You are on page 1of 12

HỌC PHẦN:

TÂM LÝ HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Giảng viên: Ths. Trần Thị Thắm - ĐHSPHN


CHƯƠNG II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ HỌC TRẺ EM

1 Sự nảy sinh và phát triển ban đầu của tâm lý học trẻ em

2 Các dòng phái trong sự phát triển của tâm lý học trẻ em

3 Sự phát triển của tâm lý học trẻ em ở Nga và Xô


Viết

4 Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây

5 Tâm lý học Việt Nam


1. Sự nảy sinh và phát triển ban đầu của tâm lý học trẻ em

- Thế kỉ XVII, J.A.Cômenxki (Tiệp khắc) – Dạy học phù hợp đặc điểm tâm hồn
của trẻ.
- Thế kỉ XVIII:
+ J.J.Rutxô (Pháp): nghiên cứu tinh tế đặc điểm tâm lý trẻ thơ. Quan điểm giáo
dục – giáo dục tự nhiên, tự do.
+ J.H.Pestalôzi (Thụy Sĩ): đề cao vai trò của giáo dục đối với phát triển tâm lý
trẻ em.
+ V.H.Tatitsev và N.I.Nôvicov (Nga): khẳng định vai trò của giáo dục đối với
sự phát triển nhân cách của trẻ.
- Thế kỉ XIX, G.T.Prâye (Đức): quan sát và ghi nhật kí về sự phát triển tâm lý
của trẻ, đồng thời nêu lên ảnh hưởng của di truyền và các yếu tố bên ngoài
đến sự phát triển tâm lý trẻ.
- Những thành tựu của TLH đại cương, TLH thực nghiệm – cơ sở quan trọng
tạo điều kiện cho TLH trẻ em ra đời.
2. Dòng phái nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội trong
sự phát triển của tâm lý học trẻ em

Nguồn gốc sinh học: Nguồn gốc xã hội:


- Nhân tố sinh học, - Môi trường là nhân tố
trước hết là yếu tố di tiền định sự phát triển của
truyền có tác dụng trẻ em. Môi trường ntn thì
quyết định đối với sự nhân cách con người, cơ
phát triển tâm lý trẻ chế hành vi, con đường
em. phát triển hành vi sẽ như
- Môi trường chỉ là thế ấy.
“yếu tố điều chỉnh”,
“yếu tố thể hiện”.

Điểm chung: Cả 2 quan điểm này đều xem thường tính tích cực của cá
nhân, những mâu thuẫn biện chứng trong sự hình thành tâm lý, nhân
cách; họ đã có quan điểm máy móc về sự phát triển.
3. Sự phát triển của Tâm lý học trẻ em ở Nga và Xô Viết
(Liên Xô cũ)
- L.X.Vưgotxki (1896 - 1934):
“Học thuyết lịch sử - văn hóa về sự phát triển
các chức năng tâm lý cấp cao”
+ Lý luận về sự phát triển các chức năng tâm lý bậc cao
+ Sự phát triển tâm lý của trẻ em: ngôn ngữ, tư duy,
tưởng tượng, sự phát triển khái niệm khoa học.
+ Vấn đề dạy học và sự phát triển trí tuệ:
lý thuyết “Vùng phát triển gần nhất”.
3. Sự phát triển của Tâm lý học trẻ em ở Nga và Xô Viết
(Liên Xô cũ)
- X.L.Rubinstêin (1889 - 1960):
+ Nghiên cứu những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em; những quá trình tâm lý và
nhân cách nói chung.
+ Chứng minh vai trò của dạy học đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.
- A.N.Lêônchiev (1903 - 1979):
+ Động lực phát triển tâm lý trẻ em
+ Vai trò của hoạt động và hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.
- D.B. Enconin (1904 - ):
+ Điều kiện và nguồn gốc sự phát triển tâm lý trẻ em
+ Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em
- P.L. Ganperin (1902- ): “Lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn”
4. Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây

3 lĩnh vực nghiên cứu lớn


1 2 3
Nghiên cứu các giai Nghiên cứu sâu một Nghiên cứu
đoạn phát triển của số mặt của đời sống những biến đổi
trẻ em từ sơ sinh tinh thần và hành vi tâm lý theo tính
đến tưởng thành theo các giai đoạn
cách, giới tính và
(Tâm lý học phát phát triển để hướng
sinh). tới phục vụ giáo
môi trường
dục (Tâm lý học (Tâm lý học sai
chức năng). biệt).

www.themegallery.com Company Logo


4. Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây
- Những trào lưu lớn trong nghiên cứu tâm lý trẻ em:
+ TLH thành thục (A.Gesell, Mĩ)
+ TLH hành vi (J.Watson, Mĩ)
+ Phân tâm học (S.Freud, Áo)
+ TLH tập tính (H.F.Harlow, Mĩ và J.Bowlby, Anh)
+TLH nhận thức (Kiến tạo nhận thức) (J.Piaget, Thụy Sĩ)
+ TLH tâm lý xã hội (H.Wallon, Pháp).
- Phát kiến tư tưởng và phương pháp đo lường tâm lý được nảy sinh và phát triển
ra khắp thế giới
VD: Phương pháp trắc nghiệm (Test)
Cụ thể:
4. Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây
* J. Piaget (1896 - 1980) – Thụy Sĩ
“Thuyết phát sinh nhận thức”

- Nghiên cứu sự nảy sinh, hình thành và phát triển trí tuệ: Tập trung vào phạm vi nhận thức, nhất là ngôn
ngữ và tư duy (không bỏ qua mặt xúc cảm, tình cảm).
- Phát triển tâm lý: Phát triển trí tuệ cùng với xúc cảm, tình cảm, quá trình phát triển tâm lý gồm các giai
đoạn chính:
+ Cảm giác – vận động (0 – 2 tuổi)
+ Tiền thao tác tư duy (2 – 7,8 tuổi)
+ Thao tác cụ thể (7,8 tuổi – 11,12 tuổi)
+ Thao tác hình thức/ trừu tượng (11,12 – 14,15 tuổi)
 nhằm tạo lập các cấu trúc tâm lý ở các trình độ khác nhau.
- Các khái niệm cơ bản: Thích nghi, sơ cấu/sơ đồ, đồng hóa, điều ứng và cân bằng ( khái niệm mang đậm
tính sinh học).
- Các yếu tố chi phối sự phát triển trí tuệ - nhận thức của trẻ: sự thuần thục của hệ thần kinh và nội tiết;
luyện tập và kinh nghiệm hoạt động với đối tượng; tác động của xã hội; tự điều chỉnh của chủ thể.
- Nhu cầu, động cơ, tình cảm – động lực chính của sự phát triển trí tuệ; nhận thức và tình cảm thống nhất lại
trong hành vi, tạo ra sự phát triển chung.
 Lý thuyết của J.Piaget đặt nền tảng cho giáo dục: phát huy tính tích cực của trẻ để trẻ tự hoạt động, tự
khám phá  phát triển.
4. Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây

* H.Wallon (1879 - 1962) – Người Pháp


- Trẻ em – thực thể toàn vẹn về sinh học và xã hội. Nhìn nhận phát triển: xem xét tổng thể hành
vi.
- Phát triển tâm lý: nhấn mạnh mặt tình cảm và ảnh hưởng của môi trường nhưng tình cảm, xã
hội, nhận thức quan trọng như nhau và không thể tách rời. Trí tuệ và tình cảm liên hệ và ảnh
hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển.
+ Vai trò chủ yếu của sự khuyến khích, hỗ trợ của người lớn
+ Sự phát triển của trẻ em: chuỗi nối tiếp luân phiên những giai đoạn “hướng tâm” (hướng vào
mình) và “ly tâm” (hướng tới người khác).
- Các khái niệm cơ bản: xúc cảm, vận động, bắt chước, tiến triển biện chứng của nhân cách.
- Các giai đoạn phát triển:
+ Tạo dựng nhân cách: gồm 2 giai đoạn thành phần:
• Xung động - vận động và xúc cảm (0 – 12 tháng)
• Cảm giác – vận động và phóng chiếu (1 – 3 tuổi)
+ Cá thể hóa ( 3 – 6 tuổi)
• Chống đối (3 – 4 tuổi)
• Ái kỉ (4 – 5 tuổi)
4. Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây

* S.Freud (1856 - 1939), người Áo


- Tâm lý người gồm 2 khu vực: hữu thức và vô thức. Tình cảm và hành vi con người do vô
thức quyết định phần lớn.
- Bản năng: Xung lực thôi thúc hành vi con người. Thỏa mãn hay không thỏa mãn  bản năng
sẽ sinh ra những tình cảm khác nhau. Bản năng tính dục chiếm ưu thế chi phối đời sống
tình cảm. Sự dồn nén những nhu cầu, đòi hỏi không được thỏa mãn, đáp ứng sẽ biến thành
vô thức.
- Nhân cách con người gồm 3 cấp: cái Ấy/Nó, cái Tôi và cái Siêu Tôi.
- Khái niệm cơ bản: xung lực bản năng và năng lượng tính dục (libido).
- Các giai đoạn phát triển tâm lý – các thời kì chuyển hóa của dục vọng:
+ Môi miệng (lúc sinh – 1tuổi)
+ Hậu môn (1 – 3 tuổi)
+ Dương vật (3 – 6 tuổi)
+ Ẩn tàng (6 tuổi – 12 tuổi)
+ Sinh dục (12 tuổi trở lên)
5. Tâm lý học Việt Nam

- Dưới chế độ thực dân Pháp , TLH xuất hiện như một môn học ở các trường CĐSP –
Nội dung: TLH nhị nguyên, duy tâm, nội quan (kéo dài ở miền Nam, VN đến 1975)
- 1958 thành lập trường ĐHSPHN – có Tổ Tâm lý học – cán bộ được đào tạo ở nước
ngoài (Liên Xô) – viên gạch đầu tiên của nền TLH VN.
- Sau năm 1964: một loạt các nghiên cứu TLH ra đời với các tác giả: Phạm Minh
Hạc, Trần Trọng Thủy, Trương Anh Tuấn, Hồ Ngọc Đại, …
(Hồ Ngọc Đại: A a (A:quy trình công nghệ trẻ thực hiện, a: Sản phẩm giáo dục);
quy trình công nghệ là: thầy thiết kế - trò thi công).
- Những năm 60 của TK XX, Viện Khoa học Giáo dục có bộ phận nghiên cứu TLTE
 đến 1970 thành lập Tổ tam lý Mẫu giáo.
- 1985: Khoa Mẫu giáo – Trường ĐHSP HN 1 ra đời – cơ sở nghiên cứu TLTE trước
tuổi học: Nguyến Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Yến…
- 1988: Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em dân lập N – T do Bs. Nguyễn Khắc viện
sáng lập áp dụng phương pháp của TLH thực hành để nghiên cứu trẻ bình thường
và trẻ bệnh lí.
- Các Trung tâm, cơ sở nghiên cứu khác ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

You might also like