You are on page 1of 19

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC


CUNG CẤP DỤNG CỤ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TẠI VIỆT NAM
(Dự thảo)

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh


Bối cảnh

WHO ước tính rằng hiện nay có 1 tỷ người trên thế giới cần ít nhất một dụng cụ PHCN
(sản phẩm trợ giúp). Trong đó, những người cần nhất bao gồm người già, người mắc
bệnh không lây nhiễm, người khuyết tật, người có tình trạng sức khỏe tâm thần suy
giảm. Với sự già hóa ngày càng tăng của dân số toàn cầu, tỷ lệ mắc các bệnh không lây
nhiễm và tai nạn thương tích ngày càng tăng, số người cần các sản phẩm trợ giúp dự
kiến sẽ tăng lên hơn hai tỷ vào năm 2050.

Tại Việt Nam, hiện nay hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên bị khuyết tật và 13% tương
đương với 12 triệu người gần đây sống trong hộ gia đình có NKT; gánh nặng bệnh tật và
tử vong do BKLN ngày càng cao, chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo
đường và các bệnh hô hấp mãn tính. Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số
nhanh nhất thế giới, ước tính số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân sô vào năm
2050. Theo WHO ước tính, sẽ có hơn 19 triệu người Việt Nam có nhu cầu đối với ít nhất
một SPTG.
Bối cảnh

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế (BYT) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ
chức International Center (IC) thực hiện Đánh giá năng lực cung cấp dụng cụ PHCN tại
Việt Nam nhằm đánh giá năng lực của quốc gia trong việc cung ứng các dụng cụ PHCN.

• Ngày 28/10/2020, Bộ trưởng BYT đã ra quyết định số Quyết định số: 4491/QĐ-BYT
thành lập Ban nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực cung cấp dụng cụ PHCN tại
Việt nam do thứ trương Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo.

• WHO đã hỗ trợ chuyên gia quốc tế và trong nước hỗ trợ chuyên môn và bộ công cụ
đánh giá

• Tổ chức IC hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai đánh giá
Giới thiệu chung về Đánh giá
Đánh giá Năng lực cung ứng dụng cụ PHCN được
thiết kế theo khung 5P – phản ánh một hệ sinh thái
gắn kết với nhau theo cách tiếp cận lấy con người
làm trung tâm.
• People - người thụ hưởng là trung tâm
• Policy – chính sách
• Products – sản phẩm
• Provision – cung ứng
• Personnel – nhân sự

Mục tiêu chung:


 Tìm hiểu năng lực hiện tại và tiềm năng mà Việt Nam sẽ phải tài
trợ, mua sắm và cung cấp dụng cụ PHCN
 Xác định những lỗ hổng và cơ hội chính trong lĩnh vực cung cấp
dụng cụ PHCN, cung cấp thông tin cho BYT để thiết kế các
chính sách, hành động chiến lược và chương trình
Giới thiệu chung về Đánh giá

Đối tượng và Phạm vi đánh giá:


 Trung ương: các đơn vị thuộc chính của Chính phủ (BYT, Bộ LĐTBXH,
Bộ GDĐT) và các đơn vị có liên quan trong ngành
 Tỉnh/ thành phố: các đơn vị liên quan (chính phủ, tổ chức phi chính phủ
vì lợi nhuận, phi chính phủ phi lợi nhuận, tổ chức của người sử dụng)
tại bốn (4) tỉnh (Bến Tre, Thái Nguyên, Bình Định và Thanh Hóa) và hai
thành phố (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)

Thu thập dữ liệu:


 Theo hướng dẫn của WHO
 Phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi được thích ứng với bối cảnh của Việt
Nam
Tóm tắt Kết quả Đánh giá

Đánh giá này tập trung vào sáu lĩnh vực thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc thiết
lập một hệ thống cung cấp CNTG hiệu quả:

 Hệ thống Dữ liệu và thông tin

 Toàn cảnh về Hệ sinh thái dụng cụ PHCN (các bên) liên quan

 Chính sách và tài chính

 dụng cụ PHCN và hệ thống mua sắm

 Nguồn nhân lực

 Cung cấp dụng cụ PHCN


1. Hệ thống Dữ liệu và thông tin về CNTG

Kết quả chính:


• Đánh giá cho thấy dữ liệu về công nghệ trợ giúp còn hạn chế do thiếu hệ thống
thông tin tập trung về dụng cụ PHCN.
 Có một số hệ thống thông tin (DHIS, DIS, nhà cung cấp dịch vụ, v.v.), nhưng
những thông tin từ các hệ thống này này không được tổng hợp hoặc có sẵn ở
định dạng toàn diện.
 Các hệ thống thu thập dữ liệu hiện tại không bao gồm các đơn vị tư nhân/ phi
chính phủ - là các đơn vị/tổ chức đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các dụng cụ PHCN hiện nay.
 Các tổ chức phi chính phủ đang thu thập dữ liệu chủ yếu để lập kế hoạch và /
hoặc để báo cáo cho các nhà tài trợ
1. Hệ thống Dữ liệu và thông tin về CNTG

Khuyến nghị:
• Xây dựng biểu mẫu thu thập dữ liệu chuẩn hóa quốc gia về dụng cụ PHCN - được tất
cả các đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng.

• Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tập trung dựa trên hệ thống DHIS, DIS, hệ thống
cấp phép hành nghề KCB. Hệ thống thông tin dữ liệu tập trung này cũng nên bao
gồm danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ chính phủ và tư nhân, những loại sản
phẩm họ cung cấp, các đơn vị sản xuất trong nước và các nhà phân phối trong nước

• Thực hiện một cuộc khảo sát về nhu cầu dụng cụ PHCN và các rào cản trong việc
tiếp cận dụng cụ PHCN bằng cách sử dụng công cụ “Đánh giá nhanh CNTG (rATA)”
của WHO
 
2. Toàn cảnh các bên liên quan

Kết quả chính:

• Hệ sinh thái dụng cụ PHCN bao gồm các bộ


ngành liên quan, các đơn vị cung cấp/ sản
xuất/ phân phối dụng cụ PHCN của Nhà nước
và tư nhân, người sử dụng và gia đình của
họ.
• Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội là hai cơ quan hoạt động chủ yếu trong hệ
sinh thái DCPHCN ở Việt Nam, nhưng các
chương trình chủ yếu dành cho người khuyết
tật và trọng tâm là các dụng cụ PHCN di
chuyển.
• Hiện nay chưa có một cơ quan/ ủy ban điều
phối/ giám sát các hoạt động liên quan đến
dụng cụ PHCN tại Việt Nam
2. Toàn cảnh các bên liên quan

Khuyến nghị:

• Dưới sự lãnh đạo của BYT và Bộ LĐ-TB-XH, thành lập một ủy ban quốc gia
về CNTG để điiều phối lĩnh vực này. Ủy ban quốc gia về dụng cụ PHCN:
 Bao gồm đại diện các đơn vị chính phủ, phi chính phủ (vì lợi nhuận và
không vì lợi nhuận) và người sử dụng
 dụng cụ PHCN bao quát tất cả sáu lĩnh vực chức năng (di chuyển, thị
lực, thính lực, nhận thức, giao tiếp, tự chăm sóc – môi trường)
 Hỗ trợ tăng cường chia sẻ kiến thức, trao đổi và cải thiện sự hợp tác
giữa các bên liên quan để đảm bảo tối đa hóa nguồn lực hiện có
 Là động lực thúc đẩy việc phát triển, thực hiện và giám sát chiến lược
quốc gia về dụng cụ PHCN, từng bước hiện thực hóa bao phủ dụng cụ
PHCN toàn dân.
3. Chính sách và tài chính
Kết quả chính:

• Việt Nam chưa có chiến lược về dụng cụ PHCN, khung chính sách, các chương
trình tài chính để đảm bảo tiếp cận các dụng cụ PHCN công bằng. Hầu hết các
thông tư hiện có chủ yếu tập trung vào người khuyết tật và các dụng cụ PHCN
vận động, không thúc đẩy khả năng tiếp cận toàn dân đối với dụng cụ PHCN .
Hầu hết khung chính sách và chương trình tài chính liên quan đến dụng cụ
PHCN hiện nay chỉ tập trung vào người khuyết tật và các dụng cụ PHCN vận
động. Các nhóm khác (chẳng hạn như người cao tuổi) bị loại khỏi khung chính
sách, chương trình tài chính thúc đẩy tiếp cận dụng cụ PHCN.
• Hầu hết dụng cụ PHCN được cung cấp tại Việt Nam đều do người dùng trả tiền
• BHYT không chi trả cho SPTG - Điều 23 khoản 8 Luật BHYT (quy định cụ thể
các trường hợp không được hưởng BHYT, bao gồm chân tay giả, dụng cụ hỗ
trợ di chuyển khi khám chữa bệnh và PHCN).
3. Chính sách và tài chính
Khuyến nghị:

• BYT và Bộ LĐTBXH xây dựng chiến lược hoặc chương trình quốc gia về
tăng cường tiếp cận CNTG, với vai trò, trách nhiệm rõ ràng
• Xây dựng khung chính sách lồng ghép khái niệm dụng cụ PHCN là nhu cầu
của nhiều nhóm người dân và không chỉ dành riêng cho NKT
• Xây dựng chiến lược để từng bước đưa dụng cụ PHCN vào các chiến lược
chăm sóc sức khỏe toàn dân được thực hiện ở Việt Nam
• Tăng nguồn lực tài chính hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực dụng cụ PHCN
trong ngân sách quốc gia
• Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế nên mở rộng hỗ trợ tài
chính cho nhiều loại dụng cụ PHCN hơn chứ không chỉ cho các dụng cụ
PHCN di chuyển
• Đưa dụng cụ PHCN vào các chương trình bảo hiểm của chính phủ và tư
nhân
4. Sản phẩm trợ giúp và mua sắm
Kết quả chính:

• dụng cụ PHCN không nằm trong trong danh sách vật tư y tế quốc gia và do
đó việc đảm bảo không bị gián đoạn sự sẵn có sản phẩm là một thách thức.
• Không có cơ chế kiểm soát chất lượng đối với các DCPHCN được nhập
khẩu và / hoặc sử dụng tại Việt Nam
4. Sản phẩm trợ giúp và mua sắm
Khuyến nghị:

• Xây dựng danh mục ưu tiên cấp quốc gia về dụng cụ PHCN
• Xây dựng thông số kỹ thuật cho tất cả các sản phẩm được liệt kê
trong danh mục ưu tiên cấp quốc gia về dụng cụ PHCN của Việt
Nam
• Xây dựng cơ chế quản lý đối với việc mua sắm sản phẩm trợ giúp,
với sự hỗ trợ của hướng dẫn “Thông số kỹ thuật sản phẩm trợ giúp
và cách sử dụng sản phẩm trợ giúp của WHO”.
• Xây dựng cơ quan đăng ký quốc gia về các dụng cụ PHCN của các
đợn vị sản xuất của Việt Nam
• Đưa các dụng cụ PHCN vào hệ thống mua sắm quốc gia của chính
phủ
5. Nhân lực

Kết quả chính:

• Hiện nay đã có một số chương trình đào tạo có nội dung liên quan đến dụng cụ
PHCN
• Việt Nam có nhiều ngành nghề liên quan đến dụng cụ PHCN phù hợp, nhưng số
lượng nhân sự còn thiếu và phân bổ không đồng đều ở các vùng.
• Chưa có hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia để thu thập dữ liệu về nhân lực
liên quan đến cung cấp dụng cụ PHCN
5. Nhân lực

Khuyến nghị:

• Lập bản đồ nhân lực hiện có trong các khu vực chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ và khu vực tư nhân ở các cấp khác nhau (huyện, xã) và ước tính
số lượng nhân lực cần thiết phù hợp với (1) kế hoạch phát triển cung cấp
dịch vụ và (2) để đáp ứng nhu cầu hiện chưa được đáp ứng cũng như nhu
cầu tương lai đối dịch vụ dụng cụ PHCN
• Phát triển hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia để thu thập dữ liệu về nhân lực
liên quan đến cung cấp dụng cụ PHCN. Thông tin nên được phân tách theo
ngành nghề/chuyên môn, trình độ đào tạo, lĩnh vực (chính phủ, phi chính
phủ phi lợi nhuận, phi chính phủ vì lợi nhuận) và nơi họ đang làm việc.
• Lồng ghép lập kế hoạch nhân lực dụng cụ PHCN trong kế hoạch và/hoặc
chiến lược phát triển lực lượng y tế quốc gia
• Đảm bảo rằng khái niệm dụng cụ PHCN bao gồm thông tin về dụng cụ PHCN
được đưa vào tất cả các chương trình đào tạo cho nhân viên liên quan đến
dụng cụ PHCN
6. Cung cấp dịch vụ
Kết quả chính:
• Việc cung cấp DCPHCN ở Việt Nam thiếu đồng bộ và không được phân
cấp hoàn toàn. Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ nằm ở các thành phố
lớn (Hà Nội và Hồ Chí Minh) và/hoặc tại các thành phố trực thuộc tỉnh.
• PHCN dựa vào cộng đồng (DVCĐ), một thành phần quan trọng của
Chương trình Mục tiêu về Y tế.
• Thiếu nhất quán và chuẩn hóa trong cung cấp dịch vụ, không có quy định
việc chỉ định và cung cấp SPTG
• Hiện không có hệ thống thường quy thu thập thông tin về mức độ hài lòng
của người dùng sau khi được cung cấp dịch vụ.
• Cần thiết lập hệ thống đăng ký người dùng dịch vụ dụng cụ PHCN trong đó
kết hợp các yếu tố dữ liệu về mức độ hài lòng của người dùng, kết quả sức
khỏe của người dùng
• Chưa có các hướng dẫn và tiêu chuẩn cung cấp dụng cụ PHCN
6. Cung cấp dịch vụ
Khuyến nghị
• Xây dựng chiến lược để phân cấp cung cấp dụng cụ PHCN ở tất cả các tỉnh và ở tất
cả các cấp của hệ thống y tế, đồng thời xác định loại dụng cụ PHCN nào nên có sẵn
ở các cấp khác nhau
• Cung cấp đào tạo cho nhân viên y tế/xã hội làm việc trong các cơ sở tuyến huyện và
cộng đồng và đảm bảo cung cấp các dụng cụ PHCN cơ bản tại các cơ sở này
• Nâng cao kiến ​thức của nhân viên dịch vụ xã hội và y tế về các dịch vụ dụng cụ
PHCN và quy trình chuyển tuyến
• Xây dựng hướng dẫn về việc cung cấp các ụng cụ PHCN , bao gồm các tiêu chuẩn
cung cấp dịch vụ, ai có thể chỉ định và/hoặc cung cấp dụng cụ PHCN, cơ chế giới
thiệu, cơ chế theo dõi, bảo trì, sửa chữa và đào tạo người dùng về cách sử dụng
dụng cụ PHCN
• Thiết lập hệ thống đăng ký người dùng dịch vụ dụng cụ PHCN - kết hợp các yếu tố
dữ liệu về sự hài lòng của người dùng, kết quả sức khỏe của người dùng và các chỉ
số khác như giáo dục và việc làm và liên kết chặt chẽ với hệ thống thông tin dụng cụ
PHCN quốc gia.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

You might also like