You are on page 1of 17

1.

Giới thiệu tổng quan về công ty Microsoft

1.1. Lịch sử hình thành công ty

Bill Gates cùng với Paul Allen vào 04/04 năm 1975 – hai thiên tài đã sáng lập
nên tập đoàn Microsoft, một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ chuyên cấp phép,
phát triển và sản xuất phần mềm cho các thiết bị điện tử tiêu dùng, người dùng, máy
tính cá nhân và các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ. Ông Satya Nadella hiện đang là CEO
của Tập đoàn Microsoft. [1]

Microsoft có trụ sở chính tại Redmond, Washington, Hoa Kỳ và hiện rải rác vô
vàn chi nhánh tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Với bề dày lịch sử hơn 40 năm, doanh
nghiệp đã có được vị thế vững chắc trên thị trường thế giới. Microsoft phổ biến ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, với chi nhánh tại hơn 122 quốc gia, được chia thành 6
khu vực:

● · Nhật
● · Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi
● · Mỹ La-tinh
● · Bắc Mỹ
● · Trung Quốc
● · Châu á Thái Bình Dương

Paul Allen cùng với Bill Gates là bạn từ nhỏ và có chung sở thích với lập trình
máy tính[2]. Họ đã mở cánh cửa dẫn đến thành công bằng cách phối hợp với nhau
bằng tài năng “máy móc” vốn có của mình. Tháng 1 năm 1975, chiếc máy MITS
Altair 8800 trên bìa trên tạp chí Popular Electronics và đã khơi dậy trí sáng tạo của
Paul Allen và Bill Gates. Allen cho rằng họ có thể viết chương thông dịch BASIC cho
máy này.

Tháng sau, họ bắt đầu tạo BASIC - ngôn ngữ lập trình máy tính cá nhân đầu
tiên và bán nó cho MITS (Micro Instrumentation and Telemetry Systems), một công
ty có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico và cũng chính là hãng sản xuất ra Altair
8800. Chương trình được chạy thử nhưng không thể ngờ lại hoạt động một cách hoàn
hảo trên máy thật trước sự chứng kiến của MITS. Thành quả đã được đồng ý phân
phối chương trình và họ tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC. Tháng 4 năm 1975, Paul
Allen và Bill Gates thành lập Tập đoàn Microsoft. Allen đã nghĩ ra từ "Microsoft"
bằng cách kết hợp hai chữ cái đầu tiên của "máy vi tính" và "phần mềm". Ông đã
không đăng ký nhãn hiệu "Microsoft" cho đến tháng 11/1976, khi ông thôi việc tại
MITS và về làm việc cho công ty.
Năm đầu tiên, lợi nhuận chỉ đạt mức 16.000 USD, đến năm thứ 5, con số này
tăng lên đến 7,5 triệu USD. Sau đó, công ty đã mở rộng ra quốc tế, xây dựng nhiều
mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, phát triển một dòng sản phẩm
rộng hơn và tạo ra lợi nhuận ngắn hạn. Thời gian sau, công ty đã được cổ phần hoá,
tuy nhiên Microsoft vẫn giữ được lợi nhuận vô cùng hoành tráng lên đến 25% doanh
thu bán hàng. Tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ xướng tên Bill Gates và chính ông cũng là
người giàu nhất thế giới sau này.

1.2. Lĩnh vực hoạt động[3]

Các sản phẩm của Microsoft bao gồm công cụ hỗ trợ phần mềm, trò chơi điện
tử, hệ điều hành cho thiết bị các loại, ứng dụng máy chủ cho môi trường máy tính,...
Microsoft cũng đầu tư vào thiết kế và cho ra thị trường các thiết bị phần cứng, bao
gồm Surface RT, Surface Pro và một loạt các thiết bị thông minh khác:

● · Điện thoại thông minh


● · Thiết bị viễn thông
● · Điện tử tiêu dùng
● · Trò chơi điện tử
● · Phân phối kỹ thuật số
● · Tư vấn công nghệ thông tin
● · Quảng cáo online
● · Bán lẻ
● · Phần mềm ô tô

Nhắc đến Microsoft, người ta nghĩ ngay đến một tập đoàn chuyên sản xuất và
phát minh các phần mềm cùng các dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, sản phẩm của tập
đoàn đa dạng hơn như thế, điển hình là:

● · Các phần mềm office: Outlook, OneNote, Word, Excel,


Powerpoint, Access, Publisher, Frontpage.
● · Windows: Windows 1.0 - Windows 11.
● · Công cụ phát triển: Microsoft Visual Studio.
● · Chương trình trực tuyến: MSN và nhóm Windows Live
gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,…
● · Với hệ thống máy chủ, microsoft đã cho ra mắt bộ phần
mềm Microsoft Server, Windows Server 2008, Windows Server
2012 còn có các sản phẩm khác như: Exchange Server, SQL
Server, BizTalk Server, Systems Management Server, Small
Business Server.
Cấu trúc tập đoàn Microsoft được chia thành 7 nhóm:

● · MSN: bao gồm MSN network, MSN Internet Access,


MSNTV, MSN Hotmail và những dịch vụ dựa trên công nghệ
web khác.
● · Microsoft Business Solutions: bao gồm ứng dụng quản lý
kinh doanh Great Plains, Navision và dịch vụ Central dành cho
doanh nghiệp.
● · Windows Client: gồm có Microsoft Windows XP dành
cho laptop, Windows 2000 và các hệ điều hành khác
● · Mobile and Embedded Devices: bao gồm những phần
mềm Windows. Powered Pocket PC, Mobile Explorer
microbrowser và phần mềm nguồn mở Windows Powered
Smartphone.
● · Home and Entertainment: gồm Microsoft Xbox, dịch vụ
phần mềm và phần cứng, trò chơi điện tử trực tuyến, ứng dụng
truyền hình.
● · Server and Tools: bao gồm phần mềm máy chủ Microsoft
Windows Server System, các công cụ dành cho dân chuyên
ngành và MSDN.

2. Sứ mệnh và mục tiêu của công ty Microsoft trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược đưa ra một sản phẩm mang tính khác
biệt hoàn toàn với các sản phẩm trên thị trường, có lợi thế cạnh tranh và phải được
đánh giá cao. Sản phẩm được tạo ra để thành công phải có 3 đặc điểm là “tạo ra giá trị
cho khách hàng”, “cung cấp giá trị nhìn thấy được” và “cung cấp giá trị nhìn thấy
được”.[4]

Để triển khai chiến lược, Microsoft phải dày công nghiên cứu thị hiếu người
tiêu dùng, cung cấp những sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Công ty phải tự đặt
ra các câu hỏi và tự giải quyết chúng, việc tạo ra sản phẩm mới có tốn nhiều chi phí
không ? Doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm mang lại có đáng kể để lấp đi chi phí
sản xuất ra nó ?
Một sản phẩm tiêu biểu của Microsoft khi thực hiện chiến lược là Surface.
Thay vì tablet với chức năng giải trí như các hãng lớn khác, công ty đã tích hợp cả hai
khả năng giải trí và giải quyết công việc vào trong sản phẩm này. Surface sở hữu một
vẻ ngoài vô cùng tinh tế và ấn tượng, vỏ máy làm nên từ hợp kim rất chắc chắn nhưng
không kém phần, sang trọng và trang bị kèm với một chân đế phong cách. Điều đáng
nói là công nghệ hiển thị của chiếc máy này, Microsoft sử dụng kính quang học để sản
xuất màn hình và lớp quang học giúp hiển thị rõ ràng hơn. Đây được cho là yếu tố làm
nên sự khác biệt của dòng sản phẩm này.

Mục tiêu là phải cung cấp cho khách hàng giá trị thấy được, những thông tin,
dịch vụ phải cực kì chính xác và sự khác biệt để tồn tại dài lâu. Chính điều đó đã gây
dựng nên một niềm tin cực kì vững chắc giữa Microsoft và khách hàng của mình, làm
tăng thêm uy tín của “gã khổng lồ phần mềm”. Những thông tin về Surface luôn được
cập nhật đến cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Bên cạnh đó,
Surface là một sản phẩm thể hiện rõ tiêu chí “phong cách riêng, không thể copy trong
cả phần cứng lẫn phần mềm, để tồn tại dài lâu Microsoft phải có sự sáng tạo trong sản
phẩm để trở nên khác biệt Ông Satya Nadella - giám đốc điều hành của Microsoft đã
tuyên bố sứ mệnh kinh doanh của tập đoàn chính là giúp thế giới đạt được nhiều thành
tựu hơn:

“Sứ mệnh của chúng tôi là truyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh sức
mạnh và khả năng để họ đạt được nhiều điều hơn”.

Thông tin được đăng tải lần đầu trên GeekWire vào ngày 25/6 và Microsoft đã
xác minh tin tức này. Giải pháp này cũng là một trong những chiến lược chính mà
Nadella cho rằng sẽ đưa “gã khổng lồ phần mềm” lên một tầm cao mới, trở thành
người tiên phong trên toàn cầu “điện thoại di động đầu tiên, điện toán đám mây đầu
tiên”

Nói một cách đơn giản, sứ mệnh của công ty là tận dụng công nghệ để xây
dựng nền tảng và tài nguyên giúp tăng năng suất các ứng dụng và thiết bị, tạo ra tác
động tích cực lâu dài với khách hàng

3. Chiến lược tổ chức của Microsoft

3.1. Cơ cấu tổ chức thời kỳ đầu


Nguồn: https://billgatesanalysis.wordpress.com/organisational-structure/

Từ sơ đồ, ta có thể thấy rằng cấu trúc ban đầu của Microsoft là một cấu trúc tổ
chức xếp từ trên xuống. Đứng đầu cơ cấu tổ chức là Bill Gates và Paul Allen - những
người đồng sáng lập. Xuống một bậc chính là Maria Wood - trợ lý hành chính và nhân
viên kế toán. Xuống nữa sẽ đến các vị trí quản lý bao gồm quản lý văn phòng Steve
Wood, Bob Wallace (quản lý sản xuất và thiết kế phần mềm) và Jim Lane (quản lý dự
án). Cuối cùng thấp nhất chính là lập trình viên, bao gồm: Marc McDonald, Bob
Greenburg, Bob O’Rear, Gordon Letwin và Ardrea Lewis.

Ngay từ khi Bill Gates còn là Giám đốc điều hành, Microsoft cũng như bao
công ty khác, bắt đầu với cơ cấu tổ chức phẳng và dần dần mở rộng lên cơ cấu tổ chức
cao hơn do việc thực hiện và quản lý cơ cấu tổ chức. Và nó dễ dàng hơn và tốt hơn để
phối hợp. Ban đầu, Bill Gates chỉ muốn tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và
tự nhiên, các thành viên làm việc và đối xử nhau giống như một gia đình, chính vì thế
nên ban đầu Microsoft chỉ có 3 nhân viên. [5]

3.2. Cơ cấu tổ chức hiện nay

Khi Steve Ballmer làm CEO (2000)


Hình 2. Cơ cấu tổ chức của Microsoft giai đoạn sau

● Năm 2005

Trong đợt tái cơ cấu này, 7 bộ phận của công ty sẽ được hợp nhất chỉ
thành 3 ba bộ phận: Dịch vụ và Sản phẩm nền tảng Microsoft, Doanh nghiệp
Microsoft, Thiết bị và Giải trí Microsoft - việc tái cơ cấu này sẽ giúp công ty
trở nên nhanh nhẹn hơn trên thương trường. Những người đứng đầu mỗi bộ
phận cũng sẽ được trao quyền hạn lớn hơn, bao gồm khả năng đưa ra nhiều
quyết định mà không cần phải giới thiệu với cấp trên. Tuy nhiên, việc tái tổ
chức này gặp trở ngại lớn do các bộ phận khác nhau có tính độc lập cao và
thiếu sự phối hợp, dẫn đến nhiều mâu thuẫn nội bộ.
Hình 3. Mô hình cơ cấu tổ chức năm 2005 (Theo chức năng hình tháp)

● Năm 2008

Bảng 4. Mô hình cơ cấu tổ chức của Microsoft năm 2008

Tháng 7/2008, Microsoft đã trải qua cuộc tái cơ cấu lớn khi Ballmer chia bộ
phận “Nền tảng và dịch vụ” (Platforms & Services) làm 3 đơn vị nhỏ hơn: Windows,
Dịch vụ trực tuyến, Máy chủ và Công cụ. Tuy nhiên, cuộc tái cơ cấu này vẫn còn
thiếu sự cộng tác và việc đấu tranh nội bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ tính sáng tạo
của “gã khổng lồ” phần mềm có tới 98.000 nhân viên này.

● Năm 2013

3.2.1. Lý do thay đổi cơ cấu

Việc doanh số máy tính cá nhân ngày càng giảm, ảnh hưởng tới doanh thu từ
phần mềm khi người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng
Smartphone và Tablet hơn đã dồn Microsoft vào thế bí.
Sau nhiều tin đồn tái cơ cấu, Microsoft đã xác nhận rằng sẽ có một cuộc cải tổ
lớn về chiến lược cũng như đội ngũ lãnh đạo cao cấp do chính CEO Microsoft -
Ballmer chỉ đạo. Trong một email gửi tới nhân viên Microsoft, ông Ballmer đã chỉ rõ
rằng, trong việc tái cơ cấu sẽ có 4 lĩnh vực kỹ thuật: hệ điều hành, ứng dụng, điện toán
đám mây và các thiết bị. Ông hi vọng chiến lược “Một Microsoft” (One Microsoft all
the time” sẽ giúp công ty đánh bại các đối thủ mạnh như Apple hay Google.

Microsoft đã tái cấu trúc hệ thống quản lý của mình để cải thiện khả năng kinh
doanh trong toàn công ty. Công ty muốn tái cấu trúc vì muốn tạo ra một môi trường
kết nối tốt giữa các bộ phận chứ không phải một công ty cạnh tranh nội bộ. Ballmer
hy vọng việc tái cấu trúc sẽ cải thiện "tốc độ, hiệu quả và năng lực" của công ty khi
hoạt động kinh doanh phần mềm máy tính truyền thống của công ty phải đối mặt với
các mối đe dọa ngày càng tăng.

Bảng 5. Mô hình cơ cấu tổ chức từ năm 2013 đến năm 2016

3.2.2 Phân theo phương thức hình thành các bộ phận

Cơ cấu ma trận

Theo chức năng: Kỹ thuật, Tiếp thị, Phát triển kinh doanh và truyền thông, Nghiên
cứu và Chiến lược cao cấp, Nhân sự, Tài chính, Pháp lý và Điều hành chính (bao gồm
công việc hiện trường, hỗ trợ, hoạt động thương mại và công nghệ thông tin).
· Mảng Tiếp thị được điều hành bởi Tami Reller – cựu giám đốc tài chính
Windows.

· Giám đốc điều hành (COO) Kevin Turner tiếp tục quản lí tình hình kinh
doanh toàn cầu, marketing, dịch vụ, hỗ trợ và hệ thống cửa hàng của
Microsoft.

· Tony Bates - từng làm Giám đốc điều hành Skype - quản lý phát triển
doanh nghiệp. Ngoài ra ông còn có nhiệm vụ duy trì đối tác với Yahoo hay
Nokia.

Theo sản phẩm: Hệ điều hành, Ứng dụng, Điện toán đám mây và các “Thiết bị”.

· Bộ phận Hệ điều hành: do Terry Myerson dẫn đầu. Ngoài Windows và


Windows Phone, bộ phận này còn chịu trách nhiệm đối với phần mềm chạy
trên Xbox, các hệ thống đầu cuối và cả những dịch vụ đám mây lõi cho hệ
điều hành.

· Bộ phận Thiết bị và Giải trí: do Julie Larson Green đứng đầu. Theo
Ballmer, cô sẽ kiểm soát “tất cả các phát triển phần cứng và chuỗi cung ứng
từ các thiết bị nhỏ đến lớn nhất do Microsoft phát triển”, ngoài ra còn giám
sát các trò chơi, âm nhạc, video và các kế hoạch giải trí khác của Microsoft.

· Bộ phận Dịch vụ và Ứng dụng: do Qi Lu đứng đầu, phụ trách “danh mục
tìm kiếm, liên lạc, năng suất” (bao gồm cả bộ phận Office). Cụ thể, mảng
này tập trung vào nghiên cứu các ứng dụng, dịch vụ và các sản phẩm tìm
kiếm.

· Bộ phận Doanh nghiệp và Đám mây: do Satya Nadella - trước đây điều
hành mảng Máy chủ và công cụ - giám sát, bao gồm trung tâm dữ liệu, cơ
sở dữ liệu và các hệ thống công nghệ thông tin khác. Ngoài ra, Nadella
cũng sẽ quản lý việc phát triển các công cụ và trung tâm dữ liệu, xây dựng
và điều hành chúng.

=> Microsoft tập trung vào “Một Microsoft” (One Microsoft all the time) - nơi
mọi người làm việc chung trong các bộ phận thay vì cạnh tranh nội bộ.
Bảng 6. Biểu đồ tương tác tổ chức trong Microsoft

Ưu điểm:

· Mọi hoạt động đều được định hướng theo kết quả cuối cùng.

· Tập trung nguồn lực vào giai đoạn quan trọng.

· Kết hợp được khả năng của nhiều nhà quản lý và chuyên gia.

· Tạo điều kiện thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi
trường.

· …

Nhược điểm:

· Cấu trúc phức tạp và khó bảo trì..

· Chi phí có thể cao

· Quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể chồng chéo lên
nhau, tạo ra xung đột không lường trước được

· …
3.2.3. Phân theo số cấp quản lý

Theo số cấp quản lý: Cơ cấu tổ chức nằm ngang, ít cấp quản lý.

Ưu điểm:

· Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và thích ứng nhanh
với những thay đổi của môi trường

· Giảm chi phí cho quản lý cấp trung và tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ
của quá trình ra quyết định.

· Thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên => nhiều ý tưởng hơn => tăng tốc
độ phát triển.

· Ranh giới giữa nhân viên và những nhà quản lý cũng được xóa bỏ.

· …

Nhược điểm:

· Thuộc cấp có thể nhận được quá ít sự hướng và kiểm soát.

· Trách nhiệm của các nhà quản lý quá lớn có thể dẫn đến tình trạng bị
quá tải, đòi hỏi nhiều người có năng lực quản lý chung.[7]

· …

4. Phân tích SWOT

4.1. Điểm mạnh của công ty Microsoft

Thương hiệu Microsoft – Khi nhắc đến Microsoft thì ta không thể không nhắc đến đó
là một trong số những công ty công nghệ mạnh nhất và lớn thứ 4 trên thị trường về
phần mềm và phần cứng máy tính.[8]

Doanh thu - Là 143 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 (năm) và thu nhập ròng hàng năm
khoảng 44,3 tỷ đô la Mỹ qua số liệu đó đã thể hiện sự tin dùng của khách hàng đối với
Microsoft.

Phần mềm của Microsoft - Đã giúp người dùng làm việc đạt được năng suất và hiệu
quả cao hơn, góp phần thúc đẩy sự tin tưởng của người sử dụng đối với sản phẩm.
Phần mềm dễ sử dụng – Những sản phẩm chủ chốt như là hệ điều hành Windows và
phần mềm Office được đông đảo mọi người đón như vậy không chỉ vì lý do Microsoft
có sự độc quyền lớn về phần mềm, sự phân phối mạnh và danh tiếng thương hiệu tốt
mà còn vì các sản phẩm của họ có chất lượng tuyệt vời, dễ dàng sử dụng và dễ dàng
tiếp cận.

Tính đa dạng về sản phẩm - Do có nhiều sản phẩm và dịch vụ như máy tính, phần
mềm và thiết bị điện tử tiêu dùng nên công ty có khả năng thu hút khách hàng không
chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.

4.2. Điểm yếu của công ty Microsoft[9]

Tiếp xúc rất nhiều với thị trường PC - Các lô hàng máy tính thường bị giảm giá do giá
cả tăng của nhà cung cấp và biến động tiền tệ. Nó đã đưa Microsoft vào một nơi dễ bị
thiệt hại.

Tội trộm cắp trên mạng - Những vụ tội trộm mạng ngày càng phát triển khiến
Microsoft bị đưa vào tình thế thường xuyên bị tội phạm tấn công. Nhiều tin tặc đã tấn
công đến sự an ninh về mạng của Hệ điều hành này.

Thiếu sự đổi mới – Công ty Microsoft dường như không thể tăng doanh thu bán các
sản phẩm về các phần cứng của mình như điện thoại thông minh và máy tính. Công ty
đã dường như bị tụt hậu trong sự đổi mới này, trong khi các hãng như Apple, Amazon
và Google ngày càng nhanh trong việc đi theo lối mòn.

Thiếu sót vị trí dẫn đầu về mảng trình duyệt trên Internet – Khi Safari, Google và
Firefox đã có được các thị phần về mảng trình duyệt internet, thì công ty Microsoft đã
và đang trở nên biến mất dần trên thị trường. Ứng dụng Microsoft IE và Edge còn
không thể lọt vào danh sách những trình duyệt mạng phổ biến tiêu biểu nhất của năm
2018.

Không thành công trong thương vụ mua lại - Các thương vụ mua lại của Microsoft
như LinkExchange, WebTV và Danger đã dẫn đến sự thất bại. Các hạng mục đầu tư
không phát sinh lợi nhuận là điểm yếu to lớn của Microsoft.[10]
Các hành vi kinh doanh không chân chính - Ở Châu Âu, Slack Technologies đã đệ
đơn kiện Microsoft với lý do có các hành vi chống cạnh tranh. Tại Hoa Kỳ, tòa phúc
thẩm liên bang đang xét xử kháng cáo của Cải tiến Tìm kiếm LLC, có thể làm sống lại
vụ kiện chống đối lại Microsoft vì vi phạm về vấn đề bằng sáng chế công nghệ công
cụ tìm kiếm.[11]

4.3. Cơ hội của công ty Microsoft

Tăng trưởng trong việc kinh doanh về đám mây – Những tiện ích dựa trên việc sử
dụng đám mây của công ty đã phát triển và thành công vô cùng to lớn những năm trở
lại đây. Điều này giúp mở rộng cơ hội cho Microsoft phát triển hoạt động kinh doanh
đám mây của mình. Vào tháng 5 năm 2020, Microsoft thông báo rằng họ đang cho ra
mắt một phiên bản mới về phần mềm dựa trên đám mây để phục vụ cho nhu cầu của
những tổ chức liên quan đến mảng chăm sóc sức khỏe.[12]

Trí tuệ nhân tạo và sự Đổi mới - Microsoft nắm được những cơ hội to lớn trong rất
nhiều lĩnh vực có liên quan đến sáng tạo như trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ trò
chơi điện tử. Đầu tư dựa theo những hạng mục này rất có khả năng sẽ đem lại lợi thế
cho tập đoàn Microsoft.

Hợp tác và Mua lại – Công ty Microsoft sẽ có thể xem xét việc hợp tác vào các mối
liên minh chiến lược và quan hệ với những đối tác mới. Điều đó sẽ giúp công ty có
được thị phần ngày càng lớn. Việc mua lại những những công ty có công nghệ cao có
thể là một cơ hội sinh lợi nhuận cho công ty Microsoft. Vào tháng 4 năm 2020,
Microsoft đã giành được hợp đồng 5 năm cung cấp phần mềm kinh doanh của Coca-
Cola.[13]

Ngành công nghiệp về mảng điện thoại - Ngày nay thị trường về điện thoại thông
minh và về máy tính đang rất phát triển và nó mang đến nhiều cơ hội đến với
Microsoft. Điều này có khả năng làm gia tăng nhu cầu về việc sử dụng của các sản
phẩm này.

Chiến lược trong sự dẫn đầu về chi phí –Công ty Microsoft có khả năng có được cơ
hội về việc gia tăng doanh số và gia tăng doanh thu bán hàng bằng cách là cung cấp
những sản phẩm của họ cho người tiêu dùng với giá thấp. Việc này giúp ngăn chặn và
phòng ngừa các tin tặc sử dụng không hợp pháp công nghệ của họ.
Các giải pháp làm việc từ xa - Các sự kiện diễn ra gần đây đã thúc đẩy sự phát triển
nhu cầu về các giải pháp cho phép hầu hết mọi người được làm việc tại nhà hoặc từ
xa từ mọi nơi trên thế giới. Giải pháp làm việc từ xa của Microsoft, được gọi là
Microsoft Teams, đã dẫn đầu về lĩnh vực này và có 75 triệu người sử dụng ( dữ liệu
tháng 4 năm 2020). Doanh thu từ Teams đã giúp Microsoft vượt qua kỳ vọng hàng
quý cho quý 2 năm 2020. Nó có thể khai thác Teams hơn nữa để tăng trưởng dài hạn .
[14]

Đa dạng hóa về các danh mục đầu tư – Việc cung cấp ngày càng nhiều loại dịch vụ
hơn giúp làm tăng cường sự ổn định. Microsoft gần đây đã thông báo là họ đang quan
tâm đến việc mua Interactive Entertainment, một đơn vị trò chơi thuộc sở hữu của
Warner Bros. AT&T, công ty sở hữu Warner Bros, đang thảo luận về việc bán bộ
phận trò chơi với giá khoảng 4 tỷ USD.

4.4. Thách thức của công ty Microsoft

Cạnh tranh gay gắt về phần mềm - Microsoft hơn bao giờ hết chịu áp lực phải giới
thiệu hệ điều hành thành công trên cả thị trường PC và di động vì các đối thủ mới
cạnh tranh như Google và Apple đã đang ngày càng có vị thế hơn.[15]

Các vấn đề trên thế giới - Microsoft đã và đang mất hàng triệu đô la Mỹ chỉ vì các vấn
đề về sự bảo mật quyền riêng tư của người dùng. Đây là một mối đe dọa thường
xuyên đối với Microsoft và cần phải thực hiện nhanh các biện pháp để ngăn chặn điều
này.

Những dự án mới – Nhiều dự án hệ điều hành mới cũng được tung ra thị trường và
một trong số đó cũng tạo được sự thành công nhất định như là hệ điều hành Linux và
Open source office, … cung cấp các trải nghiệm tương tự và nó cũng hoàn toàn miễn
phí. Điều này có thể đe dọa đến vị thế của Microsoft.

Những vụ kiện - Microsoft đã từng bị kiện nhiều lần và thua một số vụ kiện quy mô
lớn. Các vụ kiện rất tốn kém vì chúng đòi hỏi thời gian và tiền bạc. Và khi Microsoft
tiếp tục vận hành theo cách tương tự, thì khả năng cao sẽ xảy ra những vụ kiện tốn
kém hơn.

Tranh cãi về tài liệu tham khảo đồng tính - Microsoft đã phải đối mặt với nhiều sự chỉ
trích vì dịch vụ trò chơi Xbox Live của mình. Đề cập đến đồng tính và đồng tính
không được sử dụng trong Gamertag và hồ sơ của người dùng, vì công ty coi vấn đề
này là "không phù hợp" và "xúc phạm" đối với những người dùng khác.
5. Những hạn chế về SWOT của công ty Microsoft

Các khả năng hoặc khía cạnh nhất định của một tổ chức có thể vừa có thể là điểm yếu
vừa có thể là điểm mạnh. Đây là một trong các hạn chế quan trọng liên quan đến việc
phân tích SWOT. Ví dụ, việc thay đổi các quy định sẵn có về môi trường rất có khả
năng là vấn đề liên quan đến Microsoft nhưng, điều đó cũng có thể là một cơ hội theo
nghĩa là nó có thể cho phép những công ty có vị thế cạnh tranh so với đối thủ hoặc
giành được lợi thế hơn đối thủ nếu họ có thể và phát triển sản phẩm của họ nhanh hơn
so với những đối thủ cạnh tranh khác.

SWOT không cung cấp cách để đạt được lợi thế về sự cạnh tranh và do vậy nó không
được coi là một giải pháp tự thân.

Ma trận chỉ là một điểm tham chiếu ban đầu để phân tích cách thức thực hiện các
chiến lược đề xuất. Nó cung cấp một cửa sổ đánh giá, nhưng không cung cấp bất kỳ
kế hoạch triển khai nào dựa trên khả năng cạnh tranh về chiến lược của Tập đoàn
Microsoft.

Điều này cũng là một sự đánh giá tĩnh phân tích về những điều kiện hiện có và một số
lượng nhỏ các sửa đổi tiềm năng. Khi môi trường, hoàn cảnh cũng như các mối đe dọa
và chiến lược phát triển, động lực của bối cảnh cạnh tranh sẽ không rõ ràng trong một
ma trận.

Phân tích SWOT khiến một công ty quá tập trung vào một khía cạnh bên ngoài hoặc
bên trong khi xây dựng chiến lược. Có những mối tương quan liên kết giữa những
nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài cực kỳ quan trọng mà SWOT không tiết lộ,
điều này sẽ rất có ý nghĩa trong việc xác định nhữngchiến lược.

6. Nhận định về thực trang SWOT của công ty Microsoft

Để tiếp tục là công ty cung cấp các phần mềm đứng đầu trên thế giới, Microsoft phải
nên khắc phục những thiếu sót của họ và nắm bắt lấy những cơ hội mới. Dưới đây là
một số đề nghị đưa ra về các vấn đề này:

Nâng cấp phần mềm của họ và mang lại sự đổi mới. Microsoft phải thực hiện
những bước đi triệt để để nắm bắt thành công tương lai của sự đổi mới.

Tiếp tục nâng cao uy tín thương hiệu của mình thông qua các công cụ tiếp thị hiệu
quả.
Cập nhật thị trường trình duyệt internet và thực hiện các sáng kiến để tăng thị
phần trong phân khúc này.

Xây dựng nhiều lợi thế cạnh tranh hơn để cạnh tranh với các đối thủ công nghệ
như Google và Apple.

Tăng cường quan hệ đối tác, liên minh chiến lược và mua lại để củng cố vị thế
trên thị trường.

Giải quyết các vấn đề an ninh mạng và giải quyết các vụ trộm mạng toàn cầu bằng
cách cải tiến hệ thống mạng an ninh của nó.

Giảm giá để giảm việc sử dụng bất hợp pháp các hệ thống phần mềm của nó.

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm
năng và thị phần.

[1] https://vi.eferrit.com/mot-lich-su-ngan-cua-microsoft/

[2]https://news.timviec.com.vn/tap-doan-microsoft-68593.html#cac-san-pham-nen-
tang-va-dich-vu-cua-microsoft

[3] http://www.lantabrand.com/cat4news2542.html

https://doanhnhansaigon.vn/cong-nghe-moi/microsoft-co-su-menh-kinh-doanh-
[4]
moi-1063359.html

[5] http://news.microsoft.com/facts-about-microsoft/

[6] https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Microsoft
[7] https://fortune.com/company/microsoft/fortune500/

[8] https://swotanalysis.website/microsoft-swot-analysis/#Introduction

[9] https://swotanalysis.website/microsoft-swot-analysis/#Introduction

[10] http://panmore.com/microsoft-corporation-swot-analysis-recommendations

[11] https://www.reuters.com/article/ip-patent-microsoft/fed-circuit-to-consider-
reviving-case-v-microsoft-over-20-year-old-search-engine-patent-idUSL1N2ED0FI

[12]https://www.reuters.com/article/us-microsoft-tech/microsoft-to-adapt-its-cloud-
software-for-healthcare-industry-idUSKBN22V27Z

[13] https://www.reuters.com/article/us-microsoft-coke/microsoft-wins-five-year-deal-
with-coca-cola-to-supply-business-software-idUSKCN2291WR

[14] https://www.reuters.com/article/us-microsoft-tech-preview/can-remote-work-
growth-offset-stalls-in-microsofts-one-time-deals-idUSKCN24N0WU

[15] https://strategicmanagementinsight.com/swot-analyses/microsoft-swot-analysis/

You might also like