You are on page 1of 4

Họ và tên: Hoàng Minh Chiến

Lớp: Bảo hiểm 61C

Quản trị kinh doanh


Bài tập tình huống chương 2:

Bill Gates
Vào thuở "bình minh" của thời đại máy tính, mọi người sao chép và chia
sẻ phần mềm với nhau một cách thoải mái. Phần mềm BASIC của
Microsoft cũng không phải là ngoại lệ. Tháng 2/1976, Gates đã viết một
bức thư ngỏ gửi tới những người yêu thích máy tính, giải thích rằng việc
phát tán những phần mềm không phải trả tiền sẽ "ngăn cản sự hình thành
của những phần mềm có ý nghĩa“. Ông yêu cầu mọi người hãy trả tiền để
mua phần mềm. Vào thời điểm đó, đây là một quan điểm không bình
thường và cho tới ngày nay, đôi lúc cũng vẫn có người nghĩ như vậy.
Vào thập niên 1980, mẹ của Gates, bà Mary Maxwell Gates, đã có cuộc
trò chuyện với ông John Opel (người sau đó là Chủ tịch IBM). Bà đã giới
thiệu con trai bà với nhân vật nổi tiếng này. Khi đó, IBM vừa chế tạo
được máy tính cá nhân (PC) và muốn một bản sao BASIC cũng như hệ
điều hành DOS.Microsoft đã cung cấp phần mềm bản quyền cho máy
tính IBM, nhưng từ chối bán mã nguồn. Gates nghĩ rằng các nhà sản xuất
khác sẽ bắt chước IBM sản xuất máy tính cá nhân và họ cũng sẽ cần đến
hệ điều hành từ Microsoft. Bill Gates đã đúng.
Câu hỏi:
1. Hãy phân tích tư duy kinh doanh của Bill Gates (Nêu các biểu hiện và
phân tích từng biểu hiện dựa vào các thông tin trong tình huống).
2. Liên hệ thực tế: Hãy lựa chọn một doanh nhân thành đạt ở Việt Nam
và phân tích tư duy kinh doanh của doanh nhân đó (Chỉ ra những biểu
hiện và dẫn chứng bằng các thông tin để minh họa, phân tích cho
những nhận định đó – có thể viết lại thông tin về doanh nhân đó giống
như tình huống cô viết về Bill Gates và phân tích).

Trả lời:
1. Bill Gates, người đồng sáng lập và cựu CEO của Microsoft, là một
trong những doanh nhân thành công nhất khoảng thời gian cuối thế kỉ
20 và đầu thế kỉ 21, gây dựng Microsoft từ một công ty có trụ sở ở
garage nhà mình trở thành một tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng vô
cùng lớn đến sự phát triển của khoa học công nghệ nói riêng và nền
văn minh nhân loại nói chung. Chắc chắn để đạt được thành công như
vậy, tư duy trong kinh doanh của Bill Gates cũng không phải tầm
thường. Ở tình huống thứ nhất, ta có thể thấy được tính, tính sáng tạo
và tính độc lập trong tư duy kinh doanh của Bill Gates, xét về hoàn
cảnh lúc đó có thể nói máy tính và phần mềm máy tính vẫn còn là thứ
mới mẻ, máy tính cá nhân chỉ mới được đưa ra thị trường, mọi người
cho rằng chỉ cần trả tiền cho phần cứng là đủ và bỏ qua vấn đề bản
quyền để sử dụng những bản lậu, bản sao chép của phần mềm đó mà
cụ thể ở đây là phần mềm BASIC do chính công ty Microsoft của Bill
Gates phát triển mà không biết rằng việc này chẳng khác nào mua
hàng không trả tiền, chẳng khác nào trộm cắp. Bill Gates đã nhận ra
điều này mang lại hậu quả khôn lường không gây tổn hại nghiêm
trọng về mặt doanh thu cho công ty của ông mà còn cản trở, làm mất
đi khả năng phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm khi
mà công sức những nhà phát triển bỏ ra đều không thu được thành
quả, lợi nhuận xứng đáng nên đã viết thư nhằm nâng cao ý thức người
dùng, cho họ biết hậu quả của việc họ đang làm. Chính nhờ những
người như Bill Gates, hiện nay ngành công nghiệp phần mềm có giá
trị lên tới hàng trăm tỉ đô la Mĩ, đóng vai trò quan trọng đặc biệt khi
công nghệ đang thống trị toàn cầu, được áp dụng vào mọi mặt của
cuộc sống. Qua đó ta thấy được tính dài hạn, độc lập và định hướng
chiến lược trong tư duy kinh doanh của Bill Gates

Ở tình huống thứ hai, ta lại thấy được tính sáng tạo và dài hạn trong tư
duy kinh doanh của Bill Gates, khi mà ông bỏ qua lợi ích ngắn hạn là
số tiền thu về nếu bán mã nguồn cho IBM, ông biết trước được trong
tương lai sẽ còn nhiều nhà sản xuất máy tính cá nhân khác và họ sẽ
cần đến hệ điều hành của ông, lúc đó ông có thể thu được lợi nhuận
lớn hơn nhiều cũng như dùng mã nguồn phát triển các phần mềm
khác, xây dựng thương hiệu và ông đã đúng, các hệ điều hành, phần
mềm của Microsoft sau đó đã trở nên vô cùng phổ biến, gần như mặc
định phải có trong mọi máy tính cá nhân.
2. Ở Việt Nam, Vingroup và Phạm Nhật Vượng không còn xa lạ, các sản
phẩm, dịch vụ gắn với tập đoàn Vingroup đã trở thành một phần quen
thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Từ hai bàn tay trắng, để thành công
như hiện nay, chắc chắn Phạm Nhật Vượng phải có những tư duy cực
kì nhạy bén, đúng đắn trong kinh doanh, đã trở thành động cơ phản
lực giúp guồng máy 55.000 nhân viên chạy vượt qua chính mình, và
tốc độ của VinFast, của Landmark 81, của Vinpeal Land, của Vinmec,
của Royal city… là những minh chứng sinh động nhất.

Phạm Nhật Vượng có thể nói là người giải được bài toán tốc độ và
chất lượng. Ở Việt Nam, tốc độ và chất lượng thường tỉ lệ nghịch với
nhau. Không ít trường hợp tốc độ rùa mà chất lượng vẫn nham nhở.
Khi Vingroup xuất hiện, bài toán khó này đã có lời giải.“Có thể nói
chất lượng và tốc độ (đến một ngưỡng nào đó có thể ảnh hưởng lẫn
nhau) nhưng về cơ bản không liên quan. Vấn đề là tổ chức, kiểm soát
như thế nào, giải quyết những vướng mắc để nó chạy được” – ông
Vượng lý giải. Mai Thu Thủy – Giám đôc Nhân sự, đào tạo VinMart -
kể lại câu chuyện khiến cô muốn loạn nhịp tim, khi còn làm lãnh đạo
ở Vinpearl. Tháng 3/2006, nhà báo Lại Văn Sâm và Tổng biên tập
Báo Tiền phong Dương Xuân Nam hành quân tới Vinpearl Land khảo
sát địa điểm tổ chức chung kết thi Hoa hậu. 
“Anh Vượng trực tiếp đưa hai nhà báo đi thăm thực địa. Khi thấy anh
Vượng đứng chỉ tay xuống… biển, say sưa nói chỗ này là nhà hội
nghị, chỗ kia là sân khấu nhạc nước, chỗ đó là nhà hàng ẩm thực…
Anh Sâm và anh Nam chỉ dám gật gù, nhưng trong lòng vô cùng
hoang mang lo lắng vì chỉ còn hơn 5 tháng nữa là diễn ra sự kiện”.

Không chỉ có ông Sâm, ông Nam lo lắng. Thủy và những thuộc cấp
khác của ông Vượng cũng lo đến loạn nhịp tim với sức ép tiến độ
khủng khiếp ấy. Nhưng tới đúng tháng 7, ông Sâm và ông Nam quay
lại, họ sửng sốt thấy mọi thứ đã trong giai đoạn hoàn thiện. Lúc ấy,
Ban tổ chức thi Hoa hậu mới “dám” chính thức chọn hòn đảo này cho
cuộc Chung kết quan trọng đó. Để hoàn thành mục tiêu trong thời gian
nhanh như vậy ta có thể thấy được khả năng tổ chức thực hiện và tập
hợp, phát huy năng lực nhân viên của Phạm Nhật Vượng.

Một ví dụ khác là quyết định đầu tư sản xuất ô tô, khi mà các thương
hiệu ô tô nổi tiếng thế giới khác đã có tuổi đời, kinh nghiệm và thị
trường hàng chục năm rồi, người ta tỏ ra hoài nghi khi một doanh
nghiệp Việt Nam lại bắt tay làm ô tô, ông Vượng cho rằng “Trong
thời đại công nghệ, công nghiệp thay đổi chóng mặt như thế này thì
đó là cửa của mình”. Cửa" theo giải thích của ông Vượng là cuộc
cách mạng xe điện mới bắt đầu khoảng 1 thập niên đã "vẽ lại bản đồ
ngành công nghiệp xe hơi". Mà "vẽ lại" thì cơ hội chia đều cho tất cả
và ông không bỏ lỡ cơ hội đó. Nền công nghiệp xe hơi của Việt Nam
tuy nhen nhóm từ 30 năm trước nhưng chưa bao giờ có được cơ hội
như thế này nên ông nhất định phải nắm lấy, thể hiện một khả năng
định hướng chiến lược tuyệt vời, mặc cho thiên hạ bảo đây là điều
điên rồ, không tưởng, cho thấy ông có một tư duy độc lập, không bị
ảnh hưởng bởi dư luận. Kết quả là từ khi tuyên bố cho tới khi hai mẫu
ô tô thương hiệu Việt xuất hiện tại triển lãm lớn nhất thế giới về ô tô
trong sự kinh ngạc của thế giới chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 năm. Ông
Phạm Nhật Vượng đã chính thức ghi tên VinFast vào bản đồ ngành
công nghiệp ô tô toàn cầu. Khoan nói về thành công thương mại, việc
một công ty tư nhân Việt Nam sản xuất thành công, ra mắt những
chiếc ô tô đầu tiên tại cùng sự kiện với những ông lớn như Kia, Ferrari
và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ giới chuyên môn cũng như
người tiêu dùng đã là một thành công lớn lao, mà kết quả chính là nhờ
tư duy, năng lực và những quyết định đúng đắn của Phạm Nhật
Vượng.

You might also like