You are on page 1of 4

3.

2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu theo bộ biểu mẫu theo
dõi và giám sát hoạt động của TYT xã
A. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Y TẾ
I. Truyền thông giáo dục sức khỏe
Các phương thức truyền thông GDSK được TYT thực hiện là :
- Truyền thông trực tiếp tại trạm.
- Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
- Truyền thông gián tiếp qua loa đài phát thanh.
*Thuận lợi: Các cán bộ chuyên trách về truyền thông TYT xã và nhân viên y tế
thôn bản thường được tham dự tập huấn về kỹ năng giao tiếp truyền thông thay đổi
hành vi, xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức các sự kiện truyền thông.
*Khó khăn: Thiếu kinh phí và cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị. Khi thực hiện
các buổi truyền thông thì số lượng người dân tham gia ít.
II. Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân
Dân số trên địa phận xã Thuận An là 17.448 (dân số còn ở địa phương là 16.066)
tuy nhiên TYT xã Thuận An chưa thực hiện lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cũng như
chưa cập nhật các thông tin của người dân khi khám, chữa bệnh tại TYT xã vào hồ
sơ sức khỏe do Sở y tế chưa triển khai đến TYT xã và cán bộ TYT chưa được tập
huấn về quản lý hồ sơ cá nhân.
III. Về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng
Trạm y tế xã Thuận An hiện có 1 cán bộ được đào tạo chuyên môn về tiêm
chủng, có giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng và được bổ sung chứng nhận 3
năm/ lần. Trong vòng 1 năm qua cán bộ này được tham gia tập huấn 3-4 lần/năm tại
Trung tâm CDC Vĩnh Long về vaccin 6 trong 1, về bệnh bại liệt và đặt biệt được
đào tạo về các phòng tránh virus SARS-CoV-2.
- Số trẻ em <1 tuổi của xã: 217.
- Số trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin lao, bạch hầu, ho gà,
uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại
liệt, sởi, rubella và viêm não Nhật Bản: 217.
- Số trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin lao, bạch hầu, ho gà,
uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại
liệt, sởi, rubella và viêm não Nhật Bản: 217.
Các số liệu trên được ghi nhận khi trẻ được phụ huynh đưa đi tiêm chủng tại trạm
và sẽ được cập nhật khi có đợt tiêm củng các bệnh trên tại TYT xã và các ngày 5, 6,
7 hàng tháng.
- Số phụ nữ có thai: 53.
- Số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều trong thai kỳ: 47.
- Chỉ tiêu tiêm chủng (2020):
 >95% tiêm VAT
 >95% trẻ tiêm chủng đầy đủ <1 tuổi
Các số liệu trên được ghi nhận khi thai phụ đến khám và thực hiện tiêm chủng tại
trạm và sẽ được cập nhật khi thai phụ quay lại tái khám.
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của cấp UBND xã và Trung tâm CDC Vĩnh Long chỉ đạo
kịp thời mở nhiều đợt tập huấn củng cố kiến thức chuyên môn.
- Sự nhiệt tình giúp đỡ của tất cả người dân của xã Thuận An, sự nhiệt tình
của các cộng tác viên và y tế ấp.
*Khó khăn:
- Người dân còn thiếu kiến thức về tiêm chủng, không hợp tác tham gia nên
tạo khó khăn khi thực hiện vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng.
- Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn về tiêm chủng tại trạm.
- Không được cung cấp phương tiện đi lại cho cán bộ.
IV. Về phòng chống bệnh không lây nhiễm
Hiện tại TYT xã thực hiện sàng lọc bệnh không lây nhiễm bằng phiếu đánh giá
nguy cơ cho sàng lọc bệnh nhân tăng huyết áp và xét nghiệm đường máu mao mạch
cho sàng lọc bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, trạm không quản lý điều trị các
bệnh không lây nhiễm khác như: Tim mạch, hen phế quản, COPD (khám, kê đơn
điều trị ngoại trú, cấp phát thuốc BHYT, có hồ sơ theo dõi lâu dài).
*Thuận lợi: Người dân nhiệt tình hợp tác và các xét nghiệm dễ thực hiện
*Khó khăn:
- Trạm thiếu kinh phí triển khai rộng rãi và người dân đến khám và sàng lọc
tại trạm ít.
- Trạm không có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực để thực hiện các cận lâm
sàng phức tạp.
V. Về phòng, chống HIV/AIDS
Trạm không thực hiện phát các vật dụng can thiệp giảm tác hại dự phòng lây
nhiễm H1V (bao cao su, bơm kim tiêm) cho các đối tượng nguy cơ cao (người
nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, bạn tình của
người nhiễm HIV) do có các đồng đẳng thực hiện phát.
Trạm không thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV.
TYT có quản lý danh sách người nhiễm HIV và có thông tin người nhiễm HIV được
điều trị ARV với:
- Đang quản lý danh sách 82 người nhiễm HIV, người bị AIDS là 43.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV là 25.
*Thuận lợi: Trạm có nhiều cộng tác viên cũng như cán bộ y tế thôn bản giúp trạm
thực hiện dễ dàng quản lý danh sách và có thông tin những người nhiễm HIV.
*Khó khăn: Trạm không có dụng cụ, trang thiết bị cũng như nhân lực được đào tạo
để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc HIV tại trạm.
VI. Về khám, chữa bệnh
Tổng số lượt người đến khám, chữa bệnh/ tháng tại trạm (không tính đến tiêm
chủng) là 2001 lượt/tháng 2/2021.
Trạm có thực hiện khám chữa bệnh ban đầu BHYT.
Năm 2020, chỉ tiêu khám phụ khoa là 20% phụ nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi có gia
đình được khám phụ khoa, trạm thực hiện 497/600 phụ nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi có
gia đình tương đương 82,8%.
Số kỹ thuật trong gói DVYTCB quy định tại Thông tư 39 trạm đã thực hiện được
≥ 50%-80%, có thuốc huyết áp, tiểu đường trong Danh mục thuốc thuộc gói
DVYTCB tại TT 39.
*Thuận lợi: Trạm có nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện khám chữ bệnh ban
đầu.
*Khó khăn: Tuy nhiên số lượng người dân đến khám tại Trạm tương đối ít do đó số
lượng thuốc tại trạm khá ít vì nếu không sẽ gây lãng phí do hết hạn sử dụng.
VII. Về y dược cổ truyền
Tổng số khám chữa bệnh chung là 250-300 lượt/tháng.
Số khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền là 150-180 lượt /tháng.
Số khám chữa bệnh kết hợp YHCT với Y học hiện đại so với 70 lượt/tháng.
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp YHCT với Y học hiện đại so
với tổng số khám chữa bệnh chung là khoảng 80%.
Trạm y tế có sử dụng các vị thuốc cổ truyền (bao gồm vị thuốc có nguồn gốc
trong nước và nước ngoài), chủ yếu tại trạm thực hiện chữa bệnh YHCT bằng
phương pháp châm cứu.
*Thuận lợi: Người dân đến khám và điều trị bằng YHCT tại trạm tương đối nhiều,
trạm có cán bộ thực hiện khám chữa bệnh bằng YHCT.
*Khó khăn: Tuy nhiên Trạm chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sau về chuyên
ngành YHCT cũng như thiếu các trang thiết bị máy móc để cho việc khám chữa
bệnh YHCT đạt hiệu quả tốt hơn.
VIII. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em
Số phụ nữ có thai được quản lý thai tại trạm là 53.
Số phụ nữ có thai được uống viên sắt/folic là 53.
Số bà mẹ đẻ có cán bộ được đào tạo hỗ trợ là 53.
Từ tháng 7 đến tháng 12 trạm thực hiện lấy máu để bà mẹ để được xét nghiệm
sàng lọc HIV, còn Viêm gan B và Giang mai trong thời kỳ mang thai thì Trạm chỉ
thực hiện tư vấn.
Số phụ nữ 35-54 tuổi được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại trạm là không
có do trạm không thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, trước đây trạm có
thực hiện nhưng hiện tại không do số lượng người đến khám sàng lọc tại trạm rất ít,
số lượng hóa chất dụng cụ thực hiện lấy về bị quá hạn dùng gây lãng phí nên trạm
dừng thực hiện.
Số trẻ em dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 53 trẻ, thể gầy còm là 32
trẻ.
Không có trẻ sơ sinh được tiêm Vitamin K1 tại trạm do không có trẻ được sinh
tại trạm, các trẻ được tiêm ngay tại cơ sở sinh.
Số liệu tháng 12/2020 số trẻ từ 6-36 tháng được uống Vitamin A là 582 trẻ đạt
98,9%.
Trạm y tế không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong xã tuy nhiên
trạm phối hợp với các trường trong địa bàn để thực hiện khám sức khỏe chco học
sinh tại trường mỗi năm một lần.
Trạm có triển khai thực hiện công tác y tế trường học theo quy định với các
chương trình như khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc răng miệng, tật khúc xạ, cong
vẹo cột sống, phòng chống tai nạn thương tích, và cung cấp kiến thức về các bệnh
truyền nhiễm theo mùa.
*Thuận lợi: Khi thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại trạm là tỉ lệ bà mẹ đến
khám tại trạm vẫn cao khoảng 70-80%. Thuận lợi khi thực hiện khám sức khỏe định
kỳ cho trẻ em là do có sự phối hợp giữa trạm với các trường trong địa bàn nên công
tác khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, số trẻ được khám tương đối nhiều do là tất vả
trẻ đến trường đều được khám.
*Khó khăn: Khi thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại trạm là hiện nay nhiều cơ
sở tư nhân mở ra nên số lượng bà mẹ đến trạm giảm sút từ đó khó quản lý, thực hiện
chăm sóc bà mẹ trên địa bàn. Về thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em khó
khăn gặp phải là do thiếu nguồn nhân lực, thiếu kinh phí phải tận dụng từ chương
trình hoặc xin từ sự nghiệp y tế. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của Covid thực hiện
giãn cách nên khó trong việc tập trung đông người để thực hiện thăm khám định kỳ.
IX. Vệ sinh môi trường, sức khỏe lao động, phòng chống tai nạn thương tích
Trạm có 4 nhà vệ sinh đáp ứng yêu cầu, thực hiện xử lý chất thải y tế 1 lần/tuần
bằng cách tự xử lý sau đó đưa đến Trung tâm y tế để xử lý chung.
Trạm có thực hiện theo dõi, thống kê tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh,
thống kê tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó Trạm cũng có theo dõi thống kê các trường hợp bị tai nạn thương
tích trên địa bàn định kỳ theo từng tháng, từng quý và cuối năm báo cáo lên Trung
tâm y tế.
X. An toàn thực phẩm
Nhân viên làm công tác ATTP được đào tạo, tập huấn mỗi năm 1 lần về luật vệ
sinh an toàn thực phẩm và cách lấy mẫu, kiểm tra cơ sở kinh doanh ăn uống.
Trạm có phối hợp với đoàn thanh niên, ủy ban xã, vệ sinh môi trường để thực
hiện việc thanh tra, kiểm tra ATTP. Khi thực hiện việc thanh tra, kiểm tra ATTP thì
chỉ kiểm tra trực quan, không lấy mẫu, định kỳ trạm thực hiện kiểm tra 3 đợt là vào
Trung thu, Tết Nguyên đán, tháng hành động tháng 05.
Trạm cũng có theo dõi các vụ ngộ độc thực phẩm và thực hiện thống kê mỗi
năm một lần.
*Thuận lợi: Giao thông tại địa bàn thuận lợi và được sự hỗ trợ bởi nhiều ban ngành.
*Khó khăn: Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra ATTP là người dân chưa có kiến thức
về vệ sinh ATTP, thiếu hợp tác, không có giấy khám sức khỏe.
 Cách khắc phục: Cung cấp kiến thức ATTP cho người dân, tăng cường truyền
thông, hướng dẫn người dân sử dụng găng tay, tạp dề đúng cách.
XI. Công nghệ thông tin
Số cán bộ sử dụng thành thạo máy tính là 9/9 tổng số cán bộ.
Tại trạm triển khai thực hiện các phần mềm bao gồm:
- Tiêm chủng quốc gia.
- Quản lý bệnh không lây nhiễm trạm y tế xã.
- Quản lý kết nối thanh quyết toán khám, chữa bệnh RHYT với cơ quan
BHXH.
- Thống kê y tế điện tử.
Hiện nay tại trạm chưa triển khai hoạt động tư vấn KCB từ xa.
*Thuận lợi: Các cán bộ tại Trạm đều được tập huấn sử dụng thành thào máy tính và
các phần mềm, có đầy đủ máy tính để thực hiện công tác.
*Khó khăn: Chưa có đủ điều kiện về nhân lực cũng như thiết bị để thực hiện triển
khai hoạt động tư vấn KCB từ xa.

You might also like