You are on page 1of 5

NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TCQLYT

1/ Những mối quan hệ trong Y đức, Anh (chị) hãy trình bày mối quan hệ của
cán bộ y tế với bệnh nhân
Mối quan hệ trong Y đức : Khi nói về y đức, thực chất là nói về các mối quan hệ
giữa thầy thuốc với nghề nghiệp, với bệnh nhân, với đồng nghiệp và cộng đồng xã
hội, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ đó, cụ thể là:

1.1.Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp:

Khi đã tình nguyện làm nghề y phải vun đắp cho chính mình lòng lòng yêu
nghề, ham mê công việc, cần cù học tập vươn lên phấn đấu “vừa hồng, vừa
chuyên”.

Trong đó : “hồng” tức là đạo đức rất quan trọng, “chuyên” là phải giỏi về
chuyên môn. Muốn “Hồng thắm thì phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn thể
hiện y đức, muốn cứu chữa được người thì phải giỏi về chuyên môn.

Thực tế có những thầy thuốc rất nhiệt tình, lo lắng cho bệnh nhân, nhưng do trình
độ chuyên môn yếu nên không thể cứu chữa được bệnh nhân trong tình trạng hiễm
nghèo.

1.2. Mối quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân:


- Phải tôn trọng và cảm thông với bệnh nhân, tận tình cứu chữa, coi họ đau
đớn cũng như mình đau đớn. Không phân biệt bệnh nhân giàu hay nghèo.
Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm
sóc bệnh nhân.   
Cố Bộ trưởng Bộ y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu 3 yêu cầu ngắn gọn để cán bộ
nhân viên dễ nhớ, làm tốt với bệnh nhân là:
+Đến:Tiế pđón niềm nở.
+ Ở : Chăm sóc tận tình.
+ Đi: Dặn dò ân cần. 
1.3. Bổn phận đối với khoa học:
- Luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghề
để phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Đã làm nghề y, không bao giờ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình đã
biết. 
1.4. Mối quan hệ giữa CBYT với người thầy, với đồng nghiệp:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải
kính trọng và nhớ ơn thầy. Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn học hỏi, thật thà,
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu và đỗ lỗi cho đồng nghiệp.
Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi bản thân có sai sót.  

1.5. Mối quan hệ giữa CBYT với học trò:


Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm tạo ra người thầy thuốc
có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành.  

1.6. Mối quan hệ giữa CBYT với cộng đồng xã hội:


Phải luôn quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, kể cả người nhà của b/n
Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức
khỏe và cứu chữa người bị nạn.
Tóm lại: Khi các mối quan hệ trên được thực hiện tốt thì khi đó y đức đạt
được chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp và người thầy thuốc thật sự là thầy
thuốc của nhân dân.  

Câu 2: Chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế Phường, xã:

Trạm y tế phường, xã

Trạm y tế phường, xã là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân,
nằm trong Hệ thống Y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các quy định kỷ thuật
CSSKBĐ, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh và đỡ đẻ thông thường,
cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa
gia đình, tăng cường sức khỏe.

Trạm y tế có trách nhiệm giúp Giám đốc Trung tâm Y tế quân, huyện và Chủ
tịch UBND phường, xã,, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế
trên địa bàn.

Trạm y tế chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn của Giám đốc trung tâm y tế quận
huyện, về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế; Chịu sự quản lý, chỉ
đạo của Chủ tịch UBND phường, xã trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế;
phù hợp với các ban, ngành đoàn thể trong phường, xã tham gia vào công tác bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trưởng trạm, Phó trưởng trạm y tế do Giám đốc
Trung tâm y tế, quận, huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thỏa
thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND .
2.2.5. Y tế thôn bản, khóm, ấp:

Y tế thôn bản không có tổ chức, chỉ có nhận lực bán chuyên trách, có tên là
nhân viên y tế thôn bản.

- Y tế thôn bản do thôn dân chọn cử, được Ngành Y tế đào tạo và cấp chứng chỉ để
họ CSSK cho nhân dân trên địa bàn.

- Nhân viên y tế thôn bản có các nhiệm vụ sau: Truyền thông, giáo dục sức khỏe;
Hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh phòng dịch bệnh; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường;
Thực hiện các chương trình y tế thôn bản.

- Nhân viên y tế thôn bản chịu sự quản lý và chỉ đạo của Trạm Y tế xã và chịu sự
quản lý của Trưởng thôn, Trưởng bản (khóm, ấp).

Nhìn chung, hệ thống tổ chức Ngành Y tế hiện nay cần được tiếp tục đổi
mới, thu gọn đầu mối hành chính để hoạt động có hiệu quả hơn.

Câu 3: Anh (chị) nêu tên các giải pháp chính để thực hiện CHIẾN LƯỢC
CHĂM SÓC và BẢO VỆ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

3.1 Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

3.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

3.5. Phát triển y dược học cổ truyền **

3.7. Phát triển nhân lực y tế.

3.8. Phát triển khoa học – công nghệ y tế

3.9 Đổi mới công tác tài chính và đàu tư

3.10 Phát triển công nghiệp dược, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và tăng cường
đầu tư cơ sở hạ tầng y tế. ***

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày qui tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế
đối với đồng nghiệp
* Ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp
1. Những việc phải làm:
-Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm,
giúp đỡ lẫn nhau;
-Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây
dựng;

-Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh
nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
-Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy
định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có
thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.

2.Những việc không được làm:

-Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp.

-Bè phái chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.

Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy nêu khái niệm về y đức và trình bày điều 10, 11 và
12 trong 12 điều y đức mà người cán bộ y tế phải tuân theo.

*Khái niệm về Y đức:

- Là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, tiêu chuẩn khuôn mẫu
về hành vi, phong cách của con người thể hiện bổn phận, trách nhiệm của con
người đó đối với bản thân.

- Về phương diện xã hội học: đạo đức là những nguyên tắc, tiêu chuẩn qui định
hành vi quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội được dư luận xã hội
thừa nhận.

*Trình bày điều 10,11 và 12 trong 12 điều Y dức mà người cán bộ y tế phải
tuân theo:

-Điều 10: Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc Thầy sẵn
sang truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

-Điều 11: khi bản thân có thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không
đỗ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
-Điều 12: Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

You might also like