 2016 tỷ suất này đạt 1.9589% thấp hơn năm 2015. Năm 2017 tỷ suất này
đạt 2.7528% cao hơn hai nay trước. Nhìn chung qua các năm tỷ số đều >1
doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tài Sản Ngắn Hạn 841,551,437,650 745,866,234,430 859,394,250,379


Hàng Tồn Kho 305,363,642,369 332,830,780,428 337,532,727,721
Nợ Ngắn Hạn 354,736,618,296 380,752,817,539 312,184,478,659
Tỷ suất thanh toán nhanh 1.5115 1.0848 1.6716
Tỷ suất thanh toán nhanh ngành 1.29 1.88 1.63

– Từ bảng trên cho ta thấy, tỷ số thanh toán nhanh năm 2015 đạt 1.5115%, năm
2016 tỷ suất này đạt 1.0848% thấp hơn năm trước. Năm 2017 tỷ suất này đạt
1.6716% cao hơn hai năm qua (cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm
bảo bởi 1.6716 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng tồn kho và tài sản
ngắn hạn khác). So với khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thì có sự
chênh lệch lớn, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ lệ lớn. Nhìn
chung qua các năm tỷ số đều >1 và tương đối ổn định, doanh nghiệp đảm bảo
được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. So với bình quân của ngành
là qua các năm thì khả năng thanh toán nhanh của Traphaco vẫn đảm bảo được
Khả năng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tiền Mặt 133,772,157,528 156,203,552,066 183,433,597,252


Nợ Ngắn Hạn 354,736,618,296 380,752,817,539 312,184,478,659
TS Tức Thời 0.3771 0.4102 0.5875
Tỷ suất tức thời ngành 2.40 3.00 2.65

– Từ bảng trên cho ta thấy, tỷ số thanh toán tức thời năm 2015 đạt 0.3771% thấp
hơn năm 2016 đạt 0.4102%. Năm 2017 tỷ số này đạt 0.5875% cao hơn hai năm
qua. Nhìn chung tỷ số này < 1 với lượng tiền và tương đương tiền hiện có,
11
doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn
hạn. Có thể thấy khả năng dùng tiền mặt để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của
công ty là vô cùng khó khăn vì hệ số gần xấp xỉ 0

3
2.5
Khả năng thanh toán
2
1.5 Thanh toán nhanh
1
0.5 Khả năng thanh toán
tức thời
0
2016 2017 2018

Nhận xét: Thông qua 3 hệ số đánh giá tính thanh khoản – khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của Công ty, ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán các khoản nợ của công
ty khá tốt, nếu tất cả các chủ nợ thực hiện thu hồi nợ ngắn hạn đối với Công ty, thì
Công ty vẫn đảm bảo tốt việc thực hiện thanh toán các khoản nợ này. Năm 2017 các
hệ số này giảm đáng kể, tuy nhiên việc này không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
của Công ty, tỷ số này trong năm 2017 giảm là do tài sản ngắn hạn giảm (do phải trả
người bán giảm), nợ ngắn hạn tăng vì vậy tỉ số này giảm.
b) Nhóm hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018


Doanh thu 1,991,256,736,689.5 1,942,839,529,236 1,844,255,491,520
Tổng tài sản 1,336,988,667,401 1,443,577,894,236.5 1,549,781,952,506
Hàng tồn kho 308,925,506,274 319,097,211,398.5 335,181,754,074.5
Số vòng quay hàng tồn kho 6.45 6.1 5.5
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 55.81 59.1 65.43
Khoản phải thu 294,619,313,337 245,861,914,229 176,818,066,822.5
Số vòng quay khoản phải thu 6.8 7.9 10.43
Kỳ thu tiền bình quân 53.7 45.6 34,5
Số vòng quay tiền mặt 9.74 10.63 7.73
Số vòng quay tổng tài sản 1.49 1.34 1.19
Mức độ thâm dụng vốn 0.67 0.74 0.84
Khoản phải trả 177,326,774,766 135,210,781,697.5 104,949,853,070
Số vòng quay khoản phải trả 11.23 14.37 17.6
Nợ ngắn hạn 433,284,965,567.5 793,703,836,040 802,625,242,404.5
Hiệu quả sử dụng TS ngắn hạn 4.6 2.45 2.3
12
Tài sản cố định 240,254,489,575.5 636,374,058,196.5 733,656,710,101.5
Hiệu quả sử dụng TS cố định 8.29 3.05 2.51
Vốn cổ phần 988,816,938,115.5 1,065,312,951,404.5 1,111,775,686,321.5
Hiệu quả sử dụng VCP 2.01 1.82 1.66

Chỉ tiêu ngành 2016 2017 2018


Số vòng quay tài sản 1.11 1.11 1.08
Số vòng quay hàng tồn kho 18.95 41.61 37.12

20

18

16

14 Số vòng quay HTK


Số vòng quay khoản phải thu
12
Số vòng quay Tiền mặt
10 Số vòng quay Tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng TSNH
8
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
6 Hiệu quả sử dụng VCP
Số vòng quay khoản phải trả
4

0
2016 2017 2018

Số vòng quay khoản phải thu 6.27 22.08 7.17

Nhận xét:
– Qua 3 năm, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có phần giảm sút. Các
chỉ tiêu đều có dấu hiệu giảm qua các năm, chỉ có khoản phải thu trong 3 năm
này có phần khởi sắc với hệ số vòng quay tăng. Nhưng so với trung bình
ngành, số vòng quay tổng tài sản có phần cao hơn, nhưng theo thời gian, con số
này đang bị giảm xuống.
– Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp (5.5 – 2018) đang bị thấp hơn so
với trung bình ngành (37.12 – 2018) một khoảng cách lớn, doanh nghiệp cần
đưa ra kế hoạch đẩy cao chỉ tiêu này trong giai đoạn tới. Sản phẩm của TRA
thường có hạn sử dụng không dài. Nhìn vào số liệu vòng quay hàng tồn kho và
kỳ luân chuyển hàng tồn kho cho thấy chính sách quản trị lượng hàng tồn kho
13
của doanh nghiệp đang không hiệu quả so với trung bình ngành. Số ngày hàng
tồn kho ứ đọng trong doanh nghiệp thất thường qua các năm. Công ty cần đưa
ra các chính sách để quản lý hàng tồn kho của mình
– Về khoản phải thu, doanh nghiệp giữ con số tăng trưởng đều qua các năm.
Nhưng doanh nghiệp cũng cần phải chú ý vì năm 2017, trung bình ngành đạt
22.08, một con số khá bất ngờ nhưng giảm mạnh năm 2018. Dù gì đi nữa,
doanh nghiệp cần giữ ổn vị thế của mình trong những năm tới.
– Với chỉ tiêu khoản phải trả, doanh nghiệp trong các năm qua đẩy cao chỉ số này
tăng đều. Các khoản trả cho người bán được thanh toán sớm trong quá trình
hoạt động.
– Doanh nghiệp trong những năm này chưa sử dụng hiệu quả các loại tài sản
ngắn hạn và dài hạn. Minh chứng bảng trên cho thấy 2 chỉ số này giảm mạnh
liên tục trong 3 năm gần đây. Doanh nghiệp nên áp dụng kế hoạch hoạt động
tốt hơn để cải thiện con số này.
– Tương tự cho vốn cổ phần, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của doanh
nghiệp đang giảm, chứng tỏ vốn cổ phần đưa vào hoạt động hiệu quả chưa cao,
thậm chí còn đang có xu hướng giảm.
c) Nhóm hiệu quả sử dụng đòn bẩy

Chỉ tiêu 2016 2017 2018


Nợ / Tài sản 0.26 0.26 0.28
Tỷ số đo lường mức độ đòn bẩy tài
Nợ / Vốn cổ phần 0.35 0.35 0.39
chính
Tài sản / Vốn cổ phần 1.35 1.35 1.39
Tỷ số đo lường khả năng thanh toán
EBIT / Lãi vay 231.26 175 36.44
lãi vay
Nợ / Tài sản 0.38 0.36 0.37
Trung bình ngành
Nợ / Vốn cổ phần 1.80 1.72 1.78

1.6
1.4
1.2
1
Nợ / Tài sản
0.8
Nợ / VCP
0.6
Tài sản / VCP
0.4
0.2
0
2016 2017 2018

14
Nhận xét:
– Trong 3 năm trở lại đây, nhóm tỷ số đo lường mức độ đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp giữ ở mức ổn định. Cụ thể:
 Chỉ số Nợ / Tài sản giữ nguyên từ 2016 – 2017, tăng nhẹ ở năm 2019. Nhưng
so với trung bình ngành thì con số này vẫn thấp hơn.
 Chỉ số Nợ / Vốn cổ phần từ 2016 -2017 duy trì 0.35, sang 2019 tăng lên 0.39.
Chỉ số này cũng thấp hơn so với trung bình ngành.
– Do Traphaco đang trong giai đoạn kinh doanh tăng trưởng và có thể đảm bảo được
tài chính nên các khoản vay bên ngoài đã giảm đi dẫn đến các tỷ số Nợ ổn định từ
năm 2016 – 2018, tỷ số này có sự tăng nhẹ do Traphaco dồn lực hoàn thành và đưa
vào sử dụng nhà máy dược. Điều này cũng dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay
của Công ty giảm mạnh.
– Doanh nghiệp nên có những cải cách thay đổi để dử dụng hiệu quả hơn đòn bẩy
khi dùng nguồn lãi vay để hạn chế các chi phí thuế

d) Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi


2016 2017 2018
Lãi ròng 215,946,757,500 244,321,731,400 217,595,433,400
Doanh thu thuần 1,986,168,029,000 1,934,388,039,000 1,834,395,762,000
Tổng tài sản 1,336,988,677,000 1,443,577,894,000 1,549,781,953,000
Tổng vốn cổ phần 990,809,649,300 1,066,805,576,000 1,113,030,940,000
ROS 10.87% 12.63% 11.86%
ROA 16.15% 16.92% 14.04%
ROE 21.79% 22.90% 19.55%

25.00%
22.90%
21.79%
20.00% 19.55%
16.92%
16.15%
15.00%
14.04% ROS
12.63%
11.86% ROA
10.87%
10.00%
ROE

5.00%

0.00%
2016 2017 2018

15
Nhận xét:
– ROS năm 2017 tăng 1,76% so với năm 2016 cho thấy 100đ doanh thu tạo ra doanh
nghiệp thu về lãi ròng tăng 1,76 đồng do lãi ròng năm 2017 tăng 28,374 triệu đồng
do phần lớn là chi phí tài chính trong năm 2017 giảm mạnh, cụ thể giảm 76,741
triệu đồng so với năm 2017 trong khi doanh thu giảm 51,779 triệu đồng do năm
2017 các khoản giảm trừ doanh thu tăng 6,814 triệu đồng, Nhưng đến năm 2018
thì ROS của công ty giảm 0,77% so với năm 2017 do lãi ròng lúc này giảm 26,726
triệu đồng do lúc này chi phí tài chính tăng trở lại ( tăng 13,756 triệu đồng) so với
năm 2017 và doanh thu tiếp tục giảm 99,992 triệu đồng do các khoản giảm trừ
doanh thu tăng 1,408 triệu đồng.
– ROA năm 2017 tăng nhẹ 0,13% cho thấy 100đ tổng tài sản tạo ra công ty thu về
lãi ròng tăng 0,13 đồng so với năm 2016 do lãi ròng tăng như đã nói trên và tổng
tài sản tăng 106,589 triệu đồng, Đến năm 2018 ROA giảm xuống còn 14,86%
(giảm 2,88%) do lãi ròng giảm như đã nói trên đồng thời tổng tài sản tăng 106,204
triệu đồng
– ROE năm 2016 là 21,79% tức là với 1 đồng vốn bỏ ra mang lại cho công ty
21,79% lợi nhuận, Năm 2017 tỷ số ROE là 22,90% tăng 1,11% so với năm 2016
do lãi ròng tăng từ 215,956trđ lên 244,321trđ tức là tăng 11,54%, trong khi daonh
thu giảm từ 1,986,168trđ còn 1,934,388trđ tức là giảm 2,6%, Đến năm 2018 tỷ số
ROE giảm xuống còn 19,55% tức là giảm 14,63% so với năm 2017, nguyên nhân
là do lãi ròng ở năm 2018 giảm xuống còn 217,595trđ tức là giảm 10,94% và
doanh thu cũng giảm với tỷ lệ tương ứng, Nhìn chung qua ba năm 2016 đến 2018
thì tỷ số ROE tăng giảm không đều cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
của công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả
Phân tích Dupont:
ROE = ROA* tổng tài sản/VCSH = ROA*(Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn +1)
= ROA*( Tỷ số nợ + 1)
Bảng: Tác động của ROA lên ROE
Chỉ tiêu 2017 2016 Chênh lệch 2018 2017 Chênh lệch
ROA 16,92% 16,15% 0,77% 14,04% 16,92% (2,88%)
Tỷ số nợ 0,35 0,35 0 0,35 0,35 0,00
ROE 22,84% 21,80% 1,04% 18,95% 22,84% (3,89%)

– Năm 2016 – 2017: Tỷ suất lời trên tổng tài sản ROA tăng 0,77% dưới tác động của
số nhân là 1,35 đã giúp tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE tăng 1,04% hay 1
đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về nhiều hơn 0,104 đồng lợi nhuận sau thuế.
– Năm 2017 – 2018: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm 2,88% tuy nhiên dưới tác
động của số nhân 1,35 cũng làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm
3,89%
Bảng: Tác động của tỷ số nợ lên ROE
Chỉ tiêu 2017 2016 Chênh lệch 2018 2017 Chênh lệch
16
ROA 16,15% 16,15% 0,00 16,92% 16,92% 0,00
Tỷ số nợ 0,35 0,35 0 0,39 0,35 0,04
ROE 21,80% 21,80% 0 23,51% 22,84% 0,67%

– Năm 2016 – 2017: Tỷ số nợ không thay đổi, dưới tác động của số nhân ROA là
16,15% đã làm cho ROE không thay đổi, Cho thấy trong năm không sử dụng thêm
nợ, đòn bẩy tài chính hoạt động kém hiệu quả
– Năm 2017 – 2018: Tỷ số nợ tăng 0,04 lần, dưới tác độnh của số nhân tỷ suất sinh
lời trên tổng tài sản là 16,92% đã giúp cho ROE tăng 0,67% có nghĩa 1 đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra thu về nhiều hơn 0,0067 đồng lợi nhuận sau thuế, Điều này cho
thấy công ty sử dụng nhiều nợ hơn một chút, khiến đòn bẩy tài chính của công ty
hoạt động hiệu quả trở lại
e) Nhóm tỷ số giá trị thị trường

Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

2016 2017 2018


Thu nhập của cổ đông thường 215,946,757,500 244,321,731,400 217,595,433,400
Số lượng cổ phần thường 34,542,383 41,450,540 41,450,540
EPS 6252 5894 5250

Nhận xét: Từ năm 2016 đến 2018 EPS của công ty có xu hướng giảm dần, cụ thể ở
năm 2016 tỷ số này là 6100 đến năm 2017 giảm xuống còn 5350 và tiếp tục giảm
xuống còn 5250 ở năm 2018, Đây là một dấu hiệu không hề khả quan, việc thu nhập
trên mỗi cổ phần của công ty giảm đều qua các năm cho thấy khả năng tạo ra lợi
nhuận ròng từ vốn góp của cổ đông giảm dần có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của công ty,
Cổ tức của một cổ phần thường (DPS)

2016 2017 2018


Giá trị thị trường 1 CP 10,000 10,000 10,000
EPS 6252 5894 5250
P/E 1,6 1,7 1,9
DPS 2147 2497 2996
Tỷ suất cổ tức 0,2147 0,2497 0,2996

– Tỷ số giá trên thu nhập tăng qua các năm do giá thị trường một cổ phần không đổi
nhưng thu nhập một cổ phần lại giảm qua các năm.
– Cổ tức trên 1 cổ phần tăng đều qua các năm, cụ thể ở năm 2016 là 2147 đến năm
2017 tăng 0,035 và tăng thêm 0,0499 ở năm 2018.

17
– Tỷ suất cổ tức cũng tăng qua các năm, điều đó cho thấy công ty đã tăng tỷ lệ trả cổ
tức qua từng năm.
II. Phân tích dòng tiền của công ty
a) Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Các thành phần chính trong dòng tiền hoạt động kinh doanh qua các năm

90
80
70
60
50
40
30
20
10 2016
0 2017
-10 Khấu hao Khoản phải thu Hàng tồn kho Khoản phải trả 2018
-20
-30
-40
-50
-60
-70
-80
-90

 Các thước đo dòng tiền

Dòng tiền thô = Lãi ròng + khấu hao

Năm Khấu hao Lãi ròng Dòng tiền thô


2016 35,256,425,683 215,946,757,500 251,203,183,200
2017 42,063,220,260 244,321,731,400 286,384,951,700
2018 79,439,413,700 217,595,433,400 297,034,847,100

350,000,000,000

300,000,000,000

250,000,000,000

200,000,000,000 Khấu hao


Lãi ròng
150,000,000,000
Dòng tiền thô
100,000,000,000

50,000,000,000 18

0
2016 2017 2018
DÒNG TIỀN THÔ
310
300
290
280
270
260
250
240
230
220
2016 2017 2018

– Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy kết quả từ dòng tiền thô phản ánh chính xác
hơn kết quả hoạt động của công ty so với lãi ròng. Nếu như lãi ròng năm 2018
giảm so với năm 2017 nguyên nhân là do khấu hao đã bị khấu trừ trong khi
khấu hao là chi phí không thực chi bằng tiền thì dòng tiền thô năm 2018 vẫn
tăng so với năm 2017 do có tính khấu hao vào.

Dòng tiền tự do (FCF) = Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh – Chi tiêu vốn – Chi
trả cổ tức

Năm Doanh thu thuần Chi tiêu vốn Chi trả cổ tức FCF

2016 1,986,168,029,000 45,139,912,750 74,162,496,300 1,866,865,620,000

2017 1,934,388,039,000 482,318,052,300 103,501,998,400 1,348,567,988,000

2018 1,834,395,762,000 50,004,345,480 124,185,817,800 1,660,205,599,000

2,500,000,000,000

2,000,000,000,000

1,500,000,000,000 doanh thu thuần


chi tiêu vốn

1,000,000,000,000 chi trả cổ tức


FCF

500,000,000,000

19
0
2016 2017 2018
Nhận xét:
– Năm 2016 – 2017: Dòng tiền tự do (FCF) giảm từ 1,866,865,620,000đ còn
1,348,567,988,000 đồng tức là giảm 518,297,632,000 đồng tương ứng 27,76%
nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm 51,779,990,000 đồng tương ứng với
2,6% trong khi đó tỷ lệ chi tiêu vốn và chi trả cổ tức tăng rất mạnh với tỷ lệ
tương ứng là 968,5% và 39.56%.
– Năm 2017 – 2018: Dòng tiền tự do của công ty tăng lên 1,660,205,599,000
đồng tức là 311,637,611,000 đồng tương ứng với 23,11%. Ở giai đoạn này ta
thấy dòng tiền tự do tăng lên không phải do sự gia tăng của doanh thu thuần mà
phần lớn là do sự giảm mạnh của chi tiêu vốn lên đến 89,6% .
– Như vậy, qua 3 năm 2016 – 2018 ta thấy được rằng dòng tiền tự do của công ty
tuy là có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung vẫn có thể đáp ứng cho các
hoạt động kinh doanh cả công ty và nhu cầu về các hoạt động đầu tư khác.
Các tỷ số chuyên biệt dung trong phân tích dòng tiền
Nhóm tỷ số giá tính thanh khoản khả năng thanh toán của công ty

Tỷ số 2016 2017 2018


Dòng tiền hoạt động 0,55 0,50 0,51
Đảm bảo dòng vốn 0,70 0,73 0,63
Đảm bảo lãi vay 207.05 140.72 32.24
Đảm bảo nợ vay ngắn hạn 0,32 0,23 0,14

Nhận xét:
– Dòng tiền hoạt động của công ty có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể ở
năm 2016 tỷ lệ này là 0,55 cho thấy với một đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp
vay trong kỳ chỉ được đảm bảo bằng 0,55 đồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ. Đến năm 2017 tỷ số này giảm xuống còn 0,50 và tăng lên
0,51 ở năm 2018. Tuy nhiên, so với năm 2016 thì tỷ lệ này ở năm 2018 vẫn còn
thấp hơn 0,04 lần.
– Tỷ số đảm bảo dòng vốn: từ năm 2016 đến 2017 tỷ số này có sự gia tăng nhẹ cho
thấy khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty có sự khả quan hơn.
Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn nhỏ hơn 1 nên khả năng đảm bảo dòng vốn của côn ty
vẫn chưa tốt lắm. Đến năm 2018 tỷ số này có sự sụt giảm từ 0,73 ở năm 2017 còn
0,63 ở năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do sự gia tăng mạnh tỷ
lệ lãi vay, nợ gốc và lợi tức cổ phần ưu đãi ở năm 2018.

20
– Tỷ số đảm bảo lãi vay: năm 2016 tỷ số này là 2017,05 cho thấy với 1 đồng lãi vay
của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 207,05 đồng thu nhập thực bằng tiền của
công ty, đến năm 2017 tỷ số này giảm xuống còn 140,72 và giảm mạnh ở năm
2018 với 32,24. Tuy nhiên, ta cũng chưa đủ cơ sở để nhận định rằng số liệu như
trên là dấu hiệu tốt hay xấu vì còn phải so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
mới có thể đánh giá một cách chính xác hơn.
– Tỷ số đảm bảo nợ vay ngắn hạn: tỷ số này giảm dần trong 3 năm cho thấy rằng tỷ
lệ đảm bảo các khoản vay ngắn hạn được tạo ra từ dòng tiền hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp cũng giảm dần. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp
khi các khoản nợ đến hạn. Cụ thể, ở năm 2016 tỷ số này là 0,32 tức là với 1 đồng
nợ vay ngắn hạn doanh nghiệp vay trong kì chỉ được đảm bảo bằng 0,32 đồng thu
nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2017 tỷ số này giảm
còn 0,23 và tiếp tục giảm còn 0,14 ở năm 2018.
Nhóm chỉ số đánh giá khả năng duy trì và phát triển doanh nghiệp
Tỷ số đảm bảo dòng tiền

= 0,58

Tỷ số 2016 2017 2018


Tiền mặt/chi tiêu vốn 1 0 0
Tiền mặt/tổng nợ 0,43 0,39 0,32
Tái đầu tư tiền mặt 8% 9% 6%

Nhận xét:
– Tỷ số tiền mặt/ chi tiêu vốn của doanh nghiệp hầu như là bằng 0 cho thấy rằng tiền
tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp không đáp ứng được
nhu cầu đầu tư trong kỳ và các nhu cầu khác. Điều này dẫn đến các cơ hội đầu tư
của doanh nghiệp điều phải hướng vào nguồn tài trợ từ bên ngoài, và vay thêm nợ
vì vậy mà giá trị của các khoản lãi vay gia tăng qua các năm.
– Tỷ số tiền mặt /tổng nợ: năm 2016 tỷ số này là 0,43 tức là với 1 đồng nợ vay trong
kỳ doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được 0,43 đồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh
trong kỳ. Điều này cho thấy rằng tiền mặt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh
trong kỳ không đủ để đáp ứng các khoản nợ. Tỷ số này tiếp tục giảm còn 0,39 ở
năm 2017 và 0,32 ở năm 2018.
– Tỷ số tái đầu tư tiền mặt: năm 2016 và 2017 tỷ số này khá tốt nằm trong khoản từ
7% - 11%, năm 2018 tỷ số này giảm còn 6%.

21
b) Dòng tiền hoạt động đầu tư

50

0
Mua sắm TSCĐ Thu từ thanh lý Chi cho vay Thu hồi vay Thu lãi vay

-50

-100 2016
2017
-150 2018

-200

-250

-300

– Thông qua bảng so sánh kết quả hoạt động đầu tư của Công ty cổ phẩn Traphaco
từ năm 2016 – 2018, ta có thể thấy trong 3 năm qua công ty chi rất nhiều tiền vào
hoạt động mua sắm các tài sản cố định. Lý do là công ty đang triển khai dự án Đầu
tư xây dựng nhà máy dược Traphaco Hưng Yên tại khu đất 4.6 hecta thuộc xã Tân
Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 477
tỉ đồng, ngoài dự án lơn như nhà máy dược Traphaco Hưng Yên, công ty còn đang
mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đầu tư vào các dự án
nhà máy khác như dự án nhà máy dược Đông phố mới Lào Cai, xây dựng các văn
phòng tại Cần Thơ, Hoàng Liệt, Gia Lai, Thái Nguyên, … Sau 42 năm hình thành
và phát triển, Traphaco đang ở giai đoạn phát triển nhất trong chu kỳ của một
doanh nghiệp, có được ưu thế này, công ty Traphaco đẩy mạnh thương hiệu và
hình ảnh của mình toàn khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Bắc vào Nam.
– Bên cạnh đầu tư mở rộng các dự án, công trình của mình, Traphaco còn đầu tư góp
vốn liên kết vào các công ty khác, điển hình là công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế
Quảng Trị được thành lập vào năm 1998 và Traphaco đang nắm giữ 43% tỷ lệ sở
hữu.
– Tóm lại, thông qua biểu đồ trên ta nhận thấy được Traphaco đang trong giai đoạn
đẩy mạnh mở rộng quy mô bằng cách đầu tư chủ yếu về các TSCĐ, các thu nhập
từ việc đầu tư góp vốn liên kết vẫn có nhưng chiếm số lượng không đáng kể trong
dòng tiền hoạt động đầu tư của Công Ty

c) Dòng tiền hoạt động tài trợ

22
400

300

200
2016
100 2017
2018
0
Thu từ đi vay Trả nợ gốc vay Cổ tức lợi nhuận đã trả

-100

-200

– Thông qua bảng kết quả so sánh trên, ta nhận thấy rằng hoạt động tài trợ mà
Traphaco chọn chủ yếu là từ vay vốn ngân hàng, số tiền vay tăng dần qua các
năm 2016 – 2018, điều này là phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của
công ty vì công ty đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh, nên cần
rất nhiều tiền để đầu tư vào các dự án, hình thức tối ưu nhất của công ty là đi
vay từ các ngân hàng và trả lãi hàng tháng, do đó dòng tiền trả nợ gốc và chi trả
cổ tức lợi nhuận tăng qua các năm, nhìn chung công ty sử dụng nguồn tiền từ
hoạt động tài trợ là hợp lý, phù hợp với các dự án của mình

Đánh giá chung về dòng tiền của Công ty cổ phần Traphaco

250
200

150

100
50
Dòng tiền HĐ
0
2016 2017 2018 Dòng tiền ĐT
-50
Dòng tiền TT
-100

-150

-200
-250

-300

– Thông qua biểu đồ trên và các phân tích từng dòng tiền, ta nhận thấy rằng các
dòng tiền chính của Công ty đều có xu hướng tăng dần trong 3 năm gần đây.
23
Điều này cho thấy rằng dòng tiền của công ty đang chi nhiều cho việc đầu tư và
mở rộng, hoàn thành các dự án lớn mà Công ty đang triển khai.
– Riêng dòng tiền từ Hoạt động của công ty luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dòng
tiền, cho thấy rằng công ty đang hoạt động tốt, đúng lĩnh vực đang kinh doanh,
dòng tiền hoạt động biến đổi không đáng kể, đủ đảm bảo để đầu tư vào các lĩnh
vực đang triển khai và các dự án khác.
KẾT LUẬN
– Qua phân tích thấy tính hình Traphaco hiện tại đang phát triển rất ổn định, tiếp
tục giữ vững được thị phần trong ngành Dược và trong tương lai sẽ có thể mở
rộng thị phần. Với định hướng phát triển “Con đường sức khỏe xanh” Traphaco
đã đi trước, là doanh nghiệp tiên phong trong ngành Dược thực hiện, chiến
lược này phù hợp với định hướng phát triển của ngành Dược cũng như ngành
công nghiệp Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho 2018 – 2025 đây
chính là lợi thế, là cơ hội để Traphaco tiếp tục tăng trưởng và tiến gần với mục
tiêu trở thành doanh nghiệp số 1 ngành Dược.
– Tình hình ngành Dược phát triển tốt như hiện tại, cổ phiếu của các công ty
trong ngành nói chung và Traphaco nói riêng sẽ tiếp tục tăng giá, là cổ phiểu
tiềm năng mà các nhà đầu tư quan tâm.

24

You might also like