You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

HƯỚNG DẪN
BÀI TẬP TÂM LÍ “PHÁC THẢO ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA MỘT TRẺ
Ở LỨA TUỔI MẦM NON”

I. Quy định chung


1. Hình thức trình bày
- Trang bìa (theo mẫu).
- Bài viết trên giấy A4, đánh máy hoặc viết tay. Trình bày trên một
mặt giấy.
- Đánh máy cỡ chữ 14, Times New Roman, dãn dòng 1,5. Lề trái 2cm, lề
phải 3cm, trên, dưới: 2,5cm. Số lượng tối thiểu về nội dung 10 trang A4.
* Chú ý: Sử dụng văn phong khoa học logic, mạch lạc, có sự liên kết giữa
các phần. Không viết dưới dạng đề cương gạch đầu dòng, không ghi đề mục.
2. Thời gian nộp và chấm bài tập Tâm lí
- Sinh viên nộp bài theo đoàn thực tập.
- Giảng viên Trưởng đoàn gửi bài tập Tâm lí của sinh viên và bảng điểm
của đoàn cho khoa Sư phạm vào thứ 3 sau tuần kết thúc thực tập (khoa nhận
bài theo đoàn thực tập, không nhận bài của từng cá nhân sinh viên).
- Khoa Sư phạm gửi lại kết quả cho giảng viên Trưởng đoàn thực tập
chậm nhất sau 03 ngày.
3. Trình bày trang bìa (mẫu)
II. Đề bài và gợi ý đề cương bài tập Tâm lí
1. Đề bài: “Phác thảo đặc điểm tâm lí của một trẻ ở lứa tuổi mầm non”
Yêu cầu: Mỗi sinh viên chọn 1 đặc điểm tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non
(nhà trẻ/mẫu giáo) để nghiên cứu.
- Các đặc điểm tâm lí:
+ Nhận cảm
+ Chú ý
+ Trí nhớ
+ Tư duy
+ Ngôn ngữ
+ Tưởng tượng

1
+ Tình cảm
+ Ý chí
+ Tự ý thức
+ Động cơ và sự hình thành thứ bậc động cơ
- Tổ chức thực hiện:
+ Xác định đối tượng (loại đặc điểm tâm lí được chọn để nghiên cứu)
nghiên cứu, khách thể (trẻ) nghiên cứu.
+ Xác định mục đích nghiên cứu: để làm gì, vì sao nghiên cứu.
+ Xác định nhiệm vụ nghiên cứu: giải quyết vấn đề gì.
+ Xác định các phương pháp nghiên cứu: dùng cách (phương pháp nào
để tìm hiểu trẻ).
+ Thu thập thông tin: liên quan đến quá khứ và hiện tại của trẻ, gia đình,
trường lớp.
+ Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
+ Đề xuất một số biện pháp khả thi để phát triển đặc điểm tâm lí của đối
tượng nghiên cứu (lưu ý không viết chung chung, chỉ viết biện pháp nhằm phát
triển đặc điểm tâm lí được nghiên cứu).
+ Trình bày kết quả thu được sau khi tác động.
2. Gợi ý đề cương

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TẬP TÂM LÍ

2
PHÁC THẢO ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ
CỦA MỘT TRẺ Ở LỨA TUỔI MẦM NON

Họ và tên sinh viên: ………………………………….…..


Lớp: ……….….. Khoa: ………………………………..…
Thực tập tại trường: ……………………………………..
Quận: ………………………………………….…………..
Thời gian: Từ ………………..đến ………………….…....

Hà Nội, tháng …/20…

3
PHÁC THẢO ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ
CỦA MỘT TRẺ Ở LỨA TUỔI MẦM NON

PHẦN MỞ ĐẦU
- Ý nghĩa của lứa tuổi, ý nghĩa của việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí trẻ em
lứa tuổi mầm non.
- Vai trò của (nhận thức/trí nhớ/tư duy/xúc cảm - tình cảm/....) đối với sự
phát triển tâm lí trẻ em -> cần phải nghiên cứu nắm vững (nhận thức/trí nhớ/tư
duy/xúc cảm - tình cảm/....)
- Giới thiệu vài nét cơ bản về trường MN, lớp TTSP (nơi đến TTSP).
- Giới thiệu khái quát về trẻ được nghiên cứu: Tên, tuổi, hoàn cảnh gia
đình, đặc điểm chung khi chơi với bạn, giao tiếp cô......
- Phương pháp nghiên cứu (chỉ trình bày các phương pháp mà bạn sử
dụng trong quá trình tìm hiểu trẻ)
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp trò chuyện;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu cá nhân;
- Tổng kết kinh nghiệm....;
- Phương pháp thống kê ....
Mỗi phương pháp khi vận dụng cần làm rõ: Mục đích sử dụng, nội dung,
cách thức tiến hành; điều kiện thực hiện.
PHẦN NỘI DUNG
I. Trình bày khái quát lí luận về đặc điểm tâm lí của lứa tuổi của trẻ mà
bạn nghiên cứu (ví dụ, nghiên cứu đặc điểm tư duy của bé H 5 tuổi thì chỉ viết
khái quát lí luận đặc điểm tư duy trẻ mẫu giáo lớn...)
II. Kết quả nghiên cứu (cần chỉ rõ)
1. Đặc điểm nét tâm lí của trẻ nhà trẻ/mẫu giáo mà mình nghiên cứu.
2. Căn cứ phần lí luận, chỉ rõ đặc điểm tâm lí đặc trưng, phát triển nổi
bật và hạn chế của đối tượng.
3. Phân tích các nguyên nhân: khách quan, chủ quan (những yếu tố ảnh
hưởng) đến tâm lí của trẻ.
4. Đề xuất biện pháp giáo dục khả thi.
5. Thử nghiệm biện pháp tác động và kết quả.

4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Tóm tắt, khái quát nội dung đã trình bày: nét tâm lí đặc trưng của 1 trẻ
đã nghiên cứu.
- Trình bày những trải nghiệm qua thực tập tạo biến chuyển về cảm xúc,
tình yêu với trẻ, với nghề.
- Thái độ đối với nghề sau đợt thực tập sư phạm (quyết tâm học tập, rèn
luyện để sau này ra trường hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy trẻ?)
2. Kiến nghị
Đề xuất với nhà trường mầm non, giáo viên, cha mẹ trẻ về những biện
pháp để giáo dục trẻ một cách tối ưu nhất (kết luận cần được rút ra từ nghiên
cứu và thử nghiệm).
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Sinh viên
(kí, ghi rõ họ tên)
Giảng viên nhận xét, đánh giá

5
TIÊU CHÍ VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP TÂM LÍ
“Phác thảo đặc điểm tâm lí của một trẻ ở lứa tuổi mầm non”

TT Nội dung Điểm


Xác định chính xác đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ
1 1,0đ
nghiên cứu.
2 Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, khoa học. 1,0đ
Thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng, khách thể
3 1,0đ
nghiên cứu.
Biết phân tích về lí luận, các số liệu khách quan, khoa học
4 2,0đ
(định tính, định lượng).
Bước đầu lí giải được một số nguyên nhân ảnh hưởng tới đặc
5 1,5đ
điểm tâm lí của trẻ.
6 Đề xuất được một số biện pháp tác động phù hợp. 1,0đ
7 Kết luận ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ các nội dung đã trình bày. 1,0đ
8 Cấu trúc các phần hợp lí. 1,0đ
9 Hình thức trình bày. 0,5đ
Tổng: 10,0đ

You might also like