You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRỊNH TRUNG HIẾU

ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
THANH THIẾU NIÊN BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC TỪ DỰ
ÁN SOS

Chuyên ngành: Công tác xã hội


Mã số: 7760101

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tô Phương Oanh

HÀ NỘI - 2021
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm trở lại đây, vấn đề về xâm hại tình dục đang ngày càng
trở nên cấp thiết hơn và được toàn xã hội quan tâm. Xâm hại tình dục có thể
xảy ra ở bất kỳ đối tượng với bất kỳ độ tuổi nào. Xâm hại tình dục gây ra
những hậu quả vô cùng to lớn cho người bị hại và toàn xã hội.
Thanh thiếu niên là lứa tuổi là một giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và
người trưởng thành trong sự phát triển của con người, được coi là giai đoạn
phát triển nhanh nhất của con người. Con người trong giai đoạn chuyển tiếp này
sẽ diễn ra những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức, tình cảm.
Do đó, đây là đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là những tác động từ ngoại cảnh
như vấn đề xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục xảy ra ở độ tuổi này sẽ để lại
những hậu quả vô cùng lớn trong quá trình phát triển nhân cách của thanh thiếu
niên.
Trên thế giới, ước tính có 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là
nạn nhân bị bạo lực tình dục, gần một tỷ trẻ em thường xuyên phải chịu hình
phạt thể chất... Có nghiên cứu chỉ ra rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương
là nơi có tỷ lệ bạo lực, xâm hại trẻ em cao trên thế giới.
Theo số liệu thống kê từ báo cáo 2010 của UNIFEM (nay là UN Women)
có 87% phụ nữ và trẻ gái đã từng bị quấy rối tình dục nơi cộng cộng và nơi làm
việc. Có tới 89% nam giới và những người chứng kiến đã thấy các hành vi này
(UN Women, 2010) .
Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính
sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp,
từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và
xử lý hành chính: Xâm hại tình dục: 6.432 trẻ em, Trong đó 2.191 trẻ bị hiếp
dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô, 3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác.
Theo báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam
(báo cáo MICS) năm 2014 do Tổng cục Thống kê thực hiện, hơn 68% trẻ em
dưới 15 tuổi đã phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt về thể chất hoặc tâm lý,
3% phụ nữ đã bị xâm hại tình dục trước năm 15 tuổi.
Công tác xã hội là ngành hỗ trợ những cá nhân, nhóm, cộng đồng gặp
nan đề trong cuộc sống để các cá nhân, nhóm, tổ chức này tự vươn lên giải
quyết vấn đề của họ. Công tác xã hội có vai trò rất lớn trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội, trong đó có cả về vấn đề xâm hại tình dục. Thanh thiếu niên
cũng là đối tượng mà công tác xã hội nhắm tới.
S.O.S là một dự án phi lợi nhuận hỗ trợ các bạn trẻ Việt Nam nâng cao
nhận thức về vấn đề xâm hại tình dục. Từ 2016 đến nay, S.O.S đã trở thành một
cộng đồng ẩn danh được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng và quan tâm. Trong
quá trình hoạt động, dự án đã nhận được rất nhiều bức thư chia sẻ về trải
nghiệm bị xâm hại tình dục của các nạn nhân. Sau đó những bức thư này sẽ dần
dần được công khai tới công chúng trên mạng xã hội và các sự kiện offline
nhằm giúp cho cộng đồng nhận thấy thực trạng xâm hại tình dục đang diễn ra ở
Việt Nam. Những bức thư cùng với các câu chuyện của các nạn nhân bị xâm
hại tình dục là một cơ sở dữ liệu rất phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu về
vấn đề xâm hại tình dục. Đồng thời, S.O.S cũng là một nơi có khả năng kết nối
được tới rất nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, S.O.S chỉ thực hiện
vai trò chính là lưu trữ và công bố những câu chuyện từ các nạn nhân nên nếu
nạn nhân cần sự hỗ trợ về các nhu cầu khác thì họ sẽ cần tìm đến một nơi khác
để được hỗ trợ.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động công tác xã hội với
nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục từ dự án S.O.S”. Những kết quả
đạt được của đề tài này sẽ góp phần đóng góp lý luận và thực tiễn đối với ngành
công tác xã hội nói chung, công tác xã hội với vấn đề quấy rối tình dục, xâm
hại tình dục nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu niên
trong dự án S.O.S. Đề xuất hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu niên bị
xâm hại tình dục từ dự án S.O.S.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu
niên bị xâm hại tình dục.
- Tìm hiểu thực trạng xâm hại tình dục ở nhóm thanh thiếu niên dự án SOS
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu niên bị xâm
hại tình dục trong dự án S.O.S.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh
thiếu niên bị xâm hại tình dục trong dự án S.O.S.
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ nhóm
thanh thiếu niên đã trải qua xâm hại tình dục từ dự án S.O.S.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục từ dự án
S.O.S.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu khảo sát 200 thanh thiếu niên đã trải qua xâm hại tình dục sống ở
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong dự án S.O.S
4.3.Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn: Từ dự án S.O.S
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ 10/2021 đến 12/2021

5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


- Đề tài cần sử dụng những cơ sở lý luận nào?
- Thực trạng thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục ở trong dự án S.O.S ra sao?
+ Thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục ở trong dự án S.O.S bằng những hình thức
nào?
+ Thực trạng xâm hại tình dục thanh thiếu niên ở dự án S.O.S như thế nào?
+ Thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục trong dự án S.O.S chịu những hậu quả gì?
+ Thực trạng xâm hại tình dục thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội khác với Hồ
Chí Minh
- Thực trạng hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình
dục ở trong dự án S.O.S như thế nào?
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với nhóm thanh
thiếu niên bị xâm hại tình dục trong dự án S.O.S như thế nào?
- Đề xuất biện pháp gì đề nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội hỗ trợ nhóm
thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục trong dự án S.O.S?

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Nghiên cứu từ những nguồn tài liệu
thứ cấp và sơ cấp ở Trên thế giới và Việt Nam về các hoạt động công tác xã hội
với nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục . Trên cơ sở phân tích, tổng hợp,
khái quát hoá các tài liệu, nghiên cứu đã có về vấn đề đối với nhóm thanh thiếu
niên bị xâm hại tình dục làm cơ sở xây dựng khung lí thuyết của đề tài, định
hướng cho triển khai nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính từ 200 bức thư gửi về dự
án S.O.S
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng bảng hỏi để
thực hiện khảo sát nghiên cứu trên các khách thể nhằm điều tra thực trạng của các
hoạt động công tác xã hội hỗ trợ nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục trong
dự án S.O.S.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội hỗ trợ nhóm thanh thiếu niên bị
xâm hại tình dục trong dự án S.O.S tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong
hỗ trợ nhóm thanh thiếu niên bị xâm hại tình dục trong dự án S.O.S khu vực Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like