You are on page 1of 16

1.

Tên đề tài

Phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ rối loạn ứng xử ( Conduct Disorder) ở
Hà Nội dựa vào gia đình và cộng đồng.

2. Lý do nghiên cứu
2.1. Tính cấp thiết của đề tài
- Bắt đầu từ trước thế kỷ 20, trẻ em phần lớn được đối xử như người lớn thu
nhỏ ( miniature adult ), thời gian này trẻ em được coi như một công cụ mang
lại giá trị kinh tế, có thể làm các công việc đồng áng, làm trong các nhà máy và
mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Đến giữa thế kỷ 19, cách nhìn này bắt
đầu thay đổi, trẻ em dần được xã hội quan tâm bởi gia đình và các chuyên gia,
dần sau đó xuất hiện “lứa tuổi vị thành niên”. Suy nghĩ về trẻ em thay đổi khi
có nhiều cuốn sách và nghiên cứu về trẻ em và được công nhận rằng trẻ em là
một giai đoạn phát triển riêng biệt.
- Bắt đầu từ lứa tuổi vị thành niên trẻ xuất hiện nhiều vấn đề về cảm xúc cá
nhân, một phần tác động bởi quá trình dậy thì hoặc các tác động từ gia đình, xã
hội dẫn đến rối loạn hành vi ứng xử, khiến trẻ có nhiều hành động quá khích :
đánh nhau, nói dối, sử dụng chất kích thích, trộm cắp, …. Theo nghiên cứu tại
Mỹ, có đến 5% trẻ trong độ tuổi từ 5-15 tuổi có hành vi rối loạn ứng xử. Bên
cạnh đó, thực trạng về tội phạm trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi tăng cao, một
phần do chứng rối loạn ứng xử, phạm phải các tội trạng mang tính đặc biệt
nguy hiểm như giết người, nghiện ngập, buôn bán chất cấm … gây ảnh hưởng
đến toàn xã hội
- Từ các giả thuyết trên, nhận thấy được tính cần thiết của đề tài về việc trẻ bị rối
loạn ứng xử. Vấn đề trên hiện vẫn là một dấu hỏi lớn không chỉ đối với gia
đình, các bậc cha mẹ mà còn với toàn xã hội khi phải khống chế và tìm cách
khắc phục vấn đề trên. Ở Việt Nam, công tác phát hiện sớm, chẩn đoán đánh
giá thường do các bác sĩ tâm thần nhi, hoặc do các bác sĩ tâm lý, tuy nhiên cha
mẹ cũng cần phải quan tâm sát sao các hành động lạ của trẻ, quá hung hăng
hay phá vỡ các quy tắc. Theo thống kê gần nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở
tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi,
24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16
đến dưới 18 tuổi. Hầu hết chúng đều là những trẻ có hành vi rối loạn, trầm
cảm, chống đối xã hội. Tình hình tội phạm vi phạm pháp luật do trẻ vị thành
niên gây ra mang tính chất phức tạp, hậu quả nghiêm trọng. Việc giáo dục và
phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh từ sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết,
cần sự phối hợp từ gia đình và xã hội.
2.2. Ý nghĩa lý thuyết của đề tài
- Dựa trên các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính gây ra trẻ bị rối loạn ứng
xử là do gia đình hoặc ở môi trường đông dân cư, do sự chiều chuộng quá mức
từ cha mẹ, ảnh hưởng của các bộ phim mang tính kích động,… bởi vậy, nghiên
cứu này được đi vào thực tiễn nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời những trẻ
có biểu hiện mắc chứng rối loạn hành vi ứng xử, nhằm đưa ra được phương
pháp giáo dục, điều trị phù hợp với độ tuổi phát triển của từng trẻ.
- Trên thế giới, các nghiên cứu về can thiệp sớm cho trẻ rối loạn hành vi đang
được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và được xem như một biện pháp tiên
tiến. Việc can thiệp sớm bằng các phương pháp như điều trị tâm lí mang lại
nhiều hiệu quả khả quan. Việc can thiệp sớm giúp trẻ có thể có cuộc sống bình
thường và dễ dàng hòa nhập lại với cộng đồng. Về mặt lý thuyết, can thiệp sớm
từ phía gia đình chính là phương pháp hữu hiệu nhất, bơi trẻ em lớn lên trong
môi trường giáo dục chính là từ gia đình, vì vậy, nghiên cứu tập trung về việc
giáo dục, quan tâm trẻ khi chúng có những biểu hiện rối loạn hành vi. Mặt
khác, nghiên cứu này phần nào đó có thể là một bài học, một gợi ý hay là giải
pháp giúp đỡ cho các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy
trẻ hoặc đang có trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi. Việc phát hiện trẻ mắc rối loạn
hành vi sớm đồng thời có thể giảm được tỉ lệ tội phạm ở tuổi vị thành niên,
giáo dục được trẻ trong độ tuổi nổi loạn.
2.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
- Tổng quan của việc nghiên cứu này đem lại nhiều kết quả đáng kể như: ảnh
hưởng của độ tuổi tới hiệu quả can thiệp sớm; hiệu quả của các biện pháp can
thiệp; tiêu chí đánh giá hiệu quả can thiệp sớm; điều kiện tiến hành các biện
pháp can thiệp sớm (thời gian can thiệp/tuần; bối cảnh can thiệp; nhân lực tiến
hành can thiệp). Nhiều phương pháp được áp dụng thông qua quá trình can
thiệp và phát hiện sớm. Qua đây, ta thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu
về việc trẻ bị rối loạn hành vi ứng xử, các chương trình can thiệp sớm cho trẻ
rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới được xây dựng dựa trên các phương pháp can
thiệp, đặt trong một chỉnh thể với qui trình chặt chẽ gồm các bước chẩn đoán –
đánh giá – can thiệp sớm – giáo dục hòa nhập. Việc can thiệp sớm một phần
nào đó có thể giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh, không chỉ là rối loạn hành vi mà còn các
bệnh nặng và nguy hiểm hơn
- Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện tại Việt Nam vẫn còn
chưa đủ trình độ chuyên môn, cùng các trang thiết bị y tế nên việc nghiên cứu
đề tài này để đưa ra các phương pháp điều trị, áp dụng vào thực tiễn là rất quan
trọng. Hơn ai hết, chính phương pháp giáo dục tại nhà lại được xem là cần thiết
và đặc biệt cần thiết khi gia đình chính là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Việc cha mẹ phát hiện sớm tình trạng của trẻ cũng giúp cho tình cảm gia đình
được gắn kết, vì phần lớn nguyên nhân trẻ bị rối loạn hành vi đều do di truyền
từ bố mẹ hoặc do ảnh hưởng từ gia đình, những cuộc xung đột cãi vã hay bố
mẹ ly hôn, … Điều này một phần cũng khẳng định được vai trò của gia đình
trẻ, trong quá trình các nhà tâm lý hỗ trợ điều trị cho trẻ cần có sự tham gia và
đồng hành của cha mẹ. Để quá trình giáo dục được trẻ tốt thì cha mẹ cũng cần
được trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc phát hiện bệnh cũng như có
cách điều trị sao cho phù hợp, qua đó có nghiên cứu này một phần nào cũng
giống như một liều thuốc, một phương pháp để cha mẹ cùng đồng hành với trẻ.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ cộng đồng và các nhà nghiên cứu là không thể thiếu,
ta cần phải có sự kết hợp hài hòa, tương trợ lẫn nhau để đồng hành cùng trẻ,
Bởi vậy, nghiên cứu này ra đời để nhằm đồng hành cùng cha mẹ trên chặng
đường giáo dục trẻ rối loạn hành vi, đồng thời cung cấp kiến thức cho cha mẹ,
cho xã hội về rối loạn hành vi ở trẻ.
3. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu
3.1. Tác giả: Bs. Phan Thiệu Xuân Giang
- Từng làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM
- Làm việc tại phòng khám quốc tế CMI
- Giảng viên các môn học về tâm lý, thần kinh trẻ em tại trường Đại học
KHXH&NV Tp.HCM
- Hoàn thành và được chứng nhận các khóa học liên quan đến tư vấn, khám chữa
bệnh tâm lý, thần kinh ở trẻ nhỏ
Bài nghiên cứu: http://www.benhviennhi.org.vn/articles_ddr/file/BS
%20Giang.pdf

Josephine Elia
- Được cấp giấy chứng nhận Hội đồng Mỹ về tâm lý học thần kinh
- Liên tục được xuất hiện trên tạp chí Philadelphia và lọt top các bác sĩ tâm lý và
thần kinh học
- Một trong những bác sĩ tốt nhất nước Mỹ
3.2. Các vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo
- Nguyên nhân khách quan (yếu tố từ bên ngoài: gia đình, môi trường sống và học
tập, xã hội) chưa được đi sâu và nêu ra các biện pháp trị liệu tối thiểu
- Cách điều trị tâm lý cũng như chữa bệnh chưa được nêu rõ. Có thể vấn đề tâm lý
tùy vào từng trường hợp  cần đưa ra những dấu hiệu bệnh chủ yếu thường gặp
3.3. Các vấn đề chưa được nhắc tới
- Cách ứng xử, giúp đỡ hoặc đối phó theo hướng tích cực đối với những trẻ em bị
rối loạn ứng xử
- Ảnh hưởng của căn bệnh đối với cuộc sống của trẻ em bị bệnh

4. Mục tiêu nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em ở Hà Nội dưới 16 tuổi bị rối loạn ứng xử (Conduct Disorder).
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm phát hiện, tìm ra nguyên nhân để can thiệp sớm kịp thời, có giải pháp giáo
dục cho trẻ em rối loạn ứng xử (Conduct Disorder) ở Hà Nội dựa vào gia đình và cộng
đồng.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu vấn đề phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục cho
trẻ em rối loạn ứng xử (Conduct Disorder) ở Hà Nội.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận trẻ em rối loạn ứng xử ở Hà Nội.
+ Nhận dạng, đánh giá hiện trạng rối loạn ứng xử của trẻ em ở Hà Nội.
+ Phân tích, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm giáo dục kịp thời cho trẻ
em dối loạn ứng xử ở Hà Nội dựa vào gia đình và cộng đồng.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi thời gian
Từ 2019-2022
5.2. Phạm vi không gian
Thành phố Hà Nội
5.3. Đối tượng nghiên cứu
Lứa tuổi dưới 16 tuổi bị rối loạn ứng xử trên địa bàn Hà Nội.
5.4. Phạm vi nội dung
Như chúng ta đã biết,suốt từ năm 2019 kể từ khi dịch bệnh covid xuất hiện thì nhiều
trường học đã phải đưa ra giải pháp dạy học trực tuyến để kịp thời ứng phó với tình hình
chung này.Chính vì vậy,việc được tương tác với thế giới bên ngoài hầu như là không có
hoặc rất ít,trẻ em dường như chỉ được tiếp xúc với 4 bức tường và bố mẹ. Lứa tuổi dưới
16 là lứa tuổi rất thích khám phá,luôn linh hoạt và cần được giao tiếp để tạo ra một tư duy
tốt nhưng các em trong độ tuổi này lại bị kìm hãm sự giao tiếp dẫn đến việc các em
không còn hứng thú giao tiếp với những người khác thậm chí luôn có tâm lí sợ giao tiếp
và không muốn trả lời các câu hỏi của người khác.Vì vậy,trong bài nghiên cứu này chúng
tôi chủ yếu quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn ứng xử và tìm ra các
giải pháp để khắc phục nó.
6. Mẫu Khảo sát

a) Nhận dạng khách thể nghiên cứu


Trẻ mắc “rối loạn ứng xử” tại thành phố Hà Nội.
b) Giới hạn khách thể nghiên cứu

Tiến hành khảo sát 225 trẻ em hiện đang sinh sống tại địa bàn thành phố Hà Nội bằng
bảng hỏi và thông qua Phụ huynh của các em. Trong đó có 135 Nam và 90 Nữ thuộc độ
tuổi từ 3-16 tuổi.

Phỏng vấn sâu 3-5 Chuyên gia bao gồm 2 Giáo sư nghiên cứu về rối loạn hành vi và
3 Nhà tâm lý học trẻ em/trẻ vị thành niên.

Theo Josephine Elia, MD, “Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson
University”, Tỉ lệ mắc phải một số rối loạn cư sử (CD) là khoảng 10%. Thường bắt đầu
bộc phát trong thời thơ ấu hoặc giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên và đặc biệt là hành vi
rố loạn này ở nam giới phổ biến hơn so với nữ vì thế số lượng Nam giới trong khảo sát sẽ
lớn hơn Nữ giới. Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong độ tuổi trên vì chúng tư cần phát
hiện ra sớm hành vi “rối loạn ứng xử” ở trẻ từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp.

100% Cha mẹ hoặc người dám hộ của các bé tham gia khảo sát phải điền “Phiếu
trưng cầu ý kiến” dành cho phụ huynh, đối với các em từ 8 tuổi trở lên thì tự điền thêm 1
phiếu khác. Với số lượng là khoảng 235 trẻ thì cần dành 1 tháng để tiến hành khảo sát rồi
tổng hợp và phân tích số liệu.

Việc phỏng vấn sâu 5 chuyên gia là hoàn toàn hợp lí bởi họ chính là những người
hiểu rõ về tâm sinh lí của trẻ, có khả năng quan sát và phát hiện những trẻ có dấu hiệu
“Rối loạn ứng xử” từ đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Bên
cạnh đó, các Chuyên ra còn có thể đưa ra lời khuyên, các phương pháp giáo dục phòng
tránh hành vi “Rối loạn ứng xử” ở những trẻ chưa mắc.
Phiếu trưng cầu ý kiến
(Dành cho cha mẹ tham gia khảo sát)
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hành vi rối loạn ứng xử của trẻ trong gia đình, chúng
rôi rất mong nhận được những ý kiến của các anh/chị. Xin vui lòng đánh dấu X vào ý
kiến mà anh/chị cho là đúng và viết câu trả lời vào chỗ trống
Câu 1: Xin anh/chị cho biết một số thông tin cá nhân về trẻ
Trẻ là con thứ mấy:..........................................................................................................
Sức khỏe của trẻ:..............................................................................................................
Sở thích của trẻ:...............................................................................................................
Thời gian trẻ bắt đầu đi học:............................................................................................
Khả năng nhận thức, ngôn ngữ của trẻ:............................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 2: Anh/chị có nghĩ con mình mắc chứng “Rối loạn ứng xử” hay không?

Không
Không biết
Câu 3: Những biểu hiện hành vi nào dưới đây mà anh/chị thấy có ở trẻ?

ST Đánh giá
Hành vi
T + -

1 Không vâng lời cha mẹ, thầy cô, người lớn


2 Trốn học
3 Nói dối
4 Lạnh lùng, thiếu sự đồng cảm
5 Hành động hung hăng, cay nghiệt, đầy thù hận
6 Ngược đãi động vật
Gây hấn với những người xung quanh (bắt nạt,
7
đánh nhau, tổn thương thể chất…)
8 Hoạt động theo băng nhóm
9 Sử dụng vũ khí
10 Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, ma túy từ sớm
11 Lòng tự trọng thấp
12 Có xu hướng trốn chạy
13 Gặp nhiều khó khăn trong việc học
Vi phạm pháp luật (trộm cắp, phá hoại của công,
14
đốt nhà, đột nhập, lạm dụng tình dục…)
15 Nảy sinh ý định tự sát

Câu 4: Anh/chị đã sử dụng phương pháp nào để xác định hành vi của trẻ?
Quan sát trực tiếp
Hỏi chuyên gia
Sử dụng công cụ để đánh giá
Ý kiến khác:...........................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 5: Anh/chị có biết nguyên nhân nào gây ra hànnh vi “Rối loạn ứng xử” của trẻ
không?

Có nhưng không hoàn toàn
Không
Câu 6: Theo anh/chị những nguyên nhân nào dưới đây gây ra hành vi “Rối loạn ứng xử”
ở trẻ?
ST Đánh giá
Nguyên nhân
T + -
1 Yếu tố di truyền
(Có người thân trong gia đình từng hoặc đang mắc
các căn bệnh tâm thần như: rối loạn lo âu, rối loạn
cảm xúc, rối loạn nhân cách…)
Yếu tố sinh học
(Chấn thương hoặc khiếm khuyết tại một số khu
vực não bộ; đồng mắc một số bệnh lý tâm thần
2
khác (chẳng hạn trầm cảm, rối loạn học tập, rối
loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, rối loạn
lạm dụng chất kích thích…))
Yếu tố tâm lý
(Nhiều chuyên gia tin rằng, rối loạn cư xử có thể
phản ánh những vấn đề về nhận thức đạo đức (nhất
3
là sự thiếu cảm giác hối hận, tội lỗi) cùng các
khiếm khuyết khác trong quá trình nhận thức và
xử lý thông tin)
Yếu tố xã hội
4 (Yếu thế, nghèo túng, bị cô lập, không có bạn
thân…)
Yếu tố môi trường
(Gia đình bất hòa, trải nghiệm đau thương, cha mẹ
5
không quan tâm, dạy dỗ, từng bị lạm dụng thời thơ
ấu…)

7. Câu hỏi nghiên cứu


7.1. Câu hỏi chủ đạo
(1) Cách phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục dựa vào gia đình và cộng đồng
cần được áp dụng như thế nào sao cho phù hợp với hoàn cảnh để giảm thiểu
tình trạng rối loạn ứng xử của trẻ trên địa bàn Hà Nội?
7.2. Các câu hỏi cụ thể
a) Thực trạng của trẻ bị rối loạn ứng xử và các mô hình được áp dụng để
giảm thiểu tình trạng rối loạn ứng xử ở trẻ tại Việt Nam hiện nay như thế
nào?
b) Nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ bị rối loạn ứng xử?
c) Cần phải có những giải pháp nào để nhận dạng đặc điểm và giảm thiểu tình
trạng rối loạn ứng xử ở trẻ?
8. Giả thuyết nghiên cứu
8.1. Giả thuyết chủ đạo
Trẻ em có những hành vi rối loạn ứng xử cần được đánh giá toàn diện bởi một
chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm. Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn hành vi có
thể có các tình trạng chung như rối loạn tâm trạng, lo lắng, PTSD (hậu chấn tâm lý), lạm
dụng chất kích thích, ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), các vấn đề về học tập hoặc
rối loạn suy nghĩ cũng có thể được điều trị. Nghiên cứu cho thấy những trẻ mắc chứng rối
loạn ứng xử có khả năng gặp các vấn đề liên tục nếu chúng và gia đình không được điều
trị sớm và toàn diện, khiến chúng không thể thích nghi với những đòi hỏi của tuổi trưởng
thành và tiếp tục gặp khó khăn với các mối quan hệ và công việc.
Các mô hình phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục dựa vào gia đình và cộng
đồng cần được áp dụng một cách phù hợp để giảm thiểu tình trạng rối loạn ứng xử của
trẻ. Việc điều trị rối loạn ứng xử cũng không quá khó khăn, chỉ cần các bậc phụ huynh
luôn quan tâm, kịp thời phát hiện những bất thường nơi trẻ để sớm đưa con đi trị liệu tâm
lý. Tùy theo tình trạng, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị. Phương pháp trị liệu
tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến chúng hành động không tốt. Tại Hà Nội,
phương pháp này được cha mẹ tìm hiểu và áp dụng theo sự giúp đỡ của các nhà tâm lý,
áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã tạo được niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải
mái nơi trẻ. Trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ
dàng tiếp cận các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu. Cha mẹ thường cần sự giúp đỡ
của chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để phát triển và thực hiện các chương trình quản lý và
giáo dục đặc biệt ở gia đình và ở trường học. Các chương trình điều trị tại nhà như liệu
pháp đa hệ thống (MST) cần được tiếp cận từ từ theo từng giai đoạn nhận thức của trẻ,
sau đó áp dụng một cách phù hợp để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả nhất để giúp đỡ
cả trẻ và gia đình.
Bên cạnh đó, phương pháp trị liệu nhận thức tập trung vào kỹ năng giải quyết
vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, cách ứng xử mới
với các tình huống. Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh
để giúp bố mẹ biết cách tương tác với con. Cũng cần có sự can thiệp của trường học, đặc
biệt là trẻ khiếm khuyết học tập cần có chương trình giáo dục đặc biệt. Trong một số
trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động kém tập trung, trẻ được điều trị
bằng thuốc.
Thêm vào đó, cần mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho phụ huynh, giáo viên cũng
có thể giúp gia đình, nhà trường hiểu được vấn đề, học cách tương tác mới với trẻ và tái
dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái.
8.2. Câu hỏi cụ thể
a) Rối loạn ứng xử
Khái niệm: Rối loạn ứng xử (hay rối loạn cư xử) là một thuật ngữ rộng dành
cho một nhóm có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu khích và cảm xúc ở trẻ.
Những điểm chính yếu của rối loạn này là sự thờ ơ đối với người khác, tính xung
động, và không ổn định về cảm xúc. Trẻ lớn và trẻ vị thành niên có rối loạn cư xử
có khó khăn rõ rệt khi phải theo luật và cư xử theo cách xã hội chấp nhận được.
Nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc phát triển của rối loạn cư xử. bao gồm: hủy
hoại não, lạm dụng trẻ, nhạy cảm về di truyền, thất bại ở trường học, các mối quan
hệ không đầy đủ và kinh nghiệm sang chấn trong cuộc sống. Nhiều trẻ có rối loạn
cư xử có các triệu chứng khác đi kèm theo như rối loạn khí sắc, lo âu, các vấn đề
về học tập, hội chứng sau sang chấn, lạm dụng chất, tăng hoạt động kém chú ý,
các vấn đề về học tập…
b) Trẻ bị rối loạn ứng xử thường có các đặc điểm như
- Gây hấn với người và thú vật (đe dọa người khác, tấn công, sử dụng vũ khí có
khả năng gây hại nghiêm trọng, ví dụ như dùng dao, gạch đá, chai vỡ.., ăn cắp
khi có mặt người khác, hay ép buộc ai đó có hoạt động tình dục,…)
- Hủy hoại tài sản (vẽ bậy lên nhà, hủy hoại xe, đốt lửa nhằm hủy hoại tài sản
của người khác)
- Nói dối để lừa người khác, hay ăn cắp (đột nhập vào nhà ai đó, nói dối để có
được đồ hay những thứ ưa thích, hoặc để tránh bị bắt buộc, ăn cắp đồ khi
không có mặt người khác)
- Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ (trẻ đi khỏi nhà vào ban đêm mặc dù cha mẹ
có nhà, chạy khỏi nhà, trốn học)
c) Thực trạng
Rối loạn cư xử là rối loạn thường được chẩn đoán nhất ở trẻ em trong các khoa
ngoại trú và nội trú về tâm lý hay tâm thần. Người ta ước lượng chừng khoảng 6% tất cả
các trẻ có rối loạn cư xử, xảy ra nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ. Trẻ nữ thường khởi phát ở
tuổi vị thành niên, ngược lại đối với trẻ nam, khởi phát thường ở tuổi nhỏ hơn và liên
quan đến gây hấn nhiều hơn.
Một số nhà lâm sàng mô tả trẻ có rối loạn cư xử là những trẻ hưng phấn, vui
thích khi làm đau người khác, thiếu hối hận, tham lam và cơ hội. Vì vậy, các liệu pháp
hành vi và liệu pháp tâm lý thường rất cần thiết để giúp trẻ bộc lộ và kiểm soát cơn giận
một cách phù hợp.
Hiện nay, có hai mô hình được đưa ra để giảm thiểu tình trạng rối loạn ứng xử
của trẻ:
+) Trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến chúng hành động
không tốt.
+) Trị liệu nhận thức tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ
nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, cách ứng xử mới với các
tình huống. Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh
để giúp bố mẹ và nhà trường biết cách tương tác với con.
d) Nguyên nhân
Mặc dù nguyên nhân bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố
khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bao gồm việc bị lạm dụng, các hành vi bốc
đồng, kết quả học tập kém, cha mẹ thiếu giám sát chặt chẽ, cha mẹ có thái độ vô cảm
hoặc thiếu cảm thông với con, cha mẹ hoặc bạn bè có triệu chứng phản xã hội, bị chấn
thương, nghèo đói, và sống ở khu vực có tỷ lệ tội phạm cao hoặc thường xuyên chểnh
mảng việc học, …
e) Giải pháp
Tùy theo tình trạng, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị khác nhau.
- Phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến chúng
hành động không tốt. Tại Hà Nội, phương pháp này được cha mẹ tìm hiểu và
áp dụng theo sự giúp đỡ của các nhà tâm lý, áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã
tạo được niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ. Trị liệu tâm
lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ dàng tiếp cận
các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu. Cha mẹ thường cần sự giúp đỡ của
chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để phát triển và thực hiện các chương trình quản
lý và giáo dục đặc biệt ở gia đình và ở trường học. Các chương trình điều trị tại
nhà như liệu pháp đa hệ thống (MST) cần được tiếp cận từ từ theo từng giai
đoạn nhận thức của trẻ, sau đó áp dụng một cách phù hợp để giảm thiểu tình
trạng này hiệu quả nhất để giúp đỡ cả trẻ và gia đình.
- Bên cạnh đó, phương pháp trị liệu nhận thức tập trung vào kỹ năng giải quyết
vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, cách
ứng xử mới với các tình huống. Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách
xử trí của phụ huynh để giúp bố mẹ biết cách tương tác với con. Cũng cần có
sự can thiệp của trường học, đặc biệt là trẻ khiếm khuyết học tập cần có
chương trình giáo dục đặc biệt. Nhà trường lưu ý và trao đổi với gia đình để có
hành vi ứng xử khéo léo, không gây kích động trẻ, tương tác với trẻ để quá
trình trị liệu có tiến triển tốt hơn.
- Trong một số trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động kém tập
trung, trẻ được điều trị bằng thuốc được kê đơn theo chỉ định của chuyên gia
tâm lí, chuyên gia y tế, và thuốc phải được cấp phép sử dụng phù hợp cho lứa
tuổi trẻ em.
- Thêm vào đó, cần mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho phụ huynh, giáo viên
cũng có thể giúp gia đình, nhà trường hiểu được vấn đề, học cách tương tác
mới với trẻ và tái dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Đây chính là Luận điểm cần chứng minh của đề tài, bao gồm:

- Giả thuyết chủ đạo, là câu trả lời vào Leading question.
- Các luận điểm cụ thể, là những câu trả lời vào các sub-questions
9. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi và phân tích dữ
liệu thu được từ bảng câu hỏi để trả lời cho các câu hỏi và kiểm chứng các giả
thuyết nghiên cứu.
10. Bằng chứng- Luận cứ chứng minh giả thuyết
10.1. Luận cứ lí thuyết
Khái niệm:
- Phát hiện (tiếng Anh cũng là Discovery, tiếng Pháp là Découverte): Là việc
khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách
quan.
- Can thiệp sớm là việc lập kế hoạch và cung cấp các dịch vụ có chất lượng mang
tính hỗ trợ nhu cầu – khả năng của trẻ và gia đình trẻ để thúc đẩy sự phát triển của
trẻ
- Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ
năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng
dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.
- Rối loạn cư xử là một mẫu hành vi thường xuyên hoặc dai dẳng vi phạm quyền
của người khác hoặc vi phạm các quy tắc xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Về mặt lý thuyết, can thiệp sớm từ phía gia đình chính là phương pháp hữu hiệu
nhất, bởi trẻ em lớn lên trong môi trường giáo dục chính là từ gia đình, nghiên cứu
tập trung về việc giáo dục, quan tâm trẻ khi chúng có những biểu hiện rối loạn
hành vi.Việc phát hiện trẻ mắc rối loạn hành vi sớm đồng thời có thể giảm được tỉ
lệ tội phạm ở tuổi vị thành niên, giáo dục được trẻ trong độ tuổi nổi loạn.
10.2. Luận cứ thực tiễn
Ngày nay, cùng với sự phức tạp từ xã hội, gia đình, các hành động tác động khá
nhiều tới suy nghĩ và hành vi của trẻ nhất là những trẻ trong độ tuổi dưới 16. Việc
phát hiện, can thiệp và giáo dục khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn ứng xử là rất cần
thiết cho trẻ em ở Hà Nội vì vậy cần phải có những giải pháp như:
- Phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến chúng
hành động không tốt.
- Phương pháp trị liệu nhận thức tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm
giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, cách ứng xử mới
với các tình huống.
- Các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh để giúp bố mẹ và
nhà trường biết cách tương tác với con.
- Nhà trường lưu ý và trao đổi với gia đình để có hành vi ứng xử khéo léo,
không gây kích động trẻ, tương tác với trẻ để quá trình trị liệu có tiến triển tốt
hơn.
- Nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động kém tập trung, trẻ được điều trị
bằng thuốc được kê đơn theo chỉ định của chuyên gia tâm lí, chuyên gia y tế,
và thuốc phải được cấp phép sử dụng phù hợp cho lứa tuổi trẻ em
11. Trình bày kết cấu bài nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.1. Tổng quan nghiên cứu về rối loạn ứng xử (Conduct Disorder)

a, Khái niệm trẻ rối loạn ứng xử

b, Tiêu chí chẩn đoán

1.2. Tổng quan về phát hiện sớm trẻ rối loạn ứng xử

1.3. Tổng quan về can thiệp sớm cho trẻ rối loạn ứng xử (Conduct Disorder)

1.4. Tổng quan về giáo dục cho trẻ rối loạn ứng xử (Conduct Disorder)

1.5. Tổng quan về phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục trẻ rối loạn ứng xử dựa vào
gia đình và cộng đồng

a, Dựa vào gia đình

b, Dựa và cộng đồng

Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài

2.1 Nghiên cứu về trẻ rối loạn cư xử (Conduct Disorder)

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm phát triển hành vi của trẻ rối loạn ứng xử ( giao tiếp, phát
triển tương tác xã hội)?

2.1.2. Phân biệt rối loạn ứng xử (Conduct Disorder) và rối loạn phản kháng chống đối
(Oppositional Defiant Disorder)
2.1.3. Đặc điểm phát triển trẻ rối loạn ứng xử theo độ tuổi.

2.2. Nghiên cứu quy trình trong phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn ứng xử
(Conduct Disorder)

2.2.1. Quy trình phát hiện sớm trẻ rối loạn ứng xử và ý nghĩa

2.2.2. Quy trình can thiệp sớm trẻ rối loạn ứng xử và ý nghĩa

2.2.3. Quy trình giáo dục sớm trẻ rối loạn ứng xử và ý nghĩa

Chương 3: Nhận dạng, Đánh giá hiện trạng

3.1. Thực trạng trẻ rối loạn ứng xử, nhu cầu phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục trẻ
rối loạn ứng xử

3.1.1. Thực trạng vấn đề phát hiện sớm trẻ rối loạn ứng xử tại Việt Nam

3.1.1.1.Thực trạng phát hiện hiện sớm trẻ rối loạn ứng xử dựa vào y tế

3.1.1.2. Thực trạng phát hiện sớm trẻ rối loạn ứng xử tại cộng đồng

3.2. Thực trạng các công cụ phát hiện sớm, đánh giá trẻ rối loạn ứng xử tại Việt Nam;
3.3. Thực trạng số lượng trẻ rối loạn ứng xử

3.4. Thực trạng khả năng và nhu cầu trẻ rối loạn ứng xử

3.5. Thực trạng vấn đề giáo dục trẻ rối loạn ứng xử tại Việt Nam hiện nay

3.5.1. Thực trạng các chương trình giáo dục cho trẻ rối loạn ứng xử trong trường học tại
Việt Nam hiện nay

3.5.2. Thực trạng giáo dục cho trẻ rối loạn ứng xử tại gia đình

3.5.3. Thực trạng giáo dục cho trẻ rối loạn ứng xử tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt

3.6. Đánh giá chung về trẻ rối loạn ứng xử và sự phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo
dục cho trẻ rối loạn ứng xử tại Việt Nam hiện nay

Chương 4: Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp

4.1. Nguyên nhân khiến trẻ rối loạn ứng xử

4.2. Đề xuất giải pháp


4.2.1. Sàng lọc để phát hiện và can thiệp sớm

4.2.2. Can thiệp sớm

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

11. Nguồn tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Quang, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học: “Mối liên hệ
giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái”.

2. Phạm Minh Mục, Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: “Nghiên cứu
xây dựng mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Việt Nam dựa vào gia đình và cộng đồng”.

3. Nguyễn Trần Hoài Ân, Trần Bội Ân, Lê Thị Mỹ Giang, Ngô Thị Nhàn, Dương Thùy
Lệ Trang, Bài giữa kì “Rối loạn cư xử (Conduct Disorder)”, Khoa tâm lí học, Trường đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

4. Josephine Elia, MD, Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson University,
“Rối loạn cư xử”.

12. Thành viên và nhiệm vụ công việc

ST Họ và tên- Nhiệm vụ Thái độ làm việc


T MSV nhóm
1 Vũ Thảo Tìm đề tài nghiên cứu, chắt lọc tài liệu Tích cực, có đóng
Ngọc( nhóm tham khảo cho đề tài cần nghiên cứu. góp ý kiến về đề tài,
trưởng)- Làm phần phương pháp nghiên cứu, nội dung và
21031496 trình bày kết cấu bài nghiên cứu, đóng powerpoint
góp thêm nội dung phần bằng chứng –
luận cứ chứng minh giả thuyết. Tổng
hợp word, chỉnh sửa powerpoint.
2 Nguyễn Phương Lý do nghiên cứu và thuyết trình Có đóng góp ý kiến
Anh- 21031451
3 Phạm Yến Tóm tắt lịch sử nghiên cứu Có đóng góp ý kiến
Thanh-
21031512
4 Ly A Minh- Mục tiêu nghiên cứu Tích cực, có đóng
20032343 góp ý kiến về đề tài,
nội dung và
powerpoint
5 Nguyễn Thị Phạm vi nghiên cứu Tích cực, có đóng
Trang- góp ý kiến về đề tài,
21031517 nội dung và
powerpoint
6 Nguyễn Bảo Mẫu khảo sát Tích cực, có đóng
Yến- 21031524 góp ý kiến về đề tài,
nội dung
7 Vũ Thị Tố Câu hỏi nghiên cứu, làm powerpoint Tích cực, có đóng
Uyên- 21031523 góp ý kiến về đề tài,
nội dung và
powerpoint
8 Phạm Thị Bảo Gỉa thuyết nghiên cứu, sơ lược lại nội Tích cực, có đóng
Ngân- 22031494 dung bản word góp ý kiến về đề tài,
nội dung và
powerpoint
9 Trần Minh Thuyết trình. Bằng chứng – luận cứ Có đóng góp ý kiến
Quang- chứng minh giả thuyết
21011510

You might also like