You are on page 1of 51

1

BẢN NHÁP

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học “Các nhân tố
ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam” là công trình
hoàn toàn trung thực và độc lập của nhóm. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan
đến nghiên cứu đã được trích dẫn theo quy định, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu
được trình bày đều do nhóm tác giả trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dãn của ThS. Tô
Thị Thiên Hương.

Nhóm nghiên cứu xin chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong những
thông tin sử dụng ở công trình nghiên cứu này.

Trưởng nhóm nghiên cứu

Phạm Huyền Trang


2
BẢN NHÁP
LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành nghiên cứu này, bằng sự biết ơn và kính trọng, nhóm nghiên
cứu chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Bảo Hiểm trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thiện đề tài
nghiên cứu khoa học này.

Đặc biệt, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Tô Thị Thiên
Hương, là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên nhóm
trong suốt quá trình nhóm thực hiện nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ của cô, nhóm đã hoàn
thành tốt, theo đúng kế hoạch nhóm đã đặt ra khi bắt tay vào nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các bậc phụ huynh và người thân của các thành viên
nhóm. Sự ủng hộ của mọi người là nguồn động viên lớn với chúng em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, năng lực của chúng em còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu
khoa học khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong các quý thầy cô, các
chuyên gia cùng những độc giả có quan tâm đến đề tài này tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trưởng nhóm nghiên cứu

Phạm Huyền Trang


3
BẢN NHÁP

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

BHYT là chính sách quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia. Chính sách
BHYT là một trong những trụ cột của ASXH thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà
nước đối với việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân, tạo được sự đoàn kết, tương thân, tương ái mang tính cộng đồng, chia
sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn do đau ốm. BHYT là cơ chế
tài chính y tế quan trọng và là cơ chế chi trả trước được đa số các quốc gia trên thế giới
áp dụng giúp người dân khi bị ốm đau không rơi vào cảnh nghèo đói, là định hướng
phát triển trong chăm sóc sức khỏe người dân góp phần tích cực vào việc ổn định xã
hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Vào tháng 6 năm 2020, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố
một số kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2019. Theo đó, thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam đạt 4.295 nghìn đồng/người/tháng, tăng 10,8% so với năm 2018.
Tuy nhiên, các hộ gia đình Việt lại đang thiếu hụt nhiều dịch vụ xã hội cơ bản, và
nhiều nhất ở chỉ số bảo hiểm y tế. Mức độ thiếu hụt về bảo hiểm y tế của Việt Nam
trong 2019 là 19%. Theo đó, càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của BHYT trong các
chính sách của Đảng và Nhà nước để ra nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân
dân

Ở Việt Nam, đầu những năm 1990, sau khi thực hiện một số mô hình thí điểm
BHYT, Hội đồng Bộ trưởng đã trình Dự thảo Pháp lệnh BHYT lên Hội đồng Nhà
nước. Sau khi cân nhắc thực tế điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã quyết định thí
điểm BHYT trên diện rộng. Trên cơ sở đó, năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban
hành Nghị định số 299-HĐBT ngày 15/08/1992 về việc ban hành điều lệ BHYT.

Trong suốt ba thập kỷ, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người dân
có thẻ BHYT có thể tiếp cận tối đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu
hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được quỹ BHYT chi trả khi KCB đúng tuyến. Với mức
đóng không quá cao nhưng khi không may ốm đau, bệnh tật, kể cả những căn bệnh
hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, người tham gia BHYT được KCB chu đáo, không
4
BẢN NHÁP
phân biệt giàu nghèo. Người có thẻ BHYT khi đi KCB đúng tuyến được quỹ BHYT
chi trả 80% đến 100% chi phí KCB theo phạm vi và quyền lợi hưởng tuỳ thuộc vào
nhóm đối tượng. Mới đây, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, Nhà nước tiếp tục thực hiện
thông tuyến BHYT nội trú tuyến tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia
BHYT khi KCB trái tuyến.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các bộ ngành, địa
phương và những lợi ích khi tham gia BHYT, số người tham gia BHYT ở Việt Nam
ngày càng tăng cao. Theo báo cáo số 413/BC-CP ngày 20/09/2019 của Chính phủ gửi 
Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết 68 (về đẩy mạnh thực hiện chính sách phát  
triển BHYT, tiến tới BHYT toàn dân), toàn quốc có 83,5 triệu người tham gia
BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt gần 10% so với chỉ tiêu trong nghị quyết.
Vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại quyết định số 1167/QĐ-TTg là 1,7%. Hiện vẫn còn
10,2% dân số tương đương với khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT. Thống kê
cho thấy, nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT chưa cao tập trung ở các hộ gia
đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống
trung bình; học sinh, sinh viên. Đặc biệt thấp đối với các tỉnh có tỷ lệ dân số làm việc
ở khu công nghiệp, nông thôn cao, nhất là các huyện miền núi, các xã ven biển và
người lao động tự do có mức thu nhập thấp và không ổn định. Nhận thấy một bộ phận
là người lao động tự do không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
Bên cạnh nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, nhóm đối tượng tham gia BHYT
tự nguyện được kỳ vọng sẽ góp phần tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân. Do
thông tin tuyên truyền còn hạn chế cũng như đặc điểm của BHYT tự nguyện chưa
được phổ cập nên hiện nay BHYT tự nguyện còn ít người tham gia. Số người tham gia
BHYT tự nguyện chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số người tham gia BHYT.
Trong khi đó, việc đẩy mạnh phát triển BHYT tự nguyện được coi là giải pháp tốt nhất
để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Những điều trên cho thấy, BHYT tự nguyện vẫn
đang nhận được sự quan tâm và là chủ đề liên tục được nghiên cứu.

Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu cả trong nước và quốc tế về các nhân
tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT. Ở nước ngoài đã có các công trình tiến hành
nghiên cứu ở Uganda, Nigeria, … Ở Việt Nam, hầu như các công trình nghiên cứu chỉ
dừng lại ở các tỉnh thành: Nghệ An, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, … Do phạm vi nghiên cứu
5
BẢN NHÁP
chưa rộng khắp cả nước nên kết quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế
- xã hội, dân cư của mỗi tỉnh. Vì thế, vẫn chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện cho việc
tham gia BHYT tự nguyện ở Việt Nam. Do đó, để đảm bảo BHYT tự nguyện phát
huy được tốt những lợi ích tích cực nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
thì nhóm chúng em quyết định nghiên cứu chuyên sâu vào đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng tới ý định tham gia BHYT tự nguyện ở Việt Nam” .

2. Mục tiêu nghiên cứu

Bằng việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện
của người dân Việt Nam, phân tích câu trả lời của các đối tượng tham gia khảo sát mà
nhóm thành lập, đề tài nghiên cứu của nhóm cần đạt được các mục tiêu sau đây:

 Hệ thống hoá lý luận về BHYT tự nguyện. Khái quát tầm quan trọng của
BHYT và mức độ tham gia BHYT tự nguyện của nước ta hiện nay.
 Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người
dân Việt Nam. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua BHYT
tự nguyện ở Việt Nam.
 Dựa vào khảo sát và kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp thực hiện
mục tiêu của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới bao phủ BHYT toàn dân

3. Câu hỏi nghiên cứu Để lại sau khi hoàn thành toàn bài NCKH

 BHYT tự nguyện là gì? BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nói riêng giữ vai
trò như thế nào đối với ASXH nước ta?
 Thực trạng việc thực hiện BHYT tự nguyện ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
 Những nhân tố nào tác động đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của các đối
tượng? Thứ tự quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
BHYT tự nguyện của các đối tượng như thế nào? Ở mức ý nghĩa ra sao?
 Giải pháp để cải thiện số lượng người tham gia BHYT tự nguyện ở Việt Nam
trong thời kỳ kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ đầy chuyển biến như hiện
nay.

4. Đối tượng nghiên cứu


6
BẢN NHÁP
Đối tượng nghiên cứu của để tài là người dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia
BHYT tự nguyện.

5. Phạm vi nghiên cứu

 Về vị trí địa lý: Việt Nam


 Về thời gian nghiên cứu: Tháng 11 năm 2020 đến tháng 04 năm 2021

6. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng

 Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu được đưa ra trong nghiên cứu được
lấy từ các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học được thực
hiện trước thời điểm nhóm tiến hành nghiên cứu, các bảng hỏi phục vụ nghiên
cứu, trong đó bao gồm các số liệu sơ cấp và thứ cấp.
 Phương pháp phân tích số liệu:

- Nhóm sử dụng công cụ thống kê SPSS bản … (Statistical Package for the
Social Sciences). Đây là một chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích
thống kê công cụ này hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp – các thông tin mà
nhóm nghiên cứu thu thập được từ các đối tượng thông qua các phiếu điều tra
được khảo sat trên địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu. Cấu trúc của công cụ
thống kê gồm các bước:

+ Phân tích thống kê mô tả để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
+ Tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang
đo.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ những biến quan sát không
hợp
lệ và nhóm các biến quan sát.
+ Phân tích tương quan Pearson kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các
biến phụ thuộc và các biến độc lập.
+ Phân tích quy hồi tuyến tính để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập
với biến phụ thuộc.
- Vẽ biểu đồ: Sử dụng biểu đồ dạng cột và dạng tròn để mô tả tương quan trong
7
BẢN NHÁP
mỗi tiêu chí số liệu.
- Kết luận: Dựa vào kết quả phân tích số liệu, đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến ý định tham gia BHYT tự nguyện ở Việt Nam.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài
bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kiến nghị và giải pháp


8
BẢN NHÁP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước

Vào năm 2018, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã trình bày nghiên cứu của mình
trong luận văn thạc sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội với đề tài “Quản lý nhà nước về
bảo hiểm y tế tự nguyện từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”. Luận văn đã trình bày
những lý luận của quản lý nhà nước về BHYT tự nguyện, bao gồm các khái niệm về
BHYT, BHYT tự nguyện và các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia BHYTTN. Tác
giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo
cáo chuyên môn của chính quyền địa phương và phương pháp quan sát thực tế để đánh
giá thực trạng BBHYTTN ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2013 – 2017. Khi nghiên cứu về
bối cảnh địa lý, kinh tế và xã hội của thành phố Đà Nẵng, tác giả nêu rất rõ những
thuận lợi và khó khăn nhất định cho việc thực hiện BHYTTN của thành phố này. Với
lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, thành phố Đà Nẵng có mật độ dân cư
tập trung đông đúc nên việc mở rộng độ bao phủ BHYTTN đã tiến triển khá tốt. Bên
cạnh đó, sự phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế như gia tăng cơ sở KCB,
giường bệnh, đội ngũ y, bác sĩ của thành phố cũng được đánh giá cao. Luận văn cũng
đã cho thấy nhận thức của một số bộ phận người dân về BHYTTN còn chưa đúng đắn
hơn nữa công tác tuyên truyền còn tồn tại nhiều bất cập nên thành phố Đà Nẵng chưa
đạt được những con số ấn tượng về số lượng người dân tham gia BHYTTN. Tuy
nhiên, nội dung luận văn mới chỉ đề cấp đến khía cạnh quản lý nhà nước về BHYTTN
trong khi chưa thể hiện được sâu sắc hơn về những ý định tham gia của người dân.
Đồng thời, quy mô nghiên cứu của công trình này còn giới hạn ở thành phố Đà Nẵng
nên chưa đại diện cho những ý kiến về ý định tham gia BHYTTN của mọi người dân
trên toàn quốc.
9
BẢN NHÁP
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Đan Thương trong luận văn thạc sĩ tại
Trường Đại học Trà Vinh năm 2015 về đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” đã tìm ra
được mô hình 10 nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT. Đó là: Mức phí BHYT;
Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị bệnh BHYT; Chất lượng khám và điều trị
bệnh theo chế độ BHYT; Thái độ phục vụ, đối xử của nhân viên y tế và y bác sỹ; Thủ
tục hành chính trong KCB BHYT; Thủ tục mua BHYT và thanh toán phí KCB BHYT;
Thu nhập, mức sống của người dân; Hiểu biết về BHYT; Tình trạng sức khoẻ. Tác giả
đã thực hiện điều tra khảo sát 460 hộ gia đình và phân tích dữ liệu bằng hồi quy Binary
Logistics cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, đề tài đã đưa ra 3 giải pháp định tính và 7 giải
pháp định lượng nhằm gia tăng số người tham gia BHYT trên địa bàn, tiến tới hoàn
thành mục tiêu BHYT toàn dân như kế hoạch đã đề ra. Tuy vậy, đề tài mới chỉ nghiên
cứu về BHYT toàn dân nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về BHYTTN. Bên
cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của tác giả còn tập trung ở khu vực tỉnh Trà Vinh, nên
chưa đủ sức khái quát cho sự quan tâm đến BHYTTN của người dân trên toàn quốc.

Năm 2020, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Thanh đưa ra báo cáo NCKH “Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” . Dựa trên cơ sở lý thuyết về BHYT tác giả sử dụng số liệu
khảo sát 325 hộ gia đình tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và vận dụng các phương
pháp phân tích là Kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố EFA, mô hình hồi
qui Binary Logistics để từ đó đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia BHYTTN trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và kiến nghị một số
giải giáp. Tuy nhiên, công trình nền nghiên cứu về quyết định tham gia của người dân
chứ không phải ý định. Hơn nữa phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong địa bàn huyện
Chợ Lách tỉnh Bến Tre nên kết quả nghiên cứu chưa đủ để đại diện trên phạm vi toàn
quốc.

Vào năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Thúy Liễu đã trình bày nghiên cứu của mình
trong bản báo cáo mang tên “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020” được đăng tải trên trang
chủ Bảo hiểm xã hội Việt Nam baohiemxahoi.gov.vn. Mở đầu bài viết, tác giả đã cho
10
BẢN NHÁP
người đọc cái nhìn tổng quát về những vấn đề cơ bản đối với phát triển đối tượng tham
gia bảo hiểm y tế hộ gia đình và thực trạng đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bằng việc giới thiệu vị trí địa lý, diện tích tự nhiên cũng như mô hình kinh doanh chủ
đạo kết hợp với các số liệu về tổng số hộ gia đình, độ bao phủ của BHYT trên địa bàn
hay đánh giá của người dân về thủ tục tham gia, tác giả đã có những gợi ý về các giải
pháp để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cũng như xây dựng kế hoạch thí
điểm một cách rất cụ thể và có lộ trịch rõ ràng. Mặc dù đề tài nghiên cứu rất thiết thực,
tuy nhiên tác giả Nguyễn Thị Thúy Liễu lại mới chỉ đề cập đến loại bảo hiểm y tế theo
hộ gia đình, địa bàn nghiên cứu bị giới hạn trong phạm vi tỉnh Hà Nam chứ chưa xét
đến loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện – một loại hình bảo hiểm y tế đang rất có tiềm
năng phát triển hiện nay. Ngoài ra, tác giả cũng chưa tập trung phân tích về các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế để có thể có cái nhìn đa chiều hơn về
việc phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn.

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học “Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế tự
nguyện tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” được thực hiện năm 2016, tác giả
Nguyễn Thị Lan Anh trước tiên đã đưa ra khung lý thuyết thực hiện bảo hiểm y tế tự
nguyện tại cấp quận, sau đó liên hệ thực tế với thực trạng triển khai bảo hiểm y tế tự
nguyện tại quận Ba Đình giai đoạn 2011-2015 về cơ quan BHXH, hệ thống chính sách
và người dân. Từ những phân tích đã thực hiện, tác giả rút ra những đánh giá chung về
kết quả đạt được cũng như những hạn chế của tình hình thực hiện BHYT tự nguyện tại
quận Ba Đình. Cuối cùng, tác giả đưa ra những định hướng và mục tiêu cũng như kiến
nghị và giải pháp trong việc thực hiện BHYT tự nguyện tại quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu ở địa bàn tương đối hẹp, cũng
như chỉ đào sâu nghiên cứu thực trạng chứ chưa phản ánh được những nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện.

Báo cáo nghiên cứu khoa học của đề tài “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình” của tác giả Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn
Song in trên tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6, năm 2014 thông qua số liệu
và phân tích đã khái quát thực trạng, nhu cầu và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình bao gồm độ tuổi, thu
nhập, trình độ hiểu biết chính sách bảo hiểm, ảnh hưởng của các nhóm yếu tố khác
11
BẢN NHÁP
như cơ sở hạ tầng KCB còn kém, chất lượng thuốc không đảm bảo, thủ tục hành chính
khi chuyển tuyến điều trị còn khó khăn. Từ những nghiên cứu trên, tác giả cũng đưa ra
một số giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân ở tỉnh
Thái Bình. Tuy vậy, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đối tượng là nông dân và chỉ
nằm trong địa bàn tỉnh Thái Bình nên chưa có tính bao quát cao.

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện ở thành phố Hà Tĩnh”, tác giả Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban đã
khái quát tình hình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh thông qua
số lượng người tham gia và số thu BHYT tự nguyện, sau đó đưa ra những chi tiết về
thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của người dân qua tình hình mua/sở hữu thẻ
BHYT tự nguyện, thực trạng sử dụng thẻ BHYT tự nguyện, lí do không tham gia/tiếp
tục tham gia BHYT tự nguyện của người dân và ý kiến của người dân về giải pháp
thúc đẩy tham gia BHYT tự nguyện. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự
tham gia BHYT TN của người dân ở thành phố Hà Tĩnh. Tuy vậy, đề tài này chỉ tập
trung vào người dân ở thành phố Hà Tĩnh, chưa mở rộng phạm vi ra toàn Việt Nam.

Năm 2017, nhóm tác giả Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn, Trương Thị Thanh
Tâm đã trình bày nghiên cứu của mình về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua BHYTTN của người dân thành phố Cần Thơ” được đăng trong Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, tập 48, phần D: 20-25. Mở đầu bài viết, nhóm tác giả đã
cho người đọc cái nhìn tổng quát về những vấn đề cơ bản đối với BHYT nói chung và
sự cần thiết của BHYTTN nói riêng xét trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bằng việc
tiếp cận và thu thập số liệu về tỷ lệ tham gia BHYT của người dân theo quận/huyện
của TP Cần Thơ, các tác giả đã có những kết luận về tình hình tham gia BHYTTN của
người dân thành phố Cần Thơ và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của
người dân. Cũng như kết quả của mô hình ước lượng Probit, nghiên cứu đã chỉ ra các
nhân tố sức khỏe, trình độ, tuyên truyền, giới tính, số lần khám chữa bệnh là những
nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua BHYTTN. Mặc dù đề tài nghiên
cứu rất thiết thực, tuy nhiên nhóm tác giả lại mới chỉ đề cập đến BHYTTN xét trên địa
bàn nghiên cứu bị giới hạn trong phạm vi thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, tác giả cũng
chưa tập trung phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYTTN để
có thể có cái nhìn đa chiều hơn về việc phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn.
12
BẢN NHÁP
Ngoài ra còn một số công trình khoa học nghiên cứu về BHXH tự nguyện – hình
thức bảo hiểm phi kinh doanh có nhiều nét tương đồng với BHYTTN như: báo cáo
NCKH được đăng tải trên trang web chính thức của BHXH Việt Nam của tác giả Hồ
Phương về “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXHTN khu vực phi chính
thức ở địa bàn tỉnh Phú Yên”; báo cáo NCKH “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long” trên tạp chí khoa học Đại Học Cửu Long, chuyên đề Kinh tế - tài chính, số 19
năm 2020 của Ngô Minh Thắng; đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thu Thuỷ
và Bùi Hoàng Minh Thư về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự
nguyện của nông dân: trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên” trong Tạp chí Phát triển
Khoa học và Công nghê, Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, tập 2, số 4, 2018;
nghiên cứu vào năm 2014 của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ,
Hồ Huy Tựu trong Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 1
về đề tài “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXHTN của
người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; đề tài “Thực trạng tham gia
BHXHTN của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của hai tác giả phạm
Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Song được đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển
2014, tập 12, số 5: 787-795; … Các công trình trên đều tập trung vào phân tích thực
trạng tham gia BHXHTN của các nhóm đối tượng cụ thể, từ đó đưa ra mô hình nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia loại hình bảo hiểm này, đồng thời phân
tích rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các tác giả,
nhóm tác giả đã đề ra các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia BHXHTN. Tuy
có nhiều nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở chủ đề BHXHTN chưa đề cập tới
BHYT tự nguyện. Bên cạnh đó, các công trình đều nghiên cứu ở địa bàn các tỉnh ở
Việt Nam như: Vĩnh Phúc, Nghệ An, Phú Yên, Vĩnh Long và các nhóm đối tượng cụ
thể:người buôn bán nhỏ lẻ, nông dân. Do phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên chưa đủ
phản ánh toàn diện ý kiến của toàn dân về các hình thức bảo hiểm nhà nước nói chung
và BHYT tự nguyện nói riêng.

1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn
sàng và khả năng chi trả cho bảo hiểm y tế xã hội ở Nigeria” của nhóm tác giả
13
BẢN NHÁP
Yewande Kofoworola Ogundeji, Babatunde Akomolafe, Kelechi Ohiri, Nuhu Natie
Butawa (2019) đề cập đến chương trình BHYT do nhà nước đóng góp mới được triển
khai ở Nigeria. Bài báo cáo đã đưa ra những hạn chế của các chương trình BHYTXH
trước đó và giới thiệu về chương trình BHYTXH mới ở Nigeria. Nhóm tác giả đã sử
dụng mô hình kinh tế các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng và khả năng chi trả
của hộ gia đình cho chương trình mới này để từ đó đưa ra một vài kiến nghị để triển
khai thành công chương trình BHYTXH mới này. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu
của công trình chỉ giới hạn trong các hộ gia đình ở Nigeria nên chưa hoàn toàn phù
hợp khi nghiên cứu về ý định tham gia BHYTN của người dân trên phạm vi Việt Nam.

Nhóm tác giả David Mark Dror, S. A. Shahed Hosain, Atanu Majumdar, Tracey
Lynn Pérez Koehimoos, Denny John, Pradeep Kumar Panda đã thực hiện đề tài nghiên
cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế cộng đồng
ở các nước có thu nhập trung bình thấp” vào năm 2016. Trong báo cáo của đề tài
này, thông qua việc phân tích các số liệu đã thu thập được, nhóm tác giả đã đưa ra
những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế cộng đồng (CBHI) của
người dân tại các nước có thu nhập trung bình - thấp, từ đó rút ra kết luận và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế cộng đồng (CBHI) ở các
nước này. Tuy vậy, do phạm vi nghiên cứu và thu thập số liệu quá rộng, cùng với sự
khác biệt giữa các nước, kết quả của đề tài nghiên cứu này dù có vẻ tương đồng nhưng
vẫn chưa thể phản ánh được hoàn toàn thực trạng, ý định tham gia BHYT tự nguyện
của người dân ở Việt Nam.

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hướng tới độ
bao phủ toàn dân: Trường hợp của người lao động khu vực phi chính thức” được
xuất bản năm 2011, nhóm tác giả Paulette Castel, Trần Mai Oanh, Trần Ngô Thị Minh
Tâm, Vũ Hoàng Đạt trước tiên đã làm rõ các đặc điểm thể chế và động thái tham gia
bảo hiểm y tế tự nguyện của những người không phải là sinh viên, tiếp theo bản báo
cáo đã trình bày khách quan những bằng chứng thống kê về hồ sơ của người lao động
trong khu vực phi chính thức. Cuối cùng, nghiên cứu đề cập các phát hiện và đề xuất
một số hàm ý chính sách. Ở đây, nhóm tác giả đã có 2 phát hiện đáng chú ý. Đầu tiên,
có thể dễ dàng mở rộng phạm vi bảo hiểm thông qua đăng ký kinh doanh và nhân viên.
Thứ hai, những người lao động trong khu vực phi chính thức có xu hướng tham gia
14
BẢN NHÁP
nhiều hơn vào những khu vực nơi việc thực hiện bảo hiểm y tế hướng đến khách hàng
nhiều hơn. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả đã đề cập đến loại hình bảo hiểm y
tế tự nguyện – một loại hình bảo hiểm đang cần được quan tâm hiện nay, tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở nhóm người lao động trong khu vực phi chính
thức chứ chưa xét đến toàn bộ đối tượng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa nhóm
tác giả chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện – một phạm trù cần phải làm rõ để có một cái nhìn khách quan, rõ ràng hơn về
việc tăng độ bao phủ của BHYTTN.

Vào tháng 1 năm 2018, báo cáo nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu bảo hiểm y tế ở Uganda” của tác giả Richard Ssempala đã được đăng tải
trên tạp chí SSRN Electronic. Mở đầu bài viết, tác giả đã cung cấp thông tin về chương
trình BHYT nhà nước và tư nhân ở Uganda cũng như độ bao phủ của 2 loại hình này.
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại ở Uganda là chi phí chăm sóc y tế ngày càng leo
thang, trong khi nguồn thu từ thuế để tài trợ cho chăm sóc sức khỏe cộng động vẫn
được duy trì ở mức không thỏa đáng. Vậy nên, mục đích của cuộc nghiên cứu này
nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy người dân tiếp cận với dịch vụ BHYT để giảm
bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Để làm được điều này, tác
giả Richard Ssempala đã phân tích mô hình 7 nhân tổ ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia
bảo hiểm y tế, bao gồm: sự giàu có, giáo dục, nơi cư trú, tuổi tác, tình trạng sức khỏe,
khả năng tiếp cận thông tin và tình trạng hôn nhân. Bằng việc sử dụng phương pháp
phân tích đơn biến, phân tích Bivariate, kiểm tra chẩn đoán mô hình Probit, phân tích
tương quan và yếu tố lạm phát phương sai (VIF), nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố sự
giàu có, mức độ giáo dục, tiếp cận thông tin và nơi cư trú là những nhân tố có ảnh
hưởng đáng kể đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế. Điểm tích cực của nghiên cứu đó
là đã phân tích về nhu cầu tham gia BHYTTN, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu là đất
nước Uganda – một đất nước ở châu Phi, có vị trí địa lí cách xa Việt Nam hàng nghìn
kilomet. Mặt khác, các yếu tố về kinh tế, nhân khẩu học, trình độ văn hóa của công
dân hai nước cũng khác nhau nên đây chỉ là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về ý
định tham gia BHYTTN của người dân trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
15
BẢN NHÁP

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới và các công
trình nghiên cứu khoa học, có nhiều lý thuyết được nghiên cứu và công bố để giải
thích cho hành vi mua của người tiêu dùng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen,1975). Nội dung cụ thể của Lý
thuyết hành động hợp lý được thể hiện như sau:

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi được hoạch định

Nguồn: Fishbein và Ajzen,1975

Học thuyết hành động hợp lý (TRA) đã được phát triển bởi hai nhà tâm lý học
Martin Fishbein và Icek Ajzen, học thuyết này bắt nguồn từ những nghiên cứu trước
đây về tâm lý học xã hội, các mô hình về sự thuyết phục và các lý thuyết về thái độ.

Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng
cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động.
TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc
16
BẢN NHÁP
họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp
phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết, ý định
thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi là ý
định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một
kết quả cụ thể. Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý
định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan". Thuyết
hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực
hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện

Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:

· Thái độ đối với hành vi: Theo thuyết hành động hợp lý, thái độ là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định ý định hành vi và đề cập đến cách mà một người
cảm nhận đối với một hành vi cụ thể. Những thái độ này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố:
sức mạnh của niềm tin về kết quả của hành vi được thực hiện (nghĩa là kết quả có thể
xảy ra hay không) và đánh giá kết quả tiềm năng (nghĩa là kết quả có khả quan hay
không). Thái độ đối với một hành vi nhất định có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung
tính.
· Chuẩn chủ quan: Các chuẩn chủ quan cũng là một trong những yếu tố chính
quyết định ý định hành vi và đề cập đến nhận thức của các cá nhân hoặc các nhóm
người có liên quan như thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, … có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện hành vi của một người. Ajzen định nghĩa các chuẩn chủ
quan là "nhận thức được các áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi".
Theo TRA, mọi người phát triển một số niềm tin hoặc niềm tin chuẩn mực về việc liệu
một số hành vi nhất định có được chấp nhận hay không. Những niềm tin này định hình
nhận thức của một người về hành vi và xác định ý định thực hiện hoặc không thực
hiện hành vi của một người Tuy nhiên, các chuẩn chủ quan cũng sẽ thay đổi tùy theo
tình huống và động lực của từng cá nhân, các cá nhân có thể hoặc không tuân thủ theo
các quy tắc chung của xã hội.
· Ý định hành vi: là một thành phần được tạo nên từ cả thái độ và chuẩn chủ quan
đối với hành vi đó; có thể hiểu rằng ý định hành vi đo lường khả năng chủ quan của
đối tượng sẽ thực hiện một hành vi, được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm
tin, được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ
17
BẢN NHÁP
quan. Tuy nhiên, thái độ và chuẩn chủ quan dường như không cân bằng như nhau
trong việc dự đoán hành vi. Tùy thuộc vào từng cá nhân và tình huống, các yếu tố này
có thể có tác động theo một mức độ khác nhau đến ý định hành vi.
· Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng được quyết định bởi ý
định hành vi. Theo thuyết hành động hợp lý (TRA), hành vi phải được xác định rõ
ràng theo bốn khái niệm: hành động, mục tiêu, bối cảnh và thời gian. Thuyết này cho
rằng ý định hành vi là động lực chính của hành vi, trong khi hai yếu tố quyết định
chính đối với ý định hành vi là thái độ và chuẩn chủ quan của con người. Bằng cách
kiểm tra thái độ và chuẩn chủ quan, các nhà nghiên cứu có thể hiểu được liệu một cá
nhân có thực hiện hành động dự định hay không

2.2. Lí thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)


(trong đó có mô hình TPB)

Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành
vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan
và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển từ Lý thuyết hành vi hợp lý
(TRA) (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra nhằm khắc phục sự hạn
chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do lý trí
kiểm soát.

Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi được hoạch định như sau:

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi được hoạch định

Nguồn: Ajzen, 1991


18
BẢN NHÁP
Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế
hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Theo TPB, “ý
định hành vi” của khách hàng bị tác động bởi “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và
“nhận thức kiểm soát hành vi”. Trong đó nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” được
Ajzen thêm vào khi phát triển TPB từ TRA. “Nhận thức kiểm soát hành vi” phản ánh
việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của
các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

TBP đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đặc biệt là với
mục đích dự đoán ý định sử dụng và hành vi cụ thể của các cá nhân. Năm 2013,
Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu đã sử dụng TPB để thực hiện
đề tài nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Năm 2019, Hồ
Phương đã ứng dụng TPB để thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh
Phú Yên”. Năm 2019, Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh đã sử dụng TPB
trong đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, theo Ajzen (1991), mô hình TPB có thể được bổ sung bằng cách
đưa thêm vào đó các nhân tốt mới ảnh hưởng đến ý định hành vi, miễn là các nhân tố
mới đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho ý định hành vi. Do đó, chúng em
sử dụng TPB làm cơ sở lý luận và kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại Việt
Nam. Đồng thời đưa vào một số nhân tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam để kiểm
định khả năng giải thích cho ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam.

2.3. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

2.3.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Hiệp
hội Marketing Hoa Kỳ (American marketing association), hành vi người tiêu dùng là
sự tương tác không ngừng biến đổi giữa sự ảnh hưởng và nhận thức, hành vi và các
yếu tố môi trường thông qua đó con người thực hiện hành vi trao đổi. Hay Solomon,
Michael R (Consumer Behavior – Buying, Having, and Being-Pearson 2017) lại đưa ra
19
BẢN NHÁP
quan điểm rằng đó là nghiên cứu các quy trình liên quan khi các cá nhân hoặc nhóm
chọn, mua, sử dụng hoặc từ bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, trải nghiệm để đáp ứng
nhu cầu và mong muốn của họ. Nhóm tác giả cuốn Consumer Behavior 1993 (James
F. Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard) lại cho rằng hành vi người tiêu dùng
là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, mua
sắm, sở hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm cả quy trình ra quyết định
diễn ra trước, trong và sau các hành đồng trên.

Từ đó có thể hiểu rằng: “Hành vi người tiêu dùng bao gồm tất cả các hoạt động
liên quan đến việc mua hàng, sử dụng và ngưng sử dụng của các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ. Hành vi người tiêu dùng bao gồm các phản ứng và thái độ về cảm xúc, tinh
thần và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã sử dụng trước đó trong lĩnh vực sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ này”.

Hành vi người tiêu dùng có thể được coi là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực
hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức,
…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
cá nhân.

2.3.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng

Hình 2.3: Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Nguồn: Trần Minh Đạo, 2013

Mô hình hành vi người tiêu dùng được mô tả qua 5 giai đoạn chính:

· Nhận biết nhu cầu: là bước đầu tiên mà khách hàng trải qua, đó chính là sự khác
biệt giữa hiện trạng và mong muốn của khách hàng mà sự khác biệt này đủ lớn để tác
động đến khách hàng trong việc mua sắm. Trong giai đoạn này, người tiêu dùng nhận
thức được vấn đề, nhu cầu đối với một loại sản phẩm nào đó.
· Tìm kiếm thông tin: Những nguồn thông tin khác nhau cung cấp cho người tiêu
dùng sự hiểu biết về sản phẩm đó, để làm rõ lựa chọn mà người tiêu dùng được cung
cấp. Quá trình đó bao gồm tìm kiếm thông tin bên trong là những nguồn thông tin làm
20
BẢN NHÁP
khơi dậy tiềm thức, kinh nghiệm hoặc hiểu biết đã có trước đây về sản phẩm. Ngoài ra
còn có tìm kiếm thông tin bên ngoài là những thông tin về đặc điểm thị trường, sản
phẩm và khách hàng. Đó có thể là nguồn thông tin cá nhân từ người quen gia đình, bạn
bè, nguồn thông tin trên các trang báo, nguồn thông tin thương mại hay từ chính kinh
nghiệm của bản thân mình.
· Đánh giá các phương án: Người tiêu dùng sẽ sử dụng những tiêu chí đã lập ra
để đánh giá mức độ phù hợp hay hài lòng theo nhu cầu của mình đối với những thông
tin, phương án mà mình thu thập được. Sản phẩm được lựa chọn sẽ là sản phẩm có
những thuộc tính nổi trội theo sự đánh giá của người tiêu dùng.
· Quyết định mua: Sau khi tìm kiếm sản phẩm, đánh giá các khả năng, người tiêu
dùng sẽ chọn những sản phẩm mà họ cho là tốt nhất, hợp lý nhất và tìm kiếm địa điểm
mua, số lượng, loại sản phẩm. Thông thường người tiêu dùng sẽ lựa chọn những cửa
hàng ở đó họ được thoải mái lựa chọn và giá trị người tiêu dùng nâng cao.
· Hành vi mua: Hành vi của người tiêu dùng đối với việc có tiếp tục sử dụng hay
không sử dụng sản phẩm trong tương lai.

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Hình 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Nguồn: Trần Minh Đạo, 2013

 Nhân tố văn hóa:

- Nền văn hóa: Văn hoá là một trong những giá trị, đức tính, truyền thống, chuẩn
mực và hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, và được tiến triển
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá là nguyên nhân đầu tiên cơ bản quyết định nhu
cầu và hành vi của con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận lôgic nào khác. Những
21
BẢN NHÁP
điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, hành vi ứng xử mà chúng ta
quan sát được qua việc mua sắm hàng hoá đều chứa đựng bản sắc của văn hoá.

- Nhánh văn hóa: Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường
tự nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hoá, một bộ phận nhỏ
của văn hoá luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị
của hàng hoá và sở thích. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hoá của
những người thuộc nhánh hàng hoá khác nhau là khác nhau.

- Sự giao lưu và biến đổi văn hoá: quá trình mà mỗi cá nhân sẽ tiếp thu các văn
hoá khác để bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hoá của mình nhằm khẳng định
giá trị văn hoá cốt lõi của họ được gọi là quá trình “hội nhập văn hoá”. Các nền văn
hoá luôn không ngừng tìm cách tồn tại trước những thay đổi của môi trường tự nhiên
và xã hội chính là quá trình biến đổi văn hoá. Sự giao lưu và hội nhập văn hoá đồng
nghĩa với việc hình thành, bổ sung một nề nếp mới, một phong cách sống mới, hay
một tư tưởng, một quan niệm mới, hoặc có thể là sự thay đổi những giá trị không còn
phù hợp trước những thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội, chính trị…

 Nhân tố xã hội:
- Giai tầng xã hội: Giai tầng xã hội hay còn được gọi là tầng lớp xã hội, là những
nhóm người được sắp xếp theo các tiêu chí nhất định (thứ bậc, đẳng cấp, quan điểm
giá trị, hành vi, …). Động thái tiêu thụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng mạnh
bởi giai tầng mà họ là thành viên hay giai tầng mà họ trọng vọng. Sự tồn tại những giai
tầng xã hội là vấn đề tất yếu trong mọi xã hội và điều quan trọng nhất là những người
cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa
chọn những hàng hoá dịch vụ mà họ cần mua để thoả mãn nhu cầu.
- Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo được hình thành từ tập hợp một số người
có ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Mỗi nhóm sẽ phát triển những giá trị và tiêu chuẩn
riêng về động thái mà sẽ được coi như những hướng dẫn, tham chiếu cho cá nhân các
thành viên trong nhóm. Các nhóm tham khảo thường là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
hàng xóm; vốn có ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi của các cá nhân thành viên. Sự ảnh
hưởng của nhóm tham khảo còn được tăng cường trong những quyết định mua sắm
sản phẩm cũng như lựa chọn nhãn hiệu cụ thể.
22
BẢN NHÁP
- Gia đình: Gia đình của người mua được coi là yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới
hành vi mua vì sự biến động của nhu cầu hàng hoá luôn gắn liền với sự hình thành và
biến động của gia đình và những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu ảnh
hưởng của các cá nhân khác trong gia đình.
- Vai trò và địa vị xã hội: Cá nhân là thành viên trong nhiều nhóm xã hội khác
nhau, vị trí của cá nhân trong mỗi nhóm được quyết định bởi vai trò và địa vị của họ.
Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh sự kính trọng mà xã hội đánh giá về họ.
Mọi cá nhân trong đời sống xã hội đều có nhu cầu thể hiện vai trò và địa vị xã hội của
mình. Vì thế, người tiêu dùng thường giành sự ưu tiên khi mua sắm những hàng hoá,
dịch vụ phản ánh vai trò địa vị của họ trong xã hội.
 Nhân tố cá nhân:
- Tuổi và đường đời: Người tiêu dùng có những nhu cầu, thị hiếu về các loại
hàng hoá, dịch vụ gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ.
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của con người thay đổi theo độ tuổi (tuổi vị thành
niên, tuổi trưởng thành, tuổi già).
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng,
khách hàng có nghề nghiệp khác nhau sẽ có hành vi mua hàng khác nhau.
- Hoàn cảnh kinh tế: Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng đến việc quyết định chi tiêu
hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng. Việc tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào mức thu
nhập của cá nhân. Khi ngân sách tiêu dùng cá nhân càng cao thì xu hướng tiêu dùng
sản phẩm, dịch vụ càng nhiều và ngược lại.
- Nhân cách, cá tính: Nhân cách hay cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của
mỗi người tạo nên các hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi
trường xung quanh. Nhân cách thường thể hiện qua các đặc tính như: tính thận trọng,
tính tự tin, tính hiếu thắng, tính khiêm nhường, tính năng động, tính bảo thủ, …
- Lối sống: Lối sống hay phong cách sống là một phác hoạ rõ nét về chân dung
của một con người mà trong đó hành vi của con người thể hiện qua hành động, sự
quan tâm và quan điểm của người đó trong môi trường sống. Lối sống của mỗi người
đều mang sắc thái riêng và nó gắn liền với các yếu tố xã hội, văn hoá, nghề nghiệp,
tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình. Vì thế, lối sống ảnh hưởng hành vi và cách
thức ứng xử của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm. Lối sống có thể thay đổi
23
BẢN NHÁP
theo thời gian tuỳ vào những biến đổi của môi trường sống. Theo đó, hành vi mua của
người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi theo.
- Nhận thức: Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, xử lý và giải thích thông
tin bằng các giác quan của mình (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, …) và nhận
thức là khác nhau đối với mỗi người.
 Nhân tố tâm lý:
- Động cơ: là nhu cầu thôi thúc bức thiết đến mức độ buộc con người phải hành
động để thoả mãn nó, việc thoả mãn nhu cầu sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng bên
trong mà cá thể chịu đựng.
- Tri giác: Tri giác là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và
giải thích thông tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Tri
giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích thích vật lý, mà còn phụ
thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh và
với cá thể. Con người có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân
kích thích do tri giác có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc. Sự ghi nhớ có chọn lọc là
việc con người có khuynh hướng chỉ ghi nhớ lại những thông tin ủng hộ thái độ và
niềm tin của họ.
- Kiến thức: Khi người ta hành động, họ đồng thời cũng lĩnh hội được những
kiến thức. Kiến thức diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người phát sinh từ
kinh nghiệm. Kiến thức là những hiểu biết về đời sống xung quanh của con người, thu
được qua sự giáo dục và những trải nghiệm.
- Niềm tin: là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó. Từ những niềm tin
này hình thành nên những hình ảnh hàng hoá và nhãn hiệu, căn cứ vào những niềm tin
này con người hành động.
- Thái độ: là sự đánh giá có ý thức những tình cảm, những xu hướng hành động
có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
- Thái độ đặt con người vào khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần
gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó. Người mua sẽ tìm đến
nhãn hiệu mà họ có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Thái độ hình thành theo thời
gian thông qua kinh nghiệm cá nhân và sự tiếp xúc xã hội và nó khá bền vững.

2.4. Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm y tế


24
BẢN NHÁP
Quan niệm về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người
mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám
chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều
kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí
khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ
quan y tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế
công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến khích
tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định.

Mặc dù trên thế giới hệ thống BHYT chính thức ra đời vào thế kỷ XIX nhưng
định nghĩa về BHYT đã xuất hiện từ thế kỷ XVII. Năm 1694, Chamberlen (1630-
1720) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về BHYT, trong đó cho rằng: “Bảo hiểm y tế là
hình thức chi trả chi phí y tế cho người được bảo hiểm tính trên rủi ro sức khỏe đã
được thỏa thuận khi mua bảo hiểm và số tiền chi trả chi phí y tế phải cân đối với số
phí bảo hiểm y tế mà những người tham gia bảo hiểm đóng góp”.

Tổ chức y tế thế giới WHO, cũng khẳng định vai trò quan trọng của BHYT trong
đời sống kinh tế xã hội trong tuyên bố Alma-Ata năm 1978 khi quan niệm “bảo hiểm
y tế là loại hình bảo hiểm không kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận và được tiếp
cận chủ yếu dưới góc độ quyền con người”.

Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development – OECD), thì BHYT có thể được định nghĩa
như là một cách để phân phối các rủi ro tài chính liên quan tới sự thay đổi chi phí
chăm sóc sức khỏe cá nhân bằng cách tổng hợp chi phí theo thời gian thông qua thanh
toán trước (OECD, 2004).

Cơ quan phát triển quốc tế Anh (Department for International Development –


DFID) cũng đưa ra định nghĩa cho BHYT: “BHYT là một cách để chi trả một phần
hoặc toàn bộ chi phí y tế cho các cá hân bởi chính phủ hoặc các tổ chức BHYT vì mục
đích lợi nhuận hay không vì mục đích lợi nhuận. Nó hỗ trợ những người tham gia bảo
hiểm chi trả chi phí khám chữa bệnh khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật và hỗ trợ chi phí
khám chữa bệnh thường xuyên để đảm bảo nhu cầu của người mua bảo hiểm”.
25
BẢN NHÁP
Ở Việt Nam, BHYT được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những
chính sách quan trọng, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào
việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Luật BHYT đã được Quốc hội thông qua ngày 14-11-2008 và có hiệu
lực từ ngày 1-7-2009. Ngày 13-6-2014, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật BHYT, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016 (xem Phụ lục 2).
Theo Luật bảo hiểm Việt Nam quy định BHYT là một hình thức bảo hiểm trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe. BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc. BHYT được áp dụng
trên khắp các cơ quan y tế nhà nước, bệnh viện hay phòng khám. Khi tham gia BHYT,
người tham gia được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ viện phí khi ốm đau, thai
sản, tai nạn, …

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là
hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, được áp dụng đối với các
đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy,
theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT
bắt buộc và BHYT tự nguyện. Trong đó, đối tượng bắt buộc tham gia BHYT gồm 6
nhóm đối tượng được quy định tại Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Do vậy,
trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được
tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế tự nguyện

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì
mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh
tật từ Quỹ bảo hiểm y tế. Đây là hình thức bảo hiểm y tế mà người dân thường được tự
do trong việc lựa chọn về việc tham gia hay không tham gia hay không, mức hưởng
bảo hiểm, mức đóng, … Những người chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo diện
bắt buộc đều có thể mua BHYT tự nguyện. Từ khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung
2014 chính thức có hiệu lực, khái niệm về BHYT tự nguyện được thay bằng BHYT
theo hộ gia đình.

Quy định về đối tượng tham gia:


26
BẢN NHÁP
Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện
pháp thi hành một điều của Luật Bảo hiểm y tế, chương 1 đã trình bày đối tượng tham
gia BHYT bao gồm các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc tại điều 1,2,3,4,6 và đối
tượng tham gia BHYT tự nguyện tại điều 5. Cụ thể, tại điều 5 đã chỉ ra nhóm đối
tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:

- Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại
các Điều 1,2,3,4 và 6 Nghị định này

- Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1,2,3,4 và 6
Nghị định này và đối tượng đã tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này

- Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình:

+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành

+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều
1,2,3,4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT

Quy định về mức đóng, phương thức đóng BHYT tự nguyện

Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định
mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của
người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất

Tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, đối với đối tượng tham gia
BHYT theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng
hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia BHYT
nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tạo khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ
quan bảo hiểm xã hội. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức
27
BẢN NHÁP
lương cơ sở, người tham gia không cần bổ sung hay không được hoàn trả phần chênh
lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà
người tham gia đã đóng BHYT.

Quy định về mức hưởng:

Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, người tham gia
BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật
này thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được
hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần
khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh
tại tuyến xã

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia
BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bênh, chữa bệnh không đúng tuyến
được quỹ BHYT thanh toaán theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014 theo tỷ lệ
như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu
lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01
năm 2021 trong phạm vi cả nước

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01
tháng 01 năm 2016

Phạm vi hưởng được quy định bao gồm:


28
BẢN NHÁP
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm 2008 và Luật BHYT sửa đổi 2014 quy định phạm
vi hưởng của người tham gia BHYT:

- Người tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây:

+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con

+ Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy
định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp
cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh
mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ
kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Quy định về cơ sở y tế:

Nhà nước có chính sách người dân khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã sẽ
được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh (Điều 22, khoản 1,BHYT số
25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, Hà
Nội) Với mục đích giải tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trên, Luật BHYT quy
định thanh toán khám, chữa bệnh vượt tuyến theo tỷ lệ 30, 50, 70% là nguyên nhân
dẫn tới sự quá tải ở tuyến trên nên quy định này không mang lại hiệu quả cao. Ngày
14/08/2009, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫ đăng ký khám
chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT có hiệu lực thi hành
từ 01/10/2009. Tiếp đó, ngày 18/01/2012, BHXH Việt Nam đã có công văn số
245/BHXH-CSYT về việc hướng dẫn một số nội dung trong tổ chức khám, chữa bệnh
BHYT, trong đó yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở y tế xây dựng kế
hoạch và thực hiện chuyển đối thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu về y tế cơ sở,
giảm tối thiểu 50% đối tượng đăng ký ban đầu tại y tế tuyến trong năm 2012. Riêng
nhóm đối tượng tự nguyện tham gia BHYT phải hoàn thành việc chuyển đổi nơi đăng
ký khám, chữa bệnh ban đầu trong quý 1/2012.

Quy định về thủ tục khám chữa bệnh:


29
BẢN NHÁP
Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT
có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy
tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình
thẻ BHYT. Đối với trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa
bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với
giấy tờ quy định như trên trước khi ra viện. Đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị:
trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
BHYT khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật; người tham gia
BHYT phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp khám
lại them yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


30
BẢN NHÁP
3.1. Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước, được diễn giải cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Ngày nay, việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện đang là vấn đề cấp bách cần được đưa ra
giải pháp sớm nhất để triển khai và thu lại hiệu quả. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đặt ra
nhằm hướng tới tính cấp thiết của đề tài này.

- Bước 2: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Với vấn đề nghiên cứu trên
thì mục tiêu nghiên cứu là gì. Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thì
những câu hỏi sẽ được đặt ra phù hợp.

- Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
phải đại diện và giải thích được cho vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu tương ứng
phải đảm bảo phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
31
BẢN NHÁP
- Bước 4: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết là sự
tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu khoa học liên quan gần đến đề tài bao
gồm các công trình trong nước và công trình nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu
định lượng phù hợp với mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

- Bước 5: Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng. Sau khi xử lý số liệu, bằng
việc phân tích kết quả để đưa ra chính xác được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân. Từ đó có thể đánh giá được thực
trạng về lượng người tham gia BHYT tự nguyện ngày nay được đầy đủ và đúng đắn
hơn.

- Bước 6: Giải pháp và kiến nghị: Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân và
nhân tố quyết định đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân, đề tài đã đưa
ra một số giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện trên toàn
quốc. Đồng thời đề tài đã viết lên những kiến nghị với mong muốn Đảng và Nhà nước
phê duyệt.

3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu đề xuất của các công trình
nghiên cứu trước

Tính trong phạm vi trong và ngoài nước, có một số công trình nghiên cứu đã đề
cập đến các mô hình nghiên cứu như sau:

· Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tuyết Thanh mang tên “Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre năm 2020 đã đưa ra mô hình nghiên cứu:
32
BẢN NHÁP

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”

Nguồn: Bùi Thị Tuyết Thanh, 2020

Mô hình trên đã đưa ra kết luận quyết định tham gia BHYTTN trên địa bàn
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phụ thuộc vào 6 yếu tố khác nhau theo thứ tự tầm ảnh
hưởng từ cao đến thấp, đó là: (i) Quyền lợi khi tham gia BHYT, (ii) Chất lượng dịch
vụ, (iii) Thủ tục hành chính, (iv) Công tác tuyên truyền, (v) Cơ sở vật chất khám chữa
bệnh, (vi) Các biến nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.

· Đối với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm
y tế tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” được đăng trên Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ tập 48, Phần D năm 2017, nhóm tác giả Lê Cảnh Bích Thơ,
Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm đã sử dụng mô hình nghiên cứu 14 biến số:
33
BẢN NHÁP
Biến số Diễn giải Kì vọng Nghiên cứu lược
khảo

Giới tính (gioitinh) Nhận giá trị 1 nếu - Nguyễn Văn Ngãi
người được phỏng vấn và Nguyễn Thị
là nam và 0 nếu là nữ Cẩm Hồng (2012)

Tuổi (tuoi) Tính từ năm sinh đến + Nguyễn Văn Phúc


thời điểm phỏng vấn và Cao Việt
(năm) Cường (2014)

Vũ Ngọc Huyền
và Nguyễn Văn
Song (2014)

Trình độ học vấn Số năm đi học của - Nguyễn Văn


(hocvan) người được phỏng vấn Phúc, Cao Việt
(năm) Cường (2014)

Lammers và
Wamerdam
(2010)

Tình trạng hôn nhân Nhận giá trị 1 nếu + Nguyễn Văn Ngãi
(honnhan) người được phỏng vấn và Nguyễn Thị
đã kết hôn và nhận giá Cẩm Hồng (2012)
trị 0 nếu ngược lại

Kinh doanh, buôn Nhận giá trị 1 nếu +


bán (kinhdoanh) người được phỏng vấn
làm kinh doanh, buôn
bán và giá trị 0 nếu
ngược lại Chu Thị Kim
Loan và Nguyễn
Hồng Ban (2013)

Nguyễn Văn Ngãi


và Nguyễn Thị
34
BẢN NHÁP
Cẩm Hồng (2012)

Nguyễn Văn Phúc


và Cao Việt
Cường (2014)

Nội trợ (noitro) Nhận giá trị 1 nếu -


người phỏng vấn làm
nội trợ và giá trị 0 nếu
ngược lại

Chưa có việc làm Nhận giá trị 1 nếu -


(thatnghiep) người phỏng vấn chưa
có việc làm và giá trị 0
nếu ngược lại

Nghề tự do Nhận giá trị 1 nếu -


(nghetudo) người phỏng vấn làm
nghề tự do và giá trị 0
nếu ngược lại

Tình hình sức khỏe Tự đánh giá tình trạng - Bhat & Jain
(suckhoe) sức khỏe bản thân (rất (2006)
kém = 1, kém = 2, bình Nguyễn Văn
thường = 3, tốt = 4, rất Phúc, Cao Việt
tốt = 5 Cường (2014)

Tuyên truyền về Nhận giá trị 1 nếu + Chu Thị Kim


BHYT người được phỏng vấn Loan và Nguyễn
(tuyentruyen) biết thông tin tuyên Hồng Ban (2013)
truyền từ địa phương,
nhận giá trị 0 nếu
ngược lại

Thu nhập (thunhap) Mức thu nhập của + Bhat& Jain


người được phỏng vấn (2006)
35
BẢN NHÁP
(triệu đồng) Yamada và ctv
(2009)

Tỷ lệ người làm Đo lường bằng tỷ số - Nguyễn Văn Phúc


việc trong gia đình giữa người tạo ra thu và Cao Việt
(tylenguoilamviec) nhập với tổng số thành Cường (2014)
viên trong gia đình (%)

Số lần khám chữa Số lần khám chữa bệnh + Nguyễn Văn Phúc
bệnh ngoại trú ngoại trú và trong năm và Cao Việt
(solankcb) của người được phỏng Cường (2014)
vấn (lần/quý) Nguyễn Văn Ngãi
và Nguyễn Thị
Cẩm Hồng (2012)

Sepehri (2013)

Ghi chú: ‘+’ thể hiện mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc

Hình 3.3. Diễn giải các biến trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua BHYT tự nguyện của người dân

Nguồn: Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn, Trương Thị Thanh Tâm, 2017

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân ở
thành phố Cần Thơ rất đa dạng, được chia thành 5 nhóm nhân tố:

- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm cá nhân của người được phỏng vấn: tuổi,
giới tính, trình độ học vấn.
- Tình trạng sức khỏe và số lần khám chữa bệnh ngoại trú của người được
phỏng vấn
- Nhóm nhân tố thuộc nghề nghiệp của người được phỏng vấn: kinh
doanh, nội trợ, thất nghiệp và nghề tự do
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm kinh tế của gia đình người được phỏng
vấn: thu nhập, tỷ lệ người làm việc trong gia đình
- Nhóm nhân tố thuộc chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm:
thông tin tuyên truyền và BHYT từ địa phương
36
BẢN NHÁP
Bằng phương pháp phân tích mô hình Probit, kết quả chỉ ra chỉ có 5 yếu tố trong
13 yếu tố đưa vào, có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Các yếu tố tác động có ý
nghĩa (<10%) đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân bao gồm: sức khỏe
(suckhoe), trình độ (trinhdo), tuyên truyền (tuyentruyen), giới tính (gioitinh) và số lần
khám chữa bệnh (solankcb)

· Theo luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo
hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” năm 2015, tác giả Nguyễn Thị
Đan Thương đã xây đựng được mô hình gồm 10 yếu tố ảnh hưởng bao gồm: 1) Mức
phí BHYT (MUCPHI), 2) Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị bệnh BHYT
(CSVCKCB), 3) Chất lượng khám và điều trị bệnh theo chế độ BHYT (KCBBHYT),
4) Thái độ phục vụ, đối xử của nhân viên y tế và y bác sĩ (DVKCB), 5) Thủ tục hành
chính trong KCB BHYT (THUTUCKCB), 6) Chất lượng phục vụ khách hàng BHYT
của cơ quan BHXH (PHVUKH), 7) Thủ tục mua BHYT và thanh toán chi phí KCB
BHYT (TTMUATTOAN), 8) Thu nhập, mức sống của người dân (THUNHAP), 9)
Hiểu biết về BHYT (HIEUBHYT) , 10) Tình trạng sức khỏe (SUCKHOE). Bằng việc
phân tích hồi quy Binary Logistic, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài 3 yếu tố: Cơ
sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị bệnh BHYT, Thái độ phục vụ, đối xử của
nhân viên y tế và y bác sĩ, Chất lượng phục vụ khách hàng BHYT của cơ quan BHXH
thì các yếu tố còn lại đều có ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Biến phụ thuộc

Tên biến Giải thích nội dung Nguồn số Kỳ vọng


liệu dấu hệ số

THAMGIA Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ Điều tra


tham gia BHYT, nhận giá trị 0 nếu
hộ không tham gia BHYT.
37
BẢN NHÁP

Biến độc lập

Tên biến Giải thích nội dung Nguồn số Kỳ vọng


liệu dấu hệ số

MUCPHI Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra -


mức phí mua BHYT được cho là
cao, nhận giá trị 0 nếu mức phí
được cho là thấp

THUNHAP Thu nhập bình quân đầu Điều tra -


người hàng tháng của hộ gia đình,
đơn vị tính là 1.000.000 đồng

KCBBHYT Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


KCB theo chế độ BHYT được cho
là đạt chất lượng, nhận giá trị 0 nếu
KCB BHYT không đạt chất lượng
theo yêu cầu, nhận giá trị 2 nếu hộ
không có ý kiến.

DVKCB Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


thái độ phục vụ của đội ngũ y bác
sỹ được cho là tốt, nhận giá trị 0
nếu thái độ phục vụ không tốt, nhận
giá trị 2 nếu hộ không có ý kiến.

THUTUCKCB Biến giả, nhận giá trị 0 nếu Điều tra -


thủ tục đăng ký KCB BHYT nhanh
chóng thuận tiện, nhận giá trị 1 nếu
thủ tục phức tạp phải chờ đợi lâu,
nhận giá tri 2 nếu hộ không có ý
38
BẢN NHÁP
kiến.

CSVCKCB Biến giả, nhận giá trị 1 nếu cơ Điều tra +


sở vật chất phục vụ cho KCB
BHYT đáp ứng được nhu cầu, nhận
giá tri 0 nếu cơ sở vật chất không
đáp ứng được nhu cầu, nhận giá trị
2 nếu không có ý kiến

PHVUKH Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


nhân viên cơ quan BHXH và đại lý
thu phục vụ khách hàng BHYT tốt,
nhận giá trị 0 nếu không phục vụ
tốt cho khách hàng, nhận giá trị 2
nếu hộ không có ý kiến

TTMUATTOA Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra -


N điều kiện, hồ sơ thủ tục mua BHYT
và thanh toán trực tiếp chi phí KCB
BHYT nhanh chóng thuận tiện,
nhận giá trị 0 nếu phức tạp mất thời
gian, nhận giá trị 2 nếu hộ không có
ý kiến.

HIEUBHYT Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ Điều tra +


gia đình có kiến thức về BHYT,
nhận giá trị 0 nếu không có đầy đủ
kiến thức về BHYT

SUCKHOE Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ Điều tra -


có sức khỏe tốt, nhận giá trị 0 nếu
hộ có người già yếu, ốm đau bệnh
tật
39
BẢN NHÁP
Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”

Nguồn: Nguyễn Thị Đan Thương, 2015

· Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm y tế ở Uganda”
được đăng trên tạp chí điện tử SSRN vào tháng 1 năm 2018 của tác giả Richard
Ssempala đã đề xuất mô hình nghiên cứu 7 yếu tố được Việt hóa như sau:

Biến độc lập Các lựa chọn Dấu hiệu mong


đợi

Sự giàu có Nghèo -

Trung bình +

Giàu +

Giáo dục Không được đi học -

Tiểu học +

Trung học trở lên +

Nơi cư trú Thành thị +

Nông thôn -

15-24 -

Tuổi tác 25-34 +

35-44 +

45+ +

Tình trạng sức khỏe Hút thuốc +

Không hút thuốc -

Tần suất nghe đài -

Khả năng tiếp cận Tần suất đọc bài báo mới và tạp
40
BẢN NHÁP
thông tin chí thời sự +

Tình trạng hôn nhân Độc thân -

Đã kết hôn +

Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
mua bảo hiểm y tế ở Uganda”

Nguồn: Richard Ssempala, 2015

Ảnh hưởng của các nhân tố được diễn giải như sau:

- Sự giàu có: có tác động đáng kể đối với nhu cầu mua bảo hiểm y tế. Các cá
nhân thuộc nhóm nghèo và trung bình ít có khả năng mua bảo hiểm y tế hơn so
với nhóm người giàu.
- Trình độ học vấn: các cá nhân thuộc hộ gia đình do những người có học lực
trung học trở lên làm chủ hộ có nhiều khả năng tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện so với hộ gia đình có trụ cột là người không được đi học hoặc học tiểu
học
- Nơi cư trú: khu vực thành thị thường được tạo điều kiện với các dịch vụ y tế tốt
hơn khu vực nông thôn.
- Tuổi tác: không ảnh hưởng đáng kể trong việc xác định nhu cầu mua bảo hiểm
y tế của cả nam lẫn nữ
- Tình trạng sức khỏe: được đề cập bơi 2 lựa chọn hút thuốc, không hút thuốc có
liên quan tiêu cực đến các cá nhân nữ nhưng liên quan tích cực đến nam giới –
những cá nhân thường xuyên hút thuốc. Yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể
đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế, có thể được hiểu bởi lí do các cá nhân
thường che giấu thói quen này.
- Khả năng tiếp cận thông tin: cả 2 lựa chọn đều cho ảnh hưởng đến nhu cầu bảo
hiểm y tế với cá nhân nữ. Trong khi đó, các cá nhân nam cho ảnh hưởng nhiều
hơn khi nghe đài.
41
BẢN NHÁP
- Tình trạng hôn nhân: việc độc thân có có liên quan tiêu cực đến nhu cầu về bảo
hiểm y tế, làm giảm khả năng bảo hiểm cho cả nữ và nam.

Qua phần tổng quan các mô hình nghiên cứu, có thể thấy các nghiên cứu tại các
địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau cho ra những kết luận khác nhau.
Những nhân tố có sức ảnh hưởng ở địa phương này nhưng xét với địa phương khác lại
không tác động. Ví dụ, cơ sở vật chất khám chữa bệnh có ảnh hưởng đến quyết định
mua BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn huyện Chợ Lách, Bến Tre nhưng lại
không có ý nghĩa đối với việc tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Cẩn Thơ. Hay tình
trạng hôn nhân là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kế đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y
tế ở Uganda nhưng khi nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam, liệu yếu tố này có thực sự
có sức ảnh hưởng? Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng em muốn thực hiện đề tài nghiên
cứu này trên toàn phạm vi Việt Nam để khẳng định lại những kết quả nghiên cứu trước
đó và xem xét các yếu tố được nghiên cứu có cùng kết luận hay không đối với các đối
tượng tham gia BHYT tự nguyện.

3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Dựa vào lý thuyết hành vi được hoạch định TPB, lý thuyết hành vi người tiêu
dùng và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, chúng em đã đề xuất mô hình
các nhân tố tác động tới ý định ý định tham gia BHYTTNTN của người dân Việt Nam
mà chúng em nghiên cứu.
42
BẢN NHÁP

Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Theo mô hình trên, có 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới quyết định ý định
tham gia BHYTTN của người dân bao gồm:
1. Nhân tố thái độ đối với hành vi
2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan
3. Nhân tố chất lượng BHYTTN
4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi

3.3.1. Nhân tố thái độ đối với hành vi bổ sung nhân tố, ví dụ chi phí y tế, sự lo
lắng về Covid-19…
 Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của người được khảo sát được kỳ
vọng là có sức khỏe càng tốt thì càng ít có ý định tham gia bảo hiểm.
 Số lần KCB ngoại trú: Số lần KCB ngoại trú trong năm của người được khảo
sát với kỳ vọng có số lần KCB càng nhiều thì càng có ý định tham gia
BHYTTN.
 Học vấn: Trình độ học vấn của người được khảo sát kỳ vọng là có trình độ học
vấn cao sẽ dễ có ý định tham gia bảo hiểm hơn.
43
BẢN NHÁP
 Chi phí y tế: Người được khảo sát đánh giá về chi phí y tế, được kỳ vọng nếu
chi phí y tế càng cao thì người được phỏng vấn càng dễ có ý định tham gia
BHYTTN
 Sự lo lắng về dịch covid - 19: Mức độ lo lắng của người được khảo sát về tình
hình dịch covid - 19, được kỳ vọng nếu người được phỏng vấn càng lo lắng về
tình hình covid - 19 thì ý định tham gia BHYTTN càng cao

3.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan


 Thói quen sử dụng từ gia đình, người thân: Thói quen sử dụng BHYT của gia
đình người được khảo sát. Được kỳ vọng là càng nhiều người trong gia đình
người được khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ có ý định tham gia bảo hiểm.
 Người nhà làm trong ngành bảo hiểm: Người được khảo sát có người thân làm
trong ngành bảo hiểm hay không, được kỳ vọng càng có người nhà làm trong
ngành bảo hiểm thì ý định tham gia bảo hiểm càng cao.

3.3.3. Nhân tố chính sách Bảo hiểm y tế bổ sung nhân tố, ví dụ tỷ lệ thanh
toán chi phí y tế, quy định tuyến chữa bệnh, danh mục thuốc BHYT, cấp phát
thẻ BHYT…
 Chất lượng thuốc cấp: Người được khảo sát đánh giá về chất lượng thuốc cấp
theo thẻ BHYTTN. Được kỳ vọng nếu chất lượng thuốc càng tốt thì người được
phỏng vấn càng dễ có ý định tham gia BHYTTN.
 Tuyên truyền của cơ quan BHYTTN địa phương: Người được khảo sát có được
biết thông tin tuyên truyền về BHYTTN từ địa phương hay không. Được kỳ
vọng nếu tuyên truyền tốt thì người được phỏng vấn càng dễ có ý định tham gia
bảo hiểm.
 Danh mục thuốc BHYT: Đánh giá của người được khảo sát về số loại thuốc
trong danh mục thuốc được BHYT thanh toán , kỳ vọng nếu BHYT thanh toán
càng nhiều loại thuốc thì người được phòng vấn càng dễ có ý định tham gia.
 Quy định tuyến chữa bệnh: Phạm vi chuyển tuyến khám chữa bệnh, được kỳ
vọng nếu phạm vi chuyển tuyến khám chữa bệnh rộng thì người được khảo sát
có ý định tham gia bảo hiểm cao.
 Thủ tục cấp phát và thanh toán thẻ BHYT : Người được phỏng vấn đánh giá về
thủ tục đăng ký mua, cấp phát và thanh toán thẻ BHYT, được kỳ vọng rằng nếu
các thủ tục trên c nhanh gọn thì sẽ tăng số người có ý định tham gia BHYTTN
 Tỷ lệ thanh toán chi phí y tế: Tỷ lệ thanh toán chi phí y tế khi có thẻ BHYT,
được kỳ vọng nếu tỷ lệ thanh toán chi phí y tế càng cao thì người được khảo sát
càng dễ có ý định mua BHYTTN
44
BẢN NHÁP
 Mức phí đóng: Người được phỏng vấn đánh giá mức phí đóng BHYTTN có
phù hợp hay không. Được kỳ vọng nếu mức phí đóng càng thấp thì người được
phỏng vấn càng dễ có ý định tham gia BHYTTN.

3.3.4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi


 Thu nhập: Thu nhập của người được khảo sát. Kỳ vọng là người có mức thu
nhập càng cao thì càng có ý định tham gia BHYTTN.
 Nơi cư trú: Nơi cư trú của người được khảo sát. Kỳ vọng là người cư trú ở khu
vực thành thị có dễ ý định tham gia BHYTTN hơn người dân cư trú ở nông
thôn.
 Tỉ lệ người đi làm trong gia đình: Đo lường bằng tỷ số giữa số người tạo ra thu
nhập với tổng số thành viên trong gia đình. Kỳ vọng là tỷ lệ người làm việc
trong gia đình càng cao thì càng có ý định tham gia BHYTTN.
 Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân của người được khảo sát với kỳ vọng
là người đã và đang có cuộc sống hôn nhân sẽ có ý định tham gia bảo hiểm cao
hơn người chưa có cuộc sống hôn nhân.
 Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của người được khảo sát, được kỳ vọng những nghề
trí thức có ý định tham gia BHYTTN cao.
 Thái độ nhân viên BHYT: Người được phỏng vấn đánh giá về thái độ của nhân
viên BHYT. Kỳ vọng là nếu thái độ của nhân viên BHYT là tốt, người dân sẽ ý
định tham gia BHYTTN.
 Tay nghề bác sĩ: Người được phỏng vấn đánh giá về khả năng của bác sĩ KCB
theo thẻ BHYTTN. Được kỳ vọng nếu người đó thấy bác sĩ giỏi, họ sẽ có ý
định tham gia BHYTTN.
 Mức hưởng BHYT bằng thẻ BHYTTN: Mức được thanh toán chi phí KCB
được kỳ vọng nếu mức phí được hưởng càng cao thì người được phỏng vấn
càng dễ có ý định tham gia BHYTTN

3.4. Thang đo lường và bảng câu hỏi khảo sát

3.4.1 Thang đo lường

Thang đo được nhóm nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là thang đo danh
nghĩa, thang đo thái độ đơn giản và thang đo Likert 5 mức độ.

a. Thang đo danh nghĩa ( Nominal scale)


45
BẢN NHÁP
Thang đo biểu danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân
loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Thang
đo biểu danh chỉ biểu hiện về mặt ý nghĩa biểu danh mà hoàn toàn không biểu hiện về
định lượng của đối tượng đó. Khi một thang định danh được sử dụng với mục đích chỉ
danh, nó tồn tại một quan hệ tương ứng một - một giữa con số và đối tượng: một đối
tượng tương ứng chỉ với một con số và mỗi con số chỉ gắn với mỗi đối tượng.

Thang điểm biểu danh dùng để chỉ danh các đồ vật, những con số sử dụng trong
thang định danh chỉ có tính quy ước như mã số điện thoại, số chứng minh thư... Chúng
được dùng để xác định các sự vật hoặc các thuộc tính của sự vật nghiên cứu. Thông
thường, trong nghiên cứu marketing, thang định danh được sử dụng để xác định những
người trả lời và các đặc điểm của họ như giới tính, khu vực địa lý dân cư, nghề nghiệp,
tôn giáo, các nhãn hiệu, các thuộc tính của sản phẩm, các cửa hàng và những sự vật
nghiên cứu khác.

b. Thang đo thái độ

- Thang đo thái độ đơn giản:

Thang đo thái độ đơn giản là thang đo được sử dụng trong câu hỏi chỉ có hai lựa
chọn đơn giản: có/không; đồng ý/không đồng ý; quan trọng/ không quan trọng.

- Thang đo thái độ đơn giản được sử dụng trong câu hỏi nhiều lựa chọn, nhiều
phương án trả lờí

c. Thang đo Likert

Thang đo Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích/ không
ưa thích, tốt/ xấu về một đối tượng được đánh giá từ 1 đến 5.

3.4.2 Bảng câu hỏi khảo sát Để lại sau khi xây dựng xong

Bảng khảo sát gồm ... câu hỏi, trong đó có ... câu hỏi sử dụng thang đo Likert
với 5 mức độ: (Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý, Rất đồng
ý) cho đối tượng khảo sát được lựa chọn. Dựa trên thang đo mà nhóm xây dựng, thiết
kế bảng câu hỏi gồm ...2 biến quan sát.
46
BẢN NHÁP
Gồm mấy phần ? Có bao nhiêu câu hỏi?

3.5. Mẫu nghiên cứu

o Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện (nghĩa là các phần tử tham gia
vào mẫu được chọn một các phi ngẫu nhiên), đối tượng là người dân thuộc
phạm vi tham gia BHYTTN sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
o Xác định cỡ mẫu: Để đảm bảo độ tin cậy của việc khảo sát , nhóm nghiên cứu
dự định phát 500 phiếu khảo sát, toàn bộ là phiếu online

3.6. Phương pháp thu thập số liệu:

o Số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
1. Các báo cáo của của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ
chính sách đối với các quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, thu thập thêm số
liệu ở các cơ quan trực thuộc các Bộ, ban ngành kể trên ở các tỉnh.
2. Các đề tài, bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đi trước
có nội dung liên quan trong và ngoài nước.
o Số liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thiết kế phiếu điều tra chứa bảng hỏi và gửi
khảo sát trực tuyến trên google docs (qua địa chỉ email, các diễn đàn,…) tới
những đối tượng thuộc phạm vi BHYTTN

3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập các mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhập dữ liệu,
mã hóa số liệu và tiến hành phân tích ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia BHYTTN của người dân Việt Nam dựa trên phần mềm IBM SPSS
Statistics 23. Các thước đo trong nghiên cứu này được kiểm định thông qua một số
bước sau: kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương
quan và phân tích hồi quy tuyến tính. Cụ thể như sau:
47
BẢN NHÁP

Hình 3.8: Quy trình sử dụng phần mềm SPSS

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

3.7.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo

Khi nghiên cứu định lượng, cần phải sử dụng những thang đo chi tiết để hiểu
được rõ tính chất của nhân tố lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào thang đo ta đề xuất
cũng đều cho thấy sự hợp lý khi xuất hiện những các biến rác (là những biến chúng ta
nghĩ rằng có thể đo lường được khái niệm nhưng thực chất nó không có quan hệ gì với
các biến đo lường khác). Thang đo Cronbach’s Alpha giúp giải quyết được vấn đề này
bằng cách cho chúng ta cách kiểm tra xem các niên quan sát của nhân tố mẹ có đáng
tin cậy hay không, hay cụ thể là có phản ánh được biến phụ thuộc hay không. Hệ số
Cronbach’s Alpha càng lớn thì thước đo có độ tin cậy càng cao. Theo tác giả Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 đến
gần 1 thì “thang đo lường tốt”, từ 0,7 đến 0,8 là “chấp nhận được”. Hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,6 thì cũng có thể cân nhắc sử dụng được trong bối cảnh đề tài nghiên
48
BẢN NHÁP
cứu vấn đề mới. Tuy nhiên trong thực tế nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (từ 0,95
trở lên) sẽ cho thấy rằng có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt, hay còn
gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, trang 364).

Bên cạnh đó, thang đo có thể sử dụng được phải đảm bảo có hệ số số tương
quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) từ 0,3 trở lên (Hair & cộng sự,
2010). Đồng thời nếu giá trị Cronbach’s Alpha khi đã bỏ biến đang quan sát
(Cronbach’s Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm thì
chúng ta nên cân nhắc xem xét biến quan sát này, nếu biến quan sát này thật sự quan
trọng thì nên giữ lại, còn nếu không thì có thể bỏ đi.

3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Khác với thang đo Cronbach’s Alpha đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong
cùng một nhóm, cùng một nhân tố, thì EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến quan
sát ở trong tất cả các biến độc lập khác nhau nhằm phát hiện những biến quan sát tải
lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Cụ thể là từ
một tập hợp nhiều biến quan sát ban đầu, sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ trở
thành các nhóm nhân tố có ý nghĩa hơn.

- Kiểm định KMO là một chỉ tiêu để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích
nhân tố là phù hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Hair, Anderson, Tatham và William, 2006).

- Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2005), kiểm định Bartlett xem xét giả
thuyết Ho: sự tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể bằng 0. Kiểm định này
có ý nghĩa thống kê nếu Sig ≤ 0.05 chứng tỏ rằng các biến tương quan với nhau trong
tổng thể.

- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân
tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Phân tích nhân tố khám phá sẽ được tiến hành 2 lần. Lần một để đưa các biến
quan sát vào đúng nhóm nhân tố và lần hai là để kiểm tra lại xem kết quả đã đúng
chưa.
49
BẢN NHÁP
3.7.3. Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson nhằm mục đích kiểm tra mối tương quan tuyến
tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc. Khi phân tích tương quan Pearson cần đặc biệt chú
ý tới giá trị sig. Nếu sig < 0,05 thì có tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
biến độc lập, còn nếu sig > 0,05 thì không có tương quan. Nếu có tương quan, chỉ số
tương quan Pearson sẽ có giá trị dao động từ -1 đến 1. Nếu chỉ số càng tiến gần về 1
hoặc -1 thì tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ, tương ứng với nó là
tương quan dương hoặc tương quan âm. Nếu chỉ số càng gần 0 thì tương quan tuyến
tính càng yếu, nếu chạm 0 thì không có mối liên hệ nào giữa hai biến.

3.7.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

Hồi quy đa biến hay còn gọi là hồi quy tuyến tính bội là bước cuối cùng để tạo
ra kết quả đối với nghiên cứu định lượng. Phương pháp này được sử dụng với mức ý
nghĩa 5% để kiểm định các giả thiết nghiên cứu và độ phù hợp của mô hình cũng như
mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới sự thay đổi của biến phụ thuộc. Sau khi
phân tích xong mới đủ căn cứ để đưa ra những kết quả và giải pháp phù hợp nhất.

Phương trình hồi quy:

Yi = βo + β1 X1 + β2 X2 + .........+ βn Xn + ei

Trong đó:

- Yi: Biến phụ thuộc phản ứng


- Xn: biến độc lập thứ n
- βk: hệ số hồi qui riêng phần
- ei: sai số của phương trình hồi quy.

Các tiêu chí cần quan sát sau khi phân tích hồi quy tuyến tính gồm có:

- Adjusted R Square hay còn gọi là P bình phương hiệu chỉnh phản ánh sức ảnh
hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Giá trị này trên 50% thì nghiên cứu được
đánh giá là có ý nghĩa.

- Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan các sai số kề nhau.
Đối với nghiên cứu của chúng em có mẫu nghiên cứu lớn, cụ thể là … mẫu hợp lệ thì
50
BẢN NHÁP
nếu hệ số d có giá trị lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì có thể chấp nhận là không có tự tương
quan chuỗi bậc nhất, đồng nghĩa với nghiên cứu này là tốt.

- Kiểm định F trong bảng ANOVA có ý nghĩa đánh giá xem mô hình hồi quy
tuyến tính với lượng mẫu giới hạn này có suy rộng và áp dụng cho tổng thể hay không.
Cụ thể nếu giá trị sig của kiểm định F mà nhỏ hơn 0,05 thì mô hình hồi quy tuyến tính
xây dựng phù hợp với tổng thể.

- Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta phản ánh xem biến độc lập nào ảnh hưởng lớn
nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nếu hệ số này dương nghĩa là tác động thuận,
hệ số này âm là tác động nghịch.

- Kiểm định t từng biến độc lập với sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì biến đó có ý
nghĩa trong mô hình, sig lớn hơn 0,05 thì biến độc lập đó cần được loại bỏ.

- Hệ số VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Đối với các nghiên cứu
có mô hình cùng với bảng hỏi sử dụng thang đo Likert mà hệ số VIF lớn hơn hoặc
bằng 2 thì khả năng đang có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Nếu hệ số này mà
nhỏ hơn 2 sẽ không có đa cộng tuyến, khi đó kết quả của phân tích định lượng mới
mang lại nhiều ý nghĩa.

- Ngoài ra còn có 3 biểu đồ dùng để kiểm tra hai giả định hồi quy phổ biến là
phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập. Bao gồm:

· Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram giúp kiểm định phần dư có tuân
theo phân phối chuẩn hay không. Nếu giá trị Mean trong biểu đồ bằng 0, độ
lệch chuẩn gần bằng 1, đường cong phân phối có dạng hình chuông thì ta có thể
khẳng định phân phối phần dư là phân phối chuẩn, giả định phân phối chuẩn
của phần dư không bị vi phạm.
· Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot cũng có cùng công dụng với biểu
đồ Histogram, dùng để kiểm định sự phân phối chuẩn của phần dư. Sử dụng
biểu đồ này bằng cách quan sát các điểm phân vị trong phân phối có tập trung
thành một đường chéo hay không. Nếu đạt được điều kiện này thì giả định phân
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
51
BẢN NHÁP
· Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
biến độc lập. Điều kiện để giả định không bị vi phạm là các điểm phân vị trong
phân phối phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung quanh đường trục số 0.

You might also like