You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA TÂM LÝ HỌC ------------------------
--------------------------------

SỔ TAY KIẾN TẬP THỰC TẾ


(Lưu hành nội bộ)
Năm học 2022 - 2023
SỔ TAY KIẾN TẬP THỰC TẾ

1. Mục đích – Ý nghĩa của kiến tập thực tế:


Nhằm thực hiện chủ trương của nhà trường: tăng cường khả năng tìm hiểu thực tế
của sinh viên và nâng cao chất lượng
Bước đầu giúp sinh viên làm quen với hoạt động ứng dụng khoa học tâm lý trong
ngành nghề thực tế
Hình thành ở sinh viên tình yêu và sự say mê đối với nghề tâm lý học – nghề đòi
hỏi tấm lòng, kiến thức, sự say mê và tinh thần phục vụ cộng đồng.
Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho sinh viên, nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập
thể sinh viên
2. Các đợt kiến tập thực tế:
- Sinh viên hệ Chính quy – Khoa Tâm lý học cần tham gia đầy đủ 2 đợt thực tế sau để
được đánh giá học phần Kiến tập thực tế (2 tín chỉ - mỗi đợt tính 50% số điểm)
2.1. Chuyến kiến tập thực tế lần 1:
- Thời gian: Học kỳ 1
- Địa điểm: Các cơ sở cung cấp dịch vụ tâm lý và hỗ trợ đời sống tinh thần tại TPHCM
và các tỉnh lân cận
- Thời lượng: 10 giờ
- Hình thức đánh giá: viết báo cáo + giấy xác nhận của cơ sở thực tế
* Nội dung kiến tập:
+ Quan sát các nội dung công việc tại cơ sở thực tế;
+ Trải nghiệm thực tế các công việc tại cơ sở;
+ Ghi chép nội dung và viết báo cáo (theo mẫu bên dưới).
+ Xác nhận của cơ sở thực tế là sinh viên đã tham gia thực tế tại đơn vị (theo mẫu bên
dưới)
* Cơ sở thực tế: Có thể theo danh sách Khoa giới thiệu, hoặc sinh viên có thể tự liên hệ
* Quy trình thực tế lần 1:
1) SV đăng ký với khoa theo thông báo
2) SV đọc kỹ sổ tay kiến tập
3) SV làm giấy giới thiệu (liên hệ phòng CTSV để xin giấy giới thiệu. Nếu
đăng ký theo nhóm thì lấy mẫu chỗ P. CTSV, lập danh sách nhóm, xin chữ
ký xác nhận của BCN Khoa, xin chữ ký và con dấu tại P. CTSV)
4) SV liên hệ cơ sở thực tế
5) SV đi thực tế
6) SV xin xác nhận của CSTT
7) SV làm báo cáo và nộp tại khoa
2.2. Kiến tập thực tế lần 2:
- Thời gian: Học kỳ 2
- Địa điểm: Các cơ sở cung cấp dịch vụ tâm lý và hỗ trợ đời sống tinh thần tại các tỉnh
thành trong cả nước.
- Thời lượng: 5 – 8 ngày (tuỳ theo chương trình cụ thể mỗi năm)
- Hình thức tổ chức: Do khoa tổ chức đoàn đi thực tế (kế hoạch trong năm)
- Hình thức đánh giá: viết báo cáo kiến tập, chấm điểm
* Quy trình thực tế lần 2:
1) SV đăng ký với khoa theo thông báo
2) Họp đoàn thực tế
3) SV chia nhóm và tiến hành chuẩn bị cho đợt đi thực tế theo quy định
4) SV đi thực tế
5) SV viết báo cáo theo mẫu bên dưới.
6) Nộp báo cáo tại khoa
3. Yêu cầu đối với sinh viên
- Sinh viên phải nghiêm túc chấp hành qui định của cơ sở trong khi tham quan thực tế.
- Sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trưởng đoàn thực tế và các
giảng viên hướng dẫn.
- Tất cả sinh viên đều phải tham gia, báo cáo thu hoạch trong đợt đi thực tế nghề nghiệp
này và thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu do khoa đưa ra. Kết quả đánh giá trong đợt
thực tế này sẽ được tính vào điểm kiến tập.
4. Cơ sở thực tế
Một số lĩnh vực mà mà sinh viên có thể chọn làm cơ sở thực tế là:
- Trường học: các trung tâm tham vấn tâm lý học đường tại các trường học.
- Trường chuyên biệt
- Bệnh viện có chuyên ngành tâm lý, tâm thần
- Trung tâm tham vấn – trị liệu
- Mái ấm, nhà tình thương, trung tâm bảo trợ xã hội
- Trại cai nghiện
- Các phòng nhân sự của các tổ chức, đơn vị nhà nước hoặc tư nhân, các công ty,
doanh nghiệp…
- Các công ty đào tạo và phát triển nhân lực
- Các công ty tuyển dụng việc làm…
Dựa vào những cơ sở trên, khoa giới thiệu một số cơ sở để sinh viên nếu thấy phù hợp
với nguyện vọng có thể liên hệ xin thực tập như sau:
STT TÊN CƠ SỞ ĐỊA CHỈ

1 Trường chuyên biệt Khai Trí 214 Điện Biên Phủ, 17, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

CS1: 449/41, Trường Chinh, P14, Tân Bình, Tp.


HCM
Trung tâm hỗ trợ hòa nhập CS2: 37 Đường 2 Khu đô thị Vạn Phúc, Hiệp Bình
2
Tường Minh Phước, Thủ Đức
CS3: Số 25, đường 44, P. Tân Phong, Q.7
SĐT: 0919795574
633/34 Lê Hồng Phong, P10, Q.10, HCM
3 Touching Soul Center
SĐT:0935968653

4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

5 Bệnh viện Nhi Đồng 1 532 Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, Tp. HCM

Cơ sở 1: F6C, Tổ 4, Đồng Khởi, Biên Hòa, Đồng


Trung tâm hỗ trợ phát triển
Nai
6 giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
Cơ sở 2: D9, Võ Thị Sáu, Thống Nhất, Biên Hòa,
Hoàng Đức
ĐN
Trung tâm Tâm lý học ứng
7 O67, KP4, Đồng Khởi, Tâm Hòa, Biên Hòa
dụng Sông Phố
Bộ môn Tâm thần - Đại học Y
8 468 Nguyễn Trãi, phường 8, Hồ Chí Minh
- Dược TP HCM
Phòng tham vấn và trị liệu 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận
10
tâm lý Nhân văn 1, Tp. HCM
57/1 Phạm Ngũ Lão, Hiệp Thành, TX. Thủ Dầu
Trường Trung tiểu học Việt
11 Một, Bình Dương
Anh

159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.


12 Trường THPT Marie Curie
Hồ Chí Minh
Bộ môn chăm sóc giảm nhẹ -
13 Liên hệ BS Lâm Hiếu Minh
Bệnh viện Đại học y dược
Trung tâm Trị liệu Tâm lý 41 Đường D3, Khu Nam Long, P. Phước Long B,
14
Alpha Q.9, HCM
Trung tâm hỗ trợ phát triển
15 giáo dục hòa nhập cho người 108 Lý Chính Thắng, P8, Q 3, Tp. HCM
khuyết tật
Bệnh viện tâm thần Thành 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM
16
phố Hồ Chí Minh
Trung tâm hỗ trợ phát triển
17 276 Chu Văn An, P 26, Q Bình Thạnh, Tp.HCM
giáo dục hòa nhập Nhân văn
130 Đường Lê Văn Thịnh, Phường Bình Trưng Tây,
18 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
Quận 2, Hồ Chí Minh
Số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam
20 Bệnh viện Thủ Đức
Phú, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Mẫu báo cáo kiến tập – thực tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT ĐI THỰC TẾ TÂM LÝ HỌC

Sinh viên:

MSSV:

Lớp:

Địa điểm đi thực tế:

Thời gian:

Giáo viên hướng dẫn:

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng ….Năm 2020


1. LỜI NÓI ĐẦU

2. MỤC LỤC

3. TÓM LƯỢC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

4. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

5. BÁO CÁO CHI TIẾT

5.1. Thông tin tổng quát về cơ sở tới thực tế :


Lịch sử hình thành
Các hoạt đông
5.2. Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Tâm lý (Tâm lý Tổ chức – Nhân
sự, Tâm lý Lâm sàng hoặc Chăm sóc sức khỏe tinh thần )
5.3. Kết luận chung
6. BÀI HỌC THU ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM

(Lưu ý: Nội dung báo cáo tối thiểu 15 trang đánh máy)
GỢI Ý NỘI DUNG BÁO CÁO
1. LỜI NÓI ĐẦU
- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của công tác kiến tập thực tế cho SV
- Thông điệp dẫn nhập riêng của cá nhân
- Cảm ơn (nếu có)
2. MỤC LỤC
3. TÓM LƯỢC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
- Các hoạt động chuẩn bị cho chuyến đi: tóm lược hoạt động, mục đích, cách tiến hành,
hiệu quả?
- Gồm các chuẩn bị về chuyên môn: VD tìm hiểu thông tin về cơ cấu và các hoạt động
của đơn vị trên truyền thông, đặc điểm hoạt động của đơn vị, đặc điểm đối tượng thụ
hưởng dịch vụ, những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho các đối
tượng tại đơn vị, ...
- Các chuẩn bị về sinh hoạt tập thể có liên quan đến chuyến kiến tập
4. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
- Đề cập đến những phương pháp đã sử dụng trong quá trình kiến tập tại đơn vị để thu
thập thông tin và viết báo cáo
- Nêu được phương pháp, vắn gọn mục đích sử dụng, cách áp dụng, hiệu quả và những
hạn chế (nếu có)
- Một số phương pháp gợi ý: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn - trò chuyện
(với Ban quản lý, đối tượng thụ hưởng dịch vụ, công nhân viên, tình nguyện viên...),
phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động (xem các sản phẩm do đối tượng tạo ra để
tìm hiểu thông tin, đặc điểm tính cách của họ, tác động tâm lý, ...); các phương pháp xử
lý thông tin khác, ...
5. BÁO CÁO CHI TIẾT
5.1. Thông tin tổng quát về cơ sở tới thực tế:
Lịch sử hình thành
Các hoạt động
- Giới thiệu vắn gọn thông tin hành chính của cơ sở là chính, tuy nhiên bài làm tốt biết
chắt lọc các thông tin cần đưa vào sao cho “vừa đủ”, đi kèm phân tích tác động của các
thông tin này đến việc thực hành chuyên môn và hiệu quả chăm sóc và hỗ trợ tâm lý tại
đơn vị
5.2. Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Tâm lý (Tâm lý Tổ chức – Nhân sự, Tâm
lý Lâm sàng hoặc Chăm sóc sức khỏe tinh thần)
- Đây là phần quan trọng, cần dành nhiều thời gian và dung lượng để phân tích
- Về tổ chức – nhân sự: tìm hiểu cơ cấu tổ chức và phân bổ nhân sự của đơn vị, văn hóa
đơn vị, bầu không khí làm việc, các điều kiện tuyển dụng nhân sự, những tác động đến
đội ngũ nhân sự và đối tượng thụ hưởng dịch vụ
- Về hoạt động Tâm lý lâm sàng hoặc Chăm sóc sức khỏe tinh thần: cần tìm hiểu thông
tin và đề cập đến tên hoạt động, đối tượng thụ hưởng, đặc điểm chính, quy trình tiến hành,
tác động và hiệu quả, nhận định cá nhân, ...
- Chọn lọc và phân tích ra các hoạt động màu sắc tâm lý và có ý nghĩa về tâm lý
- Kết hợp phân tích với lời hướng dẫn của BQL ở cơ sở và GVHD theo đoàn
5.3. Kết luận chung
6. BÀI HỌC THU ĐƯỢC SAU ĐỢT THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
- Nêu rõ và phân tích bài học thu được sau chuyến thực tế
- Khai thác ở nhiều góc độ khác nhau: về phát triển chuyên môn; về tác động đến động
cơ học tập và theo đuổi nghề nghiệp của cá nhân; về tương tác với các cơ sở và đối tượng
được hỗ trợ tâm lý, thầy cô và bạn học; những điều bản thân tâm đắc và trăn trở sau
chuyến kiến tập, ...
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM
Mẫu giấy xác nhận thực tế
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khoa Tâm lý học

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC TẬP


Tại: (Tên CSTT)

STT MSSV Họ và tên Thời gian thực tế

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020


Trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: Nếu CSTT có mẫu riêng thì lấy mẫu của CSTT, miễn là có đóng dấu xác nhận
SV thực tế và có thời gian cụ thể, rõ ràng là được.

You might also like