You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

------- *** -------

BÁO CÁO THỰC TẾ ĐỢT 1


CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Họ và tên : Võ Trung Kiên


Mã sinh viên: 1901332
Tổ 10 – Lớp O1 – Khóa 74
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thái Hà Văn

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2023

1
Lời mở đầu
Ngày nay tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. ngành Y Dược nắm một vai
trò vô cùng quan trọng. Không những đóng góp to lớn cho nền kinh tế mà nghành Y
Dược còn góp phần củng cố mặt đời sống nhân sinh cho quốc gia đó. Do đó, em đã
chọn ngành Dược là ngành theo học của mình. Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong
những yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nên việc
cung cấp đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói
chung trong đó các nhà thuốc, công ty Dược và bệnh viện đóng vai trò quan trọng.
Là một ngành kỹ thuật đặc biệt, nên đòi hỏi các sinh viên ngành Dược phải không
ngừng trau dồi kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế để sau khi ra trường có thể
làm tốt chuyên môn của mình. Vì vậy, ngoài những kiến thức được thầy cô giảng viên
trao đến trên giảng đường, các sinh viên ngành dược sẽ được trải qua quá trình thực tập
tại các bệnh viện, các trung tâm, công ty dược… Đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên:
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ của người dược sĩ đại học
-Quan sát, kiến tập được các kỹ thuật đã học trong chương trình Dược sỹ đại học tại
cơ sở thực tập
dưới sự giám sát của đơn vị nơi thực tập
- Thực hiện các kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn , giáo dục sức khỏe và sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý

Công Ty Cổ Phần Traphaco là một trong những thương hiệu dược số 1 Việt Nam, nhờ
sự đóng góp của biết bao thế hệ người Traphaco; dành được tình cảm, sự tin yêu của
hàng triệu người dân Việt Nam

2
I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH THỰC TẬP

ST Thời gian Nội dung thực tập Địa điểm Cán bộ hướng dẫn
T
1 23- - Tìm hiểu thông tin về công ty qua CN.Lê Thị Huệ-P.Nhân sự
27/10/2023 website:traphaco.com.vn Hành chính
- Nhóm trưởng thảo luận và chia 35 SV
thành 3 Nhóm để Kiến tập tại TTPP vào
chiều 6/11/2023

2 Sáng 09h00 - 9h30 Phòng họp lớn CN.Lê Thị Huệ - P.Nhân
30/10/2023 Gặp mặt sinh viên (Phổ biến Quy định sự Hành chính
tại nơi thực tập)

09h30 – 10h00 CN.Nguyễn Thị Phương


Giới thiệu tổng quát về Công ty cổ phần Loan - PTP.Nhân sự Hành
Traphaco chính

10h15 – 11h00 Kho thành phẩm DS.Trần Thị Hồng Minh


Kiến tập tại Kho thành phẩm tại Hoàng Liệt Phụ trách kho thành phẩm
P.Logistics và Phân Phối
3 31/10 – Sinh viên làm báo cáo thực tập :Phần CN.Lê Thị Huệ - P.Nhân
3/11/2023 1:Nội dung đã thực tập sự Hành chính

4 Buổi chiều 14h00 – 14h30: Kiến tập tại trung tâm TT phân phối
6/11/2023 phân phối dược phẩm và
trang thiết bị y ThS.Bùi Thị Thơm – Phụ
14h45 – 15h15: Kiến tập tại trung tâm tế Hapu (Quầy trách Quầy Hapu, P. Kinh
phân phối thuốc Traphaco doanh miền Bắc
– Quầy số
15h30 – 16h00: Kiến tập tại trung tâm 207,tầng 2)
phân phối

5 7– Sinh viên làm báo cáo thực tập Phần 2: CN.Lê Thị Huệ - P.Nhân
9/11/2023 Nội dung đã thực tập sự Hành chính

6 10/11 Sinh viên nộp báo cáo theo Quy định


của Trường ĐH Dược Hà Nội

7 15/11/2023 Trả kết quả thực tập

II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY


1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
a) Giới thiệu chung

3
Trải qua 51 năm xây dựng và phát triển, Traphaco luôn kiên định và tự hào với
sứ mệnh sáng tạo sản phẩm xanh, chăm sóc sức khỏe con người. Trở thành
thương hiệu dược số 1 Việt Nam, nhờ sự đóng góp của biết bao thế hệ người;
Traphaco dành được tình cảm, sự tin yêu của hàng triệu người dân Việt Nam
• Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
• Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO JOINT STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: Traphaco
• Mã cổ phiếu: TRA
• Địa điểm trụ sở chính: Số 75 phố Yên Ninh, phường Quán Thánh, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
• Điện thoại: 0.2436811855 (máy lẻ: 125 – HC, 116 – NS)
• Website: www.traphaco.com.vn
• ĐKDN mã số 0100108656 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp. Đăng ký lần đầu: ngày 24 tháng 12 năm 1999.
b) Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Traphaco là đơn vị kinh doanh dược phẩm có bề dày kinh nghiệp
trong ngành và là một trong những doanh nghiệp đi đầu về phát triển đông dược Việt
Nam, với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ dược liệu thiên nhiên.
_ Công ty cổ phần Traphaco được thành lập ngày 28/11/1972 với tên đầu tiên là “ Tổ
chức sản xuất thuộc công ty y tế đường sắt’’ xuất phát điểm là tổ sản xuất thuốc ra đời
ngay trước chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, phục vụ sức khỏe cán bộ nhân viên
đường sắt những năm cuối khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại.
Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là pha chế thuốc theo đơn nhằm phục vụ
ngành y tế sản xuất.
_ Tháng 1/2000, Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải chính
thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Đến ngày 5/7/2001 Công ty cổ phần
dược và thiết bị vật tư y tế GTVT đổi tên thành Công ty cổ phần TRAPHACO, với
mục đích kinh doanh đa ngành nghề phù hợp với xu hướng nền kinh tế mới.
_ Từ đó đến nay, Công ty đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ cả trong nước
và ngoài nước: Huân chương Lao động hạng Nhì; Cúp Vàng nhân ái Việt Nam; Giải
thưởng WIPO do Tổ chức SHTT thế giới trao tặng; Đạt giải III Trách nhiệm xã hội
4
về lĩnh vực Môi trường (CSR), TOP 100 Sao Vàng đất Việt….

2. Ngành nghề kinh doanh


• Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu.
• Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư thiết bị y tế.
• Pha chế thuốc theo đơn.
• Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên vật liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc.
• Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm.
• Sản xuất, buôn bán thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát.
• Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược.
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
3. Giá trị cốt lõi
Trung thực: Làm đúng ngay cả khi không có ai kiểm soát, luôn bám sát thực tế, thực
sự làm việc và có dũng khí nhận sai sót.
Dũng cảm: Chấp nhận thay đổi, chấp nhận thách thức.
Chủ động: Hành động không chờ đợi.
Kết nối: Phối hợp hành động đến cùng.
Sáng tạo: luôn tự hỏi rằng ‘’Còn phương án nào tốt hơn không?’’, say mê sáng tạo,
không bằng lòng với cái hiện có, luôn đi tìm cái tốt hơn,
Trách nhiệm: Tôi – Nguyên nhân và giải pháp

4. Quan điểm phát triển và sứ mệnh của Traphaco


‘’Sáng tạo sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe con người’’.
Sáng tạo ra những sản phẩm vừa mang tính hiện đại vừa giàu truyền thống vì sức
khỏe cộng đồng.
Phát triển sản phẩm từ thảo dược, đưa thương hiệu Dược liệu Việt Nam ra thị
trường quốc tế.
Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường và xây
dựng văn hóa doanh nghiệp.
5
Định hướng sản phẩm “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền”
Thị trường: Hướng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trong nước
góp phần thực hiện chiến lược thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội.
Phát tiển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học , đào tạo phát triển
nguồn nhân lực

III. CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

1. Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Traphaco


a) Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực
tiếp, tập trung để giám đốc Công ty có thể nắm được tình hình sản xuất và kinh doanh
một cách kịp thời.
b) Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, đây là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty có quyền và nghĩa vụ sau:
• Quyết định loại cổ phần và số cổ phần được chào bán của từng loại, quyết
định mức lợi tức hàng năm của từng loại cổ phần.
• Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều
lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào
bán tại điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như quyết định chiến lược
phát triển Công ty, quyết định phương án đầu tư,… (Trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hồi đồng cổ đông). Bao gồm
• Chủ tịch HĐQT: Ông Chung Ji Kwang
• Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Phú Khánh
• Ủy viên HĐQT: Ông Trần Túc Mã
• Ủy viên HĐQT: Bà Đào Thúy Hà
• Ủy viên HĐQT: Ông Nguyễn Anh Tuấn
• Ủy viên HĐQT: Ông Kim Dong Hyu
• Ủy viên HĐQT: Ông Lee Tae Yon
Ban kiểm soát: Chức năng kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, thường
xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội
đồng quản ttrị khi trình các báo cáo kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
2. Công ty thành viên
- Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa
6
- Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên
- Công ty cổ phần dược – vật tư y tế Đăk Lăk
- Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco
-
3. Cơ sở vật chất
2
- Trụ sở chính tại 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội với diện tích sử dụng 800m .
- Nhà máy sản xuất thuốc GMP – WHO tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội trên diện
2
tích 10.000m được đầu tư xây dựng trên 60 tỉ đồng, đã được khánh thành và đưa vào
sử dụng từ tháng 01/2004 bao gồm xưởng sản xuất chính, nhà kho thành phẩm, khối
điều hành, nghiên cứu và các công trình phụ trợ khác đạt tiêu chuẩn GMP – WHO với
dây truyền thiết bị hiện đại.

- Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Đông Dược theo tiêu chuẩn
2
GMP – WHO tại xã Tân Quang, Hưng Yên trên tổng diện tích gần 40,000 m bao gồm
các hạng mục: xưởng sơ chế, chiết xuất, kho thành phẩm, nguyên phụ liệu, xưởng sản
xuất chính GMP, xưởng thuốc thực phẩm, nước uống, khu điều hành, kiểm nghiệm và
các hạng mục phụ trợ khác với tổng vốn đầu tư 70 tỉ đồng.
2
- Công ty TNHH Traphaco Sapa tại Lào Cai trên tổng diện tích 70.000 m cung cấp nguồn
nguyên liệu sạch, chất lượng từ vùng núi cao Sapa phục vụ cho việc tạo ra các sản
phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Đây là nhà máy tân dược 4.0 với công
suốt thiết kế 1,2 tỉ đơn vị sản phẩm/ năm có tổng đầu tư gần 500 tỉ đồng. Được trang bị
dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc nhỏ mắt hiện đại gồm 3 công đoạn: Thổi tạo lọ -
Rót dịch – Hàn Kín (BFS)

4. Cơ cấu sản phẩm

Dược phẩm
Hàng sản xuất
xuất Thực phẩm
BVSK; Mỹ phẩm;
Thực phẩm bổ sung
Sản phẩm
SP nhập khẩu
Hàng khai thác

Nguyên liệu
7
5. Nguồn nhân lực
Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, do tính chất của lĩnh vực sản xuất kinh
doanh dược phẩm là chăm sóc và chữa bệnh cho con người nên nó không chỉ đòi hỏi
đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có tri thức đa ngành mà còn phải có tính nhân đạo
sâu sắc. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn được các cấp lãnh đạo
Công ty coi trọng.
Hằng năm, Traphaco thu hút hàng chục dược sỹ đại học và trên đại học. Đội ngũ này
liên tực được đài tạo và đào tại lại với ngân sách hàng năm chiếm 0,5% doanh thu.
Ngoài ra các dược sỹ, Traphaco còn có một đội ngũ kỹ sư, cử nhân kinh tế, luật, mỹ
thuật… và một đội ngũ công nhân với trình độ chuyên môn vững vàng. Trong đó tổng
số nhân viên lên đến gần 1600 người với độ tuổi lao động trung bình là 38 tuổi
6.Giá trị của Traphaco

IV.KIẾN TẬP TẠI KHO THÀNH PHẨM CỦA CTCP TRAPHACO


1. Mô tả chung
Công ty cổ phần Traphaco có các kho thành phẩm được đặt ở công ty mẹ và các
công ty con. 1 kho thành phẩm được đặt ở Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
2. Tổ chức nhân sự của kho thành phẩm
Kho thuốc có số lượng nhân viên đầy đủ và trình độ phù hợp với công việc đang
được giao. Theo tiêu chuẩn GSP về nhân sự, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược
8
sĩ trung học đối với các cơ sở bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc hóa dược, vắc
xin, sinh phẩm y tế. Như vậy tổ chức nhân sự của kho đã đáp ứng được tiêu chuẩn
GSP.
3. Các loại máy móc, trang thiết bị
Kho thuốc được trang bị các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, tủ đựng hồ sơ
nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc, sắp xếp và bảo quản các giấy tờ trong kho. Các thiết
bị dùng để bảo quản hàng hoá bao gồm: điều hoà, nhiệt kế, ẩm kế, quạt cắt gió, mành
cửa. Các thiết bị đều được cài đặt và kiểm soát để đáp ứng được yêu cầu của kho về
bảo quản hàng hoá. Kho có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vận chuyển, chất
xếp hàng hoá như: xe đẩy hàng, xe tải, xe nâng.
4. Sơ đồ bố trí kho và các khu vực bảo quản
Kho được xây dựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ánh sáng trực tiếp chiếu
vào. Địa điểm của kho được đặt ở gần trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại,
trao đổi, buôn bán.
Kho có tổng diện tích là 970,2 m2 [10], được chia thành nhiều khu vực bảo quản
khác nhau: kho dụng cụ, kho biệt trữ sản phẩm chờ huỷ, kho quà tặng, thuốc nhập
khẩu, hàng khai thác, hàng sản xuất. Kho có 3 cửa bao gồm: cửa tiếp nhận, cửa xuất
kho và cửa thoát hiểm.
Khoảng cách giữa mỗi dãy khoảng 2m nên thuận tiện cho các xe đi lại để vận chuyển
hàng hoá. Các xe nâng được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ trong quá trình sử dụng.
Trong kho được chia thành các khu vực để hàng. Mỗi giá để hàng được chia thành 2
bên và được ký hiệu bằng các chữ in hoa từ A đến Q theo thứ tự từ trái sang phải. Có 8
kệ để hàng bao gồm: 01 giá thuốc nhập khẩu, 01 hàng khai thác và 06 hàng sản
xuất.Trong kho có các kho với chức năng riêng biệt như: kho dụng cụ, kho biệt trữ sản
phẩm chờ huỷ, kho quà tặng, văn phòng kho.
5. Sắp xếp hàng hóa trong kho
Hàng hoá trong kho được xếp theo từng khu vực riêng biệt bao gồm: hàng nhập
khẩu, hàng khai thác, hàng sản xuất. Các thuốc đều có khu vực bảo quản riêng và có
biển hiệu rõ ràng, tránh nhầm lẫn, thất thoát thuốc. Các thùng được sắp xếp chồng lên
nhau chắc chắn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng, không có nguy cơ đổ vỡ, không
gây hại tới thùng hàng bên dưới.
6. Nhiệt độ và độ ẩm trong kho
9
Trong công tác bảo quản thuốc, việc duy trì nhiệt độ và độ ẩm theo đúng quy định
là điều vô cùng quan trọng. Tại kho nhiệt độ, độ ẩm được đo bởi các thiết bị và dược
ghi chép, theo dõi bởi các nhân viên trong kho. Mỗi ngày đo nhiệt độ, độ ẩm 2 lần vào
sáng và chiều
7. Công tác vệ sinh kho
Tại thời điểm kiến tập, kho có sạch sẽ, thoáng mát. Công tác vệ sinh ở kho được
thực hiện theo từng tuần do nhân viên trong kho thực hiện. Thủ kho là người tổ chức
cho nhân viên thực hiện vệ sinh kho, thiết bị kho, phương tiện vận chuyển và kiểm tra
công tác vệ sinh tại kho. Người thực hiện phải ghi sổ theo dõi vệ sinh tại kho và thiết bị
kho, sổ theo dõi vệ sinh phương tiện vận chuyển. Cán bộ quản lý, cán bộ quản lý chất
lượng sẽ xuống kho kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
8. Phòng cháy, chữa cháy, bảo hiểm cháy nổ
- Phòng cháy
• Trong kho có các nội quy, bảng hướng dẫn xử lý khi có cháy nổ.
• Có 5 hộp chữa cháy đặt rải rác ở các vị trí trong kho. Mỗi hộp chữa cháy
bao gồm bình chữa cháy, ống bơm nước.
• Đảm bảo hạn chế để các đồ vật, vật liệu dễ cháy tại nơi làm việc
• Đảm bảo mọi công việc có khả năng dẫn đến gia tăng rủi ro về cháy phải được
tuân thủ theo quy trình “quản lý nhà thầu về an toàn, môi trường”.
- Chữa cháy
• Theo quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp
• Thực hiện các bước theo tiêu lệnh chữa cháy
• Đội trưởng/ Nhân viên an toàn thực hiện báo cáo sự cố theo quy trình.
• Chế độ tham gia với người chữa cháy: người tham gia chữa chát được hưởng chế
độ bồi dưỡng về vật chất, trường hợp bị chết, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn
thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

V.KIẾN TẬP TẠI TRUNG TÂM PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CTCP
TRAPHACO
5. Tên, địa chỉ cơ sở kiến tập
Tên: Quầy thuốc Traphaco
Địa chỉ: Trung tâm phân phối dược phẩm và thiết bị y tế Hapu – Số 1 Nguyễn Huy
1
0
Tưởng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội ( Quầy thuốc Traphaco – Quầy số 207, tầng 2).

6. Vấn đề nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật của quầy thuốc GPP
a) Nhân sự
Trong quá trình thực tế, nhân viên làm việc tại quầy thuốc mặc trang phục là áo
Blouse trắng, gọn gàng, sạch sẽ và luôn luôn đeo bảng tên có đầy đủ họ tên, tuổi và
chức vụ làm việc, luôn tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp và thực hành bán thuốc theo
quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho người bệnh. Như vậy tổ chức nhân sự của quầy
đã đáp ứng được tiêu chuẩn GPP.
b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Quầy thuốc có địa điểm cố định là quầy số 207 tại trung tâm phân phối Hapu, bố trí ở
nơi cao ráo thoáng mát, an toàn và cách xa nguồn ô nhiễm. Khu hoạt động của quầy
thuốc tách biệt với các hoạt động khác, được xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi,
tường và nền nhà dễ làm vệ sinh có đủ ánh sáng cho các hoạt động.
2
Quầy thuốc Traphaco tại trung tâm phân phối có diện tích khoảng 40 m , trong đó kho
2 2
chiếm 30 m , khu vực trưng bày 10 m và khu để người mua thuốc đứng tiếp xúc và
trao đổi thông tin với người bán lẻ.
7. Các văn bản, tài liệu chuyên môn, sổ sách, quy trình thao tác chuẩn hiện
đang sử dụng tại quầy thuốc
a) Các văn bản tài liệu chuyên môn
- Luật Dược: Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Nghị định: Nghị định số 54/2017 của Chính phủ: quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Dược
- Các quyết định, thông tư của Bộ Y Tế liên quan đến các hoạt động của quầy thuốc
b) Các loại hồ sơ, sổ sách
- Hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh
thuốc: + Biên bản giao nhận và kiểm nhập

STT Tên thuốc – Đơn Số Hạn Số lượng Cảm Ghi


nồng độ, HL vị lô dùng quan CL chú

1
1
+ Phiếu giao hàng
STT Tên thuốc ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền

+ Quầy thuốc có Sổ theo dõi nhiệt độ độ ẩm :


Ngày Từ 8.00 đến 9.30 Từ 13.00 đến 15.30 Người Ghi
theo dõi chú
Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%)

+ Sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho thuốc và dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực
Ngày Nơi xuất, Số chứng từ Số Số Số Số lô, hạn Ghi chú
tháng nhập xuất, nhập lượng lượng lượng dùng
Nhập Xuất Còn lại

c) Các quy trình thao tác chuẩn hiện đang sử dụng tại nhà thuốc
Danh mục các SOP ‘’ thực hành tốt phân phối thuốc GPD’’ tại quầy số 207 Hapulico

TT Tên SOP Mã số Ngày BH


1 SOP Dự trù hàng SOP24/01 15/08/14
2 SOP Tiếp nhận và kiểm nhập hàng SOP24/02 15/08/14
3 SOP sắp xếp, bảo quản thành phẩm tại quầy SOP24/03 15/08/14
4 SOP Theo dõi chất lượng hàng và kiểm kê, đối chiếu SOP24/04 15/08/14
5 SOP Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm quầy SOP24/05 15/08/14
6 SOP Vệ sinh và phòng chống côn trùng gặm nhấm tại SOP24/06 15/08/14
quầy

7 SOP bán hàng và giao hàng SOP24/07 15/08/14


8 SOP tiếp nhận – Xử lý khiếu nại, bảo quản hàng trả về SOP24/08 15/08/14
9 SOP An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy SOP24/09 15/08/14
10 SOP Lưu hồ sơ – TL SOP24/10 15/08/14

1
2
4.Các hoạt động bán thuốc tại quầy

1
3
VI.ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Quãng thời gian thực tập tại CTCP Traphaco đã cho em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm
thực tế quý báu, là nền tảng cho em có thể vững chãi hơn cho sau này. Em xin được gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới toàn thể các nhân viên đang làm việc tại công ty, đặc biệt là CN. Lê Thị Huệ
(phòng nhân sự Hành Chính), CN. Nguyễn Thị Phương Loan (PTP.Nhân sự Hành chính), DS.
Trần Thị Hồng Minh (Phụ trách kho thành phẩm P.Logistics và Phân phối) và Ths. Bùi Thị Thơm
(Phụ trách Quầy Hapu, P. Kinh doanh miền Bắc) đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được kiến tập
và được nghe những chia sẻ hết sức chân thậ của mọi người. Điều này đã giúp em hiểu và thêm
yêu hơn công việc của một nhân viên trong ngành Dược.
Do quỹ thời gian có hạn nên em không thể tham gia được tất cả các công đoạn, quy trình của
công ty, tuy nhiên, quãng thời gian vừa rồi cũng đã giúp em hiểu thêm rất nhiều về công việc
trong một môi trường chuyên nghiệp. Đây là hành trang giúp em bước vào hành trình hành nghề
Dược sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
4
1
5

You might also like