You are on page 1of 3

Họ và tên: Hoàng Minh Chiến

Lớp: Bảo hiểm 61C

Quản trị kinh doanh


Bài tập tình huống chương 2

PROCTER AND GAMBLE Ở NHẬT BẢN

Tình hình rắc rối của Procter và Gamble xảy ra ở Nhật Bản là do tập đoàn
này đã để mất vị thế dẫn đầu về công nghệ. Sau khi đơn phương độc mã tạo ra thị
trường tã lót sử dụng một lần ở Nhật vào năm 1977, công ty này đã tự bằng lòng và
cố lờ đi sự thật là nhãn hiệu sản phẩm Pamper của mình chẳng là gì cả ngoài một
sản phẩm đơn giản.

Ngay sau đó, các đối thủ cạnh tranh khác của Nhật đã sản xuất những sản phẩm
tốt hơn. Công ty Uni-Cham đã học tập người Châu Âu và người Mỹ ở cách tìm
hiểu thói quen khách hàng và thăm dò ý kiến 300 bà mẹ Nhật 3 lần cho mỗi loại tã
lót nước ngoài. Sự đáp lại đã chỉ dẫn cho công ty này đã cải tiến lại những chiếc tã
lót cho tiện lợi hơn và giới thiệu loại tã lót có lỗ chân không bền thoáng. Sản phẩm
của Uni-Cham được tạo thành từ liên kết polyme có độ thấm hút cao, được làm ẩm
và giữ trong tình trạng đặc quánh đã trở nên quá phổ biến đến nỗi mà công ty này
đã chiếm hơn phân nửa thị trường. Tuy nhiên, Procter và Gamble đã không giới
thiệu sản phẩm Polyme Pamper cho đến năm 1985 và nhận thấy thị phần của mình
tụt từ 90% xuống còn 15% trong thời gian đó. Giá cả cạnh tranh là một vấn để
khác làm cho tình trạng của Procter và Gamble trở nên tồi tệ hơn. Uni- charm đã
đưa ra một loại tã lót làm từ polyme rẻ hơn cho những bà mẹ tiết kiệm. Và một đối
thủ cạnh tranh khác là hãng Kao đã giới thiệu sản phẩm Q-size rẻ hơn nữa cho các
vườn trẻ và các sản phẩm loại 2 khác mà chi phí ít hơn 18%.

Câu hỏi tình huống:


1. Trong tình huống có những giai đoạn thời gian nào, các giai đoạn này
tương ứng với những giai đoạn nào trong chu kỳ kinh doanh của P&G?
Đưa những thông tin trong tình huống và phân tích lý do cho nhận
định đó.
2. Hãy cho biết rắc rối của P&G tập trung ở giai đoạn nào thuộc chu kỳ
kinh doanh? P&G có giải quyết được rắc rối đó theo hướng tích cực
không? Tại sao.

Trả lời:

Câu 1: Trong tình huống trên có 2 giai đoạn thời gian chính là từ khi
trước năm 1977 và từ năm 1977 trở đi.
Xét giai đoạn từ khi P&G bắt đầu kinh doanh trên Nhật Bản đến trước
năm 1977, ta có thể thấy khoảng thời gian này ứng với ba giai đoạn trong
chu kỳ kinh doanh của P&G ở Nhật Bản là “Bắt đầu phát triển”, “Phát triển
nhanh” và “Trưởng thành”. Có thể nói ba giai đoạn này gói gọn trong
khoảng thời gian trên là do trong khoảng thời gian này, P&G đưa sản phẩm
ra thị trường Nhật Bản, tức là thuộc giai đoạn “Bắt đầu phát triển”. Sau đó
tính đến năm 1977, P&G Nhật Bản đang dẫn đầu về công nghệ sau khi đơn
phương độc mã tạo dựng lên thị trường tã lót dùng một lần ở Nhật và chiếm
90% thị phần, tức là P&G Nhật Bản khi đó đã qua giai đoạn “Phát triển
nhanh” và đang ở giai đoạn “Trưởng thành”, ở giai đoạn này, công ty với
một thị trường mới và nhiều tiềm năng như vậy, công ty tất nhiên đối mặt
với nguy cơ sản phẩm bị lạc hậu, lỗi thời. Và nguy cơ này đã trở thành sự
thật, dẫn tới khoảng thời gian tiếp theo trong tình huống.
Xét giai đoạn từ năm 1977 trở về sau, do trước đó, P&G đã sai lầm
khi “tự bằng lòng và cố lờ đi sự thật là nhãn hiệu sản phẩm Pamper của
mình chẳng là gì cả ngoài một sản phẩm đơn giản” dẫn đến không có được
những chiến lược phát triển đúng đắn, khi họ chỉ sản xuất sản phẩm theo tiêu
chuẩn Mỹ thay vì điều chỉnh sao cho phù hợp với người Nhật, khiến sản
phẩm của P&G không còn đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm mới của
những đối thủ khác như Uni-Cham và Kao cả về chất lượng lẫn giá thành.
Chính vì lí do này mà thị phần của P&G đã giảm đáng kể, đến khi P&G cho
ra mắt loại tã Polyme Pamper vào năm 1985 để theo kịp các đối thủ thì thị
phần của họ chỉ còn 15% so với con số 90% trước đó. Tức là do P&G đã
không có những hoạt động điều chỉnh cần thiết từ giai đoạn trước đó nên đã
không theo kịp thị trường đẫn đến suy giảm về doanh thu lẫn thị phần, đây
chính là biểu hiện của giai đoạn suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của P&G.

Câu 2: Hãy cho biết rắc rối của P&G tập trung ở giai đoạn nào thuộc
chu kỳ kinh doanh? P&G có giải quyết được rắc rối đó theo hướng tích
cực không? Tại sao.

Phần lớn những rắc rối của công ty tập trung ở giai đoạn “Suy thoái”
tức là từ năm 1977 trở đi. Theo như tình huống, P&G đã không thể giải
quyết được những rắc rối của mình theo hướng tích cực khi đến tận năm
1985 công ty mới cho ra mắt loại tã lót Polyme, muộn hơn rất nhiều so với
đối thủ của mình, tại thời điểm đó, P&G đã mất đến 75% thị phần của mình,
đánh mất vị thế thống trị trong thị trường tã lót dùng một lần tại Nhật Bản.
Lí do P&G thất bại trong việc giải quyết những rắc rối của mình theo hướng
tích cực là do họ đã trở nên chủ quan và quá tự tin vào tên tuổi của nhãn
hàng mình, chỉ sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chung như ở Mỹ, không
chịu điều chỉnh, thích nghi với thị trường Nhật Bản cũng như quên đi sự
phát triển của các công ty đối thủ khiến sản phẩm của P&G không còn đủ
sức cạnh tranh trên thị trường nữa.

You might also like