You are on page 1of 33

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trịnh Trung Hiếu


Lớp: K66 – CTXH
GV hướng dẫn: Th.s Nguyễn Duy Cường
Cơ sở thực tập: Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Nhi
Trung ương

Hà Nội, tháng 4 năm 2020

Page 1
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Page 2
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

MỤC LỤC

Page 3
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH Công tác xã hội

Page 4
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

LỜI MỞ ĐẦU

Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức
của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều
người đồng nhất và nhầm lẫn với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm lẫn
với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể...

Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của ở Việt Nam
chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển ở Việt Nam cần có sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành.
Bởi vì, công tác xã hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực
hành. là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo ASXH.

Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình
đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong
các nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.

Công tác xã hội không chỉ làm việc với cá nhân với nhóm mà còn phát triển
cộng đồng .Vì vậy phát triển nghề công tác xã hội cũng dồng thời là phát triển
cộng đồng

Page 5
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn học “Công tác xã hội cá
nhân”, tôi đã tiến hành thực tập tại Phòng Công tác xã hội ở Bệnh viện Nhi
Trung Ương (18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội).

Thời gian thực tập kéo dài từ 26/3/2020 đến 30/3/2020 và thời gian
thực hành tại cơ sở là 4 ngày. Qua làm việc tại phòng Công tác xã hội, tôi đã
được Trưởng phòng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiến hành
các hoạt động của mình trong đợt thực tập của môn học này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của
mình là Ths. Nguyễn Duy Cường đã hướng dẫn thực tập. Cảm ơn chị Phượng
đã làm kiểm huấn viên trong thời gian tôi thực tập tại cơ sở

Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa
công tác xã hội đã giúp đỡ nhiều trong quá trình học tập.

Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị, cô, chú
trong Phòng Công tác xã hội của Viện Nhi Trung Ương.

Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2020

Sinh viên

Trịnh Trung Hiếu

Page 6
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Page 7
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

I. Lịch sử CTXH trong bệnh viện


1. Thế giới:
- Theo Gail Auslander, Công tác xã hội trong y tế bắt đầu ở Anh cùng với sự ra
đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện sau đó đến Hoa Kỳ ngay từ cuối thế kỷ
XVII
- Đến giữa thế kỷ XX, Công tác xã hội đã trở thành 1 ngành học được đào tạo
chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới.
- Ở Mỹ, Công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại
Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng Công tác xã hội.
- Ở Châu Á, hoạt động Công tác xã hội được công nhân đầu tiên tại Trung Quốc
là hoạt động xã hội về y tế tại khoa Công tác xã hội bệnh viện tại Bắc Kinh
thành lập năm 1921 bởi 1 nhân viên làm Công tác xã hội Hoa Kỳ.

2. Việt Nam:
- Ngày 25/3/2010 ban hành QĐ số 32/20010/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án
“Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020’
 Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi chính thức được công
nhận.
- Công tác xã hội trong y tế được hình thành ngay sau đó thông qua QĐ số 2514/QĐ-
BYT của Bộ y tế ngày 15/7/2011 về việc phê duyệt đề án “Phát triển nghề Công tác
xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020”
- Ngày 26/11/2015 Bộ Y tế ban hành thông tư số 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm
vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của bệnh viện.
- Ngày 15/9/2016 Thủ tướng Chính phủ ký QĐ số 1791/QĐ-TTg về việc quyết định lấy
ngày 25/3 hàng năm là ngày Công tác xã hội Việt Nam
 Công tác xã hội trong bệnh viện ngày càng phát triển và có vai trò quan
trọng.

Page 8
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

3. Bệnh viện Nhi Trung ương:


a. Lịch sử hình thành
_Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập ngày 14/7/1969
_Là Bệnh viện Nhi khoa đầu ngành
_Số nhân viên: 2000
_Bệnh nhân nội trú/ngày: 1600 – 1800
_Bệnh nhân ngoại trú/ngày: 3800 – 4500

b. Cơ cấu tổ chức:

Ban Giám
Đốc

11 Phòng ban chức 35 11 1 viện nghiên cứu sức khỏe


năng khoa trung tâm trẻ em

         
25 khoa lâm 10 khoa cận lâm
sàng sàng

4. Phòng Công tác xã hội:


a. Lịch sử hình thành:
_Ngày 28/9/2008: Thành lập Tổ Công tác xã hội, thuộc phòng CĐT-ĐT-
NCKH
_Ngày 1/5/2011: Phòng Công tác xã hội chính thức được thành lập
_Là đầu mối các hoạt động Công tác xã hội của bệnh viện.

b. Cơ cấu tổ chức:
Page 9
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

_Th.S Trịnh Ngọc Hải - Phó Giám đốc BV phụ trách trực tiếp phòng
_Phòng CTXH nằm trong hệ thống Phòng ban chức năng
_Phòng có 7 thành viên
_Mạng lưới CTXH được thiết lập chặt chẽ tại tất cả các khoa phòng trong bệnh
viện

              BAN GIÁM


ĐỐC

TRƯỞNG
PHÒNG
Th.S Y tế cộng đồng
Tổ quan hệ công Tổ hành chính Tổ hỗ trợ bệnh
nhân và nhân viên y tế
chúng và hỗ trợ CĐ _ 1 CN QLNL _1 Th.S CTXH
_1 Th.S Văn hóa _1 CN CTXH
_1 CN Ngoại ngữ
_1 CN Kinh tế

II. Mục tiêu và chức năng của phòng Công tác xã hội
- Giúp đỡ và chia sẻ với những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại
Bệnh viện.
- Trợ giúp các y bác sỹ giải thích cho gia đình người bệnh nhằm làm cho gia
đình người bệnh và nhân viên y tế thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong
công tác khám và điều trị.
- Theo dõi, chăm sóc quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người bệnh và gia
đình trong các trường hợp bệnh hiểm nghèo.
- Kêu gọi sự tham gia ủng hộ từ thiện từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân và những nhà hảo tâm để giúp đỡ các em nhỏ không may mắn mắc các
bệnh hiểm nghèo, kêu gọi các trang thiết bị y tế, kêu gọi cho các chương trình
gây quỹ của BV.

Page 10
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

- Tham gia thực hiện các chương trình gây quỹ cho bệnh viện.
- Tham gia tổ chức các chương trình hội nghị và hội thảo của bệnh viện.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phục vụ cuộc sống tinh thần
của các bệnh nhi điều trị tại bệnh viện.
- Tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo.
- Tìm các nguồn tài trợ về Nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Quảng bá hình ảnh và các hoạt động của bệnh viện với xã hội và cộng đồng.
- Tăng cường quan hệ công chúng và báo chí.
- Kết nối những trường hợp Bệnh Nhi khó khăn với cộng đồng.

III. Các hoạt động và dịch vụ chăm sóc


1. Hỗ trợ bệnh nhân và nhân viên y tế:
a. Hỗ trợ người bệnh và gia đình người bệnh
- Thăm hỏi bệnh nhân và người nhà, nắm bắt thông tin, xác định mức độ
khó khăn, lập phương án hỗ trợ và tổ chức thực hiện.
- Hỗ trợ cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, trẻ bị
bỏ rơi,…
- Tham gia các buổi hội chẩn bệnh nhi ghép tạng và những trường hợp
bệnh nhân đặc biệt.
- Vận động hỗ trợ kinh phí chữa bệnh, chi phí chăm sóc sinh hoạt hàng
ngày cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn: bữa ăn, bỉm, sữa, quần áo,
đồ dùng sinh hoạt,…
- Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của
người bệnh: bảo hiểm y tế, tài trợ xã hội,…
- Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh. Hỗ trợ thủ tục chuyển viện,
xuất viện, mai tang trẻ bị bỏ rơi,…
- Đảm bảo 100% các bệnh nhân khó khăn điều trị tại bệnh viện được hỗ trợ
bữa ăn hàng ngày: cơm & cháo. Trung bignh mỗi năm bệnh viện vận
động được gần 300.000 suất ăn.
Page 11
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Tổng hợp kinh phí đã được hỗ trợ từ 10/2008 – Quý I/2019

STT NĂM SỐ TIỀN


(triệu đồng)
1 T10/2008 450
2 2010 9.000
3 2011 16.500
4 2012 15.100
5 2013 15.400
6 2014 18.700
7 2015 11.600
8 2016 17.600
9 2017 26.700
10 2018 14.758
11 Qúy I/2019 7.042
TỔNG 152.850

_Vận động các phòng chơi nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí.
Mỗi phòng chơi được thiết kế khác nhau.
_Vận động và tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo
_Vận động các nhóm máu hiếm hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân

b. Hỗ trợ nhân viên y tế


_Tham gia các buổi giao lưu giữa gia đình bệnh nhân và nhân viên y
tế giúp thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác khám và
điều trị.

Page 12
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

_Tham gia các cuộc họp gia đình bênh nhân, lắng nghe tâm tư, nguyện
vọng của gia đình bệnh nhân.
_Động viên chia sẻ với nhân viên y tế khi có những vướng mắc với
gia đình bệnh nhân.
_Phối hợp đoàn chuyên gia của Pháp triển khai dự án” Chú Hề bác sĩ”
nhằm mang lại tiếng cười, xua tan nỗi đá đớn về bệnh tật của bệnh
nhân cũng như giảm nớt gánh nặng về tinh thần cho nhân viên y tế.
_Vận động các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh.

2. Tổ chức sự kiện
_Xây dựng và tổ chức kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho
người bệnh
_Phối hợp tổ chức các CLB về chuyên khoa như: CLB ly thượng bì
bọng nước, CLB Đái tháo đường, Wilson,…
_Tổ chức các hoạt động chiếu phim, sinh hoạt kể chuyện , nghe nhạc,
vẽ tranh, sinh nhật hàng tháng,… nhằm phục vụ đời sống tinh thần của
các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
_Tổ chức các hoạt động: dạy học, vẽ tranh, kể chuyện ngay tại giường
bệnh dành cho các bệnh nhân không thể tham gia lớp học hy vọng,
hay phòng chơi
_Tổ chức Lớp học hy vọng dành cho bệnh nhi trên 6 tuổi
_Tổ chức thường niên các chương trình cho bệnh nhân và gia đình
bệnh nhân trong các dịp lễ, Tết thiếu nhi, Tết trung thu, giáng sinh, Tế
dương lịch, Tết cổ truyền,…

3. Hoạt động gây quỹ

Page 13
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

_Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện:”Ngày hội hoa hướng
dương”, “Cuộc chạy vì trẻ em”, tổ chức hàng năm gây quỹ ủng hộ trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh ung thư

4. Quan hệ công chúng và hỗ trợ cộng đồng


_Phối hợp Tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, các
quỹ thiện nguyện
_Phối hợp cùng CĐ bệnh viện, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động
khám chữa bệnh cho trẻ e vừng sâu vùng xa, vùng thiên tai bão lũ.
_Kết nối những trường hợp bệnh nhân khó khăn với cộng đồng
_Kết nối các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo từ cộng
đồng tới điều trị tại bệnh viện.

5. Đào tạo
_Phối hộ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng về
_Đào tạo và hướng dẫn cán bộ tuyến dưới
_Đào tạo và huấn luyện các sinh viên tới thực tập tại bệnh viện: cá
nhân, nhóm, các kỹ năng mềm,…
_Lãnh đạo phòng thường xuyên được mời đi chia sẻ kinh nghiệm về
hoạt động nói chung và hoạt động đào tạo thực hành trong lixng vực
nói riêng.
_Được mời tham gia giảng dạy các chuyên đề trong bệnh viện
_Được mời tham dự ban cố vấn đề tài khoa học lĩnh vực bệnh viện.

IV. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng

Page 14
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Hiện nay vấn đề tinh thần của người bệnh vẫn chưa được hỗ trợ đầy đủ. Các
nhân viên y tế trong bệnh viện chủ yếu có vai trò chữa bệnh về mặt sức khỏe thể
chất, không có đủ thời gian và sức lực để hỗ trợ bệnh nhân nhiều hơn về tinh
thần. Các bệnh viện luôn quá tải nên việc chăm sóc bệnh nhân của các nhân
viên y tế càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, sự ra đời của phòng công tác
xã hội ở bệnh viện bạch mai đã góp phần giải quyết vấc vấn đề về chất lượng
điều trị đối với bệnh nhân.
Đồng thời, góp phần thúc đẩy lĩnh vực công tác xã hội trong bệnh viện thông
qua quá trình đúc kết kinh nghiệm từ hoạt động của mình và đào tạo thêm
những nhân viên công tác xã hội tương lai.

V. Một số quy trình


 Quy trình hỗ trợ bệnh nhân
_Bước 1: Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề
_Bước 2: Đánh giá và lên kế hoạch giúp đỡ
_Bước 3: Thực hiện kế hoạch
_Bước 4: Lượng giá và kết thúc (Ghi chép quản lý ca)

*Những điểm cần lưu ý:


_Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhi cần đảm bảo quy tắc ứng xử cũng như
phẩm chất đạo đức của nhân viên
_Sử dụng linh hoạt các công cụ cũng như các kỹ năng cho từng đối tượng
cụ thể
_Nguồn kinh phí bệnh nhi được hỗ trợ nộp vào tiền viện phí để bệnh nhi
tránh sử dụng sai mục đích
_Đây là khâu quan trọng. Thông tin khi được tổng hợp để gửi đến nhà tài
trợ phải tuyệt đối chuẩn xác.

Page 15
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

 Quy trình tiếp nhận tài trợ


_Bước 1: Tiếp nhận và phân loại hình thức tài trợ
_Bước 2: Lên kế hoạch và hỗ trợ tùy theo hình thức tài trợ
_Bước 3: Ghi nhận và tri ân các nhà tài trợ
_Bước 4: Lượng giá và kế thúc

 Quy trình đào tạo


_Bước 1: Kiểm tra đầu vào đánh gia trình độ SV
_Bước 2: Lên kế hoạch thực tập căn cứ theo thời gian và mục tiêu thực tập
của SV
_Bước 3: Giảng 1 số lý thuyết trong BV
Hướng dẫn, làm mẫu 1 số kỹ năng và các hoạt động cơ bản
_Bước 4: Giám sát sinh viên thực hành
Lượng giá rút kinh nghiệm theo ngày
_Bước 5: Test đầu ra
Cấp chứng chỉ

 Quy trình tiếp nhận tài trợ


_Nhân viên đóng vai trò là người kết nối các nguồn lực
_Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
_Tư vấn để các nhà hảo tâm hỗ trợ hợp lý, đúng người
_Đảm bảo không có sự thiên vị

VI. Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở:


_Môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, sát khuẩn
_Môi trường làm việc trẻ, năng động
_Trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp

Page 16
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

_Là cơ sở có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển Công tác xã hội

Page 17
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

PHẦN 2: THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ


I. Quan sát các hoạt động tại cơ sở
1. Phát phiếu ăn trưa cho các gia đình bệnh nhi
- Quy trình hoạt động:
+ Gọi điện cho người nhà bệnh nhi xuống phòng nhận quà, phiếu ăn hoặc nhân
viên xã hội sẽ lên tận phòng các bệnh nhân để trao tận tay theo danh sách gia
đình bệnh nhi khó khăn đã có.
+ Hẹn người nhà bệnh nhi đến giờ xuống căng tin nhận các suất cơm, cháo miễn
phí
+ Nhân viên xã hội cùng nhà tài trợ xuống căng tin trước giờ hẹn người nhà
bệnh nhi để chuẩn bị đóng hộp cháo, cơm để phát cho người nhà bệnh nhi

- Nhận xét:
+ Tích cực:
Hoạt động phát phiếu ăn trưa tại bệnh viện Nhi diễn ra rất trơn tru, linh hoạt,
đơn giản
+ Hạn chế:
Gia đình bệnh nhi phải đi lấy phiếu đồ ăn trưa ở vị trí khá xa
Hạn chế về sự giao tiếp giữa gia đình bệnh nhi là người dân tộc thiểu số và
nhân viên công tác xã hội
Gia đình bệnh nhi vẫn còn những sự dè dặt, e ngại khi tiếp xúc với nhân
viên công tác xã hội

- Kiến nghị:
Nhân viên công tác xã hội cần tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ
với các gia đình bệnh nhi để hai bên có thể hiểu nhau hơn và phá vỡ được
rào cản tâm lý của các gia đình bệnh nhi

Page 18
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

2. Nhận quà từ nhà tài trợ


- Quy trình
Nhà tài trợ liên hệ trực tiếp tới phòng Công tác xã hội – bệnh viện Nhi
Trung ương.
Cán bộ xã hội sẽ xác nhận thông tin về loại quà tài trợ, hạn sử dụng, đối
tượng được tài trợ,…
Hẹn lịch tiếp nhận quà tài trợ
Kiểm tra mặt hàng
Viết thư cảm ơn, và 1 số hình ảnh khi trao quà.

3. Phát quà cho gia đình bệnh nhi


- Quy trình:
Nhân viên công tác xã hội tập trung quà, vật phẩm tại môt địa điểm gần các
vị trí của gia đình bệnh nhi và bệnh nhi
Nhân viên công tác xã hội thông báo cho các gia đình bệnh nhi ra nhận quà
Nhân viên công tác xã hội chụp lại ảnh quá trình trao quà

- Nhận xét:
+ Tích cực:
Gia đình bệnh nhi nhận được đầy đủ số quà, vật phẩm
Hoạt động trao quà diễn ra cẩn thận và nhanh chóng
Gia đình bệnh nhi vui vẻ nhận quà

+ Hạn chế:

Page 19
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Sự liên kết giữa phòng với các phòng, khoa trong bệnh viện còn chưa
chặt chẽ
II. Bài tập thực hành tại cơ sở

Câu 1: Nghiên cứu mô hình trong bệnh viện của 1 số quốc gia phát triển
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời chỉ ra điểm
mạnh và điểm yếu của mô hình tại Bệnh viện Nhi Trung ương?

Câu 2: Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức của NVYT
và GĐ người bệnh về vai trò của trong bệnh viện.
BÀI LÀM

Câu 1:
*Các kiểu mô hình BV
- Mô hình theo chiều dọc:
+ Có một phòng chuyên nghiệp điều phối hoạt động chung và có đội ngũ
nhân viên để thực hiện được nhiều vai trò và luân chuyển vị trí cho nhau.

- Mô hình theo chiều ngang:


+ Ở mỗi khoa chức năng có một nhân viên y tế xã hội riêng và thực hiện các
công việc chuyên môn đặc thù của từng chuyên khoa và với những kiến thức
sâu hơn về bệnh lý của bệnh nhân.

- phát triển một cách toàn diện. Các dịch vụ xã hội trong bệnh viện đã tính
đến mọi nhu cầu của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong toàn bộ quá trình
điều trị tại bệnh viện và sau khi họ trở về cộng đồng.

Page 20
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

*Mô hình BV ở Singapore


- Đặc điểm:
+ Ở bệnh viện đa khoa: Mô hình BV là kiểu mô hình theo chiều ngang. Tại
mỗi phòng khám của bệnh viện có ít nhất môt cán bộ xã hội bệnh viện làm việc.

+ Ở cộng đồng: Có các bệnh viện nhỏ hơn như nhà dưỡng lão, nhà tạm lánh,
trại trẻ mồ côi, các trung tâm chăm sóc ban ngày, các trung tâm cung cấp giúp
việc gia đình và dịch vụ kết bạn.

- Các dịch vụ chăm sóc:


+ Trợ giúp các bệnh nhân sau khi ra viện trở về cộng đồng
+ Tham vấn và trị liệu cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân khi họ gặp vấn
đề tâm lý, tài chính
+ Cung cấp thông tin, hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với những khoản vay.
Đường dây nóng cung cấp thông tin về dịch vụ hướng dẫn bệnh nhân vay tiền
và mua thiết bị y tế chăm sóc tại nhà.
+ Đánh giá nguy cơ tự tử và can thiệp tự tử
+ Can thiệp bạo lực gia đình
+ Trợ giúp tìm kiếm nguồn lực tài chính
+ Hỗ trợ tại nhà
+ Thành lập nhóm hỗ trợ

*Mô hình BV tại Mỹ


1. Mô hình của bệnh viện nhi Lucile Packard, California, Mỹ
- Đặc điểm:
+ Là mô hình BV theo chiều ngang

Page 21
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

+ Không hỗ trợ trực tiếp bệnh nhân tại nhà mà bệnh viện sẽ liên hệ với các
cơ sở dịch vụ chăm sóc tại nhà ở cộng đồng để hỗ trợ những bệnh nhân cần hỗ
trợ hay chăm sóc.

- Các dịch vụ chăm sóc


+ Tham vấn với bệnh nhân và gia đình
+ Hỗ trợ và can thiệp khủng hoảng
+ Giúp bệnh nhân và gia đình họ hiểu được phác đồ điều trị
+ Giúp người thân của bệnh nhân hiểu về bệnh đang được đều trị và quy
trình nhập viện
+ Lên kế hoạch và tổ chức các cuộc họp giữa bệnh nhân, gia đình bệnh
nhân và đội ngũ nhân viên y tế
+ Hướng dẫn gia đình bệnh nhân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và các
nguồn lực của bệnh viện
+ Kết nối người bệnh và gia đình họ với các cơ quan trợ giúp về tài
chính, bảo hiểm luật pháp và các dịch vụ khác

2. Mô hình tại hệ thống BV Johns Hopskins Medicine, Mỹ


- Đặc điểm:
+ Mô hình BV theo chiều ngang
+ Có chương trình chăm sóc tại nhà

-Các dịch vụ chăm sóc:


+ Tham vấn cá nhân
+ Trị liệu nhóm và gia đình
+ Kết nối bệnh nhân với nguồn lực bệnh viện

Page 22
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

+ Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện và tạo điều kiện thuận
lợi cho bệnh nhân khi ra viện về nhà

*Mô hình BV ở Viện y học và phục hồi chức năng Ấn Độ


-Đặc điểm:
+ Mô hình BV theo chiều dọc
+ Phát triển dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân về tâm lý, xã hội, hỗ trợ giải
quyết khó khăn về tài chính và kết nối bệnh nhân với nguồn lực tại cộng đồng.
-Các dịch vụ chăm sóc:
+ Đánh giá tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
+ Giải thích cho bệnh nhân về quá trình điều trị/chương trình phục hồi chức
năng
+ Tham vấn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân
khuyết tật
+ Tổ chức các hoạt động nhóm với mục đích giải tỏa tinh thần bệnh nhân và
trị liệu
+ Đánh giá và hỗ trợ tài chính dưới dnagj tài trợ thiết bị y tế, thuốc chữa
bệnh cho bệnh nhân
+ Kết nối với các nguồn lực cộng đồng để trợ giúp về tài chính, chỗ ở…;
+ Dịch vụ xe đưa đón các bệnh nhân tới trị liệu thường xuyên tại bệnh viện;
+ Thăm nhà bệnh nhân để đánh giá và theo dõi
+ Phối hợp với các cơ sở dịch vụ ở cộng đồng để hỗ trợ bệnh nhân giúp họ
luôn hòa nhập với cộng đồng
+ Nghiên cứu các đề tài giảng dạy và kiểm huấn cho sinh viên thực tập tại
Viện

*Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Page 23
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

1. Tình hình Công tác xã hội bệnh viện ở Việt Nam

Nghề công tác xã hội ở Việt Nam chính thức được công nhận từ năm 2010 sau khi Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010. Đề án
“Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” đã mở ra sự
phát triển cho Công tác xã hội trong ngành Y tế.

Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng đã triển khai
hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình
nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch
vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,... góp phần làm giảm bớt khó khăn trong
quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức hoạt
động công tác xã hội trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong
thực tiễn như: phòng công tác xã hội, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội,...
thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh
nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường,... Tuy nhiên, hoạt động công tác
xã hội trong ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát.
Hiện nay, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành Y tế đều chưa có sự tham gia của công tác
xã hội. Trước hết, tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực công lập cũng như
ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có
trình độ chuyên môn về y, dược. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm.
Hiện một số bệnh viện, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam có duy trì hoạt động xã hội mang
tính từ thiện để trợ giúp bệnh nhân song vẫn chỉ là những việc làm tự phát do một số cá
nhân hoặc tổ chức tự nguyện tham gia. Các hoạt động này còn thiếu tính chuyên nghiệp,
mang nặng tính ban phát, chỉ giúp bệnh nhân giải quyết được một số nhu cầu bức thiết
như: bếp ăn từ thiện, gây quỹ từ thiện,...
Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên
thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả
năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như: khai thác thông tin về đặc
điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa
điểm của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an
tinh thần cho người bệnh,...

Trung ương với 26.756 giường bệnh, 447 bệnh viện tuyến tỉnh với 110.549 giường bệnh,
1.214 bệnh viện huyện với 77.134 giường bệnh và 155 bệnh viện ngoài công lập với
9.501 giường bệnh1. Nếu hình thành một mạng lưới hoạt động công tác xã hội tại hàng
trăm bệnh viện nêu trên thì cũng có nghĩa là sẽ cần đến hàng nghìn nhân viên xã hội.
Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện sẽ không chỉ có vai trò trong hỗ trợ bệnh nhân mà
Page 24
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như
nâng cao hiệu quả điều trị. 

Tại cộng đồng, nhiều chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và rất cần có
sự tham dự của nhân viên công tác xã hội, đặc biệt là các chương trình liên quan đến
những nhóm xã hội đặc thù như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại
cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, phòng chống lao, chăm sóc sức khỏe
tâm thần dựa vào cộng đồng, quản lý sức khỏe hộ gia đình, sức khỏe sinh sản, dân số kế
hoạch hóa gia đình, phòng chống tai nạn thương tích,...Tại tuyến xã/phường, các chương
trình này từ trước đến nay thường do nhân viên y tế thôn bản và các cán bộ đoàn thể đảm
nhận theo tinh thần tự nguyện, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Nếu hình
thành mạng lưới công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thì cũng có
nghĩa là cần phải có đến hàng nghìn nhân viên được đào tạo qua trường lớp về lĩnh vực
này. 

Tại cấp hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe hiện nay cũng còn bỏ ngỏ chưa quan
tâm đến sự tham gia của công tác xã hội. 

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


- Đối với các bệnh viện chưa tự chủ tài chính:
+ Nên áp dụng mô hình theo chiều dọc với 1 phòng trong cả bệnh viện. Cùng với
đó xây dựng mạng lưới với 1 hoặc một số đại diện là nhân viên y tế ở mỗi khoa để
luôn sẵn sàng kết nối với phòng
+ Tập trung vào các vai trò của như kết nối nguồn lực trong và ngoài bệnh viện để
hỗ trợ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về tài chính, thiết bị y tế, thuốc men;
Tham vấn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân; Kết nối bệnh nhân và gia đình
bệnh nhân với nhân viên y tế để hai bên hiểu nhau hơn; Tư vấn, giải đáp các thắc
mắc của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân;…

-Đối với các bệnh viện tự chủ về tài chính, có nguồn nhân lực dồi dào:
+ Có thể áp dụng mô hình theo chiều ngang với một hay một vài Nhân viên ở mỗi
khoa để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ bệnh nhân và chuyên sâu hơn.

Page 25
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

+ Ngoài các vai trò cơ bản của , có thể đi sâu vào các vai trò hỗ bệnh nhân về tinh
thần, sức khỏe, kiến thức bệnh lý,…

Tóm lại, với tùy từng điều kiện ở từng bệnh viện thì nên áp dụng mô hình khác
nhau. Nhất là các bệnh viện công, khi cơ sở vật chất còn hạn chế thì mô hình theo
chiều dọc là phù hợp

*Đánh giá mô hình tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương


- Ưu điểm:
+ Nhân viên cùng nhau trong một phòng nên thuận lợi để trao đổi và chia
sẻ kinh nghiệm, cũng như hỗ trợ nhau khi số lượng thân chủ quá tải. 

+ Mô hình này giúp cho người quản lý theo dõi, đánh giá và hướng dẫn nhân
viên sao sát hơn.
+ Phù hợp với nguồn lực nhân viên ít

-Nhược điểm:
+ Giải quyết được vấn đề thiếu nhân viên tạm thời. Nhưng nếu đầu công việc
tăng lên, số lượng bệnh nhân nhiều hơn thì sẽ không đáp ứng đủ.
+ Nhân viên sẽ không được đào tạo chuyên sâu về một vấn đề bệnh nhất định.
Trong khi đó vẫn phải đảm bảo có thêm kiến thức về các bệnh cụ thể, hiểu biết đa
dạng vì phải tiếp xúc với mọi bệnh nhân. Đây là một thách thức đối với nhân viên .

Câu 2:

*Mục đích truyền thông: Truyền thông nâng cao nhận thức của NVYT và
GĐ người bệnh về vai trò của trong bệnh viện
*Nội dung truyền thông: Vai trò trong bệnh viện
*Đối tượng truyền thông:
- Nhân viên y tế
- Gia đình bệnh nhân
Page 26
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

*Hình thức truyền thông


- Trực tiếp
+ Tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận, kết nối giữa nhân viên y tế và gia
đình người bệnh cùng tìm hiểu về

- Gián tiếp
+ Truyền thông trên website
+ Truyền thông trên Mạng xã hội
+ Truyền thông trên Instagram
+ Truyền thông trên zalo

*Kế hoạch truyền thông

Hoạt động Mục tiêu Nội dung Thời gian Người Chu Ghi chú
tham gia ẩn bị
Tổ chức -Tìm ra - Thảo Mỗi tuần -Nhân - Địa
buổi thảo luận các cách nâng luận về vai 1 lần từ 45-1 viên điểm
về vai trò của cao hiệu quả trò của đối tiếng - Đại thảo
trong bệnh viện vai trò của với nhân viên diện các luận
giữa nhân viên , nhân viên y tế và gia gia đình dành
nhân viên y tế trong quá đình bệnh bệnh nhân cho 10-
và gia đình bệnh trình hoạt nhân - Đại 20 người
nhân động ở bệnh diện Nhân
viện -Tổng viên y tế -
hợp ý kiến, các phòng Bàn, ghế

Page 27
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

-Đề xuất chia sẻ từ ban


thêm các hoạt nhân viên y -Đồ
động hỗ trợ tế, gia đình ăn, nước
cho gia đình bệnh nhân về uống
bệnh nhân và các hoạt động
nhân viên y tế của trong
bệnh viện
Truyền -Nâng cao Chia sẻ Mỗi ngày -Nhân
thông trên kiến thức về các bài viết 1 bài viên có
website và trên nghề và vai về chủ đề vai khả năng
Mạng xã hội trò trong trò viết lách
Facebook bệnh viện
Truyền -Chia sẻ - Chụp Đăng một -Nhân
thông trên các hoạt động ảnh và chia sẻ album ảnh viên có
Instagram và hỗ trợ của trên zalo, sau mỗi hoạt khả năng
zalo trong bệnh Instagram động chụp ảnh
viện ảnh quá trình
hoạt động
trong bệnh
viện

PHẦN 3. TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

1. Những bài học và kinh nghiệm


Nhân viên công tác xã hội phải là người chủ động và phản ứng linh hoạt
trong các tình huống.

Page 28
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Nhân viên công tác xã hội phải có lòng yêu thương đối với thân chủ và
những đối tượng mà họ hỗ trợ để có thể hiểu, cảm thông và hỗ trợ một cách
tốt nhất.

2. Những thay đổi của bản thân


Tôi cảm thấy bản thân mình cần chủ động hơn trong quá trình hỗ trợ các
bệnh nhi. Chủ động tự tìm hiểu các vấn đề mình chưa rõ, chủ động hỏi
những vấn đề còn khúc mắc.

NHẬT KÝ THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ

Ngày 1: 26/3/2020

Trước khi đến, tôi cảm thấy rất vui mừng khi có cơ hội được thực tập tại phòng
công tác xã hội.Lần đầu khi đến với phòng công tác xã hội, tôi cảm thấy được
sự thân thiện và gần gũi rất nhiều so với nhữn gì tôi tưởng tượng ban đầu.

Các bức ảnh chụp hoạt động của phòng được treo ở một bên tường. Các hoạt
động của phòng công tác xã hội hiện tại rất đa dạng các hoạt động: Thăm các
bệnh nhân, Gây quỹ hỗ trợ các bệnh nhân, tổ chức sự kiện như hiến máu nhân
đạo, sự kiện văn hóa văn nghệ hỗ trợ tình thần cho người bệnh, kết nối bệnh
nhân để được hỗ trợ tại cộng đồng,...

Sau đó, tôi được giới thiệu với từng thành viên trong phòng, mọi người đều rất
vui vẻ và cởi mở. Ngày đầu tiên chủ yếu thời gian tôi làm thủ tục nhập học
nhưng cũng có cơ hội dược quan sát một số hoạt động ở trong phòng. Đầu tiên
là hoạt động gọi điện tới các gia đình bệnh nhân để mời họ lấy phiếu ăn trưa.

Page 29
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Quá trình này cũng không phức tạp nhưng cũng có nhiều trở ngại mà tôi có thể
nhận ra được. Đầu tiên là các đối tượng chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên
cũng có một số trở ngại khi giao tiếp bằng tiếng kinh. Ngoài ra, các trường hợp
người dân tộc thiểu số không biết chữ thì sẽ phải xác nhận bằng in dấu tay thay
vì ký tên. Và có vẻ người dân tộc thiểu số họ vẫn còn những sự dè dặt khi tiếp
xúc với những nhân viên công tác xã hội trong phòng.

Sau đó tôi lại tiếp tục làm thủ tục để nhập học cho tới hết chiều.

Cảm nhận và bài học:

Ngày đầu tiên đến, tôi cảm thấy mình đã hiểu hơn về hoạt công tác xã hội trong
bệnh viện.

Tôi cũng nhận ra một số rào cản trong quá trình hỗ trợ bệnh nhi ở phòng công
tác xã hội. Những điều này sẽ bổ sung vào kinh nghiệm trong quá trình hoạt
động của tôi.

Ngày 2: 27/3/2020

Hôm nay tôi được chứng kiến một số hoạt động khác của phòng đó là nhận quà
tài trợ từ các các nhân, tổ chức, mạnh thường quân. Quà tài trợ sẽ được đem
trực tiếp đến phòng, sau đó bộ phận truyền thông của phòng sẽ chụp ảnh lại làm
bằng chứng và lưu trữ làm tài liệu.

Page 30
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Thông qua việc hỏi thăm các thực tập sinh khác, tôi được biết thế mạnh của
phòng công tác xã hội là kết nối nguồn lực . Đó là lý do luôn có hoạt động nhận
tài trợ từ bên thứ ba mỗi ngày.

Hiện nay, Hà Nội đang rất cẩn trọng trong việc phòng chống virus corona nên
tôi chưa có cơ hội được tiếp cận với thân chủ. Tôi và các thực tập sinh khác
được giao bài tập nghiên cứu về mô hình ở bệnh viện Bạch Mai và tại các
nước khác trên Thế giới. Sau khi đã tìm hiểu về mô hình thì tôi nhận thấy có lẽ
kiểu mô hình tại bệnh viện bạch mai sẽ là phù hợp nhất dành cho việt nam vì
nó sẽ tận dụng được nguồn lực tốt nhất trong khi điều kiện về nhân lực, cơ sở
vật chất của các bệnh viện công còn nhiều hạn chế.

Cảm nhận và bài học

Phòng Công tác xã hội của bệnh viện Bạch Mai đã làm rất tốt việc huy động và
kết nối nguồn lực, đây là một điều rất đáng để học hỏi.

Mô hình của Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Bạch Mai là mô hình phù
hợp nhất trong điều kiện của bệnh viện.

Ngày 3: 28/3/2020

Hôm nay tôi vẫn tiếp tục ngồi làm bài tập được giao từ buổi trước, đồng thời
nghiên cứu thêm các tài liệu khác về .

Ngày 4: 29/3/2020

Page 31
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Sáng hôm nay tôi được tham gia hỗ trợ phát cháo cho bệnh nhi và gia đình bệnh
nhi tại khoa thận. Tôi được phân công chụp ảnh lại quá trình phát cháo và thuốc
khử trùng cho các gia đình bệnh nhi.

Đầu tiên, chúng tôi tìm một vị trí thích hợp để phát cháo cho bệnh nhi. Vì đang
là mùa dịch nên phải chọn một nơi đủ rộng rãi và làm sao để tránh đông người
tụ tập lại càng tốt. Sau đó, chị nhân viên của phòng đi cùng với tôi đến mời các
gia đình ra nhận cháo cho con em của mình. Trong lúc chị đi gọi người lấy cháo
thì tôi hỗ trợ việc lấy cháo và đóng vào từng hộp riêng. Mọi người lúc đầu ra
nhận cháo không theo thứ tự nên chúng tôi phải mất thêm một thời gian để ổn
định hang lối di chuyện trên hành lang bệnh viện. Trong quá trình phát cháo, tôi
cố gắng chụp nhiều ảnh nhất có thể , chọn góc chụp thích hợp để thấy rõ mọi
người.

Chúng tôi phát cháo xong thì tiếp tục di chuyển lên tầng khác để phát bánh, sữa
cho bệnh nhi cùng với một bạn thực tập sinh cùng khoa và một chị nhân viên
khác. Chúng tôi phát cũng rất nhanh chóng.
Sau đó chúng tôi được thông báo về phòng về được cho nghỉ từ hôm nay đến
khi hết dịch.

Sau những hoạt động hôm nay, tôi đã hiểu rõ hơn hoạt động phát quá cho bệnh
nhi cần làm những gì, gặp những khó khan, trở ngại nào . Từ đó rút ra được
kinh nghiệm cho bản thân trong các hoạt động khác.

Cảm nhận và bài học

Page 32
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Báo Cáo Thực Tập

Có một điều hạn chế của mô hình theo chiều dọc không chỉ là trong lý thuyết,
mà tôi đã trải nghiệm hôm này là sự liên kết giữa những khoa, phòng còn hạn
chế. Khi chúng tôi lên phát quà cho bệnh nhi phải gặp nhiều vấn đề liên quan
đến việc xin phép được phát quà cho bệnh nhi và phải giới thiệu là nhân viên ở
phòng công tác xã hội. Việc này cũng làm mất đi thời gian ban đầu, kế sau đó
là liên quan đến việc tìm bàn ghế để đặt quà. Tôi nhận thấy cần có giải để giúp
cho phòng công tác xã hội thuận tiện hơn trong việc thực hiện công việc của
mình.

PHẦN 3. TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

3. Những bài học và kinh nghiệm


Nhân viên công tác xã hội phải là người chủ động và phản ứng linh hoạt
trong các tình huống.
Nhân viên công tác xã hội phải có lòng yêu thương đối với thân chủ và
những đối tượng mà họ hỗ trợ để có thể hiểu, cảm thông và hỗ trợ một cách
tốt nhất.

4. Những thay đổi của bản thân


Tôi cảm thấy bản thân mình cần chủ động hơn trong quá trình hỗ trợ các
bệnh nhi. Chủ động tự tìm hiểu các vấn đề mình chưa rõ, chủ động hỏi
những vấn đề còn khúc mắc.

Page 33

You might also like