You are on page 1of 20

HỌC PHẦN:

TÂM LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Giảng viên: Ths. Trần Thị Thắm - ĐHSPHN


GIỚI THIỆU
Chương trình
Phần 1. Những vấn đề chung của tâm lý học trẻ em
Chương 1. Nhập môn tâm lý học trẻ em
Chương 2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học trẻ em
Chương 3. Quy luật phát triển tâm lý trẻ em
Phần 2. Sự phát triển tâm lý trẻ em dưới 3 tuổi
Chương 4. Sự phát triển của thai nhi
Chương 5. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em trong năm đầu
Chương 6. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ Ấu nhi
GIỚI THIỆU
Giáo trình
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi),
Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), NXB ĐHSP Hà Nội.
2. Giáo trình Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non (Dành cho
hệ cao đẳng sư phạm mầm non), Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị
Như Mai, NXB Giáo dục Việt Nam.
PHẦN MỘT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
CHƯƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM

I. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa, mối quan hệ của


tâm lý học trẻ em với các khoa học khác

II. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá sự phát triển


tâm lý trẻ em
I. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa, mối quan hệ
của tâm lý học trẻ em với các khoa học khác

1. Đối tượng

Đối tượng của Đối tượng của


TLHTE TLHTE lứa tuổi MN
Đặc điểm, quy luật phát Quy luật, đặc điểm lứa tuổi
triển tâm lý trẻ em của các quá trình tâm lý, khả
năng lứa tuổi của việc lĩnh
hội những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội, những nhân tố
chủ đạo của sự phát triển tâm
lý… của trẻ 0 – 6 tuổi.
2. Nhiệm vụ

- TLHTE: Tìm hiểu để làm rõ đặc điểm, quy luật phát triển của tâm lý trẻ em và những
nguyên nhân quy định sự phát triển đó. Cụ thể:
+ Nghiên cứu đặc điểm của hoạt động phản ánh và sự phát triển của nó trong những
giai đoạn khác nhau.
+ Nghiên cứu sự phát triển các quá trình tâm lý, đặc điểm hoạt động tâm lý, sự hình
thành nhân cách trẻ em diễn ra ntn và có những yếu tố nào tác động…
 Phải phân tích những điều kiện, yếu tố, hoàn cảnh quy định sự phát triển của trẻ;
phân tích các mâu thuẫn xảy ra có quy luật trong quá trình đứa trẻ chuyển từ trình
độ này sang trình độ khác và được giải quyết ntn?
+ Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên (sinh lý) ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý trẻ
em.
- TLHTE lứa tuổi mầm non: còn có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm mang tính
quy luật về sự chuyển đoạn trong tiến trình phát triển của trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi.
3. Ý nghĩa
- Về lý luận:
+ TLHTE là một bộ phận cấu thành của nhận thức luận và phép biện chứng trong triết
học DVBC. Qua sự phát triển của trẻ em có thể rút ra quy luật phát triển của sự vật
nói chung và đồng thời sự phát triển của trẻ em bộc lộ rõ những quy luật đó.
+ Nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ giúp hiểu rõ hơn về bản chất chung của nhận
thức con người.
+ Nghiên cứu TL trẻ em giúp làm sáng tỏ luận thuyết về sự hình thành và phát triển
tâm lý; về vai trò của những mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh; về
những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển nhân
cách của trẻ.
- Về thực tiễn:
+ Giúp nhà giáo dục có phương pháp giáo dục hiệu quả.
+ Hiểu tâm lý trẻ em làm cho nhà giáo dục hoàn thiện hơn (có phản ứng phù hợp với
đặc điểm của từng trẻ).
 Trong GDMN, TLHTE vừa là khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học nghiệp
vụ.
4. Mối quan hệ giữa Tâm lý học trẻ em với các
khoa học khác

TLH
Đại cương

TLH
Trẻ em

Giải phẫu
Giáo dục và sinh lý
học học lứa
tuổi
4. Mối quan hệ giữa Tâm lý học trẻ em với các
khoa học khác
- TLHTE – TLH Đại cương
+ TLHĐC là cơ sở để nghiên cứu TLHTE
+ Qua nghiên cứu TLHTE  tìm ra quy luật phát triển, bản chất, cơ chế các HTTL
- TLHTE – Giải phẫu và sinh lý học lứa tuổi
+ Tâm lý nảy sinh trên cơ sở tiền đề sinh lý  phải có kiến thức sinh lý thì mới nắm
được điều kiện, cơ chế nảy sinh tâm lý.
+ TLHTE nghiên cứu cả trẻ bình thường và trẻ không bình thường  phát hiện nguyên
nhân sinh lý (vd: trẻ tự kỉ).
- TLHTE – Giáo dục học
+ TLHTE cung cấp cho GDH những kiến thức cần thiết  nhà giáo dục đề ra những
biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ
+ Tìm ra những ảnh hưởng của Giáo dục đến sự phát triển tâm lý của trẻ  điều chỉnh
sự phát triển của trẻ theo yêu cầu chung của XH.
II. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá sự phát triển tâm lý
trẻ em
1. Phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em
1.1. Nguyên tắc chỉ đạo phương pháp
II. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá sự phát triển tâm lý
trẻ em
1. Phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em
1.1. Nguyên tắc chỉ đạo phương pháp

Phương
Phương pháp
pháp nghiên
nghiên cứu
cứu

Chỉ đạo

NT NT NT NT
Hoạt động Tổng thể Hệ thống Phát triển
1. Phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em

1.1. Nguyên tắc chỉ đạo phương pháp


- Nguyên tắc hoạt động: Phải nghiên cứu tâm lý trẻ em trong quá trình hoạt động của
chính bản thân trẻ.
- Nguyên tắc tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn: Phải nghiên cứu HTTL trong mối quan
hệ với các HTTL khác của đời sống tinh thần và trong mối quan hệ với các loại hiện
tượng khác (sinh lý…)
- Nguyên tắc hệ thống: Phải nghiên cứu các HTTL trong một hệ thống, theo các thứ
bậc khác nhau.
- Nguyên tắc phát triển: Phải nghiên cứu các HTTL trong sự nảy sinh, hình thành,
phát triển của nó; thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai của nó; đồng thời thấy
được tính ổn định của nó trong một thời điểm, điều kiện nhất định.
1.2. Các phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp Quan sát


1.2.2. Phương pháp Thực nghiệm
1.2.3. Phương pháp Trắc nghiệm(Test)
1.2.4. Phương pháp Đàm thoại
1.2.5. Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
1.2.6. Phương pháp Đo lường xã hội
1.2.1. Phương pháp Quan sát

- ĐN: Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối
tượng qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng…
- Ưu điểm:
+ Ít tốn kém
+ Dễ thực hiện
+ Kết quả thu được mang tính khách quan
- Nhược điểm:
+ Chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài, không thấy được nội dung tâm lý bên trong
+ Nhà nghiên cứu thụ động chờ đợi HTTL
- Lưu ý:
+ Không được cho trẻ biết mình bị quan sát → kết quả thiếu khách quan
+ Nhà nghiên cứu phải có kĩ năng quan sát, phải nhận xét đúng và lí giải đúng về
những điều quan sát được
1.2.2. Phương pháp Thực nghiệm

- ĐN: Thực nghiệm là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động làm nảy
sinh các hiện tượng tâm lý mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra
những điều kiện nhất định.
- Có 2 loại thực nghiệm:
+ Thực nghiệm tự nhiên
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
- Ưu điểm:
+ Nhà nghiên cứu có thể chủ động làm nảy sinh hiện tượng tâm lý cần
nghiên cứu
+ Thực nghiệm cho kết quả đáng tin cậy
- Nhược điểm: Cần chuẩn bị công phu và cần nhiều thời gian
- Lưu ý: Trước khi làm thực nghiệm, nhà nghiên cứu cần tiếp xúc, làm quen
với trẻ để sự có mặt của họ không làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu
1.2.3. Phương pháp Trắc nghiệm(Test)

- ĐN: Trắc nghiệm là một phép thử tâm lý, gồm những bài toán, những câu
hỏi được chuẩn hóa dưới hình thức lời nói, hình ảnh, việc làm. Thông
qua việc trả lời những bài toán, câu hỏi đó, nhà nghiên cứu xét đoán
trình độ phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ em.
- Ưu điểm:
+ Thủ tục và những trang bị tương đối đơn giản
+ Mất ít thời gian
+ Kết quả thu được mang tính khách quan, dễ xử lí
- Hạn chế:
+ Không thấy được quá trình diễn biến tâm lý của trẻ trong quá trình đạt
được kết quả đó.
+ Không thấy được ảnh hưởng của điều kiện và môi trường sống đã ảnh
hưởng tới kết quả của trẻ ntn
1.2.4. Phương pháp Đàm thoại

- ĐN: là cách thức thu thập thông tin về hiện tượng tâm lý cần nghiên
cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trao đổi
(các câu trả lời, các yếu tố hành vi như cử chỉ, điệu bộ…).
- Với trẻ MN (sau 4 tuổi): Phương pháp này dùng để nghiên cứu một
vài hiện tượng tâm lý bằng cách phân tích những phản ứng bằng lời
nói của trẻ đối với những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn phù hợp với mục
đích nghiên cứu.
- Việc đặt câu hỏi trong đàm thoại với trẻ là một nghệ thuật: dễ hiểu, lí
thú, không mang tính chất gợi ý…
- Kết quả của quá trình này phụ thuộc vào: câu hỏi, cách hỏi, mối quan
hệ giữa nhà nghiên cứu với trẻ.
- Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, làm rõ kết quả do các phương pháp
nghiên cứu khác đem lại.
1.2.5. Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm
hoạt động
- ĐN: Đó là phương pháp dựa vào các kết quả, sản
phẩm của hoạt động do con người làm ra để nghiên
cứu các chức năng tâm lý của con người đó.
- Hạn chế: Không thấy được quá trình tạo ta sản phẩm
của trẻ nên nhà nghiên cứu dễ mắc sai lầm khi xem
xét  phải kết hợp với các phương pháp khác.
1.2.6. Phương pháp Đo lường xã hội

- ĐN: Đây là phương pháp dùng để nghiên cứu mối


quan hệ qua lại giữa trẻ em và vị trí của trẻ trong
nhóm bạn.
- Hạn chế: Chỉ cho thấy bộ mặt bề ngoài của mối quan
hệ giữa các trẻ, không biết được nguyên nhân gắn bó
→ Phải kết hợp với các phương pháp khác
2. Đánh giá sự phát triển tâm lý trẻ em

- Bản chất: Xác định mức độ và tính chất của sự phát triển tâm lý trẻ em.
- Căn cứ để đánh giá:
+ Các chuẩn về phát triển tâm lý của trẻ với các tiêu chí cụ thể: mức độ khả năng, tính
chất hiện tượng tâm lý…
+ Mục tiêu phát triển tâm lý
- Các dữ kiện đánh giá: tính chất, số lượng của các hiện tượng tâm lý diễn ra trong
hoạt động, cuộc sống của trẻ.
- Công cụ để thu lượm dữ kiện đánh giá chính là các phương pháp nghiên cứu (quan
sát, thực nghiệm, trắc nghiệm…).
- Đánh giá thông qua:
+ Các chỉ số thống kê về một chức năng, một hiện tượng tâm lý.
+ Tính chất hoạt động, tính chất các chức năng tâm lý
+ Mức độ phát triển hoặc so sánh mức độ phát triển của trẻ được đánh giá với các trẻ
cùng tuổi.

You might also like