You are on page 1of 4

WHO

* Trẻ em:
- Đặc điểm
 Có thể thấy, đặc điểm về độ tuổi là đặc điểm dễ dàng nhận ra sự khác
biệt giữa trẻ em và người lớn. Trẻ em thường có xu hướng học tập từ
những người lớn, từ môi trường xung quanh chính các em. Thói quen,
tính cách của trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi xã hội nếu
các hành vi xã hội tích cực giúp các em xây dựng một tính cách tích
cực, có ích cho xã hội và ngược lại các hành vi tiêu cực dẫn tới trẻ em
có một tính cách tiêu cực, cực đoan, chống lại xã hội.
 Trẻ em có xu hướng tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm của người lớn
để hình thành tâm lý, tính cách của bản thân. Trẻ em giai đoạn này bắt
đầu học tập, bắt chước như một người trưởng thành, tích hợp các
thông tin thu được từ môi trường xung quanh để hoàn thiện tính cách
bản thân.
- Tính cách:

 Tính cách của trẻ được xác định bằng sự tương tác của các đặc điểm
tính khí với môi trường. Hãy hình dung trẻ như một nhà máy đã được
lắp đặt hệ thống dây điện; cách con được nối dây có thể ảnh hưởng
đến việc nuôi dạy con khó hay dễ. Sự phù hợp của tính khí với môi
trường;và sự đón nhận của mọi người xung quanh sẽ quyết định cách
trẻ nhận thức về bản thân và người khác

 Đặc điểm của những đứa trẻ có tính cách lạc quan là dễ hòa đồng, vui
vẻ, tràn đầy năng lượng, thích vui chơi ngoài trời, rất giàu trí tưởng
tượng và hài hước. Tuy nhiên, vì những đặc điểm này mà trẻ thường
hay tọc mạch . Trẻ cũng có thể nhanh chán và khó tập trung khi làm
việc gì đó. Vì vậy, khi tổ chức hoạt náo rèn cho trẻ tính tập trung và
tận tâm hơn.

 Cũng có trẻ có thể ngang bướng và hơi nghịch. Điều này là do


trẻ thường biết mình muốn gì. Nếu trẻ đang tức giận hoặc khó chịu,
hãy đợi cho đến khi cảm xúc của trẻ dịu đi trước khi nói chuyện vui
vẻ. Ngoài ra, trẻ có thể không thích khi có những thay đổi trong kế
hoạch và những điều không thể đoán trước được. Điều quan trọng là
lắng nghe những lời phàn nàn của các em khi các em thất vọng.

 Bên cạnh đó, tâm lý của trẻ em rất yếu, dễ bị dao động, hoảng loạn, sợ
hãi khi chịu các tác động tâm lý lớn, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển
bình thường của trẻ em. Vì vậy, cần phải có sự định hướng đúng đối
với trẻ em trong mọi vấn đề. Nếu được giáo dục đúng cách sẽ giúp
hoàn thiện tâm lý cho trẻ em, ngược lại sẽ biến các trẻ em thành một
người có một tâm lý ngỗ nghịch, chống lại xã hội.

- Mong muốn:

 Phần vì ba mẹ phải lo toan cho công việc, phần muốn con bồi dưỡng
thêm kiến thức và không thua kém ai mà trẻ phải học xuyên suốt
không có thời gian nghỉ ngơi. Thay vì được nghỉ ngơi, các em phải
hoàn thành bài tập về nhà, đi đi về về các trung tâm với lịch học thêm
dày đặc. Chính những điều đó vô hình làm cho các em kiệt sức ngay
cả trong những khoảng thời gian được xem là dịp để nghỉ ngơi. Các
chương trình hay buổi hoạt náo sẽ giúp các em "thanh lọc" cả tinh
thần và thể chất, đồng thời bù đắp sự thiếu hụt không gian xanh và
những trải nghiệm thực tế khá bị hạn chế với các em.

 Ngoài ra, những thắc mắc của các em về việc đảm bảo môi trường
vui chơi lành mạnh cũng được đưa ra thảo luận. Ra công viên chơi
nhưng ở công viên em thấy rất nhiều người xấu, có thể gây nguy hại
cho mình nên không dám ra đây nữa cũng như gia đình không cho
phép vì thế sự tin tưởng của phụ huynh để cho các em đi chơi giao
lưu cùng phần nào còn lo ngại

* Sinh viên:
- Đặc điểm
 Những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở đại học.
 Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh
niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển,
sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân
để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp
với xu thế xã hội. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên
có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập
cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập
của họ.
- Tính cách:
 Sinh viên là những trí thức tương lai, sớm nảy sinh nhu cầu, khát
vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải
nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái
mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích
học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt
với thử thách để khẳng định mình.
 Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có
trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung
của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành
động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Tuy nhiên,
do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự
bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên. Do đó, sinh viên dễ dàng
tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội
và không có lợi cho bản thân.
 Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh
của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề
nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm
cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt,
nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song,
do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong
việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động
chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.
- Mong muốn:
 Sinh viên tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung ra
trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực
trạng này đã khiến không ít sinh viên đánh mất cơ hội tốt trên bước
đường lập nghiệp. Việc trang bị cho sinh viên không chỉ về chuyên
môn, mà còn trang bị về kỹ năng sống, cũng như thái độ, ý thức và
cách làm việc nhóm của sinh viên cần được chú trọng hơn. Trong đó,
việc tạo nhiều sân chơi mang tính định hướng giáo dục phù hợp, bổ
sung kỹ năng và khơi gợi sự sáng tạo cho sinh viên là rất cần thiết.
 Để giải tỏa những áp lực trong học tập, sinh viên có nhu cầu được
vui chơi giải trí. Và trước thực trạng hiện nay ngày càng có nhiều
sinh viên tham gia vào các trò chơi thực tế ảo, hoạt động giải trí chưa
phù hợp. Vì vậy, rất cần những sân chơi vừa giúp sinh viên vận
động, vừa đánh tan căng thẳng sau giờ học tập và đó là món ăn tinh
thần, “vitamin” giải tỏa áp lực, mệt mỏi trong học tập lành mạnh và
bổ ích
*Đối tương tham gia:
 100 trẻ em lớp 4 trường tiểu học Phan Huy Ích. Buổi hoạt náo sẽ giúp
các em cùng hoà mình vào không khí vui vẻ, tham gia vui chơi. Giúp
các em giải toả căng thẳng sau giờ học, phát huy tinh thần sáng tạo,
học tập thêm nhiều kỹ năng mềm và có thêm nhiều bạn bè.
 Buổi hoạt náo sẽ do Nhóm 3 cùng nhau lên ý tưởng, thực hiện kế
hoạch và tổ chức chương trình. Các thành viên nhóm sẽ giám sát, giúp
đỡ, kiểm tra lẫn nhau trong quá trình tổ chức, thực hiện đẻ buổi hoạt
náo diễn ra tốt nhất.
 Các công việc trong quá trình thực hiện được phân chia một cách rõ
ràng, công bằng cho tất cả thành viên Nhóm 3 như: ai là người quản
trò, ai là MC, ai sẽ lo về các công việc hậu cần,…
*Danh sách phân công công việc trong quá trình tổ chức của Nhóm 3:

STT HỌ VÀ TÊN GHI CHÚ


01 Nguyễn Trần Anh Thơ Nhóm trưởng, người điều
phối, phân chia công việc.

02 Nguyễn Tình Thương, Nguyễn Thị Người dẫn chương trình,


Hoà Hợp phụ trách trò chơi.

03 Trần Gia Khang, Long Thị Ngọc Giao lưu, trao đổi với các
Lê, em thiếu nhi, phát phần
trưởng.

04 Nguyễn Mai Gia Nghi, Phan Thị Giám sát, kiểm tra số
Yến Nhi, Huỳnh Vũ Gia Phúc, Lê lượng trẻ em tham gia
Thị Ngọc Mai
05 Huỳnh Thị Như Quỳnh, Lê Tấn Phụ trách phần thức ăn,
Đạt, Huỳnh Thị Tường Vy nước uống, hậu cần.

06 Huỳnh Bảo Anh, Nguyễn Thị Phụ trách chuẩn bị dụng


Thanh Trúc cụ cho buổi hoạt náo, hậu
cần

You might also like