You are on page 1of 137

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA


BẢO HIỂM Y TẾ NHÀ NƯỚC
Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 – 2020

MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ NHÀ


NƯỚC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Nhóm sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thanh Tùng (Trưởng nhóm) (BHXH 60) Nam
Nguyễn Kỳ Anh (BHXH 60) Nam
Nguyễn Thị Khánh Linh (BHXH 60) Nữ
Võ Ngọc Minh (BHXH 60) Nữ
Phạm Thị Ngọc Ánh (KTBH 60B) Nữ

Lớp: Kinh tế bảo hiểm 60B & Bảo hiểm xã hội 60


Khoa: Bảo Hiểm
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Tô Thị Thiên Hương
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học “Mở rộng đối
tượng tham gia BHYT nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Hồng” là công trình hoàn
toàn trung thực và độc lập của nhóm. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến
nghiên cứu đã được trích dẫn theo quy định, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu
được trình bày đều do nhóm tác giả trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Tô
Thị Thiên Hương.

Nhóm nghiên cứu xin chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông
tin sử dụng ở công trình nghiên cứu này.

Trưởng nhóm nghiên cứu

Nguyễn Thanh Tùng


LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành nghiên cứu này, bằng sự biết ơn và kính trọng, nhóm nghiên
cứu chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Bảo Hiểm trường Đại học
Kinh tế quốc dân đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thiện đề tài nghiên
cứu khoa học này.

Đặc biệt, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Tô Thị Thiên
Hương, cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên nhóm
trong suốt quá trình nghiên cứu. Nếu không có cô, nghiên cứu này sẽ không thể hoàn
thiện được như bây giờ.

Xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân của các thành viên nhóm. Sự ủng
hộ của mọi người là nguồn động viên lớn với chúng em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, do năng lực các thành viên còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa
học chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong các Quý thầy cô, các
chuyên gia cùng những người có quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trưởng nhóm nghiên cứu

Nguyễn Thanh Tùng


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng..........................................................21


Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.............................22
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi được hoạch định.................................................25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................27
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài.....................................................................29
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham
gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”....................31
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ
bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.....................................32
Hình 3.5: Mô hình đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ”....................................34
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề tài...........................................................................35
Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu......................................37
Hình 3.8: Quy trình sử dụng phần mềm SPSS.............................................................41
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ giới tính..................................................................................45
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi...............................................................................46
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện khoảng thu nhập................................................................47
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn................................................................48
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình trạng mua BHYT.......................................................49
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu chính thức...................................................................58
Hình 4.7: Biểu đồ Histogram.......................................................................................66
Hình 4.8: Biều đồ Normal P-P Plot..............................................................................67
Hình 4.9: Biểu đồ Scatterplot.......................................................................................68
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha...............................................................50


Bảng 4.2: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test lần 2...................................................53
Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố lần 2..........................................................................54
Bảng 4.4: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 2......................................................56
Bảng 4.5: Phân tích hệ số tương quan Pearson............................................................59
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của mô hình...................................................................61
Bảng 4.7: Kết quả phân tích phương sai ANOVA.......................................................62
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình sau khi loại bỏ biến.........................................63
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

BHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

KCB Khám chữa bệnh

BPTD Bao phủ toàn dân

NXB Nhà xuất bản

HSSV Học sinh sinh viên

CHỮ VIẾT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT


TẮT

SPSS Statistical Package for the Phần mềm thống kê dành cho
Social Sciences nghiên cứu xã hội học

TPB Theory of planned behavior Lý thuyết hành vi được hoạch định

TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành vi hợp lý

ANOVA Analysis of Variance Phương pháp phân tích phương sai

VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai

EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố


khám phá
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỤC LỤC.................................................................................................................. 10
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................7
1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước...........................................................7
1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài.........................................................12
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................15
2.1. Lý thuyết về bảo hiểm y tế..................................................................................15
2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng....................................................................20
2.2.1. Định nghĩa hành vi của người tiêu dùng............................................................20
2.2.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng................................................................21
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng..............................22
2.3. Lý thuyết hành vi được hoạch định TPB..........................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................27
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................27
3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu đề xuất của các công trình nghiên cứu
trước............................................................................................................................ 28
3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................36
3.3.1. Nhân tố thái độ đối với hành vi..........................................................................37
3.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan.............................................................................38
3.3.3. Nhân tố chính sách Bảo hiểm y tế......................................................................38
3.3.4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi............................................................38
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát...........................................................................39
3.5. Mẫu nghiên cứu..................................................................................................40
3.6. Phương pháp thu thập số liệu:...........................................................................40
3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu..........................................................................40
3.7.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo.......................................................................41
3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................42
3.7.3. Phân tích tương quan Pearson............................................................................43
3.7.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................45
4.1. Phân tích thống kê mô tả....................................................................................45
4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo.............................................................................50
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................52
4.4. Phân tích tương quan Pearson...........................................................................59
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................61
4.6. Kiểm định sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy thông qua biểu đồ........65
Biều đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram.........................................................65
4.7. Mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới biến phụ thuộc Hành vi mua
Bảo hiểm y tế..............................................................................................................68
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................71
5.1. Cơ hội và thách thức...........................................................................................71
5.1.1. Cơ hội................................................................................................................71
5.1.2. Thách thức.........................................................................................................72
5.2. Giải pháp.............................................................................................................72
5.2.1. Giải pháp về Thái độ đối với hành vi.................................................................73
5.2.2. Giải pháp về Chuẩn mực chủ quan....................................................................74
5.2.3. Giải pháp về Nhận thức kiểm soát hành vi.........................................................76
5.2.4. Giải pháp về Chất lượng Bảo hiểm y tế.............................................................77
5.2.5. Giải pháp về Khả năng chi trả............................................................................77
5.3. Kiến nghị.............................................................................................................78
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................83
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANH ĐO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1/7/2009 là ngày Bảo hiểm Y tế (BHYT) Việt Nam. Đã hơn một thập kỉ trôi
qua kể từ giai đoạn 10 năm thực hiện chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về “Đẩy
mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”. Cùng với những thành công trong việc gia
tăng tỉ lệ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là những vấn đề còn vướng mắc, cần giải
pháp để có thể triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước về BHYT trong thời gian tiếp theo của một thập kỉ mới, hướng tới bảo hiểm
y tế toàn dân.

Những năm qua, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ
BHYT có thể tiếp cận tối đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết
thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được quỹ BHYT chi trả khi KCB đúng tuyến. Với mức
đóng không cao nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo có chi
phí điều trị lớn, người tham gia BHYT được KCB chu đáo, không phân biệt giàu
nghèo. Người có thẻ BHYT khi đi KCB đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả 80 đến
100% chi phí khám chữa bệnh theo phạm vi và quyền lợi hưởng tùy thuộc vào nhóm
đối tượng. Nhìn vào thực tiễn, thực hiện BHYT giúp đối tượng nghèo bớt đi gánh nặng
chi tiêu cho gia đình. Hiện nay, tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng
dịch vụ đã giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 40% và đang phấn đấu đạt dưới
30 % vào năm 2025.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của bộ ngành, địa
phương và những lợi ích khi tham gia BHYT, số người tham gia BHYT ở Việt Nam
ngày càng tăng cao. Theo báo cáo số 413/BC-CP ngày 20/09/2019 của Chính phủ gửi
Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết 68 (về đẩy mạnh thực hiện chính sách phát
triển BHYT, tiến tới BHYT toàn dân), toàn quốc có 83,5 triệu người tham gia BHYT,
đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt gần 10% so với chỉ tiêu trong nghị quyết. Vượt
chỉ tiêu Thủ tướng giao tại quyết định số 1167/QĐ-TTg là 1,7%. Hiện vẫn còn 10,2%
dân số tương đương với khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT. Trong đó, có 22

1
tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ BHYT ước tính hơn 90% dân số; 12 tỉnh, thành phố
có tỷ lệ bao phủ từ 88,1 đến dưới 90% và 29 địa phương đạt tỷ lệ bao phủ BHYT dưới
88,1%.

Thống kê cho thấy, các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao là nhóm
người thuộc khối ngành sự nghiệp; nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc được
Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo đảm kinh phí mua thẻ BHYT như: người nghèo,
người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi,… Đồng thời, tỷ lệ bao phủ BHYT
chưa cao tập trung vào các nhóm như: người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc
hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên.
Đặc biệt thấp đối với các tỉnh có tỷ lệ dân số làm việc ở khu vực công nghiệp, nông
thôn cao, nhất là các xã miền núi, các xã ven biển và người lao động tự do, mức thu
nhập còn thấp và không ổn định. Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT còn chậm
do nhận thức của một số đơn vị chính quyền cơ sở, chủ sử dụng lao động và nhân dân
về BHYT còn hạn chế. Cùng với đó, mạng lưới thu còn mỏng, chưa về đến thôn, phố,
xóm, phần lớn là người kiêm nhiệm hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn thụ động
trong vận động, phát triển đối tượng. Hướng tới phát triển xã hội bền vững, BHYT
không chỉ là cơ chế tài chính y tế đơn thuần mà chính là một chính sách về an sinh xã
hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Việc tổ chức, quản lý Nhà nước và phối hợp liên
ngành về BHYT, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả chính sách
BHYT. 

Triển khai các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám bệnh
giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8 bước tùy theo loại hình khám bệnh; giảm trung
bình 48,5 phút trên 1 lượt khám bệnh, tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công
lao động/năm cho xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, sự phối hợp liên ngành này chưa hiệu
quả. Tổ chức quản lý về BHYT tại địa phương còn mang tính kiêm nhiệm, vì thế chưa
có sự phối hợp chặt chẽ trong giám định, thanh quyết toán, thanh tra – kiểm tra và giải
quyết vướng mắc tại địa phương. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định
BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh còn chưa đồng bộ, trình độ tin học của cán bộ,

2
nhân viên tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh còn yếu, đặc biệt là tại các trạm y tế phường
xã.

Từ những dẫn chứng cụ thể trên, có thể thấy rằng, phát triển tỷ lệ tham gia
BHYT trên đất nước ta để hướng tới BHYT toàn dân vẫn là một vấn đề cấp bách của
Chính phủ và Nhà nước, phối hợp với nhận thức của nhân dân. Vì vậy, cần có thêm
các giải pháp, chiến lược cụ thể để đẩy mạnh người dân tham gia BHYT, hướng tới
một xã hội mà người dân có trí thức, trách nhiệm với cộng đồng, có ý thức sẻ chia với
những người yếu thế trong xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và hướng tới cuộc
sống tốt đẹp hơn. 

BHYT là loại hình bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục
đích lợi nhuận, hình thức này được nhà nước triển khai và khuyến khích toàn bộ người
dân tham gia để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân khi chẳng may gặp bệnh tật hay ốm
đau. BHYT đem đến quyền lợi cũng như công bằng cho mọi tầng lớp người dân trong
xã hội, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo, các hoàn cảnh không may mắn và bộ
phận dân tộc thiểu số ít người ở vùng sâu, vùng xa. Ở Việt Nam, trong thời kỳ tiến bộ
và phát triển như hiện nay, nhà nước đã và đang xác định BHYT là một trong những
chính sách quan trọng nhất, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, chúng
ta không thể thấy hài lòng vì tỉ lệ người dân tham gia BHYT ở mức được cho là cao.
Đại bộ phận những người chưa tham gia bảo hiểm y tế lại là những người khó khăn và
yếu thế trong xã hội. Để xây dựng một đất nước văn minh, xóa nhòa đi ranh giới giữa
người và người, đất nước ta cần hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân. 

Với mục tiêu cấp thiết đó, chúng em tổng hợp lại và nghiên cứu chuyên sâu
thông qua đề tài: “Mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhà nước ở khu vực đồng
bằng sông Hồng”. Sở dĩ nhóm lựa chọn đồng bằng sông Hồng là do tính trọng yếu
của khu vực: phần lớn các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mật độ dân
cư cao, thu nhập đầu người đa dạng. Cụ thể, thống kê vào thời điểm ¼/2019, dân số
khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 22.543.607, chiếm khoảng 22% tổng dân
số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người/km 2. Đây là vùng có mật độ dân số cao
nhất cả nước. Quy mô kinh tế của vùng đứng thứ 2 cả nước, chiếm 35,8% GDP của cả

3
nước, thu ngân sách chiếm trên 34%, xuất khẩu hàng năm chiếm gần 35%. Vì vậy,
nhóm nghiên cứu tin rằng đồng bằng sông Hồng hoàn toàn đủ điều kiện để có thể đại
diện cho cả nước Việt Nam để tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên cứu áp
dụng được trên toàn quốc. 

Thực tế đã có một số nhóm nghiên cứu viết về đề tài này nhưng triển khai ở địa
phương khác, do đó nhóm chúng em quyết định nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề mở
rộng đối tượng tham gia BHYT nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Nhóm
nghiên cứu sẽ tìm ra các điểm còn tồn đọng khi tỷ lệ BHYT chưa đạt 100%, sau đó
đưa vào thí điểm các giải pháp. Nhóm chúng em hy vọng sẽ giúp Chính phủ và Nhà
nước có giải pháp, chiến lược tốt để thúc đẩy việc tiến tới BHYT bao phủ toàn dân
trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, đây cũng là một cơ hội tốt để nhóm chúng em có
thể vận dụng những kỹ năng, kiến thức đã được học trên trường lớp vào nghiên cứu,
phân tích và đưa vào ứng dụng thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Bằng việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của
người dân khu vực đồng bằng sông Hồng, phân tích câu trả lời của các đối tượng tham
gia khảo sát mà nhóm thành lập, đề tài nghiên cứu của nhóm cần đạt được các mục
tiêu như sau:

 Hệ thống hóa lý luận về BHYT nhà nước. Khái quát tầm quan trọng của BHYT
và mức độ tham gia BHYT của nước ta hiện nay.
 Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT nhà nước của người
dân khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân
tố đến hoạt động mua BHYT trên địa bàn đồng bằng sông Hồng.
 Làm rõ khó khăn trong việc tiếp cận BHYT của các nhóm đối tượng. Chỉ ra hạn
chế trong việc đưa người dân tiếp cận BHYT của chính quyền hiện nay.
 Dựa vào khảo sát và kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để BHYT nhà
nước tiến tới trở thành BHYT toàn dân trong thời gian  sớm nhất, giúp Chính
phủ và Nhà nước ta đúc kết được chiến lược và đưa vào thực tiễn.

4
3. Câu hỏi nghiên cứu 

 BHYT nhà nước là gì? 


 Vì sao phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai BHYT nhà nước theo mục tiêu là
BHYT toàn dân?
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT nhà nước của người dân là
gì? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào? Trong các nhân tố tìm
được, nhân tố nào có ảnh hướng lớn nhất đến quyết định mua BHYT nhà nước
của người dân.
 Giải pháp để mở rộng BHYT toàn dân trong thời kỳ kinh tế - xã hội, khoa học –
công nghệ đầy biến động như hiện nay.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những công dân Việt Nam, những người
chưa tham gia BHYT nhà nước.

5. Phạm vi nghiên cứu

 Về vị trí địa lý: Nhóm tiến hành khảo sát trên khu vực các tỉnh đồng bằng sông
Hồng. Bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải
Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Ninh Bình.
 Về thời gian nghiên cứu: Tháng 01 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng.

 Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu được đưa ra trong nghiên cứu được
lấy từ các tài liệu tham khảo, các nghiên cứu khoa học ra đời từ trước, các bảng
hỏi phục vụ nghiên cứu, trong đó gồm các số liệu sơ cấp và thứ cấp.
 Phương pháp phân tích số liệu: Nhóm sử dụng công cụ thống kê SPSS bản
23.0 (Statistical Package for the Social Sciences) – đây là một chương trình

5
máy tính phục vụ công tác thống kê. Công cụ này hỗ trợ xử lý và phân tích dữ
liệu sơ cấp – là các thông tin mà nhóm nghiên cứu thu thập được từ các đối
tượng nghiên cứu, thông qua các phiếu điều tra được khảo sát trên địa bàn thuộc
phạm vi nghiên cứu. Cấu trúc của công cụ thống kê gồm các bước:
+ Phân tích thống kê mô tả để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
+ Tiếp tục kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ những biến quan sát không hợp lệ
và nhóm các biến quan sát.
+ Phân tích tương quan Pearson kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến
phụ thuộc và các biến độc lập.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ xác định ảnh hưởng của các biến độc lập tới
biến phụ thuộc. 

- Vẽ biểu đồ: Sử dụng biểu đồ dạng cột và dạng tròn để mô tả tương quan trong
mỗi tiêu chí số liệu.

- Kết luận: Dựa vào kết quả phân tích số liệu, đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến quyết định sử dụng BHYT nhà nước của khu vực đồng bằng sông
Hồng.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 5
chương: 

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 

Chương 5: Kiến nghị và giải pháp

6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 

Vào năm 2014, tác giả Hồ Diễm Chi đã trình bày nghiên cứu của mình trong
luận văn thạc sĩ tại trường đại học Đà Nẵng với đề tài “Phát triển bảo hiểm y tế toàn
dân trên địa bàn huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định”. Một điểm mới ở công trình
nghiên cứu này chính là ở phương pháp nghiên cứu của tác giả. Ngoài việc sử dụng rất
nhiều phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích-tổng hợp, thống kê,… Hồ
Diễm Chi còn dựa trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng. Mở đầu bài viết,
tác giả đã nói lên được tầm quan trọng của BHYT đối với cuộc sống của con người
ngày nay, nó đã trở thành một công cụ thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho chúng ta.
Không những thế tham gia BHYT toàn dân còn giúp đảm bảo về mặt an sinh xã hội,
giúp thúc đẩy, phát triển nền kinh tế nước nhà. Khi nghiên cứu trên địa bàn huyện Tuy
Phước tỉnh Bình Định tác giả đã nêu rất rõ về những thuận lợi và khó khăn để phát
triển BHYT toàn dân. Mặc dù tình hình thu nhập bình quân theo đầu người của người
dân trong huyện có sự tăng lên đáng kể và hệ thống cơ sở y tế cũng đã được đầu tư
nâng cấp,… nhưng hạn chế ở chính địa phương này là do người dân chưa hiểu đúng về
chính sách mà BHYT có và nhược điểm lớn đối với việc KCB ở tuyến dưới thì còn
gặp nhiều vướng mắc như: trình độ chuyên môn của bác sĩ chưa được cao, trang thiết
bị thì không được hiện đại bằng các tuyến trung ương,… Tuy nhiên quy mô nghiên
cứu của công trình này rất nhỏ bé chỉ nằm ở một huyện của một tỉnh Bình Định nên
chưa bao quát hết được những ý kiến về tham gia BHYT toàn dân trên cả nước. Và
việc đề xuất giải pháp mới chỉ đạt ở mức đưa ra cơ sở lý thuyết, chưa có chứng cứ, đo
lường chính xác. 

Vào năm 2014, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bích Hường cũng được
hoàn thành tại trường đại học Đà Nẵng đã trình bày nghiên cứu “Phát triển BHYT
toàn dân trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu chỉ ra
những vấn đề về cơ sở lý luận phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, thêm vào đó phân
tích, đánh giá thực trạng về nhu cầu và khả năng tham gia dịch vụ BHYT, thực trạng

7
chính sách và công tác tổ chức triển khai dịch vụ này trên địa bàn tỉnh Tuy Phước. Và
hơn hết, tác giả đã làm rõ quan điểm về tổ chức dịch vụ BHYT toàn dân, sau đó đưa ra
kiến nghị và giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, đề tài đã không đi sâu vào việc tính toán
mức đóng cho từng nhóm đối tượng BHYT mới phát sinh, đồng thời, nghiên cứu cũng
đang chỉ được thực hiện trong một quy mô nhỏ.

Nhóm tác giả Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương, Kari L.
Hurt, và Hernan L. Fuenzalida-Puelma vào năm 2013 đã thay mặt cho ngân hàng thế
giới xuất bản cuốn sách của họ về đề tài “Tiến tới bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân ở
Việt Nam – Đánh giá và Giải pháp”. Tài liệu này đã phân tích thực trạng hệ thống,
xác định những khó khăn chính trong việc đạt được các mục tiêu quốc gia, trả lời một
số câu hỏi cụ thể của các nhà hoạch định chính sách, đề xuất giải pháp để giải quyết
các khó khăn trước mắt cũng như định hướng cho những cải cách dài hạn. Đề án đặt ra
mục tiêu mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế cho giai đoạn 2013-2020. Nghiên cứu đã
đánh giá việc thực hiện BHYT của Việt Nam và đưa ra các giải pháp tiến tới mục tiêu
bao phủ toàn dân (BPTD) với các quan điểm đóng góp cho tiến trình sửa đổi bổ sung
luật BHYT. Báo cáo phân tích hiện trạng tiến trình thực hiện hai mục tiêu chính của đề
án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Báo cáo cũng đánh giá khả năng sẵn
sàng của Việt Nam để đạt được các mục tiêu đã đề ra, các thách thức sẽ phải đối mặt
trong lộ trình đạt được BPTD cũng như các cải cách thiết yếu để vượt qua các thách
thức này. Việc đánh giá trên cơ sở góc nhìn tài chính y tế tập trung vào cách thức huy
động các nguồn tài chính, tập hợp và phân bổ các nguồn tài chính và cách thức mua
dịch vụ y tế. Báo cáo cũng đánh giá hoạt động quản lý tài chính gồm công tác tổ chức,
quản lý và điều hành BHYT bởi nó tác động trực tiếp tới mục tiêu BPTD. Báo cáo
đồng thời đưa ra các khuyến nghị chung dưới hình thức lộ trình thực hiện.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Đan Thương trong luận văn thạc sĩ tại
trường đại học Trà Vinh năm 2015 về đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” đã chỉ rõ
tác giả thực hiện đề tài này nhằm trả lời câu hỏi điều gì đã làm cho quy định tại khoản
2 Điều 51 của Luật BHYT đã không thực hiện được trên cả nước nói chung và tại tỉnh

8
Trà Vinh nói riêng (khoản 2 Điều 51 của Luật BHYT quy định về lộ trình thực hiện
BHYT toàn dân). Kết quả nghiên cứu tác giả đã tìm ra mô hình 10 nhân tố ảnh hưởng
đến việc tham gia BHYT là: Mức phí BHYT; Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và
điều trị bệnh BHYT; Chất lượng khám và điều trị bệnh theo chế độ BHYT; Thái độ
phục vụ, đối xử của nhân viên y tế và y bác sỹ; Thủ tục hành chính trong khám chữa
bệnh Bảo Hiểm Y Tế; Chất lượng phục vụ khách hàng BHYT của cơ quan BHXH;
Thủ tục mua BHYT và thanh toán chi phí BHYT; Thu nhập, mức sống của người dân;
Hiểu biết về BHYT; Tình trạng sức khỏe. Từ kết quả việc phân tích, kết hợp với tình
hình thực tế về thực hiện BHYT tại tỉnh Trà Vinh, đề tài đưa ra 3 giải pháp định tính
và 7 giải pháp định lượng nhằm làm gia tăng số người tham gia BHYT trên địa bàn,
nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh. Tác giả chưa đề cập
đến việc điều tra và phân tích theo hai hướng gồm: phân tích về mức độ hài lòng của
nhóm đã tham gia BHYT và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia
BHYT của nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Ngọc Minh trình bày ở trường đại học Dân lập
Hải Phòng vào năm 2017 với đề tài “Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn
dân tại bảo hiểm xã hội quận Kiến An” đi vào phân tích dịch vụ khám chữa bệnh
theo BHYT của quận Kiến An. Tác giả giúp người dân hiểu rõ hơn những quyền lợi
mà BHYT đem đến cho họ. Bài viết đã phân tích nền kinh tế và thực trạng người dân
sử dụng BHYT của quận Kiến An bằng việc đã đưa ra được những số liệu cụ thể về
các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội, chỉ tiêu môi trường và chỉ tiêu xây dựng Đảng. Tuy
nhiên bài viết có hạn chế lớn ở việc nó không có tính phổ cập, chỉ áp dụng được cho
địa bàn quận Kiến An, không áp dụng được cho mẫu số lớn. Đồng thời nghiên cứu là
đánh giá chủ quan của bản thân tác giả, chưa dựa trên những cơ sở sự đo lường chính
xác.

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của
người dân TP Cần Thơ” nghiên cứu bởi nhóm tác giả Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn
Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm được đăng lên tạp chí khoa học trường đại học Cần
Thơ vào năm 2016 tại tập 48, phần D (2017): 20-25 đã chỉ ra rằng giới tính và tình

9
trạng sức khỏe lại có tác động ngược chiều với quyết định mua BHYT, nghĩa là những
người có sức khỏe không tốt sẽ mua BHYT tự nguyện nhiều hơn, điều này làm ảnh
hưởng đến quỹ BHYT. Theo kết quả phân tích của mô hình Probit của nhóm nghiên
cứu, các yếu tố trình độ, số lần khám chữa bệnh, thông tin được tuyên truyền có tác
động tích cực đến quyết định tham gia BHYT tự nguyện của người dân, trong đó việc
người dân tiếp cận được thông tin tuyên truyền về lợi ích và dịch vụ sẽ làm tăng đáng
kể khả năng mua bảo hiểm của người dân. Do đó, một trong các đề xuất được đặt ra là
cần tích cực tuyên truyền, phổ biến thông tin, nhằm tăng nhận thức của người dân về
quyền lợi của BHYT giúp giảm chi phí và hiệu quả chữa trị cho người dân. Tuy nhiên
tác giả chỉ mới nghiên cứu ở quy mô nhỏ và nhóm đối tượng nhỏ, chưa thực sự đủ sức
khái quát.

Năm 2016 tác giả NN Thúy nghiên cứu công trình ở địa bàn Hà Nội được trình
bày trong luận văn thạc sĩ ở thư viện số trường đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài
“Nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế ở Việt Nam”. Mở đầu bài viết tác giả
đã đưa ra những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nhận thức của người
dân về BHYT. Nó bao gồm như trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, nhận thức
cũng như hiểu biết của người dân về chính sách của BHYT và những lợi ích của nó
đem lại trong việc chăm sóc sức khỏe. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong những
năm gần đây số lượng người tham gia BHYT tăng nhanh nhưng họ đa số nằm trong độ
tuổi từ 25 trở lên. Những nguyên nhân được kể đến để lý giải tại sao số lượng người
tham gia BHYT không phủ được trên diện rộng. Thứ nhất, do chính bản thân của
người dân nhận thức về BHYT chưa được tốt. Họ đã nghĩ đến thu nhập của mình làm
ra có đủ để trang trải thêm một khoản phí đóng BHYT hay không? Và không hiểu hết
được lợi ích to lớn mà BHYT đem lại nên đã chần chừ và không mua nó. Thứ hai, về
công tác truyền thông của Nhà nước chưa được bao quát, hời hợt, thiếu trách nhiệm để
mỗi cá nhân khó tiếp cận với những thông tin quan trọng là BHYT mang đến…v.v.
Tuy nhiên với công trình nghiên cứu này nhóm tác giả NN Thúy mới chỉ đánh giá thực
trạng sau khi phân tích mẫu số liệu nhỏ gồm 236 đối tượng trên địa bàn Hà Nội chứ
chưa có cái nhìn tổng thể nhiều đối tượng trên phạm vi toàn miền Bắc. Không những

10
thể tác giả đã không làm nổi bật lên được biện pháp mà chúng ta cần làm ngay để
người dân có nhận thức đúng đắn về BHYT.

Ông Huỳnh Thanh Liêm trong luận văn thạc sĩ của mình hoàn thành năm 2014
ở trường đại học Đà Nẵng đã viết về đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng
bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum” với  mục đích chính là kiểm
định và đo lường các yếu tố tác động đến ý định sử dụng và hành vi của khách hàng
đối với dịch vụ BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh. Với số mẫu là 370 người với độ
tuổi 18 trở lên, nghiên cứu chỉ có độ chính xác tương đối cao trên địa bàn tỉnh Kon
Tum. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 nhân tố Thái độ và Chuẩn chủ quan ảnh hưởng
lớn đến “Ý định hành vi sử dụng dịch vụ BHYT tự nguyện”. Tuy nhiên, thang đo
lường được xây dựng từ các lý thuyết đã cũ, đối tượng được phỏng vấn không có trẻ
em và trẻ vị thành niên mà 2 đối tượng này lại đặc biệt cần BHYT. 

Tác giả Nghiêm Xuân Nam đã viết luận văn thạc sĩ về đề tài “Thực trạng và
nhu cầu tham gia BHYT của người dân nông thôn hiện nay” vào năm 2008-2009
trên địa bàn xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Công trình này được công nhận
bởi đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi
đất nước hòa bình, độc lập và ngày một phát triển thì vấn đề an sinh xã hội càng được
quan tâm. Để củng cố được vấn đề đó có sự góp mặt to lớn của BHYT. BHYT được ví
như một kim chỉ nam soi sáng đến sức khỏe con người trong mọi quá trình từ lúc mới
sinh ra đến khi khuất bóng. Ở công trình này tác giả đã đưa ra thực trạng tham gia
BHYT của người dân sinh sống ở xã Yên Thường. Tuy nhiên, con số này chỉ dừng lại
ở 30-40% trên tổng số người dân. Đó là một con số ở mức khá thấp. Qua phân tích số
liệu, phỏng vấn theo bảng hỏi và phỏng vấn sâu, cá nhân tác giả Nghiêm Xuân Nam đã
đưa ra những ý kiến về nhận thức của người dân về tầm quan trọng của BHYT, chính
sách mà BHYT đem lại,… Thật vậy, ở công trình nghiên cứu này tác giả chưa chỉ rõ
được những nguyên nhân, lý do vì sao số lượng người dân tham gia BHYT chỉ dừng
lại ở mức 30-40%. Và cách khắc phục cũng như mở rộng nhu cầu tham gia của người
dân là gì. Ngoài ra, khi đề xuất các phương án để mở rộng nhu cầu tham gia BHYT thì
liệu khả năng đạt được ở ngưỡng nào và hiệu quả ra sao vẫn chưa được làm rõ.  

11
1.2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài 

  Trung Quốc là một đất nước vô cùng rộng lớn với nhu cầu BHYT cao. Nhận thấy
tình huống đó, nghiên cứu của tác giả YuanLi Liu vào năm 2004 về đề tài
“Development of the rural health insurance system in China” (Phát triển hệ thống
BHYT tại nông thôn ở Trung Quốc) đã được đưa ra trên tạp chí Oxford số 19, xuất
bản vào tháng 1 năm 2004. Đặt trong bối cảnh nghiên cứu: Hệ thống Y tế hợp tác nông
thôn – Rural Cooperative Medical System (RCMS) thành công vào những năm 80,
Trung Quốc chuyển đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp tập thể sang sản xuất tư nhân,
nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là cư dân nghèo, đối mặt với các vấn đề lớn. Năm
1993, bảo hiểm ở nông thôn chỉ ở mức 12,8%. Đến năm 1998, chỉ có 9,5% dân số
nông thôn được bảo hiểm. Thuế đã làm một số người dân nông thôn thiếu tiền để mua
đồ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết. Sự bần cùng hóa cho chi phí y tế cao cũng dẫn đến
việc thiếu BHYT ở nông thôn. Bài phân tích lí do cơ bản cho việc thiếu bảo hiểm ở
nông thôn: Chính sách của chính phủ còn yếu kém, thiếu nhu cầu cho các chương trình
tài chính cộng đồng tự nguyện và đưa ra giải pháp “Xây dựng mô hình nông thôn mới
dựa trên quỹ phù hợp với chính quyền Trung ương và địa phương, tương ứng với đóng
góp của các hộ gia đình.”

  Vào năm 2016, nhóm tác giả Mittal, Chirag, Griskevicius, Vladas cùng với NXB
Oxford University Press đã cho ra mắt nghiên cứu của mình về đề tài “How
Childhood Environmental Affects Adult Health Care Decisions” (Tuổi thơ ảnh
hưởng tới quyết định mua BHYT của người lớn như thế nào) tại tập 43, Số 4, trang
636 tới 656 trong tạp chí “Journal of Consumer Research” (Tạp chí nghiên cứu người
tiêu dùng). Nghiên cứu phát triển và thử nghiệm một mô hình mang lại 2 phát hiện
chính qua 5 thí nghiệm khác nhau. Mô hình thứ nhất là về những người có tuổi thơ khó
khăn về kinh tế ít quan tâm đến BHYT hơn so với những người có tuổi thơ khá giả.
Hiệu ứng này không phụ thuộc vào tình trạng kinh tế xã hội hiện tại, đặc biệt khi
người trưởng thành gặp phải mối đe dọa lớn về tài chính và phân biệt bởi sự sẵn sàng
chấp nhận rủi ro. Ngược lại, hiệu ứng này bị đảo ngược khi đối tượng được cung cấp
các thông tin cơ bản về khả năng mắc bệnh. Kết quả cho thấy: Những người lớn lên

12
với kinh tế khó khăn có khả năng tìm kiếm BHYT cao hơn những người giàu có. Hiệu
ứng một lần nữa mạnh nhất khi đối tượng gặp phải mối đe dọa lớn về tài chính. Bài
viết chỉ ra sự ảnh hưởng của tình trạng kinh tế xã hội tuổi thơ đến mong muốn
BHYT khi trưởng thành của đối tượng. Đây là một phát hiện thú vị, tuy nhiên mẫu
nghiên cứu còn ít, tiêu chí đưa ra chưa đủ bao quát, chỉ là một phần nhỏ trong số các
yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định mua BHYT của đối tượng.

Vào năm 2016, thư viện số Havard đã công bố nghiên cứu của tác giả Gal
Wettstein về đề tài tiểu luận “Essays on Public Health Insurance” (Tiểu luận về
BHYT công cộng). Nghiên cứu đề cập đến 3 vấn đề chính: Thứ nhất là BHYT giúp
người bệnh tránh khỏi các nguy cơ mua phải thuốc giả hay với giá không mong muốn.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng cần được mọi người lưu ý. Bởi lẽ, sức khỏe con
người là vấn đề quan trọng. Khi bị bệnh, chúng ta cần phải sử dụng đến thuốc – hỗ trợ
các giác quan thần kinh và tăng sức đề kháng, … làm cho con người nhanh chóng
khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nếu không may mắn, đã mua phải loại thuốc giả dẫn đến
hậu quả khó thể lường trước được. Bệnh tình của bệnh nhân có thể suy giảm trầm
trọng. Tiếp đến là mối tương quan của sự ác cảm với rủi ro và ngành Bảo hiểm tư
nhân. Cuối cùng là ảnh hưởng của chính sách BHYT đến việc phủ sóng bảo hiểm. Cụ
thể hơn, tác giả nghiên cứu bằng cách đo lường sức ảnh hưởng của chương trình phúc
lợi Medical part D (Bảo hiểm thuốc) và Đạo luật chăm sóc Giá cả phải chăng lên các
khóa hưu trí cho người cao tuổi, cũng là những đối tượng chính của nghiên cứu. Từ
đó, đánh giá xem những chính sách này đã có ảnh hưởng tốt thế nào tới mục tiêu của
ngành Y tế, cũng như đưa ra những ý tưởng mới với tiềm năng giải quyết được những
vấn đề kinh tế cơ bản.

Trải qua nhiều năm tháng với tư duy suy luận và logic, đã có nhiều công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đem lại thành công to lớn xoay quanh các vấn đề liên
quan đến BHYT. Điểm mạnh mà các tác giả đem đến cho người đọc được thể hiện ở
việc đưa ra thực trạng người dân tham gia BHYT như thế nào. Bằng các phương pháp
nghiên cứu rõ ràng, cụ thể như phân tích số liệu, lập bảng hỏi, các tác giả đã nghiên
cứu đối tượng của mình với những độ tuổi, giới tính, nơi sinh sống khác nhau,… để

13
giải thích cho lý do vì sao việc tham gia BHYT không được phổ biến rộng rãi trên cả
nước. Đa phần các lý do đó được xuất phát từ chính nhận thức chưa đúng đắn của
người dân về BHYT. Họ đã chần chừ về việc đưa ra quyết định sử dụng bảo hiểm sớm
khi không may bản thân mình gặp rủi ro về vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Bởi lẽ,
BHYT như một lá bùa chắn đem đến sự an toàn cho người dân về tính mạng, sức lực
khi họ không may gặp phải ốm đau, bệnh tật, tai nạn. Không những thế, tham gia
BHYT còn giúp an sinh xã hội của đất nước ngày một ổn định, vững vàng hơn và nhờ
có vậy mà đất nước được phát triển toàn diện, từng bước đi lên. 

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này có quy mô chỉ trong một số tỉnh như
Bình Định, Trà Vinh, Kon Tum, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Bình hoặc là các công
trình nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài. Chưa có công trình nghiên cứu nào trong
phạm vi đồng bằng sông Hồng. Do vậy nhóm chúng em chọn nghiên cứu ở trong
phạm vi này. Thêm vào đó, đối tượng nghiên cứu nên chia theo nhóm với từng độ tuổi
khác nhau, như vậy có thể giúp nghiên cứu xác thực và mang tính bao quát, chính xác,
khách quan hơn. Ngoài ra, sau khi tìm hiểu lý do vì sao người dân chưa tham gia
BHYT thì cần triển khai các phương án thiết thực đưa đến tay người dân để họ hiểu
được tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc tham gia BHYT đối với không chỉ bản
thân mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng để sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng.

14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về bảo hiểm y tế 

Dưới góc độ xã hội và kinh tế, có thể cho rằng bảo hiểm là một hoạt động qua
đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình
hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ
chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại
theo các phương pháp của thống kê. Bảo hiểm có vai trò bảo toàn vốn sản xuất kinh
doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất
và là một công cụ tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước
thông qua hoạt động tái bảo hiểm. 

BHYT hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người tham
gia BHYT sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Mức hưởng
bảo hiểm sẽ khác nhau căn cứ vào nơi khám bệnh. Theo Luật bảo hiểm Việt Nam quy
định BHYT là một hình thức bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. BHYT là
hình thức bảo hiểm bắt buộc. BHYT được áp dụng trên khắp các cơ quan y tế nhà
nước, bệnh viện hay phòng khám. Khi tham gia BHYT, người tham gia được hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe, được chia sẻ viện phí khi ốm đau, thai sản, tai nạn, …

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là
hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, được áp dụng đối với các
đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Như vậy,
theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT
bắt buộc và BHYT tự nguyện. Trong đó, đối tượng bắt buộc tham gia BHYT gồm 6
nhóm đối tượng được quy định tại Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Xem phụ
lục 2). Do vậy, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt
Nam đều được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

Nhằm thúc đẩy thực hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21 của
Bộ Chính trị hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân và chia sẻ trách
nhiệm đối với cộng đồng, BHYT dần được triển khai bao phủ toàn dân. 

15
Theo đó, BHYT toàn dân được hiểu là mọi người dân trong xã hội đều có thẻ
BHYT, với những trường hợp không có thì có những cơ chế phù hợp khác để hỗ trợ tài
chính khi ốm đau, bệnh tật nhằm đảm bảo cho họ được tiếp cận một cách đầy đủ với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Phát triển đối tượng BHYT, hay còn gọi phát triển BHYT toàn dân, là quá trình
quy định dần các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như cán bộ công nhân viên chức,
người lao động, người hưởng lương hưu, người nghèo, trẻ em, người hưởng bảo trợ xã
hội,… đồng thời cố gắng mở rộng BHYT tự nguyện cho những người còn lại. 

Như vậy, BHYT là tất yếu và phát triển BHYT nhà nước hướng tới BHYT toàn
dân là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh hợp
lý từ nhiều phía của nhà nước, ngành y tế, BHXH và cả chính bản thân người dân cũng
như người tham gia bảo hiểm. 

Về quyền lợi và mức đóng BHYT, cụ thể như sau:

 Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế. 


“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở
lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng
bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công
tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức
đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao
động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

16
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối
tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2
Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng
lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi
đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi
các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài
chính.
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng
giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc
nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương
cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định
này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại
các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do
người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do
ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng
bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách
nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy
định của Luật bảo hiểm y tế.”

 Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.


“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

17
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho
một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo
đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-
CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản
1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3
và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức
đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách
địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy
định tại khoản 1 Điều này.”

 Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và
khoản 7 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế. 

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản
1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các
Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y
tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi
được hưởng với mức hưởng như sau:

18
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4,
8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán
thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B,
bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B,
bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động từ 81 % trở lên;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám
bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm
y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2,
khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều
trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong
phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.

19
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được
hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng
tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức
hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau:
cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên
môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế
tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1
Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp
ranh.
5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới
được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.”

2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

2.2.1. Định nghĩa hành vi của người tiêu dùng


Hành vi người tiêu dùng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo American
marketing association – Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng là sự
tương tác không ngừng biến đổi giữa sự ảnh hưởng và nhận thức, hành vi và các yếu tố
môi trường thông qua đó con người thực hiện hành vi trao đổi. Trong khi đó, Solomon,
Michael R (Consumer Behavior – Buying, Having, and Being-Pearson 2017) lại cho
rằng đó là nghiên cứu các quy trình liên quan khi các cá nhân hoặc nhóm chọn, mua,
sử dụng hoặc từ bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của họ. Còn nhóm tác giả cuốn Consumer Behavior 1993 (James F.
Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard) lại đưa ra quan điểm hành vi người tiêu
dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập,

20
mua sắm, sở hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ. Bao gồm cả quy trình ra quyết
định diễn ra trước, trong và sau các hành đồng trên.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: “Hành vi khách hàng bao gồm những
suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện
trong quá trình mua sắm và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ”.

2.2.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng 

Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Nguồn: Trần Minh Đạo, 2013

Mô hình hành vi người tiêu dùng được mô tả qua các giai đoạn:

 Nhận biết nhu cầu: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt của con người với môi trường
bên ngoài, mong muốn được bù đắp. Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình mua
hàng này, người tiêu dùng nhận thức được vấn đề, nhu cầu đối với một loại sản
phẩm nào đó.
 Tìm kiếm thông tin: Người tiêu dùng có thể biết về sản phẩm qua những nguồn
cung cấp thông tin khác nhau, ví dụ như nguồn thông tin cá nhân từ người quen
bạn bè, nguồn thông tin phổ thông trên các trang báo, nguồn thông tin thương
mại hay từ kinh nghiệm của chính bản thân mình.
 Đánh giá các phương án: Người tiêu dùng sẽ xây dựng những tiêu chí để đánh
giá mức độ phù hợp hay hài lòng dựa theo nhu cầu của mình đối với những
thông tin, phương án mà mình thu thập được.
 Quyết định mua: Sau khi đánh giá các phương án, người tiêu dùng sẽ chọn
những sản phẩm mà họ cho là tốt nhất và tìm kiếm địa điểm mua, số lượng,
chủng loại sản phẩm.
 Hành vi mua: Hành vi của người tiêu dùng đối với việc có sử dụng hay không
sử dụng sản phẩm trong tương lai.

21
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
Khi tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp, người tiêu dùng luôn
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: văn hoá, xã hội, cá nhân, tâm lý. 

Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Nguồn: Trần Minh Đạo, 2013

 Nhân tố văn hóa: 


 Nền văn hóa: Nền văn hóa có thể được hiểu là hệ thống những giá trị,
chuẩn mực hành vi được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ,
truyền từ đời này qua đời khác và mang tính vùng miền cao, còn được
gọi là “bản sắc văn hóa”. Đây là yếu tố quyết định cơ bản nhất nhu cầu
và hành vi của một người.
 Nhánh văn hóa: trong một nền văn hóa có thể có nhiều nhánh văn hóa.
Nhánh càng nhỏ thì càng có nhiều đặc điểm gần gũi và đặc trưng cho
vùng miền đó nhưng vẫn mang nền văn hóa chung. Cách thức, lựa chọn,
mua sắm và sử dụng hàng hóa của những người thuộc nhánh văn hóa
khác nhau là khác nhau.
 Sự giao lưu và biến đổi văn hóa: ngày nay, thế giới đang tiến tới toàn cầu
hóa, hội nhập văn hóa. Vì vậy, giao lưu và biến đổi văn hóa là điều tất
yếu, tuy nhiên cần có sự chắt lọc trong tiếp thu những văn hóa mới và cải

22
tiến văn hóa cũ. Hành vi người tiêu dùng không chỉ bị ảnh hưởng bởi
nền văn hóa của họ mà còn cả nền văn hóa khác.
 Nhân tố xã hội:
 Giai tầng xã hội: Giai tầng xã hội hay còn được gọi là tầng lớp xã hội, là
những nhóm người được sắp xếp theo các tiêu chí nhất định (thứ bậc,
đẳng cấp, quan điểm giá trị, hành vi,…). Những người chung một tầng
lớp xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau. Các tầng lớp xã hội
khác nhau có những sở thích, nhu cầu về hàng hóa thương hiệu khác
nhau.
 Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo là nhóm mà một cá nhân người tiêu
dùng xem xét khi hình thành thái độ và quan điểm của người đó, từ đó
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới thái độ và hành vi mua của
người đó.
 Gia đình: Sự biến động của nhu cầu hàng hóa luôn gắn với sự hình thành
và biến động của gia đình. Ngoài ra, những quyết định mua sắm của
những cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của các cá nhân khác trong gia đình.
 Vai trò và địa vị xã hội: Mỗi cá nhân sẽ giữ những vị trí khác nhau trong
mỗi nhóm tham khảo, ví dụ như gia đình, câu lạc bộ, công ty làm việc,…
Nhu cầu và hành vi cũng sẽ phụ thuộc vào vị trí của cá nhân đó.
 Nhân tố cá nhân:
 Tuổi và đường đời: Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của con người thay
đổi theo độ tuổi (tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già).
 Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp sẽ gắn liền với những lĩnh vực mà người
đó quan tâm, kéo theo sự ảnh hưởng tới cách thức tiêu dùng của họ.
 Hoàn cảnh kinh tế: Tình hình thu nhập, tiền tiết kiệm, khả năng đi vay,
quan điểm về chi tiêu có ảnh hưởng tới chủng loại và số lượng hàng hóa
mà người tiêu dùng lựa chọn cũng như quyết định mua sắm.
 Lối sống: Lối sống được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan
điểm của người đó về những gì thuộc môi trường xung quanh, ở đây là
mặt hàng họ quan tâm và có nhu cầu mong muốn được đáp ứng.

23
 Nhân cách, cá tính: Đây là đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo
ra phản ứng với môi trường xung quanh. Ví dụ người có tính ngăn nắp
thường tìm kiếm những sản phẩm gọn gàng, đơn giản, không cồng kềnh.
 Nhận thức: Nhận thức là quá trình con người chọn lọc, xử lý và giải
thích thông tin bằng các giác quan của mình (thị giác, thính giác, khứu
giác, xúc giác, …) khác nhau đối với mỗi người.
 Nhân tố tâm lý:
 Động cơ: Động cơ là lý do đủ mạnh để biến nhu cầu thành cầu cụ thể
trong thực tế.
 Tri giác: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính bên ngoài của
sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan.
 Kiến thức: Kiến thức là những hiểu biết về đời sống xung quanh của con
người, được thu nạp thông qua những trải nghiệm và được giáo dục. Qua
những hoạt động từng trải và kiến thức có được, người ta có niềm tin và
thái độ.
 Niềm tin: Niềm tin là nhận định cá nhân chứa đựng một ý nghĩa cụ thể
mà người ta có được về một điều gì đó.
 Thái độ: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu về một khách thể hay một ý
tưởng nào đó.

24
2.3. Lý thuyết hành vi được hoạch định TPB

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các công trình nghiên
cứu khoa học, có nhiều lý thuyết được tìm hiểu và công bố để giải thích cho hành vi
mua của người tiêu dùng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý thuyết hành vi
được hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991). Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi được
hoạch định như sau: 

Thái độ

Chuẩn chủ quan Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

Nhận thức kiểm soát


hành vi

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi được hoạch định

Nguồn: Ajzen,1991

Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý
thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý
thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của
con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý,
nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi được hoạch định là ý định của cá nhân trong
việc thực hiện một hành vi nhất định. Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến
hành vi, nó là chỉ báo cho việc con người sẽ cố gắng đến mức nào, hay dự định sẽ
dành bao nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như quy luật chung, ý
định càng mạnh mẽ thì khả năng hành vi được thực hiện càng lớn. Điều này là rõ ràng.
Tuy nhiên, việc ý định thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ được nhìn thấy

25
trong những hành vi nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý trí (ví dụ cá nhân quyết
định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có những
hành vi thỏa mãn điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít hay
nhiều đều phụ thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực
hay những cơ hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những
người khác,... (Ajzen, 1985)). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi
trong thực tế cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm
nảy sinh ý định hành động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực hiện.
Như vậy, trong học thuyết này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh
hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mực chủ quan và (3) nhận
thức về kiểm soát hành vi. Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của các nhân về
việc thực hiện một hành vi nhất định. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người
về việc phải ứng xử nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhận thức về kiểm soát
hành vi là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một
hành vi mong muốn. 

Ở đề tài nghiên cứu này, chúng em sử dụng lý thuyết TPB làm cơ sở lý luận và
kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là khu vực
các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, theo Ajzen (1991), mô hình của lý thuyết
này có thể được bổ sung bằng cách đưa thêm vào đó các nhân tố mới ảnh hưởng đến ý
định hành vi, miễn là các nhân tố mới đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho
ý định hành vi. Do đó, chúng em mong muốn đưa thêm một số nhân tố khác phù hợp
với điều kiện các tỉnh đồng bằng sông Hồng để kiểm định khả năng giải thích cho ý
định mua bảo hiểm y tế tại các tỉnh phía Bắc.

26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước, được diễn giải cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Ngày nay, mở rộng đối tượng tham gia
BHYT nhà nước đang là vấn đề cấp bách cần được đưa ra giải pháp sớm nhất để triển
khai và thu lại hiệu quả. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đặt ra nhằm hướng tới tính cấp thiết
của đề tài này.

- Bước 2: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Với vấn đề nghiên cứu trên
thì mục tiêu nghiên cứu là gì. Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thì
những câu hỏi sẽ được đặt ra phù hợp.

27
- Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
phải đại diện và giải thích được cho vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu tương ứng
phải đảm bảo phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

- Bước 4: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết là sự


tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu khoa học liên quan gần đến đề tài bao
gồm các công trình trong nước và công trình nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu
định lượng phù hợp với mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

- Bước 5: Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng. Sau khi xử lý số liệu, bằng
việc phân tích kết quả để đưa ra chính xác được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
ý định tham gia BHYT của người dân. Từ đó có thể đánh giá được thực trạng về lượng
người tham gia BHYT ngày nay được đầy đủ và đúng đắn hơn.

- Bước 6: Giải pháp và kiến nghị: Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân và
nhân tố quyết định đến ý định tham gia BHYT của người dân, đề tài đã đưa ra một số
giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên toàn nước. Đồng thời đề tài đã
viết lên những kiến nghị nhằm Chính phủ và Nhà nước phê duyệt.

3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu đề xuất của các công trình nghiên
cứu trước 

Ở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. có một số công trình nghiên
cứu đề cập đến mô hình nghiên cứu như sau:

 Theo luận văn thạc sĩ năm 2016 với đề tài “Nhận thức của công chúng về
BHYT ở Việt Nam”, tác giả NN Thúy đã đưa ra mô hình đề xuất với 2 nhóm nhân
tố chính là nhân tố bên trong (Tuổi tác, Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp,
Thu nhập, Ý thức tự bảo vệ) và nhân tố bên ngoài (Chính sách BHYT, Tuyên
truyền BHYT, Chất lượng dịch vụ BHYT, Mức phí đóng BHYT). Kết quả nghiên
cứu cho rằng hoạt động tuyên truyền về BHYT vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức
của công chúng về chính sách BHYT nhà nước còn chưa tốt, nhận thức của người
dân về lợi ích của BHYT là khá tốt, nhận thức của công chúng về chất lượng dịch
vụ BHYT đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ BHYT.

28
Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng
đối với BHYT ở Việt Nam, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ KCB sử
dụng BHYT.

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài

“Nhận thức của công chúng về BHYT ở Việt Nam”

Nguồn: NN Thúy, 2016

 Công trình nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo
hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” trong luận văn thạc sĩ
của tác giả Nguyễn Thị Đan Thương năm 2015 đã đề cập đến mô hình nghiên
cứu như sau:

29
Biến phụ thuộc

Tên biến Giải thích nội dung Nguồn số liệu Kỳ vọng


dấu hệ số

THAMGIA Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ Điều tra


tham gia BHYT, nhận giá trị 0
nếu hộ không tham gia BHYT.

Biến độc lập

Tên biến Giải thích nội dung Nguồn số liệu Kỳ vọng


dấu hệ số

MUCPHI Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra -


mức phí mua BHYT được cho
là cao, nhận giá trị 0 nếu mức
phí được cho là thấp

THUNHAP Thu nhập bình quân đầu người Điều tra -


hàng tháng của hộ gia đình,
đơn vị tính là 1.000.000 đồng

KCBBHYT Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


KCB theo chế độ BHYT được
cho là đạt chất lượng, nhận giá
trị 0 nếu KCB BHYT không
đạt chất lượng theo yêu cầu,
nhận giá trị 2 nếu hộ không có
ý kiến.

DVKCB Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


thái độ phục vụ của đội ngũ y
bác sỹ được cho là tốt, nhận
giá trị 0 nếu thái độ phục vụ
không tốt, nhận giá trị 2 nếu hộ
không có ý kiến.

THUTUCKCB Biến giả, nhận giá trị 0 nếu thủ Điều tra -
tục đăng ký KCB BHYT
nhanh chóng thuận tiện, nhận
giá trị 1 nếu thủ tục phức tạp
phải chờ đợi lâu, nhận giá tri 2

30
nếu hộ không có ý kiến.

CSVCKCB Biến giả, nhận giá trị 1 nếu cơ Điều tra +


sở vật chất phục vụ cho KCB
BHYT đáp ứng được nhu cầu,
nhận giá tri 0 nếu cơ sở vật
chất không đáp ứng được nhu
cầu, nhận giá trị 2 nếu không
có ý kiến

PHVUKH Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra +


nhân viên cơ quan BHXH và
đại lý thu phục vụ khách hàng
BHYT tốt, nhận giá trị 0 nếu
không phục vụ tốt cho khách
hàng, nhận giá trị 2 nếu hộ
không có ý kiến

TTMUATTOAN Biến giả, nhận giá trị 1 nếu Điều tra -


điều kiện,hồ sơ thủ tục mua
BHYT và thanh toán trực tiếp
chi phí KCB BHYT nhanh
chóng thuận tiện, nhận giá trị 0
nếu phức tạp mất thời gian,
nhận giá trị 2 nếu hộ không có
ý kiến.

HIEUBHYT Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ Điều tra +


gia đình có kiến thức về
BHYT, nhận giá trị 0 nếu
không có đầy đủ kiến thức về
BHYT

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”

Nguồn: Nguyễn Thị Đan Thương, 2015

Mô hình này đưa ra dựa trên kết luận là việc tham gia BHYT của các đối tượng
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được ảnh hưởng bởi 7 nhân tố khác nhau có thứ tự tầm quan
trọng từ cao đến thấp là: Hiểu biết về BHYT; Chất lượng khám và điều trị bệnh
BHYT; Tình trạng sức khỏe; Mức phí mua BHYT; Thủ tục mua BHYT và thanh toán

31
chi phí KCB BHYT; Thủ tục hành chính trong KCB BHYT; Thu nhập, mức sống của
người dân.

 Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thanh Liêm trong luận văn thạc sĩ của mình vào
năm 2014 về đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm
y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đã đưa ra mô hình nghiên cứu:

Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng
dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

Nguồn: Huỳnh Thanh Liêm, 2014

Mô hình trên được hình thành dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA. Trong
đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan quyết định nên Ý định hành vi, Ý định hành vi sẽ tạo
nên Hành vi. Sau khi thực hiện kiểm định, tác giả Huỳnh Thanh Liêm nhận thấy rằng
nhân tố Chuẩn chủ quan có tác động tới Ý định hành vi mạnh hơn nhân tố thái độ.
Nhân tố chuẩn chủ quan chịu tác động của hai thành phần là Niềm tin chuẩn mực và
Động lực thúc đẩy. Niềm tin chuẩn mực được hiểu là niềm tin của những người ảnh
hưởng quan trọng với đối tượng nghĩ rằng việc tham BHYT tự nguyện là nên hay
không nên, và nó có tác động tới chuẩn chủ quan ít hơn nhân tố Động lực thúc đẩy.
Nhân tố thái độ cũng được tác động bởi hai nhân tố là nhân tố Niềm tin về dịch vụ

32
BHYT và Lợi ích, trong đó nhân tố Lợi ích có tác động đến Thái độ lớn hơn nhiều so
với nhân tố Niềm tin về dịch vụ BHYT.

 Đối với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự
nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” của bộ ba tác giả Lê Cảnh Bích
Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm in trên tạp chí Khoa học trường
đại học Cần Thơ số 48 năm 2017. Nghiên cứu tổng kết được mô hình các nhân
tố ảnh hưởng “có nghĩa” đến quyết định mua BHYT của người dân thành phố
Cần Thơ:

Biến số Diễn giải Kì vọng Nghiên cứu lược khảo

Giới tính Nhận giá trị 1 nếu người được phỏng - Nguyễn Văn Ngãi và
(gioitinh) vấn là nam và 0 nếu là nữ Nguyễn Thị Cẩm Hồng
(2012)

Tuổi (tuoi) Tính từ năm sinh đến thời điểm + Nguyễn Văn Phúc và Cao
phỏng vấn (năm) Viêt ̣Cường (2014) Vũ
Ngọc Huyên và Nguyễn
Văn Song (2014)

Trình độ học vấn Số năm đi học của người được phỏng - Nguyễn Văn Phúc, Cao
(hocvan) vấn (năm) Việt Cường (2014)
Lammers và Wamerdam
(2010)

Tình trạng hôn Nhận giá trị 1 nếu người phỏng vấn + Nguyễn Văn Ngãi và
nhân (honnhan) đã kết hôn và nhận giá trị 0 nếu Nguyễn Thị Cẩm Hồng
ngược lại (2012)

Kinh doanh, buôn Nhận giá trị 1 nếu người phỏng vấn +
bán (kinhdoanh) làm kinh doanh, buôn bán và giá trị 0
nếu ngược lại.
Chu Thị Kim Loan và
Nội trợ (noitro) Nhận giá trị 1 nếu người phỏng vấn - Nguyễn Hồng Ban
làm nội trợ và giá trị 0 nếu ngược lại. (2013)
Nguyễn Văn Ngãi và
Chưa có việc làm Nhận giá trị 1 nếu người phỏng vấn -
Nguyễn Thị Cẩm Hồng
(thatnghiep) chưa có việc làm và giá trị 0 nếu
(2012)
ngược lại.
Nguyễn Văn Phúc và Cao
Nghề tự do Nhận giá trị 1 nếu người phỏng vấn - Việt Cường (2014)
(nghetudo) làm nghề tự do và giá trị 0 nếu ngược
lại.

Tình hình sức Tự đánh giá tình trạng sức khỏe bản - Bhat & Jain (2006)

33
khỏe (suckhoe) thân (rất kém = 1, kém = 2, bình Nguyễn Văn Phúc, Cao
thường = 3, tốt = 4, rất tốt = 5) Việt Cường (2014)

Tuyên truyền về Nhận giá trị 1 nếu người được phỏng + Chu Thị Kim Loan và
BHYT vấn biết thông tin tuyên truyền từ địa Nguyễn Hồng Ban
(tuyentruyen) phương, nhận giá trị 0 nếu ngược lại. (2013)

Thu nhập Mức thu nhập của người được phỏng + Bhat & Jain (2006)
(thunhap) vấn (triệu đồng) Yamada và ctv. (2009)

Tỷ lệ người làm Đo lường bằng tỷ số giữa số người - Nguyễn Văn Phúc và Cao
việc trong gia đình tạo ra thu nhập với tổng số thành Việt Cường (2014)
(tylenguoilamviec viên trong gia đình (%)
)

Số lần khám chữa Số lần khám chữa bệnh ngoại trú + Nguyễn Văn Phúc và Cao
bệnh ngoại trú trong năm của người được phỏng vấn Việt Cường (2014)
(solankcb) (lần/quý) Nguyễn Văn Ngãi và
Nguyễn Thị Cẩm Hồng
(2012) Sepehri (2013)

Hình 3.5: Mô hình đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ”
Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 48, 2017

Ảnh hưởng của các biến được diễn giải như sau:

o (trinhdo): Khi trình độ học vấn tăng lên, người dân sẽ hiểu rõ rủi ro do bệnh
tật có thể đến lúc nào, cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của sức khỏe bản
thân mà đi khám chữa bệnh khi thấy sức khỏe có dấu hiệu không tốt từ đó
tham gia BHYT tự nguyện.
o (suckhoe): Qua điều tra thực tế, những người có sức khỏe xấu hơn thường
chọn mua BHYT tự nguyện nhiều hơn những người có sức khỏe tốt.
o (gioitinh): Nữ tham gia BHYT tự nguyện nhiều hơn nam do phụ nữ thường
chăm sóc cho cả gia đình và có tâm lý biết lo nghĩ xa, họ sợ rủi ro về sức
khỏe do đó tham gia nhiều hơn nam.
o (solankcb): Theo quan sát thực tế trong quá trình phỏng vấn, số lần khám
chữa bệnh trong quý càng cao thì họ có xác suất mua BHYT tự nguyện
nhiều hơn.

34
o (tuyentruyen): Tuyên truyền thông tin liên quan BHYT tự nguyện được chỉ
ra là 1 trong các lý do chính không tham gia BHYT của người dân; do đó,
tuyên truyền thông tin đến người dân bằng các kênh thông tin thích hợp góp
phần gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện.
 Nghiên cứu của hai tác giả nước ngoài Chiraag Mittal, Vladas Griskevicius về
đề tài “Sự ảnh hưởng của tuổi thơ tới quyết định tham gia BHYT” được đăng
trên tạp chí Journal of Consumer Research ở tập 43, số 4 vào tháng 12 năm
2016 rút ra mô hình nghiên cứu sau khi Việt hóa như sau:

Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề tài


“Sự ảnh hưởng của tuổi thơ tới quyết định tham gia BHYT”
Nguồn: Chiraag Mittal và Vladas Griskevicius, 2016
Mô hình cho biết các mối liên hệ giữa các nhân tố Hoàn cảnh tuổi thơ, Rủi ro
sức khỏe nhận thấy và Rủi ro tài chính tới quyết định mua BHYT của người dân. Nhân
tố Rủi ro sức khỏe nhận thấy ảnh hưởng trực tiếp đến Quyết định mua BHYT, trong
khi đó rủi ro tài chính có thể tác động trực tiếp tới Quyết định mua BHYT hoặc gián
tiếp qua Rủi ro sức khỏe nhận thấy. Đặc biệt hơn, nhân tố Hoàn cảnh tuổi thơ tác động

35
hoàn toàn gián tiếp tới Quyết định mua BHYT thông qua hai nhân tố Rủi ro sức khỏe
nhận thấy và Rủi ro tài chính.

Qua phần tổng quan nghiên cứu có thể thấy các nghiên cứu tại các địa phương
khác nhau có những kết luận khác nhau. Những nhân tố có ý nghĩa tại tỉnh này nhưng
lại không tác động ở tỉnh khác. Ví dụ, số lần khám chữa bệnh ảnh hưởng tới quyết
định mua BHYT tự nguyện của người dân ở thành phố Cần Thơ nhưng lại không có ý
nghĩa đối với việc tham gia BHYT của các đối tượng tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu chúng em muốn thực hiện nghiên cứu này tại một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng để khẳng định lại những kết quả nghiên cứu trước đó và xem xét các nhân tố
được nghiên cứu có cùng kết luận hay không đối với các đối tượng tham gia BHYT
nhà nước. 

3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 

36
Dựa vào lý thuyết hành vi được hoạch định TPB, lý thuyết hành vi người tiêu
dùng và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, chúng em đã đề xuất mô hình
các nhân tố tác động tới hành vi mua BHYT của người dân có thể có ý nghĩa đối với
các tỉnh đồng bằng sông Hồng mà chúng em nghiên cứu.

Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Theo mô hình trên, có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT
của người dân bao gồm:

1. Nhân tố thái độ đối với hành vi


2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan
3. Nhân tố chất lượng BHYT
4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi

3.3.1. Nhân tố thái độ đối với hành vi


 Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của người được khảo sát được kỳ
vọng là có sức khỏe càng tốt thì càng ít khả năng mua bảo hiểm.

37
 Số lần KCB ngoại trú: Số lần KCB ngoại trú trong năm của người được khảo
sát với kỳ vọng có số lần KCB càng nhiều thì càng có khả năng mua BHYT.
 Học vấn: Trình độ học vấn của người được khảo sát kỳ vọng là có trình độ học
vấn cao sẽ có khả năng mua bảo hiểm cao hơn.

3.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan


 Thói quen sử dụng từ gia đình: Thói quen sử dụng BHYT của gia đình người
được khảo sát. Được kỳ vọng là càng nhiều người trong gia đình người được
khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.
 Thói quen sử dụng từ cơ quan: Thói quen sử dụng BHYT của cơ quan người
được khảo sát được kỳ vọng là càng nhiều người trong cơ quan người được
khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.
 Người nổi tiếng: Người được khảo sát có thường bắt gặp những người nổi tiếng
tuyên truyền sử dụng BHYT hay không. Được kỳ vọng càng thấy nhiều người
nổi tiếng tuyên truyền thì người được phỏng vấn càng dễ mua bảo hiểm.
 Người nhà làm trong ngành bảo hiểm: Người được khảo sát có người thân làm
trong ngành bảo hiểm hay không, được kỳ vọng càng có người nhà thì tỉ lệ mua
bảo hiểm càng cao

3.3.3. Nhân tố chính sách Bảo hiểm y tế


 Chất lượng thuốc cấp: Người được khảo sát đánh giá về chất lượng thuốc cấp
theo thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu chất lượng thuốc càng tốt thì người được
phỏng vấn càng dễ mua BHYT.
 Tuyên truyền của cơ quan BHYT địa phương: Người được khảo sát có được
biết thông tin tuyên truyền về BHYT từ địa phương hay không. Được kỳ vọng
nếu tuyên truyền tốt thì người được phỏng vấn càng dễ mua bảo hiểm.

3.3.4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi


 Thu nhập: Thu nhập của người được khảo sát. Kỳ vọng là người có mức thu
nhập càng cao thì càng có khả năng mua BHYT.

38
 Tỉ lệ người đi làm trong gia đình: Đo lường bằng tỷ số giữa số người tạo ra thu
nhập với tổng số thành viên trong gia đình. Kỳ vọng là tỷ lệ người làm việc
trong gia đình càng cao thì càng có khả năng mua BHYT.
 Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân của người được khảo sát với kỳ vọng
là người đã và đang có cuộc sống hôn nhân sẽ có khả năng mua bảo hiểm cao
hơn người chưa có cuộc sống hôn nhân.
 Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của người được khảo sát, được kỳ vọng những nghề
trí thức có tỉ lệ mua BHYT cao.
 Thái độ nhân viên BHYT:  Người được phỏng vấn đánh giá về thái độ của nhân
viên BHYT. Kỳ vọng là nếu thái độ của nhân viên BHYT là tốt, người dân sẽ
mua BHYT.
 Thủ tục mua và thanh toán: Người được phỏng vấn đánh giá về thủ tục mua và
thanh toán phí BHYT. Kỳ vọng là thủ tục mua và thanh toán phí nhanh gọn thì
sẽ tăng được số người tham gia BHYT.
 Tay nghề bác sĩ: Người được phỏng vấn đánh giá về khả năng của bác sĩ KCB
theo thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu người đó thấy bác sĩ giỏi, họ sẽ mua BHYT.
 Mức hưởng phí KCB bằng thẻ BHYT: Người được phỏng vấn đánh giá mức
hưởng phí KCB khi KCB bằng thẻ BHYT. Được kỳ vọng nếu mức phí được
hưởng càng cao thì người được phỏng vấn càng dễ mua BHYT.
 Mức phí đóng: Người được phỏng vấn đánh giá mức phí đóng BHYT có phù
hợp hay không. Được kỳ vọng nếu mức phí đóng càng thấp thì người được
phỏng vấn càng dễ mua BHYT.

3.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng khảo sát gồm 30 câu hỏi, trong đó có 22 câu hỏi sử dụng thang đo Likert
với 5 mức độ: (Rất không đồng ý, Không đồng ý, Không có ý kiến, Đồng ý, Rất đồng
ý) cho đối tượng khảo sát được lựa chọn. Dựa trên thang đo mà nhóm xây dựng, thiết
kế bảng câu hỏi gồm 22 biến quan sát. 

39
3.5. Mẫu nghiên cứu

o Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, đối tượng là người dân sinh
sống và làm việc tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Đối với phiếu online, sẽ có
câu hỏi lọc để đảm bảo người trả lời sinh sống và làm việc tại khu vực đồng
bằng sông Hồng. Đối với phiếu offline, nhóm quyết định thả tại 5 tỉnh đại diện:
Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên. 
o Xác định cỡ mẫu: Nhóm nghiên cứu dự định phát 500 phiếu khảo sát, trong đó
250 phiếu phát online qua mạng và 250 phiếu phát offline trực tiếp tới người trả
lời.
 3.6. Phương pháp thu thập số liệu:
o Số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
- Các báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về BHXH, của
Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các
quỹ BHXH, bảo hiểm y tế. Ngoài ra, thu thập thêm số liệu ở các cơ quan
trực thuộc các Bộ, ban ngành kể trên ở các tỉnh.
- Các đề tài, bài báo, tạp chí, các công trình  nghiên cứu khoa học đi trước
có nội dung liên quan trong và ngoài nước.
o Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phiếu điều tra chứ bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu
thiết kế.
3.7. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 23 để xử lý và phân tích dữ liệu.
Để tiện cho việc nhập dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến nghiên cứu được mã
hoá lại cho phù hợp với phần mềm.
Các dữ liệu nghiên cứu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được phân tích và xử lý bằng
phương pháp phân tích định lượng. Tác giả tiến hành mã hóa và nhập số liệu vào phần
mềm IBM SPSS Statistics 23. Sau đó số liệu được xử lý thông qua một số bước sau:
kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và
phân tích hồi quy tuyến tính. Cụ thể như sau:

40
Hình 3.8: Quy trình sử dụng phần mềm SPSS
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

3.7.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo


Khi nghiên cứu định lượng, cần phải sử dụng những thang đo chi tiết để hiểu
được rõ tính chất của nhân tố lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào thang đo ta đề xuất
cũng đều cho thấy sự hợp lý khi xuất hiện những biến quan sát cho thấy rằng nó không
phản ánh được biến phụ thuộc. Thang đo Cronbach’s Alpha giúp giải quyết được vấn
đề này bằng cách cho chúng ta cách kiểm tra xem các niên quan sát của nhân tố mẹ có
đáng tin cậy hay không, hay cụ thể là có phản ánh được biến phụ thuộc hay không.
Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,8 đến gần 1 thì “thang đo lường tốt”, từ 0,7 đến 0,8 là “chấp nhận
được”. Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 thì cũng có thể cân nhắc sử dụng được

41
trong bối cảnh đề tài nghiên cứu vấn đề mới. Tuy nhiên trong thực tế nếu hệ số
Cronbach’s Alpha quá lớn (từ 0,95 trở lên) sẽ cho thấy rằng có nhiều biến trong thang
đo không có sự khác biệt, hay còn gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ,
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2,
trang 364).

Bên cạnh đó, thang đo có thể sử dụng được phải đảm bảo có hệ số số tương
quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) từ 0,3 trở lên (Hair & cộng sự,
2010). Đồng thời nếu giá trị Cronbach’s Alpha khi đã bỏ biến đang quan sát
(Cronbach’s Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm thì
chúng ta nên cân nhắc xem xét biến quan sát này, nếu biến quan sát này thật sự quan
trọng thì nên giữ lại, còn nếu không thì có thể bỏ đi.

3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Khác với thang đo Cronbach’s Alpha đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong
cùng một nhóm, cùng một nhân tố, thì EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến quan
sát ở trong tất cả các biến độc lập khác nhau nhằm phát hiện những biến quan sát tải
lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Cụ thể là từ
một tập hợp nhiều biến quan sát ban đầu, sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ trở
thành các nhóm nhân tố có ý nghĩa hơn. 

- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích


hợp của thực hiện phân tích nhân tố. Trị số KMO nằm trong khoảng yêu cầu thì phân
tích nhân tố EFA là thích hợp. Điều kiện cần thiết để thực hiện phân tích nhân tố là:
0,5 ≤ KMO ≤ 1.
- Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê là đại lượng thống kê để xem xét giả
thiết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa
thống kê thì nghĩa là các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể và thực hiện
phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số Sig. <0,05, chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong nhân tố.

42
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân
tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Phân tích nhân tố khám phá sẽ được tiến hành 2 lần. Lần một để đưa các biến
quan sát vào đúng nhóm nhân tố và lần hai là để kiểm tra lại xem kết quả đã đúng
chưa.
3.7.3. Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson nhằm mục đích kiểm tra mối tương quan tuyến
tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc. Khi phân tích tương quan Pearson cần đặc biệt chú
ý tới giá trị sig. Nếu sig < 0,05 thì có tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
biến độc lập, còn nếu sig > 0,05 thì không có tương quan. Nếu có tương quan, chỉ số
tương quan Pearson sẽ có giá trị dao động từ -1 đến 1. Nếu chỉ số càng tiến gần về 1
hoặc -1 thì tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ, tương ứng với nó là
tương quan dương hoặc tương quan âm. Nếu chỉ số càng gần 0 thì tương quan tuyến
tính càng yếu, nếu chạm 0 thì không có mối liên hệ nào giữa hai biến.
 3.7.4. Phân tích hồi quy tuyến tính
       Hồi quy đa biến hay còn gọi là hồi quy tuyến tính bội là bước cuối cùng để tạo ra
kết quả đối với nghiên cứu định lượng. Phương pháp này được sử dụng với mức ý
nghĩa 5% để kiểm định các giả thiết nghiên cứu và độ phù hợp của mô hình cũng như
mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới sự thay đổi của biến phụ thuộc. Sau khi
phân tích xong mới đủ căn cứ để đưa ra những kết quả và giải pháp phù hợp nhất. Các
tiêu chí cần quan sát sau khi phân tích hồi quy tuyến tính gồm có:
- Adjusted R Square hay còn gọi là P bình phương hiệu chỉnh phản ánh sức ảnh
hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Giá trị này trên 50% thì nghiên cứu được
đánh giá là có ý nghĩa.
- Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan các sai số kề nhau.
Đối với nghiên cứu của chúng em có mẫu nghiên cứu lớn, cụ thể là 628 mẫu hợp lệ thì
nếu hệ số d có giá trị lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì có thể chấp nhận là không có tự tương
quan chuỗi bậc nhất, đồng nghĩa với nghiên cứu này là tốt.

43
- Kiểm định F trong bảng ANOVA có ý nghĩa đánh giá xem mô hình hồi quy
tuyến tính với lượng mẫu giới hạn này có suy rộng và áp dụng cho tổng thể hay không.
Cụ thể nếu giá trị sig của kiểm định F mà nhỏ hơn 0,05 thì mô hình hồi quy tuyến tính
xây dựng phù hợp với tổng thể.
- Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta phản ánh xem biến độc lập nào ảnh hưởng lớn
nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nếu hệ số này dương nghĩa là tác động thuận,
hệ số này âm là tác động nghịch.
- Kiểm định t từng biến độc lập với sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì biến đó có ý
nghĩa trong mô hình, sig lớn hơn 0,05 thì biến độc lập đó cần được loại bỏ.
- Hệ số VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Đối với các nghiên cứu
có mô hình cùng với bảng hỏi sử dụng thang đo Likert mà hệ số VIF lớn hơn hoặc
bằng 2 thì khả năng đang có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Nếu hệ số này mà
nhỏ hơn 2 sẽ không có đa cộng tuyến, khi đó kết quả của phân tích định lượng mới
mang lại nhiều ý nghĩa.
- Ngoài ra còn có 3 biểu đồ dùng để kiểm tra hai giả định hồi quy phổ biến là
phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập. Bao gồm:
 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram giúp kiểm định phần dư có tuân
theo phân phối chuẩn hay không. Nếu giá trị Mean trong biểu đồ bằng 0, độ
lệch chuẩn gần bằng 1, đường cong phân phối có dạng hình chuông thì ta có thể
khẳng định phân phối phần dư là phân phối chuẩn, giả định phân phối chuẩn
của phần dư không bị vi phạm.
 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot cũng có cùng công dụng với biểu
đồ Histogram, dùng để kiểm định sự phân phối chuẩn của phần dư. Sử dụng
biểu đồ này bằng cách quan sát các điểm phân vị trong phân phối có tập trung
thành một đường chéo hay không. Nếu đạt được điều kiện này thì giả định phân
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
 Biểu đồ Scattẻ Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
biến độc lập. Điều kiện để giả định không bị vi phạm là các điểm phân vị trong
phân phối phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung quanh đường trục số 0.

44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mô tả

Phiếu khảo sát của nhóm gồm có 6 phần (Xem phụ l) , trong đó phần đầu để
giới thiệu thông tin bài nghiên cứu của nhóm. Phần thứ hai là các câu hỏi lọc để tiếp
nhận các đối tượng khảo sát theo đúng nghiên cứu yêu cầu. Ba phần tiếp theo là các
câu hỏi liên quan đến biến độc lập. Phần cuối cùng là câu hỏi phụ và lời cảm ơn dành
cho người làm khảo sát.
Nhóm dự định sẽ phát 500 phiếu khảo sát, trong đó có 300 phiếu phát trên
mạng Internet và 200 phiếu phát ngẫu nhiên ở 5 tỉnh đại diện cho đồng bằng sông
Hồng bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên và thành phố Hà Nội. Tuy
nhiên do tình hình dịch bệnh, nhóm chúng em quyết định tiến hành phát phiếu khảo sát
ngẫu nhiên bằng cả hai phương pháp trên mạng và trực tiếp. Kết quả thu được 689
phiếu trả lời, trong đó 628 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ 91,1%. 72 phiếu trả lời không đạt
yêu cầu do trả lời qua loa chiếu lệ. Cụ thể, kết quả phân tích thống kê mô tả sẽ được
trích dẫn ở phụ lục 3, được tóm lược lại theo các biểu đồ sau đây:

0.3%

34.6
%

65.1
%

Nam Nữ GT 3

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ giới tính


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

45
Kết quả khảo sát theo giới tính: Có tất cả 409 phiếu do nam giới trả lời (chiếm
tỉ lệ 65,1%), 217 phiếu do nữ giới trả lời (chiếm tỉ lệ 34,6%) và 2 phiếu do người có
giới tính thứ 3 trả lời (chiếm tỉ lệ 0.3%).
1.1
2.2
7.5

11.0

10.7

67.5

Từ 16 đến 25 tuổi Từ 26 đến 35 tuổi Từ 36 đến 45 tuổi


Từ 46 đến 55 tuổi Từ 56 đến 65 tuổi Trên 65 tuổi

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả khảo sát theo tuổi: Trong hình vẽ biểu đồ thể hiện độ tuổi các đối
tượng khảo sát, ta có thể thấy 56 nhóm tuổi dao động dao động từ 16 tuổi đến 82 tuổi.
Mỗi nhóm tuổi được thể hiện bằng một màu khác nhau trong biểu đồ. Có thể thấy, việc
nhận được mẫu khảo sát với các độ tuổi đa dạng như vậy làm tăng độ tin cậy và tính
khách quan của nghiên cứu. Lý giải cho việc độ tuổi 20 làm 206 phiếu (chiếm đến
32,8%) là vì nghiên cứu được thực hiện trong thời gian cả nước thực hiện cách ly xã
hội, chúng em bắt buộc phải phát một số phiếu online, và người thực hiện là các bạn
học sinh, sinh viên. Đây cũng là điểm yếu không tránh khỏi của nghiên cứu.

46
5.1

9.9

19.4

65.6

Dưới 5 triệu đồng Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng


Trên 10 triệu đến 20 triệu đồng Trên 20 triệu đồng

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện khoảng thu nhập


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Kết quả khảo sát theo thu nhập: Có 412 người có thu nhập dưới 5 triệu đồng
(chiếm 65,6%) là nhóm thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu, 122 người có
thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng (chiếm 19,4%), 62 người có thu nhập từ 10 đến 20
triệu đồng (chiếm 9,9%) và 32 người có thu nhập trên 20 triệu đồng (chiếm 5,1%)
cũng là nhóm thu nhập chiếm tỷ lệ ít nhất được khảo sát.

47
6.7
12.6

1.8
1.4

77.5

Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả khảo sát theo trình độ học vấn: Có 79 người có trình độ học vấn Phổ
thông (chiếm 12,6%), 11 người có trình độ học vấn Trung cấp (chiếm 1,8%), 9 người
có trình độ Cao đẳng (chiếm 1,4%), 487 người có trình độ Đại học (chiếm 77,5%) và
42 người có trình độ Sau đại học (chiếm 6,7%). Nhóm người trình độ Đại học chiếm tỷ
lệ cao nhất, nhóm người có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nghiên cứu.

48
9.4

90.6

Chưa từng mua Đã từng mua


 

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình trạng mua BHYT


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả khảo sát theo Tình trạng mua BHYT: Có 59 người tham gia khảo sát
chưa từng mua BHYT (chiếm 9,4%) và 596 người tham gia khảo sát đã từng mua
BHYT (chiếm 90,6%).
 

49
4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của nghiên cứu được trình bày trong
bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s Alpha
quan thang đo nếu đo nếu loại biến biến tổng nếu loại biến
sát loại biến

Thái độ đối với hành vi (TD) Cronbach’s Alpha = 0.851

TD1 7.63 3.378 0.666 0.847

TD2 7.47 3.232 0.776 0.740

TD3 7.32 3.458 0.727 0.788

Chuẩn chủ quan (CC) Cronbach’s Alpha = 0.815

CC1 12.41 8.947 0.658 0.762

CC2 12.51 8.652 0.665 0.759

CC3 12.36 8.566 0.701 0.748

CC4 11.99 10.226 0.455 0.819

CC5 12.74 9.710 0.545 0.795

50
Chất lượng BHYT (CL) Cronbach’s Alpha = 0.896

CL1 6.71 3.213 0.757 0.882

CL2 6.70 3.083 0.822 0.872

CL3 6.83 2.966 0.805 0.842

Nhận thức về kiểm soát hành vi (KS) Cronbach’s Alpha = 0.848

KS1 25.20 19.316 0.440 0.850

KS2 25.42 18.907 0.530 0.837

KS3 24.94 19.048 0.546 0.835

KS4 25.33 18.356 0.615 0.826

KS5 25.08 18.558 0.655 0.822

KS6 24.90 18.858 0.647 0.823

KS7 25.07 18.375 0.664 0.820

KS8 24.75 18.938 0.619 0.826

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

51
·       Nhận xét:
Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến quan sát đều có kết quả lớn hơn
0,6. Điều này chứng minh rằng các thang đo đều đạt điều kiện về độ tin cậy.
Trong bảng có hai biến quan sát CC4 (Những tuyên truyền về BHYT làm tôi
muốn mua BHYT hơn) và KS1 (Thu nhập có ảnh hưởng đến việc mua BHYT của tôi)
có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc
lập. Tuy nhiên cả hai biến này đều có tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s
Alpha của nhóm đều ở mức “thang đo lường tốt”. Do vậy nhóm nghiên cứu chúng em
quyết định sẽ không loại hai biến quan sát này mà để cân nhắc sau khi chạy các bước
tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố lần 1: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần thứ nhất (Xem
phụ lục 4) cho ra giá trị hệ số KMO = 0,891 và Kiểm định Barlett có Sig. =0.000. Hai
giá trị này đều thỏa mãn yêu cầu trị số 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0,05; có ý nghĩa lần
lượt rằng phân tích các nhân tố là thích hợp và các biến quan sát trong phân tích EFA
có mối tương quan tới nhau trong tổng thể.

Giá trị Eigenvalue ≥ 1 khi tồn tại năm nhóm nhân tố (xem phụ lục 4) chứng
minh rằng việc có năm nhóm biến độc lập mới là phù hợp nhất với mô hình thay vì chỉ
bốn nhóm biến độc lập như cũ.

Giá trị tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của nhóm = 69,415%
(Xem phụ lục 4) đạt yêu cầu phải lớn hơn 50%. Kết quả này cho biết các nhân tố được
trích giải thích 69,415% và bị thất thoát 30,585% biến thiên của dữ liệu.
Tuy nhiên theo như kết quả thu được sau khi lập ma trận, biến quan sát CC4
(Những tuyên truyền về BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn) và KS3 (Người đã lập
gia đình thường quan tâm nhiều tới việc mua BHYT) sẽ bị loại khỏi mô hình khi hệ số
tải nhân tố (Factor Loading) của hai nhân tố này đều nhỏ hơn 0,5 và không được ghi
nhận trong bảng. Lý do là hai biến này đều không phù hợp nằm trong nhóm yếu tố như

52
trong mô hình lý thuyết, đồng thời chúng không có mối liên hệ tương quan đối với các
biến quan sát trong tổng thể.
Các biến quan sát còn lại cũng có sự thay đổi so với mô hình lý thuyết, cụ thể là
hai biến KS1 (Thu nhập có ảnh hưởng đến việc mua BHYT của tôi) và KS2 (Trong
nhà, nhiều người đi làm có thu nhập ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của tôi) bị
tách ra thành một nhóm khác. Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên nhóm mới tách ra
này là Khả năng chi trả (KN), theo đó đổi tên biến quan sát KS1 thành KN1 và KS2
thành KN2.
Phân tích nhân tố lần 2: Sau khi có sự thay đổi, nhóm chúng em quyết định
phân tích EFA lần thứ hai để khẳng định kết quả.
Bảng 4.2: Kiểm định KMO and Bartlett’s Test lần 2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .877

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5516.048

df 136

Sig. .000

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Hệ số KMO = 0,877 đạt yêu cầu 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Barlett có Sig.
=0.000. thỏa mãn Sig. < 0,05. Giá trị Eigenvalue ≥ 1 (xem phụ lục 4) thỏa mãn khi tồn
tại năm nhóm nhân tố. Giá trị tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của
nhóm = 73,191% > 50% (xem phụ lục 4). Tất cả các kết quả này đều cho thấy mô hình
là phù hợp

53
Ma trận xoay nhân tố
Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố lần 2

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

KS6 .822

KS7 .802

KS5 .749

KS8 .727

KS4 .567

CC3 .804

CC2 .793

CC1 .774

CC5 .666

CL3 .861

54
CL2 .849

CL1 .831

TD2 .860

TD3 .859

TD1 .769

KN1 .875

KN2 .836

Extraction Method: Principal Component Analysis.


 Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Bảng ma trận xoay nhân tố sau khi chạy lại lần thứ 2 khẳng định rằng các biến
quan sát đã được chia theo đúng nhóm nhân tố. Tuy nhiên nhóm chúng em sẽ tiếp tục
phân tích độ tin cậy thang đo lại để kiểm tra xem biến quan sát của thang đo sau khi
loại 2 biến quan sát cũ đã đủ tin cậy hay chưa.

55
Bảng 4.4: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 2

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s Alpha
quan thang đo nếu đo nếu loại biến biến tổng nếu loại biến
sát loại biến

Thái độ đối với hành vi (TD) Cronbach’s Alpha = 0.851

TD1 7.63 3.378 0.666 0.847

TD2 7.47 3.232 0.776 0.740

TD3 7.32 3.458 0.727 0.788

Chuẩn chủ quan (CC) Cronbach’s Alpha = 0.815

CC1 8.90 6.034 0.671 0.759

CC2 9.00 5.692 0.702 0.743

CC3 8.85 5.796 0.694 0.747

CC5 9.22 6.873 0.504 0.831

Chất lượng BHYT (CL) Cronbach’s Alpha = 0.896

CL1 6.71 3.213 0.757 0.882

CL2 6.70 3.083 0.822 0.872

56
CL3 6.83 2.966 0.805 0.842

Khả năng chi trả (KN) Cronbach’s Alpha = 0,769

KN1 3.25 0.857 0.625

KN2 3.47 0.948 0.625

Nhận thức về kiểm soát hành vi (KS) Cronbach’s Alpha = 0.848

KS4 14.88 7.632 0.602 0.849

KS5 14.63 7.642 0.679 0.827

KS6 14.45 7.702 0.710 0.820

KS7 14.62 7.340 0.736 0.812

KS8 14.30 7.864 0.649 0.834

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Bảng kết quả phân tích thống kê mô tả lần thứ hai ghi nhận hai biến quan sát
“Việc người nổi tiếng tuyên truyền cho BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn” (CC5)
và “Thái độ của nhân viên BHYT niềm nở làm tôi muốn mua BHYT” (KS4) là có hệ
số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo.
Thêm vào đó, nhóm biến quan sát “Khả năng chi trả” (KN) chỉ có hai biến quan sát
nên không ghi nhận giá trị ở cột hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến. Tuy nhiên
nhóm nghiên cứu nhận thấy kết quả tích cực rằng tương quan biến tổng của các biến

57
này đều lớn hơn 0,6; cùng với đó việc loại các biến quan sát này có khả năng ảnh
hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm
biến quan sát đều lớn hơn 0,6; đồng thời tương quan biến tổng của tất cả các biến quan
sát đều lớn hơn 0,3. Do đó nhóm chúng em quyết định giữ lại toàn bộ các biến quan
sát để chạy các bước tiếp theo.
Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá, mô hình
nghiên cứu chính thức của nhóm như sau:
 

Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu chính thức


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

58
4.4. Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson cho ra bảng kết quả như sau:
Bảng 4.5: Phân tích hệ số tương quan Pearson

Correlations

HV TD CC CL KN KS

HV Pearson Correlation 1 .546** .544** .483** .383** .548**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

TD Pearson Correlation .546** 1 .419** .326** .304** .374**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

CC Pearson Correlation .544** .419** 1 .372** .317** .431**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

CL Pearson Correlation .483** .326** .372** 1 .305** .553**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

KN Pearson Correlation .383** .304** .317** .305** 1 .395**

59
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

KS Pearson Correlation .548** .374** .431** .553** .395** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp


Theo kết quả trong bảng, tất cả các giá trị hệ số tương quan giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc đều ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng với mức ý nghĩa 1%). Tiếp đến,
giá trị Sig. giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (HV) đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ
rằng các biến độc lập đó có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Cụ thể hệ số
tương quan Pearson của cả năm biến độc lập đối với biến phụ thuộc đều nằm trong
khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Kết quả này cho thấy tất cả các biến độc lập đều có
tương quan dương với biến phụ thuộc, hay còn gọi là có tác động thuận chiều tới biến
phụ thuộc.
Giữa các biến độc lập cũng có giá trị Sig. <0,05 cho thấy các biến độc lập đều
có tương quan tới nhau. Tuy nhiên để nghiên cứu được chính xác thì còn cần phải lưu
ý về vấn đề đa cộng tuyến. Vấn đề này sẽ được làm rõ khi thực hiện phân tích hồi quy
tuyến tính ở bước tiếp theo.
 

60
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

Cơ sở để thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính là các biến độc lập đều có mối
liên hệ tương quan đối với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích tương quan Pearson đảm
bảo đạt đủ điều kiện này, vì vậy thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính theo mô hình
nghiên cứu này là phù hợp.
Phân tích hồi quy được thực hiện với năm biến độc lập: Thái độ đối với hành vi
(TD), Chuẩn mực chủ quan (CC), Chất lượng BHYT (CL), Khả năng chi trả (KN),
Nhận thức về kiểm soát hành vi (KS) và biến phụ thuộc Hành vi mua BHYT (HV).
Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter
trên phần mềm IBM SPSS Statistics 23 cho ra kết quả như sau:
      
Bảng Model Summary
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của mô hình

 Model Summaryb

Mode R Adjusted R Std. Error of the Durbin-


l R Square Square Estimate Watson

1 .718a .515 .512 .47381 1.981

a. Predictors: (Constant), KS, TD, AH, CC, CL

b. Dependent Variable: HV

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp


Bảng Model Summary cho ta biết mô hình hồi quy của nghiên cứu có phù hợp
hay không thông qua hai chỉ số là R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) và
chỉ số Durbin-Watson (DW).
- Kết quả R bình phương hiệu chỉnh của nhóm bằng 0,512 tương ứng với việc 5
biến độc lập của mô hình phản ảnh 51,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc (HV). Còn
lại 48,8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

61
- Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,981 thỏa mãn điều kiện 1 < DW < 3
đối với mẫu nghiên cứu lớn. Như vậy không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong
mô hình, nghiên cứu được coi là tốt.
 
Bảng ANOVA
Bảng 4.7: Kết quả phân tích phương sai ANOVA

ANOVAa

Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.

1 Regression 148.559 5 29.712 132.350 .000b

Residual 139.636 622 .224

Total 288.195 627

a. Dependent Variable: HV

b. Predictors: (Constant), KS, TD, KN, CC, CL

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Bảng ANOVA cho phép kiểm định xem mô hình được xây dựng có thể suy
rộng ra tổng thể không. Giá trị Sig. của kiểm định F trong bảng là 0,000 < 0,05; đồng
nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.

62
Bảng Coefficients
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình sau khi loại bỏ biến

Coefficientsa

Unstandardize Standardized Collinearity


d Coefficients Coefficients Statistics

Std.
Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF

1 (Constant) .614 .118 5.21 .000


2

TD .219 .025 .285 8.88 .000 .757 1.321


8

CC .210 .028 .248 7.49 .000 .713 1.403


8

CL .119 .027 .151 4.39 .000 .662 1.512


9

KN .068 .025 .086 2.74 .006 .798 1.253


6

KS .217 .036 .218 5.99 .000 .590 1.694


0

a. Dependent Variable: HV

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

63
Bảng Coefficients cho ta biết biến độc lập nào được phép giữ lại, biến độc lập
nào cần phải loại bỏ; trong các biến độc lập được giữ lại thì có xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến không, biến nào có ảnh hưởng lớn đến biến phụ thuộc.
- Kiểm định t từng biến độc lập cho kết quả giá trị Sig. của cả năm biến độc lập
đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy cả năm biến độc lập này đều đạt yêu cầu là có ý nghĩa trong
mô hình, không có biến nào phải loại bỏ.
- Hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 2, vì vậy không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến trong mô hình.
- Quan sát trong bảng Coefficients thấy được hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của
tất cả các biến độc lập đều mang giá trị dương, có nghĩa là tất cả các biến độc lập đều
có tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc. Trong số đó hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta
của các biến độc lập xếp theo thứ tự giảm dần là TD > CC > KS > CL > KN. Điều này
đồng nghĩa với biến TD “Thái độ đối với hành vi” (Beta = 0,285) có ảnh hưởng lớn
nhất tới biến phụ thuộc HV “Hành vi mua BHYT”. Tiếp đó là biến CC “Chuẩn mực
chủ quan” (Beta = 0,248), sau đó là biến KS “Nhận thức về kiểm soát hành vi” (Beta =
0,218) và biến CL “Chất lượng BHYT” (Beta = 0,151). Và cuối cùng biến KN “Khả
năng chi trả” (Beta = 0,086) là biến có tác động ít nhất tới biến phụ thuộc.

Sau khi thu được kết quả từ tất cả các bước, biến phụ thuộc HV “Hành vi mua
BHYT” được thể hiện qua mô hình kết quả hồi quy như sau:
HV = 0,285TD + 0,248CC + 0,151CL + 0,086KN + 0,218 KS.

Biến độc lập TD “Thái độ đối với hành vi” có ảnh hưởng lớn nhất lên biến phụ
thuộc. Khi người dân cảm thấy việc mua BHYT là dễ dàng với họ, họ sẽ tự nguyện
mua BHYT trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều này phù hợp với
thực tế vì khi việc mua BHYT trở nên dễ dàng với một người thì người đó hẳn sẽ mua
BHYT vì lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Vì vậy cần phải làm cho người dân có được
cái nhìn tốt hơn về việc mua và sử dụng BHYT.
Biến độc lập CC “Chuẩn mực chủ quan” có tác động dương lên biến phụ thuộc có
nghĩa là khi những người xung quanh mua BHYT thì người đó sẽ có xu hướng mua

64
BHYT theo. Mỗi cá nhân sẽ có xu hướng mua và sử dụng BHYT khi gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và các phương tiện truyền thông gây ảnh hưởng tích cực về BHYT với
họ. Việt Nam ta đang có lợi thế lớn để cải thiện điều này khi đã đạt được 89,8% lượng
người tham gia BHYT vào cuối năm 2019, kéo theo nhiều những người xung quanh
họ sẽ tham gia BHYT.
Biến độc lập KS “Nhận thức kiểm soát hành vi” có mức độ quan trọng đứng thứ ba.
Có thể hiểu là những tình huống người dân không thể hoặc ít có khả năng kiểm soát
hành vi đối với ý định mua BHYT. Đó là các vấn đề về chi phí, khả năng tự chủ ra
quyết định. Ví dự thực tế như người lao động với thu nhập thấp thì việc họ bỏ tiền ra
để mua BHYT là khó khăn hơn những người có thu nhập cao. Do vậy việc nâng cao
yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi cũng thúc đẩy việc mua BHYT.
Biến độc lập CL “Chất lượng BHYT” là biến có tầm ảnh hưởng thứ 4 trong mô
hình. Yếu tố này thể hiện việc chất lượng sản phẩm và dịch vụ BHYT càng tốt thì càng
kích thích công chúng tham gia BHYT. Do đó có thể mở rộng đối tượng tham gia
BHYT bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của BHYT.
Biến độc lập KN “Khả năng chi trả” là biến có ảnh hưởng ít nhất lên biến phụ
thuộc. Người dân có nguồn lực tài chính tốt sẽ dễ dàng mua BHYT. Tuy nhiên yếu tố
này có sức tác động lên hành vi mua BHYT thấp hơn các yếu tố còn lại.

4.6. Kiểm định sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy thông qua biểu đồ

Biều đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

65
Hình 4.7: Biểu đồ Histogram
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Căn cứ theo biểu đồ có giá trị trung bình Mean = 8,6E-15 xấp xỉ mức 0, đồng
thời giá trị độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,996 gần bằng 1. Dạng đồ thị có hình chiếc
chuông. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần dư có phân
phối chuẩn đã không bị vi phạm.

66
Biều đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot

Hình 4.8: Biều đồ Normal P-P Plot


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Biều đồ này theo dõi việc các điểm phân vị trong phân phối của phần dư có tập
trung lại thành một đường chéo, tương đương với việc không vi phạm giả định hồi quy
về phân phối chuẩn phần dư. Theo như quan sát trên biểu đồ, các điểm phân vị đã thỏa
mãn yêu cầu, khẳng định việc giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi
phạm.

67
Biểu đồ liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập với biến phụ thuộc Scatterplot

Hình 4.9: Biểu đồ Scatterplot


Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp
Quan sát biểu đồ Scatterplot cho thấy các phần dư được phân tán ngẫu nhiên
một vùng xung quanh đường trục số 0. Vì thế, kết luận rằng giả định liên hệ tuyến tính
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không bị vi phạm.

4.7. Mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới biến phụ thuộc Hành vi
mua Bảo hiểm y tế

Phần kết quả hồi quy ở mục 4.5 đã cho biết sự tác động của các biến độc lập tới
biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần là như sau:

1. Thái độ đối với hành vi


2. Chuẩn mực chủ quan

68
3. Nhận thức kiểm soát hành vi
4. Chất lượng BHYT
5. Khả năng chi trả

Tuy nhiên các biến độc lập này đều là để đại diện cho một nhóm các biến quan sát
khác nhau, và mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát này đến biến độc lập cũng là
khác nhau. Mức độ ảnh hưởng này được đo lường thông qua hệ số tải nhân tố (factor
loading) ở trên ma trận xoay nhân tố trong phân tích nhân tố EFA.

Biến độc lập “Thái độ đối với hành vi” (TD) là biến độc lập cho tác động mạnh nhất
tới biến phụ thuộc HV. Trong đó biến quan sát “Việc thường xuyên khám chữa bệnh
khiến tôi muốn mua BHYT hơn” (TD2) có tác động lớn nhất (factor loading = 0,860),
tiếp đến là biến quan quan sát “Phải trả nhiều viện phí khiến tôi muốn mua BHYT”
(TD3) (factor loading = 0,859) và cuối cùng là biến quan sát “Sức khỏe yếu sẽ khiến
tôi muốn mua BHYT hơn” (TD1) với hệ số factor loading = 0,769).

Biến độc lập “Chuẩn chủ quan” (CC) là biến độc lập có tác động lớn tiếp theo với
biến quan sát có độ quan trọng nhất là “Ở nơi học tập/làm việc, có nhiều người mua
BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn” (CC3) (factor loading = 0,804). Hai biến quan
sát “Người thân làm việc trong ngành bảo hiểm hoặc y tế làm tôi muốn mua BHYT
hơn” (CC2) và “Tôi sẽ mua BHYT khi nhiều người trong gia đình mua” (CC1) có mức
ảnh hưởng cao tiếp theo với hệ số factor loading lần lượt bằng 0,793 và 0,774. Biến
quan sát có độ quan trọng thấp nhất trong nhóm là “Việc người nổi tiếng tuyên truyền
cho BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn” (CC5) (factor loading = 0,666).

Biến độc lập có tác động mạnh thứ ba là “Nhận thức kiểm soát hành vi” (KS). Biến
quan sát mạnh nhất đối với KS là “Mức phí đóng BHYT phù hợp làm tôi muốn mua
BHYT” (KS6) (factor loading = 0,822). Ba biến quan sát “Thanh toán BHYT thuận
tiện làm tôi muốn mua BHYT” (KS7), “Việc mua BHYT dễ dàng làm tôi muốn mua
BHYT” (KS5), “BHYT thanh toán nhiều viện phí cho tôi làm tôi muốn mua BHYT”
(KS8) là ba biến có tác động mạnh tiếp theo với hệ số factor loading lần lượt là 0,802;
0,749; 0,727. Cuối cùng là biến quan sát “Thái độ của nhân viên BHYT niềm nở làm

69
tôi muốn mua BHYT” (KS4) có hệ số factor loading = 0,567 là tác động nhỏ nhất tới
biến độc lập KS.

Biến độc lập “Chất lượng BHYT” (CL) là biến độc lập có mức độ ảnh hưởng lớn
tiếp theo tới biến phụ thuộc. Trong đó biến quan sát “Trình độ bác sĩ khám chữa bệnh
BHYT khiến tôi muốn mua BHYT” (TD2) (factor loading = 0,860) là quan trọng nhất.
Tiếp đến là biến quan sát “Thái độ khám chữa bệnh BHYT của bác sĩ làm tôi muốn
mua BHYT” (TD3) (factor loading = 0,859). Sau đó là biến quan sát “Chất lượng
thuốc BHYT tốt khiến tôi muốn mua BHYT” (TD1) (factor loading = 0,769).

Biến độc lập “Khả năng chi trả” (KN) là biến có tác động yếu nhất đến biến phụ
thuộc và chỉ gồm hai biến quan sát. Biến quan sát “Thu nhập có ảnh hưởng đến việc
mua BHYT của tôi” (KN1) có hệ số factor loading = 0,875 ảnh hưởng đến KN nhiều
hơn biến quan sát “Trong nhà, nhiều người đi làm có thu nhập ảnh hưởng đến quyết
định mua BHYT của tôi” (KN2) có hệ số factor loading = 0,836.

70
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Cơ hội và thách thức

5.1.1. Cơ hội
Năm 2020 vừa qua, Việt Nam cũng như toàn thể thế giới đã phải đối mặt với
đại dịch vô cùng khủng khiếp đó là “Đại dịch Covid-19”. Đứng trước nguy cơ dịch
bệnh  kéo dài, mỗi chúng ta đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bất an. Để bảo vệ sức
khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng động người ta thường tìm đến một lá bùa
chắn hữu hiệu- bảo hiểm.

Trước tiên có thấy thể rằng, “Đại dịch Covid-19” vô cùng nguy hiểm về sức
khỏe để lại hậu quả to lớn. Mặc dù, người nhiễm bệnh đã được điều trị thành công
nhưng khả năng tái phát bệnh rất có thể xảy ra. Không những thế, khi virus xâm nhập
vào cơ thể khiến để lại triệu chứng sau 10 năm, 15 năm,… Nhận thấy sự nguy hiểm
của dịch bệnh, người dân đã nhanh chóng tìm cách bảo vệ bản thân đó chính là tham
gia bảo hiểm y tế. Do vậy, đây cũng chính là cơ hội để mở rộng đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế trên toàn nước.

Người dân đang cảm thấy lo sợ khi dịch bệnh ngày một lan rộng nhanh chóng
và tăng đều không ngừng.Điều này dẫn đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế cũng rất
cao. Bởi bảo hiểm y tế chính là nơi bảo vệ họ khi không may bị bệnh. Đặc biệt, thanh
toán chi phí khám chữa bệnh đối với người có thẻ bảo hiểm y tế đang trong thời gian
cách ly y tế sẽ được ngân sách nhà nước chi trả như tiền khám bệnh, tiền giường, dịch
vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch bệnh,… theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Thật vậy, khi
dịch bệnh ập đến thì bảo hiểm y tế giúp người dân chi trả chi phí  nằm viện, khám
chữa bệnh giúp họ trang trải cuộc sống và nhanh chóng điều trị để hòa nhập với cuộc
sống thường ngày.

Bảo hiểm y tế có vai trò quan trọng đối với người dân trong các hoạt động y tế
và khám chữa bệnh. Với số liệu thống kê mới nhất, đã có tới hơn 90% người dân sử

71
dụng thẻ bảo hiểm y tế. Vậy qua tình hình dịch bệnh như ngày nay, đây chính là cơ hội
tiềm năng để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên toàn quốc. 

5.1.2. Thách thức 

Mặc dù có nhiều lợi thế và cơ hội phát triển nhưng mở rộng đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức sau:

Đặt tình huống dịch bệnh ngày một đi theo chiều hướng xấu, dẫn đến người dân
phải nhập viện nhiều hơn kéo theo ngân sách nhà nước phải chi trả nhiều viện phí cho
nguời dân. Thật vậy, sự gia tăng của đại dịch Covid-19 dẫn đến Chính phủ phải đưa ra
quyết định giãn cách xã hội làm cho những khó khăn của nền kinh tế phát sinh, theo đó
hoạt động thu ngân sách nhà nước cũng chịu tác động rất lớn. Khi không thu nhận
được các nguồn đầu vào mà ngân sách nhà nước còn phải đem chi trả cho các bệnh
nhân nhiễm bệnh, bệnh nhân cách ly, hay người dân không có công ăn việc làm,… dẫn
đến việc tạo ra sự chênh lệch lớn về ngân sách. Từ đó sẽ dẫn đến sự hao hụt về kinh
phí của nhà nước ta. Đứng trước khó khăn ấy, Chính phủ phải có những chính sách
thắt nút quan trọng vừa giúp người dân vượt qua khó khăn dịch bệnh, nhưng cũng
không thể làm cho nền kinh tế nước nhà bị suy giảm trầm trọng.

Do vậy, việc người dân tham gia bảo hiểm y tế là một vấn đề quan trọng đối với
chính sách an sinh xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước. Đây là một
bài toán rất khó đối với Chính phủ nên cần được cân nhắc kĩ lưỡng để đảm bảo được
ngân sách nhà nước nhưng vẫn đem lại được sự an toàn cho người dân. 

5.2. Giải pháp

Nghiên cứu đã chỉ ra được các biến độc lập tác động tới hành vi mua Bảo Hiểm
Y Tế của người dân có mức ảnh hưởng từ cao tới thấp lần lượt là: Thái độ đối với
hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Chất lượng BHYT, Khả năng chi trả, Nhận thức về
kiểm soát hành vi.

72
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa có sự tương thích giữa mức
độ ảnh hưởng và giá trị trung bình của các yếu tố này. Do đó, để thúc đẩy gia tăng
quyết định chọn mua BHYT của người dân đòi hỏi tất cả các cấp từ bộ, ban, ngành đến
địa phương cần phải chú ý nâng cao chất lượng toàn diện ở tất cả các yếu tố nhưng
phải theo mức độ ưu tiên, tập trung vào yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, từ đó
tìm ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn.

5.2.1. Giải pháp về Thái độ đối với hành vi 

Giảm mức đóng và tăng chi phí hỗ trợ khi sử dụng BHYT để khám bệnh là
những mong ước bấy lâu của người dân. Thái độ đối với hành vi là nhân tó ảnh hưởng
nhiều nhất đến ý định mua BHYT của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Trong
đó biến quan sát “Việc thường xuyên khám chữa bệnh khiến tôi muốn mua BHYT
hơn” có tác động lớn nhất, tiếp đến là yếu tố “Phải trả nhiều viện phí khiến tôi muốn
mua BHYT” và cuối cùng là “ Sức khỏe yếu khiến tôi muốn mua BHYT hơn”. Trong
đó vấn đề tỷ suất khám chữa bệnh và sức khỏe của người tham gia BHYT là những
nhân tố chủ quan của mỗi cá nhân và khó có thể cải thiện được ngoài cách tăng cường
tuyên truyền giúp tăng nhận thức của người dân, nhằm thúc đẩy họ đi khám sức khỏe
thường xuyên hơn. Cụ thể là khuyến khích họ chấp nhận đi kiểm trả sức khỏe định kỳ
theo Bộ Y Tế khuyến nghị. Người Việt Nam thực tế thường không có thói quen này,
thậm chí có nhiều những trường hợp còn không dám đi khám bệnh vì sợ nếu phát hiện
ra bệnh thì họ sẽ không có đủ tiền chữa bệnh. Tuy nhiên nên hiểu rằng chính sách
BHYT đã giảm rất nhiều chi phí cho người dân, và mức phí chi cho BHYT là rất đáng
giá so với việc bảo vệ sức khỏe của họ. Càng sử dụng BHYT nhiều thì lượng phí đó
càng cho thấy giá trị, vì vậy cần phải giúp họ nhận thấy tầm quan trọng của việc kiểm
tra sức khỏe thường xuyên.
Riêng với yếu tố “Phải trả nhiều viện phí khiến tôi muốn mua BHYT hơn”, vấn
đề viện phí có thể đưa ra được một vài hướng đi để thúc đẩy mong muốn mua BHYT
của người dân hơn. Điều này cần đến quyết định của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể của Nhà nước quy định. Thêm vào đó, bổ sung
các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khi sử dụng BHYT

73
cũng là những hướng đi tốt giúp họ nhận ra những lợi ích mà BHYT mang lại, từ đó
khắc phục tình trạng tỷ lệ người nghèo mua BHYT thấp, nâng cao tỷ lệ bao phủ
BHYT toàn dân.

5.2.2. Giải pháp về Chuẩn mực chủ quan

Biến độc lập “Chuẩn mực chủ quan” là biến độc lập có ảnh hưởng lớn thứ hai
với yếu tố có độ quan trọng nhất là “Ở nơi học tập/làm việc, có nhiều người mua
BHYT làm tôi muốn mua BHYT hơn”. Điều này cho thấy các cơ sở và các cấp ủy ở
Tỉnh, địa phương cần không ngừng đưa ra các chỉ thị tới các cơ quan, trường học
nhằm thúc đẩy việc sử dụng BHYT. Hiện nay, Luật Bảo hiểm y tế quy định BHYT
học sinh, sinh viên là hình thức bắt buộc, song vẫn chưa thực sự có biện pháp chế tài
cụ thể để xử lý đối với nhóm học sinh sinh viên khi không tham gia BHYT. Vì thế mà
vẫn còn một bộ phận không ít người không sử dụng. Nhiều hộ gia đình tuy không
thuộc hộ nghèo hay cận nghèo nhưng họ cảm thấy khó khăn trong việc tham gia
BHYT bởi thu nhập không ổn định mà đầu năm học lại phải đóng nhiều khoản thu
theo yêu cầu của nhà trường ngoài việc đóng BHYT như học phí, trang phục, sách vở,
… Hơn nữa, mức đóng BHYT học sinh sinh viên hàng năm sẽ tăng do mức lương cơ
sở điều chỉnh tăng, vì thế tạo nên sự khó khăn đối với những gia đình còn có thu nhập
chưa cao hoặc gia đình đông con đi học. Các cơ sở giáo dục thì vẫn chưa có biện pháp
ràng buộc học sinh sinh viên phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn
chưa đồng đều tại một số địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, công tác tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT HSSV ở một số nhà trường còn hạn
chế, chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận HSSV chưa hiểu rõ trách nhiệm,
quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Một số địa phương chưa thực hiện tốt
công tác phối hợp giữa hai ngành BHXH và Giáo dục Đào tạo trong việc triển khai
BHYT HSSV. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa nhận
thức đầy đủ về trách nhiệm chỉ đạo triển khai BHYT học sinh tại các nhà trường, chưa
quan tâm thích đáng đến công tác y tế trường học. Tại một số cơ sở giáo dục chỉ liệt kê
số tiền đóng BHYT HSSV vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu đi công tác tuyên
truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHYT cho HSSV…Điều đó đặt

74
ra câu hỏi và những vấn đề cấp bách cần khắc phục và bổ sung để tỷ lệ HSSV tham gia
BHYT được cao nhất có thể.

Đầu tiên, đối với ngành Giáo dục và Đào tạo từ Trung ương đến địa phương cần
phải thực hiện một số biện pháp sau: giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh
đối với từng cơ sở giáo dục; đưa tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của HSSV đảm bảo năm
2020 đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Thêm vào đó, thực hiện thu BHYT HSSV đảm
bảo theo đúng quy định, đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào
lớp 1 thực hiện thu BHYT HSSV của những tháng còn lại năm 2020. Đối với HSSV
đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2020; cơ sở
giáo dục thu tiền đóng của HSSV theo phương thức linh hoạt 3 tháng hoặc 6 tháng
hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT. Chỉ thực hiện thu BHYT một lần năm
2021 nếu HSSV có nguyện vọng và tự nguyện đóng. Tiếp theo cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và
các bậc phụ huynh thông qua Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Đội Thiếu niên Tiền
phong. Đặc biệt nhấn mạnh thực hiện BHYT không chỉ là quyền lợi và trách nhiệm
công dân của mỗi HSSV mà còn thể hiện ý thức chấp hành pháp luật của những chủ
nhân tương lai của đất nước, khẳng định vai trò của BHYT trong bối cảnh viện phí
điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ. Cung cấp danh sách HSSV, bao gồm cả
HSSV có tham gia BHYT và chưa tham gia BHYT để cơ quan BHXH tuyên truyền,
vận động HSSV tham gia để phấn đấu 100% HSSV có thẻ BHYT; đồng thời sử dụng
có hiệu quả, đúng quy định đối với kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: cần quan tâm, tăng cường chỉ
đạo hơn nữa việc thực hiện công tác BHXH, BHYT nói chung và BHYT HSSV nói
riêng trên địa bàn. Không khen thưởng đối với các nhà trường nếu chưa hoàn thành tỷ
lệ HSSV tham gia BHYT. Huy động nguồn kinh phí thuộc Ngân sách địa phương,
nguồn tài trợ để hỗ trợ HSSV tham gia BHYT ngoài phần kinh phí đã được ngân sách
Trung ương hỗ trợ. .

75
Hai biến quan sát “Người thân làm việc trong ngành bảo hiểm hoặc y tế làm tôi
muốn mua BHYT hơn” và “Tôi sẽ mua BHYT khi nhiều người trong gia đình mua” có
mức ảnh hưởng cao tiếp theo, điều này chỉ có thể làm cải tiến mức mua BHYT bằng
cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhắc nhở từ cơ sở làng xóm địa phương đến sát
sao từng nhà, từng ngõ. Thúc đẩy mong muốn mua BHYT của từng người một sẽ góp
phần nâng cao được quyết định mua BHYT của những người thân trong gia đình họ.

Cuối cùng là “Việc người nổi tiếng tuyên truyền cho BHYT làm tôi muốn mua
BHYT hơn” chiểm tỷ lệ thấp nhất trong biến Chuẩn mực chủ quan. Có lẽ ý định mua
BHYT của nhìn tổng thể tất cả các lứa tuổi không bị ảnh hưởng nhiều tới sự quảng bá
từ ca sĩ. Sự tuyên truyền và nhắc nhở từ các nguồn chính thống, các cơ sở y tế chắc
chắn sẽ khiến họ tin tưởng hơn.

5.2.3. Giải pháp về Nhận thức kiểm soát hành vi

Biến độc lập có tác động mạnh thứ ba là “Nhận thức kiểm soát hành vi”.
Biến quan sát mạnh nhất được nghiên cứu chỉ ra là “Mức phí đóng BHYT phù hợp
làm tôi muốn mua BHYT”, Điều này cần tất cả các cấp ủy Đảng Nhà nước đến Trung
Ương, địa phương phải giải quyết một cách đồng bộ, đúng đắn. Cần nhiều giải pháp
quyết liệt, đồng bộ, để mức phí BHYT không còn là mối e ngại cho những quyết định
không sử dụng, mà sẽ trở thành một trong những các yếu tố khiến người ta muốn mua
BHYT vì nó có mức đóng phù hợp.

Ba biến quan sát “Thanh toán BHYT thuận tiện làm tôi muốn mua BHYT”,
“Việc mua BHYT dễ dàng làm tôi muốn mua BHYT”, “BHYT thanh toán nhiều viện
phí cho tôi làm tôi muốn mua BHYT” là ba biến có tác động mạnh tiếp theo. Điều này
cần mỗi cơ sở, mỗi địa phương, huyện thị phải nhanh chóng tiếp thu các cách làm
công nghệ mới nhằm làm giảm bớt khó khăn trong việc thanh toán BHYT, giảm bớt
thủ tục và sử dụng các công nghệ 4.0 hiện đại mới, giảm thời gian thanh toán và khiến
nó thuận tiện hơn sẽ giúp nâng cao không chỉ là số người tham gia, để người dân có
cái nhìn tốt hơn về BHYT mà còn giúp công tác phát triển và hoạt động ngành BHYT
phát triển hơn.

76
Cuối cùng là biến quan sát “Thái độ của nhân viên BHYT niềm nở làm tôi
muốn mua BHYT” là tác động nhỏ nhất tới biến độc lập này. Song các địa phương và
cơ sở vẫn cần chú trọng đến việc nhắc nhở, đốc thúc các cán bộ, nhân viên BHYT về
thái độ, cách nói năng bởi phong cách và tác phong của họ cũng là những điểm sáng
giúp người nhân có cái nhìn tốt hơn và đi đến quyết định mau BHYT.

5.2.4. Giải pháp về Chất lượng Bảo hiểm y tế

Biến độc lập “Chất lượng BHYT” là biến độc lập có mức độ ảnh hưởng lớn tiếp
theo tới hành vi mua BHYT của người dân. Trong đó biến quan sát “Trình độ bác sĩ
khám chữa bệnh BHYT khiến tôi muốn mua BHYT” và “Thái độ khám chữa bệnh
BHYT của bác sĩ làm tôi muốn mua BHYT” là hai biến có sức ảnh hưởng lớn hơn.
Biến quan sát “Chất lượng thuốc BHYT tốt khiến tôi muốn mua BHYT” là ít quan
trọng nhất trong biến độc lập này.

Đối với mỗi người dân khi sử dụng BHYT, họ cần các trung tâm y tế cần phải
có bác sĩ giỏi để mình có thể yên tâm chữa bệnh gần nhà. Đây là vấn đề mà cần từng
cơ sở khám chữa bệnh đều phải cố gắng nâng cao và không ngừng cải thiện trình độ
chuyên môn các y bác sĩ của mình. Không những thế, việc tập huấn và không ngừng
nhắc nhở về vấn đề thái độ, cư xử với dân từ các cấp lãnh đạo sẽ khiến việc khám chữa
bênh bằng BHYT được thoải mái hơn. Có được sự tin tưởng và yên tâm của người dân
sẽ từng bước giúp việc khám chữa bênh bằng BHYT ngày càng phát triển.

Vấn đề về thuốc cấp cho BHYT cũng rất đáng được quan tâm. Thuốc BHYT
cần phải đảm bảo được chất lượng tốt, kể cả khi nó là miễn phí đối với người khám
bằng thẻ BHYT. Các đơn vị quản lý nên kiểm soát tốt nguồn cung và đặc biệt phải hạn
chế tình trạng trục lợi từ thuốc BHYT để bán.

5.2.5. Giải pháp về Khả năng chi trả

Cuối cùng, Biến độc lập “Khả năng chi trả” là biến có tác động yếu nhất đến
biến phụ thuộc và chỉ gồm hai biến quan sát. Biến quan sát “Thu nhập có ảnh hưởng
đến việc mua BHYT của tôi” có sức ảnh hưởng lớn hơn biến quan sát “Trong nhà,
nhiều người đi làm có thu nhập ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của tôi”.

77
Đây đều là những vấn đề chủ quan của mỗi cá nhân mà nhóm nghiên cứu
không thể đưa ra giải pháp một cách xác đáng được. Tuy nhiên nhóm vẫn đề xuất giải
pháp rằng Bộ Y tế nên nghiên cứu nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản
hóa thủ tục KCB BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB;
kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở KCB thu thêm các chi
phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh toán BHYT và hạn
chế thu thêm các chi phí ngoài phạm vi thanh toán BHYT. Có như vậy mới khuyến
khích được người dân tham gia BHYT.

5.3. Kiến nghị

Vấn đề nghiên cứu của đề tài rất cấp bách và thiết thực trong điều kiện kinh tế
xã hội hiện nay. Qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm đã đưa ra được những giải pháp khả
thi nhằm thúc đẩy việc nhận thức về BHYT và hành vi mua của các đối tượng tham
gia BHYT nhà nước. Đây đều là những giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tế
qua những phân tích về điều kiện áp dụng của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, để những
kết quả nghiên cứu phù hợp hơn với điều kiện thực tế, nhóm xin đưa ra một vài đề
xuất cho các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách và những nghiên cứu tiếp
theo.

Nhà nước và các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình rõ ràng, công khai
rộng rãi với người dân và thực hiện đúng như chính sách, giảm tình trạng bất ngờ và
đột ngột của sự thay đổi chính sách. Đầu tiên, cần tiếp tục mở rộng điều tra và tham
khảo những ý kiến của người dân dù chính sách đã được áp dụng để thấy được thái độ
của họ khi thực hiện chính sách trên. Dựa trên những ý kiến đã thu nhận, đánh giá và
có những thay đổi phù hợp trong lộ trình thực hiện, áp dụng dần dần, thay đổi và tác
động đến người dân trong một thời gian dài. Với kiến nghị này, như đã đề ra tại giải
pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý, thu thập kết quả và
phân chia thực hiện với các Vụ, Viện,... trên từng địa phương và những doanh nghiệp
để nắm được nhận thức của người dân về ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách. Các
phương tiện truyền thông cần công khai chính sách rõ ràng, nhận định đúng tình trạng

78
đến toàn dân, tránh những thông tin sai lệch, “dắt mũi” người dân, gây hoang mang và
hiểu nhầm.

Ngoài ra, cần có những kế hoạch đảm bảo và đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội đúng
đắn, cải thiện tình trạng thiếu hụt, vỡ quỹ trong tương lai. Cần thắt chặt các quy định
để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức trốn đóng BHYT, BHXH cho người
lao động và nâng cao các chế độ ngắn hạn quan tâm đến người lao động. Cần thắt chặt
và có những chế tài quy định, rõ ràng, đặt mục tiêu cho sự ổn định, quyền lợi và những
chính sách phúc lợi của người tham gia BHYT lên hàng đầu. Vừa tạo niềm tin, an tâm
cho người dân hiện tại, mà còn thể hiện sự quan tâm đến vấn đề phát triển xã hội và
đầu tư cho nguồn nhân lực sau này.

Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan về BHYT khi có những kiến
nghị và thay đổi cần được cân bằng cũng như thực hiện cải cách từ từ để đảm bảo
người dân và doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh. Chỉ có như vậy mới đảm
bảo tính bền vững về tài chính và công bằng xã hội của hệ thống BHYT và tạo những
động thái tích cực đến người dân. Muốn có được điều này, gốc rễ là cần có sự quan
tâm, lắng nghe thực trạng tình hình người dân hiện nay để áp dụng điều chỉnh hợp lý.
Sự quan tâm đó không chỉ một chiều từ các cấp đến sức khỏe, đời sống của mỗi công
dân, mà còn từ phía từng người dân đến những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của bản thân họ. Những sự thay đổi trong chính sách đều được nghiên cứu
kỹ lưỡng, với mục đích thúc đẩy sự phát triển an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã
hội và định hướng theo xu thế tất yếu của toàn cầu, song, vì những công tác tuyên
truyền và nhận định đánh giá sai lầm khiến một bộ phận người dân hiểu nhầm và dẫn
đến những thái độ, nhận thức chưa tích cực về BHYT. Cải thiện và nâng cao được
công tác tuyên truyền và khả năng nhận thức của người dân trên mọi độ tuổi sẽ giúp
những chính sách cải cách tiếp cận đúng người, đúng thời điểm và đúng mục đích, tạo
hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, khi khảo sát và nghiên cứu, nhóm đã tìm ra được một số nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi mua BHYT của người dân, điều này giúp ích khi đưa ra những
biện pháp cải thiện tích cực về những ảnh hưởng của chính sách đến đối tượng. Cụ thể

79
về nhân tố thái độ đối với hành vi, gồm có một số yếu tố: sức khỏe, tần suất KCB, viện
phí. Dựa vào những yếu trên có thể thấy, sự thay đổi mạnh mẽ và hiệu quả nhất chính
là thay đổi từ những nhận thức, cách chăm sóc bản thân và nâng cao hiểu biết về KCB
bằng BHYT.

Những chính sách thay đổi, đều mang mục đích cuối cùng là phù hợp với xu
thế, phát triển xã hội. Và để BHYT được chấp nhận và hiểu biết rộng rãi, đúng đắn và
tích cực hơn, cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều bên từ những nhà hoạch định
chính sách, các Sở, Bộ, Ban, Ngành, các doanh nghiệp, những tổ chức, cần có những
việc làm cải thiện tình hình, đem lại giá trị cho bản thân và xã hội.

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh bằng 0,512 là nghĩa là mô hình giải
thích được 51,2% sự biến thiên của hành vi mua BHYT nhà nước của người dân. Hệ
số này đạt yêu cầu để mô hình có ý nghĩa, tuy nhiên chưa thực sự cao và còn nhiều
biến cần được bổ sung vào mô hình.

- Một vài biến quan sát sau khi phân tích độ tin cậy thang đo cho kết quả chưa
thực sự chắc chắn, có thể được xem xét lại ở các nghiên cứu sau. 

- Nhóm nghiên cứu chúng em mới là sinh viên năm 2 chưa có đủ các kiến thức
về chuyên ngành; các yếu tố như kinh phí, nhân lực, vv… có hạn; lấy mẫu theo
phương pháp thuận tiện nên tính đại diện cũng như khách quan chưa cao. Mặt khác, dù
kích thước mẫu đã đạt trên 600 người (mức trung bình cho tính chính xác của một
nghiên cứu) nhưng phân bố độ tuổi của đối tượng khảo sát không đều, những đánh giá
chủ quan của nhóm đối tượng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Nhóm đối tượng
chưa từng tham gia BHYT cũng chưa được khảo sát thật sự kỹ càng.

- Trong thời gian diễn ra dịch COVID – 19, do hạn chế về di chuyển, nhóm
quyết định chỉ phát đại diện ở trên một số tỉnh thành tiêu biểu, do vậy tính chính xác
của nghiên cứu có thể chưa cao.

80
- Trong bảng hỏi, có mục “Yếu tố quyết định hành vi mua BHYT của anh chị là
gì” là câu hỏi không bắt buộc, người được khảo sát có thể trả lời hay không. Trong số
những phiếu được trả lời thì rất nhiều người cho rằng yếu tố sức khỏe, bảo vệ bản thân
hay để đảm bảo quyền lợi BHYT là những yếu tố chính để người dân mua BHYT nhà
nước. Đây là một hướng nghiên cứu cần được làm rõ ở tương lai.

81
KẾT LUẬN

BHYT đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, không chỉ chăm lo phục
vụ tốt các đối tượng tham gia được hưởng những chính sách mà còn không ngừng cải
tiến quy trình, nâng cao chất lượng phục vụ hiệu quả. Để xây dựng nên hệ thống
BHYT Nhà nước bao phủ toàn dân cần sự tham gia của các bộ, ngành đề xuất với
Chính phủ và quốc hội để nhằm đưa ra những chính sách thiết thực nhất với người
dân, giúp người dân đảm bảo được quyền lợi cũng như chế độ được hưởng khi tham
gia. BHYT thực sự đã trở thành trụ cột của hệ thống ASXH hiện nay, là mạng lưới an
sinh nhằm bảo vệ người dân trong lúc ốm đau, bệnh tật,… Nó như một lá chắn giúp họ
vượt lên trên khó khăn khi không may gặp ốm đau. Do vậy, tham gia BHYT chính là
phương án hữu hiệu nhất để mọi người cùng nhau chia sẻ rủi ro khi bệnh tật xảy đến.
Qua đây, khuyến cáo mọi người cần quan tâm, chú trọng đến BHYT nhiều hơn để bảo
vệ cho chính bản thân, bảo vệ cho người thân, gia đình và xã hội. Đó cũng là một cách
tốt nhất giúp phát triển hệ thống an sinh xã hội của nước nhà. Chung tay tham gia
BHYT cũng chính là cách phát triển đất nước được toàn diện, đảm bảo.

Bài nghiên cứu của nhóm đã đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham
gia BHYT của người dân trên địa bàn sông Hồng, đồng thời nhóm chúng em đã đề
xuất thêm những phương án khắc phục để có thể mở rộng đối tượng tham gia BHYT
hơn nữa. Trong nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu khuyến nghị đưa ra khảo sát ở
mức độ bao phủ rộng như người dân trên cả nước, từ nông thôn đến thành phố ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam. Đối tượng khảo sát đa dạng, với nhiều tiêu chí khác nhau như:
độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ, nghề nghiệp,… Để từ đó thu được kết quả khảo
sát và xử lý số liệu một cách chính xác nhất với những mức độ bao phủ đồng đều và
khách quan nhất.

82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt.

1.Vũ Ngọc Minh(2017), “Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại
bảo hiểm xã hội quận Kiến An”, Luận văn thạc sĩ.

2. Hồ Diễm Chi (2014), “Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện
Tuy Phước tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ.

3. NN Thúy (2016), “ Nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế ở Việt Nam
”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

4. Nghiêm Xuân Nam (2008-2009), “Thực trạng và nhu cầu tham gia BHYT
của người dân nông thôn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn .

5. Nguyễn Thị Đan Thương ( 2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn thạc
sĩ.
6. Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm (2017), “Các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân TP Cần Thơ”
số 48 Tạp chí  Khoa học trường Đại học Cần Thơ.
7. Huỳnh Thanh Liêm (2014), “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng bảo
hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ.
8. Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương, Kari L. Hurt, và
Hernan L. Fuenzalida-Puelma (2013), “Tiến tới bao phủ Bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt
Nam - Đánh giá và Giải pháp”, Cuốn sách
9. Luật Bảo hiểm y tế (2008)
10. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (2014)
11. Phạm Lộc Blog <https://www.phamlocblog.com/>, truy cập ngày 12 tháng
4 năm 2020

83
12. Bảo Châu (2019).Tạp chí tuyên giáo
<http://tuyengiao.vn/y-te-cong-dong/huong-toi-bao-hiem-y-te-toan-dan-122968>, truy
cập ngày 24 tháng 3 năm 2020
13. Trang điện tử Sở Y tế Ninh Bình
<https://soyte.ninhbinh.gov.vn/Default.aspx?sname=soyte-
ninhbinh&sid=1217&pageid=27198>, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020
14. Thảo Linh (2019). Báo Nhân dân điện tử
<https://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/42124402-tien-nhanh-toi-muc-tieu-bao-
hiem-y-te-toan-dan.html>, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020
15. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Tài chính, Tái bản lần 2, trang 364
16. Ajzen (1991).  Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB)
17. GS.TS. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.
Tài liệu Tiếng Anh.
1.YuanLi Liu (2004), “Development of the rural health insurance system in
China”, Tạp chí Oxford số 19.
2. Mittal, Chiraag; Griskevicius, Vladas (2016), “How Childhood Enviromental
Affects Adult Health Care Decisions”, Luận văn nghiên cứu của NXB Ofoxrd
University Press.
3. Gal Wettstein (2016), “Essays on Public Health Insurance”, Tiểu luận của
thư viện Havard.
4. James F. Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard ( 1993),  Consumer
Behavior

84
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


 

PHIẾU KHẢO SÁT

MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT NHÀ NƯỚC KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

Xin chào anh/chị. Chúng em là nhóm nghiên cứu khoa học đến từ khoa Bảo
hiểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện nay, đi kèm với sự phát triển kinh tế - xã
hội, y tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm y tế. Nhận
thấy sự quan trọng đó, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển đối
tượng tham gia Bảo hiểm y tế nhà nước  khu vực đồng bằng Sông Hồng ” với mong
muốn đóng góp một phần vào giải pháp tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

Những chia sẻ của anh/chị sẽ đóng góp vô cùng to lớn vào hoàn thiện đề tài.
Nhóm chúng em cam đoan mọi thông tin của anh/chị sẽ được tuyệt đối bảo mật và chỉ
nhằm mục đích nghiên cứu.

Dưới đây là bộ câu hỏi của chúng em, rất mong nhận được sự giúp đỡ của
anh/chị. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.      Anh/chị bao nhiêu tuổi?

……………………………………………………………………….

2.     Giới tính của anh/chị: Nam/Nữ/Khác

  a)   Nam

  b)   Nữ
  c)   Khác

3.     Thu nhập hiện tại của anh/chị?


a)     Dưới 5 triệu đồng
b)    Trên 5 triệu đến 10 triệu đồng
c)     Trên 10 triệu đến 20 triệu đồng
d)    Trên 20 triệu đồng

4.     Trình độ học vấn của anh/chị?


a)     Chưa qua giáo dục phổ thông
b)    Tốt nghiệp giáo dục phổ thông
c)     Đại học
d)    Khác

5.     Anh/chị đã từng mua bảo hiểm y tế chưa?


a)     Đã từng mua
b)    Chưa từng mua
c)     Khác

  

Nhân tố thái độ đối với hành vi

STT Các nhân tố Rất Không Không có Đồng Rất


không đồng ý ý kiến ý đồng ý
đồng ý
1 Sức khỏe yếu sẽ khiến tôi
muốn mua BHYT hơn

2 Việc thường xuyên khám


chữa bệnh khiến tôi muốn
mua BHYT hơn

3 Phải trả nhiều viện phí


khiến tôi muốn mua BHYT

 Nhân tố chuẩn mực chủ quan

STT Các nhân tố Rất Không Không Đồng Rất


không đồng ý có ý kiến ý đồng
đồng ý ý

1 Tôi có xu hướng mua BHYT


khi nhiều người trong gia
đình mua

2 Người thân làm việc trong


ngành bảo hiểm hoặc y tế
làm tôi muốn mua BHYT
hơn

3 Ở nơi học tập/làm việc, có


nhiều người mua BHYT làm
tôi muốn mua BHYT hơn

4 Những tuyên truyền về


BHYT làm tôi muốn mua
BHYT hơn

5 Việc người nổi tiếng tuyên


truyền cho BHYT làm tôi
muốn mua BHYT hơn

Nhân tố chất lượng BHYT

STT Các nhân tố Rất Không Không có Đồng Rất


không đồng ý ý kiến ý đồng ý
đồng ý

1 Chất lượng thuốc BHYT tốt


khiến tôi muốn mua BHYT
2 Trình độ bác sĩ cao khám
chữa bệnh BHYT khiến tôi
muốn mua BHYT

3 Thái độ khám chữa bệnh


BHYT của bác sĩ làm tôi
muốn mua BHYT

 Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi

STT Các nhân tố Rất Không Không Đồng Rất


không đồng ý có ý kiến ý đồng
đồng ý ý

1 Thu nhập có ảnh hưởng đến


việc mua BHYT của tôi

2 Trong nhà, nhiều người đi


làm có thu nhập ảnh hưởng
đến quyết định mua BHYT
của tôi

3 Người đã lập gia đình thường


quan tâm nhiều tới việc mua
BHYT

4 Thái độ của nhân viên BHYT


niềm nở làm tôi muốn mua
BHYT

5 Việc mua BHYT dễ dàng làm


tôi muốn mua BHYT

6 Mức phí đóng BHYT phù hợp


làm tôi muốn mua BHYT

7 Thanh toán BHYT thuận tiện


làm tôi muốn mua BHYT

8 BHYT thanh toán nhiều viện


phí cho tôi làm tôi muốn mua
BHYT

 
Phần kết luận

STT Nhân tố Rất không Không Không có Đồng Rất


đồng ý đồng ý ý kiến ý đồng ý

1 BHYT có phù hợp với


anh chị không

2 Anh chị có quyết định sẽ


tiếp tục mua BHYT

3 Anh chị sẽ giới thiệu về


BHYT cho gia đình và
bạn bè

Yếu tố quyết định mua bhyt của anh chị là gì?

…………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn anh chị đã dành thời gian giúp chúng em hoàn thành phiếu
khảo sát, chúc anh chị một ngày vui vẻ
 

PHỤ LỤC 2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

2.1 Trích Luật BHYT quy định về lộ trình thực hiện BHYT toàn dân

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Luật số: 25/2008/QH12 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT

BẢO HIỂM Y TẾ

  Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm y tế.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

2. Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo
hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Đối tượng quy định tại khoản 21 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ
ngày 01 tháng 01 năm 2010;

c) Đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ
ngày 01 tháng 01 năm 2012;

d) Đối tượng quy định tại khoản 23 và khoản 24 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo
hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;

đ) Đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế theo
quy định của Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014.

2.2. Trích Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ


 
 
 

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 146/2018/NĐ- Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2018


CP

 
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số
điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một
số điều của Luật bảo hiểm y tế.
 
Chương I
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán
bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp
luật.
Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của
Chính phủ.
3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng
tháng.
5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi.
6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân
sách nhà nước.
2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ
ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:
a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước
theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12
tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11
năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12
tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).
 
b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại
khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh
và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết
định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm
vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên,
xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc
phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-
chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời
kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc
tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày
30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một
trong các văn bản sau:
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng
chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham
gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
 
b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không
phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này;
 
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có
dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã
được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham
gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân
đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
 
d) Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-
TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và
trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,
Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong
kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính
phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam
tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975;
đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số
49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế
độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp
luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối
tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa
chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo
quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
10. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ
gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở
theo quy định của Chính phủ.
11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con
của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản
11 Điều này, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi
trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các
đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng
chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên.
b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh
hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội
đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ
thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ
sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ
yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các
trường quân đội, công an, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của
bản thân, của vợ hoặc của chồng;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp
pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô
tạng.
15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của
Nhà nước Việt Nam.
16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên.
17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm
a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp
có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các
Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6
Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2,
3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Điều 6. Nhóm do người sử dụng lao động đóng
1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao
gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm
đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng
theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
 
2.3 Trích Hiến Pháp 2013 của Chính Phủ ( Tinh thần hướng đến mục tiêu
chăm sóc sức khỏe cho người dân và chia sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng,
BHYT dần được triển khai bao phủ toàn dân. )
 

QUỐC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

HIẾN PHÁP
 NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo,
đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước,
đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian
khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng
tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của
bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước
đi lên chủ nghĩa xã hội. 
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và
Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 
Điều 38. 
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng
các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh,
chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 58.
1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân
dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho
đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ,
trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
                                                         
2.4  Nghị quyết 21 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế giải đoạn 2012-2020
 

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

-------- ---------------

Số: 21-NQ/TW Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012

 
NGHỊ QUYẾT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO
HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2020

I - TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN


1 - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã
hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng qua các năm; thực
hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Quỹ bảo hiểm
xã hội được hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp phần
phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ bảo hiểm y tế bước đầu đã cân đối được thu chi và có
kết dư. Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển, cơ
bản đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế.
2 - Tuy nhiên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn một số hạn chế, yếu kém.
Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt khoảng 20% lực lượng lao động, số
người tham gia bảo hiểm y tế mới đạt khoảng 65% dân số. Quản lý nhà nước về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn có thiếu sót. Tình trạng doanh nghiệp
nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn nhiều. Quản lý và sử dụng Quỹ
bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ, có trường hợp cho vay chưa đúng đối tượng. Quỹ bảo
hiểm xã hội, nhất là Quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần;
tình trạng người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp xảy ra khá phổ
biến. Quỹ bảo hiểm y tế luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt; việc khám, chữa bệnh theo
bảo hiểm y tế chưa đáp ứng nhu cầu. Thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục
hành chính trong khám, chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh; năng lực và trách
nhiệm của một số cán bộ giám định y tế còn yếu.
3 - Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do nhiều cấp ủy đảng,
chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách,
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
và cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
chưa chặt chẽ. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế còn yếu kém. Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được hiện đại hóa và
còn thiếu chuyên nghiệp, chưa chủ động tiếp cận với người lao động và người sử dụng
lao động. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

II - QUAN ĐIỂM
1 - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột
chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
2 - Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bước
đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và
thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3 - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi
tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền
vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4 - Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm
của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi
người dân.

III - MỤC TIÊU


Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội
tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có
khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động
tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an
toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu
quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

IV - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP


1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính
sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tăng
cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa
của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa
vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu
dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời
phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ
chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
2 - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng Quỹ. Rà soát, bổ sung quy
định buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo
hiểm xã hội cho người lao động. Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm
quyền lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế; nghiên cứu sửa đổi chính sách điều tiết nguồn
thu bảo hiểm y tế kết dư từ địa phương về Trung ương, trích lại tỉ lệ thích hợp cho địa
phương để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về bảo hiểm y tế. Có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có
thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo
hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo.
Sớm ban hành Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến năm
2020. Từng bước thực hiện nguyên tắc “đóng – hưởng”, gắn với việc điều chỉnh tuổi
nghỉ hưu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các loại hình
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân, lao
động trong khu vực phi chính thức; bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người
thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng núi. Áp dụng thêm các loại bảo hiểm xã hội mới phù hợp với nhu
cầu nhân dân. Thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Đa dạng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm y tế phù hợp với các tầng lớp trong xã hội,
điều chỉnh các mức phí, mức hưởng đi đôi với phát triển các dịch vụ y tế chất lượng
cao. Có chính sách khuyến khích người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thường
xuyên dài hạn, hạn chế tình trạng người bị ốm đau mới mua bảo hiểm y tế. Quy định
mức thanh toán bảo hiểm y tế theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người tham gia
bao hiểm, vừa bảo đảm cân đối quỹ theo nguyên tắc “đóng – hưởng”.
3 - Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia
bảo hiểm.
Thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động khám,
chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế, lạm dụng kỹ thuật
cao, thuốc bệnh đắt tiền.
Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ,
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà
cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4 - Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và bảo
hiểm xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế. Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cơ
sở. Củng cố và tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm
thu chi, đầu tư tăng trưởng Quỹ hiệu quả và an toàn theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi
trốn đóng, nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các hành vi tiêu cực, gian lận để
hưởng chế độ, trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

V – TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1 – Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết; xây dựng chương trình, kế
hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết.
2 – Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3 – Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tuyên truyền,
phổ biến Nghị quyết, pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4 – Các cấp ủy đảng địa phương lãnh đạo ủy ban nhân dân phối hợp chặt chẽ với cơ
quan bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
trên địa bàn. Hằng năm hoặc khi cần thiết, các cấp ủy đảng làm việc với cơ quan bảo
hiểm xã hội về tình hình thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.
5 - Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Ban cán sự đảng Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam
có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

 TM. BỘ CHÍNH TRỊ

TỔNG BÍ THƯ

Nguyễn Phú Trọng

PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Gioitinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Vali 1 409 65.1 65.1 65.1


d
2 217 34.6 34.6 99.7

3 2 .3 .3 100.0

Total 628 100.0 100.0

Khoangthunhap

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Vali 1 412 65.6 65.6 65.6


d
2 122 19.4 19.4 85.0

3 62 9.9 9.9 94.9

4 32 5.1 5.1 100.0

Total 628 100.0 100.0

DamuaBHYTchua

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Vali 0 59 9.4 9.4 9.4
d
1 569 90.6 90.6 100.0

Total 628 100.0 100.0

Hocvan

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Vali 1 79 12.6 12.6 12.6


d
2 11 1.8 1.8 14.3

3 9 1.4 1.4 15.8

4 487 77.5 77.5 93.3

5 42 6.7 6.7 100.0

Total 628 100.0 100.0

PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANH ĐO

* LẦN 1:

Scale: ALL VARIABLES


Case Processing Summary

N %

Cases Valid
628 67.5

Excludeda
303 32.5

Total
931 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Scale: TD

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.851 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if


Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

TD1
7.63 3.378 .666 .847

TD2
7.47 3.232 .776 .740

TD3
7.32 3.458 .727 .788

Scale: CC

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items


.815 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if


Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted

CC1
12.41 8.947 .658 .762

CC2
12.51 8.652 .665 .759

CC3
12.36 8.566 .701 .748

CC4
11.99 10.226 .455 .819

CC5
12.74 9.710 .545 .795

Scale: CL

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.896 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

CL1
6.71 3.213 .757 .882

CL2
6.70 3.083 .822 .827

CL3
6.83 2.966 .805 .842

Scale: KS

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.848 8

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if


Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

KS1
25.20 19.316 .440 .850

KS2
25.42 18.907 .530 .837
KS3
24.94 19.048 .546 .835

KS4
25.33 18.356 .615 .826

KS5
25.08 18.558 .655 .822

KS6
24.90 18.858 .647 .823

KS7
25.07 18.375 .664 .820

KS8
24.75 18.939 .619 .826

* LẦN 2:

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 628 67.5

Excluded a
303 32.5

Total 931 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Scale: TD

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.851 3

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TD1
7.63 3.378 .666 .847

TD2
7.47 3.232 .776 .740

TD3
7.32 3.458 .727 .788

Scale: CC

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.819 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CC1
8.90 6.034 .671 .759

CC2
9.00 5.692 .702 .743

CC3
8.85 5.796 .694 .747

CC5
9.22 6.873 .504 .831

Scale: CL
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.896 3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

CL1
6.71 3.213 .757 .882

CL2
6.70 3.083 .822 .827

CL3
6.83 2.966 .805 .842

Scale: KN

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.769 2
Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

KN1
3.25 .857 .625 .

KN2
3.47 .948 .625 .

Scale: KS

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.858 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

KS4
14.88 7.632 .602 .849

KS5
14.63 7.642 .679 .827

KS6
14.45 7.702 .710 .820
KS7
14.62 7.340 .736 .812

KS8
14.30 7.864 .649 .834

PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

* LẦN 1:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .891
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 6034.008

df 171

Sig. .000

Communalities
Initial Extraction

TD1 1.000 .694


TD2 1.000 .812
TD3 1.000 .799
CC1 1.000 .653
CC2 1.000 .682
CC3 1.000 .705
CC4 1.000 .433
CC5 1.000 .548
CL1 1.000 .782
CL2 1.000 .837
CL3 1.000 .846
KS1 1.000 .811
KS2 1.000 .791
KS3 1.000 .481
KS4 1.000 .568
KS5 1.000 .671
KS6 1.000 .720
KS7 1.000 .702
KS8 1.000 .654

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Com-
pone- % of Cumulati % of Cumulati % of Cumulati
nt Total Variance ve % Total Variance ve % Total Variance ve %

1 7.060 37.160 37.160 7.060 37.160 37.160 3.385 17.818 17.818

2 1.957 10.300 47.460 1.957 10.300 47.460 3.037 15.984 33.802

3 1.552 8.169 55.628 1.552 8.169 55.628 2.578 13.567 47.369

4 1.389 7.308 62.936 1.389 7.308 62.936 2.431 12.796 60.165

5 1.231 6.479 69.415 1.231 6.479 69.415 1.757 9.250 69.415

6 .749 3.941 73.355

7 .653 3.438 76.794

8 .598 3.149 79.943

9 .530 2.790 82.733


10 .464 2.443 85.176

11 .420 2.210 87.386

12 .375 1.976 89.362

13 .368 1.937 91.299

14 .341 1.793 93.092

15 .321 1.689 94.781

16 .298 1.571 96.352

17 .278 1.465 97.817

18 .229 1.205 99.022

19 .186 .978 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component

1 2 3 4 5

KS4 .694
CL2 .685
KS7 .675
KS8 .669
KS5 .668
KS6 .659
CL3 .648
CL1 .635
KS3 .618
CC1 .601
CC2 .600
CC3 .599
TD2 .573 .504
TD1 .557
CC4 .553
CC5 .535
TD3 .555 .580
KS1 .663
KS2 .531 .571
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa


Component

1 2 3 4 5

KS6 .813
KS7 .775
KS5 .751
KS8 .720
KS4 .550
KS3
CC3 .800
CC2 .767
CC1 .758
CC5 .680
CC4
CL3 .864
CL2 .842
CL1 .829
TD2 .857
TD3 .856
TD1 .766
KS1 .859
KS2 .828
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5

1 .581 .500 .434 .376 .288


2 -.457 .529 -.483 .525 .047
3 .026 -.674 .041 .731 .099
4 .481 -.117 -.702 -.152 .489
5 -.470 -.055 .290 -.161 .816
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

*LẦN 2:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .877
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5516.048

df 136

Sig. .000

Communalities
Initial Extraction

TD1 1.000 .695


TD2 1.000 .813
TD3 1.000 .799
CC1 1.000 .674
CC2 1.000 .720
CC3 1.000 .713
CC5 1.000 .532
CL1 1.000 .783
CL2 1.000 .843
CL3 1.000 .844
AH1 1.000 .839
AH2 1.000 .814
KS4 1.000 .580
KS5 1.000 .665
KS6 1.000 .732
KS7 1.000 .733
KS8 1.000 .664
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Com-
pone- % of Cumulati % of Cumulat % of Cumulative
nt Total Variance ve % Total Variance -ive % Total Variance %

1 6.442 37.897 37.897 6.442 37.897 37.897 3.104 18.259 18.259

2 1.949 11.464 49.361 1.949 11.464 49.361 2.746 16.154 34.413

3 1.524 8.962 58.323 1.524 8.962 58.323 2.545 14.971 49.384

4 1.332 7.834 66.157 1.332 7.834 66.157 2.410 14.179 63.563

5 1.196 7.034 73.191 1.196 7.034 73.191 1.637 9.628 73.191

6 .645 3.797 76.988

7 .573 3.368 80.356

8 .473 2.782 83.138

9 .421 2.477 85.615

10 .400 2.356 87.971

11 .376 2.210 90.181


12 .348 2.049 92.230

13 .322 1.895 94.125

14 .301 1.772 95.897

15 .280 1.645 97.543

16 .230 1.352 98.894

17 .188 1.106 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component

1 2 3 4 5

CL2 .700
KS4 .697
KS7 .685
CL3 .671
KS8 .670
KS6 .658
KS5 .657
CL1 .656
CC2 .599
CC1 .597
CC3 .588
TD2 .579
TD1 .562
CC5 .523
TD3 .561 .565
AH1 .690
AH2 .530 .570
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 5 components extracted.
Rotated Component Matrixa
Component

1 2 3 4 5

KS6 .822
KS7 .802
KS5 .749
KS8 .727
KS4 .567
CC3 .804
CC2 .793
CC1 .774
CC5 .666
CL3 .861
CL2 .849
CL1 .831
TD2 .860
TD3 .859
TD1 .769
AH1 .875
AH2 .836
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.a
a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix


Component 1 2 3 4 5

1 .570 .476 .464 .394 .278


2 -.472 .517 -.447 .555 .042
3 .087 -.701 -.021 .706 .054
4 .485 -.041 -.710 -.158 .484
5 -.458 -.117 .283 -.115 .827
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN PEARSON

Correlations
HV TD CC CL KN KS

HV Pearson 1 .546** .544** .483** .383** .548**


Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

TD Pearson .546** 1 .419** .326** .304** .374**


Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

CC Pearson .544** .419** 1 .372** .317** .431**


Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

CL Pearson .483** .326** .372** 1 .305** .553**


Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

KN Pearson .383** .304** .317** .305** 1 .395**


Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

KS Pearson .548** .374** .431** .553** .395** 1


Correlation

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 628 628 628 628 628 628

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Model Summaryb

Mode R Adjusted R Std. Error of the Durbin-


l R Square Square Estimate Watson

1 .718a .515 .512 .47381 1.981

a. Predictors: (Constant), KS, TD, AH, CC, CL

b. Dependent Variable: HV

ANOVAa

Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.

1 Regression 148.559 5 29.712 132.350 .000b

Residual 139.636 622 .224


Total 288.195 627

a. Dependent Variable: HV

b. Predictors: (Constant), KS, TD, KN, CC, CL

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics

Std. Toleranc
Model B Error Beta t Sig. e VIF

1 (Constant) .614 .118 5.212 .000

TD .219 .025 .285 8.888 .000 .757 1.321

CC .210 .028 .248 7.498 .000 .713 1.403

CL .119 .027 .151 4.399 .000 .662 1.512

KN .068 .025 .086 2.746 .006 .798 1.253

KS .217 .036 .218 5.990 .000 .590 1.694

a. Dependent Variable: HV

You might also like